Tháp giải nhiệt - official

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT NHIỆT

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ THÁP GIẢI NHIỆT

GVHD: TS Nguyễn Văn Hạnh

LỚP: L03

SVTH:

Họ và tên MSSV
Phan Ngọc Thuận 2014655
Hà Minh Trí

TPHCM, 20/2/2022
MỤC LỤC
I. ĐỊNH NGHĨA......................................................................................................
II. CẤU TẠO CỦA THÁP GIẢI NHIỆT...............................................................
III. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA THÁP GIẢI
NHIỆT 8
V. VAI TRÒ CỦA THÁP GIẢI NHIỆT TRONG ĐỜI SỐNG..........................
VI. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU THÁP GIẢI NHIỆT NỔI BẬT.........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
I. ĐỊNH NGHĨA

Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng
cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó
nước được bay hơi vào không khí và thải ra ngoài khí quyển. Kết quả là phần nước còn
lại được làm mát đáng kể.

Cơ chế thu nhiệt nước nhằm mục đích giải nhiệt cho máy móc, thiết bị đang hoạt
động sản xuất trong nhà xưởng, hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hoà không khí
trong các toà nhà, chung cư, văn phòng,…
II. CẤU TẠO CỦA THÁP GIẢI NHIỆT

Tháp giải nhiệt là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều bộ phận và thiết bị khác
nhau. Tuỳ thuộc vào loại tháp giải nhiệt và công nghệ sử dụng, cấu tạo của tháp giải nhiệt
có thể khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết các tháp giải nhiệt đều bao gồm các bộ phận chính sau đây
 Motor tháp giải nhiệt (Động cơ tháp giải nhiệt) là bộ phận quan trọng được lắp đặt
cùng với cánh quạt . Motor đảm nhận nhiệm vụ truyền lực để cánh quạt quay và
khuếch tán không khí. Vì thế nếu không có motor, tháp giải nhiệt sẽ không thể vận
hành và làm mát.

 Vỏ tháp: được làm từ sợi thủy tinh chống han gỉ, chống ăn mòn, trong đó các
thanh sắt cố định được xi mạng tráng kẽm, vì vậy độ bền của thiết bị rất cao và ít
chịu tác động bởi thời tiết
 Cánh quạt: Vai trò của cánh quạt tháp giải nhiệt là thông không khí để giúp quá
trình trao đổi nhiệt tốt hơn, mang khí bay hơi từ nước nóng và sau đó thải ra bầu

khí quyển

 Ống phun: những tay chia nước, giúp cho nước được trải đều và nhỏ trên tấm giải
nhiệt

 Đầu phun: Chức năng của bộ phần này là phun nước và phân chia số lượng nước
sao cho đồng đều giúp hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị được tốt hơn. Sẽ tùy vào
nhu cầu và khối lượng công việc mà bạn chọn tháp giải nhiệt với vòi phun phù
hợp. Thông thường công suất nhỏ sẽ làm bằng nhựa ABS cao cấp, còn cần sử
dụng với công suất lớn thì bạn nên lựa chọn đầu phun bằng nhôm.
 Tấm giải nhiệt (filing): được làm từ vật liệu PVC và được thiết kế dạng gợn sóng,
là nơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và không khí, có chức năng phân
chia nước và giải nhiệt cho nguồn nước nóng giúp tối ưu hóa hiệu quả làm mát
nước.

 Lưới xám: là một trong


những linh kiện cấu thành
nên tháp giải nhiệt công
nghiệp. Phụ kiện này giúp tháp giải nhiệt đã giúp hạn chế được lượng nước bắn ra
bên ngoài. Giúp thiết bị tránh sự hao hụt nước, giảm phần chi phí cho doanh
nghiệp.

 Đế bồn: là bộ phận chứa nước

 Van phao: Các van nổi hay van phao của tháp giải nhiệt rất cần thiết để duy trì
mực nước phù hợp bên trong tháp giải nhiệt. Chúng điều chỉnh và kiểm soát mực
nước, góp phần gia tăng tuổi thọ của tháp giải nhiệt. Một bộ van phao hoàn chỉnh
bao gồm tay phao, van và phao cơ.

