Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BÁO CÁO

- Kính thưa Hội đồng Nghiệm thu nhà trường


Sau đây tôi xin trình bày lý do xây dựng Tập bài giảng và tóm tắt nội dung Tập bài giảng

GDTC là môn học thuộc khối kiến thức chung, được bố trí giảng dạy theo lịch học
riêng, trong thời gian chính khóa. Đây là môn học giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe, tính
kiên trì, dũng cảm, vượt khó. Thông qua môn học giúp sv trang bị kiến thức về sức khỏe,
hình thành và phát triển năng lực thể chất, có ý thức trách nhiệm với sức khỏe của bản thân,
gia đình và cộng đồng. Biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản
thân, biết thích ứng với điều kiện sống.
Trong những năm học qua môn học GDTC ở nhà trường được xây dựng theo chương
trình khung của Bộ LĐTBXH gồm 60 tiết, trong đó có 30 tiết bắt buộc là Điền kinh và thể
dục , 30 Tự chọn là môn học Bóng chuyền.
Thực hiện sự chỉ đạo của BGH, Phòng ĐTNCKH, và Khoa KTCS về việc đa dạng hóa
môn học GDTC theo hướng đổi mới nội dung môn học, đưa vào những nội dung tạo
hứng thú cho người học nhưng vẫn phải đảm bảo khối lượng kiến thức và lượng vận
động đề ra, đặc biệt nghiên cứu áp dụng các nội dung chương trình theo hướng trang bị
kiến thức kỹ năng vận động, các bài tập cơ bản làm nền tảng để sinh viên hứng thú học
tập, phát huy tính sáng tạo phù hợp với chuẩn đầu ra môn học và chuẩn đầu ra đào tạo
của nhà trường.
Qua khảo sát thực tế hssv khi học môn học GDTC các em mong muốn được học thêm
các môn tự chọn phù hợp với thể trạng, năng khiếu, sở thích như Cầu lông, Bóng đá, Bóng
bàn..vv.
Xuất phát từ thực tế trên tổ TDQS đã tiến hành họp chuyên môn phân công các gv biên soạn
CTMH và Tập bài giảng các môn Cầu lông, Bóng chuyền và Bóng đá.
Được sự đồng ý của Hội đồng nghiệm thu Nhà trường hôm nay tôi xin trình bày tập
bài giảng môn Cầu lông trước Hội đồng và mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, chỉ
đạo của Hội đồng để hoàn thiện Tập bài giảng

1. Tên giáo trình/Tập bài giảng: Môn Cầu lông

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Đối tượng sử dụng giáo trình/Tập bài giảng: Dành cho sinh viên hệ cao đẳng.
4. Tổng quan môn học: Cầu lông là môn thể thao phù hợp với mọi tầng lớp, lứa tuổi và giới
tính, tập luyện cầu lông nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất vận động của cơ thể,
rèn luyện các yếu tố tâm lý, góp phần phát triển con người toàn diện.
Chơi cầu lông mang lại năng lượng, tốt cho hệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giúp
luyện tinh mắt, phản xạ nhanh, giảm nguy cơ chấn thương do tuổi tác và là sự kết nối bạn bè,
người thân trong gia đình.
Tập luyện và thi đấu cầu lông còn có tác dụng tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị sự
hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau
trên thế giới.
Cũng như nhiều môn thể thao khác, tập luyện và thi đấu cầu lông có tác dụng quan
trọng là củng cố tăng cường sức khoẻ cho người tập.
Đối với các thế hệ trẻ, tập luyện cầu lông có tác dụng làm phát triển và hoàn thiện hệ
vận động trong đó bao gồm các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh; đồng thời phát triển tương
ứng các hệ thống cơ quan khác của cơ thể như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn… Cùng với hệ phát
triển cac hện thống cơ quan của cơ thể là sư phát triển các tố chất vận động thể lực quan
trọng của con người như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động. Ngoài
ra tập luyện cầu lông còn góp phần tích cực hoàn thiện về nhân cách, rèn luyện các phẩm
chất đạo dức, ý trí, tính tự tin, lòng quyết tâm. Những ích lợi do tập luyện cầu lông mang lại
sẽ góp phần tích cực cho con người hoàn thành tốt mọi công việc trong lao động, hcọ tập và
công tác của cá nhân mình cũng như xã hội.
Đối với những người cao tuổi, tập luyện cầu lông có tác dụng củng cố và duy trì sức
khoẻ, chống lão hoá, và một só bệnh thường gặp ở tuổi già như huyết áp, xơ cứng động
mạch, các bệnh về cột sống… Cơ thể khoẻ mạnh sẽ gúp người cao tuổi tự tin hơn trong cuộc
sống và tạo ra niềm tin “sống vui, sống khoẻ, sống có ích” cho gia đình và xã hội.
5.Chủ biên: Nguyễn Hồng Quang

