Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC:

ĐỀ BÀI:

Nhóm: 01
Lớp:

Hà Nội - 2021
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨ
C ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I. Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm


1. Thời gian:
2. Địa điểm:
3. Hình thức làm việc nhóm:
II. Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III. Nội dung:
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm.
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất.
- Phân công công việc.
IV. Đánh giá:
1. Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:
Mức độ hoàn thành
Công việc Chưa tr Chưa thống Đã hoàn th
iển khai nhất ành
Lựa chọn đề tài X
Lập dàn ý X
Phân công nhiệm X
vụ

2. Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân
Ngày: Địa điểm:
Nhóm số: Lớp: Khóa:
Tổng số thành viên của nhóm:
Có mặt:
Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:
Đánh giá
của SV SV
STT Mã SV Họ và tên ký tên
A B C
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021


NHÓM TRƯỞNG

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………. 3
NỘI DUNG………………………………………………………………………. 4
1. Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý………4
1.1. Lập luận pháp lý…………………………………………………………….4
1.2. Phương pháp lập luận pháp lý………………………………………...........5
2. Tóm tắt nội dung ÁN LỆ SỐ 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh”……………………………………………………..6
3. Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương
pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số 28/2019/AL:…………………………7
3.1. Xác định lập luận Toà án:…………………………………………………...7
3.2. Xác định luận điểm trong lập luận Toà án:………………………………..8
3.3. Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán
quyết của Tòa án:
………………………………………………………………………….8
3.4. Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp
hoặc không phù hợp:
……………………………………………………………………..9
3.5. Xác định PP tư duy hội đồng xét
xử………………………………………….10
3.5.1. Phương pháp IRAC (Issue - Relevant Law – Application Facts -
Conclusion):……………………………………………………………………….10
2
3.5.2. Phương pháp tam đoạn luận:………………………………………………
11
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………...11
PHỤ LỤC ÁN LỆ SỐ
28/2019/AL………………………………………………..12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
20

MỞ ĐẦU
Ngày nay, số lượng các vụ án hình sự đang không ngừng tăng lên. Điều đáng lo
ngại hơn, mức độ vi phạm và tính phức tạp của chúng đang ngày càng cao, gây nguy
cơ nghiêm trọng đến xã hội. Khi tiến hành nghiên cứu các vụ án hình sự - một công
việc đòi hỏi sự đặc biệt của người thẩm phán - họ phải dành thời gian để xem xét kỹ
lưỡng từng bản án và vụ án có liên quan. Đồng thời, người thẩm phán cũng cần có
kiến thức pháp luật và xã hội vững và sâu rộng. Để đưa ra những quyết định chính
xác, công bằng và tuân thủ quy định pháp luật cũng như lý thuyết lập luận, Tòa án
và Hội đồng xét xử cần áp dụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý và tư duy khác
nhau.
Trong lĩnh vực các vụ án hình sự, tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” là một trong những trường hợp đặc biệt phức tạp và nhạy cảm.
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thường xảy ra khi người phạm tội bị tác
động bởi những yếu tố ngoại cảnh hoặc nội tâm, dẫn đến hành vi mất kiểm soát tạm
thời. Điều này tạo ra thách thức lớn trong việc đánh giá mức độ trách nhiệm hình sự
3
của bị cáo và đưa ra quyết định của Tòa án và Hội đồng xét xử. Trong tuyển tập 63
Án lệ ở Việt Nam hiện nay, Án lệ số 28/2019/AL đã đóng góp một phần quan trọng
trong việc làm rõ và hướng dẫn về cách xác định tội danh trong những trường hợp
này. Để làm rõ vấn đề này, Nhóm 05 xin đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp
lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử về Án lệ số
28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

NỘI DUNG
1. Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý

1.1. Lập luận pháp lý:

Lập luận pháp lý là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý, là cách
thức, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người hành nghề luật, là một phần trong
cách thức tư duy của các chủ thể sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, là việc đưa
ra những lí lẽ, chứng cứ có ý nghĩa pháp lý theo cách hợp lý nhằm dẫn dắt đến một
quyết định pháp lý hoặc chứng minh khẳng định hoặc phủ định một (một số) vấn đề
pháp lý. Lập luận pháp lý là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ pháp lý nên người hành
nghề luật cần nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ pháp lý như: Ngôn ngữ chuyên
ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, có tính đo lường được,
có tính logic, chặt chẽ, ngôn ngữ chính thống và thuần Việt. Cấu trúc của lập luận
pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luận chứng.

