Đatk NMĐ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

Thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện công


suất 240MW
NGUYỄN THẾ ANH
anh.nt181081@sis.hust.edu.vn
Chuyên ngành Hệ thống điện

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRƯƠNG NGỌC MINH


Chữ ký của GVHD

Khoa: Điện

Trường: Điện- Điện Tử

HÀ NỘI, 9/2022
LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, ngành Điện lực giữ vai
trò vô cùng quan trọng. Khi xây dựng một nhà máy, một khu kinh tế hay một khu dân
cư, trước tiên hệ thống cung cấp điện cần được thiết kế để phục vụ sản xuất và nhu cầu
sinh hoạt của con người. Sự phát triển của các ngành công nghiệp và nhu cầu sử dụng
điện năng đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của hệ thống điện cả về quy mô và
mức độ phức tạp với yêu cầu về chất lượng điện ngày càng cao đòi hỏi người làm chuyên
môn cần phải nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu biết sâu rộng về hệ thống điện.

Xuất phát từ thực tế đó cùng những kiến thức đã được học từ các học phần trước như
“Nhà máy điện & Trạm biến áp”, “Ngắn mạch trong Hệ thống điện”, … của Trường
đại học Bách Khoa Hà Nội, em đã nhận được đề tài: Thiết kế phần điện trong nhà
máy điện.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Trương Ngọc Minh, giảng viên Bộ môn Hệ thống
điện đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thiện đồ án. Tuy nhiên do còn những hạn
chế về kiến thức, đồ án không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được lời khuyên
và góp ý từ thầy.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, 27 tháng 9 năm 2022


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thế Anh
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................iii

CHƯƠNG 1. CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN, TÍNH TOÁN PHỤ TẢI VÀ CÂN BẰNG CÔNG
SUẤT.......................................................................................................................................... 1

1.1 Chọn máy phát điện ........................................................................................................ 1

1.2 Tính toán phụ tải và cân bằng công suất ...................................................................... 1
1.2.1 Phụ tải toàn nhà máy ................................................................................................ 2
1.2.2 Phụ tải tự dùng ......................................................................................................... 3
1.2.3 Phụ tải địa phương ................................................................................................... 4
1.2.4 Phụ tải trung áp ........................................................................................................ 5
1.2.5 Công suất nhà máy phát về hệ thống ....................................................................... 6
1.2.6 Kết quả tổng hợp ...................................................................................................... 7

1.3 Tổng kết chương 1 .......................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN MÁY BIẾN ÁP. XÁC ĐỊNH
TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG .................................................. 9

2.1 Các phương án đề xuất................................................................................................. 10


2.1.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 12
2.1.2 Phương án 2 ........................................................................................................... 13
2.1.3 Phương án 3 ........................................................................................................... 14
2.1.4 Phương án 4 ........................................................................................................... 15
2.1.5 Tổng kết ................................................................................................................. 16

2.2 Phân bố công suất các cấp điện áp của máy biến áp .................................................. 16
2.2.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 16
2.2.2 Phương án 3 ........................................................................................................... 19

2.3 Tính toán chọn máy biến áp ......................................................................................... 21


2.3.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 21
2.3.2 Phương án 3 ........................................................................................................... 22

2.4 Kiểm tra khả năng quá tải của máy biến áp ................................................................ 24
2.4.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 24
2.4.2 Phương án 3 ........................................................................................................... 28

2.5 Tính tổn thất điện năng ............................................................................................... 32


2.5.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 32
2.5.2 Phương án 3 ........................................................................................................... 33

2.6 Tính dòng điện ngắn cưỡng bức các mạch................................................................. 35


2.6.1 Phương án 1 ........................................................................................................... 35
2.6.2 Phương án 3 ........................................................................................................... 37

2.7 Tổng kết chương 2 ....................................................................................................... 39

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH ................................................. 40

3.1 Tính điện kháng các phần tử trong sơ đồ thay thế ..................................................... 40
3.1.1 Chọn các đại lượng cơ bản .................................................................................... 40
3.1.2 Lựa chọn dây dẫn đường dây 220kV .................................................................... 41
3.1.3 Tính thông số các phần tử trong sơ đồ thay thế nhà máy ...................................... 42

3.2 Tính toán ngắn mạch phương án 1............................................................................. 43


3.2.1 Điểm ngắn mạch N1 .............................................................................................. 45
3.2.2 Ngắn mạch tại N2 .................................................................................................. 47
3.2.3 Điểm ngắn mạch N3 .............................................................................................. 50
3.2.4 Ngắn mạch điểm N3’ ............................................................................................ 52
3.2.5 Ngắn mạch điểm N4 .............................................................................................. 53

3.3 Tính toán ngắn mạch phương án 3............................................................................. 53


3.3.1 Điểm ngắn mạch N1 .............................................................................................. 55
3.3.2 Điểm ngắn mạch N2 .............................................................................................. 57
3.3.3 Điểm ngắn mạch N3 .............................................................................................. 60
3.3.4 Ngắn mạch điểm N3’ ............................................................................................ 62
3.3.5 Ngắn mạch điểm N4 .............................................................................................. 63

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TỐI


ƯU ........................................................................................................................................... 64

4.1 Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................................... 64


4.1.1 Vốn đầu tư ............................................................................................................. 64
4.1.2 Chi phí vận hành hàng năm ................................................................................... 65

4.2 Đánh giá phương án 1 ................................................................................................. 66


4.2.1 Vốn đầu tư của thiết bị .......................................................................................... 67
4.2.2 Tổng chi phí đầu tư phương án 1 .......................................................................... 70
4.3 Đánh giá phương án 3 .................................................................................................. 70
4.3.1 Vốn đầu tư của thiết bị ........................................................................................... 71
4.3.2 Tổng chi phí đầu tư phương án 3 ........................................................................... 73

4.4 Lựa chọn phương án tối ưu ......................................................................................... 74

CHƯƠNG 5. LỰA CHỌN DÂY DẪN VÀ KHÍ CỤ ĐIỆN ................................................. 75

5.1 Chọn máy cắt điện và dao cách ly ................................................................................ 75


5.1.1 Chọn máy cắt ......................................................................................................... 75
5.1.2 Chọn dao cách ly .................................................................................................... 76

5.2 Chọn thanh dẫn cứng cho mạch máy phát.................................................................. 77


5.2.1 Chọn tiết diện thanh dẫn cứng cho mạch máy phát ............................................... 77
5.2.2 Kiểm tra ổn định động thanh dẫn cứng .................................................................. 78
5.2.4 Chọn sứ đỡ cho thanh dẫn cứng ............................................................................. 81

5.3 Chọn thanh dẫn mềm ................................................................................................... 82


5.3.1 Chọn thanh dẫn mềm làm thanh góp cấp điện áp 220kV ...................................... 83
5.3.2 Chọn thanh dẫn mềm làm thanh góp cấp điện áp 110kV ...................................... 86

5.4 Chọn máy biến điện áp BU và máy biến dòng điện BI ............................................... 89
5.4.1 Chọn BU ................................................................................................................ 89
5.4.2 Chọn máy biến dòng (BI) ...................................................................................... 93

5.5 Chọn cáp và kháng điện cho phụ tải địa phương ....................................................... 95
5.5.1 Chọn cáp ................................................................................................................ 95
5.5.2 Chọn kháng điện .................................................................................................... 99

5.6 Chọn chống sét van..................................................................................................... 102


5.6.1 Chọn chống sét van cho thanh góp ...................................................................... 102
5.6.2 Chọn chống sét van cho máy biến áp................................................................... 103

CHƯƠNG 6. CHỌN SƠ ĐỒ NỐI DÂY VÀ THIẾT BỊ TỰ DÙNG ................................ 105

6.1 Chọn khí cụ điện cho cấp điện áp 6,3kV ................................................................... 106
6.1.1 Chọn máy biến áp tự dùng cấp 1.......................................................................... 106
6.1.2 Chọn máy biến áp dự phòng ................................................................................ 106
6.1.3 Máy biến áp tự dùng cấp 2 ................................................................................... 107
6.1.4 Chọn máy cắt phía cao áp của máy biến áp tự dùng cấp 1 .................................. 107

6.2 Chọn khí cụ điện cấp 0.4kV ....................................................................................... 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 111


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1 Đồ thị công suất phát của nhà máy ..................................................................3
Hình 1-2 Đồ thị công suất tự dùng ..................................................................................4
Hình 1-3 Đồ thị phụ tải địa phương.................................................................................5
Hình 1-4 Đồ thị phụ tải trung áp .....................................................................................6
Hình 1-5 Đồ thị tổng hợp công suất ................................................................................7
Hình 2-1 Phương án 1....................................................................................................12
Hình 2-2 Phương án 2....................................................................................................13
Hình 2-3 Phương án 3....................................................................................................14
Hình 2-4 Phương án 4....................................................................................................15
Hình 2-5 Phương án 1....................................................................................................16
Hình 2-6 Phương án 2....................................................................................................19
Hình 2-7 Quá tải sự cố MBA B4 phương án 1 ..............................................................25
Hình 2-8 Sự cố MBA B2 phương án 1 ..........................................................................26
Hình 2-9 Quá tải sự cố MBA B4 phương án 3 ..............................................................29
Hình 2-10 Sự cố MBA B2 phương án 3 ........................................................................30
Hình 3-1 Lựa chọn điểm ngắn mạch phương án 1 ........................................................44
Hình 3-2 Điểm ngắn mạch N1.......................................................................................45
Hình 3-3 Sơ đồ rút gọn ngắn mạch điểm N1 .................................................................45
Hình 3-4 Điểm ngắn mạch N2.......................................................................................47
Hình 3-5 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N2 .................................................................48
Hình 3-6 Sơ đồ điểm ngắn mạch N3 .............................................................................50
Hình 3-7 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N3 .................................................................50
Hình 3-8 Sơ đồ ngắn mạch điểm N3' ............................................................................52
Hình 3-9 Lựa chọn điểm ngắn mạch phương án 3 ........................................................54
Hình 3-10 Điểm ngắn mạch N1.....................................................................................55
Hình 3-11 Sơ đồ rút gọn ngắn mạch điểm N1 ...............................................................55
Hình 3-12 Điểm ngắn mạch N2.....................................................................................57

i
Hình 3-13 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N2 .............................................................. 58
Hình 3-14 Sơ đồ điểm ngắn mạch N3 ........................................................................... 60
Hình 3-15 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N3 .............................................................. 60
Hình 3-16 Sơ đồ ngắn mạch điểm N3' .......................................................................... 62
Hình 4-1 Sơ đồ điện chính phương án 1 ....................................................................... 67
Hình 4-2 Sơ đồ điện chính phương án 3 ....................................................................... 71
Hình 5-1 Mặt cắt của thanh dẫn .................................................................................... 78
Hình 5-2 Mặt cắt sứ đỡ .................................................................................................. 81
Hình 5-3 Sơ đồ nối các dụng cụ đo ............................................................................... 90
Hình 5-4 Sơ đồ kháng điện ........................................................................................... 99
Hình 5-5 Sơ đồ thay thế để chọn Xk%........................................................................ 100
Hình 6-1 Sơ đồ nối điện tự dùng ................................................................................. 105
Hình 6-2 Sơ đồ thay thế biến áp tự dùng .................................................................... 107
Hình 6-3 sơ đồ thay thế tính chọn Aptomat ................................................................ 109

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1 Thông số máy phát điện ...................................................................................1


Bảng 1-2 Bảng biến thiên phụ tải toàn nhà máy .............................................................3
Bảng 1-3 Bảng biến thiên phụ tải tự dùng của nhà máy .................................................4
Bảng 1-4 Bảng biến thiên phụ tải địa phương .................................................................5
Bảng 1-5 Bảng biến thiên phụ tải trung áp ......................................................................5
Bảng 1-6 Bảng cân bằng công suất của toàn nhà máy ....................................................7
Bảng 2-1 Bảng tổng hợp công suất lớn nhất và nhỏ nhất .............................................. 11
Bảng 2-2 Bảng phân bố công suất trong chế độ bình thường phương án 1 ..................18
Bảng 2-3 Bảng phân bố công suất trong chế độ bình thường phương án 3 ..................20
Bảng 2-4 Thông số kỹ thuật MBA B4 phương án 1 ......................................................21
Bảng 2-5 Thông số máy biến áp B1 phương án 1 .........................................................21
Bảng 2-6 Thông số máy biến áp tự ngẫu B2, B3 phương án 1 .....................................22
Bảng 2-7 Thông số kỹ thuật MBA B1 và B4 phương án 3 ...........................................23
Bảng 2-8 Thông số máy biến áp tự ngẫu B2, B3 phương án 3 .....................................23
Bảng 2-9 Bảng phân bố công suất các cuộn dây MBA TN khi sự cố B4 phương án 1 25
Bảng 2-10 Bảng phân bố công suất trong trường hợp sự cố MBA B2 phương án 1 ....27
Bảng 2-11 Bảng phân bố công suất các cuộn dây MBA TN khi sự cố B4 phương án 3
.......................................................................................................................................29
Bảng 2-12 Bảng phân bố công suất trong trường hợp sự cố MBA B2 phương án 3 ....31
Bảng 2-13 Dòng điện cưỡng bức phương án 1 .............................................................37
Bảng 2-14 Dòng điện cưỡng bức phương án 3 .............................................................39
Bảng 3-1 Trị số dòng ngắn mạch của phương án 1 .......................................................53
Bảng 3-2 Trị số dòng ngắn mạch của phương án 3 .......................................................63
Bảng 4-1 Vốn đầu tư máy biến áp phương án 1 ............................................................67
Bảng 4-2 Chọn máy cắt phương án 1 ............................................................................69
Bảng 4-3 Vốn đầu tư máy biến áp phương án 3 ............................................................71
Bảng 4-4 Chọn máy cắt phương án 1 ............................................................................72

iii
Bảng 4-5 Tổng kết chi phí hai phương án ..................................................................... 74
Bảng 5-1 Chọn máy cắt điện ......................................................................................... 75
Bảng 5-2 Chọn dao cách ly ........................................................................................... 77
Bảng 5-3 Chọn thanh dẫn mạch máy phát .................................................................... 78
Bảng 5-4 Chọn sứ đỡ..................................................................................................... 81
Bảng 5-5 Chọn thanh dẫn mềm 220kV ......................................................................... 83
Bảng 5-6 Chọn thanh dẫn mềm 220kV ......................................................................... 86
Bảng 5-7 Chọn thanh dẫn mềm 110kV ......................................................................... 87
Bảng 5-8 Các dụng cụ đo lường sử dụng máy biến điện áp ......................................... 91
Bảng 5-9 Chọn BU cho cấp điện áp 10,5kV ................................................................. 91
Bảng 5-10 Chọn BU cho cấp điện áp 110kV và 220kV ................................................. 93
Bảng 5-11 Chọn BI cho cấp điện áp 10.5kV ................................................................. 94
Bảng 5-12 Chọn kháng điện đơn................................................................................. 101
Bảng 5-13 Chọn chống sét van cho thanh góp ............................................................ 103
Bảng 5-14 Chọn chống sét van cho máy biến áp tự ngẫu ........................................... 104
Bảng 5-15 Chọn chống sét van cho máy biến áp hai cuộn dây .................................. 104
Bảng 6-1 Thông số kĩ thuật MBA TMH-6300 ............................................................ 106
Bảng 6-2 Thông số kĩ thuật MBA ΤДΗС-10000 ........................................................ 106
Bảng 6-3 Chọn máy biến áp tự dùng cấp 2 ................................................................. 107
Bảng 6-4 Máy cắt phía cao áp máy biến áp tự dùng cấp 1 ......................................... 108
Bảng 6-5 Dao cách ly cao áp máy biến áp tự dùng cấp 1 ........................................... 108
Bảng 6-6 Chọn máy biến áp 6.3kV ............................................................................. 109
Bảng 6-7 Thông số Aptomat C1001N ......................................................................... 110

iv
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thế Anh

Ngành: Hệ thống điện Lớp: Điện 01 – K63

MSSV: 20181081 Đề số: 8

I. Tên đề tài

Thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện công suất 240 MW

II. Các số liệu cho trước

1. Nhà máy điện


Gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 60 MW.
Biến thiên phụ tải hàng ngày của nhà máy (tính theo phần trăm P max) như sau:

t (h) 0-5 5 - 12 12 - 18 18 - 20 20 - 24
PNM (%) 80 85 90 100 75

Công suất tự dùng cực đại bằng 6.7% công suất định mức của nhà máy, cosφ TD =
0.8.
2. Phụ tải địa phương
Uđm = 10kV, Pmax = 10MW, cosφ = 0.86.
Gồm: 2 đường cáp kép x 2,5MW x 3km, 2 đường cáp đơn x 2,5MW x 4km.
Biến thiên phụ tải hàng ngày (tính theo phần trăm P max) như sau:

t (h) 0-8 8 - 12 12 - 20 20 - 24
Pđp (%) 70 80 100 90

Tại các trạm cuối phụ tải địa phương dùng cáp lõi đồng có Smin = 50mm2 và dùng
máy cắt có dòng cắt định mức Iđm = 20 kA, thời gian cắt ngắn mạch tc = 0,4s.

3. Phụ tải trung áp

v
Uđm = 110kV, Pmax = 140MW, cosφ = 0.89.
Gồm: 2 đường dây kép x 50MW, 1 đường dây đơn x 40MW
Biến thiên phụ tải hàng ngày (tính theo phần trăm Pmax) như sau:

t (h) 0-8 8 - 12 12 - 18 18 - 20 20 - 24
PTA (%) 80 90 100 95 80
4. Phụ tải cao áp (Không có)
Uđm = 220kV, Pmax = MW, cosφ =
Gồm: đường dây kép x MW, đường dây đơn x MW
Biến thiên phụ tải hàng ngày (tính theo phần trăm Pmax) như sau:

t (h)
PTA (%)
5. Hệ thống điện
- Uđm = 220kV.
- Công suất tổng của hệ thống (không kể nhà máy thiết kế) là 3000MVA. Dự trữ
quay của hệ thống là 300 MVA.
- Điện kháng ngắn mạch tính đến thanh cái hệ thống: XHT = 0,9.
- Nhà máy thiết kế được nối với hệ thống bằng một đường dây kép dài 80km.

III Nhiệm vụ thực hiện

1. Chọn máy phát điện, tính toán phụ tải và cân bằng công suất.
2. Xác định các phương án và chọn máy biến áp, tính tổn thất công suất, điện năng.
3. Tính toán ngắn mạch, lựa chọn các thiết bị điện chính của NM
4. Tính toán chọn phương án tối ưu.
5. Chọn sơ đồ nối dây và thiết bị tự dùng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2022


Giảng viên hướng dẫn
Trương Ngọc Minh

vi
CHƯƠNG 1. CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN, TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

VÀ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT

1.1 Chọn máy phát điện


Nhà máy điện có tổng công suất đặt là 240MW, gồm 4 tổ máy phát điện mỗi tổ
60MW cung cấp cho các phụ tải. Khi chọn máy phát ta cần chú ý một số điểm sau:

 Chọn máy phát có điện áp định mức lớn thì dòng điện định mức sẽ nhỏ, dòng
điện ngắn mạch ở các cấp điện áp sẽ nhỏ và do đó yêu cầu về độ bền ổn định
động, ổn định nhiệt của các khí cụ điện sẽ giảm thấp từ đấy giảm vốn đầu tư. Vì
vậy lựa chọn điện áp định mức máy phát bằng điện áp vận hành phụ tải địa
phương.

 Nên chọn các máy phát điện cùng loại để thuận tiện vận hành.

Tra sổ tay kỹ thuật chọn 4 máy phát điện TBϕ-60-2 như sau:
Bảng 1-1 Thông số máy phát điện

Sđ Pđ Uđ n
cosφđ X" X X X X
MVA MW kV vg/ph

75 60 10.5 3000 0.8 0.146 0.22 1.691 0.178 0.077

1.2 Tính toán phụ tải và cân bằng công suất


Để đảm bảo vận hành an toàn, tại mỗi thời điểm điện năng do các nhà máy phát điện
phát ra phải hoàn toàn cân bằng với lượng điện năng tiêu thụ ở các hộ tiêu thụ kể cả tổn
thất điện năng. [1]

Trong thực tế lượng điện năng tiêu thụ tại các bộ dung điện luôn thay đổi. Việc nắm
được quy luật biến đổi này tức là đồ thị phụ tải rất quan trọng đối với việc thiết kế và
vận hành. Nhờ vào công cụ là đồ thị phụ tải mà ta có thể lựa chọn được các phương án
nối điện hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Ngoài ra dựa vào đồ thị phụ tải còn cho phép chọn đúng công suất các máy biến áp và

1
phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy phát điện trong cùng một nhà máy và phân bố
công suất giữa các nhà máy điện với nhau.