6.Tham gia biên soạn: Trần Minh Tâm

7.Tóm tắt nội dung chính theo từng chương, mục của giáo trình, bài giảng:
(gồm có mục tiêu học tập, nội dung chính, tài liệu tham khảo, hướng dẫn tự học)

CHƯƠNG 1

SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN CẦU LÔNG


Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, vai trò của cầu lông đối với xã hội, ảnh hưởng của tập
luyện cầu lông đối với người tập.
- Kỹ năng:Nhận biết được sự ảnh hưởng của môn cầu lông so với các môn thể thao
khác.
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Rèn luyện tính kiên trì, tự tin trước đám đông;
+ Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường
xuyên;
+ Xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Nội dung
1.1. Lịch sử ra đời của môn cầu lông
1.1.1. Lịch sử phát triển môn cầu lông

1.1.1.1. Lịch sử phát triển môn cầu lông của thế giới

1.1.1.2. Sự phát triển cầu lông ở Việt Nam


1.1.1.3. Những giải thi đấu lớn trên thế giới
1.1.2. Vị trí môn cầu lông

1.1. 3. Ý nghĩa và vai trò của cầu lông đối với xã hội
.Ảnh hưởng của tập luyện cầu lông đối với người tập
Câu hỏi ôn tâp:
Câu 1. Anh(chị) hãy trình bày lịch sử phát triển môn Cầu lông Thế giới?
Câu 2. Anh(chị) hãy trình bày lịch sử phát triển môn Cầu lông Việt Nam?
Câu 3. Anh(chị) hãy trình bày những giải thi đấu Cầu lông lớn trên Thế giới?
Câu 4. Anh(chị) hãy trình bày ảnh hưởng của Cầu lông đến sức khỏe người tập?

CHƯƠNG 2

CÁC NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CƠ BẢN


Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được nguyên lý các kỹ thuật cơ bản trong cầu lông.
- Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong cầu lông
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Nhận thức được lợi ích của việc tập luyện cầu lông để tăng cường sức khỏe, từ đó
tuyên truyền xây dựng được phong trào tập luyện theo câu lạc bộ, gia đình cũng như nơi
mình công tác.
+ Có thái độ độc lập, tinh thần tự giác trong học tập.
Nội dung
2.1. Nguyên lý cầm vợt, cầm cầu
2.1.1. Cầm vợt

2.1.1.1. Cách cầm vợt


2.1.1.2. Cầm vợt thuận tay
2.1.1.3. Cầm vợt trái tay
2.1.1.4. Độ chặt lỏng của tay
Chú ý hãy thả lỏng khi cầm vợt, vì khi cầm vợt quá chặt bạn sẽ mất rất nhiều sức.
2.1.2. Cầm cầu

2.1.2.1. Cầm phần đế quả cầu


2.1.2.2. Cầm ở phần cánh cầu
.
2.2. Kỹ thuật di chuyển
2.2.1. Di chuyển đơn bước

2.2.1.1. Di chuyển ở tư thế đánh cầu phải.


2.2.1.2. Di chuyển ở tư thế đánh cầu trái.
2.2.1.3. Di chuyển lùi đánh trái
2.2.1.4. Di chuyển lùi đánh phải
2.2.2. Di chuyển đa bước

