Đề cương sử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề cương sử

Câu 1

Nguyên nhân sâu xa:


- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy
mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới
bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận
trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước
Câu 2
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào
Cần vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người
do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12
năm từ năm 1885 đến năm 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú,
linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp
dưới ngọn cờ Cần vương.
Câu 3

Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu
tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ
lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) Giai đoạn
thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896).

- Chiếu Cần vương có tác dụng kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu
nước.

- Từ đó, bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ
XIX, gọi là phong trào Cần vương

Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục
nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi. Thôi
thúc ngon lửa của tình yêu quê hương đất nước, quyết tâm đấu tranh
chống giặc xâm lược.

Câu 4

Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp 4 bản hiệp ước :


 Hiệp ước Nhâm Tuất kí kết ngày 5/6/1862.
 Hiệp ước Giáp Tuất kí kết ngày 15/3/1874.
 Hiệp ước Quý Mùi ( Hay còn gọi là Hiệp ước Hác - Măng ) kí kết ngày
25/8/1883.
 Hiệp ước Pa - tơ - nốt kí kết ngày 6/6/1884.
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu
hàng thực dân Pháp:
- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong
trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều
cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ
sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.


You might also like