Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

HUYỆN ỦY LỤC YÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ TRƯỜNG TRUNG CẤP


LỤC YÊN
*

ĐỀ CƯƠNG

Thuyết trình hội thi Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong không khí hào hùng của mùa thu lịch sử vào đúng dịp kỷ niệm
62 năm Bác Hồ kính yêu về thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên
Bái (ngày 25/9/1958 – 25/9/2020). Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần
thứ XIX diễn ra trong 3 ngày từ 22/9 đến 24/9/2020 tại Thành phố Yên Bái đã
thành công tốt đẹp.

Thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX là dấu ấn
mở đầu cho chặng đường mới, với phương châm “Dân chủ - Đoàn kết – Đổi
mới – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội có ý nghĩa trọng đại định hướng, cổ vũ,
động viên các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân
dân các dân tộc trong tỉnh “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự
cường và khát vọng vươn lên; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát triển xanh,
hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào
năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và
miền núi phía Bắc vào năm 2030”.

Đại hội đã đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu; 05 phương hướng phát triển; 03

1
đột phá chiến lược và 07 nhiệm vụ trọng tâm.

So với nhiệm kỳ trước tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX
nhiệm kỳ 2020 – 2025 có những điểm mới sau:

+ Lần đầu tiên có 23 đại biểu là cán bộ đề án số 11 tham dự đại hội;

+ Lần đầu tiên đưa chỉ số hạnh phúc vào báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh.

Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025; thực hiện Kế hoạch số 35-KH/HU ngày
07/5/2021 của Huyện ủy Lục Yên về tổ chức Hội thi báo cáo viên, tuyên
truyền viên giỏi năm 2021; tôi xin gửi tới Hội thi báo cáo chuyên đề về “Phát
triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực
nông nghiệp, nông thôn và nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số”, đây là một
trong những nội dung nằm trong bước đột phá thứ hai của ba bước đột phá
chiến lược Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã nêu.

II. NỘI DUNG

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, khả năng nhận
thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của
con người, nền văn hóa, truyền thống lịch sử... Do đó, phát triển nguồn nhân
lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội
của nguồn nhân lực về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng
và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước. (theo giáo
trình kinh tế nguồn lực – trường ĐH Kinh tế quốc dân)

Phân tích khái niệm ta thấy nguồn nhân lực gồm 03 hoạt động:

1/ Giáo dục
2
2/ Đào tạo

3/ Phát triển

Theo tổ chức Lao động quốc tế “phát triển nguồn nhân lực không chỉ là
chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung mà còn là sự phát triển
năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thỏa
mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.

Xét trong phạm vi quốc gia phát triển nguồn nhân lực gồm 03 khía cạnh:

1/ Phát triển thể lực

2/ Nâng cao phẩm chất

3/ Phát triển trí lực nguồn nhân lực

Mục đích của phát triển nguồn nhân lực nhằm:

1/ Đảm bảo về số lượng

2/ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Qua khảo sát về nguồn nhân lực tại tỉnh Yên Bái, ta thấy: Yên Bái là
tỉnh có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào với trên 65% dân số trong độ tuổi lao
động (tương đương 535.000 người), trong đó, gần 80% dân số và lực lượng
lao động tập trung ở khu vực nông thôn, với trên 57% là đồng bào dân tộc
thiểu số.

Thực hiện “một trong ba khâu đột phá chiến lược” trong những năm
qua, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã đạt
được những kết quả quan trọng.

Trong 5 năm (2015 - 2020), toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 98.000
người, trong đó có khoảng 78.800 lao động nông thôn (chiếm 80%), khoảng
3
56.000 lao động là người dân tộc thiểu số (chiếm 57%); toàn tỉnh có trên
26.800 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách hỗ trợ của
Nhà nước.

Đáng chú ý, hoạt động đào tạo nghề đã từng bước gắn kết chặt chẽ với
doanh nghiệp và thị trường lao động, tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi
tốt nghiệp đạt trên 80%.

Tính đến năm 2020, tổng số người lao động trên toàn tỉnh 53,2 vạn
người. Chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng lên. Ước tính năm
2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 63,2%, tăng 18% so với năm
2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 31,5%.
Có 94% doanh nghiệp khi tham gia khảo sát đánh giá khẳng định chất lượng
nguồn nhân lực đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của doanh
nghiệp.

Từ công tác đào tạo, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch tích cực: tỷ
lệ lao động lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 40,1%, tăng 10% so với năm 2015,
lĩnh vực nông nghiệp còn 59,9%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: lực lượng lao động
tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, khả năng nhận thức chậm; chất
lượng đào tạo còn hạn chế dẫn đến một bộ phận lao động đã qua đào tạo chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Việc tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp gặp khó khăn,
công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn
hạn chế; một bộ phận người lao động, chủ yếu là người dân tộc thiểu số còn

4
có tâm lý ngại đi học nghề, làm việc xa nhà, khả năng thích ứng với môi
trường sản xuất công nghiệp còn hạn chế...

Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn
tỉnh, nhất là nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ
cấu lao động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX đề ra mục
tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho trên 18.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 71% vào năm 2025, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp bình quân 1,8%/năm; tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp giảm còn 51,1% vào năm 2025...

Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ này, tỉnh Yên Bái
xác định phải tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp bảo đảm hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, có
phân tầng về chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh và thị trường lao
động. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp chất lượng cao; các ngành nghề đào tạo đạt cấp độ quốc tế,
ASEAN, quốc gia; đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.

Trường Trung cấp Lục Yên được thành lập theo Quyết định 656/QĐ-
UBND ngày 6/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, trên cơ sở hợp nhất
trường Trung cấp nghề Lục Yên và Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp dạy
nghề Hồ Tùng Mậu.

Chi ủy Chi bộ nhà trường cũng được kiện toàn vào tháng 4/2016 trên cơ
sở hợp nhất từ hai Ban Chi ủy chi bộ trường Trung cấp nghề Lục Yên và
Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp dạy nghề Hồ Tùng Mậu. Trong những năm
5
qua mặc dù đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng tập thể cán bộ,
giáo viên trong nhà trường đã luôn thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, quyết tâm
xây dựng nhà trường từng bước phát triển vững mạnh để trở thành đơn vị dạy
nghề hàng đầu của tỉnh và khu vực.

Quy mô đào tạo của nhà trường trong những năm qua luôn đạt từ 1500-
2000 học sinh, học viên thuộc các hệ đào tạo: GDTX cấp THPT, trung cấp
nghề, sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên, hướng nghiệp, liên thông liên kết
đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Trong đó số lượng học sinh
học song song 2 cấp trình độ văn hóa cấp THPT và trung cấp nghề hàng năm
đạt khoảng 700 – 800 em. Các em học sinh sau khi tốt nghiệp được Nhà
trường hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, tỷ lệ người học có việc làm sau đào
tạo đạt từ 70 – 80%. Kết quả đào tạo của Nhà trường trong những năm qua đã
góp phần vào thành công chung trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020 – 2025 về “Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất
lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn và nhân lực đồng bào dân
tộc thiểu số”, Trường Trung cấp Lục Yên đã xác định đây là nhiệm vụ trọng
tâm trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chi bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể luôn xác định phải
kiên quyết, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để hoàn thành tốt các
chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chỉ tiêu về phát triển sự nghiệp
văn hóa - xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Để đạt được những mục tiêu trên, tập thể lãnh đạo nhà trường cần thực
6
hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Về lãnh đạo của chi bộ Đảng, chính quyền đơn vị

Cần phát huy truyền thống đoàn kết trong tập thể cán bộ, đảng viên,
tiếp tục đổi mới sâu rộng, toàn diện các mặt công tác. Xây dựng chi bộ Đảng
trong sạch, vững mạnh, giữ vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng
viên thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên. Tăng cường công tác xây dựng
chính quyền và các đoàn thể vững mạnh. Hàng năm phấn đấu hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch,
vững mạnh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; phấn đấu xây dựng
Nhà trường phát triển đáp ứng nhu cầu đào tạo của người lao động trong khu
vực, thích ứng với thị trường lao động. Qua đó, nâng cao tỷ lệ người lao động
được đào tạo trong toàn tỉnh, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu “Phát
triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực
nông nghiệp, nông thôn và nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số” mà Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

Thứ hai: Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Tích cực đổi mới nội dung và hình thức giáo dục chính trị tư tưởng
nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước cho đảng viên, viên chức và người lao động.

Giáo dục cho đảng viên, công chức, viên chức trong chi bộ nâng cao
nhận thức về tình hình đất nước và quốc tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường

7
định hướng XHCN, từ đó đặc biệt coi trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực,
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống cho cán bộ, đảng viên,
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Triển khai học tập kịp thời các Nghị quyết Đại hội Đảng cấp trên, đồng
thời xây dựng chương trình hành động gắn với nhiệm vụ chính trị của chi bộ
và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao.