2.2.2.1. Di chuyển ngang


2.2.2.2. Di chuyển tiến, lùi
2.2.3. Di chuyển nhảy bước

2.2.3.1. Di chuyển nhảy về trước

2.2.3.2. Di chuyển bước nhảy có đệm


2.2.3.3. Di chuyển bật nhảy lên cao
2.3. Kỹ thuật phát cầu
2.3.1. Phát cầu trái tay

2.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị


2.3.1.2.Giai đoạn cầm vợt
.2.3.1.3. Giai đoạn lăng vợt, đánh cầu
2.3.2.4. Giai đoạn kết thúc
2.3.2. Phát cầu cao sâu

2.3.2.1. Giai đoạnchuẩn bị


2.3.2.2. Giai đoạn cầm vợt
2.3.2.3. Giai đoạn lăng vợt, đánh cầu
2.3.2.4. Giai đoạn kết thúc
2.4. Kỹ thuật phòng thủ
2.4.1. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải

2.4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị


2.4.1.2. Giai đoạn di chuyển bước chân
2.4.1.3. Giai đoạn lăng vợt
2.4.1.4. Giai đoạn kết thúc
2.4.2. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên trái

2.4.2.1.Giai đoạn chuẩn bị


2.4.2.2.Giai đoạn di chuyển bước chân
2.4.2.3. Giai đoạn lăng vợt
2.4.2.4. Giai đoạn kết thúc
2.5. Kỹ thuật tấn công
2.5.1. Kỹ thuật đánh cầu trên đầu

2.5.1.1. Giai đoạn chuẩn bị


2.5.1.2. Giai đoạn di chuyển bước chân
2.5.1.3. Giai đoạn đánh cầu
.2.5.1.4. Giai đoạn kết thúc
2.5.2. Kỹ thuật đập cầu

2.5.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

2.5.2.2. Giai đoạn di chuyển bước chân


.2.5.2.3. Giai đoạn đánh cầu
2.5.2.4. Giai đoạn kết thúc
Bài tập về nhà:
Bài 1: Tập cổ tay bằng chai nước, dùng chai nước nặng nhẹ tùy vào khả năng của mỗi
người. Ngồi tại chổ tay cầm chai nước và gập cổ tay.
Bài 2: Bài tập di chuyển, sữ dụng các kỹ thuật di chuyển ngang, di chuyển tiến lùi để
thực hiện đánh cầu 2 bên và 4 góc sân ( thực hiện liên tục trong thời gian 2 – 3 phút)
Bài 3: Đánh cầu vào trường, sữ dụng kỹ thuật đánh cầu phải trái thấp tay, kỹ thuất đánh
cầu trên đầu và kỹ thuật đập cầu để đánh cầu vào tường để cầu bật nảy ra, sau đó cứ vòng
tuần hoàn này lập đi lập lại.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật giao cầu trái tay?
Câu2. Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật phát cao sâu?
Câu3. Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay?
Câu4. Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật đánh cầu trên đầu?
Câu5. Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật đập cầu?

CHƯƠNG 3

LUẬT, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI


( Sinh viên tự nghiên cứu}
Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được luật thi đấu, phương pháp tập luyện của môn thể thao cầu lông.
- Kỹ năng: Vận dụng được luật trong tập luyện và thi đấu.
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Nhận thức được lợi ích của việc tập luyện cầu lông để tăng cường sức khỏe, từ đó
tuyên truyền xây dựng được phong trào tập luyện theo câu lạc bộ, gia đình cũng như nơi
mình công tác.
+ Có thái độ độc lập, tinh thần tự giác trong học tập
8. Thời gian hoàn thành: 6 tháng
9. Số trang:
10. Dự trù kinh phí: 60 tiết
11. Tài liệu tham khảo:
[1]. Trường Đại học Thể dục Thể thao III (2003), Giáo trình Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao (hệ cao đẳng).
[2]. Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (2000), Giáo trình Lý luận và phương
pháp thể dục thể thao.
[3] Ủy ban Thể dục thể thao (2011), Giáo trình cầu lông, NXB Thể dục Thể thao, Hà
Nội
[4] Ủy ban Thể dục thể thao (2007), Luật cầu lông, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội
[5] Trường Đại học Thể dục Thể thao III (2003), Giáo trình Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao (hệ cao đẳng).
1. Tên giáo trình/Tập bài giảng: Môn Bóng đá