 Ống vào: Các ống này được sử dụng để chuyển đổi nước nóng được sử dụng để
làm mát các máy móc và thiết bị thành nước lạnh để tái sử dụng.
 Ống ra: trong tháp giải nhiệt được sử dụng để lấy nước lạnh được sản xuất trong
quá trình giải nhiệt để đưa trở lại hệ thống làm mát.
 Ống châm tự động và ống châm tay trong tháp giải nhiệt có chức năng tương tự
nhau, đó là đưa nước từ bể chứa vào tháp giải nhiệt.

Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách thức hoạt động giữa hai loại ống châm
này. Ống châm tự động được kết nối với các cảm biến trong bể chứa để tự động điều
khiển lượng nước được đưa vào tháp giải nhiệt. Khi mực nước trong bể chứa giảm
xuống, cảm biến sẽ kích hoạt ống châm tự động để đưa thêm nước vào tháp giải nhiệt.
Điều này giúp đảm bảo rằng mực nước trong tháp giải nhiệt luôn ở mức an toàn và
đáp ứng được yêu cầu của hệ thống làm mát.

Trong khi đó, ống châm tay được sử dụng khi không có cơ chế tự động hoặc
trong trường hợp cần điều chỉnh lượng nước đưa vào tháp giải nhiệt thủ công. Ống
châm tay được điều khiển bằng tay để đưa nước vào tháp giải nhiệt.

 Lỗ xả đáy: Lổ xả đáy là một cơ chế dùng để xả nước từ đáy tháp giải nhiệt khi cần
thiết. Trong quá trình làm mát, nước được đưa vào tháp giải nhiệt và lưu trữ trong
bể nước. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bể nước sẽ tích tụ các tạp chất và
các chất hóa học, do đó cần phải được thay thế. Trong trường hợp này, lỗ xả đáy
sẽ được mở ra để xả nước cũ và chuẩn bị đưa nước mới vào.
 Ống xả tràn - đầu xả tràn: ống xả tràn trong tháp giải nhiệt được sử dụng để đảm
bảo rằng mực nước trong tháp giải nhiệt không vượt quá mức cho phép. Khi mực
nước tăng lên quá mức, nước sẽ tràn qua ống xả tràn và được đưa trở lại bể nước
để đảm bảo hoạt động an toàn của tháp giải nhiệt.
 Ống đứng: trong tháp giải nhiệt có chức năng quan trọng trong việc đưa nước và
khí qua các lớp giải nhiệt để làm mát nước và tăng hiệu quả giải nhiệt. Ngoài ra,
ống đứng còn có thể được sử dụng để đo lượng nước hoặc điều chỉnh áp suất nước
trong hệ thống tháp giải nhiệt.
III. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA THÁP GIẢI NHIỆT
Có nhiều cách để phân loại các tháp giải nhiệt như dựa vào hình dáng, nguyên lý
làm việc, công suất làm lạnh,… Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất hiện nay
chính là dựa theo hình dáng của tháp giải nhiệt. Theo cách phân loại này, ta có các
loại cơ bản như là tháp giải nhiệt dạng tròn, tháp giải nhiệt dạng vuông

1. Tháp giải nhiệt tròn

Đây là loại tháp được thiết kế theo dạng hình tròn, kích thước gọn gàng nên phù
hợp với mọi không gian lắp đặt. Tháp giải nhiệt tròn được thiết kế với dải công suất dao
động từ 5RT – 1000RT, được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau như: sản xuất điều hoà không khí, công nghiệp đông lạnh, luyện kim, sản xuất dược
phẩm,….

 Nguyên lý làm việc


 Khi khởi động tháp giải nhiệt, nước sẽ được phun từ trên xuống tấm tản
nhiệt theo dạng tia qua hệ thống đầu phun và ống chia nước của thiết bị.
 Trong lúc đó, nguyên lý tháp giải nhiệt sẽ sử dụng không khí mát từ bên
ngoài đưa vào tháp ở cửa vào nằm dưới đáy tháp. Không khí sẽ di chuyển
ngược lên, đi qua tấm tản nhiệt, tiếp xúc với nước và cuốn theo hơi nước
nóng đưa ra môi trường bên ngoài.
 Kết quả của quá trình hạ nhiệt là nguồn nước được làm mát sẽ rơi xuống đế
bồn. Nước mát còn lại trong tháp giảm từ 5 - 12°C (tùy dòng tháp) so với
nhiệt độ ban đầu sẽ được đưa tới các nhà máy, xí nghiệp hoặc tòa nhà lớn
để giải nhiệt cho máy móc, khu văn phòng. Sau đó, nước nóng từ các nhà
máy lại được đưa đến tháp hạ nhiệt và lặp lại quy trình làm mát như trên.