Thường xuyên tuyên truyền thông tin thời sự trong nước và quốc tế,
thông tin về Nghị quyết đảng bộ các cấp đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ
XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 để cán bộ đảng viên có nhận thức đầy đủ, củng
cố niềm tin vào đường lối cách mạng của Đảng; định hướng phát triển của địa
phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Qua
đó giúp cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm cá nhân
trong tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thứ ba: Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Thực hiện công tác tham mưu cho cấp uỷ cấp trên và phối hợp các cấp,
các ngành triển khai thực hiện tốt lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động
trong khu vực; chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo hàng năm phù
hợp với đặc điểm của địa phương, quy mô đào tạo và định hướng phát triển
của Nhà trường dựa trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tích cực thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

8
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Khuyến khích việc xây dựng, thực
hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sản xuất góp phần
thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường và kinh tế - xã hội của địa phương.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đẩy mạnh công tác đào tạo gắn
với tư vấn, giới thiệu và tạo việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp. Áp dụng
các phương pháp giảng dạy tích cực, tích hợp và công nghệ thông tin vào các
bài giảng, tạo môi trường dạy và học có tính chuyên nghiệp cao. Thường
xuyên, tích cực đổi mới về phương pháp dạy học, chú trọng phát triển phẩm
chất, năng lực, kỹ năng người học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối
đa năng lực, trí tuệ của thầy và trò trong việc khám phá tri thức. Áp dụng linh
hoạt nhiều phương thức dạy học trực tuyến phù hợp với tinh thần phòng
chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên có
đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao
động.

Phát động các phong trào thi đua viết sáng kiến, cải tiến phương pháp
giảng dạy, đảm bảo ngày công, giờ công nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác đảm bảo hàng năm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Triển khai thực hiện kịp thời chính sách của Đảng và nhà nước đối với
cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường; tăng cường chăm lo đến đời
sống cán bộ, viên chức nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhiệm vụ chính
trị của mỗi cán bộ, đảng viên trong Nhà trường.

Tăng cường các buổi học trải nghiệm thực tế trong đào tạo nghề, chú
trọng gắn kết học nghề với thực hành sản xuất; gắn kết với doanh nghiệp, kịp
thời đáp ứng các yêu cầu về đào tạo lâu dài của doanh nghiệp. Gắn kết với
doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực
9
đào tạo. Việc xây dựng chuẩn đầu ra cho người học cần tham khảo từ nhu cầu
thị trường và doanh nghiệp. Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong liên
kết đào tạo và tuyển dụng người học sau đào tạo.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những sai
phạm trong thực hiện và chấp hành chính sách, pháp luật, đảm bảo thực hiện
tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao.

III. KẾT LUẬN


Trong khí thế phấn khởi, quyết tâm cao trước thành công của Đại hội,
với niềm tin quyết thắng; trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid –
19 như hiện nay, tập thể cán bộ, đảng viên, giáo viên Trường Trung cấp Lục
Yên đoàn kết, đồng lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào
việc “Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực
khu vực nông nghiệp, nông thôn và nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số” mà
Nghị quyết XIX đề ra. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống
dịch theo chỉ đạo cấp trên.

Bản thân tôi là giáo viên thuộc khoa Công nghệ - Nông lâm của nhà
trường, giảng dạy hệ trung cấp nghề Thú y. Qua tìm hiểu, nghiên cứu chuyên
đề “Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực
khu vực nông nghiệp, nông thôn và nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số” trong
Nghị quyết Đại hội, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để thực hiện nhiệm
vụ cụ thể như sau:

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề và thu hút người học bằng cách lồng ghép các giờ dạy thực hành trên
lớp với việc đưa các em tham quan, học tập trải nghiệm các trang trại, mô
hình chăn nuôi trên địa bàn huyện, tạo cho học sinh có kỹ năng và kinh
10
nghiệm sát với thực tế chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức đưa học sinh xuống
tận gia đình người chăn nuôi tại địa phương thăm khám, tư vấn phòng và điều
trị bệnh, tẩy giun sán, thiến hoạn gia súc, gia cầm, tư vấn thiết kế chuồng trại;
hướng dẫn quy trình làm vắc xin cho gà, lợn; hướng dẫn cách chọn giống
cũng như cách úm các loại gia cầm… góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân.

Đồng thời, phối hợp với Trung tâm dịch vụ - Hỗ trợ phát triển nông
nghiệp huyện đưa các em tham gia các đợt tiêm phòng, phòng dịch tại một số
địa phương. Gần đây nhất, tôi cùng tập thể lớp Thú y K7 đã tham gia công tác
phòng dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Minh Tiến.

Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, các trang trại, cửa hàng kinh
doanh thuốc thú y trên địa bàn trong và ngoài huyện đưa học sinh đi thực tập
nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề đáp ứng nhu cầu việc làm việc sau đào tạo
gắn với doanh nghiệp hiện nay.

Trên đây tôi vừa trình bày xong phần chuyên đề dự thi của mình. Một
lần nữa, tôi xin gửi tới Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi lời kính chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành công. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Lục Yên, ngày 7 tháng 8 năm 2021

T/M CHI ỦY
PHÓ BÍ THƯ

Hứa Văn Lương

11

You might also like