PHẦN ĐẠI SỐ - chuyên đề hàm số bậc nhất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHẦN ĐẠI SỐ

CHYÊN ĐỀ 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Hàm số bậc nhất : y = ax + b (a ≠ 0)
- Tập xác định: x  R
- Trên tập số thực R hàm số đồng biến khi a > 0, hàm số nghịch biến khi a < 0.
- Hệ số góc: a ; tung độ gốc: b
2. Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là đường thẳng AB

* Chú ý: Nếu b = 0 thì hàm số có dạng y = ax (a ≠ 0 ¿ , khi đó đồ thị là đường thẳng đi qua
gốc toạ độ.
Nếu a = 0 thì hàm số có dạng y = b là hàm hằng số (không phải HS bậc nhất), khi đó đồ
thị là đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành
- Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ

3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng:


(d) y = ax + b và (d ' ) y = a 'x + b' (a ≠ 0 ; a ' ≠ 0 ¿
a) d cắ t d' a ≠ a'
- Cắt nhau tại một điểm trên trục tung (b = b’; a ≠ a' )
-d vuông góc d ' aa'=−1
{ {
' '
' a=a d ≡d ' a=a'
b) d // d ' c)
b≠b b=b
Chú ý : (d1), (d2), (d3) đồng qui khi giao điểm A của (d1) và (d2) nằm trên (d3)
B. BÀI TẬP
Bài 1 : Cho các đường thẳng :(d1): y = 3x – 1; (d2): y = 5x + 6;
(d3) : y = 3x + 2; (d4): y = 13x + 1.
Xét vị trí tương đối của d1với các đường thẳng d2; d3; d4
Bài 2 : Cho đường thẳng d: y = (2m – 2)x + 3. Tìm m để :
a) d // với (d1): y = 2x – 1
b) d vuông góc với (d2): y = x – 1.
c) d cắt với (d2): y = x – 1.
Bài 3 : Cho ba đường thẳng (d1) : y = 2x + 3; (d2): y = x + 3; (d3): y = 3x – 1.
a) Viết phương trình đường thẳng // với d1và đi qua giao điểm của d2 và d3
b) Viết phương trình đường thẳng vuông góc với d2 và đi qua giao điểm của d1 và d3
Bài 4: Cho đường thẳng d: y = (2m + 1) x + 3. Tìm m để d song song song với đường
thẳng d’ : y = 3x – 5
Bài 5: Tìm m để d: y = 3mx + m và d’: y = 5mx + 1 (m≠ 0) cắt nhau tại điểm có hoành độ
bằng 1
Bài 6 : Tìm m để đường thẳng (d1): y = (m2 − 2m)x + 3 + m // (d2) : y = 3x + 1 và cắt
trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2.
Bài 7: Cho hàm số y = ax + b
a) Xác định các hệ số a và b biết đồ thị hàm số qua điểm A(1 ; –3) và cắt trục hoành tại
điểm B có hoành độ bằng 2.
b) Vẽ đồ thị hàm số.
Bài 8: Cho hàm số y = ax + b
Xác định a, b biết đồ thị hàm số thỏa mãn 1 trong các điều kiện sau:
a) Đi qua hai điểm E(1 ; 3) ; F(2 ; 4)
b) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -1 ; cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.
c) Song song với đường thẳng y = 2x – 3 và đi qua điểm M(0 ; 2).
d) Vuông góc với đường thẳng y = –x +5 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
e) Đi qua giao điểm của hai đường thẳng y = 2x +1, x = –2 và // đường thẳng y = x – 1
Bài 9: Cho đường thẳng (d) : y= ( m−2 ) x +2 ; (d’) :( 2−m ) x + y=m
a) Chứng minh rằng mỗi đường thẳng (d) và (d’) luôn đi qua một điểm cố định ∀ m.
b) Xác định giao điểm của (d) và (d’)
c) Tìm giá trị của m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) bằng 1.
d) Tìm giá trị của m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) có giá trị lớn
nhất.
Bài 10: Cho ba đường thẳng : y=x +2 ( d 1 ) ; y=2 x +1(d 2 )
y=( m2+1 ) x +m(d 3 )
a) Tìm giá trị của m để d 3 /¿ d 2 b) Tìm giá trị của m để 3 đường thẳng cắt nhau tại 1
điểm
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
1. Cho hàm số bậc nhất y = (m – 3)x + n có đồ thị (d). Tìm giá trị của m và n để:
a) Hàm số đồng biến.
b) Đường thẳng d đi qua gốc tọa độ và điểm (–1 ;2)
c) Đường thẳng d song song với (d1): y = x – 2 và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 5.
d) Đường thẳng d đi qua điểm (2 ;1) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 3.
2. Cho đường thẳng (d): (m – 2)x +(m – 1)y =1.
a) CMR: đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố định với mọi giá trị của m.
b) Tìm giá trị của m để khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d) là lớn nhất.
3. Cho đường thẳng (d): y = mx – 3.
a) CMR: Đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố định khi m thay đổi.
b) Tìm giá trị của m để d cắt trục Ox; Oy lần lượt tại A; B sao cho số đo ^
BAO=60 .
0

c) Tìm m để khoảng cách từ O đến d đạt giá trị lớn nhất.


4. Cho hai đường thẳng d 1 : y=x +3
2
d 2 : y=−2 x+ m −1
a) Tìm m để hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
b) Tìm m để d 1 ; d 2 cắt nhau tại một điểm sao cho hoành độ và tung độ của điểm đó trái dấu
nhau.

You might also like