Trắc nghiệm nhiệt học (P2)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

I. VẬT LÝ NHIỆT

TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI NHIỆT HỌC (P2)

 [VTA] Câu 51: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400g, có chứa 3 lít nước được đun trên bếp.
Khi nhận nhiệt lượng 740kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ là 800C. Tính nhiệt độ ban đầu của ấm và nước. Biết nhiệt
dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Coi nhiệt lượng mà ấm tỏa ra
môi trường ngoài là không đáng kể..
 Hướng dẫn:
Ấm nhôm: m1 = 0,4 kg; c1 = 880 J/kg.K;
Nước trong ấm: m2 = 3 kg; c2 = 4180 J/kg.K
Gọi t là nhiệt độ ban đầu của ấm và nước. Ta có:
𝑄 = (𝑚1 𝑐1 + 𝑚2 𝑐2 ). (80 − 𝑡)
→ 740 000 = (0,4.880 + 3.4180). (80 − 𝑡) → 𝑡 = 22,60 𝐶
 [VTA] Câu 52: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,30.105J/kg.K, tính nhiệt lượng cần cung
cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 1,5kg nước đá ở 00C.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn nước đá là:
𝑄 = 𝜆. 𝑚 = 3,3. 105 . 1,5 = 4,95. 105 (𝐽)
 [VTA] Câu 53: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 200C, để nó
hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ 6580C. Biết nhôm có nhiệt dung riêng 896 J/kg.K và nhiệt nóng chảy
39.104J/kg.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cun cấp để miếng nhôm khối lượng m = 100 g = 0,1 kg tăng nhiệt độ từ 200C lên 6580C sau
đó nóng chảy hoàn toàn ở 6580C là:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 + 𝜆. 𝑚
→ 𝑄 = 0,1.896. (658 − 20) + 0,1.39. 104 = 96 164,8 (𝐽)
 [VTA] Câu 54: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 1 tấn đồng từ 250C. Cho
nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng và điểm nóng chảy của đồng lần lượt là 380J/kg.K; 180kJ/kg và là
10850C.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cung cấp để m = 1000 kg đồng tăng nhiệt độ từ 250C lên 10850C sau đó nóng chảy hoàn
toàn ở 10850C là:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 + 𝜆. 𝑚
→ 𝑄 = 1000.380. (1085 − 25) + 180 000.1000 = 582 800 (𝑘𝐽)
 [VTA] Câu 55: Cho biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2300.106 J/kg có ý nghĩa gì?
 Hướng dẫn:
Nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2300.106 J/kg có nghĩa là để làm 1kg nước hoá hơi hoàn toàn cần cung cấp
cho nó một nhiệt lượng là 2300.106 J.
 [VTA] Câu 56: Sau khi đun nóng một lượng nước đến 1000C, tiếp tục đun thêm một thời gian thì thấy
hụt đi 0,70kg so với ban đầu do nước đã chuyển thành hơi. Cho nhiệt hoá hơi riêng của nước là L =
2,3.106J/kg, tính nhiệt lượng cần để làm hóa hơi lượng nước trên.
 Hướng dẫn:
Khối lượng nước bị hoá hơi là m = 0,7 kg.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

Nhiệt lượng cần để hoá hơi lượng nước trên là:


Q = L.m = 2,3.106.0,7 = 1,61.106 (J)
 [VTA] Câu 57: Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300g. Đun nước tới nhiệt độ
sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. Nhiệt lượng cần
thiết để có m’=100g nước hóa thành hơi là
A. 690 kJ. B. 230 kJ. C. 460 kJ. D. 320 kJ.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Q = L.m’ = 2,3.106. 0,1 = 2,3.105 = 230 (kJ)
 [VTA] Câu 58: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 200g nước ở 20°C. Cho nhiệt
dung riêng của nước là 4190J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cung cấp để m = 200 g = 0,2 kg nước tăng nhiệt độ từ 200C lên 1000C và hoá hơi hoàn toàn
ở 1000C là
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 + 𝐿. 𝑚 = 0,2.4190.80 + 2,26. 106 . 0,2 = 519 040 (𝐽)
 [VTA] Câu 59: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá (rắn) ở 00C để chuyển nó thành nước ở
200C. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.104J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cung cấp để m = 4kg nước đá tan hoàn toàn ở 00C sau đó tăng nhiệt độ lên 200C là:
𝑄 = 𝜆. 𝑚 + 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 = 34. 104 . 4 + 4.4180.20 = 1 694 400 (𝐽)
 [VTA] Câu 60: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 250g nước đá đang ở –5°C tăng lên đến 10°C.
Biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước là 1800 J/kg.K và 4190J/kgK, nhiệt nóng chảy riêng của
nước đá là 334000J/kg.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho m = 250g = 0,25 kg nước đá tăng nhiệt độ từ -50C lên 00C, sau đó tan hoàn
toàn thành nước ở 00C, và lượng nước đó tăng nhiệt độ từ 00C lên đến 100C là:
𝑄 = 𝑚. 𝑐1 . ∆𝑡1 + 𝜆𝑚 + 𝑚. 𝑐2 . ∆𝑡2
→ 𝑄 = 0,25.1800.5 + 334000.0,25 + 0,25.4190.10 = 96 525 (𝐽)
 [VTA] Câu 61: Thả một cục nước đá đang ở nhiệt độ –5°C vào một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có
khối lượng 150g chứa 200g nước đang ở 20°C thì thấy nước đá chỉ tan một phần, phần nước đá còn lại có
khối lượng 50g. Tìm khối lượng phần nước đá bị tan vào trong nước và khối lượng ban đầu của nước đá.
Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg; nhiệt dung riêng của nước và nước đá là 4190J/kg.K
và 1800 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.Kc.
 Hướng dẫn:
Nhiệt lượng kế có: m1 = 150 g = 0,15 kg; c1 = 880 J/kg.K
Nước trong nhiệt lượng kế có: m2 = 200g = 0,2kg; c2 = 4190 K/kg.K
Nước đá ban đầu có: m0; c0 = 1800 J/kg.K
Phần nước đá bị tan ra có khối lượng (m0 – 0,05) kg.
Vì nước đá không tan hết nên nhiệt độ cân bằng của hệ là 00C.
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế m1 và nước m2 toả ra khi giảm nhiệt độ từ 200C xuống 00C là:
𝑄1 = (𝑚1 𝑐1 + 𝑚2 𝑐2 ). 20 = 19 400 (𝐽)
Nhiệt lượng để nước đá m0 tăng nhiệt độ từ -50C lên 00C và một lượng nước đá m’ tan hết ở 00C là:
𝑄2 = (𝑚0 𝑐0 . 5) + 𝜆. (𝑚0 − 0,05)
Ta có: 𝑄1 = 𝑄2 → 𝑚0 = 1,078 𝑘𝑔
Khối lượng ban đầu của nước đá là: 1,078kg
Khối lượng phần nước đá bị tan ra là: 1,028 kg.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 [VTA] Câu 62: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là


A. 100°C. B. 42°C. C. 37°C. D. 0°C.
 Hướng dẫn: Chọn B.
 [VTA] Câu 63: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 00F. B. 320F. C. 370F. D. 150F..
 Hướng dẫn: Chọn B.
Đổi từ độ C sang độ F: 0.1,8 + 32 = 320 F

 [VTA] Câu 64: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?
A. 420F. B. 1000F. C. 1320F. D. 2120F.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Đổi từ độ C sang đô F: 100.1,8 + 32 = 2120F
.