Trong nhiệm vụ thiết kế đã cho đồ thị phụ tải của nhà máy và đồ thị phụ tải của các
cấp điện áp dưới dạng bảng theo phần trăm công suất tác dụng P_max , hệ số cosφ của
từng phụ tải tương ứng. Ta tính được phụ tải của các cấp điện áp theo công suất biểu
kiến từ công thức:
P P%. P
S = vớ i P =
cosφ 100

Trong đó:

 S là công suất biểu kiến của phụ tải tại thời điểm t (MVA)
 cosφ là hệ số công suất trung bình của Máy phát
 P% là công suất tác dụng tại thời điểm t tính bằng phần trăm công suất cực đại
 P là công suất cực đại của nhà máy (MW)

1.2.1 Phụ tải toàn nhà máy

Nhiệm vụ thiết kế cho nhà máy gồm 4 tổ máy phát nhiệt điện có:

PF = 60MW; cosφ = 0.8. Do đó công suất biểu kiến của mỗi tổ máy là:
P 60
S = = = 75 (MVA)
cosφ 0.8

Tổng công suất đặt của toàn nhà máy là:

P = 4. P = 4.60 = 240 (MW)

S = 4. S = 4.75 = 300 (MVA)

Từ biểu đồ phát công suất của nhà máy, ta tính được công suất phát ra của nhà máy tại
từng thời điểm trong ngày:

P %
P (t) = .P
100
P %
S (t) =
cosφ Đ

2
Bảng 1-2 Bảng biến thiên phụ tải toàn nhà máy

Thời gian, h
0-5 5 - 12 12 - 18 18 - 20 20 - 24
Công suất

𝑷% 80 85 90 100 75

𝐏𝐧𝐦 , 𝐌𝐖 192 204 216 240 180

𝐒𝐧𝐦 , 𝐌𝐕𝐀 240 255 270 300 225

350

300

250
Snm (MVA)

200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)

Hình 1-1 Đồ thị công suất phát của nhà máy

1.2.2 Phụ tải tự dùng

Theo nhiệm vụ thiết kế, công suất tự dùng cực đại của nhà máy chiếm 6.7% công suất
định mức của nhà máy. Ta xác định công suất tự dùng của nhà máy nhiệt điện theo công
thức:
α% 𝑛. Pđ S (t)
S (t) = ∗ ∗ 0.4 + 0.6
100 cosφ 𝑛. Sđ

Trong đó

 S (t) là phụ tải tự dùng tại thời điểm t


 α% lượng điện phần trăm tự dùng
 cosφ hệ số công suất phụ tải tự dùng
 Pđ , Sđ là công suất tác dụng và công suất biểu kiến định mức của một tổ máy
phát

3
 𝑛 là số tổ máy phát
 S (t) công suất phát của toàn nhà máy tại thời điểm t
Bảng 1-3 Bảng biến thiên phụ tải tự dùng của nhà máy

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝑷% 80 85 85 90 100 75

𝑺𝒏𝒎 , 𝑴𝑽𝑨 240 255 255 270 300 225

𝑺𝒕𝒅 , 𝑴𝑽𝑨 17.69 18.29 18.29 18.9 20.1 17.1

20,5

20

19,5

19
Std (MVA)

18,5

18

17,5

17

16,5
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)

Hình 1-2 Đồ thị công suất tự dùng

1.2.3 Phụ tải địa phương

Phụ tải địa phương 𝑈đ = 10 𝑘𝑉, 𝑃 = 10 𝑀𝑊, 𝑐𝑜𝑠𝜑 = 0.86

Gồm:

 2 ĐZ cáp kép x 2.5 MW x 3 km


 2 ĐZ cáp đơn x 2.5 MW x 4 km

Dựa vào bảng biến thiên phụ tải hằng ngày (tính theo %𝑃 ), ta có bảng biến thiên
phụ tải địa phương như sau:

4
Bảng 1-4 Bảng biến thiên phụ tải địa phương

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝑷% 70 70 80 100 100 90

𝐏đ𝒑 , 𝐌𝐖 7 7 8 10 10 9

𝑺đ𝒑 , 𝑴𝑽𝑨 8.14 8.14 9.3 11.63 11.63 10.47

14

12

10
Sđp (MVA)

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)

Hình 1-3 Đồ thị phụ tải địa phương

1.2.4 Phụ tải trung áp

Phụ tải trung áp: Uđ = 110kV; P = 140 MW; cosφ = 0.89

Gồm:

 2 ĐZ kép x 50 MW
 1 ĐZ đơn x 40 MW

Dựa vào bảng biến thiên phụ tải hằng ngày (tính theo %P ), ta có bảng biến thiên phụ
tải trung áp như sau:
Bảng 1-5 Bảng biến thiên phụ tải trung áp

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

5
𝑷% 80 80 90 100 95 80

𝐏𝒕𝒂 , 𝐌𝐖 112 112 126 140 133 112

𝑺𝒕𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 125.843 125.843 141.573 157.303 149.438 125.843

180
160
140
120
Sta (MVA)

100
80
60
40
20
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)

Hình 1-4 Đồ thị phụ tải trung áp

1.2.5 Công suất nhà máy phát về hệ thống

Nhà máy phát công suất lên hệ thống qua 1 đường dây kép 220kV, chiều dài 80km.

Theo nguyên tắc cân bằng công suất tại mọi thời điểm (công suất phát bằng công
suất thu), không xét đến công suất tổn thất trong máy biến áp ta có:

S (t) + S (t) + Sđ (t) + S (t) + S (t) = 0

Trong đó:

 S (t) công suất phát về hệ thống tại thời điểm t


 S (t) công suất phát của toàn nhà máy tại thời điểm t
 Sđ (t) công suất phụ tải địa phương tại thời điểm t
 S (t) công suất phụ tải cấp trung áp tại thời điểm t

Công suất phát về hệ thống được xác định bằng biểu thức:

S (t) = S (t) − [Sđ (t) + S (t) + S (t)]

Dựa vào các kết quả tính toán trước ta tính được công suất phát về hệ thống của nhà
máy tại từng thời điểm trong ngày theo như bảng sau:

6
Bảng 1-6 Bảng cân bằng công suất của toàn nhà máy

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐧𝐦 , 𝐌𝐕𝐀 240 255 255 270 300 225

𝐒𝐭𝐝 , 𝐌𝐕𝐀 17.69 18.29 18.29 18.9 20.1 17.1

𝐒đ𝐩 , 𝐌𝐕𝐀 8.14 8.14 9.3 11.63 11.63 10.47

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.843 125.843 141.573 157.303 149.438 125.843

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.327 102.727 85.837 82.167 118.832 71.587

1.2.6 Kết quả tổng hợp

Từ các kết quả tính toán ở trên, ta có đồ thị tồng hợp công suất như sau:

325
300
275
250
225
200
175
150
125
100
75
50
25
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Snm Std Sđp Sta SVHT

Hình 1-5 Đồ thị tổng hợp công suất

Từ các kết quả trên, ta có những nhận xét như sau:

 Nhà máy luôn cung cấp đủ cho các phụ tải và phát công suất thừa lên hệ thống

7
 Công suất tổng của hệ thống là 3000 MVA, dự trữ quay của hệ thống là 300 MVA,
giá trị này cao hơn giá trị công suất cực đại mà nhà máy có thể phát về hệ thống
S = 118.832 MVA nên trong trường hợp sự cố hỏng 2 tổ máy phát thì hệ
thống vẫn cung cấp đủ cho phụ tải của nhà máy.

 Phụ tải điện trung áp nhỏ nhất là 125.843 MVA, lớn hơn công suất định mức của
một máy phát 75 MVA nên ít nhất có thể ghép một máy phát vào phía thanh góp
này và cho vận hành định mức liên tục.

 Nhà máy thiết kế có 2 cấp điện áp là

o Cấp điện áp địa phương có: Uđ = 10kV

o Cấp điện áp trung áp có: Uđ = 110kV

o Phát công suất lên hệ thống cấp điện áp 220kV.

1.3 Tổng kết chương 1


Trong chương 1, ta đã chọn được máy phát điện phù hợp với các thông số yêu cầu.
Đồng thời ta đã thực hiện cân bằng công suất, tính toán và vẽ đồ thị công suất về các
phía và công suất mà nhà máy điện phát về hệ thống trong các khung giờ. Đó là cơ sở
cần thiết để chọn và kiểm tra máy biến áp cũng như các tính toán sau này.

8
CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN MÁY

BIẾN ÁP. XÁC ĐỊNH TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT

ĐIỆN NĂNG

Chọn sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện là một khâu quan trọng trong quá trình
thiết kế. Vì vậy cần phải nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế, nắm vững các số liệu ban đầu,
dựa vào bảng cân bằng công suất và các nhận xét tổng quát để đưa ra các phương án nối
dây có thể. Các phương án đưa ra phải đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ tiêu
dùng và phải khác nhau về cách ghép nối máy biến áp với các cấp điện áp. [2]

Cơ sở để xác định các phương án có thể là số lượng và công suất máy phát điện,
công suất hệ thống, sơ đồ lưới điện và phụ tải…

 Khi phụ tải địa phương có công suất nhỏ thì không cần thanh góp điện áp máy
phát, mà chúng được cấp điện trực tiếp từ các đầu cực. Quan trọng là phải thoả
mãn được điều kiện cho phép rẽ nhánh từ đầu cực máy phát một lượng công suất
không quá 15%. Mà đề bài là có đường dây kép kết nối với hai nguồn khác nhau
để khi xảy ra sự cố một mạch thì vẫn có thể cung cấp điện liên tục đến phụ tải
địa phương nên có công thức sau:

< 15%
2. Sđ
 Trường hợp có thanh góp điện áp máy phát thì phải chọn số lượng tổ máy phát
ghép lên thanh góp này sao cho khi một tổ trong chúng nghỉ không làm việc thì
các tổ máy còn lại phải đảm bảo công suất cho phụ tải địa phương và phụ tải tự
dùng cho các tổ máy phát này
 Do có 3 cấp điện áp do đó phải có máy biến áp liên lạc có thể làm việc đồng thôi
ba cấp điện áp. Nếu chỉ có 1 máy biến áp liên lạc thì trong quá trình bảo duõng
sửa chữa hoặc sự cố sẽ không đảm bộ độ tin cậy cung cấp điện liên tục. Trong
trường hợp có 3 cấp điện áp (điện áp máy phát, điện áp trung và điện áp cao),
nếu thoả mãn cả hai điều kiện:
o Lưới điện trung áp và phía cao đều là lưới trung tính trực tiếp nối đất.

9
o Hệ số có lợi α:
U −U 220 − 110
α= = = 0.5
U 220

Hệ số 𝛼 = 0.5 nên ta dùng 2 MBA tự ngẫu làm MBA liên lạc. Sử dụng 2 máy biến
áp vừa làm tăng độ tin cậy do việc hai máy biến áp cùng sự cố là rất thấp và vừa đảm
bảo tính kinh tế. Nếu chọn 1 MBA ba cuộn dây cùng vận hành với 1 MBA tự ngẫu thì
việc vận hành, bảo dưỡng sửa chữa phức tạp và lãng phí. Chọn MBA tự ngẫu do mạch
từ nhỏ hơn, số vòng dây ít hơn, kích thước nhỏ hơn và vận hành kinh tế hơn MBA ba
cuộn dây. Do đó chọn 2 MBA liên lạc là 2 MBA tự ngẫu

 Khi dùng 2 MBA liên lạc là MBA tự ngẫu


o MBA liên lạc là tự ngẫu khuyến khích chế độ truyền tải công suất từ trung
sang cao (phía cao tải được đến công suất định mức mặc dù phía trung và
phía hạ chỉ tải được đến công suất tính toán).
o Nếu MBA là tự ngẫu, có thể ghép từ 1 đến 2 bộ MF-MBA hai cuộn dây
lên thanh góp điện áp phía trung.
o Mặc dù có ba cấp điện áp nhưng nếu công suất phụ tải phía trung áp quá
nhỏ thì không nhất thiết phải dùng MBA ba cấp điện áp (3 cuộn dây hay
tự ngẫu) làm liên lạc. Khi đó có thể coi đây là phụ tải được cấp điện từ
trạm biến áp với sơ đồ là trạm 2 MBA lấy điện trực tiếp từ hai đầu cực
máy phát hay từ thanh góp (TBPP) phía điện áp cao.
o Đối với nhà máy điện có công suất một tổ máy nhỏ có thể ghép một số
máy phát chung một MBA, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tổng công
suất các tổ máy phát phải nhỏ hơn công suất dự trữ nóng của hệ thống điện
cụ thể là:

Sđ ≤ Sđ

Trong trường hợp này, mỗi tổ máy phát phải có riêng máy cắt điện để thuận tiện cho
việc hòa máy phát vào lưới.

2.1 Các phương án đề xuất


Theo kết quả tính toán từ chương 1, ta có bảng sau:

10
Bảng 2-1 Bảng tổng hợp công suất lớn nhất và nhỏ nhất

𝐒𝐭𝐝 𝐒đ𝐩 𝐒𝐭𝐚 𝐒𝐕𝐇𝐓

𝐒𝐦𝐚𝐱 (𝐌𝐕𝐀) 20.1 11.63 157.303 118.832

𝐒𝐦𝐢𝐧 (𝐌𝐕𝐀) 17.1 8.14 125.843 71.587

Từ bảng ta có nhận xét:

Giả sử phụ tải địa phương được trích từ đầu cực 2 máy phát
Sđ 11.63
. 100% = . 100% = 7.75% < 15%
2 ∗ Sđ 2 ∗ 75
 Đây là nhà máy nhiệt điện, phụ tải cấp điện áp máy phát bằng 7.75% công suất
của nhà máy điện, nên ta không dùng thanh góp điện áp máy phát. Phụ tải tự
dùng lấy từ đầu cực máy phát.

 Dự trữ quay của hệ thống: S = 300 MVA

 Do các cấp điện áp 220kV và 110kV đều có trung tính nối đất trực tiếp nên ta
dùng máy biến áp tự ngẫu vừa để truyền tải công suất liên lạc giữa các cấp điện
áp vừa để phát công suất lên hệ thống.

 S = 157.303 MVA, S = 125.843 MVA mà S đ = 75 MVA nên ghép


1 đến 2 bộ MF-MBA hai cuộn dây bên trung áp. Do máy biến áp tự ngẫu khuyến
khích chế độ truyền tải công suất từ trung sang cao chứ không như máy biến áp
ba cuộn dây thì không cho công suất truyền qua hai lần máy biến áp nhằm giảm
tổn thất điện năng.

 Không dùng quá 2 máy biến áp tự ngẫu để liên lạc hay tải điện giữa các cấp điện
áp vì sơ đồ thiết bị phân phối sẽ phức tạp hơn và không kinh tế.

Trên cơ sở những nhận xét trên, ta có thể đề xuất một số phương án như sau:

11
2.1.1 Phương án 1

Hình 2-1 Phương án 1

Nhận xét:

Phương án này ta dùng 2 MBA tự ngẫu liên lạc giữa 2 hệ thống 110kV và 220kV hai
máy biến áp tự ngẫu được vận hành song song. Bên phía trung áp 110kV có 1 bộ MF-
MBA nối bộ. Phía hệ thống có một MF-MBA 2 dây cuốn, phụ tải địa phương ở phía hạ
áp của MBATN. Phụ tải tự dùng lấy ở đầu cực của từng MF.

Ưu điểm

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho các phụ tải ở các cấp điện áp, vận hành
linh hoạt.
 Vận hành song song 2 MBA thì giảm tổn thất công suất trong các cuộn dây.

Nhược điểm

 Khi phụ tải trung áp nhỏ hơn so với công suất bộ bên trung áp sẽ tăng tổn thất
điện năng do công suất phải truyền qua 2 lần biến áp.

12
2.1.2 Phương án 2

Hình 2-2 Phương án 2

Phương án 2 dùng 2 MBA tự ngẫu liên lạc giữa 2 hệ thống 110kV và 220kV, hai
máy biến áp tự ngẫu được vận hành song song. Phía hệ thống có hai MF-MBA 2 dây
cuốn, phụ tải địa phương ở phía hạ áp của MBATN. Phụ tải tự dùng lấy ở đầu cực của
từng MF.

Ưu điểm

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho các phụ tải ở các cấp điện áp, vận hành
linh hoạt.
 Vận hành song song 2 MBA thì giảm tổn thất công suất trong các cuộn dây.

Nhược điểm:

 Số lượng máy cắt ở điện áp cao nhiều làm tăng vốn đầu tư.
 Nếu sự cố một máy biến áp tự ngẫu thì máy còn lại sẽ làm việc nặng do phụ tải
phía điện áp trung lớn.

13
2.1.3 Phương án 3

Hình 2-3 Phương án 3

Phương án 3 dùng 2 MBA tự ngẫu liên lạc giữa 2 hệ thống 110kV và 220kV, hai
máy biến áp tự ngẫu được vận hành song song. Hai bộ MF-MBA nối với thanh góp
110kV. Phụ tải địa phương ở phía hạ áp của MBATN. Phụ tải tự dùng lấy ở đầu cực của
từng MF

Ưu điểm

 Phương án này luôn đảm bảo cung cấp điện năng cho phụ tải ở các cấp điện áp.
Phụ tải địa phương được cung cấp bởi hai máy phát cho nên khi có sự cố một
máy phát bị cắt thì phụ tải vẫn được cung cấp điện đầy đủ và liên tục bởi máy
phát còn lại.

 Vận hành song song 2 MBA thì giảm tổn thất công suất trong các cuộn dây.

Nhược điểm

 Khi phụ tải trung áp nhỏ hơn so với công suất 2 bộ bên trung áp sẽ tăng tổn thất
điện năng do công suất phải truyền qua 2 lần biến áp.

14
2.1.4 Phương án 4

Hình 2-4 Phương án 4

Phương án 3 dùng 2 MBA tự ngẫu liên lạc giữa 2 hệ thống 110kV và 220kV, hai
máy biến áp tự ngẫu được vận hành song song. Hai bộ MF-MBA nối với thanh góp
110kV. Hai bộ MF-MBA nối với thanh góp 2200kV. Phụ tải địa phương ở phía hạ áp
của MBATN. Phụ tải tự dùng lấy ở đầu cực của từng MF

Ưu điểm

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho các phụ tải ở các cấp điện áp.
 Vận hành song song 2 MBA thì giảm tổn thất công suất trong các cuộn dây.
 Khi hỏng 1 máy biến áp tự ngẫu chỉ ảnh hưởng đến việc truyền tải công suất giữa
các cấp điện áp, các máy phát vẫn làm việc bình thường

Nhược điểm

 Do phụ tải trung áp khi ở chế độ Sta min nhỏ hơn so với công suất hại bộ bên trung
áp nên có lượng tổn thất điện năng do công suất phải truyền qua 2 lần biến áp.
 Số lượng máy biến áp nhiều đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đồng thời trong quá trình vận
hành xác suất sự cố máy biến áp tăng, tổn thất công suất lớn.

15
 Do chủng loại khác nhau nên sửa chữa thay thế gặp nhiều khó khăn.

2.1.5 Tổng kết

Qua 4 phương án ta có nhận xét rằng phương án 1 và phương án 3 đơn giản và kinh
tế hơn so với 3 phương án còn lại. Hơn nữa, nó vẫn đảm bảo cung cấp điện liên tục, an
toàn cho các phụ tải và thoả mãn các yêu cầu kĩ thuật. Do đó ta sẽ giữ lại phương án này
để tính toán kinh tế và kỹ thuật nhặm chọn được sơ đồ nối điện tối ưu cho nhà máy điện.

2.2 Phân bố công suất các cấp điện áp của máy biến áp
Việc phân bố công suất cho các MBA cũng như cho các cấp điện áp của chúng được
tiến hành theo nguyên tắc cơ bản là: phân công suất cho MBA trong sơ đồ bộ máy phát-
MBA hai cuộc dây là bằng phẳng trong suất 24 giờ, phần thừa thiếu còn lại do MBA
liên lạc đảm nhận trên cơ sở đảm bảo cân bằng công suất phát bằng công suất thu, không
xét đến tổn thất trong MBA: Nguyên tắc trên được đưa ra để đảm bảo vận hành đơn
giản, không cần chọn MBA trong sơ đồ bộ máy phát-MBA hai cuộn dây loại điều chỉnh
dưới tải, làm hạ vốn đầu tư đáng kể.

2.2.1 Phương án 1

Hình 2-5 Phương án 1

16
2.2.1.1 Máy biến áp 2 cuộn dây bên trung áp 110kV B4 và cao áp 220kV B1

Để vận hành kinh tế và thuận tiện, đối với bộ MF - MBA 2 cuộn dây ta cho phát hết
công suất từ 0-24h, tức là làm việc liên tục với phụ tải bằng phẳng. Khi đó công suất tải
qua máy biến áp bằng:

1
S = Sđ − ∗S
n
Trong đó:

 𝑛 số tổ máy
 S công suất tự dùng cực đại
 Sđ công suất một tổ máy máy phát

Áp dụng công thức:

1 1
S =S = Sđ − ∗S = 75 − ∗ 20.1 = 69.975 MVA
4 4

2.2.1.2 Máy biến áp tự ngẫu

Công suất phía trung áp:

1
S (B2)(t) = S (B3)(t) = ∗ (S (t) − S )
2
Công suất phía cao áp:

1
S (B2)(t) = S (B3)(t) = ∗ (S (t) − S )
2
Công suất phía hạ áp:

S (B2)(t) = S (B3)(t) = S (B2)(t) + S (B2)(t)

Trong đó:

 S (t), S (t) là công suất phụ tải điện áp trung, cao tại thời điểm 𝑡
 S (t), S (t), S (t) lần lượt là công suất phía trung, cao, hạ của máy biến áp
tại thời điểm 𝑡
 S (t) công suất phát về hệ thống thời điểm 𝑡

17
Bảng 2-2 Bảng phân bố công suất trong chế độ bình thường phương án 1

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.84 125.84 141.57 157.3 149.44 125.84

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.33 102.73 85.84 82.17 118.83 71.59

𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 9.18 16.38 7.93 6.1 24.43 0.81

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 27.93 27.93 35.8 43.66 39.73 27.93

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 37.11 44.31 43.73 49.76 64.16 28.74

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 37.11 44.31 43.73 49.76 64.16 28.74

Ta tính công suất tải lớn nhất trong suốt 24 giờ của từng cuộn dây gọi là 𝑆 ừ tùy
theo từng chế độ truyền tải công suất giữa các cấp như sau:

Trường hợp tải công suất hạ lên cao và lên trung, cuộn hạ mang tải nặng nhất, tức là:

𝑆 ừ =𝑆 = 𝑀𝑎𝑥{𝑆 (𝑡)}

Trường hợp tải công suất hạ và trung lên cao, cuộn nối tiếp mang tải nặng nhất, tức
là:

𝑆 ừ =𝑆 ≈ 𝑀𝑎𝑥 {𝛼(𝑆 (𝑡) + 𝑆 (𝑡))}

Trường hợp tải công suất hạ và cao lên trung, cuộn chung mang tải nặng nhất, tức
là:

𝑆 ừ =𝑆 = 𝑀𝑎𝑥 {[𝑆 (𝑡) + 𝛼. 𝑆 (𝑡)]}

Ở phương án 1 thì công suất truyền từ hạ lên cao và lên trung, cuộn hạ mang tải nặng
nhất do đó 𝑆 ừ = 64.16 𝑀𝑉𝐴

18
2.2.2 Phương án 3

Hình 2-6 Phương án 2

2.2.2.1 Máy biến áp 2 cuộn dây bên trung áp 110kV B4 và B1

Để vận hành kinh tế và thuận tiện, đối với bộ MF - MBA 2 cuộn dây ta cho phát hết
công suất từ 0-24h, tức là làm việc liên tục với phụ tải bằng phẳng. Khi đó công suất tải
qua máy biến áp bằng:

1
S = Sđ − ∗S
n
Trong đó:

 𝑛 số tổ máy
 S công suất tự dùng cực đại
 Sđ công suất một tổ máy máy phát

Áp dụng công thức:

1 1
S =S =S =S = Sđ − ∗S = 75 − ∗ 20.1 = 69.975 MVA
4 4

2.2.2.2 Máy biến áp tự ngẫu

Công suất phía trung áp:

19
1
S (B2)(t) = S (B3)(t) = ∗ (S (t) − 2S )
2
Công suất phía cao áp:

1
S (B2)(t) = S (B3)(t) = ∗S (t)
2
Công suất phía hạ áp:

S (B2)(t) = S (B3)(t) = S (B2)(t) + S (B2)(t)

Trong đó:

 S (t), S (t) là công suất phụ tải điện áp trung, cao tại thời điểm 𝑡
 S (t), S (t), S (t) lần lượt là công suất phía trung, cao, hạ của máy biến áp
tại thời điểm 𝑡
 S (t) công suất phát về hệ thống thời điểm 𝑡

Ta tính công suất tải lớn nhất trong suốt 24 giờ của từng cuộn dây gọi là 𝑆 ừ tùy
theo từng chế độ truyền tải công suất giữa các cấp như sau:

Trường hợp tải công suất hạ lên cao và lên trung, cuộn hạ mang tải nặng nhất, tức là:

𝑆 ừ =𝑆 = 𝑀𝑎𝑥 {𝑆 (𝑡)}

Trường hợp tải công suất hạ và trung lên cao, cuộn nối tiếp mang tải nặng nhất, tức
là:

𝑆 ừ =𝑆 ≈ 𝑀𝑎𝑥{𝛼(𝑆 (𝑡) + 𝑆 (𝑡))}

Trường hợp tải công suất hạ và cao lên trung, cuộn chung mang tải nặng nhất, tức
là:

𝑆 ừ =𝑆 = 𝑀𝑎𝑥 {[𝑆 (𝑡) + 𝛼. 𝑆 (𝑡)]}


Bảng 2-3 Bảng phân bố công suất trong chế độ bình thường phương án 3

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.84 125.84 141.57 157.3 149.44 125.84

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.33 102.73 85.84 82.17 118.83 71.59

20
𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 44.16 51.36 42.92 41.08 59.42 35.79

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 -7.05 -7.05 0.81 8.68 4.74 -7.05

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 37.11 44.31 43.73 49.76 64.16 28.74

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 15.03 18.63 43.73 49.76 64.16 10.85

2.3 Tính toán chọn máy biến áp

2.3.1 Phương án 1

2.3.1.1 MBA 2 cuộn dây phía 110kV B4

Máy biến áp 2 cuộn dây B4 được chọn theo điều kiện:

𝑆 đ ≥ 𝑆 đ = 75 (𝑀𝑉𝐴)

Tra phụ lục 2.5 trong sách “Thiết kế phần điện nhà máy điện” [3], ta có thể chọn MBA
B4 có các thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 2-4 Thông số kỹ thuật MBA B4 phương án 1

Điện áp ΔPN

Loại Sđm cuộn dây UN% ΔP0 kW


I0 %
MBA MVA kV kW

C T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H

TДц 80 121 - 10.5 - 10.5 - 70 - 310 - 0.55

2.3.1.2 MBA 2 cuộn dây phía 220kV B1

Máy biến áp 2 cuộn dây B1 được chọn theo điều kiện:

S đ ≥ S đ = 75 (MVA)

Do đó ta có thể chọn máy biến áp B1 có các thông số kĩ thuật như sau:


Bảng 2-5 Thông số máy biến áp B1 phương án 1

Loại Sđm Điện áp ΔP0 ΔPN


UN% I0 %
MBA MVA cuộn dây kW kW

21
kV

C T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H

TДц 80 242 - 10.5 - 11 - 80 - 320 - 0.6

2.3.1.3 MBA tự ngẫu B2, B3

Máy biến áp tự ngẫu B2, B3 được chọn theo điều kiện:

1
S đ =S đ ≥ ∗S đ
α
Với α là hệ số có lợi của máy biến áp tự ngẫu:
U −U 220 − 110
α= = = 0.5
U 220

Do đó

1 1
S đ =S đ ≥ ∗S đ = ∗ 75 = 150 MVA
α 0.5
Từ kết quả tính toán trên, tra phụ lục 2.6 sách “Thiết kế phần điện nhà máy điện”, ta
chọn máy biến áp tự ngẫu B2, B3 có thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 2-6 Thông số máy biến áp tự ngẫu B2, B3 phương án 1

Điện áp ΔPN

Loại Sđm cuộn dây UN% ΔP0 kW I0


MBA MVA kV kW %

C T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H

ATДцTH 160 230 121 11 11 32 20 85 380 - - 0.5

2.3.2 Phương án 3

2.3.2.1 MBA 2 cuộn dây phía 110kV B1 và B4

MBA 2 cuộn dây phía 110kV B1 và B4. Máy biến áp 2 cuộn dây B1 và B4 được
chọn theo điều kiện:

𝑆 đ ≥ 𝑆 đ = 75 (𝑀𝑉𝐴)

22
Tra phụ lục 2.5 trong sách “Thiết kế phần điện nhà máy điện”, ta có thể chọn MBA
B4 có các thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 2-7 Thông số kỹ thuật MBA B1 và B4 phương án 3

Điện áp ΔPN

Loại Sđm cuộn dây UN% ΔP0 kW


I0 %
MBA MVA kV kW

C T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H

TДц 80 121 - 10.5 - 10.5 - 70 - 310 - 0.55

2.3.2.2 MBA tự ngẫu B2, B3

Máy biến áp tự ngẫu B2, B3 được chọn theo điều kiện:

1
S đ =S đ ≥ ∗S đ
α
Với α là hệ số có lợi của máy biến áp tự ngẫu:
U −U 220 − 110
α= = = 0.5
U 220

Do đó

1 1
S đ =S đ ≥ ∗S đ = ∗ 75 = 150 MVA
α 0.5
Từ kết quả tính toán trên, tra phụ lục 2.6 sách “Thiết kế phần điện nhà máy điện”, ta
chọn máy biến áp tự ngẫu B2, B3 có thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 2-8 Thông số máy biến áp tự ngẫu B2, B3 phương án 3

Điện áp ΔPN

Loại Sđm cuộn dây UN% ΔP0 kW I0


MBA MVA kV kW %

C T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H

ATДцTH 160 230 121 11 11 32 20 85 380 - - 0.5

23
2.4 Kiểm tra khả năng quá tải của máy biến áp

2.4.1 Phương án 1

2.4.1.1 Quá tải bình thường

Máy biến áp 2 cuộn dây B4

Với máy biến áp hai cuộn dây không cần kiểm tra điều kiện quá tải bởi nếu một trong
hai phần tử máy phát hoặc máy biến áp bị sự cố thì cả bộ ngừng làm việc, không thể xảy
ra hiện tượng làm việc trong điều kiện sự cố.

Máy biến áp liên lạc B2, B3

Từ bảng phân bố CS cho các phía của MBA tự ngẫu ta thấy công suất qua các cuộn
dây đều nhỏ hơn công suất tính toán do vậy MBA không bị quá tải trong chế độ bình
thường.

S =α∗S đ = 0.5 ∗ 160 = 80(MVA)

2.4.1.2 Quá tải sự cố

 Sự cố MBA B4

Ta có công suất các cuộn khi sự cố MBA B4 như sau:

Công suất phía trung áp: S (t) = ∗ 𝑆

Công suất phía hạ áp: S (t) = S đ − Sđ − S

Công suất phía cao áp: S (t) = S (t) − S (t)

Công suất thiếu: S ế =S (t) −S − 2S (t)

Công suất cuộn nối tiếp: 𝑆 = 𝛼𝑆

Công suất cuộn chung: 𝑆 = (1 − 𝛼)𝑆 +𝑆

24
Hình 2-7 Quá tải sự cố MBA B4 phương án 1

Bảng 2-9 Bảng phân bố công suất các cuộn dây MBA TN khi sự cố B4 phương án 1

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.843 125.843 141.573 157.303 149.438 125.843

𝐒𝐭𝐝 , 𝐌𝐕𝐀 17.69 18.29 18.29 18.9 20.1 17.1

𝐒đ𝐩 , 𝐌𝐕𝐀 8.14 8.14 9.3 11.63 11.63 10.47

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.327 102.727 85.837 82.167 118.832 71.587

𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 2.99 2.99 -5.46 -14.49 -10.56 1.82

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 62.92 62.92 70.79 78.65 74.72 62.92

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 65.91 65.91 65.33 64.16 64.16 64.74

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 65.91 65.91 100.72 103.49 101.52 64.74

𝐒𝒕𝒉𝒊ế𝒖 , 𝐌𝐕𝐀 12.38 26.78 26.78 41.17 69.975 -2.03

𝐒𝒏𝒕 , 𝐌𝐕𝐀 2.99 2.99 -5.46 -14.49 -10.56 1.82

𝐒𝒄𝒉 , 𝐌𝐕𝐀 58.85 58.85 66.14 72.84 68.91 57.69

25
Thấy rằng trường hợp này máy biến áp tự có 3 khoảng thời gian truyền công suất từ
hạ áp lên cao áp và trung áp, có 3 khoảng thời gian còn lại truyền công suất từ cao áp và
hạ áp lên trung áp. Các cuộn hạ, cuộn nối tiếp và cuộn chung mang tải lớn nhất lần lượt
là 65.91 MVA, 14.49 MVA, 72.84 MVA đều nhỏ hơn công suất thiết kế là 80 MVA.

Tiếp đến, ta kiểm tra điều kiện S ế <S , với S là công suất dự trữ của hệ
thống. Theo Bảng 2.6 ta có công suất thiếu phát về hệ thống lớn nhất là S ế =
69.975 MVA. Nhận thấy S = 300 MVA > 69.975 MVA. Vậy với sự cố này hệ
thống có thể làm việc hoàn toàn bình thường.

 Sự cố MBA B2

Hình 2-8 Sự cố MBA B2 phương án 1

Ta có công suất các cuộn khi sự cố MBA B2 như sau:

Công suất phía trung áp: S (t) = 𝑆 (𝑡) − 𝑆

Công suất phía hạ áp: S (t) = S đ − SĐ − S

Công suất phía cao áp: S (t) = S (t) − S (t)

Công suất thiếu: S ế =S (t) − S − S (t)

Công suất cuộn nối tiếp: 𝑆 = 𝛼𝑆

26
Công suất cuộn chung: 𝑆 = (1 − 𝛼)𝑆 +𝑆
Bảng 2-10 Bảng phân bố công suất trong trường hợp sự cố MBA B2 phương án 1

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.84 125.84 141.57 157.30 149.44 125.84

𝐒𝐭𝐝 , 𝐌𝐕𝐀 8.14 8.14 9.30 11.63 11.63 10.47

𝐒đ𝐩 , 𝐌𝐕𝐀 17.69 18.29 18.29 18.90 20.10 17.10

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.33 102.73 85.84 82.17 118.83 71.59

𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 5.97 5.97 -10.92 -28.98 -21.11 3.64

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 55.87 55.87 71.60 87.33 79.46 55.87

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 61.84 61.84 60.68 58.35 58.35 59.51

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 61.84 61.84 96.48 102.02 98.08 59.51

𝐒𝒕𝒉𝒊ế𝒖 , 𝐌𝐕𝐀 12.38 26.78 26.78 41.17 69.975 -2.03

𝐒𝒏𝒕 , 𝐌𝐕𝐀 2.99 2.99 -5.46 -14.49 -10.56 1.82

𝐒𝒄𝒉 , 𝐌𝐕𝐀 58.85 58.85 66.14 72.84 68.91 57.69

Thấy rằng trường hợp này máy biến áp tự có 3 khoảng thời gian truyền công suất từ
hạ áp lên cao áp và trung áp, có 3 khoảng thời gian còn lại truyền công suất từ cao áp và
hạ áp lên trung áp. Các cuộn hạ, cuộn nối tiếp và cuộn chung mang tải lớn nhất lần lượt
là 61.84 MVA, 14.49 MVA, 72.84 MVA đều nhỏ hơn công suất thiết kế là 80 MVA.

Tiếp đến, ta kiểm tra điều kiện S ế <S , với S là công suất dự trữ của hệ
thống. Theo Bảng 2.7 ta có công suất thiếu phát về hệ thống lớn nhất là S ế =
69.975 MVA. Nhận thấy S = 300 MVA > 69.975 MVA. Vậy với sự cố này hệ
thống có thể làm việc hoàn toàn bình thường.

27
2.4.2 Phương án 3

2.4.2.1 Quá tải bình thường

Máy biến áp 2 cuộn dây B1, B4

Với máy biến áp hai cuộn dây không cần kiểm tra điều kiện quá tải bởi nếu một trong
hai phần tử máy phát hoặc máy biến áp bị sự cố thì cả bộ ngừng làm việc, không thể xảy
ra hiện tượng làm việc trong điều kiện sự cố.

Máy biến áp liên lạc B2, B3

Từ bảng phân bố CS cho các phía của MBA tự ngẫu ta thấy công suất qua các cuộn
dây đều nhỏ hơn công suất tính toán do vậy MBA không bị quá tải trong chế độ bình
thường.

S =α∗S đ = 0.5 ∗ 160 = 80(MVA)

2.4.2.2 Quá tải sự cố

 Sự cố MBA B4

Ta có công suất các cuộn khi sự cố MBA B4 như sau:

Công suất phía trung áp:

1
S (t) = ∗ (𝑆 −𝑆 )
2
Công suất phía hạ áp:

1 1
S (t) = 𝑆 đ − Sđ − S
2 4
Công suất phía cao áp:

S (t) = S (t) − S (t)

Công suất thiếu:

S ế =S (t) − 2S (t)

28
Hình 2-9 Quá tải sự cố MBA B4 phương án 3

Bảng 2-11 Bảng phân bố công suất các cuộn dây MBA TN khi sự cố B4 phương án 3

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.84 125.84 141.57 157.30 149.44 125.84

𝐒𝐭𝐝 , 𝐌𝐕𝐀 8.14 8.14 9.30 11.63 11.63 10.47

𝐒đ𝐩 , 𝐌𝐕𝐀 17.69 18.29 18.29 18.90 20.10 17.10

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.33 102.73 85.84 82.17 118.83 71.59

𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 80.00 80.00 80.00 80.00 80.00 80.00

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 37.98 37.98 29.53 20.50 24.43 36.81

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 27.93 27.93 35.80 43.66 39.73 27.93

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 65.91 65.91 65.33 64.16 64.16 64.74

𝐒𝒕𝒉𝒊ế𝒖 , 𝐌𝐕𝐀 12.38 26.78 26.78 41.18 69.975 -2.02

29
𝐒𝒏𝒕 , 𝐌𝐕𝐀 18.99 18.99 14.77 10.25 12.21 18.40

𝐒𝒄𝒉 , 𝐌𝐕𝐀 46.92 46.92 50.56 53.91 51.95 46.34

Thấy rằng trường hợp này máy biến áp tự có 3 khoảng thời gian truyền công suất từ
hạ áp lên cao áp và trung áp, có 3 khoảng thời gian còn lại truyền công suất từ hạ áp và
trung áp lên cao áp. Các cuộn hạ, cuộn nối tiếp và cuộn chung mang tải lớn nhất lần lượt
là 65.91 MVA, 18.99 MVA, 53.91 MVA đều nhỏ hơn công suất thiết kế là 80 MVA.

Tiếp đến, ta kiểm tra điều kiện S ế <S , với S là công suất dự trữ của hệ
thống. Theo Bảng 2.9 ta có công suất thiếu phát về hệ thống lớn nhất là S ế =
69.975 MVA. Nhận thấy S = 300 MVA > 69.975 MVA. Vậy với sự cố này hệ
thống có thể làm việc hoàn toàn bình thường.

 Sự cố MBA B2

Hình 2-10 Sự cố MBA B2 phương án 3

Ta có công suất các cuộn khi sự cố MBA B2 như sau:

Công suất phía trung áp: S (t) = 𝑆 −𝑆 −𝑠

Công suất phía hạ áp: S (t) = 𝑆 đ − Sđ − S

Công suất phía cao áp: S (t) = S (t) − S (t)

Công suất thiếu: S ế =S (t) − S (t)

Công suất cuộn nối tiếp: 𝑆 = 𝛼𝑆

30
Công suất cuộn chung: 𝑆 = (1 − 𝛼)𝑆 +𝑆
Bảng 2-12 Bảng phân bố công suất trong trường hợp sự cố MBA B2 phương án 3

Thời gian, h
0-5 5-8 8 – 12 12 – 18 18 – 20 20 -24
Công suất

𝐒𝐭𝐚 , 𝐌𝐕𝐀 125.84 125.84 141.57 157.30 149.44 125.84

𝐒𝐭𝐝 , 𝐌𝐕𝐀 8.14 8.14 9.30 11.63 11.63 10.47

𝐒đ𝐩 , 𝐌𝐕𝐀 17.69 18.29 18.29 18.90 20.10 17.10

𝐒𝐕𝐇𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 88.33 102.73 85.84 82.17 118.83 71.59

𝐒𝐂𝐂 , 𝐌𝐕𝐀 75.95 75.95 59.06 41.00 48.86 73.62

𝐒𝐂𝐓 , 𝐌𝐕𝐀 -14.11 -14.11 1.62 17.35 9.49 -14.11

𝐒𝑪𝑯 , 𝐌𝐕𝐀 61.84 61.84 60.68 58.35 58.35 59.51

𝑺𝒕𝒉ừ𝒂 , 𝑴𝑽𝑨 23.87 23.87 60.68 58.35 58.35 22.70

𝐒𝒕𝒉𝒊ế𝒖 , 𝐌𝐕𝐀 12.38 26.78 26.78 41.17 69.975 -2.03

𝐒𝒏𝒕 , 𝐌𝐕𝐀 37.97 37.97 29.53 20.50 24.43 36.81

𝐒𝒄𝒉 , 𝐌𝐕𝐀 23.87 23.87 31.15 37.85 33.92 22.70

Thấy rằng trường hợp này máy biến áp tự có 3 khoảng thời gian truyền công suất từ
hạ áp lên cao áp và trung áp, có 3 khoảng thời gian còn lại truyền công suất từ hạ áp và
trung áp lên cao áp. Các cuộn hạ, cuộn nối tiếp và cuộn chung mang tải lớn nhất lần lượt
là 61.84 MVA, 37.97 MVA, 37.85 MVA đều nhỏ hơn công suất thiết kế là 80 MVA.

Tiếp đến, ta kiểm tra điều kiện S ế <S , với S là công suất dự trữ của hệ
thống. Theo Bảng 2.13 ta có công suất thiếu phát về hệ thống lớn nhất là S ế =
69.975 MVA. Nhận thấy S = 300 MVA > 69.975 MVA. Vậy với sự cố này hệ
thống có thể làm việc hoàn toàn bình thường.

31
2.5 Tính tổn thất điện năng

2.5.1 Phương án 1

2.5.1.1 Tổn thất điện năng trong sơ đồ bộ máy phát – máy biến áp

Máy biến áp B1, B4 làm việc với đồ thị phụ tải bằng phẳng do đó tổn thất điện năng
được tính theo công thức:

S
ΔA = ΔP ∗ T + ΔP ∗T

Trong đó:

 𝛥𝑃 tổn thất công suất không tải


 𝛥𝑃 tổn thất ngắn mạch trong máy biến áp
 𝑇 thời gian sử dụng công suất cực đại (T=8760h)

Suy ra ta có tổn thất công suất trong MBA B4 là:

S 69.975
ΔA = ΔP ∗ T + ΔP ∗ T = 70 + 310 ∗ ∗ 8760
Sđ 80

= 2690.8 ∗ 10 kWh

Tổn thất công suất trong máy biến áp B1 là:

S 69.975
ΔA = ΔP ∗ T + ΔP ∗ T = 80 + 320 ∗ ∗ 8760
Sđ 80

= 2845.47 ∗ 10 kWh

Tổn thất điện năng trong các máy biến áp 2 dây quấn là:

ΔA = ΔA + ΔA = 5536.27 ∗ 10 kWh

2.5.1.2 Tổn thất điện năng trong máy biến áp liên lạc

Do nhà chế tạo chỉ cho biết trị số tổn thất công suất ngắn mạch cao – trung là
ΔP = 380kW nên ta lấy công suất ngắn mạch cao – hạ và trung -ha lần lượt có trị

số như sau: ΔP = ΔP = ∗ ΔP = 190kW

Tổn thất điện năng trong máy biến áp B2 B3 được tính bằng

32
S S S
ΔA = ΔP ∗ T + 365 ΔP + ΔP + ΔP ∗ Δt
Sđ Sđ Sđ

Tổn thất công suất ngắn mạch trong các cuộn cao, trung, hạ là:

Cuộn cao áp:


1 ΔP − ΔP 1
ΔP = ∗ ΔP + = ∗ 380 = 190𝑘𝑊
2 α 2
Cuộn trung áp:
1 ΔP − ΔP 1
ΔP = ∗ ΔP + = ∗ 380 = 190𝑘𝑊
2 α 2
Cuộn hạ áp:
1 ΔP + ΔP 1
ΔP = ∗ −ΔP + = ∗ 1140 = 570𝑘𝑊
2 α 2

Ta có:

S ∗ t = 2360.74 (MVA) h

S ∗ t = 27521.53 (MVA) h

S ∗ t = 42891.7 (MVA) h

365
ΔA = 85 ∗ 8760 + . (190 ∗ 2360.74 + 190 ∗ 27521.53 + 570 ∗ 42891.7)
160
= 1174.13 ∗ 10 kWh

Tổng tổn thất điện năng của phương án 1 là:

ΔA = ΔA + ΔA = 5536.27 + 2 ∗ 1174.13 = 7884.53 ∗ 10 kWh

2.5.2 Phương án 3

2.5.2.1 Tổn thất điện năng trong sơ đồ bộ máy phát – máy biến áp

Máy biến áp B1, B4 làm việc với đồ thị phụ tải bằng phẳng do đó tổn thất điện năng
được tính theo công thức:

33
S
ΔA = ΔP ∗ T + ΔP ∗T

Trong đó:

 𝛥𝑃 tổn thất công suất không tải


 𝛥𝑃 tổn thất ngắn mạch trong máy biến áp
 𝑇 thời gian sử dụng công suất cực đại (T=8760h)

Suy ra ta có tổn thất công suất trong MBA B1 và B4 là:

S 69.975
ΔA = ΔP ∗ T + ΔP ∗ T = 70 + 310 ∗ ∗ 8760
Sđ 80

= 2690.8 ∗ 10 kWh

Tổn thất điện năng trong các máy biến áp 2 dây quấn là:

ΔA = ΔA + ΔA = 2 ∗ 2690.8 ∗ 10 = 5381.6 ∗ 10 kWh

2.5.2.2 Tổn thất điện năng trong máy biến áp liên lạc

Do nhà chế tạo chỉ cho biết trị số tổn thất công suất ngắn mạch cao – trung là
ΔP = 380kW nên ta lấy công suất ngắn mạch cao – hạ và trung -ha lần lượt có trị

số như sau: ΔP = ΔP = ∗ ΔP = 190kW

Tổn thất điện năng trong máy biến áp B2 B3 được tính bằng

S S S
ΔA = ΔP ∗ T + 365 ΔP + ΔP + ΔP ∗ Δt
Sđ Sđ Sđ

Tổn thất công suất ngắn mạch trong các cuộn cao, trung, hạ là:

Cuộn cao áp:


1 ΔP − ΔP 1
ΔP = ∗ ΔP + = ∗ 380 = 190𝑘𝑊
2 α 2
Cuộn trung áp:
1 ΔP − ΔP 1
ΔP = ∗ ΔP + = ∗ 380 = 190𝑘𝑊
2 α 2
Cuộn hạ áp:

34
1 ΔP + ΔP 1
ΔP = ∗ −ΔP + = ∗ 1140 = 570𝑘𝑊
2 α 2

Ta có:

S ∗ t = 2360.74 (MVA) h

S ∗ t = 27521.53 (MVA) h

S ∗ t = 42891.7 (MVA) h

365
ΔA = 85 ∗ 8760 + . (190 ∗ 2360.74 + 190 ∗ 27521.53 + 570 ∗ 42891.7)
160
= 1174.13 ∗ 10 kWh

Tổng tổn thất điện năng của phương án 3 là:

ΔA = ΔA + ΔA = 5381.6 + 2 ∗ 1174.13 = 7729.86 ∗ 10 kWh

2.6 Tính dòng điện ngắn cưỡng bức các mạch

2.6.1 Phương án 1

2.6.1.1 Các mạch phía cao áp 220kV

ĐZ nối giữa hệ thống điện và nhà máy điện thiết kế là một đường dây kép nên dòng
điện cưỡng bức được tính như sau:
S 118.832
I = = = 0.156 kA
2√3. Uđ 2√3. 220

( )
I = 2I = 0.31 kA

Mạch cao áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 24.43 MVA


 Khi sự cố một máy biến áp: S = 28.98 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch cao áp của MBATN bằng:


S 28.98
I = = = 0.032 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 220

35
( )
I =I = 0.038 kA

Vậy dòng điện cưỡng bức phía điện áp cao 220 kV là:

( ) ( )
I = max I ,I = 0.31 kA

2.6.1.2 Các mạch phía cao áp 110kV

Phụ tải trung áp gồm 2 ĐZ kép x 50MW, 1 ĐZ đơn x 40MW, cosφ = 0.89

Dòng điện cưỡng bức trên 2 ĐZ kép phụ tải trung áp bằng:
Pđ é 50
I ( ) = = = 0.295 kA
√3. U . cosφ √3 ∗ 110 ∗ 0.89
Dòng điện cưỡng bức trên 1 ĐZ đơn phụ tải trung áp bằng:
Pđ đơ 40
I ( ) = = = 0.236 kA
√3. U . cosφ √3 ∗ 110 ∗ 0.89
Dòng điện cưỡng bức phía bộ máy phát – máy biến áp 2 cuộn dây:
S đ 75
I ( ) = 1.05 ∗ = 1.05 ∗ = 0.41 kA
√3. U √3. 110
Mạch trung áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 43.66 MVA


 Khi sự cố một máy biến áp: S = 87.33 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch trung áp của MBATN bằng:


S 87.33
I = = = 0.229 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 110

( )
I =I = 0.229 kA

 Vậy dòng điện cưỡng bức phía trung áp là I = 0.41 kA

2.6.1.3 Các mạch phía cao áp 10,5kV

Dòng điện cưỡng bức phía bộ máy phát – máy biến áp 2 cuộn dây:
𝑆 đ 75
𝐼 ( ) =𝐼 . = 1.05 ∗ = 1.05 ∗ = 4.33 𝑘𝐴
√3. 𝑈 đ √3 ∗ 10.5

36
Mạch hạ áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 64.16 MVA


 Khi sự cố một máy biến áp: S = 65.91 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch trung áp của MBATN bằng:


S 65.91
I = = = 1.79 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 10.5

( )
I =I = 1.79 kA

 Vậy dòng điện cưỡng bức phía trung áp là I . = 4.33 kA

Từ các kết quả trên, ta có bảng tổng kết dòng cưỡng bức các cấp trung áp như sau
Bảng 2-13 Dòng điện cưỡng bức phương án 1

I =I (kA) I =I (kA) I =I . (kA)

0.312 0.41 4.33

2.6.2 Phương án 3

2.6.2.1 Các mạch phía cao áp 220kV

ĐZ nối giữa hệ thống điện và nhà máy điện thiết kế là một đường dây kép nên dòng
điện cưỡng bức được tính như sau:
S 118.832
I = = = 0.156 kA
2√3. Uđ 2√3. 220

( )
I = 2I = 0.31 kA

Mạch cao áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 59.42 MVA


 Khi sự cố một máy biến áp: S = 75.95 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch cao áp của MBATN bằng:


S 75.95
I = = = 0.1 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 220

( )
I =I = 0.1kA

37
Vậy dòng điện cưỡng bức phía điện áp cao 220 kV là:

( ) ( )
I = max I ,I = 0.31 kA

2.6.2.2 Các mạch phía cao áp 110kV

Phụ tải trung áp gồm 2 ĐZ kép x 50MW, 1 ĐZ đơn x 40MW, cosφ = 0.89

Dòng điện cưỡng bức trên 2 ĐZ kép phụ tải trung áp bằng:
Pđ é 50
I ( ) = = = 0.295 kA
√3. U . cosφ √3 ∗ 110 ∗ 0.89
Dòng điện cưỡng bức trên 1 ĐZ đơn phụ tải trung áp bằng:
Pđ đơ 40
I ( ) = = = 0.236 kA
√3. U . cosφ √3 ∗ 110 ∗ 0.89
Dòng điện cưỡng bức phía bộ máy phát – máy biến áp 2 cuộn dây:
S đ 75
I ( ) = 1.05 ∗ = 1.05 ∗ = 0.41 kA
√3. U √3. 110
Mạch trung áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 8.68 MVA


 Khi sự cố một máy biến áp: S = 43.66 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch trung áp của MBATN bằng:


S 43.66
I = = = 0.115 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 110

( )
I =I = 0.115 kA

 Vậy dòng điện cưỡng bức phía trung áp là I = 0.41 kA

2.6.2.3 Các mạch phía cao áp 10,5kV

Dòng điện cưỡng bức phía bộ máy phát – máy biến áp 2 cuộn dây:
𝑆 đ 75
𝐼 ( ) =𝐼 . = 1.05 ∗ = 1.05 ∗ = 4.33 𝑘𝐴
√3. 𝑈 đ √3 ∗ 10.5
Mạch hạ áp của máy biến áp tự ngẫu:

 Khi bình thường: S = 64.16 MVA

38
 Khi sự cố một máy biến áp: S = 65.91 MVA

Do đó dòng cưỡng bức trong mạch trung áp của MBATN bằng:


S 64.91
I = = = 1.79 kA
2√3. Uđ 2√3 ∗ 10.5

( )
I =I = 1.785 kA

 Vậy dòng điện cưỡng bức phía trung áp là I . = 4.33 kA

Từ các kết quả trên, ta có bảng tổng kết dòng cưỡng bức các cấp trung áp như sau
Bảng 2-14 Dòng điện cưỡng bức phương án 3

I =I (kA) I =I (kA) I =I . (kA)

0.312 0.41 4.33

2.7 Tổng kết chương 2


Trong chương 2, với các yêu cầu của đề bài, ta đã đề xuất các phương án nối điện
cho nhà máy, từ phân tích ưu nhược điểm của các phương án đó ta đã chọn được 2
phương án hợp lý nhất để tính toán sơ bộ: chọn máy biến áp, kiểm tra quá tải. Kết quả
tính toán cho các phương án sẽ là cơ sở để thực hiện so sánh kinh tế kĩ thuật nhằm chọn
ra được phương án tối ưu nhất cho nhiệm vụ thiết kế nhà máy nhiệt điện. Bên cạnh đó
chương 2 cũng đã đề cập và tính toán đến dòng điện cưỡng bức ở các phia cao áp, trung
áp và hạ áp của hệ thống.

39
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH

3.1 Tính điện kháng các phần tử trong sơ đồ thay thế


Trong hệ thống điện nói chung và các nhà máy điện nói riêng, các khí cụ điện và dây
dẫn cần làm việc đảm bảo an toàn kinh tế ở chế độ bình thường, đồng thời chịu được
những tác động cơ nhiệt lớn khi có sự cố, đặc biệt trong sự cố ngắn mạch. Việc tính toán
dòng điện ngắn mạch nhằm giúp cho việc chọn đúng các khí cụ điện và dây dẫn của nhà
máy đảm bảo các tiêu chuẩn về ổn định động và ổn định nhiệt khi ngắn mạch xảy ra.

Trong chương này ta tính toán ngắn mạch cho từng phương án với dạng ngắn mạch
để chọn khí cụ điện là ngắn mạch 3 pha.

Sử dụng phương pháp đường cong tính toán để tính dòng ngắn mạch.

3.1.1 Chọn các đại lượng cơ bản

 𝑆 = 200𝑀𝑉𝐴
 𝑈 = 𝑈

Cấp điện áp 220kV: 𝑈 = 230𝑘𝑉

Cấp điện áp 110kV: 𝑈 = 115𝑘𝑉

Cấp điện áp 10kV: 𝑈 = 10.5𝑘𝑉

Từ đó ta có dòng điện cơ bản ở các cấp điện áp

( ) 𝑆 200
𝐼 = ( )
= = 10.99 𝑘𝐴
√3𝑈 √3 ∗ 10.5

( ) 𝑆 200
𝐼 = ( )
= = 1.00 𝑘𝐴
√3𝑈 √3 ∗ 115

( ) 𝑆 200
𝐼 = ( )
= = 0.50 𝑘𝐴
√3𝑈 √3 ∗ 230

40
3.1.2 Lựa chọn dây dẫn đường dây 220kV

Nhà máy được nối với hệ thống bằng một đường dây kép dài 120 km. Theo tính toán
phân bố công suất ở chương 1 ta có công suất truyền về hệ thống lớn nhất trong chế độ
làm việc bình thường là 𝑆 = 118.832 𝑀𝑉𝐴

Dòng điện làm việc bình thường là:


𝑆 118.832
𝐼 = = = 0.156 𝑘𝐴
2√3𝑈 2√3 ∗ 220
Dựa vào đồ thị phụ tải công suất phát về hệ thống ta tính được thời gian sử dụng
công suất cực đại là:

365 ∑ 𝑆 ∗𝑡
𝑇 = = 6481.55 ℎ
𝑆
Tra bảng thông số với dây nhôm lõi thép (AC) và Tmax (Bảng 6.3 trang 225, Sách
Lưới điện và hệ thống điện – Trần Bách tập 1) ta có 𝐽 = 1𝐴/𝑚𝑚 (𝑇 > 5000)

Tiết diện của ĐZ nối nhà máy với hệ thống được chọn như sau:
𝐼 0.16 ∗ 10
𝐹≥𝐹 = = = 160 𝑚𝑚
𝐽 1
Theo điều kiện tổn thất vầng quang với mạng 220kV thì tiết diện phải thoả mãn 𝐹 ≥
𝐹 = 230 𝑚𝑚 do đó tra bảng thông số đường dây trên không (Bảng 1, trang 349
Sách Lưới điện và hệ thống điện – Trần Bách tập 1) ta chọn được dây AC – 240/32 có
các thông số như sau:

𝑅 = 0.12Ω/𝑘𝑚

𝑋 = 0.43Ω/𝑘𝑚

10
𝑏 = 2.64 ∗ . 𝑘𝑚

𝐼 = 610 𝐴

Kiểm tra điều kiện phát nóng bình thường:

𝐾 ∗𝐾 ∗𝐼 ≥ 𝐼

Trong đó:

 𝐾 là hệ số hiệu chỉnh theo số cáp đặt song song, 𝐾 ≈ 0.92

41
 𝐾 là hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ

𝜃 −𝜃
𝐾 =
𝜃 −𝜃

Trong đó:

 𝜃𝑐𝑝 là nhiệt độ cho phép lúc bình thường, 𝜃 = 70°𝐶


 𝜃 là nhiệt độ môi trường xung quanh, 𝜃𝑥𝑞 = 37°𝐶
 𝜃 là nhiệt độ chuẩn, 𝜃 = 25°𝐶

Dòng điện làm việc cưỡng bức:

𝐼 = 2∗𝐼 = 2 ∗ 0.156 = 312 𝐴

Điều kiện phát nóng bình thường:

70 − 37
𝐾 ∗𝐾 ∗𝐼 = 0.92 ∗ 𝐼 = 0.79 ∗ 610 = 480.58 𝐴 > 𝐼 = 312𝐴
70 − 25

Dây dẫn đã chọn thỏa mãn điều kiện phát nóng lâu dài

Theo điều kiện tổn thất vầng quang với mạng 220kV thì tiết diện phải thoả mãn 𝐹 ≥
𝐹 = 230 𝑚𝑚 . Như vậy đã thoả mãn.

Để đơn giản khi tính toán ngắn mạch ta bỏ qua điện dung và điện trở của đường dây
và giả thiết đường dây không có thành phần bù dọc. Như vậy trên sơ đồ thay thế đường
dây 220 kV chỉ là một điện kháng có giá trị:
1 𝑆 1 200
𝑋 = 𝑥 𝐿∗ = ∗ 0.43 ∗ 80 ∗ = 0.07 Ω
2 𝑈 2 230

3.1.3 Tính thông số các phần tử trong sơ đồ thay thế nhà máy

Điện kháng hệ thống:


𝑆 200
𝑋 =𝑋 = 0.9 ∗ = 0.06 Ω
𝑆 3000

Điện kháng máy phát:


Uđ S 200
𝑋 = X" ∗ ∗ = 0.146 ∗ = 0.39
U Sđ 75
Điện kháng của MBA 3 pha 2 cuộn dây:

42
𝑈 % 𝑈đ 𝑆
𝑋 = ∗ ∗
100 𝑈 𝑆đ
MBA nối bộ bên trung:

10.5 200
𝑋 = ∗ = 0.26
100 80
MBA nối bộ bên cao:

11 200
𝑋 = ∗ = 0.27
100 80
Điện kháng máy biến áp tự ngẫu:

1 1
𝑋 %= ∗ (𝑈 +𝑈 −𝑈 )= ∗ (11 + 32 − 20) = 11.5%
2 2
1 1
𝑋 %= ∗ (𝑈 +𝑈 −𝑈 )= ∗ (11 + 20 − 32) ≈ 0%
2 2
1 1
𝑋 %= ∗ (𝑈 +𝑈 −𝑈 )= ∗ (32 + 20 − 11) = 20.5%
2 2
Từ đó ta tính được điện kháng các phía của máy biến áp tự ngẫu như sau:
𝑈 % 𝑆 11.5 200
𝑋 = ∗ = ∗ = 0.14
100 𝑆đ 100 160
𝑈 % 𝑆 0 200
𝑋 = ∗ = ∗ =0
100 𝑆đ 100 160
𝑈 % 𝑆 20.5 200
𝑋 = ∗ = ∗ = 0.25
100 𝑆đ 100 160

3.2 Tính toán ngắn mạch phương án 1


Lựa chọn các điểm ngắn mạch phương án 1 như sau:

43
Hình 3-1 Lựa chọn điểm ngắn mạch phương án 1

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía cao áp 220kV ta chọn điểm ngắn mạch N1:
nguồn cấp là hệ thống và tất cả các máy phát của nhà máy

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía trung áp 110kV ta chọn điểm ngắn mạch
N2: nguồn cấp là hệ thống và tất cả các máy phát của nhà máy

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía hạ áp 10,5kV mạch máy phát ta chọn điểm
ngắn mạch N3, N3’: điểm ngắn mạch N3 nguồn cấp là máy phát F2 hoặc điểm
ngắn mạch N3’ nguồn cấp là các máy phát của nhà máy trừ máy F2 và hệ thống.

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn cho mạch tự dùng, phụ tải địa phương ta chọn
điểm ngắn mạch N4: nguồn phát là các máy phát của nhà máy và hệ thống. Điểm
ngắn mạch N4 có thể tính dòng diện ngắn mạch qua công thức: 𝐼 =I +I

44
3.2.1 Điểm ngắn mạch N1

Hình 3-2 Điểm ngắn mạch N1

Hình 3-3 Sơ đồ rút gọn ngắn mạch điểm N1

45
Do N1 có tính đối xứng nên ta có:

X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
0.25 + 0.39
X = (X + X )//(X +X )= = 0.32
2
X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

Ghép các nguồn E23, E4 song song, ta có:

0.32 ∗ 0.65
X = X //X = = 0.21
0.32 + 0.65
X = X + X = 0.07 + 0.21 = 0.28

Ghép các nguồn E234, E1 song song ta có:

0.28 ∗ 0.65
X = X //X = = 0.19
0.28 + 0.65
Điện kháng tính toán phía hệ thống:
S 3000
X =X ∗ = 0.13 ∗ = 1.95
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 1.95 thì I (0) = 0.55

Ta có:
S 3000
I = = = 7.53 kA
√3U √3 ∗ 230
Điện kháng tính toán phía máy phát:
Sđ 4 ∗ 75
X =X ∗ = 0.19 ∗ = 0.29
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

46
X = 0.28 thì I (0) = 3.4

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 4
Iđ ∑ = = = 0.75 kA
√3U √3 ∗ 230
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I" (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.55 ∗ 7.53 + 3.4 ∗ 0.75 = 6.69 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 6.69 = 17.03 kA

3.2.2 Ngắn mạch tại N2

Hình 3-4 Điểm ngắn mạch N2

Do N2 có tính đối xứng nên ta có:

X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

47
X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
0.25 + 0.39
X = (X + X )//(X +X )= = 0.32
2
X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

Hình 3-5 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N2

Ghép các nguồn E23, E4 song song ta có

0.32 ∗ 0.65
X = X //X = = 0.21
0.32 + 0.65
Biến đổi sao tam giác thiếu các điện kháng X1, X2, X5 ta có:
X ∗X 0.13 ∗ 0.07
X =X +X + = 0.13 + 0.07 + = 0.21
X 0.65
X ∗X 0.07 ∗ 0.65
X =X +X + = 0.07 + 0.65 + = 1.07
X 0.13

Nhóm đằng trị 2 nhánh E1 và E234 ta có:

48
1.07 ∗ 0.21
X = X //X = = 0.18
1.07 + 0.21
Điện kháng tính toán phía hệ thống:
S 3000
X =X ∗ = 0.21 ∗ = 3.15
S 200

Với X > 3 thì I (0) = = 0.32


.

Ta có:
S 3000
I = = = 15.06 kA
√3U √3 ∗ 115
Điện kháng tính toán phía máy phát:
Sđ 4 ∗ 75
X =X ∗ = 0.18 ∗ = 0.27
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 0.27 thì I (0) = 3.5

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 4
Iđ ∑ = = = 1.51 kA
√3U √3 ∗ 115
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I " (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.32 ∗ 15.06 + 3.5 ∗ 1.51 = 10.1 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I" (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 10.1 = 25.71 kA

49
3.2.3 Điểm ngắn mạch N3

Hình 3-6 Sơ đồ điểm ngắn mạch N3

Hình 3-7 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N3

Ta có

50
X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
X =X + X = 0.25 + 0.39 = 0.64

X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

X =X + X = 0.26 + 0.39 = 0.65

X =X = 0.25

Ghép các nguồn E3, E4 song song ta có:

0.64 ∗ 0.65
X = X //X = = 0.32
0.64 + 0.65
X ∗X 0.07 ∗ 0.65
X =X +X + = 0.07 + 0.65 + = 1.07
X 0.13
X ∗X 0.13 ∗ 0.07
X = X +X + = 0.13 + 0.07 + = 0.21
X 0.65

Ghép các nguồn E1 và E34 song song ta có:

0.32 ∗ 1.07
X = X //X = = 0.25
0.32 + 1.07
Biến đổi sao tam giác thiếu các điện kháng X6, X9, X10 ta có:
X ∗X 0.25 ∗ 0.21
X =X +X + = 0.25 + 0.21 + = 0.67
X 0.25
X ∗X 0.25 ∗ 0.25
X =X +X + = 0.25 + 0.25 + = 0.8
X 0.21

Điện kháng tính toán phía hệ thống:


S 3000
X =X ∗ = 0.67 ∗ = 10.05
S 200

Với X > 3 thì I (0) = = 0.1


.

