Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Ếch ngồi đáy giếng: Ếch là một con vật nhỏ bé nhưng lại có thói kiêu căng,
ngạo mạn, tầm nhìn hạn hẹp, nông cạn, thiếu hiểu biết.

- Thầy bói xem voi: Những ông thầy bói thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, tự cho
mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ
ngôn là:

+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được gọi bằng các danh
từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…

+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.

+ Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về
cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Hoàn cảnh sống sẽ tác động đến suy nghĩ, lối sống của mỗi người. Nhưng
ở hoàn cảnh sống nào cũng cần học cách thích nghi, thay đổi bản thân,
không ngừng học tập, rèn luyện.

+ Phê phán những người có thái độ cao ngạo, coi thường người khác, suy
nghĩ thiếu hiểu biết, nông cạn, chủ quan.

+ Ai cũng cần sống khiêm tốn, không được huênh hoang, kiêu căng, ngạo
mạn.

- Bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

+ Phải có cái nhìn khách quan với mọi sự việc, sự vật, đánh giá từ nhiều
phía, không áp đặt cái nhìn chủ quan, phiến diện.
+ Phải có sự thấu hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn hoặc một truyện cổ tích thường dựa
vào đặc trưng từng thể loại.

Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn

- Tìm hiểu những yếu tố kì ảo, thần kì, - Tìm hiểu đặc trưng của truyện tình
tưởng tượng, hoang đường và ý nghĩa huống, đề tài,..của truyện.
những chi tiết ấy.
- Nhân vật không được chú ý ngoại hình,
- Nhân vật trong truyện thường được lí hành động.
tưởng hoá.
- Mỗi nhân vật thường đại diện cho một
- Tìm hiểu nhân vật, hành động và ý bộ phận người trong xã hội.
nghĩa, mục đích của các nhân vật để nhận
xét nội dung câu chuyện. - Bài học triết lý được rút ra từ câu
chuyện.
- Đưa ra bài học về thiện-ác, tốt-xấu, cái
ác sẽ bị trừng phạt,…

You might also like