 [VTA] Câu 65: Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celcius?
A. Ký hiệu của nhiệt độ là t.
B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1atm là 00C.
D. 10C tương ứng với 273K.
 Hướng dẫn: Chọn D.
00C tương ứng với 273K.
 [VTA] Câu 66: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết
quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF. B. 66,6oF. C. 310oF. D. 98,60F.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Đổi từ độ C sang độ F: 37.1,8 + 32 = 98,60F
 [VTA] Câu 67: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt
độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K)
bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.
A. 20oF B. 100oF. C. 680F. D. 261oF.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Đổi từ độ K sang độ C: 293K = 293 – 273 = 200C
Đổi từ độ C sang độ F: 20.1,8 + 32 = 680F.
 [VTA] Câu 68: Cho biết nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện trở hoạt động dựa trên nguyên tắc vật lý
nào?
 Hướng dẫn:
Nhiệt kế thuỷ ngân hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Cột chất lỏng (thuỷ ngân)
trong nhiệt kế sẽ dâng cao lên khi nhiệt độ tăng, hạ thấp xuống khi nhiệt độ giảm đi.
 [VTA] Câu 69: Mùa nóng, ta thường dùng nước đá để làm mát đồ uống. Hãy cho biết chiều truyền năng
lượng nhiệt trong trường hợp này.
 Hướng dẫn:
Năng lượng nhiệt được truyền từ đồ uống sang nước đá, làm nhiệt độ đồ uống giảm đi, còn nước đá nhận
nhiệt tan ra.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 [VTA] Câu 70: Nhiệt độ của khối khí trong phòng đo được là 270C. Xác định nhiệt độ của khối khí
trong thang nhiệt độ Kelvin.
 Hướng dẫn:
Đổi từ độ C sang độ Kenvin: 27 + 273 = 300 K
 [VTA] Câu 71: Trong thời tiết mùa đông giá lạnh, cùng ở trong phòng học, nếu chạm tay vào song sắt
ở cửa sổ ta có cảm giác lạnh, nhưng chạm tay vào bàn gỗ ta có cảm giác đỡ lạnh hơn. Có phải vì chiếc bàn
gỗ có nhiệt độ cao hơn không? Vì sao? Làm thế nào có thể biết được nhiệt độ các vật?
 Hướng dẫn:
Sắt dẫn nhiệt tốt hơn gỗ, vì vậy tuy song sắt cửa sổ và bàn gỗ có cùng nhiệt độ (nhiệt độ phòng) nhưng khi
tay ta chạm vào sắt, năng lượng nhiệt từ tay truyền sang sắt dễ hơn, tay ta cảm thấy lạnh hơn.
Để biết nhiệt độ các vật ta cần sử dụng nhiệt kế để đo.
 [VTA] Câu 72: Chuyển đổi nhiệt độ:
a. Từ thang Celcius sang thang Kelvin: 2700C; -2700C; 5000C.
b. Từ thang Kelvin sang thang Celcius: 0K; 500K; 1000K.
 Hướng dẫn:
a. Đổi nhiệt độ từ Celcius sang Kenvin:
270 + 273 = 543 K
-270 + 273 = 3 K
500 + 273 = 773 K
b. Đổi từ Kenvin sang Celcius:
0 – 273 = - 2730C
500 – 273 = 2270C
1000 – 273 = 7270C
 [VTA] Câu 73: Thang nhiệt độ Kelvin có những ưu điểm gì so với thời nhiệt độ Celcius?
 Hướng dẫn:
Thang nhiệt độ Kelvin dùng đơn vị tuyệt đối (K), giúp cho các phép tính nhiệt độ trở nên đơn giản hơn vì
không có giá trị âm, đặc biệt là các bài toán về nhiệt độ tuyệt đối hoặc các bài toán khoa học.
0 K trong thang Kelvin tương ứng với nhiệt độ tuyệt đối, nơi mà các phân tử không còn động năng. Điều này
làm cho thang Kelvin trở thành một phép đo tuyệt đối cho nhiệt độ, trong khi 00C trong thang Celcius chỉ
tương ứng với điểm đóng băng của nước.
 [VTA] Câu 74: Một vật được làm lạnh từ 1000C xuống 00C. Hỏi nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm
đi bao nhiêu độ?
 Hướng dẫn:
Độ thay đổi nhiệt độ trong thang Celcius và thang Kelvin là như nhau.
Vì vậy nhiệt độ của vật theo thang Kelvin cũng giảm đi 100K.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 [VTA] Câu 75: Hoàn thành bảng ghi nhiệt độ các điểm nóng chảy và sôi (ở áp suất không khí tiêu
chuẩn) của các vật liệu khác nhau theo nhiệt độ Celcius và nhiệt độ Kelvin.

 Hướng dẫn:
Chất Điểm nóng chảy Điểm sôi
0C K 0C K
Oxygen (O2) -223 50 -183 90
Hydrogen (H2) -259 14 -253 20
Chì (Pb) 327 600 1750 2023
Thuỷ ngân (Hg) -39 234 357 630