Ta có:
S 3000
I = = = 164.96 kA
√3U √3 ∗ 10.5

51
Điện kháng tính toán phía máy phát:
Sđ 3 ∗ 75
X =X ∗ = 0.8 ∗ = 0.9
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 0.9 thì I (0) = 1.1

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 3
Iđ ∑ = = = 12.37 kA
√3U √3 ∗ 10.5
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I " (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.1 ∗ 164.96 + 1.1 ∗ 12.37 = 30.1 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 30.1 = 76.62 kA

3.2.4 Ngắn mạch điểm N3’

Nguồn cung cấp chỉ có máy phát F2

Hình 3-8 Sơ đồ ngắn mạch điểm N3'

Điện kháng tính toán của nhà máy:


Sđ 75
X =X ∗ = 0.39 ∗ = 0.15
S 200

52
Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 0.15 thì I (0) = 7.8

Ta có:
Sđ ∑ 75
Iđ ∑ = = = 4.12 kA
√3U √3 ∗ 10.5
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I" (0) = I (0) ∗ Iđ = 7.8 ∗ 4.12 = 32.14 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch ngay đầu cực máy phát nên lấy 𝑘 = 1.91

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.91 ∗ 32.14 = 86.81 kA

3.2.5 Ngắn mạch điểm N4

Dễ dàng nhận thấy

I " (0) = I" (0) + I" (0) = 30.1 + 32.14 = 62.24 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

i =i +i = 76.62 + 86.81 = 163.43 kA

Vậy ta có bảng thông số dòng ngắn mạch của phương án 1 như sau:
Bảng 3-1 Trị số dòng ngắn mạch của phương án 1

Điểm NM
N1 N2 N3 N3’ N4
Dòng NM

𝐈 " (𝟎) (kA) 6.69 10.1 30.1 32.14 62.24

𝐢𝐱𝐤 (kA) 17.03 25.71 76.62 86.81 163.43

3.3 Tính toán ngắn mạch phương án 3


Lựa chọn các điểm ngắn mạch phương án 3 như sau:

53
Hình 3-9 Lựa chọn điểm ngắn mạch phương án 3

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía cao áp 220kV ta chọn điểm ngắn mạch N1:
nguồn cấp là hệ thống và tất cả các máy phát của nhà máy

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía trung áp 110kV ta chọn điểm ngắn mạch
N2: nguồn cấp là hệ thống và tất cả các máy phát của nhà máy

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn phía hạ áp 10,5kV mạch máy phát ta chọn điểm
ngắn mạch N3, N3’: điểm ngắn mạch N3 nguồn cấp là máy phát F2 hoặc điểm
ngắn mạch N3’ nguồn cấp là các máy phát của nhà máy trừ máy F2 và hệ thống.

 Để chọn khí cụ điện và dây dẫn cho mạch tự dùng, phụ tải địa phương ta chọn
điểm ngắn mạch N4: nguồn phát là các máy phát của nhà máy và hệ thống. Điểm
ngắn mạch N4 có thể tính dòng diện ngắn mạch qua công thức: 𝐼 =I +I

54
3.3.1 Điểm ngắn mạch N1

Hình 3-10 Điểm ngắn mạch N1

Hình 3-11 Sơ đồ rút gọn ngắn mạch điểm N1

Do N1 có tính đối xứng nên ta có:

55
X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
0.25 + 0.39
X = (X + X )//(X +X )= = 0.32
2
Ghép các nguồn E1, E4 song song, ta có
(X + X ) ∗ (X + X ) (0.26 + 0.39) ∗ (0.26 + 0.39)
X = = = 0.33
X +X +X +X 0.26 + 0.39 + 0.26 + 0.39
Ghép các nguồn E23, E14 song song, ta có:

0.32 ∗ 0.33
X = X //X = = 0.16
0.32 + 0.33
X =X +X = 0.07 + 0.16 = 0.23

Điện kháng tính toán phía hệ thống:


S 3000
X =X ∗ = 0.13 ∗ = 1.95
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 1.95 thì I (0) = 0.55

Ta có:
S 3000
I = = = 7.53 kA
√3U √3 ∗ 230
Điện kháng tính toán phía máy phát:
Sđ 4 ∗ 75
X =X ∗ = 0.23 ∗ = 0.35
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 0.35 thì I (0) = 2.8

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 4
Iđ ∑ = = = 0.75 kA
√3U √3 ∗ 230

56
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I" (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.55 ∗ 7.53 + 2.8 ∗ 0.75 = 6.24 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 6.24 = 15.88 kA

3.3.2 Điểm ngắn mạch N2

Hình 3-12 Điểm ngắn mạch N2

Do N2 có tính đối xứng nên ta có:

X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
0.25 + 0.39
X = (X + X )//(X +X )= = 0.32
2

57
Hình 3-13 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N2

Ghép các nguồn E1, E4 song song, ta có


(X + X ) ∗ (X + X ) (0.26 + 0.39) ∗ (0.26 + 0.39)
X = = = 0.33
X +X +X +X 0.26 + 0.39 + 0.26 + 0.39
Ghép các nguồn E23, E14 song song, ta có:

0.32 ∗ 0.33
X = X //X = = 0.16
0.32 + 0.33
X = X + X = 0.07 + 0.13 = 0.2

Điện kháng tính toán phía hệ thống:


S 3000
X =X ∗ = 0.2 ∗ =3
S 200

Với X ≥ 3 thì I (0) = = 0.33

Ta có:
S 3000
I = = = 15.06 kA
√3U √3 ∗ 115
Điện kháng tính toán phía máy phát:

58
Sđ 4 ∗ 75
X =X ∗ = 0.16 ∗ = 0.24
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út [4]) ta có:

X = 0.24 thì I (0) = 4.2

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 4
Iđ ∑ = = = 1.51 kA
√3U √3 ∗ 115
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I " (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.33 ∗ 15.06 + 4.2 ∗ 1.51 = 11.31 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 11.31 = 28.79 kA

59
3.3.3 Điểm ngắn mạch N3

Hình 3-14 Sơ đồ điểm ngắn mạch N3

Hình 3-15 Sơ đồ rút gọn điểm ngắn mạch N3

60
Ta có

X =X + X = 0.06 + 0.07 = 0.13

X 0.14
X =X //X = = = 0.07
2 2
X =X + X = 0.25 + 0.39 = 0.64

X =X = 0.25

Ghép các nguồn E1, E4 song song, ta có


(X + X ) ∗ (X + X ) (0.26 + 0.39) ∗ (0.26 + 0.39)
X = = = 0.33
X +X +X +X 0.26 + 0.39 + 0.26 + 0.39
Ghép các nguồn E3, E14 song song ta có:

0.64 ∗ 0.33
X = X //X = = 0.22
0.64 + 0.33
X = X + X = 0.13 + 0.07 = 0.2

Biến đổi sao tam giác thiếu các điện kháng X5, X6, X7 ta có:
X ∗X 0.25 ∗ 0.2
X =X +X + = 0.25 + 0.2 + = 0.68
X 0.22
X ∗X 0.25 ∗ 0.22
X =X +X + = 0.25 + 0.22 + = 0.75
X 0.2

Điện kháng tính toán phía hệ thống:


S 3000
X =X ∗ = 0.68 ∗ = 10.2
S 200

Với X > 3 thì I (0) = = 0.1


.

Ta có:
S 3000
I = = = 164.96 kA
√3U √3 ∗ 10.5
Điện kháng tính toán phía máy phát:
Sđ 3 ∗ 75
X =X ∗ = 0.75 ∗ = 0.84
S 200

61
Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

X = 0.84 thì I (0) = 1.2

Ta có:
Sđ ∑ 75 ∗ 3
Iđ ∑ = = = 12.37 kA
√3U √3 ∗ 10.5
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I " (0) = I (0) ∗ I +I (0) ∗ Iđ = 0.1 ∗ 164.96 + 1.2 ∗ 12.37 = 31.34 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch không phải ngay đầu cực máy phát và không phải quá xa máy
phát thì lấy 𝑘 = 1.8

i = √2 ∗ k ∗ I" (0) = √2 ∗ 1.8 ∗ 31.34 = 79.78 kA

3.3.4 Ngắn mạch điểm N3’

Nguồn cung cấp chỉ có máy phát F2

Hình 3-16 Sơ đồ ngắn mạch điểm N3'

Điện kháng tính toán của nhà máy:


Sđ 75
X =X ∗ = 0.39 ∗ = 0.15
S 200

Tra đường cong tính toán ở phụ lục 1 (giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện – Lã
Văn Út) ta có:

62
X = 0.15 thì I (0) = 7.8

Ta có:
Sđ ∑ 75
Iđ ∑ = = = 4.12 kA
√3U √3 ∗ 10.5
Dòng ngắn mạch siêu quá độ:

I" (0) = I (0) ∗ Iđ = 7.8 ∗ 4.12 = 32.14 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

Với điểm ngắn mạch ngay đầu cực máy phát nên lấy 𝑘 = 1.91

i = √2 ∗ k ∗ I " (0) = √2 ∗ 1.91 ∗ 32.14 = 86.81 kA

3.3.5 Ngắn mạch điểm N4

Dễ dàng nhận thấy

I " (0) = I" (0) + I" (0) = 31.34 + 32.14 = 63.48 kA

Dòng ngắn mạch xung kích:

i =i +i = 79.78 + 86.81 = 166.59 kA

Vậy ta có bảng thông số dòng ngắn mạch của phương án 3 như sau:
Bảng 3-2 Trị số dòng ngắn mạch của phương án 3

Điểm NM
N1 N2 N3 N3’ N4
Dòng NM

𝐈 " (𝟎) (kA) 6.24 11.31 31.34 32.14 63.48

𝐢𝐱𝐤 (kA) 15.88 28.79 79.78 86.81 166.59

63
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ XÁC

ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

4.1 Các chỉ tiêu đánh giá


Mục đích của chương này là tính toán so sánh các phương án về mặt kinh tế để từ đó
lựa chọn ra phương án vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa thoả mãn tiêu chí kinh tế nhất. Để
so sánh về mặt kinh tế giữa các phương án ta quan tâm đến:

 Vốn đầu tư
 Chi phí vận hành hàng năm

Tuy nhiên do trong đồ án chỉ có 1 phương án nên ta chỉ xem xét một phương án.

4.1.1 Vốn đầu tư

Khi tính vốn đầu tư của các phương án chỉ xét đến máy biến áp và thiết bị phân phối.
Vốn đầu tư các thiết bị phân phối ở các cấp điện áp chủ yếu do máy cắt điện quyết định.
Như vậy vốn đầu tư cho một phương án được xác định theo biểu thức sau:

V=V +𝑉

Trong đó:

 V là vốn đầu tư cho các máy biến áp được tính theo công thức:

𝑉 = 𝐾 ∗𝑉

 K là hệ số tính đến tiền vận chuyển và xây lắp máy biến áp, hệ số này phụ thuộc
vào điện áp định mức của cuộn cao áp và công suất định mức của máy biến áp.
 V vốn đầu tư xây dựng thiết bị phân phối

V = nV

Trong đó:

 n số mạch của TBPP ứng với cấp điện áp i


 V giá thành mỗi mạch TBPP tương ứng với cấp điện áp I bao gồm cả
tiền mua, vận chuyển xây lắp

64
4.1.2 Chi phí vận hành hàng năm

Chi phí vận hành hàng năm 𝑃 được xác định theo công thức sau:

𝑃 =𝑃 +𝑃 +𝑃

Trong đó:

 𝑃 tiền khấu hao về vốn đầu tư và sửa chữa lớn, đơn vị đ/năm
𝑎∗𝑉
𝑃 =
100
 𝑉 là vốn đầu tư cho một phương án
 𝑎 là % định mức khấu hao (theo bảng 4.2 Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp
– Nguyễn Hữu Khái) ta chọn 𝑎 = 8.4%
 𝑃 chi phí do tổn thất điện năng hàng năm trong các thiết bị điện đ/năm. 𝑃 được
xác định theo công thức

𝑃 = 𝛽 ∗ ∆𝐴

 𝛽 là giá thành trung bình điện năng trong hệ thống điện với 𝑇 = 4000 −
6000ℎ thì lấy 𝛽 = 1000 𝑉𝑁Đ/𝑘𝑊ℎ.
 ∆𝐴 là tổn thất điện năng hàng năm trong các thiết bị điện (kWh), chủ yếu là tổn
thất trong máy biến áp quyết định.
 𝑃 là chi phí phục vụ thiết bị (sửa chữa và bảo dưỡng định kì, trả lương công
nhân). Chi phí này không đáng kể so với chi phí sản xuất, nó cũng ít khác nhau
giữa các phương án. Do đó khi đánh giá hiệu quả các phương án ta bỏ qua chi
phí này.

Để so sánh kinh tế giữa các phương án ta xác định chi phí tính toán hàng năm của
các phương án:

𝐶 = 𝑃 + 𝑎đ 𝑉 + 𝑌

Trong đó:

 𝑎đ là hệ số định mức của hiệu quả kinh tế. Đối với tính toán trong năng lượng
𝑎đ = 0.15
 𝑌 thiệt hại do mất điện gây ra (bài toán thiết kế nên bỏ qua)
 𝑃 Phí vận hành hàng năm

65
4.2 Đánh giá phương án 1
Trong nhà máy điện, các thiết bị điện và khí cụ điện được nối là với nhau thành sơ
đồ điện. Yêu cầu chung của sơ đồ nối điện là: Làm việc đảm bảo, tin cậy, cấu tạo đơn
giản, vận hành linh hoạt, kinh tế và đảm bảo an toàn cho người vận hành. Tính đảm bảo
của sơ đồ phụ thuộc vào vai trò quan trọng của hộ tiêu thụ điện. Ví dụ: Hộ tiêu thụ điện
loại 1 phải được cung cấp bằng 2 đường dây lấy từ 2 nguồn độc lập, mỗi nguồn phải
cung cấp đủ công suất khi nguồn kia nghỉ làm việc. Tính linh hoạt của sơ đồ được thể
hiện bởi khả năng thích ứng với nhiều trạng thái vận hành khác nhau.

Tính kinh tế của sơ đồ được giải quyết bằng hình thức của các hệ thống thanh góp,
số lượng khí cụ điện dùng cho sơ đồ. Ngoài ra cách bố trí thiết bị trong sơ đồ phải đảm
bảo an toàn cho người vận hành. Căn cứ vào nhiệm vụ cung cấp điện cho phụ tải ở cấp
điện áp và vai trò của nhà máy đang thiết kế đối với hệ thống, sơ đồ nối điện của các
phương án được chọn theo sơ đồ:

 Phía 220kV: Do đường dây về hệ thống là đường dây kép nên dùng sơ đồ hai hệ
thống thanh góp có máy cắt liên lạc để cấp điện về hệ thống nếu xảy ra sự cố một
đường dây thì đường dây còn lại vẫn đảm bảo vận hành.
 Phía 110kV: Do đường dây tới phụ tải trung áp là đường cáp kép nên dùng sơ đồ
hai hệ thống thanh góp có máy cắt liên lạc để cấp điện tới phụ tải trung áp nếu
xảy ra sự cố một đường dây thì đường dây còn lại vẫn đảm bảo vận hành. Sử
dụng thêm thanh góp vòng có máy cắt vòng để khi sửa chữa máy cắt ở lộ đường
dây nào đó thì vẫn giữ cung cấp điện liên tục, nếu không có thanh góp vòng thì
sẽ mất khả năng cung cấp điện trong thời gian thao tác.
 Phía 10kV: Không dùng hệ thống thanh góp đầu cực máy phát

66
Hình 4-1 Sơ đồ điện chính phương án 1

4.2.1 Vốn đầu tư của thiết bị

4.2.1.1 Vốn đầu tư cho máy biến áp


Bảng 4-1 Vốn đầu tư máy biến áp phương án 1

Đơn giá Thành tiền


Loại MBA 𝑺đ𝒎 , 𝑴𝑽𝑨 𝑼đ𝒎 , 𝒌𝑽 𝑲𝑩 Số lượng
(𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ) (𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ)

ATДцTH 160 230 1.4 7.4 2 14.8

TДц 80 242 1.5 5.08 1 5.08

TДц 80 121 1.4 4.16 1 4.16

Vậy vốn đầu tư mua MBA là:

V =K ∗V +K ∗V +K ∗V = 34.14 ∗ 10 VNĐ

67
4.2.1.2 Vốn đầu tư cho máy cắt

Khi thực hiện tính toán kinh tế cho phương án thì vốn đầu tư cho phương án cho
thiết bị phân phối chủ yếu phụ thuộc vào loại máy cắt mà thiết bị phân phối sử dụng. Vì
vậy ta phải chọn rõ loại máy cắt cho từng mạch ở các phương án.

Điều kiện chọn máy cắt:

Dựa vào cấp điện áp, yêu cầu của phụ tải, số lượng máy cắt. Trên cùng một cấp điện
áp nên chọn cùng một loại máy cắt, riêng ở cấp điện áp máy phát thì các máy cắt đường
dây có thể chọn một loại, các máy cắt trên mạch máy phát điện , máy biến áp , mạch
phân đoạn , mạch máy biến áp tự dùng nên chọn cùng loại. Nếu cấp điện áp cao sử dụng
máy cắt không khí thì nên cố gắng sử dụng số máy cắt không khí nhiều nhất có thể vì
như thế vốn đầu tư phụ không tăng nhiêu và có thể tận dụng được được máy nén khí .

 Điện áp định mức của máy cắt: 𝑈 ≥𝑈


 Dòng điện định mức của máy cắt: 𝐼 ≥𝐼
 Dòng cắt định mức của máy cắt: 𝐼 ắ ≥ 𝐼′′

Trong đó:

 𝐼 là dòng cưỡng bức của mạch đặt máy cắt


 𝐼′′ là dòng ngắn mạch siêu quá độ chu kỳ

Ngoài ra máy cắt được chọn phải kiểm tra điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt
khi ngắn mạch:

 Ổn định nhiệt: 𝐼 . 𝑡 ≥𝐵
Với 𝐵 là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch
 Ổn định động: 𝑖đđ ≥ 𝑖
Với 𝐼 là dòng ngắn mạch xung kích

Đối với máy cắt có 𝐼đ ≥ 1𝑘𝐴 thì thì không cần kiểm tra ổn định nhiệt. Các máy cắt ở
cùng cấp điện áp được chọn cùng chủng loại. Căn cứ vào kết quả tính dòng cưỡng bức
và dòng ngắn mạch ta tiến hành chọn máy cắt cho phương án 1 như bảng sau (chọn từ
Bảng 3.3, Phụ lục 3, sách Thiết kế phần điện nhà máy điện và trạm biến áp).

68
Bảng 4-2 Chọn máy cắt phương án 1

Các đại lượng tính Các đại lượng định


Điểm toán Loại mức
Tên 𝑼đ𝒎 ,
ngắn máy
mạch kV 𝑰𝒄𝒃 𝑰′′ 𝒊𝒙𝒌 𝑼đ𝒎 𝑰đ𝒎 𝑰𝒄đ𝒎 𝒊đđ𝒎
mạch cắt
kA kA kA kV kA kA kA

Cao áp N1 220 0.31 6.69 17.03 3AQ1 245 4 40 100

Trung
N2 110 0.41 10.1 25.71 3AQ1 123 4 40 100
áp

Hạ áp
MBA N3 10.5 4.33 30.1 76.62 8BK40 12 5 63 160
liên lạc

Máy
N3’ 10.5 4.33 32.14 86.81 8BK40 12 5 63 160
phát

Tự
dùng,
N4 10.5 4.33 62.24 163.43 8BK41 12 12.5 80 225
tải địa
phương

Từ sơ đồ hình 4.1:

Phía 220kV có 6 máy cắt SF6 loại 3AQ1-245/4000 có giá. Chi phí mua máy cắt
220kV là:

V = 6 ∗ 1.125 ∗ 10 = 6.75 ∗ 10 VNĐ

Phía 110kV có 10 máy cắt SF6 loại 3AQ1-245/4000. Chi phí mua máy cắt 110kV là

V = 10 ∗ 0.675 ∗ 10 = 6.75 ∗ 10 VNĐ

Phía điện áp máy phát 10kV có 4 máy cắt, gồm 2 máy cắt không khí loại 8BK40-12/5000
và 2 máy cắt không khí loại 8BK41-12/12500. Chi phí mua máy cắt là

V = 2 ∗ 0.3 ∗ 10 + 2 ∗ 0.3 ∗ 10 = 1.2 ∗ 10 VNĐ

Tổng chi phí mua sắm máy cắt là:

69
V =V +V +V = 14.7 ∗ 10 VNĐ

Như vậy tổng vốn đầu tư của phương án 1 là:

V =V +V = (34.14 + 14.7) ∗ 10 = 48.84 ∗ 10 VNĐ

4.2.1.3 Chi phí vận hành hàng năm

Chi phí khấu hao hàng năm về vốn đầu tư và sửa chữa lớn

𝑎% ∗ 𝑉 8.4 ∗ 48.84 ∗ 10
𝑃 = = = 4.1 ∗ 10 𝑉𝑁Đ
100 100
Chi phí do tổn thất điện năng hàng năm

𝑃 = 𝛽 ∗ ∆𝐴 = 1000 ∗ 7884.53 ∗ 10 = 7.88 ∗ 10 𝑉𝑁Đ

Vậy chi phí vận hành hàng năm:

𝑃 = 𝑃 + 𝑃 = 11.98 ∗ 10 𝑉𝑁Đ

4.2.2 Tổng chi phí đầu tư phương án 1

C = P + ađ V = 11.98 ∗ 10 + 0.15 ∗ 48.84 ∗ 10 = 19.31 ∗ 10 VNĐ

4.3 Đánh giá phương án 3


Tính kinh tế của sơ đồ được giải quyết bằng hình thức của các hệ thống thanh góp,
số lượng khí cụ điện dùng cho sơ đồ. Ngoài ra cách bố trí thiết bị trong sơ đồ phải đảm
bảo an toàn cho người vận hành. Căn cứ vào nhiệm vụ cung cấp điện cho phụ tải ở cấp
điện áp và vai trò của nhà máy đang thiết kế đối với hệ thống, sơ đồ nối điện của các
phương án được chọn theo sơ đồ:

 Phía 220kV: Do đường dây về hệ thống là đường dây kép nên dùng sơ đồ hai hệ
thống thanh góp có máy cắt liên lạc để cấp điện về hệ thống nếu xảy ra sự cố một
đường dây thì đường dây còn lại vẫn đảm bảo vận hành.
 Phía 110kV: Do đường dây tới phụ tải trung áp là đường cáp kép nên dùng sơ đồ
hai hệ thống thanh góp có máy cắt liên lạc để cấp điện tới phụ tải trung áp nếu
xảy ra sự cố một đường dây thì đường dây còn lại vẫn đảm bảo vận hành. Sử
dụng thêm thanh góp vòng có máy cắt vòng để khi sửa chữa máy cắt ở lộ đường
dây nào đó thì vẫn giữ cung cấp điện liên tục, nếu không có thanh góp vòng thì
sẽ mất khả năng cung cấp điện trong thời gian thao tác.

