Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Đề bức tranh tứ bình

Bức tranh tứ bình hiện về trong giấc mộng nhớ rừng của con hổ đã được tác giả Thể Lữ thể hiện qua văn bản
“Nhớ rừng”. Trước hết, trong đêm trăng vàng, lãng mạn, vị chúa sơn lâm “say mồi” như một nghệ sĩ, nhà hiền triết
thực sự, thưởng thức “ánh trăng tan” bên bờ suối, tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ. Vào những ngày
mưa, cánh rừng rung chuyển “bốn phương ngàn”, con hổ lặng lẽ ngắm sự đổi mới của giang sơn, toát lên phong
thái của một vị chúa tể, bình tĩnh, tự hào. Sau những ngày dần dã, khu rừng lại ngập tràn nắng gội, nghe tiếng chim
ca hót tưng bừng, những giai điện ngọt ngào ấy đưa vị chúa tể vào giấc mộng. Con hổ nhớ về thời oanh liệt của
mình, những chiều đi săn lênh láng máu “ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Tác giả đã khắc họa vị chúa tể của
chúng ta một cách độc đáo, sử dụng nghệ thuật đảo ngữ góp phần làm cho câu thơ sinh động hơn. Trong vũ trụ
bao la rộng lớn chỉ có một thứ mà con hổ coi là đối thủ, đó là mặt trời, nhưng con hổ cũng nhìn đối thủ ấy bằng
con mắt khinh bỉ. Bóng tối là “nâu thuỗi” cho chúa sơn lâm. Những câu hỏi tu từ không có câu trả lời, được lặp đi
lặp lại như một nỗi ám ảnh. Nó bộc lộ được nỗi nhớ nhung, cảm xúc tiếc nuối những điều tốt đẹp đẽ đã sớm lụi
tàn, đi vào dĩ vãng “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”. Tác gải sử dụng thán từ, câu cảm thán để lột tả sự đau
đớn, nỗi mất mát vô cùng to lớn của con hổ. Qua đó, ta thấy tác giả đã lấy cảm hứng từ cuộc sống tù túng, giam
cầm, để xây dựng hình ảnh con hổ cùng nghệ thuật nhân hóa để miêu tả vẻ đẹp của bức tranh tứ binh tuyệt đẹp
qua văn bản “Nhớ rừng”.

You might also like