4
+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luật dưới dạng
khẳng định hoặc phủ định một vấn đề pháp lý. Luận điểm có thể là một hệ thống
gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung).
+ Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của người hành nghề
luật. Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của Pháp luật, án lệ, tập quán, đạo
đức, đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoa học khác có liên
quan,…
+ Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tính tin cậy
của các lý lẽ. Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhân chứng, vật chứng),
kết luận giám định.
1.2. Phương pháp lập luận pháp lý
Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luận điểm, luận
cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đó thuyết phục các chủ
thể trong những quan hệ pháp lý.

Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý:


- Nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là chủ yếu) bao gồm các
phương pháp sau:
+ Phương pháp diễn dịch: Đi từ cái chung đến cái riêng.
+ Phương pháp tam đoạn luận: Gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật, quy tắc
pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điều kiện, dấu hiệu
được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyết định pháp lý, hậu quả
pháp lý).
+ Phương pháp IRAC: Gồm xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liên quan, phân
tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận.
+ Phương pháp quy nạp: Đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung.
+ Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải pháp ngược lại với
giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái phápluật.

5
+ Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn (mệnh đề
đúng đắn hoặc mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ít chắc chắn hơn
(mệnh đề yếu).
+ Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận định không có
căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua một suy luận khác.
- Nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên những vấn đề của
thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau:
+ Lập luận dựa trên chính sách.
+ Lập luận dựa trên đạo đức.
+ Lập luận dựa trên lợi ích xã hội.
+ Lập luận dựa trên tác động kinh tế.
- Nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lập luận dựa trên
sự kiện, tình tiết là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau:
+ So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau.
+ So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau.

