Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


--***--

BÀI TẬP LỚN

TÌM HIỂU VỀ RFID


VÀ ỨNG DỤNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Xuân Thọ
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Kim Anh – 7133106006

Dương Khánh Huyền 7133106036

Viên Ngọc Hương – 7133106035

Lớp: Dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh (01)


LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất tới thầy
Đặng Xuân Thọ - giảng viên môn Dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh,
Học viện Chính sách và Phát triển. Những kiến thức từ những bài giảng của
thầy đã giúp chúng em có được nền tảng kiến thức, những ý tưởng mới và
cách tiếp cận khác biệt, từ đó giúp chúng em viết được một bài tiểu luận tốt
hơn, sáng tạo hơn. Có được sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của thầy là một
may mắn không nhỏ của tất cả chúng em. Những bài giảng, tài liệu và phương
pháp mà thầy truyền đạt không chỉ giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận,
mà còn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới cho chuyên ngành, lĩnh vực
cũng như công việc trong tương lai của mình.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như vốn hiểu biết còn hạn
chế so với tri thức vô hạn, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp,
phê bình từ thầy để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! Chúng em chúc thầy
luôn luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, dồi
dào sức khỏe và nhiệt huyết với nghề giáo cao quý để tiếp tục dìu dắt nhiều
thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ đã đem đến nhiều lợi ích trong quá trình hiện đại hoá sản xuất
cũng như đời sống của con người. Trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ đã giúp
tăng năng suất, chất lượng, và an toàn lao động, nhờ vào sự phát triển của các
máy móc, thiết bị, và phần mềm. Công nghệ cũng đã tạo ra nhiều ngành công
nghiệp mới, như công nghệ thông tin, sinh học, và năng lượng tái tạo, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong lĩnh vực đời sống, công
nghệ đã mang lại nhiều tiện ích và tiện nghi cho con người, như việc giao
tiếp, giải trí, học tập, và chăm sóc sức khỏe. Công nghệ cũng đã mở rộng tầm
nhìn và kiến thức của con người, nhờ vào sự kết nối và trao đổi thông tin trên
toàn cầu. Như vậy, có thể nói rằng, công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội và giá trị
mới cho con người trong thời đại hiện đại.

Công nghệ RFID viết tắt Radio Frequency Identification là một trong
những công nghệ nhận dạng dữ liệu tự động tiên tiến nhất hiện nay có tính
khả thi cao và áp dụng trong thực tế rất hiệu quả. RFID đang hiện diện trong
rất nhiều lĩnh vực tự động hóa, rất nhiều ứng dụng quản lý và các mô hình tổ
chức khác nhau nhằm đem lại những giải pháp nhận dạng dữ liệu tự động tối
ưu và hiệu quả hơn, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như quản lý
hàng hóa, kiểm soát truy cập, theo dõi động vật, thanh toán không tiếp xúc, và
nhiều hơn nữa trong đời sống cũng như trong sản xuất . RFID có nhiều ưu
điểm so với các công nghệ khác, tuy nhiên RFID cũng gặp phải một số thách
thức và hạn chế, như chi phí cao, tương thích thấp, an ninh và riêng tư yếu, và
ảnh hưởng của môi trường. Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ tìm hiểu về
cơ chế hoạt động, các loại, ứng dụng, ưu nhược điểm, và xu hướng phát triển
của RFID, nhằm đánh giá tiềm năng và tác động của công nghệ này đối với
xã hội và cuộc sống con người.
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ RFID...........................................................
1. Khái niệm........................................................................................................
2. Lịch sử phát triển............................................................................................
3. Đặc điểm..........................................................................................................
4. Cấu tạo.............................................................................................................
5. Nguyên lý hoạt động.......................................................................................
6. Kết hợp RFID với các công nghệ khác.........................................................
II. Ưu và nhược điểm của công nghệ RFID..........................................................
1. Ưu điểm của công nghệ RFID.......................................................................
2. Nhược điểm của công nghệ RFID.................................................................
III. ỨNG DỤNG.....................................................................................................
1. Ứng dụng của RFID trong quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn kho,
nguyên vật liệu.....................................................................................................
2. Hệ thống giao thông......................................................................................
3. Hệ thống nhà thông minh.............................................................................
4. Hệ thống y tế..................................................................................................
5. Ứng dụng trong quản lý sự kiện..................................................................
6. Tự động hóa thư viện với công nghệ RFID................................................
IV. TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI............................................................
1. Tích hợp với các công nghệ khác.................................................................
2. Nhiều ứng dụng sáng tạo hơn......................................................................
3. Tùy chọn in linh hoạt....................................................................................
4. Lưu trữ dữ liệu dựa trên đám mây.............................................................
5. Tương lai RFID so với mã vạch...................................................................
V. KẾT LUẬN.......................................................................................................
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
I - KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ RFID
1. Khái niệm
RFID ( viết tắt của Radio Frequency Identification ) là một công nghệ
sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công
nghệ này được gắn vào đối tượng. Một hệ thống RFID bao gồm một bộ phát
đáp nhỏ, một bộ thu và một bộ phát sóng vô tuyến. Khi được kích hoạt bởi
một xung điện từ để truy vấn dữ liệu từ một đầu đọc RFID ở gần đó, thẻ
RFID sẽ phản hồi dữ liệu số, thường là một giá trị định dạng của riêng thẻ đó,
cho đầu đọc RFID. Giá trị trả về từ thẻ RFID này có thể được dùng để theo
dõi vật thể như hàng hóa, thiết bị,…

