HT2 ỨNG DỤNG THÀNH TỰU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC (TRƯỜNG HỢP SÂN KHẤU BIỂU DIỄN THỰC CẢNH VÀ VẼ HÁT BỘI)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ỨNG DỤNG THÀNH TỰU CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP 4.0 TRONG PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT THỊ


GIÁC (TRƯỜNG HỢP SÂN KHẤU BIỂU DIỄN THỰC
CẢNH VÀ VẼ HÁT BỘI)
1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng phát triển của ngành
Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam

Thế giới đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp mới, với nhiều
thách thức và thành tựu mới: cách mạng công nghiệp 4.0. Ba cuộc cách mạng
công nghiệp trước đó lần lượt thay đổi mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế, xã hội
thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài
người phát minh động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) khi loài người
phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh hơn. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra
bóng bán dẫn, điện tử. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là
những công nghệ mang tính bước chuyển. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật và sức lan tỏa của Internet, thế giới không dừng lại mà tiếp tục
chuyển động, kéo theo sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể
xem cách mạng công nghiệp 4.0 được nhen nhóm từ những năm 2000 và đến
này đã có những sự bùng nổ to lớn, cuộc cách mạng thứ 4 là cuộc cách mạng
nghiên về các công nghệ số, Internet với mục đích biến thế giới thực thành
một thế giới số.

Mô hình cách mạng công nghệ 4.0 có thế hình dung như sau:
Năm 2013, khái niệm Công nghiệp 4.0 xuất hiện trong một báo cáo của
Đức nhằm đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà
không còn cần đến sự tham gia của con người. Và đến nay thế giới xác lập
cách mạng công nghiệp 4.0. Các quốc gia phát triển trong vài năm qua đều đã
có các chương trình cho riêng mình về sản xuất dựa trên những tiến bộ của
khoa học và công nghệ. Nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên
tiến”, Nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp”, Hàn Quốc có
“Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”, Trung Quốc có
“Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Nhật Bản có “Xã hội thông minh 5.0″

Ở Việt Nam, cách mạng công nghệ 4.0 là một từ khóa gần như hot nhất
trog năm 2017 đến nay, gắn liền với Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4. Ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, từ năm 2017, Bộ
Văn hóa thể thao Du lịch đã ban hành Quyết định Số:3888/QĐ-BVHTTDL,
trong đó khoản 3 mục 2 ghi rõ:

1
http://digigov.net
“Ưu tiên ứng dụng công nghệ cốt lõi, thành tựu của CMCN 4.0 tạo ra sản
phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh.”2

Điểm c, khoản 3 mục 2 phân tích:

“Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng sản phẩm của một số ngành công
nghiệp văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ: Điện ảnh, nghệ
thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; du lịch văn
hóa.”3

Việc tiếp nhận công nghệ 4.0 muộn hơn thế giới rất nhiều vừa chứng tỏ
sự chuẩn bị chưa đầy đủ về nhân lực và nguồn lực nhưng cũng cho thấy cơ
hội kế thừa tốt những thành tựu của thế giới để xây dựng sản phẩm chủ đạo
đối với ngành.

Với sự định hướng chính sách như vậy cùng với thành tựu của công
nghệ 4.0 chính là lợi thế đối với ngành nghệ thuật trình diễn, đặc biệt ở việc
xây dựng dàn dựng sân khấu mang đến kết quả thị giác và thính giác tốt nhất,
ứng dụng sân khấu 3D, 4D trong không gian rộng lớn và đa dạng vào các
show biểu diễn phục vụ sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh thương hiệu.

2. Ứng dụng thành tựu công nghiệp 4.0 vào xây dựng nghệ thuật thị
giác
2.1 Sân khấu truyền thống và mô hình sân khấu hiện đại
Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm:
Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật Internet (Internet of
Things), lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data), lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật
liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái; ĩnh vực công nghệ sinh học và lĩnh vực
năng lượng mới. 4

2
Quyết định số:3888/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/10/2017
3
Quyết định số:3888/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/10/2017
4
Dựa theo Understanding The Internet Of Things (IoT), Jully 2014, Connected Living Programme
www.gsma.com/connectedliving
Ở những lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật Internet (Internet of
Things), lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data), lĩnh vực vật lý: In 3D; cách
mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội phát triển tốt nhất nghệ thuật thị giác,
cụ thể ở ngành trình diễn thì chủ lực và tạo hiệu ứng tốt nhất chính là đạo diễn
sân khấu và dàn dựng sân khấu.