2. Tháp giải nhiệt vuông

Bên cạnh các dạng tháp giải nhiệt tròn, tháp giải nhiệt vuông cũng rất được ưa
chuộng và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp. Đúng như tên gọi của nó, tháp
giải nhiệt vuông là dạng tháp có hình dáng bên ngoài vuông vức góc cạnh. Bên trong
khoang là hệ thống làm mát khép kín hoàn chỉnh, được thiết kế một cách khoa học nhằm
giúp quá trình vận hành giải nhiệt một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Mặc dù có hình vuông nhưng tháp giải nhiệt lại có khối lượng tương đối nhẹ, có
thể dễ dàng tháo rời từng bộ phận khi có nhu cầu di chuyển đi vị trí khác. Thêm vào đó,
tháp giải nhiệt vuông còn có thể liên kết vài tháp với nhau để tăng công suất giải nhiệt,
điều này không có ở tháp giải nhiệt tròn.

 N
g
u
y
ê
n
l
ý
l
àm việc

Nguyên lý hoạt động của tháp hạ nhiệt vuông (modelAPC-S) là trích nhiệt từ hơi
nước và thải nhiệt ra ngoài khi quyển. Kết quả của quá trình hạ nhiệt là phần nước còn lại
trong tháp được làm mát đáng kể

Ban đầu nước nóng được đưa vào bên trong hệ thống tháp qua thiết bị phân phối ở
đỉnh tháp rồi tự chảy xuống dưới qua tấm tản nhiệt nhờ vào trọng lực. Khi đó hệ thống
quạt gió hoạt động sẽ hút không khí mát ở bên ngoài vào tiếp xúc với nước nóng và tấm
tản nhiệt. Không khí đó sau quá trình trao đổi nhiệt bị nóng lên và được đưa ra ngoài dựa
vào đối lưu không khí, nhờ vậy nước sau khi đi qua tháp giải nhiệt sẽ được làm mát.
Nguồn nước được làm mát sẽ rơi xuống để bồn, được dẫn qua hệ thống đường
ống để đưa tới phục vụ cho nhu cầu làm mát cho máy móc và trang thiết bị hoạt động
trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp sản xuất.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của tháp giải nhiệt


1. Tháp giải nhiệt tròn
 Ưu điểm của tháp giải nhiệt tròn
- Dễ dàng tháo lắp và vận hành: Các chi tiết cấu thành tháp không nhiều, được thiết
kế rời rạc nên rất thuận tiện cho quá trình di chuyển và lắp đặt. Cách thức vận
hành tháp cũng rất đơn giản, người dùng chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn là sử dụng
được tháp.
- Thời gian làm mát nhanh: Khi vận hành, tháp giải nhiệt nước tròn không bị ảnh
hưởng bởi hướng gió. Do vậy mà hiệu quả làm mát rất ổn định, nhanh chóng,
không bị hao hụt áp suất.
- Đa dạng sự lựa chọn: Tháp hạ nhiệt tròn rất đa dạng từ kích thước, thương hiệu
sản xuất cho đến công suất làm việc. Từ đó người dùng có thể thoải mái lựa chọn
tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế.
- Độ bền cao: Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của tháp giải nhiệt tròn. Các
linh kiện cấu thành tháp đều được nhập khẩu cao cấp, quy trình sản xuất hiện đại,
được kiểm định nghiêm ngặt. Do vậy tháp tuổi thọ tháp rất cao, cho thời gian sử
dụng lâu dài.
- Giá thành hợp lý: Tháp làm mát tròn có mức giá bán vô cùng hợp lý, phù hợp với
khả năng đầu tư của nhiều người dùng.
 Nhược điểm của tháp giải nhiệt tròn