Có 2 loại thẻ RFID :

+ Passive tags ( thẻ thụ động): là loại thẻ được cấp năng lượng từ sóng vô
tuyến phát từ đầu đọc RFID cho việc truy vấn dữ liệu. Tầm hoạt động hiệu
quả của loại thẻ này cỡ vài cm.

+ Active tags ( thẻ thụ động): là loại thẻ được cấp năng lượng từ pin, do đó có
thể được đọc từ khoảng cách khá xa với đầu đọc RFID, có thể lên đến hàng
trăm mét.

2. Lịch sử phát triển

RFID là sự kết hợp của công nghệ radar và phát thanh. Radar đã được
phát triển trong Mỹ trong những năm 1920 (Scanlon, 2003). Các học giả ghi
nhận mối quan hệ giữa điện và từ, vốn là nền tảng cho phát thanh, vào đầu thế
kỷ XIX (Romagnosi, 2009). Harry Stockman đã viết một bài báo nghiên cứu
vào năm 1948, xác định số lượng nghiên cứu và phát triển rộng lớn vẫn còn
cần thiết trước khi “truyền thông điện phản xạ” có thể được sử dụng trong các
ứng dụng như : Phần mềm quản lý phòng tập Gym bằng RFID – Yoga –
Aerobic, bán hàng, châm công,…
1920s Quỹ được thành lập.

+ Radar đã được phát triển như một công nghệ trong Mỹ vào những
năm 1920.
+ RFID, một công nghệ kết hợp hoặc phát sóng vô tuyến và radar, đã
được phát triển ngay sau đó.

Năm 1930 Tiến Độ.

+ Anh quốc đã sử dụng một công nghệ liên quan, một transponder của
IFF để phân biệt máy bay của đối phương trong Thế chiến II.

1940 RFID Phát Minh.

+ Radar được tinh chế.


+ Harry Stockman xuất bản “Truyền thông bằng các phương tiện phản
chiếu”.

1950 Thời gian nghiên cứu và phát triển

+ Các công nghệ liên quan đến RFID đã được khám phá trong các
phòng thí nghiệm.
+ Các thiết kế được phát triển cho các hệ thống transponder tầm xa cho
máy bay.

1960 Các ứng dụng dồi dào

+ Trong những năm 1960, các nhà phát minh đã bắt đầu áp dụng công
nghệ tần số vô tuyến điện cho các thiết bị nhắm vào các thị trường
ngoài quân đội.
+ Các công ty Sensormatic, Checkpoint và Knogo phát triển sản xuất
phòng chống trộm để tiêu dùng công cộng sử dụng
+ Chiếu điện tử Điều
+ EAS là một công nghệ giá cả phải chăng và tương đối đơn giản. “Thẻ
1-bit” có nghĩa là các hệ thống chỉ có thể phát hiện
+ Sự hiện diện của sự vắng mặt của thẻ.
+ EAS đại diện cho việc sử dụng công nghệ RFID đầu tiên và mới nhất,
phổ biến nhất

1970 Ứng Dụng Trong Công Việc

+ Các viện nghiên cứu, các công ty phòng thí nghiệm của chính phủ và
các nhà nghiên cứu độc lập đang làm việc để phát triển công nghệ
RFID.
+ Công việc được thực hiện vào thời điểm này là nhằm thu thập số điện
thoại, theo dõi động vật và xe và tự động hóa nhà máy.

Mở rộng thương mại năm 1980

+ Công nghệ RFID được thực hiện đầy đủ. Châu Âu và Mỹ áp dụng
RFID cho các hệ thống vận chuyển, theo dõi động vật, và các ứng dụng
kinh doanh.

1990 RFID trở nên phổ biến

+ Sử dụng RFID rất phổ biến đến mức các tiêu chuẩn bắt đầu xuất hiện.
+ RFID được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng và các công ty trên
toàn cầu.

Những cải tiến RFID năm 2000

+ Cải tiến công nghệ dẫn đến sự thu nhỏ.