Ở sân khấu truyền thống, do yếu tố không thời gian nhân lực hạn chế
phần lớn sân khấu chỉ rộng bằng một sân đình, chiếu chèo, một phủ, điện thờ,
một sân khấu nhỏ trong nhà hay ngoài trời thì cũng chỉ vài khoảnh ruộng (như
trường hợp sân khấu tuồng Bình Định thời Đào Tấn)…với tính ước lệ cực
cao. Và ở các liên hoan biểu diễn hàng năm, hay chính các nhà hát tuồng,
chèo…hiện nay vẫn sử dụng nghệ thuật sân khấu cổ truyền đó. Điều này vẫn
giữ được khung nguyên tắc ước lệ của ngành, nhưng sự nhàm chán đơn điệu
lại không đủ sức hút đối với các khán giả trong một thời đại có quá nhiều lựa
chọn, đặc biệt là sự hoành tráng từ kỹ xảo của nghệ thuật thứ bảy.

Sự ra đời của công nghệ 3D, 4D đã mở ra cơ hội ở nhiều lĩnh vực: tranh
hoạt hình, ảo thuật… tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc phát triển sân khấu
3D ở lĩnh vực biểu diễn. Sản xuất 3D Mapping là kỹ thuật sử dụng ánh sáng
để tạo các hiệu ứng 3D cho bề mặt được chiếu, tạo các khối hình ảnh tương
tác trong không gian ba chiều. Các ví dụ như bảo tàng tranh 3D Artinus tại
Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, hay các triển lãm tranh 3D thường niên theo
các chương trình giao lưu văn hóa tại các đô thị lớn Hà Nội, Đà Nẵng luôn
luôn hút khách. Giá vé từ 150.000 đ – 180.000 đ và đón từ 200 – 300 lượt
khách cho ngày thường, 1000 lượt khách cho ngày lễ ở bảo tàng tranh
5
3D Artinus tại Quận 7 đủ cho thấy loại hình thị giác này đặc biệt thu hút
khách tham quan du lịch. Ở lĩnh vực trình diễn, cụ thể là sản phẩm chủ lực
của ngành ứng dụng 3D video mapping đã nổi lên như một định dạng đầy
nghệ thuật mới. Phần mềm đặc dụng cho phép những người dùng lên kế

5
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-cau-tieu-dung/2015-12-12/bao-tang-tranh-3d-artinus-sai-gon-
diem-den-doc-la-trong-dip-giang-sinh-va-nam-moi-26996.aspx
hoạch về hoạt diễn (animation) và gửi tới một hoặc nhiều máy chiếu công
suất cực lớn, bao phủ trùm hình ảnh lên hoặc tạo nên hình khối nổi trên công
trình. Chính vì lợi thế này sân khấu biểu diễn đã sử dụng 3D như một thủ
pháp chính trong những năm gần đây nhằm hiện đại hơn làm mới hơn sân
khấu trình diễn.

Mô hình này gần như vắng bóng ở những sự kiện show liên quan đến
các lễ hội, phần lớn vẫn dàn dựng khá truyền thống. Đặc biệt nếu cứ mô
phỏng theo mô hình truyền thống, trong khi nghề truyền thống không còn nữa
việc xây dựng sân khấu truyền thống sẽ rất khó khăn. Cụ thể sân khấu tuồng
truyền thống cho đến nay vẫn có vài nơi sử dụng sân khấu 3D, 4D nếu vừa
vặn sẽ rất thú vị nhưng nếu quá đã mất đi tính ước lệ của bộ môn này.

