Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 9 CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

Câu 1: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là?
TL: Lúa gạo, hải sản đông lạnh và hoa quả.
Câu 2: Vịnh biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
TL: Vịnh Hạ Long
Câu 3: Trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là?
TL: Thành phố Cần Thơ
Câu 4: 3 tỉnh nào có sản lượng thủy sản lớn nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
TL: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau
Câu 5: Đâu không phải là phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
TL: Khai thác tự do khoáng sản
Câu 6: Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với đất liền là:
TL: Nội thủy
Câu 7: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ Móng Cái đến...
TL: Hà Tiên (Kiên Giang)
Câu 8: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh (thành phố) nào?
TL: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng.
Câu 9: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản ở nước ta hiện nay là?
TL: Phát triển khai thác hải sản xa bờ.
Câu 10: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là?
TL: Dầu khí
Câu 11: Các bãi cát dọc bờ biển nước ta có chứa loại khoáng sản nào?
TL: titan, ziacon, xeri
Câu 12: Vùng biển nước ta rộng khoảng bao nhiêu km2?
TL: Rộng khoảng 1 triệu km2
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Vàm Cỏ Tây thuộc phân lưu
của con sông nào?
TL: Lưu vực sông Thu Bồn
Câu 14: Đâu là phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
Câu 15: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần
lượt là?
TL: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Câu 16: Chăn nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở đồng bằng Sông Cửu Long là do?
TL: Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ
rộng lớn
Câu 17: Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

A- Đảo, quần đảo Nối B- Tỉnh/Thành phố

1. Trường Sa 1-d a. Quảng Ngãi

2. Cát Bà 2-e b. Quảng Ninh

3. Côn Đảo 3-c c. Bà Rịa - Vũng Tàu

4. Lý Sơn 4-a d. Khánh Hoà

Câu 18: Khó khăn lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa
khô là?
TL: Hiện tượng thiếu nước ngọt cho tưới tiêu cây trồng và để thau chua rửa mặn.
Câu 19: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
TL: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Câu 20: Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển của nước ta lần lượt là?
TL: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Câu 21: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành
phố nào?
TL: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang
Câu 22: Nguồn lợi tổ chim yến của nước ta phân bố chủ yếu ở các đảo đá thuộc vùng biển khu vực?
TL: Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 23: Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
Câu 24: Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh pha lê tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc tỉnh
nào?
TL: Quảng Ninh (Khánh Hòa)
Câu 25: Các đảo, quần đảo nước ta không thể hiện vai trò nào?
TL: Là căn cứ để xây dựng khu bảo tồn trên các đảo
Câu 26: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là gì?
TL: Phát triển khai thác hải sản xa bờ.
Câu 27: Lý do phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải là:
TL: Giúp khắc phục cái khó khăn do thiên nhiên gây ra
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a) Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
- Phát triển tổng hợp kinh tế là sự phát triển nhiều ngành, các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau
để cùng phát triển và sự phát triển của các ngành không được gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của
các ngành khác.
- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai
thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển - đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển.
- Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lý các nguồn lợi từ biển theo hướng bền vững,
mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
b) Là một tỉnh giáp biển, Bình Định đã khai thác và phát triển thế mạnh đó như thế nào?
- Có vùng biển rộng, ven bờ có nhiều vũng vịnh→ phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Có các bãi biển đẹp (kể tên), đảo đẹp → phát triển du lịch biển, đảo.
- Ven bờ có nhiều vũng, vịnh → thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (kể tên) → Phát triển giao thông
vận tải đường biển.