+ Chi phí của RFID tiếp tục giảm.
+ Xác thực cá nhân phát triển như là mối quan tâm chính trong việc
triển khai thư viện

=> Với Chi phí giảm , giá thành rẻ , độ tin cậy cao , RFID đang được phổ
biến với đời sống thường nhật của chúng ta hơn
3. Đặc điểm:

- Hệ thống RFID sử dụng công nghệ không dây thu phát sóng radio, không
sử dụng tia sáng như mã vạch ( Bar Code hay QR Code).

- Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần
một tiếp xúc vật lý nào.

- RFID có thể đọc những thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như:
bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách
thức mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

- Dải tần số thường được sử dụng khi triển khai hệ thống RFID là 125Khz
hoặc 900Mhz.

4. Cấu tạo

- Gồm 2 phần chính: Thẻ RFID và Thiết bị đọc

a) Thẻ RFID

– Thẻ Rfid: Thẻ RFID là tấm thẻ nhựa được gắn một con chíp và ăng ten
dùng để thu phát tín hiệu. Thẻ này dùng thay thế cho các mã vạch sản phẩm ở
các cửa hàng tiện lợi, siêu thị,… có thể đọc mà không cần phải tiếp xúc. Hệ
thống thẻ Rfid được phân làm 2 loại chính là:

+ RFID thụ động: Thiết bị thẻ này hoạt động dựa trên năng lượng trực tiếp từ
các thiết bị đọc mà không cần nguồn năng lượng từ bên ngoài. Thiết bị này có
khoảng cách đọc khá ngắn.

+ RFID chủ động: Thiết bị thẻ này lại được hoạt động bằng nguồn năng lượng
pin và có khoảng cách đọc lớn hơn rất nhiều RFID thụ động

b) Thiết bị đọc

– Thiết bị đọc: Đây là bộ phận có chức năng đọc thông tin từ các thẻ cố định
hoặc lưu động trong hệ thống Rfid.
– Ăng-ten: Đây là thiết bị có chức năng liên kết thẻ và thiết bị đọc, lúc này
thiết bị đọc sẽ phát ra tín hiệu sóng, hệ thống ăng-ten sẽ được kích hoạt và
nhận tín hiệu từ thẻ.

– Server: Đây là bộ phận có chức năng thu nhận, xử lý số liệu, dữ liệu, theo
dõi, giám sát và điều khiển toàn hệ thống.

- Các tần số của RFID là:

Frequency ( approximate range) Name


120 – 125 kHz Tần số thấp
13,36 MHz Tần số cao ( HF)
868 – 928 MHz Sóng cao tần ( UHF)
2,45 – 5,8 GHz Sóng siêu vi ( Microwave)

5. Nguyên lý hoạt động

- Thiết bị đọc RFID sẽ phát ra sóng điện từ tại một tần số cụ thể.

- Thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận sóng điện từ
và thu nhận năng lượng, từ đó, phát trở lại cho thiết bị RFID biết mã số của
mình.

- Đầu đọc RFID sẽ biết được RFID tag nào đang hoạt động ở trong vùng sóng
điện từ.

6. Kết hợp RFID với các công nghệ khác

a) RFID và IoT

IoT là mạng lưới các thiết bị thông minh có thể kết nối và giao tiếp với
nhau qua Internet. Khi kết hợp RFID và IoT, các đối tượng được gắn nhãn
RFID có thể được theo dõi, quản lý, và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị
IoT, như điện thoại, máy tính, hoặc đám mây.
Ví dụ, RFID và IoT có thể được ứng dụng trong quản lý hàng hóa, kiểm
soát truy cập, theo dõi động vật, hay thanh toán không tiếp xúc.

b) RFID và AI:

AI là một lĩnh vực khoa học máy tính, cho phép máy móc có khả năng
học hỏi, suy luận, và ra quyết định. Khi kết hợp RFID và AI, các dữ liệu thu
thập được từ RFID có thể được phân tích, xử lý, và tối ưu hóa bởi AI, nhằm
cải thiện hiệu quả, chất lượng, cũng như các giải pháp.

Ví dụ, RFID và AI có thể được ứng dụng trong nhận diện khuôn
mặt, phân loại rác thải, hay dự báo thời tiết.

c) RFID và blockchain:

Blockchain là một công nghệ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách phân
tán, bảo mật, và minh bạch. Khi kết hợp RFID và blockchain, các dữ liệu thu
thập được từ RFID có thể được lưu trữ và xác minh trên blockchain, nhằm
đảm bảo tính toàn vẹn, tin cậy.

Ví dụ, RFID và blockchain có thể được ứng dụng trong truy xuất
nguồn gốc, chứng thực sản phẩm, hay quản lý chuỗi cung ứng.

II. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ RFID.

1. Ưu điểm của công nghệ RFID.

