Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

1.

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG CỦA DẠ DÀY


 Từ trên xuống dưới, dạ dày gồm có: tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị.
 Về mặt mô học, ngoài tế bào tiết nhầy nằm khắp bề mặt của dạ dày, dạ dày còn có 2 loại tuyến quan trọng là
tuyến môn vị và tuyến đáy vị.
* Tuyến đáy vị:
- Phân bố: khắp thân + đáy dạ dày ( trừ bờ cong nhỏ ).
- Có các loại tế bào:
+ Tế bào cổ tuyến  chất nhầy.
+ Tế bào thành: giàu ty lạp thể,  HCl + yếu tố nội tại vào kênh nội bào, dẫn đến lòng ống tuyến, rồi đổ vào dạ dày.
+ Tế bào chính  pepsinogen.
+ Tế bào ưa bạc ECL: là tế bào nội tiết, phân bố giữa các tế bào chính có
nhiệm vụ  histamin.
* Tuyến môn vị:
- Phân bố: ở vùng môn vị.
- Các loại tế bào: tế bào trụ đơn, tế bào G và tế bào D.
- Bài tiết:
+ Chất nhầy là chủ yếu, HCO .3
-

+ Hormon: gastrin, somatostatin, ít pepsinogen.


2. HOẠT ĐỘNG CƠ HỌC CỦA DẠ DÀY
Dạ dày có nhiệm vụ cơ học
+ Tích trữ thức ăn
+ Trộn thức ăn với dịch vị
+ Đưa thức ăn xuống tá tràng với tốc độ thích hợp
2.1. Chức năng chứa thức ăn
- Ở người khi đói, dạ dày chứa khoảng 50mL dịch.
- Khi thức ăn, nước uống  dạ dày, thể tích dạ dày TĂNG  các thụ thể CĂNG bị kích thích  gây phản xạ
dây thần kinh X  làm GIẢM trương lực cơ đáy + thân dạ dày  dạ dày có thể giãn ra để chứa một thể tích thức ăn
lên đến 1,5 lít nhưng áp suất vẫn không tăng nhiều.
2.2. Chức năng nhào trộn thức ăn
 Khi đói
- Dạ dày  các sóng co thắt rất yếu ( ở thân dạ dày ).
- Nồng độ glucose trong máu thấp  Thành sóng co thắt rất mạnh  đau ở thượng vị và cảm giác đói.
- Điều hòa : gastrin, motilin
- Thần kinh X khi bị kích thích  TĂNG co thắt dạ dày.
 Khi dạ dày chứa đầy thức ăn
- Cơ trơn bị kéo giãn ra và bị kích thích  điện thế động chồng lên nhịp điện căn bản.
- Lúc đầu ở dạ dày xuất hiện các sóng co thắt  gần môn vị các sóng càng mạnh để đẩy thức ăn qua cơ thắt
môn vị.
- Thức ăn phải dội ngược trở lên vùng thân dạ dày  nhào trộn thức ăn với dịch vị và nghiền thức ăn  vị
trấp
2.3. Chức năng tống thức ăn ra khỏi dạ dày
2.3.1. Cơ chế hiện tượng đưa thức ăn khỏi dạ dày
Ngăn cản bởi trương lực cơ thắt môn vị, hỗ trợ bởi các sóng nhu động vùng hang vị.
 Vai trò của cơ thắt môn vị:
+ Nhờ có trương lực co thắt  môn vị luôn đóng.
+ Sức đóng không tuyệt đối  nước và các chất điện giải có thể đi khỏi dạ dày dễ dàng.
+ Các chết sệt chỉ vào tá tràng khi có sóng nhu động mạnh ở hang vị.
 Vai trò của nhu động hang vị:
+ Sóng nhu động dạ dày yếu ( 80% tg )  nhào trộn thức ăn với dịch bài tiết.
+ Sóng nhu động rất mạnh ở hang vị ( 20% tg )  đẩy thức ăn xuống tá tràng.
+ Sóng nhu động càng lúc càng xuất hiện cao hơn về phía thân dạ dày, nhờ vậy đẩy hết các thức ăn còn lại khỏi
dạ dày.
2.3.2. Điều hòa hiện tượng đưa thức ăn khỏi dạ dày

* Yếu tố điều hòa ở dạ dày: HỖ TRỢ sự thoát thức ăn.
- Độ căng của dạ dày: là yếu tố chủ yếu tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Căng cơ dạ dày  kích thích thần kinh
X và thần kinh nội tại  phản xạ làm TĂNG nhu động của hang vị và GIẢM trương lực cơ môn vị.
- Vai trò của gastrin: do tế bào G tiết ra  TĂNG nhu động vùng hang vị và GIẢM trương lực cơ thắt môn
vị. Ngoài ra, gây co cơ vòng dạ dày-thực quản  ngăn chặn nhũ trấp trào ngược lên thực quản.