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Đối tượng sử dụng giáo trình/Tập bài giảng: Dành cho sinh viên hệ cao đẳng.
4. Tổng quan môn học:
Với tính phổ cập rất cao và quy mô phát triển rộng khắp, Bóng đá đã trở thành một
phương tiện, một điều kiện giao lưu xã hội hữu hiệu.Phạm vi giao lưu qua phương tiện hoạt
động bóng đá có thể thấy rất rõ ở nhiều cấp độ: Giữa các cơ sở, địa phương, giữa các tỉnh
thành, các quốc gia và châu lục.
Ở bóng đá đỉnh cao (Cấp độ các đội tuyển), hoạt động thi đấu Bóng đá thường trở thành
điểm nhạy cảm, thu hút được sự chú ý quan tâm của nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội. Việc
quảng bá, giới thiệu về nhau sẽ đạt hiệu quả cao khi biết sử dụng hoạt động thi đấu Bóng đá
làm phương tiện giao lưu xã hội.Điều này có thể thấy rõ trong lĩnh vực du lịch.
Ngày nay, những giải Bóng đá lớn, những trận thi đấu lớn đã trở thành một dịp hội tụ,
gặp gỡ các cầu thủ, các cổ động viên, các khách du lịch, các nhà kinh tế và đôi khi là của các
chính sách. Bóng đá trở thành chiếc cầu giao lưu nối gần lại những cách biệt không chỉ về
lĩnh vực địa lí, mà với cả các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hoá…, là cơ hội để tìm
hiểu, học hỏi, trao đổi mọi vấn đề của xã hội loài người. Bóng đá được mệnh danh là tiếng
nói hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, làm cho thế giới gần lại nhau hơn.
Nằm trong hệ thống các phương tiện giáo dục thể chất, cũng như nhiều môn thể thao
khác, Bóng đá được coi là môn thể thao có giá trị rất lớn để phát triển thể chất và sức khoẻ
cho con người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Tập luyện Bóng đá một cách khoa học, đúng
phương pháp sẽ giúp cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối.
Tập luyện Bóng đá một cách hệ thống sẽ làm cho con người khoẻ mạnh, đặc biệt phát
triển về khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt và mạnh mẽ. Tăng khả năng về phản xạ
thần kinh, về tính linh hoạt vận động, là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả mọi công
việc đòi hỏi sự tinh tế của con người. Với hoạt động ngoài trời là chủ yếu, Bóng đá còn giúp
con người gần gũi, gắn bó hơn với môi trường thiên nhiên, làm tăng khả năng dưỡng dục cả
về tâm lực và trí lực.
Việc tập luyện và thi đấu bóng đá đòi hỏi cầu thủ phải tuân theo các quy định nghiêm
ngặt về chuyên môn, về tổ chức, trong đó có nguyên tắc duy trì kỷ luật tập thể đội bóng. Một
đội bóng sẽ giảm sút sức mạnh, giảm sút tính chiến đấu, thậm chí có thể bị tan rã nếu các cá
nhân không gắn kết với nhau bằng một kỷ luật tập thể chặt chẽ. Tính kỷ luật cao ở mỗi người
sẽ giúp các cầu thủ duy trì được sự khổ luyện trong thời gian dài cần thiết và chỉ có như vậy
cầu thủ mới thành tài.Bóng đá là một phương tiện hữu hiệu giáo dục tính kỷ luật tập thể cho
người tập.
5.Chủ biên: Trần Minh Tâm
6.Tham gia biên soạn: Nguyễn Hồng Quang
7.Tóm tắt nội dung chính theo từng chương, mục của giáo trình, bài giảng:
(gồm có mục tiêu học tập, nội dung chính, tài liệu tham khảo, hướng dẫn tự học)

CHƯƠNG I

SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN BÓNG ĐÁ

Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, vai trò của bóng đá đối với xã hội, ảnh hưởng của tập
luyện bóng đá đối với người tập
- Kỹ năng: Nhận biết được sự ảnh hưởng của môn bóng đá đối với xã hội so với các
môn thể thao khác
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính kiên trì, tự tin trước đám đông;
+ Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường
xuyên;
+ Xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Nội dung
1.2. Lịch sử ra đời của môn bóng đá
1.3. Ảnh hưởng của tập luyện bóng đá đối với người tập
Câu hỏi ôn tập:
Câu hỏi: Anh(chị) hãy cho biếtý nghĩa và vai trò của bóng đá đối với xã hội, Ảnh
hưởng của tập luyện bóng đá đối với người tập?