Thứ nhất: Sự thuận tiện

Thay vì việc sử dụng barcode và máy quét thì đầu đọc RFID có khả
năng cung cấp một mã thông tin duy nhất hữu ích cho các cá nhân và
doanh nghiệp ngay lập tức. Điểm đặc biệt ở đây là chúng không cần điểm
tham chiếu để đọc thông tin như mã QR mà chỉ cần sử dụng một máy quét
gần chip và đọc tần số (không cần thiết lập đường ngắm). Cho phép bạn
xử lý hàng hóa hay việc cung cấp thông tin cần thiết một cách nhanh
chóng.

Thứ 2: Dễ dàng ghi lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ

Đối với các ứng dụng trong đó thẻ di chuyển bằng thùng hoặc
thùng chứa thay vì với một bộ phận hoặc sản phẩm cụ thể, việc có thể linh
hoạt sửa đổi dữ liệu trên sàn của cửa hàng có thể làm cho thẻ hữu ích hơn
để theo dõi trong các hoạt động sản xuất có tính năng động cao.

Thứ 3: RFID có tính bảo mật cao

Hệ thống RFID sử dụng hệ


thống không dây thu phát
sóng radio, không sử dụng
tia
Các tần số của RFID là:
Frequency (approximate
range)
Name
120 – 125 khz
Tần số thấp
13,36 MHZ
Tần số cao (HF)
868 – 928 MHZ
Sóng cao tần ( UHF)
2,45 – 5,8 GHZ
Sóng siêu vi (Microwave)
- Các tần số thường được
sử dụng trong RFID là
125Khz hoặc 900Mhz.
Thông tin có thể được
truyền qua những khoảng
cách nhỏ mà không cần một
tiếp xúc
vật lý nào. Có thể đọc được
thông tin xuyên qua các
môi trường, vật liệu như: bê
tông,
tuyết, sương mù, băng đá,
sơn và các điều kiện môi
trường thách thức khác.
Bên trong thẻ chip của công nghệ RFID chứa các mã nhận dạng.
Đối với thẻ 32bit có thể chứa tới 4 tỷ mã số. Khi sản xuất, mỗi một thẻ
chip RFID sẽ được gắn 1 mã số hoàn toàn khác nhau. Do vậy khi một vật
được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip
RFID khác là rất thấp, xác xuất là 1 phần 4 tỷ. Chính nhờ điều này giúp
cho các thiết bị đã được gắn RFID mang lại độ an toàn, tính bảo mật cao.

Thứ 4: Tăng cường hiệu quả trong kiểm soát sản xuất

Nhờ khả năng xác định các mặt hàng hoặc thành phần riêng lẻ một
cách chính xác và cụ thể, RFID đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát
hoạt động của các quy trình sản xuất phức tạp. Điều này giúp giảm lãng
phí và nâng cao hiệu quả trong kiểm soát sản xuất.

Thứ 5: Hợp lý hóa theo dõi tài sản tại các công ty.

Họ sử dụng RFID để theo dõi pallet, container và 1 số tài sản, thiết


bị đắt tiền. Nhờ có RFID mà ta có thể truy nguyên nguồn gốc của
container, nội dung bên trong cũng như tối ưu hóa sử dụng tài sản, không
mua tài sản hay máy móc không cần thiết
Thứ 6: Dịch vụ chăm sóc khách hàng được cải thiện đáng kể

Với tính năng theo dõi thời gian thực, việc xác định vị trí của hàng hóa,
tình trạng vận chuyển, tồn kho,... là điều hoàn toàn dễ dàng. Điều này giúp
cho việc trải nghiệm của khách hàng tốt hơn, mang lại tính chuyên nghiệp cao
trong khâu chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Thứ 7: Loại bỏ các lỗi từ con người

Lao động thủ công luôn tiềm ẩn một số mức độ rủi ro từ lỗi của con
người. Với RFID, bạn không cần sự can thiệp để đọc dữ liệu. Tất cả đều
có thể được thực hiện tự động. RFID không chỉ tiết kiệm lao động mà còn
tăng độ chính xác bằng cách loại bỏ các lỗi đi kèm với việc ghi dữ liệu
thủ công và bổ sung sản phẩm.

Thứ 8: Giảm chi phí vốn

Cách đơn giản nhất để giữ chi phí thấp là duy trì kiểm soát chặt chẽ
hàng tồn kho hoặc tài sản của bạn. Đặc biệt là đối với các tài sản kinh
doanh đắt tiền như thiết bị thí nghiệm, đóng gói vận chuyển, thiết bị công
nghệ, phương tiện hiện trường… Nếu bất kỳ một trong các thiết bị nào
trong số này đột nhiên biến mất, việc thay thế chúng có thể khiến bạn phải
chi một khoản đáng kể. Công nghệ RFID sẽ cung cấp một cách dễ dàng
và tươngđối rẻ để theo dõi các tài sản này.