 [VTA] Câu 76: Đối với mỗi công việc dưới đây, hãy xác định giới hạn đo của loại nhiệt kế phù
hợp:
a. Người làm vườn đo nhiệt độ trong nhà kính.
b. Một kỹ sư lập bản đồ nhiệt tại các vị trí khác nhau trong lò nung kim loại.
c. Một kỹ thuật viên theo dõi nhiệt độ trong dây chuyền hóa lỏng hydrogen.
 Hướng dẫn:
a. Nhiệt kế thuỷ ngân có giới hạn đo từ - 300C đến 1300C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân có độ chính xác cao, dễ đọc,
giới hạn đo phù hợp với mức nhiệt độ trong nhà kính.
b. Nhiệt kế cặp nhiệt điện có giới hạn đo từ -2700C đến 23000C. Vì nhiệt kế cặp nhiệt điện có thể đo nhiệt độ
cao, đo tại nhiều vị trí khác nhau trong lò nung kim loại.
c. Nhiệt kế điện trở có giới hạn đo từ -2700C đến 6600C. Vì nhiệt kế điện trở có thể đo nhiệt độ thấp, độ chính
xác cao và ổn định.
 [VTA] Câu 77: Theo bản tin thời tiết phát lúc 19h50 ngày 27/2/2022 thì nhiệt độ trung bình ngày – đêm
trong trong ngày 28/2/2022 tại Hà Nội là 240C – 170C. Sự chênh lệch nhiệt độ này trong thang đo Kelvin là
bao nhiêu? Từ đó nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ khi tính trong hai thang đo.
 Hướng dẫn:
Đổi từ độ C sang độ Kelvin: 240C = 297K; 170C = 290K.
Sự chênh lệch nhiệt độ trong thang đo Kelvin là: 297 – 290 = 7K.
Độ chênh lệch nhiệt độ khi tính trong hai thang đo Celcius và Kelvin là như nhau.
 [VTA] Câu 78: Thế giới từng ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rất lớn diễn ra ở Spearfish, South Dakota vào
ngày 21/01/1943. Lúc 7h30 sáng, nhiệt độ ngoài trời là -20°C. Hai phút sau, nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến
7,20C. Xác định độ tăng nhiệt độ trung bình trong 2 phút đó theo đơn vị Kelvin/giây.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 Hướng dẫn:
Độ tăng nhiệt độ trong 2 phút = 60 giây là: 27,2K
Độ tăng nhiệt độ trung bình là: 27,2:60 = 0,453 (K/giây)
 [VTA] Câu 79: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273K đến 1273K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung.
a. Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius.
b. Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy 10830C thì
nhiệt kế có đo được không? Vì sao? Em có khuyến cáo gì về việc sử dụng nhiệt kế trong tình huống
này?
 Hướng dẫn:
a. Đổi: 273K = 00C; 1273K = 10000C.
Trong thang nhiệt độ Celcius, nhiệt kế này có phạm vi đo từ 00C đến 10000C.
b. Giới hạn đo của nhiệt kế là 10000C nên không thể dùng để đo nhiệt độ trong lò nung nấu chảy đồng có
nhiệt độ 10830C.
Khi sử dụng nhiệt kế, cần phải xác định được khoảng nhiệt độ cần đo để chọn nhiệt kế có giới hạn đo phù
hợp. Nếu chọn nhiệt kế không phù hợp sẽ không cho kết quả chính xác, cũng như có thể gây nguy hiểm trong
quá trình sử dụng.
 [VTA] Câu 80: Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình,
gọi là thang nhiệt độ Z, có đơn vị đo là 0Z. Trong đó nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1atm là -50Z và nhiệt
độ của nước sôi ở 1atm là 1050Z.
a. Thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celcius sang thang nhiệt độ Z.
b. Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 610Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ
Celcius là bao nhiêu?
c. Nhiệt độ của một vật bằng bao nhiêu (theo thang nhiệt độ Celcius) để số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng
nhau.
 Hướng dẫn:
a.
𝐶−0 𝑍 − (−5)
= ⇒ 𝑍 = 1,1𝐶 − 5
100 105 − (−5)

b. Ta có: 610Z = 1,1. t (0C) – 5 → t(0C) = 600C


c. Để số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng nhau, ta có:
t (0C) = 1,1.t (0C) – 5 → t(0C) = 50 0C
 [VTA] Câu 81: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là
A. 𝛥𝑈 = 𝐴 + 𝑄. B. 𝑄 = 𝛥𝑈 + 𝐴. C. 𝛥𝑈 = 𝐴 – 𝑄. D. 𝑄 = 𝐴 − 𝛥𝑈.
 Hướng dẫn: Chọn A.
 [VTA] Câu 82: Hệ thức nào dưới đây là phù hợp với quá trình một khối khí trong bình kín bị nung nóng?
A. 𝛥𝑈 = 𝐴; 𝐴 > 0. B. 𝛥𝑈 = 𝑄; 𝑄 > 0. C. 𝛥𝑈 = 𝐴; 𝐴 < 0. D. 𝛥𝑈 = 𝑄; 𝑄 < 0.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Khối khí bị nung nóng: nhận nhiệt nên Q >0
Bình kín thì thể tích không đổi, khối khí không thực hiện công nên A = 0.
Ta có: ΔU = A + Q = Q, Q > 0
 [VTA] Câu 83: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là
A. 𝛥𝑈 = 𝑄 + 𝐴; 𝑄 > 0; 𝐴 < 0. B. 𝛥𝑈 = 𝑄; 𝑄 > 0.
C. 𝛥𝑈 = 𝑄 + 𝐴; 𝑄 < 0; 𝐴 > 0. D. 𝛥𝑈 = 𝑄 + 𝐴; 𝑄 > 0; 𝐴 > 0.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 Hướng dẫn: Chọn D.


