Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN VỆ SINH THÚ Y LT,VB2 ĐH THÚ Y K9

Câu 1: Nhiệt độ không khí quá thấp ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi như thế nào? Biện
pháp phòng ngừa nhiệt độ quá thấp trong chuồng nuôi?
Nhiệt độ không khí quá thấp ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi
- Do nhiệt độ không khí thấp (thấp dưới khu nhiệt điều hoà và nhiệt độ giới hạn), tốc độ
chuyển động của gió và ẩm độ không khí cao, gia súc nuôi nhốt thưa, lông ít, lớp mỡ dưới da
mỏng (có thể do gia súc quá gày), hoặc gia súc bị đói do thiếu thức ăn, chuồng trại không được
che chắn vv …
- Trong nhưng trường hợp như vậy, cơ thể gia súc sẽ điều chỉnh để giảm tối đa sự toả nhiệt,
đứng yên hoặc hạn chế vận động, mao mạch ngoại vi co hẹp lại, nhiệt độ trên bề mặt da giảm
thấp.
Phản ứng sinh lý:
- Nếu lạnh vừa phải, cơ thể tăng cường trao đổi chất, quá trình trao đổi khí và nhiệt cũng tăng.
Quá trình tiêu hoá và hiệu suất sử dụng thức ăn tăng cao, gia súc được tăng cường sức đề
kháng tự nhiên.
Phản ứng bệnh lý:
- Gia súc phải sống liên tục trong điều kiện nhiệt độ không khí giam thấp, cơ thể sản nhiệt
không đủ để bù vào lượng nhiệt mất đi. Nhiệt lượng của cơ thể bị mất quá nhiều, thăng bằng
nhiệt bị phá vỡ, gia súc xuất hiện phản ứng bệnh lý.
- Biểu hiện: Thân nhiệt giảm nhanh, da thiếu máu nhợt nhạt, huyết áp tăng, mạch chậm, hô hấp
giảm, tăng bài tiết nước tiểu vv.., sau tất cả bị rối loạn cơ năng. Mao quản phổi xuất huyết nên
gia súc dễ bị mắc bệnh đường hô hấp, cơ thể đáp ứng miễn dịch kém.
Ảnh hưởng cục bộ:
- Khi bị lạnh cục bộ, lạnh kéo dài dẫn đến sự chỉ phối cửa hoạt động thần kinh bị rối loạn, bắp
thịt bị viêm, khớp xương tê cóng, phần dưới của chi rất mẫn cảm, trâu, bò dễ mắc các bệnh như
viêm khớp, cước chân.
Biện pháp phòng ngừa nhiệt độ quá thấp ở trong chuồng nuôi?
- Huấn luyện cho gia súc khả năng chịu lạnh (ví dụ bằng các phản xạ có điều kiện và không có
điều kiện).
- Gia cố, che chắn tránh gió lùa trực tiếp đối với chăn các chuồng, trại hở. Giữ bầu tiểu khí hậu
chuồng nuôi thích hợp, ấm về mùa đông, không để nhiệt độ biến đổi mạnh, che chuồng chống
rét, hạn chế gió lùa, ẩm ướt, tránh để gia súc thoát mồ hôi.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh vật nuôi
Câu 2 Bụi có ảnh đến cơ thể vật nuôi như thế nào? Biện pháp ngăn chặn bụi trong
chuồng nuôi?
Ảnh hưởng của bụi đến cơ thể vật nuôi
Tác hại của bụi phụ thuộc vào kích thước của hạt bụi to hay nhỏ và tính chất của từng
loại bụi. Hạt bụi có đường kính Φ < 5µm có thể xâm nhập vào sâu trong khí quản, đến phế
quản (bao gồm các phế quản lớn, phế quản nhỏ), thậm chí đến tận các phế nang gây tổn thương
nghiêm trọng cho chức năng sinh lý của phổi gia súc.