70
 Phía 10kV: Không dùng hệ thống thanh góp đầu cực máy phát

Hình 4-2 Sơ đồ điện chính phương án 3

4.3.1 Vốn đầu tư của thiết bị

4.3.1.1 Vốn đầu tư cho máy biến áp


Bảng 4-3 Vốn đầu tư máy biến áp phương án 3

Đơn giá Thành tiền


Loại MBA 𝑺đ𝒎 , 𝑴𝑽𝑨 𝑼đ𝒎 , 𝒌𝑽 𝑲𝑩 Số lượng
(𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ) (𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ)

ATДцTH 160 230 1.4 7.4 2 14.8

TДц 80 121 1.5 4.16 2 8.32

Vậy vốn đầu tư mua MBA là:

V =K ∗V +K , ∗V , = 33.2 ∗ 10 VNĐ

4.3.1.2 Vốn đầu tư cho máy cắt

Điều kiện chọn máy cắt:

 Điện áp định mức của máy cắt: 𝑈 ≥𝑈

71
 Dòng điện định mức của máy cắt: 𝐼 ≥𝐼
 Dòng cắt định mức của máy cắt: 𝐼 ắ ≥ 𝐼′′

Trong đó:

 𝐼 là dòng cưỡng bức của mạch đặt máy cắt


 𝐼′′ là dòng ngắn mạch siêu quá độ chu kỳ

Ngoài ra máy cắt được chọn phải kiểm tra điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt
khi ngắn mạch:

 Ổn định nhiệt: 𝐼 . 𝑡 ≥ 𝐵 , với 𝐵 là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch
 Ổn định động: 𝑖đđ ≥ 𝑖 , với 𝐼 là dòng ngắn mạch xung kích

Đối với máy cắt có 𝐼đ ≥ 1𝑘𝐴 thì thì không cần kiểm tra ổn định nhiệt. Các máy cắt
ở cùng cấp điện áp được chọn cùng chủng loại. Căn cứ vào kết quả tính dòng cưỡng bức
và dòng ngắn mạch ta tiến hành chọn máy cắt cho phương án 3 như bảng sau:
Bảng 4-4 Chọn máy cắt phương án 1

Các đại lượng tính Các đại lượng định


Điểm toán Loại mức
Tên 𝑼đ𝒎 ,
ngắn máy
mạch kV 𝑰𝒄𝒃 𝑰′′ 𝒊𝒙𝒌 𝑼đ𝒎 𝑰đ𝒎 𝑰𝒄đ𝒎 𝒊đđ𝒎
mạch cắt
kA kA kA kV kA kA kA

Cao áp N1 220 0.31 6.24 15.88 3AQ1 245 4 40 100

Trung
N2 110 0.41 11.31 28.79 3AQ1 123 4 40 100
áp

Hạ áp
MBA N3 10.5 4.33 31.34 79.78 8BK40 12 5 63 160
liên lạc

Máy
N3’ 10.5 4.33 32.14 86.81 8BK40 12 5 63 160
phát

Tự
dùng,
N4 10.5 4.33 63.48 166.59 8BK41 12 12.5 80 225
tải địa
phương

72
Từ sơ đồ hình 4.2:

Phía 220kV có 5 máy cắt SF6 loại 3AQ1-245/4000 có giá. Chi phí mua máy cắt
220kV là:

V = 5 ∗ 1.125 ∗ 10 = 5.63 ∗ 10 VNĐ

Phía 110kV có 11 máy cắt SF6 loại 3AQ1-245/4000. Chi phí mua máy cắt 110kV là

V = 11 ∗ 0.675 ∗ 10 = 7.43 ∗ 10 VNĐ

Phía điện áp máy phát 10kV có 4 máy cắt, gồm 2 máy cắt không khí loại 8BK40-12/5000
và 2 máy cắt không khí loại 8BK41-12/12500. Chi phí mua máy cắt là

V = 2 ∗ 0.3 ∗ 10 + 2 ∗ 0.3 ∗ 10 = 1.2 ∗ 10 VNĐ

Tổng chi phí mua sắm máy cắt là:

V =V +V +V = 14.26 ∗ 10 VNĐ

Như vậy tổng vốn đầu tư của phương án 3 là:

V =V +V = (33.2 + 14.26) ∗ 10 = 47.46 ∗ 10 VNĐ

4.3.1.3 Chi phí vận hành hàng năm

Chi phí khấu hao hàng năm về vốn đầu tư và sửa chữa lớn

𝑎% ∗ 𝑉 8.4 ∗ 47.46 ∗ 10
𝑃 = = = 3.99 ∗ 10 𝑉𝑁Đ
100 100
Chi phí do tổn thất điện năng hàng năm

𝑃 = 𝛽 ∗ ∆𝐴 = 1000 ∗ 7729.86 ∗ 10 = 7.73 ∗ 10 𝑉𝑁Đ

Vậy chi phí vận hành hàng năm:

𝑃 = 𝑃 + 𝑃 = 11.72 ∗ 10 𝑉𝑁Đ

4.3.2 Tổng chi phí đầu tư phương án 3

C = P + ađ V = 11.72 ∗ 10 + 0.15 ∗ 47.46 ∗ 10 = 18.84 ∗ 10 VNĐ

73
4.4 Lựa chọn phương án tối ưu
Bảng 4-5 Tổng kết chi phí hai phương án

Chỉ tiêu Chi phí vận


Vốn đầu tư V Chi phí tính toán
hành P
Phương án (𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ) C (𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ)
(𝟏𝟎𝟗 𝐕𝐍Đ)

𝟏 48.84 11.98 19.31

𝟑 47.46 11.72 18.84

Thấy rằng tất cả các tiêu chí về vốn đầu tư, chi phí vận hành và chi phí tính toán thì
phương án 3 đều nhỏ hơn phương án 1. Cùng với sự hợp lý với sự gia tăng của phụ tải
trung áp sau này thì việc có hai máy phát bên phía trung áp sẽ đảm bảo giảm công suất
qua trung áp MBA tự ngẫu và nếu sự cố một máy phát bên trung áp thì độ tin cậy vẫn
cao hơn so với phương án 1. Vậy ta chọn phương án 3 làm phương án tối ưu.

Vậy ta chọn phương án 3 làm phương án tính toán thiết kế.

74
CHƯƠNG 5. LỰA CHỌN DÂY DẪN VÀ KHÍ CỤ ĐIỆN

Trong quá trình làm việc khí cụ điện và dây dẫn thường bị phát nóng. Nguyên nhân
chủ yếu là do:

 Tác dụng nhiệt của dòng phụ tải lâu dài


 Tác dụng nhiệt và lực động điện của dòng ngắn mạch

Nếu nhiệt độ tăng quá cao có thể làm cho chúng bị hư hỏng, nhất là những chỗ tiếp
xúc hoặc làm giảm tuổi thọ cách điện của chúng. Vì vậy đối với khí cụ điện và dây dẫn
cần phải quy định nhiệt độ cho phép. Đồng thời khi chọn chúng cần phải tính toán sao
cho trong quá trình vận hành ở chế độ bình thường cũng như khi sự cố xảy ra, chúng
phải đảm bảo ổn định động và ổn định nhiệt.

Trong nhà máy nhiệt điện các thiết bị chính như máy biến áp, máy phát điện, máy
bù cùng với các khí cụ điện như máy cắt, dao cách ly... được nối với nhau bằng thanh
dẫn, thanh góp và cáp điện lực. Thanh dẫn có hai loại chính là thanh dẫn mềm và thanh
dẫn cứng :

 Thanh dẫn mềm được dùng làm thanh góp cho các phụ tải ở các cấp điện áp
220kV và 110kV. Chúng thường dùng dây nhôm lõi thép.
 Thanh dẫn cứng có thể bằng đồng hoặc nhôm và được dùng để nối từ đầu cực
máyphát điện đến gian máy và dùng để làm thanh góp điện áp máy phát.

5.1 Chọn máy cắt điện và dao cách ly

5.1.1 Chọn máy cắt

Như đã tính toán và lựa chọn tại bảng 4.4 trước đó


Bảng 5-1 Chọn máy cắt điện

Các đại lượng tính Các đại lượng định


Điểm toán Loại mức
Tên 𝐔đ𝐦 ,
ngắn máy
mạch kV 𝐈𝐜𝐛 𝐈′′ 𝐢𝐱𝐤 𝐔đ𝐦 𝐈đ𝐦 𝐈𝐜đ𝐦 𝐢đđ𝐦
mạch cắt
kA kA kA kV kA kA kA

75
Cao áp N1 220 0.31 6.24 15.88 3AQ1 245 4 40 100

Trung
N2 110 0.41 11.31 28.79 3AQ1 123 4 40 100
áp

Hạ áp
MBA N3 10.5 4.33 31.34 79.78 8BK40 12 5 63 160
liên lạc

Máy
N3’ 10.5 4.33 32.14 86.81 8BK40 12 5 63 160
phát

Tự
dùng,
N4 10.5 4.33 63.48 166.59 8BK41 12 12.5 80 225
tải địa
phương

5.1.2 Chọn dao cách ly

Dao cách ly dùng để ngắt mạch với dòng không tải. Chúng được chọn theo các điều
kiện sau :

 Điện áp định mức của dao cách ly: Uđ ≥ Uđ ạ

 Dòng điện định mức của dao cách ly: Iđ ≥ I

Trong đó :

 I là dòng cưỡng bức của mạch đặt máy cắt.

Ngoài ra dao cách ly được chọn phải kiểm tra điều kiện ổn định động và ổn định
nhiệt khi ngắn mạch :

 Kiểm tra điều kiện ổn định động:


iđđ ≥ i (i là dòng xung kích khi ngắn mạch)
 Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt:
I đ .t đ ≥ B (B là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch)

Đối với các dao cách ly có 𝐼đ  1000A thì không cần kiểm tra ổn định nhiệt. Các
máy cắt ở cùng cấp điện áp được chọn cùng chủng loại. Căn cứ vào kết quả tính dòng
cưỡng bức và dòng ngắn mạch ta tiến hành chọn dao cách ly như bảng sau:

76
Bảng 5-2 Chọn dao cách ly

Các đại lượng tính Các đại lượng


Điểm toán định mức
Tên 𝐔đ𝐦 , Loại máy
ngắn
mạch kV 𝐈𝐜𝐛 𝐈′′ 𝐢𝐱𝐤 cắt 𝐔đ𝐦 𝐈đ𝐦 𝐢đđ𝐦
mạch
kA kA kA kV kA kA

SGCT-
Cao áp N1 220 0.31 6.24 15.88 245 1.25 80
245/1250

SGCPT-
Trung áp N2 110 0.41 11.31 28.79 123 0.8 80
123/800

Hạ áp
ΡВK-
MBA liên N3 10.5 4.33 31.34 79.78 20 5 200
20/5000
lạc

ΡВK-
Máy phát N3’ 10.5 4.33 32.14 86.81 20 5 200
20/5000

Tự dùng,
ΡВK-
tải địa N4 10.5 4.33 63.48 166.59 20 5 200
20/5000
phương

5.2 Chọn thanh dẫn cứng cho mạch máy phát

5.2.1 Chọn tiết diện thanh dẫn cứng cho mạch máy phát

Thanh dẫn cứng được chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép :

I′ >I

Trong đó : I′ là dòng cho phép làm việc lâu dài đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ nơi đặt
thanh dẫn .

θ −θ
I = k .I = .I
θ −θ

Với:

 θ = 70°𝐶: Nhiệt độ cho phép làm việc lâu dài của thanh dẫn

77
 θ = 37°𝐶: Nhiệt độ môi trường nơi đặt thanh dẫn
 θ = 25°𝐶: Nhiệt độ quy định khi tính I

70 − 37
I = ∗I = 0.86 ∗ I
70 − 25

 I : Dòng điện làm việc cưỡng bức qua thanh dẫn ( I = 4.33 kA)

Ta có: 0.86 ∗ I ≥ 4.33 kA → I ≥ 5.06 kA

Vậy ta chọn thanh dẫn bằng máng đồng để giảm hiệu ứng mặt ngoài và hiệu ứng gần
đồng thời tăng khả năng làm mát. Thanh dẫn chọn có các thông số kỹ thuật như sau :
Bảng 5-3 Chọn thanh dẫn mạch máy phát

Mô men trở kháng Mô men quán tính


Kích thước
Tiết điện ( 𝐜𝐦𝟑 ) ( 𝐜𝐦𝟒 )
𝐈𝐜𝐩 (mm)
một cực
Một thanh Hai Một thanh Hai
kA
(𝐦𝐦𝟐 ) thanh thanh
h b c r 𝐖𝐱 𝐱 𝐖𝐲 𝐲 𝐖𝐲𝟎 𝐉𝐱 𝐱 𝐉𝐲 𝐲 𝐉𝐲𝟎
𝐲𝟎 𝐲𝟎

5.5 125 55 6.5 10 1370 50 9.5 100 290.3 36.7 625

5.2.2 Kiểm tra ổn định động thanh dẫn cứng

Hình 5-1 Mặt cắt của thanh dẫn

78
 Theo tiêu chuẩn độ bền cơ, ứng suất của vật liệu thanh dẫn không được lớn hơn
ứng suất cho phép của nó, nghĩa là : σ ≤ σ
 Đối với đồng ứng suất cho phép là σ = 1400 kG/cm2
 Đối với thanh dẫn gép ứng suất trong vật liệu thanh dẫn gồm hai thành phần: ứng
suất do lực tác động giữa các pha gây ra (σ ) và ứng suất do lực tương tác giữa
các thanh dẫn trong cùng một pha gây ra (σ ).

Do đó ứng suất tính toán : σ = σ + σ

Xác định ứng suất 𝛔𝟏

Lực tính toán : F = 1.76 ∗ 10 ∗ ∗i kG

Trong đó:

 i : dòng điện xung kích (kA) tại đầu máy phát ; i = 86.81 kA
 𝑙 : độ dài một nhịp ; l = 120 cm
 𝑎 : khoảng cách giữa các pha ; a = 60 cm
120
F = 1.76 ∗ 10 ∗ ∗ 86.81 = 265.27 kG
60
Do số nhịp lớn hơn 3 nên mômen uốn là :

𝐹 ∗ 𝑙 265.27 ∗ 120
𝑀= = = 3183.24 𝑘𝐺𝑐𝑚
10 10
Ứng suất do lực điện động giữa các pha khác nhau, với hai nửa thanh dẫn được hàn chặt:
M 3183.24
σ = = = 31.83 kG/cm
W 100

Xác định ứng suất 𝛔𝟐

Lực điện động hai thanh dẫn trong cùng một pha:

𝑙
𝐹 = 0.51 ∗ 10 ∗ ∗𝑖 (𝑘𝐺)

Trong đó:

 i : dòng điện xung kích (kA) tại đầu máy phát ; i = 86.81 kA
 𝑙 : khoảng cách giữa hai miếng đệm (cm)
 ℎ: kích thước thanh dẫn xem Bảng 5.3, ℎ = 12.5 𝑐𝑚

79
Suy ra:

𝑙 𝑙
𝐹 = 0.51 ∗ 10 ∗ ∗𝑖 = 0.51 ∗ 10 ∗ ∗ 86.81 = 3.07 ∗ 𝑙
ℎ 12.5
Ta có momen uốn:

𝑙 𝑙
𝑀 = 𝐹 ∗ = 3.07 ∗ = 0.26 ∗ 𝑙
12 12
Ứng suất do lực điện động giữa hai thanh dẫn trong cùng một pha sinh ra:
M 0.26 ∗ 𝑙
σ = = = 0.027 ∗ 𝑙 kG/cm
W 9.5

Ứng suất tính toán 𝛔𝐭𝐭 và khoảng cách lớn nhất giữa hai miếng đệm 𝒍𝟐

Để xác định khoảng cách lớn nhất giữa hai miếng đệm ta cho điều kiển ổn định động
σ = σ + σ ≤ σ . Khoảng cách lớn nhất giữa hai miếng đệm được xác định theo
công thức sau :

31.83 + 0.027 ∗ 𝑙 ≤ 1400

 𝑙 ≤ 225.14 (𝑐𝑚)

So sánh khoảng cách giữa 2 sứ liền nhau l = 120cm và khoảng cách lớn nhất giữa
hai miếng đệm l = 225.14 cm ta thấy giữa hai sứ đỡ không cần đặt thêm các miếng
đệm

5.2.3 Kiểm tra ổn định động có xét dao động riêng của thanh dẫn

Tần số dao động riêng của thanh dẫn cần phải nằm ngoài khu vực cộng hưởng với
giới hạn ±10% tần số chính của hệ thống. Đối với tần số hệ thống là 50Hz thì tần số
riêng này phải nằm ngoài giới hạn 45 ÷ 55Hz và 90 ÷ 110Hz.

Tần số riêng của thanh dẫn được xác định theo công thức sau :

3.65 E. J . 10
f = ∗
l S. γ

Trong đó :

 E là môđun đàn hồi của vật liệu thanh dẫn, E = 1,1.106kG/cm2


 γ là khối lượng riêng của vật liệu thanh dẫn, γ = 8,93 g/cm3

80
 l là độ dài thanh dẫn giữa hai sứ, 𝑙 = 120 𝑐𝑚
 S là tiết diện ngang của thanh dẫn, 𝑆 = 13.7 𝑐𝑚2
 J là mômen quán tính của thanh dẫn, J = 625 cm4

3.65 1.1 ∗ 10 ∗ 625 ∗ 10


⇒f = = 600.87 Hz
120 13.7 ∗ 8.93

Ta thấy tần số dao động riêng của thanh dẫn nằm ngoài khu vực cộng hưởng nên
thanh dẫn đã chọn thoả mãn điều kiện dao động riêng.

5.2.4 Chọn sứ đỡ cho thanh dẫn cứng

Chọn loại sứ đặt trong nhà với điều kiện:

Uđ ≥ Uđ ướ = 10kV

Theo các điều kiện đó ta chọn loại sứ đặt trong nhà Oϕ-10-1250KP.Y3 có các thông số:
Bảng 5-4 Chọn sứ đỡ
Điện
áp Điện áp duy trì ở Lực phá hoại
định trạng thái khô nhỏ nhất 𝐅𝐩𝐡 Chiều cao
Loại sứ
mức H (mm)
(kV) (kG)
(kV)
Oϕ-10-750-IIYT3 10 47 750 225

Kiểm tra ổn định động: 𝐹 < 𝐹 = 0.6𝐹

Hình 5-2 Mặt cắt sứ đỡ

81
Trong đó:

 𝐹 lực cho phép tác dụng lên đầu sứ kG


 𝐹 lực phá hoại cho phép của sứ
 𝐹 lực động điện đặt lên đầu sứ khi ngắn mạch 3 pha

𝐻′
𝐹 =𝐹
𝐻
Với 𝐹 lực tính toán trên khoảng vượt của thanh dẫn


𝐻′ 𝐻+
𝐹 =𝐹 =𝐹 ∗ 2 = 265.27 ∗ 225 + 12.5 = 280 𝑘𝐺
𝐻 𝐻 225

𝐹 = 0.6 ∗ 𝐹 = 0.6 ∗ 750 = 450 𝑘𝐺

Do 𝐹 < 𝐹 nên sứ đã chọn đảm bảo yêu cầu ổn định động

5.3 Chọn thanh dẫn mềm


Thanh dẫn mềm được chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép :

I′ >I

Trong đó :

 I là dòng cho phép làm việc lâu dài đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ nơi đặt thanh
dẫn, I = k . I , với 𝑘 hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ
 I là dòng làm việc cưỡng bức.

Các thanh dẫn được chọn phải thoả mãn điều kiện ổn định nhiệt khi xảy ra ngắn
mạch :

B
S≥S =
C
Trong đó :

 S là tiết diện của thanh dẫn mềm


 B là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch 3 pha
 C là hằng số phụ thuộc vật liệu thanh dẫn, C = 79 𝐴 𝑠

Thanh dẫn chọn đồng thời phải thoả mãn điều kiện chống phát sinh vầng quang. Với
điện áp 100 kV trở lên ta phải kiểm tra theo điều kiện :

82
U ≥ Uđ ạ

5.3.1 Chọn thanh dẫn mềm làm thanh góp cấp điện áp 220kV

Dòng cưỡng bức trên thanh góp cấp điện áp 220 kV là :

𝐼 = 0.31𝑘𝐴

Theo điều kiện chọn dây dẫn mềm : I > I hay I = k .I


I 0.31
I ≥ = = 0,36kA
k 0.86

Do đó ta chọn thanh góp mềm loại dây nhôm lõi thép có các thông số kỹ thuật cho
trong bảng sau :
Bảng 5-5 Chọn thanh dẫn mềm 220kV

Tiết diện, mm2 Đường kính, mm


Tiết diện chuẩn I ,A
Nhôm Thép Dây dẫn Lõi thép

185/24 187 24.2 18.9 6.3 445

5.3.1.1 Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt khi ngắn mạch

Tiết diện nhỏ nhất đảm bảo ổn định nhiệt của cấp điện áp 220 kV.

𝐵
𝐹
𝐶
Trong đó:

 C: hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ dây dẫn (tra bảng 5.2 Trg 56,Thiết kế nhà máy

điện và trạm biến áp ) với dây dẫn AC có C = 79

 𝐵 : là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch.