2. Nhược điểm của công nghệ RFID

Thứ nhất: Chi phí phát triển hệ thống RFID khá cao

Công nghệ RFID xuất hiện từ những năm 1970, tuy nhiên việc chi
phí đầu tư công nghệ này khá cao nên đã hạn chế sự phổ biến rộng rãi của
nó. Ngày nay, mặc dù chi phí đã giảm, tuy nhiên so với các hệ thống khác
thì RFID vẫn khá cao. Để có thể sở hữu hệ thống RFID hoàn chỉnh bạn sẽ
phải bỏ ra một khoản phí không nhỏ. Tuy nhiên, lợi ích mà RFID mang
lại không hề nhỏ, chúng giúp cho việc giảm chi phí lao động và cải thiện
hiệu quả kinh doanh.

Thứ 2: Dữ liệu dễ bị đánh chặn trên chip RFID

Bất kỳ ai sử dụng đầu đọc RFID cơ bản đều có thể truy cập thông
tin tín hiệu để lấy dòng mã đang được truyền đi. Điều này có nghĩa là bất
kỳ ai có máy quét RFID đều có thể cố ý hay vô tình quét mọi người và lấy
thông tin thẻ tín dụng hoặc ID của họ trong một giây. Tuy nhiên để tránh
việc này xảy ra thì công nghệ mã PIN cũng được tích hợp tuy nhiên nó
không phải lúc nào cũng được tin cậy 100% nếu bạn chọn đơn vị cung
cấp không uy tín.

Thứ 3: Phạm vi quét có thể bị giới hạn

Mặc dù chúng sở hữu bộ khuếch đại có thể mở rộng phạm vi của


tín hiệu RFID một cách đáng kể. Tuy nhiên vẫn có những giới hạn đối với
phạm vi truyền. Điều này khiến hạn chế hiệu quả của nó, đặc biệt là khi
các tín hiệu bị chặn bởi một số kim loại, chất lỏng, hay các vật liệu khác.

Thứ 4: Có thể xảy ra sự cố khi quét

Mặc dù RFID có độ tin cậy là rất cao tuy nhiên thỉnh thoảng chúng
vẫn gặp sự cố không mong muốn. Thông thường đầu đọc có thể quét qua
hầu hết các vật liệu phi kim loại, nhưng chúng lại có vấn đề với kim loại
và nước. Nếu người đọc nhận tín hiệu từ nhiều thẻ cùng một lúc rất có thể
xảy ra tình trạng xung đột thẻ. Sự va chạm của đầu đọc có thể là vấn đề
nếu hai đầu đọc gây nhiễu tín hiệu của nhau.
III. ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng của RFID trong quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn
kho, nguyên vật liệu

Quản lý hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, từ sản xuất đến kho
và từ kho đến nhà cung cấp bằng các thẻ RFID trên từng mặt hàng, thùng
chứa hoặc pallet. Với một hệ thống theo dõi RFID hoàn chỉnh được thiết
lập bên trong cơ sở, có thể theo dõi sự di chuyển của vật liệu trực tiếp khi
nhân viên vận chuyển chúng giữa các đơn vị sản xuất, đến bến tải và lên
xe tải để giao hàng. Các doanh nghiệp sẽ nhận được chính xác đến từng
phút dữ liệu hiển thị:

+ Bao nhiêu hàng hóa đang trong quá trình sản xuất

+ Bao nhiêu hàng trong kho

+ Vị trí hàng hóa, tài sản trong nhà máy

+ Thời điểm hàng hóa, tài sản rời kho nhà máy

Các nhà cung cấp, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, cũng có thể sử
dụng công nghệ RFID để theo dõi hàng tồn kho trong cửa hàng. Với phần
mềm Trackify RFID, người quản lý có thể biết ngay khi nào cần đặt hàng
hàng tồn kho mới từ kho. Các thẻ RFID được gắn vào bao bì sản phẩm
cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích, chẳng hạn như ngày hết hạn của
mặt hàng để hỗ trợ việc luân chuyển hàng trong kho và giúp ngăn ngừa
lãng phí.

2. Hệ thống giao thông

Công nghệ RFID được sử dụng để thu phí giao thông đường bộ một
cách tự động. Với tần số là 900 Mhz và 2.45 Ghz, thẻ RFID được gắn trực
tiếp trên xe, đầu đọc thẻ sẽ được gắn ở trạm. Theo đó khi có xe chạy qua
đầu đọc có thể nhận dạng và ngay lập tức tự động trừ phí. Phương pháp
này giải quyết được tình trạng tắc nghẽn, giúp tránh thất thoát cho công
việc thu phí và giảm thiểu tối đa nguồn nhân sự cần sử dụng.

