LỊCH SỬ ĐẢNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của chỉ thị “Kháng

chiến – kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Đảng cộng sản Đông
Dương? (4đ)
(tách 2 câu:

(1) Trình bày thuận lợi và khó khăn của nước ta sau CMT8 năm 1945?  trình
bày ý a;

(2) Nội dung và ý nghĩa của chỉ thị “Kháng chiến – Kiến quốc” ngày 25/11/1945
của ĐCS Đông Dương?  trình bày ý b, c)

a, Hoàn cảnh lịch sử sau cách mạng tháng 8:

 Thuận lơi:
- Nước ta được độc lập, nhân dân được giải phóng, có chủ quyền (mơ ước
hàng ngàn năm của dân tộc ta)
- Từ đó tạo ra khí thế cách mạng sôi nổi trên cả nước, toàn dân tin tưởng vào
sụ lãnh đạo của Đảng đồng lòng quyết tâm giữ vững chính quyền.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, phong trào đấu tranh vì hòa bình
phát triển mạnh, tạo thành từng làn sóng Cách mạng tấn công vào chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
 Khó khăn:
- Đất nước ta bị kẻ thù bao vây tứ phía, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau
nhằm lật đổ chính quyền cách mạng VN non trẻ vừa mới giành lại được.
+ Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng và tay sai kéo vào nước ta dưới danh
nghĩa đồng minh nhưng thực chất âm mưu của chúng là diệt cộng, cầm Hồ,
phá tan chính quyền CM để thiết lập chính quyền phản CM tay sai của
chúng.
+ Ở miền Nam, 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa là đồng minh nhưng
thực chất âm mưu của chúng là giúp Pháp chiếm lại Đông Dương.
+ Ở Đông Dương, 6 vạn quân Nhật cũng sẵn sàng trao vũ khí cấu kết với đế
quốc chống lại chính quyền cách mạng.

1
+ Gần 3 vạn quân Pháp kéo vào nước ta, chúng vẫn nuôi ý đồ khôi phục sự
thống trị ở Việt Nam.
+ Các tổ chức phản động đồng loạt nổi lên như nấm chống phá chính quyền
cách mạng.
- Kinh tế - xã hội: Bên cạnh những thách thức nghiêm trọng về quân sự và
chính trị thì khó khăn về kinh tế - xã hội cũng là thách thức nặng nề đối với
Đảng và chính quyền cách mạng.
+ Về kinh tế - tài chính: kiệt quệ, xơ xác, tiêu điều, kho bạc trống rỗng, nạn
đói mới thì đe dọa.
+ Văn hóa – xã hội: giặt dốt hoành hành, tệ nạn xã hội tràn lan.
+ Đất nước ta chưa được một nước nào trên thế giới công nhận đặt quan hệ
ngoại giao.
 Nhận xét:
- Sau CMT8, nước ta đứng trước tình trạng "khó khăn chồng chất khó khăn",
vận mệnh của dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc", chính quyền nhân dân có
nguy cơ bị lât đổ, nền độc lập mới giành lại được có thể bị mất. Trước tình
hình đó, Đảng ta sáng suốt nhận thấy đất nước không chỉ có khó khăn mà
còn có những thuận lợi cơ bản, chính quyền nhân dân có thể trụ vững, toàn
Đảng toàn dân ta quyết tâm đấu tranh bảo vệ vững chính quyền Cách mạng.

b, Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của Đảng:

 Chỉ thị “kháng chiến – kiến quốc” ngày 25/11/1945:


- Xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc. Bởi vì cuộc cách mạng này vẫn còn đang tiếp diễn.
Do đó khẩu hiệu đấu tranh của thời kỳ này là “dân tộc trên hết, tổ quốc trên
hết”.
- Trên cơ sở đánh giá thái độ của từng đế quốc, từ đó xác định thực dân Pháp
là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chống Pháp vì:
+ Pháp có nhiều cơ sở và quyền lợi ở nước ta vì chúng đã từng thống trị
nước ta trên 80 năm.
+ Trên thực tế, Pháp đã nổ súng xâm lược Nam Bộ ngày 23/9/1945.
+ Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta lần nữa vì chúng quay trở lại
để vơ vét nhằm khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.

