Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Lý Thuyết Vật Lí Đại Cương 2

Họ và tên : Mai Đức Vũ

Mã số sinh viên : 20196274

Bài Giải

Câu 6 : Định nghĩa hiện tượng điện hưởng? Thế nào là điện hưởng một phần,
điện hưởng toàn phần?

Định nghĩa hiện tượng điện hưởng : Là hiện tượng các điện tích cảm ứng xuất
hiện trên vật dẫn (lúc đầu không mang điện ) khi đặt trong điện trường ngoài .

Với trường hợp điện hưởng một phần : độ lớn của điện tích cảm ứng nhỏ hơn độ
lớn điện trên vật mang điện.

Với trường điện hưởng toàn phần: độ lớn của điện tích cảm ứng bằng độ lớn
điện trên vật mang điện.

Câu 7 : Định nghĩa tụ điện và tính điện dung của tụ phẳng, tụ trụ, và tụ cầu.?
Định nghĩa: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn A và B sao cho vật đẫn B bao bọc
hoàn toàn vật đẫn A(A,B thường được gọi là 2 cốt hoặc 2 bản tụ điện ). Ta nói
trằng khi đó hai vật dẫn A, B ở trạng thái điện hưởng toàn phần . Giả sử vật dẫn
A tích điện q1( ở ngoài mặt ) trên mặt trong của vật dẫn B xuất hiện điện tích q2
và trên mặt ngoài của vật dẫn B xuất hiện điện tích q2.

Hình ảnh minh họa

Tính điện dung

Của tụ phẳng

- Với tụ phẳng gồm hai mặt phẳng kim loại có cùng diện tích S
đặt song song và cách nhau khoảng d . Ta có hiệu điện thế giữa
2 bản tụ bằng :
V1 - V2 = (dσ )/ εε 0
Trong đó : σ =Q/ S :mật độ điện mặt trên mỗi bản
ε: là hằng số điện môi của môi trường
Điện dung C = Q/V 1−V 2= εε 0 S /¿d

Của tụ cầu
- Trong tụ điện cầu , hai bản tụ là hai mựt cầu kim loại đồng tâm
bán kính R1 và R2 ( bao bọc lẫn nhau)
(hình ảnh minh họa)
- Hiệu điện thế giữa 2 bản :
1 1
V1 - V2 = Q¿4 π εε 0∗¿( R 1 − R 2 )
- Do đó điện dung của điện cầu bằng:
4 πεε 0 R 1∗R 1
C= d

Của tụ điện trụ


- Hai bản của tự điện là hai mặt trụ kim loại đồng trục bán kính lần lượt là
R1 và R2 và có chiều cao bằng l .
- Theo công thức:
Q R1
V1 - V 2 = 2 πε 0 ε∗l * ln
R2

- Do đó :
Q
C= V 1−V 2
Câu 8 : Trình bày về năng lượng tương tác của một hệ điện tích điểm và của vật
dẫn mang điện; Năng lượng tụ điện phẳng và năng lượng điện trường.

1. Ta có Wt là thế năng tương tác hay năng lượng tương tác của 2 hệ điện
tích q1 và q2 :

1 q1q2
W12 = W21= 4 πεε r 12

Trong đó :
1 q1
4 πεε r 12 = V1= điện thế tại vị trí q1(do q1 gây ra).
1 q2
4 πεε r 12 = V2= điện thế tại vị trí q2(do q2 gây ra).
Do đó năng lượng tương tác của hệ điện tích điểm là:
n
1
W= ∑ qi Vi
2 i=1

2. Với vật dẫn mang điện


1
W= 2
qV

Hoặc :
2
1 1 1q
W= 2
qV = 2
CV
2
=W= 2C

3. Năng lượng tụ điện phẳng


2
1 1q 1
W= 2
qU = 2C = 2
CU
2

4. Năng lượng điện trường

Với :

εε 0 S
C= d

Điện trường mang năng lượng : Năng lượng này định xứ trong không gian điện
trường .

Mật độ năng lượng điện trường tại một điểm là :

1
We = 2
ED

Do đó năng lượng định xứ trong một thể tích hữu hạn V là :


W = ∫ We d V .
V

Câu 9: Sự phân cực điện môi là gì? Giải thích hiện tượng phân cực điện môi.
Trình bày về véctơ phân cực điện môi và liên hệ với mật độ điện mặt của các
điện tích liên kết. Nêu công thức cường độ điện trường và điện cảm trong điện
môi.
Hiện tượng xuất hiện các điện tích trên thanh điện môi khi nó đặt trong điện
trường ngoài được gọi là hiện tượng phân cực điện môi . Khác với hiện tượng
điện hưởng ở vật dẫn kim loại, các điện tích xuất hiện ở chỗ nào trên bề mặt
thanh điện môi sẽ định xứ ở đó, không di chuyển được. Ta gọi đó là các điện
tích liên kết.

Điện trường tổng hợp trong điện môi bây giờ là:

→ →→
'
E=¿ Eo+ ¿ E ¿ ¿

Giải tích hiện tượng phân cực điện môi:

Ta biết, trong mỗi nguyên tử, các electron luôn chuyển động quanh hạt nhân với
vận tốc rất lớn. Tuy nhiên khi xét tương tác giữa các electron của nguyên tử,
phân tử với điện tích hay điện trường bên ngoài ở những khoảng cách khá lớn
so với kích thước phân tử, một cách gần đúng, ta có thể coi tác dụng của các
electron tương đương với tác dụng của một điện tích tổng cộng -q đứng yên tại
một vị trí trung bình nào đó trong phân tử, gọi là tâm của các điện tích âm. Một
cách tương tự, ta coi tác dụng của hạt nhân tương đương với điện tích dương +q
đặt tại tâm của các điện tích dương.