Công nghệ RFID được sử dụng trong các bãi gửi xe thông minh để
kiểm soát phương tiện ra vào bãi gửi xe. Mỗi vé xe đều được gắn RFID
tag nên khi quét mã thì tất cả thông tin về xe, giờ gửi xe và cả hình dáng
người ngồi trên xe... đều được lưu lại trong hệ thống dữ liệu của máy tính
sẽ bảo đảm an toàn cho xe của người gửi. Thời gian lấy thẻ chỉ từ 5-7
giây, nhanh hơn so với cách ghi và bấm thẻ bình thường là từ 15-20 giây,
khắc phục được tình trạng ùn tắc.

3. Hệ thống nhà thông minh

Hệ thống nhà thông minh sẽ sử dụng các con chip RFID gắn trực
tiếp vào các vật dụng trong gia đình. Từ đó, người trong gia đình có thể
dễ dàng kiểm soát các chu trình, độ an toàn của các thiết bị gia dụng trong
gia đình, hạn chế rủi ro cháy nổ, hỏng hóc, tiết kiệm được công sức

4. Hệ thống y tế

Việc ứng dụng được hệ thống Rfid vào việc chăm sóc sức khỏe
người bệnh là một bước độ phá lớn trong ngành y tế. Hệ thống này sẽ
được cấy vào các bệnh nhân cần được theo dõi đặc biệt tại bệnh viện. Lúc
này, dữ liệu sức khỏe của những người bệnh này sẽ được tự động ghi lại
rõ ràng, thống nhất và được cập nhật từng ngày từng giờ trên hệ thống
EHR.

5. Ứng dụng trong quản lý sự kiện

Công nghệ RFID đã đem đến bước tiến mới cho lĩnh vực sự kiện
với việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng tính toàn vẹn, bảo
mật cho dữ liệu. Những lợi ích nổi bật mà ứng dụng RFID trong sự kiện
có thể kể đến như:
+ Giảm thời gian chờ đợi cho người tham dự: Họ sẽ không còn phải
tốn quá nhiều thời gian cho việc xếp hàng chờ kiểm vé bởi công nghệ
RFID giúp nhận dạng tín hiệu từ dây đeo cổ tay để hoàn tất cho quá trình
đăng ký (check-in) một cách nhanh chóng.

+ Không cần sử dụng tiền mặt: Trong nhiều sự kiện, điển hình là
các sự kiện dưới nước, việc mang theo tiền mặt bên mình khá bất tiện.
Nhưng với dây đeo cổ tay RFID sẽ tận hưởng được trọn vẹn thời gian của
họ với việc thanh toán không cần sử dụng tiền mặt.

+ Thu thập, phân tích dữ liệu theo thời gian thực: Dữ liệu được thu
thập giúp bạn quản lý được luồng người tham dự và từ nguồn dữ liệu này
bạn có thể điều hướng người tham gia đến khu vực mong muốn.

+ Hạn chế tối đa tính trạng trộm cắp, gian lận: Loại bỏ tình trạng
gian lận vé để tham dự sự kiện khi chưa đăng ký hoặc không được cấp
quyền.

+ Một hình thức lưu giữ về sự kiện: Những chiếc vé giấy thường
được người tham dự bỏ đi sau những sự kiện nhưng với với dây đeo tay
RFID họ có thể giữ lại chúng nhưng một phụ kiện kỷ niệm cho chính sự
kiện mà mình vừa tham dự.

6. Tự động hóa thư viện với công nghệ RFID

Nhận thấy được ưu điểm nổi trội của công nghệ RFID so với các
công nghệ khác đã và đang ứng dụng trong thư viện, ở Việt Nam đã có
nhiều thư viện đã và đang bắt đầu ứng dụng công nghệ này bằng việc dán
thẻ RFID lên tài liệu. Có thể kể đến như Trung tâm Thông tin Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa,
Trung tâm tin thư viện Đại học Giao thông vận tải…
Hệ thống RFID trong thư viện gồm các công đoạn: Nhập thông tin
vào thẻ, mượn / trả tài liệu, phân loại tài liệu tự động (để xếp giá), kiểm
kê tài liệu.

Mỗi công đoạn nêu trên đều được cập nhật vào hệ thống quản trị
thư viện điện tử. Giúp người mượn không cần tiếp xúc trực diện với tài
liệu mượn, trả nhanh chóng; phân loại tài liệu tự động; kiểm kê nhanh
chóng.

IV. TIỀM NĂNG CỦA RFID TRONG TƯƠNG LAI

Khi việc áp dụng công nghệ RFID trở nên phổ biến hơn nữa, nó sẽ
chứng tỏ vị trí không thể thiếu của mình trong thương mại điện tử, quản lý
chuỗi cung ứng và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế hiện đại, việc phát
triển các công nghệ và ứng dụng mới có thể tích hợp với các giải pháp RFID
là một phần không thể thiếu.