2. Tóm tắt nội dung ÁN LỆ SỐ 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh”
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 03-11-2016, Trần Văn C đang chơi game ở quán
Internet “Su Su” thuộc thôn 1A, xã N, huyện K, tỉnh Đắk Lắk thì bạn là anh Nguyễn
Hồng Q gọi điện thoại hỏi C đang ở đâu. Khi biết C đang chơi game ở quán
Internet, anh Q cũng đến và vào chơi ở máy số 6. Trong lúc chơi game, anh Q nhiều
lần đến chỗ C ngồi hỏi mượn tiền, nhưng C nói không có tiền. Một lúc sau, anh Q
đến chỗ C đưa 02 chiếc điện thoại di động của mình nói C cầm cố để mượn tiền, C
vẫn không đồng ý nên anh Q bỏ về chỗ của mình tiếp tục ngồi chơi game.
Khoảng 15 phút sau, anh Q đi đến chỗ C nói “Anh không tin em sao, giúp em
đi”. C trả lời “Anh không có tiền thật mà, mày làm ơn đi chỗ khác để anh chơi”.
Anh Q chửi “Đ.M mày, nhớ mặt tao”. C nghe vậy không nói gì, anh Q bỏ về chỗ
6
máy của mình. Ít phút sau, anh Q đi đến chỗ C đang chơi game, tay phải đấm mạnh
01 cái vào má trái của C làm chảy máu. Bị đánh, Ctức giận lấy dao Thái Lan có sẵn
trên bàn giữa 02 máy vi tính, rồi cầm dao bằng tay phải đứng lên ghế mình ngồi.
Thấy vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào mặt anh Q làm
chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xuống ghế, sau đó anh Q dùng hai
tay kẹp cổ C theo tư thế phần đầu của C ở phía sau lưng anh Q, còn phần hai tay,
thân người và hai chân của C ở phía trước người anh Q. Bị anh Q kẹp cổ, C dùng
tay trái nắm vào phần hông bên phải anh Q, còn tay phải C cầm dao Thái Lan đâm
01 nhát trúng ngực anh Q. Anh Nguyễn Hải Q1đang chơi game thấy vậy chạy đến
giật con dao trên tay C vứt vào góc quán. Lúc này anh Q bị ngã xuống nền nhà, sau
đó C và một số người có mặt trong quán đưa anh Q đến bệnh viện cấp cứu. Đến
ngày 04-11-2016, anh Q tử vong. Ngay sau đó, C đến Công an huyện K đầu thú.
Kết quả khám nghiệm tử thi anh Nguyễn Hồng Q ghi nhận: Vùng trán trái phía
trên lông mày có vết rách da hình khe, dài 0,7cm. Đỉnh mũi có vết rách da hình khe
dài 02cm, sâu 0,4cm; cách vết này 03cm tại môi trên có vết rách da hình khe dài
02cm. Mép phải có vết rách da hình khe dài 03 cm, sâu 0,8cm. Ba vết rách da tạo
đường thẳng không liên tục hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ngực phải
cách núm vú phải 3,5cm về phía dưới, cách đường giữa 09 cm có vết xây xát da nằm
ngang hình khe dài 1,3cm. Ngực trái cách gót chân trái 120cm, cách đường giữa
05cm có vết rách da dài 2,5cm, hở rộng 01cm, nằm ngang hướng từ trái sang phải, từ
trước ra sau, từ ngoài vào trong.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 714/QĐPY ngày 24-11-2016 của
Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Nguyên nhân tử vong của
anh Nguyễn Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây nên thương tổn xuyên tim dẫn
đến tim ngừng đập và mất máu suy tuần hoàn cấp không hồi phục.Tại Bản kết luận
pháp y thương tích số 113/PY-TgT ngày 04-01-2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk
Lắk kết luận: Trần Văn C bị chấn thương vùng má trái với thương tích 02%.
Trước khi xét xử sơ thấm, gia đình Trần Văn C đã bồi thường cho gia đình người bị
hại 95.000.000 đồng.
3. Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương
7
pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số 28/2019/AL:
3.1. Xác định lập luận Toà án:
- Qua cách lập luận của Tòa án để đưa ra kết luận có thể thấy Án lệ này Tòa án
nhân dân thành phố… đang sử dụng phương pháp lập luận logic hình thức (cụ thể là
phương pháp IRAC và phương pháp tam đoạn luận) xác định tính chất và mức độ
của hành vi phạm tội của anh C để đưa ra phán quyết đúng đắn nhất, bằng cách kiểm
tra xem liệu tất cả các yếu tố cần thiết đã được đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi: Là do lời nói có tính chất thách thức, kích động của
anh Q đã thúc đẩy anh C thực hiện hành vi trên.
- Phương tiện gây án của Anh C: là một con dao Thái Lan(dùng để gọt trái cây, có
sẵn trên bàn) , có tính sát thương nhưng không cao.
- Anh C đã cầm dao thái lan đâm trúng ngực của anh Q, ngày 04/11/2016 anh Q tử
vong.
- Nguyên nhân tử vong của anh Nguyễn Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây
nên thương tổn xuyên tim dẫn đến tim ngừng đập và mất máu suy tuần hoàn cấp
không hồi phục.
3.2. Xác định luận điểm trong lập luận Toà án:
Từ nội dung của Án lệ có thể thấy luận điểm được Toà án và Hội đồng xét
xử đưa ra như sau:
- Luận điểm 1: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về tội “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là có căn cứ.
- Luận điểm 2: Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Trần Văn C bị kíchđộng về tinh
thần, nhưng chưa đến mức bị kích động mạnh, là chưa xemxét khách quan, toàn
diện nguyên nhân, quá trình diễn biến của sự việccũng như mức độ nghiêm trọng,
liên tục của hành vi trái pháp luật củangười bị hại, từ đó chuyển tội danh từ “Giết
người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh” sang “Giết người” đối với Trần
Văn C là không đúng.
3.3. Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết
của Tòa án:

8
- Luận điểm 1: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về tội “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là có căn cứ.
+ Luận cứ 1: Anh Q đã có một chuỗi hành vi liên tục tác động đến Trần Văn C
như hỏi vay tiền C, C trả lời không có tiền, anh Q chửi C, C không nói gì, tiếp đó
anh Q đến chỗ C ngồi đấm vào mặt C (gây thương tích 02%).
+ Luận chứng: Tại Bản kết luận pháp y thương tích số 113/PY-TgTngày 04-01-
2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: Trần VănC bị chấn thương vùng
má trái với thương tích 02%. Theo Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số
04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khônghoàn toàn tự
chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh
đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luậtnghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự
phản ứng dẫn tới hành vi giếtngười. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái
pháp luật của nạnnhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại,
sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái phápluật của
nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách
riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá
trình phát triển của sự việc, thì lạiđược coi là mạnh hoặc rất mạnh”. Căn cứ theo các
yếu tố trên thì bị cáo Trần Văn C thuộc trường hợp cố ýgây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trongtrạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Cụ thể, hành vi phạm tội của bịcáo C là qua lời nói và hành động tấn công của nạn
nhân Q. Do đó, hànhvi của bị cáo C bộc phát từ lúc có bị hại Q liên tục chửi và tác
động vật lý đến phần má trái của bị cáo C.
- Luận điểm 2: Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Trần Văn C bị kíchđộng về tinh
thần, nhưng chưa đến mức bị kích động mạnh, là chưa xemxét khách quan, toàn
diện nguyên nhân, quá trình diễn biến của sự việccũng như mức độ nghiêm trọng,
liên tục của hành vi trái pháp luật củangười bị hại, từ đó chuyển tội danh từ “Giết
người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh” sang “Giết người” đối với Trần
Văn C là không đúng.