Tùy theo phân bố các electron quanh hạt nhân mà tâm của các điện tích âm và
tâm của các điện tích dương có thể lệch nhau hoặc trùng nhau. Trường hợp thứ
nhất, mỗi phân tử chất điện môi đã là một lưỡng cực điện. Trường hợp thứ hai,
phân tử chất điện môi không tự phần thành lưỡng cực điện, nhưng khi đặt phân
tử trong điện trường ngoài thì tác dụng của điện trường ngoài luôn làm tâm của
các điện tích dương và tâm của cách điện tích âm lệch xa nhau và bản thân phân
tử trở thành lưỡng cực điện có momen điện véc tơ pe khác không.
Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các momen điện của các phân tử chất
điện môi sẽ xoay và định hướng theo đường sức điện trường ngoài một cách trật
tự .Kết quả trong lòng khối điện môi các điện tích trái dấu của các lưỡng cực
phân tử vẫn trung hòa nhau, còn ở hai mặt giới hạn xuất hiện các điện tích trái
dấu. Các điện tích này chính là tập hợp các điện tích của các lưỡng cực phân tử
trên các bề mặt giới hạn, chúng không phải là các điện tích tự do mà là các điện
tích liên kết.

Điện trường ngoài cang mạnh, sự phân cực điện môi càng rõ rệt. Khi không có
điện trường ngoài, các momen điện của các lưỡng cực phân tử sắp xếp một cách
hỗn loạn hoặc triệt tiêu (đối với loại có tâm của các điện tích dương và âm trùng
nhau). Kết quả các điện tích liên kết biến mất, khối điện môi không bị phân cực.

Véc tơ phân cực điện môi:

Để đặc trưng cho mức độ phân cực của điện môi, người ta dùng đại lượng vật lý
là vectơ phân cực điện môi véc tơ pe , được định nghĩa như sau: Vectơ phân cực
điện môi là một đại lượng đo bằng tổng các momen điện của các phân tử có
trong một đơn vị thể tích của khối điện môi.
Với định nghĩa trên, vectơ phân cực điện môi là một đại lượng vĩ mô, được coi
như một momen lưỡng cực điện ứng với một đơn vị thể tích của chất điện môi.
Đơn vị đo của vectơ phân cực điện môi là C/m (trùng với đồng vị đo mật độ
điện tích mặt).

Nếu mọi phân tử đều bị phân cực và momen điện của các phân tử đều bằng
nhau và định hướng song song thì vectơ phân cực:

trong đó n0 là mật độ phân tử.

Liên hệ giữa vectơ phân cực điện môi pe và mật độ điện tích liên kết σ ' :

Xét khối chất điện môi đồng chất, đẳng hướng, có dạng một tấm phẳng và được
đặt trong điện trường đều . Gọi mật độ điện tích liên kết trên hai mặt của tâm

điện môi là E 0 . Xét một hình trụ đủ nhỏ, có đường sinh song song với vectơ
cường độ điện trường ngoài, có hai đáy ∆ S nằm trên hai mặt của tấm điện môi.
Khi đó, hình trụ này có thể coi như một lưỡng cực điện có momen điện

,
trong đó

là điện tích mặt xuất hiện trên diện tích đáy ∆ S của hình trụ

và l là vectơ vẽ từ đáy hình trụ có điện tích âm đến đáy có điện tích dương.
Gọi V = ∆ S .l .cos α là thể tích của hình trụ thì ta có vectơ phân cực của khối
điện môi nằm trong hình trụ là:

Suy ra:

Vậy, mật độ điện tích liên kết σ ' xuất hiện trên mặt giới hạn của khối điện môi
có giá trị bằng hình chiếu của vectơ phân cực lên pháp tuyến của mặt giới hạn
đó.

Công thức cường độ điện trường và điện cảm trong điện môi:

E0
E= ε

Trong đó :ε =1+ χ e là hằng số phụ thuộc tính chất của môi trường, đó chính là
hằng số điện môi của môi trường.

Câu 10: Nêu định nghĩa, đặc điểm, ý nghĩa vật lý của véctơ mật độ dòng điện.
Trình bày về định luật Ohm dạng vi phân.

Mật độ dòng điện qua ds:


dI
J= dS

dSn = dS .cosα α là hình chiếu của dS lên mặt phẳng vuông góc với véctơ pháp
tuyến của mặt dS.
Vectơ mật độ dòng J : Gọi n là mật độ các hạt mang điện chuyển động có
hướng, v là vectơ vận tốc trung bình của các hạt mang điện,q là điện tích của
mỗi hạt thì:

Dạng vi phân của định luật Ôm:


Xét 2 điện tích nhỏ dSn vuông góc với đường dòng và cách nhau một đoạn dl,
điện thế ở hai đầu là V và V+dV, cuờng độ dòng điện qua dSn là dI.

1
Đặt σ = ρ là suất điện dẫn của chất làm dây dẫn . Khi đó ta được :j = σ E

Vì vecto j,E cùng phương , cùng chiều nên ta có:

Vậy tại mội điểm bất kỳ trong môi trường có dòng điện chạy qua , vecto mật độ
dòng điện tỉ lệ thuận với vecto cường độ dòng điện điện trường tại điểm đó .

You might also like