- Vai trò của motilin: GIÃN cơ thắt môn vị để đưa thức ăn từng đợt xuống tá tràng.
* Yếu tố điều hòa ở tá tràng: ỨC CHẾ sự thoát thức ăn.
- Phản xạ ruột-dạ dày: là phản xạ thần kinh giao cảm xuất hiện do sự căng thành tá tràng .Phản xạ này cũng
xuất hiện khi vị trấp có tính ưu trương và acid hoặc do các sản phẩm tiêu hóa protein sau giai đoạn dạ dày kích
thích vào niêm mạc tá tràng. Phản xạ ruột-dạ dày có tác dụng ỨC CHẾ MẠNH nhu động hang vị và làm TĂNG
trương lực cơ thắt môn vị  giảm hoặc làm chậm

- Hormon: cholecystokinin, GIP (gastric inhibitory peptid), somatostatin, secretin có tác dụng ỨC CHẾ nhu
động của hang vị và TĂNG trương lực cơ thắt môn vị.
3. HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT VÀ HÓA HỌC CỦA DẠ DÀY
3.1. Nguồn gốc dịch vị
Ở niêm mạc dạ dày ngoài tế bào tiết nhầy nằm khắp bề mặt của dạ dày, còn có hai loại tuyến quan trọng là
tuyến đáy vị và tuyến môn vị tham gia bài tiết dịch. Hỗn hợp dịch bài tiết ra được gọi là dịch vị.
3.2. Tính chất và thành phần của dịch vị
- Tính chất: dịch vị tinh khiết là chất lỏng không màu, trong suốt, quánh, pH=2-3.
- Thành phần:
+ Nhóm men: pepsin, lipase, gelatinase.
+ Chất nhầy, yếu tố nội tại.
+ Nhóm chất vô cơ: HCl và các ion mà đặc biệt là HCO .
3
-

- Hormon: gastrin, somatostatin, histamin.


3.3. Cơ chế bài tiết và tác dụng của một số thành phần chính trong dịch vị
3.3.1. Bài tiết HCl
Khi có kích thích, tế bào thành bài tiết một dung dịch điện giải chứa 160mmol acid HCl/1lít, pH khoảng 0,8.
HCl có vai trò tạo môi trường acid cho hoạt động của pepsin và diệt các vi khuẩn ăn vào.
* Các giai đoạn bài tiết HCl:

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoan 4

- ion chlorid được - Trong tế bào thành - Nước di chuyển vào lòng - CO2 được thành lập từ
chuyên chở chủ động từ bào H2O  H+ và OH-. kênh nhờ HT thẩm thấu quá trình chuyển hóa của tế
tương  lòng của các kênh - H+ được bài tiết chủ bào hoặc từ máu đến sẽ thủy
nội bào  điện thế -70mV. động vào lòng kênh, nhờ hoạt hóa với H2O
 Gây sự khuếch tán thụ động của bơm H -K - + +

- Ion HCO này sẽ


động của K+ vào trong kênh. ATPase .
khuếch tán ra khỏi tế bào
Hình thành potassium - Bơm này đồng thời
thành  dịch ngoại bào (trao
chlorid trong lòng kênh. làm cho K được hấp thu trở
+

đổi với Cl vào tế bào). Do đó,


-

lại.
khi sự bài tiết acid của dạ dày
 Kết quả H+ thay chỗ
tăng sau bữa ăn, pH máu
cho K+ tạo nên một dung dịch
tăng và nước tiểu bị kiềm
hydrochloric acid và được
hóa.
bài tiết vào trong lòng tuyến.

Trong việc thành lập HCl: CO2 và


men carbonic anhydrase đóng vai trò
quan trọng.
* Điều hòa bài tiết HCl:
- Các yếu tố KÍCH THÍCH tế bào thành bài tiết HCl:
+ Histamin: do tế bào ECL trong tuyến đáy vị bài tiết. Histamin đến gắn lên receptor H2 trên tế bào thành
 tăng cAMP  tăng bài tiết HCl.
+ Acetylcholin: là chất truyền đạt thần kinh của các dây thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh ruột.
Acetylcholin đến gắn lên receptor muscarinic (M3)  tăng Ca2+  tăng bài tiết HCl. Ngoài ra, acetylcholin còn
có tác dụng kích thích tế bào ECL và ức chế tế bào D.
+ Gastrin: do tế bào G của tuyến môn vị bài tiết. Gastrin đến gắn lên receptor gastrin làm tăng Ca2+  tăng
bài tiết HCl. Ngoài ra, gastrin còn có tác dụng kích thích tế bào ECL.
+ Các chất khác: môi trường, cơ địa, cafein, alcool....