CHƯƠNG 2

CÁC NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BÓNG ĐÁ

Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được các nguyên lý kỹ thuật cơ bản trong bóng đá.
- Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong bóng đá.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính kiên trì, tự tin trước đám đông;
+ Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường
xuyên;
+ Xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Nội dung
2.1. Kỹ thuật khống chế bóng
2.1.1. Kỹ thuật khống chế bóng bằng gan bàn chân
2.1.2. Khống chế bóng bằng lòng bàn chân
2.2. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

2.2.1. Giai đoạn chạy lấy đà


2.2.2. Giai đoạn đặt chân trụ

2.2.3. Giai đoạn vung chân lăng


2.2.4. Giai đoạn tiếp xúc bóng
2.2.5. Giai đoạn kết thúc
2.3. Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

2.3.1. Giai đoạn chạy lấy đà


2.3.2. Giai đoạn đặt chân trụ
2.3.3. Giai đoạn vung chân lăng
2.3.4. Giai đoạn tiếp xúc bóng
2.3.5. Giai đoạn kết thúc
2.4. Kỹ thuật dẫn bóng
2.4.1. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân
2.4.2. Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân
2.4.3. Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân
2.4.4. Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
Bài tập về nhà:
- Bài tập 1:Đá bóng bằng lòng bàn chân vào tường với khoảng cách 5 - 10m (Lưu ý:
Chạy đà thẳng so với hướng đá, đặt chân trụ, vung chân lăng,... để có hiệu quả tập luyện)
- Bài tập 2: Đá bóng điểm rơi bằng mu trong bàn chân với khoảng cách 20m-30m (Lưu
ý: Chạy đà chếch 45º so với hướng đá, cách đặt chân trụ, vung chân lăng,... để có hiệu quả
tập luyện)
- Bài tập 3 : Dẫn bóng bằng các kỹ thuật đã học qua các vật (macco,…) đặt sẵn trên
mặt sân (lưu ý : Khoảng cách giữa các vật đặt sẵn từ 80cm – 1m tương đương khoảng 1 bước
chân, sử dụng các kỹ thuật để dẫn bóng)
Câu hỏi ôn tập :
Câu 1: Anh (chị) hãy thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
Câu 2: Anh (chị) hãy thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.
Câu 3: Anh (chị) hãy thực hiện kỹ thuật dẫn bóng.
CHƯƠNG 3

LUẬT, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI


( Sinh viên tự nghiên cứu}
Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được luật thi đấu, phương pháp tập luyện của môn Bóng đá
- Kỹ năng: Vận dụng được luật trong tập luyện và thi đấu.
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Nhận thức được lợi ích của việc tập luyện bóng chuyền để tăng cường sức khỏe, từ
đó tuyên truyền xây dựng được phong trào tập luyện theo câu lạc bộ, gia đình cũng như nơi
mình công tác.
+ Có thái độ độc lập, tinh thần tự giác trong học tập
8. Thời gian hoàn thành: 6 tháng
9. Số trang:
10. Dự trù kinh phí: 60 tiết
11. Tài liệu tham khảo:
[1]. Trường Đại học Thể dục Thể thao III (2003), Giáo trình Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao (hệ cao đẳng).
[2]. Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (2000), Giáo trình Lý luận và phương
pháp thể dục thể thao.
[3] Trần Duy Hòa (2014), Giáo trình bóng đá – Tập 1, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội
[4] Ủy ban Thể dục thể thao (2013), Luật bóng bóng đá Futsal, NXB Thể dục Thể thao,
Hà Nội
1. Tên giáo trình/Tập bài giảng: Môn Bóng chuyền