Khí nhận nhiệt nên Q > 0. Khí nhận công nên A > 0.
Vậy ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.
 [VTA] Câu 84: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ
A. tỏa nhiệt và nhận công. B. tỏa nhiệt và sinh công.
C. nhận nhiệt và nhận công. D. nhận công và biến đổi đoạn nhiệt.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Hệ toả nhiệt: Q < 0, hệ nhận công: A > 0.

 [VTA] Câu 85: ΔU = 0 trong trường hợp hệ


A. biến đổi theo chu trình. B. biến đổi đẳng tích.
C. biến đổi đẳng áp. D. biến đổi đoạn nhiệt.
 Hướng dẫn: Chọn A.
ΔU = 0 trong trường hợp hệ biến đổi theo chu trình.
 [VTA] Câu 86: ΔU=Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho
A. quá trình đẳng áp. B. quá trình đẳng nhiệt.
C. quá trình đẳng tích. D. cả ba quá trình nói trên.
 Hướng dẫn: Chọn C.
ΔU = Q khi A = 0, tức là quá trình đó khí không thay đổi thể tích. Quá trình là đẳng tích.
 [VTA] Câu 87: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là
A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.
B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Khi xoa hai bàn tay vào nhau, tay ta ấm lên. Trường hợp này có sự biến đổi nội năng do thực hiện công.

 [VTA] Câu 88: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng là nhiệt lượng.
C. Nội năng của một vật có thể tăng hoặc giảm.
D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Nội năng là U, nhiệt lượng là Q. Nội năng và nhiệt lượng là hai đại lượng khác nhau.

 [VTA] Câu 89: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là
A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.
B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền
cho môi trường xung quanh.
C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.
D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến
thiên nội năng của hệ.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Nguyên lí I nhiệt động lực học: ΔU = Q + A. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và
công mà hệ nhận được. C đúng.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

A = ΔU – Q = ΔU + Q’, trong đó Q là nhiệt lượng hệ nhận được, Q’ là nhiệt lượng mà hệ truyền ra môi
trường. B đúng.
Q = ΔU – A, trong đó A là công mà hệ sinh ra. A đúng, D sai.
 [VTA] Câu 90: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó
khối khí đã
A. sinh công là 40J. B. nhận công là 20J.
B. thực hiện công là 20J. D. nhận công là 40J.
 Hướng dẫn: Chọn B.
ΔU = Q + A.
Nội năng tăng: ΔU = 10J, khí nhận nhiệt: Q = 30 J
→ A = - 20J. Vậy khí đã sinh công 20 J.
 [VTA] Câu 91: Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp 1 – 2, rồi đẳng nhiệt 2 – 3 (hình vẽ).
Trong mỗi đoạn, khí nhận công hay sinh công?

A. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 sinh công.


B. 1 – 2 nhận công; 2 – 3 nhận công.
C. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 sinh công.
D. 1 – 2 sinh công; 2 – 3 nhận công.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Quá trình 1 – 2 (nén đẳng áp), thể tích giảm, khí nhận công.
Quá trình 2 – 3 (giãn nở đẳng nhiệt), thể tích tăng, khí sinh công.
 [VTA] Câu 92: Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích 1 – 2, rồi đẳng áp 2 – 3 (hình vẽ) Trong
mỗi đoạn, khí nhận nhiệt hay tỏa nhiệt?

A. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.