Tác hại của bụi có thể gây ra cho cơ thể:
- Gây độc: bụi chì (Pb), bụi ma ngan (Mịt), a sen (As) …
- Gây kích thích cục bộ: bụi than, bụi đá, bụi xi măng …
- Gây nhiễm trùng: bụi lông, da của gia súc …
- Gây ung thư: bụi phóng xạ, bụi của các khu công nghiệp…
a. Ảnh hưởng tới mắt và da
- Bụi tác động vào mắt gây tổn thương, viêm giác mạc. Bụi, mồ hôi, lông rụng và vi sinh vật
vv …
- Làm da bị nhiễm bẩn, gây kích thích, ngứa, viêm da, viêm chân lông, viêm tuyến mồ hôi vv
… dẫn tới chức năng điều tiết thân nhiệt, khả năng bài tiết và cảm giác của gia súc bị trở ngại.
Da khô, nẻ, sây sát vi sinh vật dễ xâm nhập và tác động gây bệnh.
b. b. Ảnh hưởng tới bộ máy hô hấp (0,5 điểm)
- Tuỳ theo những hạt bụi nhỏ vào sâu trong đường hô hấp tới mức nào và thời gian ngừng lại ở
trong đó bao lâu sẽ quyết định các mức độ ảnh hưởng. Độ ẩm và tính chất hoà tan của bụi càng
lớn thì thời gian lưu lại trong đường hô hấp của bụi sẽ càng lâu.
- Ở trong chuồng nuôi, bụi chủ yếu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, một phần nhỏ bụi có
nguồn gốc từ các chất hoá học được sử dụng trong quá trình sát trùng, tiêu độc chuồng trại.
Khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, bụi thường dừng lại ở đường hô hấp trên, tác dụng gây kích
ứng, viêm mũi, ngạt mũi. Những hạt bụi nhọn, sắc có thể gây tổn thương niêm mạc, tạo cơ hội
cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
c. Ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hoá
- Bụi dừng lại ở đường hô hấp trên của cơ thể, khoảng 30 - 90% sẽ bị đẩy ra, do phản xạ ho và
hoạt động chức năng của niêm mạc, sau đó sẽ được nuốt xuống dạ dày, tới ruột.
Biện pháp ngăn chặn bụi trong chuồng nuôi?
- Loại bỏ các nguyên nhân gây bụi như: Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống, vệ
sinh thân thể vật nuôi đúng quy trình và kỹ thuật.
Thực hiện trồng cây xanh quanh khu vực chuồng nuôi gia súc để ngăn chặn bụi, đồng thời tăng
cường quá trình trao đổi thu nhận khí cacbonic, cung cấp khí oxy cho môi trường.
Ngăn cản quá trình lan toả bụi trong môi trường, có biện pháp giảm nồng độ bụi trong không
khí, bằng biện pháp phun sương làm mát chuồng trại được thiết kế để phun nước sương nhỏ
vào không khí, tạo ra một môi trường ẩm ướt và mát mẻ. Khi nước sương bay hơi, nó hút nhiệt
từ môi trường xung quanh, giảm nhiệt độ và cung cấp độ ẩm cho không khí. Điều này giúp
giảm stress cho động vật và tăng hiệu suất sản xuất.
Câu 3: Khi chăn thả gia súc trên bãi chăn thường gặp những nhóm bệnh gì và cần thực
hiện biện pháp phòng bệnh như thế nào?
Các biện pháp phòng các nhóm bệnh thường gặp
Đề phòng côn trùng và ký sinh trùng đường máu
- Để phòng ngừa côn trùng hút máu gia súc, nên áp dụng phương pháp dùng thuốc diệt côn
trùng ký sinh (một số loại thuốc và hoá dược sẵn có như Crezin, Dipterex, Hantox spray vv…)
phun lên thân thể gia súc.
- Tăng cường các biện pháp cơ học để diệt ruồi, mòng và các côn trùng mang mầm bệnh khác.
Đề phòng bệnh ngoại khoa
- Không được có những vật cũng, sắc nhọn, gạch, đá, mảnh kim loại, sắt phế thải, dây thép gai
vv…
- Quy hoạch đường đi lại hợp lý cho người và gia súc. Đường đi lại phải tránh trơn, trượt, dốc
cao. Chú ý sửa chữa đảm bảo chắc chắn với các cầu, cống (nếu có) đã bị xuống cấp, hư hỏng
trên đường chăn thả gia súc.