Điểm mạnh của sân khấu 3D, 4D chính là những show nghệ thuật
ngoài trời gắn liền với hoạt động du lịch. Sự kết hợp giữa sân khấu thực là
không gian tự nhiên hoành tráng và tổng lực âm thanh ánh sáng, công nghệ
làm nên cảm xúc thị giác thính giác đặc biệt. Có thể cùng điểm qua một vài
mô hình ở các nước trong khu vực sẽ thấy rõ điều này

Hai siêu phẩm show trình diễn thực cảnh văn hóa của Trung Quốc là
Tống Thành thiên cổ tình và Ấn tượng chị Ba Lưu chính là sự tuyệt đỉnh
trong dàn dựng sân khấu thực và ảo. Tống Thành Thiên Cổ Tình diễn ra
trong 1 giờ đồng hồ đưa người xem hòa quyện vào câu chuyện lịch sử của
Trung Quốc một cách đầy chân thật như thể đã sống qua 1000 năm. Họ không
đơn thuần là múa hay nhảy, mà họ trình diễn nghệ thuật ngay giữa không gian
thiên nhiên của non nước với các hiệu ứng ánh sáng, âm thanh và hình ảnh
3D hiện đại– sự kết hợp tuyệt hảo giữa sân khấu nước và sân khấu hình ảnh
3D tạo hiệu ứng đặc biệt làm thành show diễn có lượng vé bậc nhất nước. Ấn
tượng chị Ba Lưu cũng là một siêu phẩm của cùng đạo diễn Trương Nghệ
Mưu bày trí dàn cảnh sân khấu sông nước – ánh sáng – sân khấu hình ảnh 3D
là một bữa tiệc mãn nhãn đặc sắc toát lên toàn cảnh vùng dân tộc Choang.
PL 1: Sân khấu nước và ánh sáng trong “Ấn tượng chị Ba Lưu” 6

Miso Show của Hàn Quốc, Devdan Show tại Bali, Indonesia là hai mô
hình diễn ra trong rạp hát, tính đóng của sân khấu nhưng với kỹ thuật trình
diễn tuyệt vời và ấn tượng sân khấu công nghệ 3D, 4D rất hoàng tráng vẫn
mang lại đầy đủ cảm xúc thị giác của vở nhạc kịch.

PL 2: Một cảnh trong Devdan Show - Bali7

Ở nước ta, việc xây dựng show trình diễn khá mới mẻ, nhưng đã có
những thành tựu nhất định. Festival Huế thường sử dụng sân khấu chính là
cầu Tràng Tiền, sông Hương…làm sân khấu chính, nhưng kỹ thuật dàn dựng
3D không quá xuất sắc, có phần dàn trải nên tạo cảm giác rời rạc. Một show
6
“印象·刘三姐”山水实景演绎刘三姐传说(组图)
http://www.china.com.cn/culture/txt/2008-11/17/content_16776454.htm
7
https://www.devdanshow.com/
diễn rất đặc biệt chính là Tinh hoa Bắc Bộ của đạo diễn Hoàng Nhật Nam có
thể xem là tương xứng với khu vực và là dấu mốc cho nghành nghệ thuật
trình diễn. Sân khấu rộng tới 4.300m2 (với sức chứa hơn 2.500 người), show
diễn toạ lạc tại Tổ hợp Văn hoá & Giải trí Baara Land, nằm ở phía Tây Nam
ngọn núi Thầy, mọi hoạt động trình diễn đều được thực hiện ngay giữa thiên
nhiên non nước hữu tình bởi vở diễn muốn khai thác vẻ đẹp vốn có của tự
nhiên tại chùa Thầy. Trên nền không gian bao la và hữu tình ấy là màn trình
diễn âm thanh, ánh sáng và kỹ xảo trình diễn 3D mapping chuyên nghiệp để
mang đến những màn trình diễn công phu nhất từ trước đến nay. Đặc biệt phải
kể đến điểm nhấn của show diễn đó là sân khấu thuỷ đình nổi lên từ giữa hồ,
phía sau là vẻ đẹp mờ ảo như hư như thật của chùa Thầy, mang đến những
trải nghiệm mãn nhãn dành cho người xem.
Ảnh 3: Tinh hoa Bắc Bộ8

Mô hình show Tinh hoa Bắc Bộ của Đạo diễn Hoàng Nhật Nam có thể
xem là mô hình rất thành công. Những yếu kém về sân khấu của các liên hoan
khu vực, hay các lĩnh vực sân khấu biểu diễn, đã đến lúc cần ứng dụng thành
tựu của cách mạng công nghệ 4.0 tạo nên những bữa tiệc thị giác mãn nhãn,
âm thanh hoàng tráng, sự kết hợp tuyệt đỉnh giữa sân khấu thực và nhuần
nhuyễn.