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Đối tượng sử dụng giáo trình/Tập bài giảng: Dành cho sinh viên hệ cao đẳng.
4. Tổng quan môn học:
Bóng chuyền là môn thể thao có tính toàn diện, rất tốt cho cơ thể là môn thể thao mang
tính chất tập thể tạo nên cho người tập luôn có thần đồng đội, gắng kết mọi người
Tập luyện bóng chuyền thường xuyên giúp người phản xạ nhanh và chính xác cho từng
tình huống diễn ra giúp cơ thể vận động một các linh hoạt và tối ưu nhất.
Trong trận đấu, hai bên đều cần phải quan sát động tác của đối thủ và hướng đi của
đường bóng, vì vậy đôi mắt phải quan sát vật thể ở tốc độ cao, khiến đôi mắt không ngừng
giãn ra hoặc co lại. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện chức năng cơ ở mắt, giúp phát
triển sự chú ý.
Với cách sử lý đánh nhanh, mạnh, người chơi đòi hỏi phải có phản xạ nhanh để sử lý
những pha bóng thật khéo léo. Chính vì vậy, ai có sở thích chơi bóng chuyền, thì độ nhạy
cảm phản xạ của người đó cũng sẽ tăng lên rất nhanh khi luyện tập đều đặn.Từ đó giúp người
chơi luôn có những phản xạ nhanh nhẹn tháo vát hơn trong công việc cũng như các hoạt
động khác.
Tập luyện Bóng chuyền sẽ phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ
vận động. Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau.
Tập luyện Bóng chuyền sẽ trực tiếp phát triển tốc độ động tác cũng như thời gian phản
ứng vận động.Chính việc phải cứu đỡ và đánh những đường bóng nhanh giúp cho người chơi
bóng chuyền có phản xạ rất nhanh nhạy.
Với cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện phát triển các tố
chất thể lực và rèn luyện sự kiên trì trong quá trình vận động, tập luyện bóng chuyền giúp
khả năng tăng hệ tuần hoàn và hô hấp, sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức
năng sinh lý sẽ có khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí.
Bóng chuyền được xem là một môn thể thao mang tính nghệ thuật cao với sự nỗ lực
học hỏi về trí tuệ và tập luyện về thể chất, phát triển khả năng nhanh nhẹn khéo léo. Khi chơi
bóng chuyền các tư thế được thay đổi liên tục giúp các khớp xương được bôi trơn vì thế
chúng ta sẽ hạn chế được các bệnh về xương khớp. Một lợi ích của bóng chuyền tác động
đến chiều cao của giới trẻ vì khi chơi bóng chuyền với những pha bật nhảy sẽ kéo giãn
xương khớp ở vùng lưng hông và chân bởi vậy sự kéo giãn này sẽ giúp người chơi sớm có
được một chiều cao tối đa và một thân hình cân đối, có một cơ thể dẻo dai.
.
5.Chủ biên: Nguyễn Hồng Quang
6.Tham gia biên soạn:

7.Tóm tắt nội dung chính theo từng chương, mục của giáo trình, bài giảng:
(gồm có mục tiêu học tập, nội dung chính, tài liệu tham khảo, hướng dẫn tự học)
CHƯƠNG 1

NGUỒN GỐC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN


Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, vai trò của bóng chuyền đối với xã hội, ảnh hưởng của
tập luyện bóng chuyền đối với người tập.
- Kỹ năng: Nhận biết được sự ảnh hưởng của môn bóng chuyền đối với đời sống xã hội
so với các môn thể thao khác.
- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính kiên trì, tự tin trước đám đông;
+ Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường xuyên;
+ Xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Nội dung
1.1. Sơ lược lịch sử
1.1.1.Nguồn gốc

1.1.2. Quá trình phát triển môn bóng chuyền

1.2. Ảnh hưởng của tập luyện Bóng chuyền tới sức khỏe người tập
1.2.1.Giáo dục tâm lý chung
1.2.1.1. Giáo dục đạo đức, phẩm chất và nhân cách
1.2.1.2. Phát triển quá trình tri giác
1.2.1.3. Phát triển sự chú ý
1.2.1.4. Phát triển về tư duy chiến thuật
.1.2.2.Phát triển các tố chất thể lực
1.2.2.1. Phát triển sức mạnh
1.2.2.2. Phát triển sức nhanh
1.2.2.3. Phát triển sức bền
1.2.2.4. Phát triển về khéo léo, khả năng phối hợp vận động
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Anh(chị) hãy trình bày lịch sử nguồn gốc và sự ra đời của môn bóng chuyền?
Câu 2: Anh ( chị ) hiểu thế nào về ảnh hưởng của tập luyện Bóng chuyền tới sức khỏe
người tập?
CHƯƠNG 2