Đề phòng bệnh nội khoa
- Nếu gia súc bị chướng hơi dạ cỏ, cấp cứu tại chỗ bằng cách cho gia súc uống nước muối sinh
lý (hoặc nước tiểu pha loãng), chà xát mạnh vào vị trí chướng hơi, dắt gia súc đi lại trên đường
dốc vừa phải, cho uống nước dưa chua, thụt tháo trực tràng, thoát hơi trong dạ dày qua miệng
hoặc chọc tro ca nếu gia súc bị chướng hơi cấp tính.
- Nếu nghi tiêu chảy do nhiễm khuẩn (ví dụ như bê bị nhiễm khuẩn Salmonella), phải sử dụng
kháng sinh và hoá dược để khống chế (ví dụ dùng thuốc kháng sinh Trimethoprimj sulfa).
- Phải đề phòng một số bệnh gây ra do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu tác động tới
hệ thần kinh của gia súc khi chăn thả trong những ngày hè nắng, nóng như các bệnh say nắng,
cảm nóng hoặc các bệnh cảm lạnh, cước chân trâu, bò trong mùa đông lạnh giá vv…
Phòng bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu
- Bệnh giun phổi ở loài nhai lại do Dictyocaulus gây ra: Đặc biệt nguy hiểm với gia súc non.
Cách lây lan do bãi chăn có nhiều ao tù, nước đọng ô nhiễm mầm bệnh.
- Bệnh sán lá gan do Fasciola hepatica, Fasciola gigantica gây ra: Không chăn thả gia súc trong
khu vực có nhiều ao tù, nước đọng, những nơi cây cỏ thuỷ sinh mọc nhiều bởi đây là điều kiện
thuận lợi cho ấu sán lá phát triển trong cơ thể ốc nước ngọt, xâm nhập vào đường tiêu hoá của
gia súc theo thức ăn (do gia súc ăn phải), trải qua một số giai đoạn, biến đổi và tác động gây
bệnh.
- Bệnh giun đũa bê nghé do Toxocara vitulorum gây ra: Không chăn thả gia súc ở những bãi
chăn thả ẩm ướt, có nhiều ao tù, nước đọng. Đây là môi trường lý tưởng cho trứng giun phát
triển, xâm nhập vào cơ thể gia súc qua đường tiêu hoá và tác động gây bệnh.
- Gia súc do uống nước, hoặc trong khi ngâm, tắm vv…, sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn xâm
nhập vào cơ thể qua các vết sây sát, qua niêm mạc hở và tác động gây bệnh ở đường tiết niệu,
sinh dục (chứng hemoglobulin niệu ở trâu, bò).
Câu 4: Nhiệt độ không khí quá cao đến cơ thể vật nuôi như thế nào? Biện pháp phòng
ngừa nhiệt độ quá cao ở trong chuồng nuôi?
- Phản ứng sinh lý:Khi mất thăng bằng nhiệt, cơ thể gia súc sẽ bị nhiệt lượng thừa tích lại
tác động gây ảnh hưởng đến cơ năng điều tiết nhiệt, dẫn tới giảm thấp sự sản sinh nhiệt, đồng
thời tăng cường quá trình toả nhiệt qua da và đường hô hấp.
- Biểu hiện ra ngoài dễ nhận thấy là mao mạch trương to, máu dồn về nhiều, tăng nhiệt độ
trên bề mặt da, tăng tiết mồ hôi, mạch đập và tần số hô hấp tăng lên.
- Kết quả: gia súc cử động chậm chạp, khả năng tiêu hoá hấp thu kém, con vật hầu như
không muốn ăn, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể giảm mạnh.
- Phản ứng bệnh lý: Sự điều tiết nói trên chỉ làm giảm tích luỹ nhiệt, chưa đủ để loại trừ
nhiệt đã tích luỹ.
- Đồng thời trung khu thần kinh do bị nhiệt độ nóng của máu kích thích nên cũng tăng sản
nhiệt, sau dẫn đến sự rối loạn.
- Các sản phẩm oxy hoá không hoàn toàn sẽ được tích luỹ lại, tạo thành những chất độc
đi vào máu gây trúng độc cho cơ thể.