9
+ Luận cứ 2: Trường hợp này, bị hại là người gây sự, tấn công bị cáotrước. Hành
vi tấn công của bị hại diễn ra liên tục với mức độ tăng dần.Hành vi của bị hại là
trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo. Trong trạng thái bị kích
động dẫn đến mất khả năng tự chủ,không nhận thức hết được tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại là nhằm
thoát khỏi sự tấn công.
+ Luận chứng 2: Căn cứ vào lời khai của Trần Văn C phù hợp với lờikhai của các
nhân chứng Lê Hữu N1, Nguyễn Văn N2 có cơ sở xác địnhnguyên nhân xảy ra sự
việc bắt nguồn từ lỗi của người bị hại Nguyễn Hồng Q.
3.4. Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp
hoặc không phù hợp:
Vật chứng: con dao Thái Lan (dùng để gọt trái cây, có sẵn trên bàn)
Nhân chứng: Anh Lê Hữu N1, anh Nguyễn Văn N2 cùng anh Anh Nguyễn Hải
Q1 là người chứng kiến vụ án .Anh Nguyễn Hải Q1 là người giật con dao trên tay
C vút vào góc quán.
- Đối với luận cứ 1:
+ Nhân chứng N1, N2 là người trực tiếp chứng kiếnở hiện trường cùng Q1 là người
can ngăn hành động của bị cáo C nên cóthể hiểu được diễn biến sự việc và nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội, nên sẽ phù hợp để khẳng định độ đáng tin cậy của
luận cứ 1.
- Đối với luận cứ 2:
+ Cả nhân chứng và vật chứng đều phù hợp để đánhgiá độ đáng tin cậy của luận cứ
2, vì việc anh Q chết là ngoài ý muốnchủ quan của anh C vì vật chứng là dao Thái
Lan nhỏ dùng để cắt hoaquả thì không có sát thương quá cao và nếu bị hại Q không
có hành động tác động đến bị cáo C trước gây thương tích cho C thì vụ việc đã
không xảy ra.
3.5. Xác định PP tư duy hội đồng xét xử:
Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, khách quan, phù hợp quy định pháp
luật, hợp cả về tình lẫn lý thì Tòa án, Hội đồng xét xử cần phải áp dụng nhiều
phương pháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau.Trong án lệ sốn
10
47/2021/AL hội đồng xét xử đã áp dụng các phương pháp lập luận pháp lý trong
nhóm phương pháp suy luận logic:
3.5.1. Phương pháp IRAC (Issue - Relevant Law – Application Facts -
Conclusion):
Đây là phương pháp thường được sử dụng để phân tích và giải quyết vấn đề pháp
lý. Bạn bắt đầu bằng việc xác định vấn đề cần giải quyết, sau đó tìm hiểu về các luật
liên quan, áp dụng luật vào các sự kiện và tình huống cụ thể, và cuối cùng là rút ra
kết luận từ việc áp dụng luật vào vấn đề
Issue: Xác định hành vi của Trần Văn C có cấu thành tội "Giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh" hay không? chuyển tội danh từ “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sang “Giết người” đối với Trần Văn C được
hay không ?
Rule:
+ Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “1. Người nào giếtngười
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
+ Điều 382 Bộ luật Tố hình sự 2015
+ Khoản 2 Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định
“2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án,
quyếtđịnh đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị
hủy, sửa không đúng pháp luật.”
+ Điều 390 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Hội đồng giám đốc thẩm raquyết định
hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định
đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy,
sửa không đúng pháp luật”
Application:
● Hành vi giết người: Chứng cứ thể hiện bị cáo đã dùng dao đâm vào ngực bị hại
dẫn đến tử vong.