2
- Trên cơ sở phân tích âm mưu của các tổ chức phản động, từ đó Đảng đã có
những chủ trương hết sức mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về mặt
nguyên tắc, có thể nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế chính trị nhưng
không vi phạm vào quyền lợi của dân tộc, phải giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng.
- Chỉ thị đề ra 4 nhiệm vụ cơ bản trước mắt:
+ Củng cố và bảo vệ chính quyền Cách mạng.
+ Chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Bài trừ nội phản.
+ Cải thiện đời sống nhân dân.
 Bốn nhiệm vụ phải được tiến hành đồng thời nhưng nhiệm vụ củng cố và
bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm phải được đặt lên
hàng đầu.
- Chỉ thị vạch ra các biện pháp cụ thể:
+ Về chính trị: Đoàn kết toàn dân tiến tới tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành
lập Chính phủ chính thức ban hành hiến pháp.
+ Về kinh tế: Tăng gia sản xuất để cứu đói, phát động các phong trào chống
giặc đói như “Hũ gạo tiết kiệm”, “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”.
+ Về quân sự: Động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến chống
Pháp.
+ Về văn hóa – xã hội: Xây dựng nền văn hóa mới, bài trừ văn hóa ngu dân,
xóa nạn mù chữ.
+ Về ngoại giao: Thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ thêm bạn
bớt thù.

c, Ý nghĩa:

- Chỉ thị soi sáng cho toàn Đảng toàn dân ta đấu tranh chống thù trong giặc
ngoài nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình và giữ vững chính quyền
cách mạng, xây dựng chế độ mới.
- Chỉ thị phản ánh một quy luật lớn của Cách mạng Việt Nam sau CMT8:
giành chính quyền Cách mạng đi đôi với bảo vệ chính quyền Cách mạng.
Đồng thời phản ánh một quy luật lớn của lịch sử dân tộc đó là dựng nước
phải đi đôi với giữ nước.

3
- Đặc biệt phản ánh sâu sắc câu nói của Lênin: “Một cuộc cách mạng chỉ có
giá trị khi nó tự biết bảo vệ nó”.

Câu 8: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa đường lối đổi mới
của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của ĐCSVN?
a, Hoàn cảnh lịch sử:

 Thế giới:
- Các nước đế quốc đứng đầu là Mỹ đã tập trung tìm cách chống phá hệ thống
XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Hệ thống XHCN kể cả Liên Xô, Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng
kinh tế - xã hội và hộ cũng đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức,
mức độ khác nhau: có nước thành công, có nước thất bại. Tình hình đó giúp
Đảng ta định ra đường lối đổi mới đất nước đúng đắn.
 Trong nước:
- Sau 10 năm xây dựng CNXH trên cả nước (1975 – 1985), chúng ta đã thu
được một số thành tựu trên các mặt, bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất
cho CNXH đảm bảo về vấn đề an ninh quốc phòng.
- Tuy nhiên, chúng ta đã gặp những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội
+ Nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, hiện tượng mất cân
đối diễn ra trầm trọng. Năm 1986, lạm phát lên đến mức cao nhất.
+ Đời sống nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ
trang gặp rất nhiều khó khăn.
- Do đó, đổi mới trở thành yêu cầu thiết yếu, cấp thiết của hệ thống XHCN
nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại hội VI được chuẩn bị với một tinh
thần dân chủ rộng rãi, công phu, chu đáo, tích cực. Một sự đổi mới hết sức
mạnh mẽ và sâu sắc.

b, Nội dung:

- Đại hội đã phân tích đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, những thuận
lợi và khó khăn của đất nước sau 10 năm xây dựng XHCN trên cả nước. Từ
đó, tổng kết thành 4 bài học kinh nghiệm:
+ Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân
làm gốc”.

4
+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, phải trân trọng và hoạt động theo các
quy luật khách quan.
+ Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới.
+ Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo
nhân dân tiến hành cuộc Cách mạng XHCN.
- Đại hội đã nêu rõ Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy, trước hết
là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong
cách lãnh đạo và công tác.
- Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm
còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã
hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp theo.
- Đại hội đề ra mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.
+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng 3
chương trình kinh tế lớn đó là: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu. Ba chương trình này là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp
hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
+ Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống
tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ gìn kỷ cương phép nước.
+ Đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
- Đại hội đã nêu ra phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội:
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư.
+ Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế.
+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật.
+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
- Tư duy chỉ đạo: giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mỗi khả
năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế
để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố
quan hệ sản xuất XHCN.

5
c, Ý nghĩa:

- Đại hội VI là đại hội khởi xướng, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới toàn diện ở
nước ta. Là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết để tiến lên.
- Đường lối đổi mới toàn diện của đại hội VI mở đường cho đất nước thoát ra
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục đi lên CNXH.
- Đại hội VI của Đảng đã thực sự vào cuộc sống, trở thành động lực thúc đẩy
nền kinh tế nước ta phát triển, làm thay đổi bộ mặt của xã hội, mở ra một
giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của lịch sử cách mạng Việt Nam.

You might also like