Ta có:

𝐵 = 𝐵 + 𝐵

Trong đó:

 𝐵 : là xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch chu kỳ.
 𝐵 : là xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch không chu kỳ

83
Để xác định xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch chu kỳ ta sử dụng
phương pháp tích phân đồ thị. Khi đó:

BNCK = ∑ 𝐼tbi Δt với 𝐼tbi = ,Δt = 𝑡 − 𝑡

Xác định xung lượng nhiệt của thành phần chu kỳ

Theo kết quả tính toán ngắn mạch ở chương 3 (kết quả tại N1), ta có điện khoáng tính
toán phía hệ thống: X = 1.95 và 𝐼 = 7.53𝑘𝐴

 I (0) = 0.55; I (0.1) = 0.58; I (0.2) = 0.57; I (0.2) =


0.57; I (0.5) = 0.55; I (1) = 0.55

Điện khoáng tính toán phía nhà máy: X = 0.35 và Iđ ∑ = 0.75 𝑘𝐴

Tra đường cong tính toán của máy phát điện tuabin hơi tiêu chuẩn có TĐK (Trg 198,
Ngắn mạch trong hệ thống điện , Lã Văn Út) ta có:

I (0) = 2.8; I (0.1) = 2.4; I (0.2) = 2; I (0.5) = 2.1; I (1) = 2

Dòng ngắn mạch tổng tại điểm N1:

I (0) = I (0) + I (0) = 0.55 ∗ 7.53 + 2.8 ∗ 0.75 = 6.24 kA

I (0.1) = I (0.1) + I (0.1) = 0.58 ∗ 7.53 + 2.4 ∗ 0.75 = 6.17 kA

I (0.2) = I (0.2) + I (0.2) = 0.57 ∗ 7.53 + 2 ∗ 0.75 = 5.79 kA

I (0.5) = I (0.5) + I (0.5) = 0.57 ∗ 7.53 + 2.1 ∗ 0.75 = 5.87 kA

I (1) = I (1) + I (1) = 0.55 ∗ 7.53 + 2 ∗ 0.75 = 5.64 kA

Suy ra

𝐼(0) + 𝐼(0.1) 6.24 + 6.17


𝐼 = = = 38.5 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.1) + 𝐼(0.2) 6.17 + 5.79
𝐼 = = = 35.79 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.2) + 𝐼(0.5) 5.79 + 5.87
𝐼 = = = 33.99 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.5) + 𝐼(1) 5.87 + 5.64
𝐼 = = = 33.12 𝑘𝐴
2 2
Suy ra xung lượng nhiệt thành phần chu kỳ:

84
B = I . Δt = 38.5 ∗ 0.1 + 35.79 ∗ 0.1 + 33.99 ∗ 0.3 + 33.12 ∗ 0.5

= 34.19 𝑘𝐴 𝑠
Tính 𝐁𝐍𝐊𝐂𝐊
Vì t ắ = 1s (tương đối lớn) nên B được tính theo biểu thức :
B = I .T
Trong đó : T là hằng số thời gian tương đương của lưới điện. Với lưới cao áp thì ta
lấy T = 0,05s
I =I (0) = 6.24 kA

B = I . T = (6.24 ∗ 10 ) ∗ 0.05 = 1.95 ∗ 10 A s


Vậy xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch trên thanh góp 220 kV là :
B =B +B = 34.19 ∗ 10 + 1.95 ∗ 10 = 36.14 ∗ 10 A s
Để đảm bảo ổn định nhiệt thì dây dẫn đã chọn có tiết diện nhỏ nhất là :
B √36.14 ∗ 10
S = = = 76.1 mm
C 79
Ta thấy: 𝑆 ọ = 185 mm > 𝑆 = 76.1 mm
Vậy dây dẫn đã chọn thoả mãn điều kiện ổn định nhiệt.

5.3.1.2 Kiểm tra điều kiện phát sinh vầng quang

Điều kiện kiểm tra : U ≥ Uđ ạ

Trong đó :

 U là điện áp tới hạn phát sinh vầng quang


Nếu dây dẫn 3 pha được bố trí trên ba đỉnh của tam giác đều thì ta có :
a
U = 84mr lg
r

Trong đó:

 m là hệ số xét đến độ xù xì của bề mặt dây dẫn; m = 0.85


.
 r là bán kính ngoài của dây dẫn; r = = 0.945 cm

 a là khoảng cách giữa các trục dây dẫn; a = 5m = 500 cm


 Thay vào công thức trên ta có:

500
U = 84 ∗ 0.85 ∗ 0.945 ∗ lg = 176.41kV
0.945

85
Do các thanh góp 220 kV được bố trí trên mặt phẳng nằm ngang cho nên U của pha
giữa giảm đi 4% còn U của pha bên tăng lên 6% nên ta chỉ cần xét Uvq của pha giữa.
Ta có :

U (pha giữa) = 0.96 ∗ 176.41 = 169.35 kV < Uđ ạ = 220kV

Vậy thanh dẫn đã chọn chưa thỏa mãn điều kiện tổn thất vầng quang

Lựa chọn lại thanh dẫn


Bảng 5-6 Chọn thanh dẫn mềm 220kV

Tiết diện, mm2 Đường kính, mm


Tiết diện chuẩn I ,A
Nhôm Thép Dây dẫn Lõi thép

400/22 394 22 26.6 6 715

Điều kiện ổn định nhiệt : 𝑆 ọ = 400 mm > 𝑆 = 76.1 mm . Vậy dây dẫn đã
chọn thoả mãn điều kiện ổn định nhiệt

Điều kiện phát sinh vầng quang:

2.66
r= = 1.33 cm
2
500
U = 84 ∗ 0.85 ∗ 1.33 ∗ lg = 244.54kV
1.33
Do các thanh góp 220 kV được bố trí trên mặt phẳng nằm ngang cho nên U của
pha giữa giảm đi 4% còn U của pha bên tăng lên 6% nên ta chỉ cần xét Uvq của pha
giữa. Ta có :

U (pha giữa) = 0.96 ∗ 244.54 = 234.76 kV > Uđ ạ = 220kV

Vậy thanh dẫn đã chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất vầng quang

5.3.2 Chọn thanh dẫn mềm làm thanh góp cấp điện áp 110kV

Dòng cưỡng bức trên thanh góp cấp điện áp 110 kV là :

𝐼 = 0.41𝑘𝐴

Theo điều kiện chọn dây dẫn mềm : I > I hay I = k .I


I 0.41
I ≥ = = 0,48 kA
k 0.86

86
Do đó ta chọn thanh góp mềm loại dây nhôm lõi thép có các thông số kỹ thuật cho
trong bảng sau :
Bảng 5-7 Chọn thanh dẫn mềm 110kV

Tiết diện, mm2 Đường kính, mm


Tiết diện chuẩn I ,A
Nhôm Thép Dây dẫn Lõi thép

240/32 244 31.7 21.6 7.2 505

5.3.2.1 Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt khi ngắn mạch

Tiết diện nhỏ nhất đảm bảo ổn định nhiệt của cấp điện áp 220 kV.

𝐵
𝐹
𝐶
Trong đó:

 C: hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ dây dẫn (tra bảng 5.2 Trg 56,Thiết kế nhà máy

điện và trạm biến áp ) với dây dẫn AC có C = 79

 𝐵 : là xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch.

Ta có:

𝐵 = 𝐵 + 𝐵

Trong đó:

 𝐵 : là xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch chu kỳ.
 𝐵 : là xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch không chu kỳ

Để xác định xung lượng nhiệt của thành phần dòng ngắn mạch chu kỳ ta sử dụng
phương pháp tích phân đồ thị. Khi đó:

BNCK = ∑ 𝐼tbi Δt với 𝐼tbi = ,Δt = 𝑡 − 𝑡

Xác định xung lượng nhiệt của thành phần chu kỳ

Theo kết quả tính toán ngắn mạch ở chương 3 (kết quả tại N2), ta có điện khoáng tính
toán phía hệ thống: X = 3 và 𝐼 = 15.06𝑘𝐴

 I (0) = I (0.1) = I (0.2) = I (0.2) = I (0.5) = I (1) = 0.33

87
Điện khoáng tính toán phía nhà máy: X = 0.24 và Iđ ∑ = 1.51 𝑘𝐴

Tra đường cong tính toán của máy phát điện tuabin hơi tiêu chuẩn có TĐK (Trg 198,
Ngắn mạch trong hệ thống điện , Lã Văn Út) ta có:

I (0) = 4.2; I (0.1) = 3.4; I (0.2) = 2.4; I (0.5) = 2.7; I (1) = 3

Dòng ngắn mạch tổng tại điểm N1:

I (0) = I (0) + I (0) = 0.33 ∗ 15.06 + 4.2 ∗ 1.51 = 11.31 kA

I (0.1) = I (0.1) + I (0.1) = 0.33 ∗ 15.06 + 3.4 ∗ 1.51 = 10.1 kA

I (0.2) = I (0.2) + I (0.2) = 0.33 ∗ 15.06 + 2.4 ∗ 1.51 = 8.59 kA

I (0.5) = I (0.5) + I (0.5) = 0.33 ∗ 15.06 + 2.7 ∗ 1.51 = 9.05 kA

I (1) = I (1) + I (1) = 0.33 ∗ 15.06 + 3 ∗ 1.51 = 9.5 kA

Suy ra

𝐼(0) + 𝐼(0.1) 11.31 + 10.1


𝐼 = = = 115.02 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.1) + 𝐼(0.2) 10.1 + 8.59
𝐼 = = = 87.97 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.2) + 𝐼(0.5) 8.59 + 9.05
𝐼 = = = 77.85 𝑘𝐴
2 2
𝐼(0.5) + 𝐼(1) 9.05 + 9.5
𝐼 = = = 86.05 𝑘𝐴
2 2
Suy ra xung lượng nhiệt thành phần chu kỳ:

B = I . Δt = 115.02 ∗ 0.1 + 87.97 ∗ 0.1 + 77.85 ∗ 0.3 + 86.05 ∗ 0.5

= 86.68 𝑘𝐴 𝑠
Tính 𝐁𝐍𝐊𝐂𝐊
Vì t ắ = 1s (tương đối lớn) nên B được tính theo biểu thức :
B = I .T
Trong đó : T là hằng số thời gian tương đương của lưới điện. Với lưới cao áp thì ta
lấy T = 0,05s
I =I (0) = 11.31 kA

B = I . T = (11.31 ∗ 10 ) ∗ 0.05 = 6.4 ∗ 10 A s


Vậy xung lượng nhiệt của dòng ngắn mạch trên thanh góp 110 kV là :
B =B +B = 86.68 ∗ 10 + 6.4 ∗ 10 = 93.08 ∗ 10 A s

88
Để đảm bảo ổn định nhiệt thì dây dẫn đã chọn có tiết diện nhỏ nhất là :
B √93.08 ∗ 10
S = = = 122.12 mm
C 79
Ta thấy: 𝑆 ọ = 240 mm > 𝑆 = 122.12 mm
Vậy dây dẫn đã chọn thoả mãn điều kiện ổn định nhiệt.

5.3.2.2 Kiểm tra điều kiện phát sinh vầng quang

Điều kiện kiểm tra : U ≥ Uđ ạ

Trong đó :

 U là điện áp tới hạn phát sinh vầng quang


Nếu dây dẫn 3 pha được bố trí trên ba đỉnh của tam giác đều thì ta có :
a
U = 84mr lg
r

Trong đó:

 m là hệ số xét đến độ xù xì của bề mặt dây dẫn; m = 0.85


.
 r là bán kính ngoài của dây dẫn; r = = 1.08 cm

 a là khoảng cách giữa các trục dây dẫn; a = 5m = 500 cm


 Thay vào công thức trên ta có:

500
U = 84 ∗ 0.85 ∗ 1.08 ∗ lg = 205.55 kV
1.08
Do các thanh góp 110 kV được bố trí trên mặt phẳng nằm ngang cho nên U của pha
giữa giảm đi 4% còn U của pha bên tăng lên 6% nên ta chỉ cần xét Uvq của pha giữa.
Ta có :

U (pha giữa) = 0.96 ∗ 205.55 = 197.33 kV > Uđ ạ = 110kV

Vậy thanh dẫn đã chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất vầng quang

5.4 Chọn máy biến điện áp BU và máy biến dòng điện BI

5.4.1 Chọn BU

Trong nhà máy điện, máy biến điện áp và máy biến dòng điện được sử dụng với
nhiều mục đích như đo lường, bảo vệ rơ le, tự động hoá, tín hiệu điều khiển, kiểm tra

89
cách điện, hoà đồng bộ, theo dõi các thông số. Chúng có mặt ở các cấp điện áp trong
nhà máy.

Việc chọn máy biến điện áp và máy biến dòng điện phụ thuộc vào tải của nó. Điện
áp định mức của chúng phải phù hợp với điện áp định mức của mạng.

Hình 5-3 Sơ đồ nối các dụng cụ đo

5.4.1.1 Cấp điện áp máy phát 10.5kV

Máy biến điện áp chọn phải thoả mãn điều kiện sau:

 Điện áp định mức: UBU dm> UdmL= 10 kV


 Công suất định mức: Tổng phụ tải S2 nối vào BU phải bé hơn hoặc bằng phụ tải
định mức của BU, với cấp chính xác đã chọn, tức là:

𝑆 < 𝑆 với S2 = (∑ 𝑃 ) + (∑ 𝑄 )

Trong đó: 𝑃 và 𝑄 là tổng công suất tác dụng và công suất phản kháng các
dụng cụ đo mắc vào biến điện áp.

Các dụng cụ đo lường sử dụng qua máy biến điện áp (tra bảng phụ lục XV, Thiết kế
nhà máy điện và trạm biến áp – Nguyễn Hữu Khái) ta có bảng sau :

90
Bảng 5-8 Các dụng cụ đo lường sử dụng máy biến điện áp

Số Ký Phụ tải BU: AB Phụ tải BU: BC


Phần tử
TT hiệu P (W) Q (VAR) P (W) Q (VAR)

1 Vôn kế B-2 7.2 - - -

2 Oát kế tác dụng Д-335 1.5 - 1.5 -

Д-
3 Oát kế phản kháng 1.5 - 1.5 -
335/1

4 Oát kế tự ghi H - 318 10 - 10 -

5 Oát kế phản kháng tự ghi H - 348 8.3 - 8.3 -

6 Tần số kế  - 340 - - 6.5 -

7 Công tơ tác dụng Д-670 0.66 1.62 0.66 1.62

8 Công tơ phản kháng ИT-672 0.66 1.62 0.66 1.62

9 Tổng 29.82 3.24 29.12 3.24

Biến điện áp pha AB có :

29.82
𝑆 = 29.82 + 3.24 = 30 𝑉𝐴; 𝑐𝑜𝑠 𝜙 = = 0,994
30
Biến điện áp pha BC có :

29.12
𝑆 = 29.12 + 3.24 = 29.3 𝑉𝐴; 𝑐𝑜𝑠 𝜙 = = 0.994
29.3
Ta chọn BU cho cấp điện áp 10,5 kV có thông số :
Bảng 5-9 Chọn BU cho cấp điện áp 10,5kV

Cấp điện Điện áp định mức, V Công suất định mức, VA


Kiểu BU áp
Cuộn sơ Cuộn thứ
(kV) Cấp 0,5 Cấp 1
cấp cấp

HOM  10 10 10500 100 75 150

91
Chọn dây dẫn nối giữa BU và các dụng cụ đo lường

 Tiết diện dây dẫn được chọn sao cho tổn thất điện áp trên nó không vượt quá
0.5% điện áp định mức thứ cấp khi có công tơ và 0.3% khi không có công tơ.

 Để đảm bảo độ bền cơ: tiết diện tối thiểu của dây dẫn là 1.5 mm2 đối với dây
đồng và 2.5 mm2 đối với dây nhôm khi không nối với dụng cụ đo điện năng. Và
2.5 mm2 đối với dây đồng và 4 mm2 đối với dây nhôm khi nối với dụng cụ đo
điện năng.

 Tính dòng điện trong các dây dẫn :


S 30
I = = = 0.3A
U 100
S 29.3
I = = = 0,29 A
U 100

Để đơn giản ta coi I = I = 0.3A và cosφ = cosφ = 1. Như vậy, dòng điện I =
I √3 = 0.3√3 = 0.52 A.

Điện áp giáng trên dây a và b bằng:

ρ. l
ΔU̇ = İ + İ . r = İ + İ
S
Giả sử khoảng cách từ dụng cụ đo đến BU là 𝑙 = 50 𝑚, bỏ qua góc lệch pha giữa İ và
İ . Vì trong mạch có công tơ nên U = 0.5% do vậy tiết diện dây dẫn phải chọn là :

I +I 0.52 + 0.3
S≥ . ρ. l = ∗ 0.0175 ∗ 50 = 1.435mm
ΔU 0.5
Theo tiêu chuẩn độ bền cơ học ta lấy dây dẫn là dây đồng có tiết diện S = 1.5mm2
đối với dây dẫn không nối với dụng cụ đo điện năng và có tiết diện S = 2.5mm 2 đối với
dây dẫn nối với dụng cụ đo điện năng.

5.4.1.2 Chọn BU cho cấp điện áp 110kV và 220kV

Phụ tải thứ cấp của BU phía 110kV và 220kV thường là các cuộn dây điện áp của
các đồng hồ Vônmét có tổng trở tương đối lớn nên công suất thường nhỏ nên không cần
tính phụ tải thứ cấp.

Nhiệm vụ chính của các BU ở các cấp điện áp này là kiểm tra cách điện và đo lường
điện áp do vậy ta chọn ba biến điện áp một pha đấu Y0/Y0.

92
Ta chọn các BU có thông số sau :
Bảng 5-10 Chọn BU cho cấp điện áp 110kV và 220kV

Cấp Điện áp định mức các Công suất theo cấp


điện cuộn dây (V) chính xác (VA) Công suất
Loại BU
áp max (VA)
(kV) Sơ cấp Thứ cấp Cấp 0,5 Cấp 1

HK 
110 110000/√3 100/√3 400 600 2000
110  57

HK 
220 220000/√3 100/√3 400 600 2000
220  58

5.4.2 Chọn máy biến dòng (BI)

Máy biến dòng điện được chọn theo các điều kiện sau :

 Sơ đồ nối dây và kiểu máy : sơ đồ nối dây tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của máy biến
dòng điện. Kiểu biến dòng điện phụ thuộc vào vị trí đặt.
 Điện áp định mức : Uđ ≥ Uđ ạ

 Dòng điện định mức sơ cấp : Iđ ≥I


 Cấp chính xác của BI chọn phù hợp với yêu cầu của dụng cụ đo. Phụ tải thứ cấp
của BI chọn tương ứng với cấp chính xác. BI có một phụ tải định mức là Zđ .
Để đảm bảo độ chính xác yêu cầu tổng phụ tải thứ cấp (Z ) của nó kể cả tổng trở
dây dẫn không được vượt quá Zđ .

Z =Z +Z ≤ Zđ

Trong đó :

 Z là tổng phụ tải của dụng cụ đo.


 Z là tổng trở dây dẫn nối từ BI đến dụng cụ đo.

5.4.2.1 Chọn biến dòng cho cấp điện áp máy phát 10.5kV

Từ sơ đồ nối dây các dụng cụ đo lường vào BI ta xác định được phụ tải thứ cấp của BI
ở các pha như sau:

93
Bảng 5-11 Chọn BI cho cấp điện áp 10.5kV

Phụ tải thứ cấp (VA)


Tên dụng cụ đo lường Ký hiệu
A B C

Am pe mét Э 302 1 1 1
Oát kế tác dụng д 341 5  5
Oát kế tự ghi д 33 10  10
Oát kế phản kháng д 324/1 5  5
Công tơ tác dụng И 670 2.5  2.5
Công tơ phản kháng И 672 2.5 5 2.5

Tổng cộng 26 6 26

 Điện áp định mức của BI : Uđ ≥ Uđ ạ = 10.5kV


 Dòng điện định mức sơ cấp : Iđ ≥I = 4.33kA
 Cấp chính xác : 0.5 (vì trong mạch thứ cấp có công tơ)

Vậy từ các điều kiện trên ta chọn BI cho cấp điện áp máy phát là loại TПШ10 có
các thông số : Uđ = 10,5kV; Iđ = 5000A; Iđ = 5A

Với cấp chính xác 0,5 ta có Zđ = 1,2Ω

Chọn dây dẫn nối từ BI đến dụng cụ đo

Giả thiết khoảng cách từ BI đến dụng cụ đo là l = 30m. Vì biến dòng mắc trên cả 3
pha nên chiều dài tính toán là : l = l = 30m

Tổng trở các dụng cụ đo lường mắc vào pha a ( hoặc pha c ) là :
S 26
Z = = = 1.04Ω
I 5

Để đảm bảo độ chính xác thì tổng phụ tải thứ cấp (Z 2) kể cả tổng trở dây dẫn không
được vượt quá Zđ :

Z =Z +Z ≤ Zđ = 1.2Ω

Z ≤Z −Z = 1.2 − 1.04 = 0.16


ρl
Z ≈R = ≤ 0.16
S

94
ρ. l 0,0175.30
⇒S≥ = = 3,28mm
R 0,16

 Vậy ta chọn dây dẫn bằng đồng có tiết diện là S = 4mm2

Máy biến dòng đã chọn không cần phải kiểm tra ổn định động vì nó quyết định bởi
điều kiện ổn định động của thanh dẫn mạch máy phát.

Ta có Iđ = 5000A > 1000A do vậy BI đã chọn không cần kiểm tra ổn định
nhiệt.

5.4.2.2 Chọn BI cho cấp 110kV và 220kV

BI chọn theo điều kiện:

 Điện áp định mức : Uđ ≥ Uđ ạ

 Dòng điện định mức sơ cấp : Iđ ≥I


o Với cấp điện áp 110kV ta có I = 380A
o Với cấp điện áp 220kV ta có I = 450A

Ta chọn BI có thông số như bảng sau:

Thông số
Bội số Iđ (A) Phụ
tính toán Bội số Cấp
Uđ ổn iđđ
Loại BI ổn định chính tải
Uđ I kV định Sơ Thứ (kA)
nhiệt xác ()
động cấp cấp
(kV) (A)

THД- 400-
110 344 110 110 34.6/3 5 0.5 1.2 145
110M 800

TH220- 400- 24-


220 368 220 - - 5 0.5 2
3T 800 48

5.5 Chọn cáp và kháng điện cho phụ tải địa phương

5.5.1 Chọn cáp

Phụ tải địa phương: Uđ = 10kV; P = 10MW; cosφ = 0.86 bao gồm 2 đường
cáp kép x 2,5MW x 3km, , 2 đường cáp đơn x 2,5MW x 4km.