2.2 Hóa trang truyền thống vẽ hát bội hiện đại

Loại hình sân khấu hát bội truyền thống với ngành hóa trang đang gặp rất
nhiều khó khăn, từ nhân công là thầy hóa trang lành nghề đang mất dần, đồng
lương quá thấp khó duy trì, nghề may mặc và nguyên vật liệu của ngành đang
khan hiếm, và dùng các hàng mô phỏng thay thế vốn là câu chuyện của nhiều
năm gần đây.

Công nghệ vẽ digital mở ra cho ngành phim hoạt hình và trưng bày tranh
một loại hình mới là vẽ hát bội rất đặc sắc.

Hiểu một cách đơn giản nhất, Digital Painting là vẽ trên máy tính. Thay vì
vẽ bằng sơn dầu, màu nước, arcylic..., họa sĩ có thể dùng máy tính và bàn vẽ
( Graphic tablet) để vẽ tranh. So với các loại Digital Art (nghệ thuật số) khác
thì Digital Painting chỉ công nhận những tác phẩm được vẽ hoàn toàn, không
ghép ảnh hay dùng phần mềm 3D. Vì thế nó rất phù hơp với bộ môn nghệ
thuật truyền thống, là một loại hình vừa có sự kết hợp giữa công nghệ số và
sự tài hoa của người nghệ sĩ. Digital Painting vẫn lại nét cọ brush khác nhau,
để người nghệ sỹ vẫn có thể giữ lại cách phối phù hợp với các bảng màu và
nét cọ tạo nên các loại hình tranh vẽ truyền thống. Công nghệ này rất phù hợp
với dự án nghệ thuật cổ truyền.

Một trong những nghệ sĩ châu Á tiêu biểu của dòng tranh này là họa sỹ
người Nhật Kagaya. Kagaya không dùng bút để vẽ mà dùng hoàn toàn bằng
máy tính Macintosh. Sinh năm 1963, Kagaya là một trong những người tiên
phong về vẽ kỹ thuật số. Những tác phẩm của ông đầy cảm hứng, mỗi bức
tranh như một câu chuyện về các thiên thần trên trời vậy. Ông đã từng được
8
http://www.tinhhoabacbo.com/
giải nhất trong cuộc thi Digital Art ở Hoa Kỳ. Nổi tiếng nhất là series tranh
của ông về mười hai con giáp theo truyền thuyết Hy Lạp.

Ảnh 3: Pleiades – tranh digital của Kagaya9

Ở Việt Nam, Degital Painting đã thực sự hứng thú, nhiều tác phẩm ra đời,
trong bài viết này chúng tôi có ý giới thiệu một dạng trình diễn quảng bá ở dự
án Vẽ hát bội, dòng tranh digital mang đến những sản phẩm rất lý tưởng phù
hợp với sân khấu này và đã có những đoạn phim hoạt hình. Sự đa dạng sản

9
http://www.kagayastudio.com
phẩm này chính là quảng bá hình ảnh nghệ thuật hát bội rất tốt và gần gũi
hiện đại với giới trẻ.

PL4: Tên tác phẩm: Hồ Nguyệt Cô Hóa Cáo


Họa sĩ: Phạm Quang Phúc
Chất liệu: digital, dự án Vẽ Về Hát Bội
PL5: Tên tác phẩm: Ôn Đình chém Tá
Họa sĩ: Võ Huỳnh Phú
Chất liệu: Mix media, dự án Vẽ Về Hát Bội

Vẽ Về Hát Bội là một dự án nghệ thuật phi lợi nhuận với hy vọng truyền
cảm hứng mới về nghệ thuật Hát Bội truyền thống của Việt Nam, dự án này
đã Triển lãm đã được tổ chức thành công vào tháng 2/2018 với hơn 40 tác
phẩm đa dạng thể loại, cùng với nhiều hoạt động khác nhằm khơi lại tình yêu
nghệ thuật Hát Bội cổ truyền. Có thể thấy, sự ứng dụng đa dạng của công
nghệ vào các lĩnh vực truyền thống mang lại tinh thần mới, hiệu ứng mới,
cũng là một cách xã hội hóa việc bảo tồn quảng bá di sản.