- Thân nhiệt tăng cao một cách nhanh chóng kết hợp với loạn nhịp tuần hoàn, hô hấp là triệu
chứng lâm sàng rõ nhất của hiện tượng cảm nóng (còn gọi là bệnh cảm nóng).
Biện pháp phòng ngừa nhiệt độ quá cao ở trong chuồng nuôi?
Tạo điều kiện cho cơ thể gia súc dễ dàng toả nhiệt bằng cách cải thiện bầu tiểu khí hậu chuồng
trại thoáng mát, giảm độ ẩm, khí độc. Cho gia súc ở nơi yên tĩnh, râm mát, rộng rãi, khi chuyên
chở lưu ý mật độ hợp lý, tránh di chuyển gia súc trong thời tiết nắng, nóng.
Khi phát hiện gia súc biểu hiện phản ứng bệnh lý cần có biện pháp can thiệp kịp thời: Hộ lý,
chuyển đến nơi râm mát, đắp khăn lạnh vào đầu, tăng cường trợ tim vv…
- Cần có chế độ sử dụng hợp lý gia súc cày kẻo trong mùa hè và những ngày nắng nóng. Phải
căn cứ vào giống, tính biệt, tuổi, điều kiện khí hậu đặc thù của địa phương để quy định chế độ
quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng gia súc cho hợp lý.
Câu 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất?
Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất?
Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất
a. Ô nhiễm đất do các chất phế thải sinh hoạt của người và gia súc
- Dạng lỏng: Nước tiểu, phân, nước tắm rửa gia súc, nước vệ sinh chuồng trại, nước thải công
nghiệp, khu vực giết mổ, chế biến sản phẩm động vật vv…
- Dạng rắn: Phân gia súc, rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, nông nghiệp, phế thải giết mổ gia
sức, phế thải trong chế biến sản phẩm động vật vv…
- Các chất phế thải của hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm thường chứa rất nhiều mầm bệnh
truyền nhiễm, ký sinh trùng, các loài nấm gây bệnh ngoài da …
- Vi sinh vật gây bệnh có thể sống nhiều ngày trong đất, nước, thậm chí nhiều tháng, nhiều
năm (ví dụ như trứng giun sán, nha bào vi khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis, Clostridium
tetani vv…) gây ô nhiễm môi trường, nhiễm bẩn cho cây trồng và các loại rau, củ, quả.
b. Ô nhiễm đất bởi hoá chất bảo vệ thực vật
- Hoá chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất từ nhiều nguồn khác nhau: Thuốc
(hoá chất) được phun hoặc trộn vào đất để xử lý đất trước khi gieo trồng.
- Trong không khí một số loại hoá chất bám vào những hạt bụi lơ lửng, nước mưa sẽ kẻo
xuống đất.
- Từ xác sinh vật và cây trồng có dư lượng thuốc, hoá chất bảo vệ thực vật.
- Thuốc trừ sâu trong đất có thể được hấp thu trực tiếp bởi cây trồng, đặc biệt với các loại cây
có củ (như khoai tây, cà rốt, củ cải) vẫn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc.
c. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
Ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp có thể xảy ra dưới nhiều hình thức: Hơi, khí
độc hại, bụi công nghiệp, mưa axit vv… Chất thải dạng bụi rơi xuống đất ở những khoảng cách
xa, gần khác nhau quanh khu vực nhà máy. Cây trồng, đồng cỏ mọc trên những khu vực đất
này sẽ bị ô nhiễm do hấp thu những hoá chất độc hại có trong đất, nước.
Sau khi rơi xuống đất, chất thải công nghiệp có thể làm thay đổi thành phần hoá học, độ pa, độ
thấm hút nước của đất. Hoá chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật
trong đất, dẫn đến giảm khả năng tụ làm sạch của đất.
2. Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
- Nên tạm ngừng sử dụng đất đã nhiễm bẩn, tiến hành xử lý tiêu độc, sát trùng đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh đối với đất chuồng trại chăn nuôi, khu vực chăn thả, đất canh tác.