So với dòng tháp giải nhiệt vuông, tháp giải nhiệt tròn sẽ tốn nhiều diện tích lắp
đặt hơn. Hơn nữa, dòng tháp vuông có khả năng liên kết với nhau tạo thành hệ thống giải
nhiệt công suất lớn nhưng tháp hạ nhiệt tròn thì không. Điều này cũng giới hạn phạm vi
sử dụng của tháp, thường thì thiết bị này chỉ được sử dụng nhiều trong các nhà máy,
xưởng sản xuất có quy mô nhỏ và

2. Tháp giải nhiệt vuông


 Ưu điểm của tháp giải nhiệt vuông
- Hiệu quả làm mát cao: Thiết bị này có bề mặt màng tản nhiệt rộng, dạng sóng nối
tiếp nhau. Nó giúp tạo tốc độ dòng chảy thấp, phân phối nước đều và tạo mặt
phẳng tiếp xúc với không khí lớn hơn. Thiết kế này sẽ giúp tháp làm mát vuông
nâng cao hiệu quả làm mát nước.
- Tiết kiệm điện: Quạt của tháp vận hành trên nguyên tắc thủy động lực học, kết hợp
với tấm tản nhiệt có trở kháng thấp. Nhờ đó, tháp vuông có hiệu suất làm việc cao
hơn tháp giải nhiệt tròn trong mọi điều kiện vận hành. Đồng thời, họng quạt có
hình dạng giống ống thông gió cho phép không khí được lưu thông tốt hơn. Vì
vậy, motor không cần làm việc quá công suất cần thiết. Điều này sẽ giúp thiết bị
vận hành ổn định mà vẫn tiết kiệm điện năng tối đa.
- Tiết kiệm không gian lắp đặt: Tháp giải nhiệt vuông có thể ghép nối với nhau tạo
thành một tổ hợp gồm nhiều tháp giải nhiệt để tạo ra công suất lớn hơn. Theo đó,
lắp đặt tháp vuông sẽ giúp tiết kiệm diện tích hơn tháp dạng tròn.
- Độ ồn thấp: Vỏ tháp được chế tạo từ nguyên vật liệu cao cấp và cho khả năng cách
âm hiệu quả. Đồng thời, bên trong hệ thống còn được trang bị thêm thiết bị giảm
tốc. Nhờ đó, tháp làm lạnh vuông làm việc rất êm ái và ít khi xảy ra rung chấn.
 Nhược điểm của tháp giải nhiệt vuông

Cùng với những ưu điểm nổi bật trên, dòng tháp vuông này cũng có nhược điểm. Cụ
thể là kích thước lớn, khá cồng kềnh nên sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển, tháo lắp.

V. VAI TRÒ CỦA THÁP GIẢI NHIỆT TRONG ĐỜI SỐNG


- Những chiếc tháp giải nhiệt mang trong mình nhiều ưu điểm nên được sử dụng
ngày càng phổ biến.Tháp cho khả năng đảm bảo hiệu suất ổn định cho quá
trình vận hành của máy móc. Tại các khu công nghiệp, hệ thống máy móc vận
hành thường xuyên với cường độ liên tục. Chính vì vậy mà nhiệt độ cao ở máy
móc là không thể tránh khỏi. Nếu tình trạng đó thường xuyên sẽ khiến cho dầu
máy nhanh bị biến chất, độ ma sát giữa các chi tiết tăng cao,… máy móc vì vậy
mà dễ hỏng hóc, quá trình vận hành, sản xuất bị gián đoạn. Do đó một chiếc
tháp làm mát là vô cùng quan trọng cho khả năng đảm bảo chất lượng, hiệu
suất quá trình vận hành.
- Tháp còn góp phần nâng cao tuổi thọ của hệ thống máy móc, hạn chế sự cố từ
đó góp phần tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa, bảo trì máy.
- Một số chức năng cụ thể của tháp giải nhiệt trong một số ngành nghề cụ thể
như sau:
 Ngành điện lạnh: tháp giải nhiệt được sử dụng cho hệ thống làm lạnh nước nhằm
phục vụ nhu cầu của hệ thống điều hòa không khí, sản xuất nước đá hoặc đông
lạnh,…
 Ngành nhựa: cho khả năng đảm bảo quá trình vận hành của máy ép nhựa, quá
trình sản xuất bao bì,…
 Giải nhiệt cho các lò phản ứng của ngành công nghiệp hóa chất.
 Làm nguội phôi thép, nhôm trong ngành luyện kim.
 Làm mát máy phát điện, động cơ trong các nhà máy điện.
 Hỗ trợ chế biến, bảo quản, cấp đông cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.
VI. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU THÁP GIẢI NHIỆT NỔI BẬT
1. Tháp giải nhiệt Alpha

Alpha là một thương hiệu tháp giải nhiệt “lão làng” trong lĩnh vực sản xuất và
phân phối các sản phẩm tháp hạ nhiệt nhà xưởng chất lượng cao, tạo dựng được nhiều
niềm tin từ phía khách hàng.