- Có các loi khoáng sn bin (mui, titan….) phát trin ngành khai thác và ch bin khoáng sn.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:


Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn tỉnh Bình Định giai đoạn 1999 – 2022 (Đơn vị: %)

Năm
1999 2009 2019 2022
Khu vực
Tổng dân số tỉnh 100 100 100 100
Thành thị 24,1 27,7 32,0 41,2
Nông thôn 75,9 72,3 68,0 58,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, năm 2022)
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh
Bình Định, giai đoạn 1999 – 2022.
* Nhận xét:
- Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi qua các năm:
+ Cơ cấu dân nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm. (Dẫn chứng số liệu)
+ Cơ cấu dân thành thị chiếm tỉ trọng thấp hơn như có xu hướng tăng. (Dẫn chứng số liệu)
* Giải thích:
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn có sự thay đổi, tỉ lệ dân thành thị tăng do Bình Định đang
thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, từ đó thúc đẩy quá trình đô thị hoá phát triển.
- Đô thị phát triển mạnh, các ngành công nghiệp và dịch vụ mở rộng tạo điều kiện thu hút nguồn lao động
từ nông thôn sang thành thị……
Câu 3: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010-2022.
(Đơn vị: tấn)

Năm 2010 2015 2020 2022


Sản lượng
Tổng số 150398 212102 263842 278049
Khai thác 141655 202370 252336 264816
Nuôi trồng 8743 9732 11506 13233

(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định 2016, 2022)


Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định, giai đoạn năm 2010 –
2022.
* Nhận xét bảng số liệu:
- Từ năm 2010-2022, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Bình Định tăng 127651 tấn, tăng gấp 1,8 lần.
Trong đó:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng 123221 tấn, tăng gần 1,9 lần.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 4490 tấn, tăng gần 1,5 lần.
→ Sản lượng thủy sản khai thác chiếm tỉ trọng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng.
( Dẫn chứng số liệu)
* Giải thích:
- Sản lượng thủy sản khai thác chiếm tỉ trọng cao hơn và tăng nhanh vì:
+ Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài 134km, vùng biển giáp với ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa → Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng.
+ Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, tàu thuyền…. phục vụ cho việc khai thác thủy sản ngày càng hiện
đại…..
+ Tỉnh đã đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến như định vị tàu
thuyền và vùng khai thác hải sản, truy xuất nguồn gốc khai thác hải sản, hướng tới khai thác tài nguyên
biển theo hướng bền vững.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng sản lượng thủy sản nhưng đang phát
triển mạnh theo hướng xanh, bền vững, đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ
cao.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) và các kiến thức đã học,
em hãy trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo ở nước
ta?
TL:
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ
vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau:


Sản lượng than, dầu mỏ của nước ta qua các năm.
(Đơn vị: triệu tấn)

Năm
1990 1995 2000 2005 2010
Sản phẩm

Than 4.6 8.4 11.6 34.1 44.8

Dầu mỏ 2.7 7.6 16.3 18.5 15.0

a) Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ của nước ta trong giai đoạn 1990-2010 ( lấy
năm 1990=100%)
b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ của nước ta trong giai đoạn
1990-2010?
* Nhận xét:
- Sản lượng than, dầu mỏ của nước ta đều có xu hướng tăng qua các năm (Dẫn chứng số liệu)
- Tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ và than có sự khác nhau:
+ Than tăng liên tục qua các năm (Dẫn chứng số liệu).
+ Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định và tốc độ tăng chậm hơn than ( Dẫn chứng số liệu).
* Giải thích:
- Sản lượng công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng do: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú,
thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định của giá cả thị trường xuất khẩu.
+ Hầu hết lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến
dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.
+ Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày
càng lớn.
Câu 6:
a) Nêu thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội vùng
đồng bằng Sông Cửu Long?
- Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp :Địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo
nóng ẩm quanh năm, nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú (HS có thể ghi cụ thể
như ở sơ đồ H35.2 sgk)
b) Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn , mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long ?
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây lương thực lớn nhất cả nước nên việc mở rộng diện tích
đất canh tác có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao diện tích và sản lượng lương thực của vùng.
+ Hiện nay đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 2,5 triêu ha), việc cải tạo đất phèn đất mặn sẽ
giúp đồng bằng mở rộng diện tích, năng suất các loại cây trồng đặc biệt là cây lúa.

You might also like