CÁC NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CƠ BẢN BÓNG CHUYỀN

Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được các nguyên lý kỹ thuật cơ bản trongbóng chuyền;
- Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong bóng chuyền.
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Rèn luyện tính kiên trì, tự tin trước đám đông;
+ Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe thường
xuyên;
+ Xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Nội dung
2.1. Tư thế cơ bản
2.1.1. Tư thế chuẩn bị

2.1.1.1.Tư thế chuẩn bị cao


.
2.1.1.2. Tư thế chuẩn bị trung bình

2.1.1.3. Tư thế chuẩn bị thấp


2.1.2. Tư thế đánh bóng và cách di chuyển đánh bóng trong bóng chuyền

2.1.2.1. Tư thế đánh bóng


.
2.1.2.2. Cách di chuyển đánh bóng
2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay
2.2.1. Tư thế chuẩn bị

2.2.2. Giai đoạn đánh bóng

2.2.2.1. Tạo hình tay đánh bóng


2.2.2.2. Điểm tiếp xúc bóng
2.2.2.3. Tầm tiếp xúc bóng
2.2.2.4. Phương hướng dùng lực
2.3. Kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng hai tay
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị

2.3.2. Giai đoạn đánh bóng

2.3.2.1. Tạo hình tay đánh bóng

2.3.2.2. Điểm tiếp xúc bóng


2.3.2.3. Tầm tiếp xúc bóng
2.3.2.4. Phương hướng dùng lực
2.4. Kỹ thuật phát bóng
2.4.1. Kỹ phát bóng thấp tay

2.4.1.1. Tư thế chuẩn bị


2.4.1.2. Tung bóng
2.4.1.3. Vung tay đánh bóng
2.4.1.4. Kết thúc động tác
2.4.2. Kỹ thuật phát bóng cao tay

2.4.2.1. Tư thế chuẩn bị


2.4.2.2. Tung bóng
2.4.2.3. Đánh bóng
2.4.2.4. Kết thúc
2.5. Kỹ thuật đập bóng lấy đà theo phương chính diện

2.5.1. Tư thế chuẩn bị

2.5.2. Lấy đà

2.5.3. Giậm nhảy

2.5.4. Nhảy và đập bóng

2.5.5. Tiếp đất, kết thúc động tác

Bài tậpvề nhà:


Bài 1:Tự tung bóng, chuyền bóng và đệm bóng tại chổ.
Bài 2: Chuyền bóng và đệm bóng vào tường.
Bài 3: Phát bóng vào tường( đứng cách tường khoảng 8m).
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay?
Câu 2: Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng hai tay?
Câu 3: Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật phát bóng thấp tay và kỹ thuật phát bóng cao
tay?
Câu 4:Anh(chị) hãy thực hiện kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà chính diện?

CHƯƠNG 3

LUẬT, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI


( Sinh viên tự nghiên cứu}
Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được luật thi đấu, phương pháp tập luyện của môn Bóng chuyền
- Kỹ năng: Vận dụng được luật trong tập luyện và thi đấu.
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Nhận thức được lợi ích của việc tập luyện bóng chuyền để tăng cường sức khỏe, từ
đó tuyên truyền xây dựng được phong trào tập luyện theo câu lạc bộ, gia đình cũng như nơi
mình công tác.
+ Có thái độ độc lập, tinh thần tự giác trong học tập
8. Thời gian hoàn thành: 6 tháng
9. Số trang:
10. Dự trù kinh phí: 60 tiết
11. Tài liệu tham khảo:
[1]. Trường Đại học Thể dục Thể thao III (2003), Giáo trình Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao (hệ cao đẳng).
[2]. Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (2000), Giáo trình Lý luận và phương
pháp thể dục thể thao.
[3]. Ủy ban Thể dục thể thao (2007), Luật bóng chuyền, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội
[4] Trường Đại học Thể dục Thể thao III (2003), Giáo trình Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao (hệ cao đẳng).

You might also like