1. Tích hợp với các công nghệ khác

Chính cấu trúc của các thẻ RFID ngày nay khiến chúng trở nên linh
hoạt độc đáo, nhưng các tích hợp mới thú vị sẽ đưa điều này lên một tầm cao
mới. Hiện tại, hệ thống quản lý kho hàng (WMS) dựa trên RFID cải thiện khả
năng truy xuất nguồn gốc và độ chính xác cho mọi thứ từ chọn hàng đến giao
hàng.

Trong tương lai gần, các giải pháp RFID cảm biến thông minh sẽ mang
những gì tốt nhất của Internet of Things (IoT) vào kho hàng hiện đại. Theo
cách tiếp cận này, các cảm biến sẽ cho phép các hệ thống theo dõi nhiệt độ và
nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng.

Một sự thay đổi quan trọng khác cũng đang được tiến hành: việc sử
dụng ngày càng nhiều RFID chủ động thay vì thụ động. Một số doanh nghiệp
trước đây đã tránh các giải pháp chủ động do chi phí cao hơn và thời hạn sử
dụng thường hạn chế. Tuy nhiên, do những cải tiến gần đây về pin, RFID hoạt
động có thể được tin cậy để mang lại độ chính xác cao hơn trong việc giám
sát tầm xa. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn để theo dõi
thiết bị chăm sóc sức khỏe hoặc duy trì kiểm soát truy cập nghiêm ngặt.

2. Nhiều ứng dụng sáng tạo hơn

Ngoài các vật liệu và công nghệ nêu trên, RFID sẽ phát triển khi các
nhà lãnh đạo ngành đưa ra những cách thức mới để tận dụng tối đa các giải
pháp này. Càng ngày, các hệ thống này sẽ được đánh giá cao hơn về những gì
chúng thực sự là: không chỉ các thẻ, mà còn là các giải pháp liên kết kết hợp
nhiều ứng dụng và trình đọc.

Cuối cùng, các hệ thống này sẽ không chỉ khả dụng trong nhà kho hoặc
thậm chí các cơ sở chăm sóc sức khỏe, mà còn ở nhiều địa điểm khác mà
người dùng dành thời gian của họ. Ví dụ, trong tương lai, người tiêu dùng có
thể cài đặt đầu đọc của riêng họ tại nhà. Họ có thể sử dụng những thứ này để
tích hợp dữ liệu liên quan đến RFID với các hệ thống quản lý khác nhau và
các thiết bị Internet of Things.

3. Tùy chọn in linh hoạt

Nhiều thẻ RFID hứa hẹn nhất ngày nay mỏng hơn và linh hoạt hơn
những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Được hỗ trợ bởi công nghệ bóng bán
dẫn màng mỏng hiệu suất cao, những bóng bán dẫn này có thể được gắn vào
một loạt các loại bề mặt khác nhau.

Theo cách tiếp cận này, các chức năng RFID có thể được kết hợp trong
một chất nền mềm dẻo có khả năng chống uốn đáng kể. Nhiều giải pháp
RFID đề cao việc chống lại các tác động vật lý lên thẻ RFID hơn hẳn các yếu
tố khác. Như vậy, giải pháp RFID sẽ là một lựa chọn thực tế, phổ biến mà
trước đây dường như nằm ngoài tầm với đối với một số doanh nghiệp.
4. Lưu trữ dữ liệu dựa trên đám mây

Tính di động từ lâu đã đại diện cho một trong những ưu điểm chính của
công nghệ RFID. Lợi ích này sẽ mang một khía cạnh hoàn toàn mới khi lưu
trữ dữ liệu dựa trên đám mây trở thành một thành phần không thể thiếu của
các hệ thống RFID trong tương lai.

Khi được lưu trữ trên đám mây, dữ liệu thời gian thực trở nên dễ truy
cập hơn, do đó nâng cao độ chính xác của các sản phẩm trong kho, số lượng
sản phẩm đang có và cần bổ sung. Hệ thống đám mây có thể hợp lý hóa các
quy trình trong tất cả các lĩnh vực của chuỗi cung ứng, do đó cải thiện năng
suất và độ chính xác giữa các nhân viên kho hàng, chuyên gia CNTT và nhiều
thành viên quan trọng khác trong nhóm.

5. Tương lai RFID so với mã vạch

Giống như RFID, mã vạch cho thấy rất nhiều hứa hẹn. Gây chú ý nhất
gần đây là mã vạch 2D (chẳng hạn như mã QR) đang trở nên phổ biến, những
thứ này sẽ còn dễ dàng hơn để quét trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan
trọng hơn nữa là khả năng chứa hàng nghìn ký tự của chúng, đảm bảo rằng
chúng truyền dữ liệu dễ hành động hơn nhiều so với mã vạch 1D..