Tháp giải nhiệt Alpha có nhiều mức công suất cho người dùng thỏa sức lựa chọn
như: 7RT, 10RT, 25RT, 30RT, 100RT, 200RT,... Tất cả các model đều đã được kiểm
định chất lượng nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng đảm bảo hiệu suất làm mát tốt cũng
như khả năng vận hành bền bỉ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành máy
móc.

- Giá cả: Tuỳ thuộc vào công suất khác nhau, tháp giải nhiệt alpha sẽ có mức giá
khác nhau
 Giá theo công suất 5RT - 20RT: Từ 7 - 12 triệu đồng
 Giá theo công suất 25RT - 50RT: Từ 13 - 20 triệu đồng
 Giá theo công suất 60RT - 100RT: Từ 23 - 47 triệu đồng
 Giá theo công suất 125RT - 250RT: Từ 50 - 100 triệu đồng.
2. Tháp giải nhiệt Tashin

Tháp giải nhiệt Tashin đảm bảo thời gian làm mát nước nhanh hơn rất nhiều so
với những dòng tháp giải nhiệt khác trên thị trường. Điều này giúp tháp giải nhiệt
Tashin phát huy đúng vai trò, chinh phục được tất cả người dùng

Về công suất, dòng sản phẩm này thực sự vô cùng phong phú về công suất,
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của các đơn vị doanh nghiệp; từ dòng sản
phẩm có công suất nhỏ như Tashin 5RT cho đến sản phẩm có công suất lớn như
tháp hạ nhiệt Tashin 1000RT...

- Giá cả:
 Giá theo công suất 5 - 20RT: Từ 6 - 15 triệu đồng.
 Giá theo công suất 25 - 50RT: Từ 12 - 30 triệu đồng.
 Giá theo công suất 60 - 100RT: Từ 22 - 60 triệu đồng.
 Giá heo công suất 125 - 500RT: Từ 50 - 280 triệu đồng.
 Giá theo công suất trên 500RT: Trên 220 triệu đồng.

3. Tháp giải nhiệt nước Liang Chi

Cũng giống như tháp hạ nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt nước Liang Chi có hiệu quả
làm mát cực kỳ lớn. Quá trình làm mát nước của loại tháp cooling tower này diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả. Liang Chi luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ và nâng cao
chất lượng sản phẩm nên tháp giải nhiệt của Liangchi luôn đổi mới, có chất lượng cao.
hình thức của sản phẩm tháp giải nhiệt Liang Chi khá bền theo thời gian, không bị han rỉ,
bong tróc, trầy xước..

Tuổi thọ của dòng sản phẩm tháp giải nhiệt Liang Chi rất cao, nhờ đó người sử
dụng ít phải sửa chữa hay thế thế phụ kiện tháp giải nhiệt. Bên cạnh đó, giá thành để sở
hữu các sản phẩm tháp giải nhiệt Liang Chi rất vừa phải, phù hợp với túi tiền của người
tiêu dùng.

- Giá cả:
 Công suất 5RT - 20RT: Từ 8 - 15 triệu đồng
 Công suất 25RT - 50RT: Từ 18 - 30 triệu đồng
 Công suất 60RT - 100RT: Từ 32 - 65 triệu đồng
 Công suất 125RT - 500RT: Từ 70 - 260 triệu đồng
 Công suất > 500RT: Trên 260 triệu đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguồn tham khảo: https://coolingtower.net.vn/nguyen-ly-hoat-dong-cau-tao-thap-giai-
nhiet-tron-model-apc/

[2] Nguồn tham khảo: https://coolingtower.net.vn/nguyen-ly-hoat-dong-cau-tao-thap-giai-


nhiet-vuong-model-apc-s/

[3] Nguồn tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=qCx5izlI_Fo

20

You might also like