Bài Chữa Của Đoạn Văn Mùa Xuân Nho Nhỏ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài làm

Trước hết, từ những cảm xúc vui mừng, say sưa, ngây ngất trước vẻ
đẹp của thiên nhiên đất trời xứ Huế bước vào mùa xuân, vào tương lai tươi
sáng của đất nước, khổ thơ thứ tư đã được nhà thơ viết lên thật thiết tha,
cảm động:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.” (1)
Cùng với cách chuyển đổi xưng hô từ “tôi” sang đại từ “ta” được bộc lộ một
cách trực tiếp, điệp cấu trúc “Ta làm… Ta nhập…” được đặt ở vị trí đầu mỗi ba
câu thơ không những khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, trầm bổng, mà
còn khiến cho mỗi lần mở ra một câu thơ như mở ra một lời tâm tình thủ thỉ về
ước nguyện hóa thân, hiến dâng cho quê hương, đất nước luôn thường trực
trong Thanh Hải như một lẽ tự nhiên. (2) Những hình ảnh “con chim hót”,
“cành hoa” đã tĩnh lại vào sự sâu lắng của hai tiếng “hòa ca”; nó nhấn mạnh
khát vọng được hòa nhập cái “ta” cá nhân vào cái “ta” chung của cộng đồng.
(3) Trong bản hoà ca cuộc đời, Thanh Hải chỉ muốn mình đóng vai trò như một
“nốt trầm” bé nhỏ - hình ảnh ấy ẩn dụ cho sự cống hiến thầm lặng, không ồn ào,
không cần ai biết tới và cũng không cần ai ngợi ca. (4) Ôi chao, quả là một lẽ
sống đẹp, chân thành nhưng lại rất đỗi khiêm nhường! (5) Từ khát vọng cống
hiến thiêng liêng ấy, một lý tưởng cao cả đã được nâng lên:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.” (6)
Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo - mùa xuân là tuổi trẻ,
là tài năng, là nhiệt huyết, là tất cả những gì tối đẹp nhất, tinh túy nhất của đời
người mà Thanh Hải muốn hiến dâng cho cuộc đời chung với tất cả tấm lòng
thành kính. (7) Vậy mà tiếp đó, lại là những từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” lại
vang lên; đi từ “mùa xuân” của đất trời nó thể hiện cho đến “mùa xuân”
của đời người - đó là một thái độ chân thành, nhưng vô cùng khiêm nhường,
lấy tình thương làm chuẩn mực cho một lẽ sống đẹp: sống để cống hiến, đem tài
năng lặng lẽ âm thầm dâng hiến đất nước, phục vụ nhân dân. (8) Biết lặng lẽ
dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” (9)
Tiếp đó, điệp ngữ “dù là” kết hợp với hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” sáng
lên như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh về một quan niệm nhân sinh chân
chính: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ hay
khi đã già, thâm trầm sâu sắc thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho
đất nước. (10) “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ là ước nguyện của tác giả, nó còn
mong muốn mỗi người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để góp vào mùa xuân
lớn của đất nước, của dân tộc. (11) Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà
thơ trở về với cát bụi nhưng không gợn chút băn khoăn về bệnh tật, những suy
nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ “lặng lẽ cháy bỏng một khát khao được dâng
hiến”. (12) Quả thực, bằng thể thơ năm chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ
đã tạo ra sự liền mạch của cảm xúc cùng với ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị,
trong sáng, giàu sức gợi và cảm xúc rất đỗi chân thành, tha thiết, những ước
nguyện đẹp đẽ của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã được sáng
lên rất cao cả,đẹp đẽ - đây là một thành công của tác giả, qua đó thể hiện ngòi
bút vô cùng chân thành của ông. (13)
Chú thích
Câu đơn có thành phần mở rộng (in đậm): câu 1
Câu cảm thán (gạch chân): câu 5
Những phần chữa bài: màu đỏ in đậm

You might also like