Công nghệ RFID và mã vạch có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý,
nhưng các doanh nghiệp thường được hưởng lợi từ việc triển khai cả hai –
miễn là họ hiểu tình huống nào yêu cầu RFID và khi nào sử dụng mã vạch
cho phù hợp nhất, tối ưu nhất cho công việc.

Sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống này sẽ phát triển ngày càng cao,
cả hai đều được hưởng lợi từ những cải tiến trong các giải pháp in và lưu trữ
đám mây.

Khi các doanh nghiệp từ từ thay đổi khỏi các phương pháp truyền thống
thì họ sẽ sử dụng RFID và mã vạch cùng nhau như một giải pháp an toàn dự
phòng. Ví dụ, mã vạch dự phòng có thể hiệu quả trong các tình huống hướng
đến khách hàng và mặc dù rất hiếm nhưng các thẻ RFID cũng có thể bị hỏng.

Trong khi đó, mã vạch cũng có những hạn chế đáng chú ý liên quan đến
đường quét, tự động hóa và khả năng lưu trữ. Ở một mức độ nào đó, những
vấn đề này có thể được giảm thiểu với sự trợ giúp từ các phần mềm ghi nhãn
mã vạch cho doanh nghiệp, phần mềm này mang lại khả năng giám sát thời
gian thực và tích hợp ấn tượng.

Khi các công nghệ hội tụ, mã vạch và các giải pháp RFID có thể cải
thiện đáng kể các hoạt động kinh doanh khiến nó trở lên thông minh hơn, do
đó nâng cao lợi ích vốn có của cả hai hệ thống – và giảm thiểu các điểm yếu
tương ứng của chúng.
KẾT LUẬN

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã tìm hiểu, phân tích những
vấn đề của công nghệ RFID, ưu-nhược điểm cũng như tính ứng dụng của
RFID. Trong bài tiểu luận này, tôi đã tìm hiểu về cơ chế hoạt động, các loại,
ứng dụng, ưu nhược điểm, và xu hướng phát triển của RFID, một công nghệ
không dây cho phép truyền và nhận dữ liệu từ xa bằng sóng vô tuyến. Qua
quá trình nghiên cứu, chúng em đã rút ra một số kết luận sau:

RFID là một công nghệ có nhiều ưu điểm so với các công nghệ khác,
như khả năng lưu trữ nhiều thông tin hơn, không cần nhìn thấy để đọc, có thể
đọc nhiều thẻ cùng một lúc, và có độ bền cao.

Chúng em cũng đã nêu lên một số thách thức và hạn chế của RFID, như
chi phí cao, tương thích thấp, an ninh và riêng tư yếu, và ảnh hưởng của môi
trường; tính ứng dụng phổ biến và tiềm năng của RFID trong nhiều lĩnh vực,
như quản lý hàng hóa, kiểm soát truy cập, theo dõi động vật, thanh toán
không tiếp xúc, và nhiều hơn nữa; xu hướng phát triển của RFID trong tương
lai, như sự kết hợp với các công nghệ khác, như IoT, AI, và blockchain, để
tạo ra các giải pháp thông minh và an toàn hơn. Như vậy, có thể nói rằng,
RFID là một công nghệ có tiềm năng và tác động lớn đối với xã hội và cuộc
sống con người trong thời đại hiện đại.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Phan, (2019), Tổng quan công nghệ RFID trong thời đại 4.0,
HaPhan Joint Stock Company

2. Hoài Phương ( 2022), Lợi thế của công nghệ RFID trong thu phí
không

ngừng, Vn Express

3. Itgtechnology,( 2022), Ứng dụng RFID trong quản lý sản xuất

4. Eparking, (2022), Công nghệ RFID là gì? Nguyên lý hoạt động


và những ứng dụng trong thực tiễn

Hệ thống RFID sử dụng hệ


thống không dây thu phát
sóng radio, không sử dụng
tiaCác tần số của RFID là:
Frequency (approximate
range)
Name
120 – 125 khz
Tần số thấp
13,36 MHZ
Tần số cao (HF)
868 – 928 MHZ
Sóng cao tần ( UHF)
2,45 – 5,8 GHZ
Sóng siêu vi (Microwave)
- Các tần số thường được
sử dụng trong RFID là
125Khz hoặc 900Mhz.
Thông tin có thể được
truyền qua những khoảng
cách nhỏ mà không cần một
tiếp xúc
vật lý nào. Có thể đọc được
thông tin xuyên qua các
môi trường, vật liệu như: bê
tông,
tuyết, sương mù, băng đá,
sơn và các điều kiện môi
trường thách thức khác

You might also like