- Các yếu tố ỨC CHẾ tế bào thành bài tiết HCl:
+ Prostaglandin E2 (PGE2) là một hormon địa phương có tác dụng ức chế adenylcyclase  giảm cAMP .
PGE2 cũng ức chế tế bào G  giảm tiết gastrin.
+ Somatostatin: do tế bào D ở tuyến môn vị và ruột bài tiết cũng có tác dụng ức chế men adenylcyclase 
giảm cAMP. Ngoài ra, còn ức chế tế bào ECL  giảm tiết histamin, ức chế tế bào G  giảm tiết gastrin.
+ pH dịch vị ≤2: sẽ ức chế tiết gastrin từ tế bào G vùng hang vị.
3.3.2. Bài tiết các men tiêu hóa
* Bài tiết pepsinogen:
- Bài tiết: pepsinogen được bài tiết nhiều nhất ở giai đoạn tâm linh (trước khi thức ăn vào dạ dày).
- Điều kiện hoạt động: pepsinogen ( hoạt hóa bởi HCl )  pepsin  thủy phân protein hoạt động trong môi
trường acid (pH tối thuận khoảng 1,8-3,5), khi pH ≥ 5 thì mất hoạt tính.
- Tác dụng: pepsin sẽ thủy phân một phần protein  chuỗi peptid ngắn như proteose, pepton, polypeptid.
Các peptid này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bài tiết của tế bào thành.

+ Đặc biệt, pepsin có khả năng thủy phân collagen


+ Khi pepsin được tạo ra quá nhiều  tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Điều hòa: acetylcholin, acid dạ dày và secretin đều làm tăng bài tiết pepsinogen.
* Bài tiết các enzym khác:
Các enzym khác của dạ dày ít quan trọng trong tiêu hóa thức ăn:
- Lipase: lipase dịch vị là một enzym yếu chỉ tác dụng lên những lipid đã nhũ tương hóa có trong sữa, trứng,
bơ.
- Gelatinase: giúp hóa lỏng một vài proteoglycan trong thịt.
Đồng thời ptyalin của nước bọt vẫn tiếp tục tiêu hóa tinh bột chín ở dạ dày thành maltose và oligosaccharid
(3-9 glucose polymere) khoảng 1 giờ trước khi bị bất hoạt bởi pH <4.
3.3.3. Bài tiết chất nhầy và HCO3-
Việc bài tiết chất nhầy và HCO3- nhằm tạo một lớp gel kiềm phủ bề mặt  bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bình
thường ở dạ dày có sự cân bằng giữa yếu tố phá hủy (HCl, pepsin) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy và HCO ). Khi mất
3

sự cân bằng này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng.
* Bài tiết chất nhầy:
- Nguồn gốc: tế bào tiết nhầy nằm ở khắp niêm mạc dạ dày, trong tuyến môn vị và tế bào cổ tuyến hang vị.
- Tác dụng: phủ lên niêm mạc dạ dày vừa giúp bảo vệ niêm mạc vừa giúp thức ăn di chuyển dễ dàng.
* Bài tiết HCO3-:
Tế bào tuyến môn vị bài tiết HCO3- góp phần cùng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự bài tiết HCO3-
chịu ảnh hưởng của một số yếu tố:
- Các yếu tố KÍCH THÍCH bài tiết:
+ Prostaglandin I2.
+ Chất có tác dụng cholinergic.
+ Xung động phó giao cảm.
+ Tính acid của dịch vị (pH dịch vị ≤2).