B. 1 – 2 nhận nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.
C. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 nhận nhiệt.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

D. 1 – 2 tỏa nhiệt; 2 – 3 tỏa nhiệt.


 Hướng dẫn: Chọn C.
Quá trình 1 – 2, làm lạnh đẳng tích, khí toả nhiệt.
Quá trình 2 – 3, giãn nở đẳng áp, khí nhận nhiệt và sinh công.
 [VTA] Câu 93: Chất khí không thực hiện công trong quá trình nào của đường biểu diễn
ở đồ thị p – T như hình vẽ.
A. (1) → (2). B. (4) → (1).
C. (3) → (4). D. (2) → (3).
 Hướng dẫn: Chọn B.
Quá trình 4 – 1 là quá trình đẳng tích, thể tích chất khí không đổi, chất khí
không thực hiện công.
 [VTA] Câu 94: Đồ thị bên biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng.

Hỏi trong quá trình này Q, A và ∆U phải có giá trị như thế nào.
 Hướng dẫn:
Quá trình biến đổi đẳng nhiệt. Vì nhiệt độ chất khí không đổi nên Q = 0.
Trong quá trình này, thể tích của chất khí giảm, chất khí nhận công nên A > 0
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học: ∆U = A + Q > 0.
 [VTA] Câu 95: Tại sao nội năng của vật lại phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
 Hướng dẫn:
Nội năng của vật = tổng động năng + thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật.
Khi nhiệt độ của hệ thay đổi thì động năng của các phân tử cấu tạo nên hệ thay đổi, do đó nội năng phụ thuộc
vào nhiệt độ của hệ.
Khi thể tích của hệ thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên hệ thay đổi, làm cho thế năng tương
tác giữa chúng thay đổi, vì thế nội năng cũng phụ thuộc vào thể tích của vật.
 [VTA] Câu 96: Lấy ví dụ minh họa về việc làm thay đổi nội năng của một khối chất rắn, khối chất lỏng
và khối chất khí bằng cách thực hiện công trong thực tiễn.
 Hướng dẫn:
Chất rắn: người thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nhiều lần, nhiệt độ thanh sắt tăng lên, nội năng của nó
tăng.
Chất lỏng: Cho nước vào một chai nhựa và đậy kín, dùng tay lắc chai nhựa nhiều lần, khi đó nội năng của
nước thay đổi do thực hiện công.
Chất khí: hút một lượng khí (không khí) vào xilanh rồi lấy tay bịt 1 đầu xi lanh, đầu kia kéo và ấn pitong
nhiều lần sẽ làm thay đổi nội năng của khí.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 [VTA] Câu 97: Vì sao khi nén khí từ từ trong xilanh, thế năng tương tác phân tử và nội năng của khí đó
thay đổi.
 Hướng dẫn:
Khi nén khí trong xi lanh một cách từ từ, nhiệt độ gần như không đổi, khoảng cách giữa các phân tử khí giảm
đi, thế năng tương tác phân tử giảm, nội năng của chất khí giảm.
 [VTA] Câu 98: Xác định giá trị tương ứng ở nhiệt giai Kelvin trong các trường hợp sau
a. 370C. b. 800C. c. −1960C.
 Hướng dẫn:
a. 37 (0C) + 273 = 310 (K)
b. 80 (0C) + 273 = 353 (K)
c. -196 (0C) + 273 = 77 (K)
 [VTA] Câu 99: Một nhiệt giai chọn điểm đóng băng của nước là 1000 và điểm sôi của nước là 00. Xác
định nhiệt độ tương tứng với 25 ℃ ở nhiệt giai trên.
A. 500. B. 400. C. 750. D. 22,50.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Giả sử nhiệt giai đó là nhiệt giai Z, nhiệt độ trong nhiệt giai có đơn vị 0Z.
Điểm đóng băng của nước là 00C = 100 0Z
Điểm sôi của nước là 1000C = 00Z.
Độ thay đổi 10C tương ứng với độ thay đổi 10Z
Ta có: t (0C) = - t (0Z) + 100
Vậy 25 (0C) = - t (0Z) + 100 → t (0Z) = 750Z
 [VTA] Câu 100: Một thang đo X lấy điểm băng là −100X, lấy điểm sôi là 900X. Nhiệt độ của một vật
đọc được trên nhiệt kế Celsius là 400C thì trên nhiệt kế X có nhiệt độ bằng
A. 200X. B. 300X. C. 400X. D. 500X.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Điểm băng là 00 C = -100 X
Điểm sôi là 1000 C = 900X.
Độ thay đổi 10 C tương ứng với độ thay đổi 10X.
Ta có: t (0C) = t (0X) + 10
Vậy 40 (0C) = t (0X) + 10 → t (0X) = 300 X

You might also like