- Chọn địa điểm để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nền chuồng nên chọn loại đất có các tính
chất cơ giới, vật lý, hoá học, sinh học vv.., đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh
- Nghiên cứu, đánh giá các bãi chăn, đồng cỏ, nơi trồng cây thức ăn về các chỉ tiêu vệ sinh thổ
nhưỡng căn cứ theo nhu cầu chất dinh dưỡng của gia súc, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí
hậu của nước ta.
Câu 6: Em hãy trình bày phương pháp và kỹ thuật vệ sinh thân thể cho gia súc? Vì sao
cần vệ sinh thân thể cho gia súc?
1. Phương pháp và kỹ thuật vệ sinh thân thể cho gia súc
1.1. Vệ sinh da
- Xát chải gia súc
Thường xuyên xát, chải cho gia súc, nhất là gia súc cày kẻo (trâu, bò), gia súc lấy sữa (bò sữa),
gia súc kẻo xe (ngựa). Xát chải có tác dụng tăng cường vệ sinh da, đồng thời kích thích thần
kinh, tuần hoàn hoạt động mạnh hơn làm cho quá trình trao đổi chất của gia súc được thúc đẩy,
dẫn đến sức khoẻ và sức đề kháng được tăng cường
- Tắm
Ngoài việc làm sạch da, tắm có tác dụng rất tốt cho thần kinh và cơ bắp, giúp con vật giảm
stress, tăng cường hô hấp và trao đổi chất. Tắm là phương pháp kích thích con vật ăn nhiều,
sức đề kháng của cơ thể được tăng cường.
- Cắt lông
Khi da bị sây sát, tổn thương sâu, nên cắt phần lông xung quanh để thuận tiện xử lý vết thương,
tránh nhiễm trùng. Trong chăn nuôi cừu, cắt lông là công việc định kỳ, thường xuyên và đem
lại thu nhập. Ngoài ra, cắt lông còn là phương pháp giúp cơ thể toả nhiệt tốt hơn và đảm bảo vệ
sinh da.
- Mặc áo
Trong mùa đông giá rét, những ngày nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 150C, gia súc phải
làm việc ngoài trời nên được mặc áo chống rét (trâu, bò, ngựa). áo may bằng bao tài gai, che
hai bên sườn và lưng, áo phải có dây cố định chắc chắn.
1.2. Vệ sinh chân và móng
- Gia súc kẻo xe, ngựa thồ, ngựa đua phải làm việc nhiều, chân cũng cần được xoa bóp để tăng
cường tuần hoàn cục bộ, giúp tăng cường quá trình đào thải axit lactic, giảm stress. Ngoài ra,
với gia súc chạy nhiều (ngựa đua) cần có bao bảo vệ khớp gối, với gia súc kẻo xe, trâu, bò,
ngựa thồ vv…, chuyên dụng phải đóng móng sắt.
1.3. Vệ sinh vận động
- Trong chuồng nuôi gia súc thường tích tụ nhiều các chất khí độc hại,
độ âm tăng cao, không khí ít được lưu thông, ánh sáng tự nhiên thiếu…
- Mặt khác, nuôi nhốt lâu trong điều kiện chật hẹp sẽ làm giảm đặc tính hoạt động của gia súc,
lâu dài dẫn tới gia súc kém ăn, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể giảm.
- Gia súc vận động hợp lý giữ được sức khoẻ và nâng cao sức sản xuất như: tăng sản lượng
sữa; tăng số lượng và chất lượng tinh dịch; tăng khối lượng sơ sinh; tăng trọng hàng ngày; tăng
hiệu suất tiêu thụ thức ăn; giảm tiêu tốn thức ăn vv…,Vì vậy, chuồng lợn nái sinh sản, lợn con,
lợn choai, lợn đực giống phải có sân vận động đảm bảo vệ sinh.
Vì sao cần vệ sinh thân thể cho gia súc?
- Làm sạch cơ thể gia súc
- Diệt mầm bệnh trên da
- Tăng cường quá trình trao đổi chất
- Tăng cường quá trình thải nhiệt
- Tăng cường quá trình tuần hoàn
- Tăng cường quá trình tiêu hóa
- Cải thiện sức khỏe cho vật nuôi
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

You might also like