11
+ Khoản 1 Điều 95; các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự
1999, xử phạt Trần Văn C 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội“Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”;
+ Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999, các điều 606, 610 Bộ luật Dân sự2005 buộc bị
cáo C phải bồi thường cho gia đình người bị hại số tiền122.600.000 đồng, buộc cấp
dưỡng cho cháu Nguyễn Hồng M 600.000đồng/tháng;
+ Điểm a, b, C khoản 2 Điều 248; khoản 3 Điều 249 Bộ luật Tố tụnghình sự: Không
chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Văn C và chấpnhận kháng cáo của người đại
diện hợp pháp của người bị hại:
+ Khoản 2 Điều 93; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luậtHình sự, xử
phạt Trần Văn C 07 (bảy) năm tù về tội “Giết người”.
Conclusion: Dựa trên phân tích trên, hội đồng xét xử đã kết luận rằng bị
cáo Nguyễn Đình Định có tội giết người theo Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm
1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015) và xử phạt Trần
Văn C 07 (bảy) năm tù về tội “Giết người”.
3.5.2. Phương pháp tam đoạn luận:
. Tiền đề lớn (các QPPL, quy tắc pháp lý):
Pháp luật giải quyết: Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
.+ Khoản 1, điều 95 Bộ luật Hình sự 1999.
+ Điều 382 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
+ Khoản 2 điều 388 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
+ Điều 390 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
. Tiền đề nhỏ (các tình tiết trong vụ việc thỏa mãn các dấu hiệu được phản ánh trong Tiền
đề lớn): Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo Trần Văn C thỏa mãn dấu hiệu
của điều 95 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “Giết người trongtrạng thái tinh thần bị kích động
mạnh”
Kết luận (các quyết định pháp lý): Trần Văn C phạm tội “Giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ” do nguyên nhân bắt nguồn từ bị hại Q.
KẾT LUẬN

12
Án lệ số 28/2019/AL đã xác lập một tiền lệ quan trọng trong việc xử lý các vụ án liên
quan đến tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh". Việc nhận định và
áp dụng đúng đắn án lệ này không chỉ thể hiện sự nhân văn trong pháp luật mà còn đảm
bảo công lý được thực thi một cách toàn diện và công bằng.
Án lệ này thừa nhận rằng trong những tình huống đặc biệt, khi bị cáo thực hiện hành vi
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân gây ra, thì mức độ trách nhiệm hình sự cần được xem xét một cách hợp
lý và nhân đạo. Điều này giúp phân biệt rõ ràng giữa những hành vi phạm tội có chủ đích
và những hành vi phạm tội xảy ra do ảnh hưởng tức thời của trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh.Áp dụng Án lệ số 28/2019/AL trong thực tiễn xét xử đã góp phần không nhỏ
vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan tố
tụng đưa ra những quyết định công bằng và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Sự thừa
nhận và vận dụng án lệ này cũng đã giúp giảm bớt sự căng thẳng trong cộng đồng, khi mà
các vụ án liên quan đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được xử lý một cách khách
quan và nhân đạo.
Tuy nhiên, việc áp dụng Án lệ số 28/2019/AL cũng đặt ra một số thách thức nhất
định. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt và
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật để đảm bảo rằng việc xác định trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh được thực hiện chính xác và công bằng. Việc này không chỉ đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan mà còn củng cố niềm tin của nhân dân vào
hệ thống tư pháp.
PHỤ LỤC ÁN LỆ SỐ 28/2019/AL về
tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số16/2018/HS-GĐT ngày 25-9-2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết ngườitrong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” đối với bị cáoTrần Văn C, sinh năm 1991.
- Bị hại: Anh Nguyễn Hồng Q, sinh năm 1994 (đã chết).
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 1 phần “ Nhận định của Tòa án ”.
- Tình huống án lệ:

13
Bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo
dài làm cho bị cáo bị ức chết tâm lý, kích động về tinh thần.Trong trạng thái bị mất
khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo
không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã
thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội“Giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ
luật Hình sự năm 2015).
Từ khóa của án lệ:
“Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; “Bị kích động mạnh về
tinh thần”; “Mất khả năng tự chủ”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 03-11-2016, Trần Văn C đang chơi game ở quán
Internet “Su Su”thuộc thôn 1A, xã N, huyện K, tỉnh Đắk Lắk thì bạn là anh Nguyễn
Hồng Q gọi điện thoại hỏi C đang ở đâu. Khi biết C đang chơi game ở quán
Internet, anh Q cũng đến và vào chơi ở máy số 6. Trong lúc chơi game, anh Q nhiều
lần đến chỗ C ngồi hỏi mượn tiền, nhưng C nói không có tiền. Một lúc sau, anh Q
đến chỗ C đưa 02 chiếc điện thoại di động của mình nói C cầm cố để mượn tiền, C
vẫn không đồng ý nên anh Q bỏ về chỗ của mình tiếp tục ngồi chơi game.
Khoảng 15 phút sau, anh Q đi đến chỗ C nói “Anh không tin em sao, giúp em
đi”. C trả lời “Anh không có tiền thật mà, mày làm ơn đi chỗ khác để anh chơi”.
Anh Q chửi “Đ.M mày, nhớ mặt tao”. C nghe vậy không nói gì, anh Q bỏ về chỗ
máy của mình. Ít phút sau, anh Q đi đến chỗ C đang chơi game, tay phải đấm mạnh
01 cái vào má trái của C làm chảy máu. Bị đánh, Ctức giận lấy dao Thái Lan có sẵn
trên bàn giữa 02 máy vi tính, rồi cầm dao bằng tay phải đứng lên ghế mình ngồi.
Thấy vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào mặt anh Q làm
chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xuống ghế, sau đó anh Q dùng hai
14
tay kẹp cổ C theo tư thế phần đầu của C ở phía sau lưng anh Q, còn phần hai tay,
thân người và hai chân của C ở phía trước người anh Q. Bị anh Q kẹp cổ, C dùng
tay trái nắm vào phần hông bên phải anh Q, còn tay phải C cầm dao Thái Lan đâm
01 nhát trúng ngực anh Q. Anh Nguyễn Hải Q1đang chơi game thấy vậy chạy đến
giật con dao trên tay C vứt vào góc quán. Lúc này anh Q bị ngã xuống nền nhà, sau
đó C và một số người có mặt trong quán đưa anh Q đến bệnh viện cấp cứu. Đến
ngày 04-11-2016, anh Q tử vong. Ngay sau đó, C đến Công an huyện K đầu thú.
Kết quả khám nghiệm tử thi anh Nguyễn Hồng Q ghi nhận: Vùng trán trái phía
trên lông mày có vết rách da hình khe, dài 0,7cm. Đỉnh mũi có vết rách da hình khe
dài 02cm, sâu 0,4cm; cách vết này 03cm tại môi trên có vết rách da hình khe dài
02cm. Mép phải có vết rách da hình khe dài 03 cm, sâu 0,8cm. Ba vết rách da tạo
đường thẳng không liên tục hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ngực phải
cách núm vú phải 3,5cm về phía dưới, cách đường giữa 09 cm có vết xây xát da
nằm ngang hình khe dài 1,3cm. Ngực trái cách gót chân trái 120cm, cách đường
giữa 05cm có vết rách da dài 2,5cm, hở rộng 01cm, nằm ngang hướng từ trái sang
phải, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 714/QĐPY ngày 24-11-2016 của
Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Nguyên nhân tử vong của
anh Nguyễn Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây nên thương tổn xuyên tim dẫn
đến tim ngừng đập và mất máu suy tuần hoàn cấp không hồi phục.Tại Bản kết luận
pháp y thương tích số 113/PY-TgT ngày 04-01-2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk
Lắk kết luận: Trần Văn C bị chấn thương vùng má trái với thương tích 02%.
Trước Khi xét xử sơ thẩm, gia đình Trần Văn C đã bồi thường cho gia đình người
bị hại 95.000.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09-5-2017, Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk áp dụng khoản 1 Điều 95; các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46
Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; căn cứ Điều 42 Bộ luật Hình
sự, các điều 606, 610 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo C phải bồi thường cho gia đình
người bị hại số tiền 122.600.000 đồng, đã bồi thường 95.000.000 đồng, còn lại phải
15
bồi thường 27.600.000 đồng; buộc cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Hồng M 600.000
đồng/tháng; đối với con mới sinh của anh Nguyễn Hồng Q, chị Lại Thị Minh T có
quyền khởi kiện về yêu cầu cấp dưỡng bằng một vụ án dân sự khác Khi có yêu cầu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và tuyên
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 22-5-2017, người đại diện hợp pháp của người bị hại chị Lại Thị Minh T
kháng cáo đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự đối với Trần Văn C và
tăng hình phạt; đồng thời, đề nghị tăng mức cấp dưỡng đối với cháu Hồng M và yêu
cầu xác định trách nhiệm cấp dưỡng cho con mới sinh của anh Q là cháu Hải Đ
(sinh ngày 29-4-2017).
Ngày 24-5-2017, Trần Văn C kháng cáo xin giảm hình phạt.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017, Tòa án nhân
dân cấp cao tại Đà Nẵng căn cứ điểm a, b, C khoản 2 Điều 248; khoản 3 Điều 249
Bộ luật Tố tụng hình sự:
- Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Văn C.
- Chấp nhận kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại:
+ Sửa bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự: Áp dụng khoản 2 Điều 93; các điểm
b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 07 (bảy) năm tù
về tội “Giết người”.

+ Hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm cấp dưỡng nuôi
con của người bị hại; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giải quyết lại
theo quy định của pháp luật.
Tại Bản án số 47/2017/HSST ngày 14-9-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
quyết định buộc Trần Văn C có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 02 cháu Nguyễn Hồng M
và Nguyễn Hải Đ, mỗi cháu 650.000 đồng/tháng.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/2018/KN-HS ngày 22-5-2018,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm
số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề
nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thấm hủy bản
16
án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C và
giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đê xét xử phúc thẩm lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với
quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đề
nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án phúc
thẩm, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối
với Trần Văn C.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:


[1] Về tội danh: Căn cứ vào lời khai của Trần Văn C phù hợp với lời khai của các
nhân chứng Lê Hữu N1, Nguyễn Văn N2 có cơ sở xác định nguyên nhân xảy ra sự
việc bắt nguồn từ lỗi của người bị hại Nguyễn Hồng Q. Anh Q đã có một chuỗi
hành vi liên tục tác động đến Trần Văn C như hỏi vay tiền C, C trả lời không có
tiền, anh Q chửi C, C không nói gì, tiếp đó anh Q đến chỗ C ngồi đấm vào mặt C
(gây thương tích 02%). Sau Khi bị anh Q đấm, C lấy con dao (dùng để gọt trái cây,
có sẵn trên bàn) rồi đứng lên ghế quơ qua quơ lại (thể hiện C không có ý định tấn
công anh Q mà nhằm ngăn chặn sự tấn công của anh Q), nhưng anh Q bất chấp C
đang cầm dao vẫn lao vào và kéo C xuống khỏi ghế, kẹp cổ C. Trong tư thế bị
khống chế, phần đầu của C bị kẹp ở phía sau lưng anh Q, hai tay, chân và thân
người của C ở phía trước người anh Q, C đã dùng tay phải đang cầm dao đâm vào
ngực anh Q, gây ra cái chết cho anh Q. Trường hợp này, bị hại là người gây sự, tấn
công bị cáo trước. Hành vi tấn công của bị hại diễn ra liên tục với mức độ tăng dần.
Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo.
Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không nhận thức hết
được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm
vào ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định Trần
Văn C đã bị kích động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về
tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là có căn cứ.
[2] Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Trần Văn C bị kích động về tinh thần, nhưng
chưa đến mức bị kích động mạnh, là chưa xem xét khách quan, toàn diện nguyên
17
nhân, quá trình diễn biến của sự việc cũng như mức độ nghiêm trọng, liên tục của
hành vi trái pháp luật của người bị hại, từ đó chuyển tội danh từ “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sang “Giết người” đối với Trần Văn C là
không đúng.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào Điều 382, khoản 2 Điều 388, Điều 390 Bộ luật Tố tụng hình sự:
1. Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự (tội danh, hình phạt và án phí) đối
với Trần Văn C.
2. Giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09-5-
2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C.
NỘI DUNG ÁN LỆ:
“[1] ... bị hại là người gây sự, tấn công bị cáo trước. Hành vi tấn công của bị hại diễn ra
liên tục với mức độ tăng dần. Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về
thân thế của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không
nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao
đâm vào ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định Trần Văn
C đã bị lách động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về tội “Giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ” là có căn cứ. ”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư duy pháp lý, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, 2020.
- Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Giáo trình kỹ năng lập luận và tranh luận,
NXB Đại học Huế, 2020.
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Bộ luật hình sự năm 1999
- Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
- Án lệ số 28/2019/AL từ nguồn:
18
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?
dDocName=TAND083638

19

You might also like