Chọn tiết diện cáp theo mật độ dòng điện:

95
I
S≥S =
j

Ta có:

T = 365 P . t = 365 P %. t

365
→T = ∗ (70 ∗ 8 + 80 ∗ 4 + 100 ∗ 8 + 90 ∗ 4) = 7446 h
100
Tra bảng với cáp lõi đồng và cách điện bằng giấy, T = 7446 h ta có J = 2,0
A/mm2

5.5.1.1 Chọn cáp đơn

Dòng điện làm việc bình thường trên đường dây phụ tải địa phương:
P 2.5
I = = = 0.16 kA
√3. U cosφ √3 ∗ 10.5 ∗ 0.86
I 0.16 ∗ 10
⇒S = = = 80 mm
J 2
Tra bảng chọn cáp ba lõi bằng đồng có cách điện bằng giấy tẩm dầu nhựa thông và chất
dẻo không chảy, vỏ bằng chì, đặt trong đất ( nhiệt độ đất t đ ° = 15℃) ta được :

S = 95mm ; Uđ = 10kV; I = 265A, x = 0.191𝛺/𝑘𝑚

Kiểm tra cáp đơn đã chọn theo điều kiện phát nóng bình thường

Điều kiện: K . K . I ≥I

Trong đó:

 K : Là hệ số điều chỉnh theo số cáp đặt song song, K = 0.92


 𝐾 là hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ

𝜃 −𝜃
𝐾 =
𝜃 −𝜃

Trong đó:

 𝜃𝑐𝑝 là nhiệt độ cho phép lúc bình thường, 𝜃 = 70°𝐶


 𝜃 là nhiệt độ môi trường xung quanh, 𝜃𝑥𝑞 = 37°𝐶

96
 𝜃 là nhiệt độ chuẩn, 𝜃 = 25°𝐶

70 − 37
𝐾 = = 0.86
70 − 25

Thay vào điều kiện trên, ta được:

K .K .I = 0.92 ∗ 0.86 ∗ 0.265 = 0,21kA > I = 0.16kA

Cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện phát nóng cho phép

5.5.1.2 Chọn cáp kép

Dòng điện làm việc bình thường trên đường dây phụ tải địa phương :
P 2.5
I = = = 0.08kA
2√3. U cosφ 2√3 ∗ 10.5 ∗ 0.86
I 0.08 ∗ 10
⇒S = = = 40 mm
J 2
Tra bảng chọn cáp ba lõi bằng đồng có cách điện bằng giấy tẩm dầu nhựa thông và chất
dẻo không chảy, vỏ bằng chì, đặt trong đất ( nhiệt độ đất t đ ° = 15℃) ta được :

S = 50mm ; Uđ = 10kV; I = 180A; x = 0.361𝛺/𝑘𝑚

Kiểm tra cáp đơn đã chọn theo điều kiện phát nóng bình thường

Điều kiện: K . K . I ≥I

Trong đó:

 K : Là hệ số điều chỉnh theo số cáp đặt song song, K = 0.92


 𝐾 là hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ

𝜃 −𝜃
𝐾 =
𝜃 −𝜃

Trong đó:

 𝜃𝑐𝑝 là nhiệt độ cho phép lúc bình thường, 𝜃 = 70°𝐶


 𝜃 là nhiệt độ môi trường xung quanh, 𝜃𝑥𝑞 = 37°𝐶
 𝜃 là nhiệt độ chuẩn, 𝜃 = 25°𝐶

97
70 − 37
𝐾 = = 0.86
70 − 25

Thay vào điều kiện trên, ta được:

K .K .I = 0.92 ∗ 0.86 ∗ 0.18 = 0.14kA > I = 0.08kA

Cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện phát nóng cho phép

Kiểm tra cáp kép đã chọn theo điều kiện phát nóng khi làm việc cưỡng bức:

Theo quy trình thiết bị điện, các cáp có cách điện bằng giấy tẩm dầu, điện áp không quá
10kV, trong điều kiện làm việc bình thường dòng điện qua chúng không vượt quá 80%
dòng cho phép (đã hiệu chỉnh). Khi sự có thể cho phép quá tải 30% trong thời gian
không quá 5 ngày đêm.

K .K .K .I ≥I = 2I

Trong đó:

 K : Là hệ số điều chỉnh theo số cáp đặt song song, K = 0.92

 K : Là hệ số điều chỉnh nhiệt độ, K = 0.86

 K : Hệ số quá tải sự cố, K = 1.3

Dòng làm việc qua cáp khi sự cố đứt 1 sợi là:

I = 2I = 2 ∗ 0.08 = 0. 16(kA)

Vậy ta có:

K .K .K .I = 1.3 ∗ 0.92 ∗ 0.86 ∗ 0. 18 = 0.19 kA > I = 0. 16 kA

Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện phát nóng khi làm việc cưỡng bức

98
5.5.2 Chọn kháng điện

5.5.2.1 Lựa chọn kháng điện

Hình 5-4 Sơ đồ kháng điện

Kháng điện đầu đường dây phụ tải địa phương được chọn theo các điều kiện sau:

 Điện áp : Uđ ≥ Uđ ạ = 10kV
 Dòng điện : Iđ ≥I

Trong đó : I là dòng điện cưỡng bức qua kháng, được tính khi phụ tải địa phương là
lớn nhất và sự cố một kháng.

Ta có :
2∗P 10
I = = = 0.67 kA
2√3U cos φ √3 ∗ 10 ∗ 0.86
Ta chọn kháng điện đơn cuộn dây bằng nhôm: PbA-10-1000 có các thông số:

Iđ = 1000 A; Uđ = 10kV

Chọn loại máy cắt 8BK41 có các thông số như trong bảng:

Điện kháng X % :

99
Để tính điện kháng X % ta lập sơ đồ thay thế như sau :

Hình 5-5 Sơ đồ thay thế để chọn Xk%

Trong chương 3 tính toán dòng ngắn mạch, ta tính được dòng ngắn mạch tại N là:

I = 63.48 kA

N5 là điểm ngắn mạch ngay sau MC1 đầu đường dây cáp 1

N6 là điểm ngắn mạch ngay sau MC2 đầu đường dây cáp 2

Điều kiện dòng cắt của máy cắt và ổn định nhiệt cho cáp:

 Đối với MC1 và cáp 1:

𝐼 ≤ 𝐼

𝐼 ≤ 𝐼

 Đối với MC2 và cáp 2:

𝐼 ≤ 𝐼

𝐼 ≤ 𝐼

Ta có :

Dòng điện cơ bản:

( ) 𝑆 200
𝐼 = ( )
= = 10.99 𝑘𝐴
√3𝑈 √3 ∗ 10.5

Điện kháng hệ thống


I ( ) 10.99
X = = = 0.17
I 63.48

Điện kháng của đoạn cáp 1, ta xét cho đường dây đơn vì có tiết diện nhỏ hơn,
S 200
X = x l. = 0.191 ∗ 4 ∗ = 1.39
U 10. 5

100
Cáp một có tiết diện S = 95mm2, cáp hai có tiết diện S = 50mm2 lõi bằng đồng do
vậy ta có dòng ổn định nhiệt của hai cáp là:
S . C 95 ∗ 141
I = = = 16.01kA
√t √0.7
S . C 50 ∗ 141
I = = = 11.15kA
√t √0.4
Với:

 C là hệ số phụ thuộc vật liệu cáp (C = 141).


 t thời gian cắt của máy cắt 2 : t2 = 0.4s
 t = 0.4 + 0.3 = 0.7 s (thời gian cắt của máy cắt 2 nhỏ hơn máy cắt 1 là 0.3s)

Mặt khác ta có:


I 10.99
X =X +X = = = 0.69
I 16.01

X =X −X = 0.69 − 0.17 = 0.52

Vậy:
I 1
X %=X . . 100 = 0.52 ∗ ∗ 100 = 4.73%
I 10.99

Ta chọn kháng điện đơn có cuộn dây bằng nhôm loại PbA-10-1000-6 có thống số
Bảng 5-12 Chọn kháng điện đơn

Loại kháng 𝐔đ𝐦𝐊 , 𝐤𝐕 𝐈đ𝐦𝐊 , 𝐀 𝐗𝐤%

PbA-10-1000-6 10 1000 6

5.5.2.2 Kiểm tra kháng đã chọn

Kháng điện mắc nối tiếp làm giảm dòng ngắn mạch sự cố thế nhưng khi làm việc lâu
dài thì kháng điện khiến cho tổn thất tăng lên. Do đó kiểm tra tổn thất điện áp trong các
chế độ làm việc:

Chế độ bình thường:


𝐼 335
𝛥𝑈 % = 𝑋 % ∗ ∗ sin(𝜑) = 6 ∗ ∗ 1 − 0.86 = 1.03% < 𝛥𝑈 % = 2%
𝐼 1000

101
Chế độ cưỡng bức:
𝐼 970
𝛥𝑈 %=𝑋 %∗ ∗ sin(𝜑) = 6 ∗ ∗ 1 − 0.86 = 2.06% < 𝛥𝑈 %
𝐼 1000
= 4%

Thấy rằng tổn thất điện áp trên kháng thỏa mãn các giới hạn cho phép.

Điện kháng của kháng đã chọn tính trong hệ đơn vị tương đối cơ bản là:
I 10.99
X = X %. = 0.06 ∗ = 0.66
I 1

Khi ngắn mạch tại điểm N trên sơ đồ ta có dòng ngắn mạch là:
I 10.99
I = = = 13.24 kA
X +X 0.17 + 0.66

Do I = 13.24 kA < I = 16.01 kA và I = 13.24kA < I = 80kA nên


kháng điện đã chọn thoả mãn yêu cầu kỹ thuật.

 Dòng ngắn mạch tại N :


I 10.99
I = = = 4.95kA
X +X +X 0.17 + 0.66 + 1.39

Do I = 4.95 kA < I = 11.15 kA và I = 4.95 kA < I = 20 kA nên kháng


điện đã chọn thoả mãn yêu cầu kỹ thuật.

5.6 Chọn chống sét van


Chống sét van là thiết bị được ghép song song với thiết bị điện để bảo vệ chống quá
điện áp khí quyển. Khi xuất hiện quá điện áp, nó sẽ phóng điện trước làm giảm trị số
quá điện áp đặt trên cách điện của thiết bị và khi hết quá điện áp sẽ tự động dập hồ quang
xoay chiều, phục hồi trạng thái làm việc bình thường.

Chống sét van chọn theo điều kiện về điện áp: 𝑈đ ≥ 𝑈đ ạ

Sau đây ta tiến hành chọn chống sét van cho các cấp điện áp

5.6.1 Chọn chống sét van cho thanh góp

Trên các thanh góp 220kV và 110kV đặt các chống sét van với nhiệm vụ quan
trọng là chống quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm. Các chống sét van này được
chọn theo điện áp định mức của trạm.

102
Ta chọn loại chống sét van sau: (Tra PL8.1 Trang 180 sách “Thiết kế phần điện
nhà máy điện và trạm biến áp PGS-TS Phạm Văn Hoà”)
Bảng 5-13 Chọn chống sét van cho thanh góp

Cấp Điện áp lớn Điện áp làm Dòng điện


Loại chống Vật
điện áp nhất của lưới việc lớn nhất phóng định
sét van liệu vỏ
(kV) (kV) (kV) mức (kA)

SiC 220 245 216 50/63 Sứ

3EP1 110 170 186 40 Sứ

5.6.2 Chọn chống sét van cho máy biến áp

5.6.2.1 Chọn chống sét van cho máy biến áp tự ngẫu

Các máy biến áp tự ngẫu do có sự liên hệ về điện giữa cao áp và trung áp nên sóng
quá điện áp có thể truyền từ cao áp sang trung áp hoặc ngược lại. Vì vậy, ở các đầu ra
cao áp và trung áp các máy biến áp tự ngẫu ta phải đặt các chống sét van.

 Phía cao áp của máy biến áp tự ngẫu ta chọn chống sét van SiC – 220 có Uđ =
220kV và thông số như bảng trên, đặt cả 3 pha.
 Phía trung áp của máy biến áp tự ngẫu ta chọn chống sét van 3EP1 – 110 có
Uđ = 110kV và các thống số như trên bảng, đặt cả 3 pha.
 Phía hạ của máy biến áp tự ngẫu. Do máy biến áp tự ngẫu ngoài nhiệm vụ tải
công suất từ hạ lên cao và trung áp còn có nhiệm vụ liên lạc giữa cao và trung vì
vậy khi máy cắt phía hạ bị cắt ra thì máy biến áp vẫn còn điện. Đúng lúc đó có
sóng quá điện áp truyền vào trạm, chạy về phía hạ của máy biến áp tự ngẫu. lúc
này theo quy tắc petersen sóng bị phản xạ qua lại nhiều lần có tính chất nâng cao,
xếp chồng dẫn đến phá hỏng cách điện phía hạ của máy biến áp tự ngẫu. Để đề
phòng trường hợp này ta đặt chống sét van PBT-10 do liên bang nga chế tạo các
thông số như trong bảng, đặt cả 3 pha.

Ta chọn chống sét van với các thông số sau: (Tra PL8.3 trang 181 sách “Thiết kế
phần điện nhà máy điện và trạm biến áp PGS-TS Phạm Văn Hoà”)

103
Bảng 5-14 Chọn chống sét van cho máy biến áp tự ngẫu

Điện áp đánh Điện áp đánh thủng xung


𝐔đ𝐦 𝐔𝐦𝐚𝐱 Khối
Loại thủng khi tần số kích khi thời gian phóng
(kV) (kV) lượng
50Hz (kV) điện2-10s (kV)

PBT-10 10 12.7 26 50 6

5.6.2.2 Chọn chống sét van cho máy biến áp hai cuộn dây

Mặc dù trên thanh góp 220kV và 110kV có đặt các chống sét van nhưng đôi khi có
những sóng có biên độ lớn truyền vào trạm, các chống sét van ở đây sẽ phóng điện. Điện
áp dư còn lại truyền tới cuộn dây của máy biến áp vẫn còn rất lớn có thể phá hỏng cách
điện của cuộn dây đặc biệt là phần cách điện ở gần trung tính nếu trung tính cách điện
theo điều kiện vận hành của hệ thống (dao cách ly ở trung tính mở). Vì vậy tại trung tính
của máy biến áp hai cuộn dây cần bố trí một chống sét van mắc song song với dao cách
ly. Tuy nhiên do điện cảm của cuộn dây máy biến áp nên biên độ sóng sét khi tới điểm
trung tính sẽ giảm một phần, do đó chống sét van đặt ở trung tính được chọn có điện áp
định mức giảm đi một cấp.

Ta chọn chống sét van với các thông số sau: (Tra PL8.1 trang 179 sách “Thiết kế
phần điện nhà máy điện và trạm biến áp PGS-TS Phạm Văn Hoà”)
Bảng 5-15 Chọn chống sét van cho máy biến áp hai cuộn dây

Điện áp đánh thủng


Điện áp cho Điện áp đánh thủng
Loại 𝐔đ𝐦 xung kích khi thời gian
phép lớn nhất khi tần số 50Hz
phóng điện 2 đến 10s

3EP1 110 170 186 210

PBT-35 35 40.5 78 125

104
CHƯƠNG 6. CHỌN SƠ ĐỒ NỐI DÂY VÀ THIẾT BỊ TỰ DÙNG

Điện tự dùng là một phần điện năng nhỏ chiếm khoảng (5-8)% tổng điện năng sản
xuất của nhà máy, nhưng lại giữ vai trò quan trọng đối với sự làm việc tin cậy của nhà
máy điện. Nguồn cung cấp cho hệ thống tự dùng là các máy phát của nhà máy và hệ
thống Điện tự dùng trong nhà máy nhiệt điện có thể chia làm 2 phần:

 Một phần cung cấp cho các máy công tác đảm bảo sự làm việc của lò và tua bin
của các tổ máy.
 Phần còn lại cung cấp cho các công tác phục vụ chung, không liên quan trực tiếp
đến lò hơi và các tua bin nhưng lại cần thiết cho sự làm việc của nhà máy.

Ta chọn sơ đồ tự dùng theo nguyên tắc kinh tế và đảm bảo cung cấp điện liên tục.
Đối với nhà máy điện thiết kế ta dùng 2 cấp điện áp tự dùng là 6,3kV và 0,4kV nối theo
sơ đồ biến áp nối tiếp, số phân đoạn bằng số bộ với một biến áp dự trữ lấy điện từ cuộn
hạ và phía trên máy cắt các bộ máy phát – máy biến áp tự ngẫu.

Hình 6-1 Sơ đồ nối điện tự dùng

105
6.1 Chọn khí cụ điện cho cấp điện áp 6,3kV

6.1.1 Chọn máy biến áp tự dùng cấp 1

Chọn máy biến áp tự dùng theo điều kiện

1 1
𝑆 ≥ 𝑆 = ∗ 20.1 = 5.03 𝑀𝑉𝐴.
4 4
Vậy ta chọn máy biến áp loại TMH-6300

Có các thông số kĩ thuật:


Bảng 6-1 Thông số kĩ thuật MBA TMH-6300

𝑺đ𝒎 Điện áp (kV) ∆𝑷𝟎 ∆𝑷𝑵


𝑼𝑵 % 𝑰𝟎 %
(kVA) 𝑼𝑪 𝑼𝑯 (kW) (kW)

6300 10 6.3 7.65 46.5 6.5 0.8

6.1.2 Chọn máy biến áp dự phòng

Công suất của máy biến áp dự phòng được chọn phù hợp phù hợp với mục đích của
chúng. Máy biến áp dự phòng không chỉ dùng để thay thế máy biến áp công tác khi sửa
chữa mà còn để cung cấp cho hệ thống tự dùng trong quá trình dừng và khởi động bộ.

Công suất để dừng một tổ máy và khởi động một tổ máy khác chiếm khoảng 50%
công suất cần thiết cho sự làm việc của khối lúc đầy tải. Do đó công suất của máy biến
áp dự trữ được chọn như sau

1 1
𝑆 ≥ 1.5 ∗ 𝑆 = 1.5 ∗ ∗ 20.1 = 7.54 𝑀𝑉𝐴
4 4
Vậy ta chọn máy biến áp loại ΤДΗС-10000

Có các thông số kĩ thuật


Bảng 6-2 Thông số kĩ thuật MBA ΤДΗС-10000

𝑺đ𝒎 Điện áp (kV) ∆𝑷𝟎 ∆𝑷𝑵


𝑼𝑵 % 𝑰𝟎 %
(kVA) 𝑼𝑪 𝑼𝑯 (kW) (kW)

10000 10.5 6.3 12.3 85 14 0.8

106
6.1.3 Máy biến áp tự dùng cấp 2

Các máy biến áp tự dùng cấp II dùng để cung cấp điện cho phụ tải cấp điện áp 0.4kV và
chiếu sáng. Công suất của máy biến áp tự dùng cấp 2 được chọn như sau:

S 20.1
Sđ ≥ 10% ∗ = 10% ∗ = 0.5 MVA
n 4
Ta chọn loại máy biến áp ABB có các thông số sau
Bảng 6-3 Chọn máy biến áp tự dùng cấp 2

Điện áp (kV)
𝑺đ𝒎 (kVA) ∆𝑷𝟎 (kW) ∆𝑷𝑵 (kW) 𝑼𝑵 %
𝑼𝑪 𝑼𝑯

630 6.3 0.4 1200 8200 4

6.1.4 Chọn máy cắt phía cao áp của máy biến áp tự dùng cấp 1

Hình 6-2 Sơ đồ thay thế biến áp tự dùng

Xác định dòng ngắn mạch sau máy biến áp tự dùng

Chọn các đại lượng cơ bản:

𝑆 = 200 (𝑀𝑉𝐴); 𝑈 = 10.5 (𝑘𝑉)

Ta có: 𝐼 = = 10.99 (𝑘𝐴)


√ ∗

Dòng ngắn mạch tại N4 như đã tính ở chương 3 là:

𝐼 = 63.48 (𝑘𝐴)

𝐼 = 166.59 (𝑘𝐴)

Điện kháng hệ thống tính toán đến điểm ngắn mạch N4 là:

107
𝐼 10.99
𝑋 = = = 0.17
𝐼 63.48
Điện kháng của máy biến áp tự dùng:
𝑈 % 𝑆 6.5 200
𝑋 = . = ∗ = 2.06
100 𝑆 100 6.3

Điện kháng tính đến điểm ngắn mạch:

𝑋 =𝑋 +𝑋 = 2.23

Dòng ngắn mạch tại điểm N5:


𝐼 10.99
𝐼 = = = 4.93(𝑘𝐴)
𝑋 2.23

𝐼 = √2 ∗ 1.8 ∗ 𝐼 = 12.55 (𝑘𝐴)

Dòng làm việc cưỡng bức:


𝑆 20.1
𝐼 = = = 0.46(𝑘𝐴)
4 ∗ √3 ∗ 6.3 4 ∗ √3 ∗ 6.3
Chọn được máy cắt và dao cách ly như sau:
Bảng 6-4 Máy cắt phía cao áp máy biến áp tự dùng cấp 1

Thông số tính toán Loại máy Thông số định mức

𝑼đ𝒎 𝑰𝒄𝒃 𝑰′′ 𝒊𝒙𝒌 cắt 𝑼đ𝒎 𝑰đ𝒎 𝑰𝒄ắ𝒕 𝑰𝒍đđ

KV KA KA KA KV A KA KA
8BM20
6.3 0.46 4.93 12.55 7.2 1250 25 63

Bảng 6-5 Dao cách ly cao áp máy biến áp tự dùng cấp 1

Thông số tính toán Thông số định mức


Loại dao cách ly
𝑼đ𝒎 𝑰𝒄𝒃 𝑰′′ 𝒊𝒙𝒌 𝑼đ𝒎 𝑰đ𝒎 𝑰𝒍đđ

KV KA KA KA KV A KA
PB-10/600
6.3 0.46 4.93 12.55 10 600 60

108
6.2 Chọn khí cụ điện cấp 0.4kV
Như đã chọn bảng 6.3
Bảng 6-6 Chọn máy biến áp 6.3kV

Điện áp (kV)
𝑺đ𝒎 (kVA) ∆𝑷𝟎 (kW) ∆𝑷𝑵 (kW) 𝑼𝑵 %
𝑼𝑪 𝑼𝑯

630 6.3 0.4 1200 8200 4

Chọn áp tô mát:

Hình 6-3 sơ đồ thay thế tính chọn Aptomat

Áptômat được chọn theo điều kiện sau:

 Điện áp định mức: Uđ ≥ Uđ ạ

 Dòng điện định mức: Iđ ≥ I

 Dòng điện cắt định mức: I ắ đ ≥ I′′

Trong đó : I là dòng điện lớn nhất phía 0,4kV


S 630
I = = = 909.33 A
√3. 0,4 √3 ∗ 0.4
I′′ là dòng ngắn mạch tại thanh góp phân đoạn 0,4kV

Điện kháng của máy biến áp tự dùng cấp 0,4kV:


U % S 4 200
X = . = ∗ = 12.7
100 S 100 0.63

⇒X =X +X + X = 2.23 + 12.7 = 14.93

Vậy dòng ngắn mạch tại điểm N là :


I S 200
I" = = = = 19.33 kA
X √3. U . X √3 ∗ 0.4 ∗ 14.93

109
Ta chọn Aptomat C1001N có thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 6-7 Thông số Aptomat C1001N

Loại Aptomat Uđ (V) Iđ (A) I ắ đ (kA)

C1001N 690 1000 75

110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] P. T. Bách, Giáo trình lưới điện.

[2] T. Đ. Q. Thạch, Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.

[3] P. P. V. Hòa, Thiết kế phần điện nhà máy điện và trạm biến áp.

[4] G. L. V. Út, Ngắn mạch trong hệ thống điện.

111

You might also like