Mô hình Vẽ Về Hát Bội khi sử dụng tranh này làm phim hoạt hình hát bội
lại mang đến góc xem hiện đại hơn thú vị hơn với trẻ nhỏ.

Hy vọng trong tương lai, sân khấu trình diễn truyền thống ngoài những
phục trang cổ truyền còn gia nhập thêm loại hình mới này để có thể gần hơn
với nghệ thuật đương đại, phù hợp nhu cầu thẩm mỹ tiếp nhận.
3. Quản lý số trong xây dựng mô hình sân khấu, ứng dụng các thể
nghiệm mới

Nghệ thuật cổ điển và hiện đại đều phụ thuộc vào nhân tài. Nhưng khác
với quản lý truyền thống, tài năng khó nhân rộng thì việc tạo lập trí tuệ nhân
tạo và công nghệ số có thể nhân rộng mô hình tốt hơn. Điển hình như xây
dựng mô hình sân khấu ở show Đại Hoàng Sơn (tên gọi khác của Ấn tượng
chị Ba Lưu) đạo diễn Trương Nghệ Mưu cùng ê kíp của ông không tiếp tục ở
lại Quảng Tây để hàng năm làm lại sân khấu hay lên chương trình cho show
năm đó. Công nghệ số đã làm việc này, như là một bản lưu trữ tốt nhất các ý
tưởng của người đạo diễn và nhân rộng được ở một vài tỉnh thành khác. Công
nghệ số trong xây dựng mô hình dạng công thức là rất cần thiết để đưa ý
tưởng của nhân tài đến được nhiều show trình diễn khác ở quy mô tương tự.
Tất nhiên câu chuyện này làm được, cần phải đảm bảo công ước Bern về tác
quyền. Công nghệ số chính là cho bán ý tưởng, bán “trí tuệ” tạo nên trí tuệ
nhân tạo – một nghĩa nhỏ, trong trường hợp này.

Quản lý số còn thể hiện việc dùng big data để thu thập, lưu trữ, phân tích
những khách hàng của show diễn trên mọi công cụ internet, phục vụ việc bán
sản phẩm tốt hơn.

Việc xây dựng hành lang pháp lý tốt, thu hút đầu tư và đặc biệt là cơ chế
xã hội hóa, năng lực tiếp nhận tất cả những thể nghiệm là quan trọng trong
việc xây dựng một ngành trình diễn công nghệ số, làm mới các sản phẩm
truyền thống vốn khá nhàm chán như hiện nay.

Sân khấu, triển lãm của nghệ thuật thị giác nằm trong chuỗi truyền thông
makerting công nghệ số, ngoài việc làm du lịch còn là một kênh quảng bá, sản
phẩm đa dạng của ngành Văn hóa cần được xây dựng đồng bộ từ việc quản lý
số, phương thức tương tác thông minh và sự dụng thế mạnh Internet trong
việc kết nối toàn cầu. Đó chính là tinh thần của thời đại Intenet of Things.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số:3888/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/10/2017


2. https://www.devdanshow.com
3. http://digigov.net
4. http://www.kagayastudio.com
5. “印象·刘三姐”山水实景演绎刘三姐传说(组图)
http://www.china.com.cn/culture/txt/2008/11/17/content_16776454.ht
m
6. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-cau-tieu-dung/2015-12-
12/bao-tang-tranh-3d-artinus-sai-gon-diem-den-doc-la-trong-dip-giang-
sinh-va-nam-moi-26996.aspx
7. http://www.tinhhoabacbo.com
8. Understanding The Internet Of Things (IoT), Jully 2014, Connected
Living Programme
www.gsma.com/connectedliving

Tác giả: Ths Đoàn Thị Cảnh


Phân viện VNNT Quốc gia Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0942109349
Email: doancanhvicas@gmail.com

You might also like