- Các yếu tố ỨC CHẾ:


+ Chất kích thích α- adrenergic.
+ Aspirin, chất non-steroid.
3.3.4. Bài tiết yếu tố nội tại
Tế bào thành bài tiết yếu tố nội tại cùng với HCl. Yếu tố này rất cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở hồi tràng.
Thiếu yếu tố nội tại  thiếu máu ác tính
3.4. Điều hòa bài tiết dịch vị
Điều hòa bài tiết dịch vị bằng cơ chế thần kinh và thể dịch qua 3 giai đoạn: giai đoạn tâm linh, giai đoạn dạ
dày, giai đoạn ruột.
Hình 7.8. Điều hòa bài tiết ở giai đoạn tâm linh và giai đoạn dạ dày
3.4.1. Giai đoạn TÂM LINH
Giai đoạn tâm linh là hiện tượng bài tiết dịch vị trước khi có thức ăn vào dạ dày. Đây là phản xạ có điều kiện
được thành lập từ trước:
- Tác nhân kích thích: ở người, khi có những hình ảnh, mùi vị, những ý nghĩ thèm muốn về thức ăn sẽ gây
bài tiết dịch vị. Ngoài ra, khi giận dữ dạ dày cũng tăng tiết. Ngược lại lo sợ làm dạ dày giảm tiết.
- Cung phản xạ: xung động thần kinh bắt nguồn từ vỏ não và trung tâm ăn ngon miệng, truyền đến nhân
lưng vận động của thần kinh X, sau đó theo thần kinh nội tại ở dạ dày đến kích thích các tuyến bài tiết HCl, nhiều
pepsinogen và chất nhầy.
- Lượng dịch bài tiết khoảng 10% (40mL) tổng lượng dịch tiết trong bữa ăn.
3.4.2. Giai đoạn DẠ DÀY
Giai đoạn dạ dày là hiện tượng bài tiết dịch vị khi thức ăn đã vào dạ dày. Các tác nhân kích kích thích:
- Tác nhân cơ học: khi dạ dày bị căng sẽ làm tăng tiết dịch vị.
- Tác nhân hóa học: khi dạ dày tiếp xúc với acetylcholin hay những sản phẩm tiêu hóa protein trong giai
đoạn đầu, chủ yếu là các peptid, sẽ kích thích tế bào G vùng hang bài tiết gastrin, làm tăng tiết HCl.
Tuy nhiên khi nồng độ HCl tăng cao (pH ≤2) sẽ ức chế tiết gastrin, làm giảm tiết HCl. Cơ chế này bị kìm
hãm bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori.
3.4.3. Giai đoạn RUỘT
Giai đoạn ruột là hiện tượng xảy ra khi thức ăn đã rời dạ dày. Khi vị trấp từ dạ dày có chứa các thành phần
dinh dưỡng, acid xuống tá tràng sẽ kích thích niêm mạc tá tràng bài tiết:
- Secretin.
- GIP (Gastrin inhibitory peptid).
- Vasoactive intestinal peptid (VIP).
- Somatostatin (ức chế bài tiết histamin và gastrin).
Các hormon này ức chế hoạt động bài tiết của dạ dày.
 giai đoạn tâm linh và giai đoạn dạ dày là kích thích bài tiết, giai đoạn ruột là ức chế bài tiết dịch vị.
4. HOẠT ĐỘNG HẤP THU CỦA DẠ DÀY
Khả năng hấp thu của dạ dày rất thấp, chỉ những chất có độ hòa tan trong dầu cao như rượu hoặc một số
thuốc như aspirin mới được hấp thu.

BÀI TẬP CÁ NHÂN


1. Tại sao bệnh nhân điều trị viêm dạ dày lâu ngày bằng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc trung hòa
acid sẽ có triệu chứng lâu tiêu, mất cảm giác ngon miệng khi ăn?
Khả năng của thuốc ức chế bơm proton là ngăn việc bơm H+ của việc phân ly H2O trong bào tương của tế bào
thành. Điều này cản trở tạo thành HCl, tạo môi trường acid hoạt động của pepsin thủy phân protein cũng như
collagen. Thuốc trung hòa acid cũng tương tự, là ta được một lượng ion kiềm (OH-, HCO3-) trung hòa dịch vị.
Chính điều này làm độ pH của môi trường tăng lên khiến cho một số enzim trong đó có pepsin cần môi trường
acid hoạt động bị bất hoạt. Gây cảm giác khó tiêu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
2. Trình bày sơ đồ bài tiết acid HCl?
Giai đoạn 1: Cl- được vận chuyển vào lòng kênh dạ dày à -70mV à khuếch tán thụ động của K+
Vào lòng kênh là KCl.
Giai đoạn 2: Trong bào tương tế bào thành H2O à H + + OH-. H+ vận chuyển ngược chiều với K+ thông qua bơm
H+-K+-ATPase (bơm proton).
Giai đoạn 3: H2O di chuyển vào lòng kênh nhờ thẩm thấu.

You might also like