Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

I. VẬT LÝ NHIỆT

TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI NHIỆT HỌC (P1)

 [VTA] Câu 1: Kết luận nào dưới đây là không đúng với thể rắn?
A. Khoảng cách giữa các phân tử rất gần nhau (cỡ kích thước phân tử).
B. Các phân tử sắp xếp có trật tự.
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định.
D. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng luôn thay đổi.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Các phân tử chất rắn dao động xung quanh một vị trí cân bằng cố định.
 [VTA] Câu 2: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm cho lực tương tác giữa các phân tử
nhỏ nhất?
A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Khoảng cách giữa các phân tử chất tăng theo thứ tự rắn, lỏng, khí.
Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn, lực tương tác giữa chúng càng nhỏ.
Vì vậy quá trình hoá hơi biến các phân tử chuyển thành dạng khí, có khoảng cách giữa các phân tử lớn nhất
nên lực tương tác giữa chúng nhỏ nhất.

 [VTA] Câu 3: Chất nào sau đây ở thể khí khi ở điều kiện thường?
A. Muối ăn. B. Đường ăn. C. Giấm. D. Carbon dioxide.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Carbon dioxide (CO2) tồn tại ở thể khí khi ở điều kiện thường.
 [VTA] Câu 4: Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt” vô cùng nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt
thường. Trong các mô tả sau, mô tả nào sai?
A. Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
B. Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
C. Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.
D. Ở thể khí, các hạt chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Ở thể khí, các “hạt” chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

 [VTA] Câu 5: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có


A. Khối lượng xác định. B. Khối lượng không xác định.
C. Hình dạng xác định. D. Hình dạng không xác định.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Các chất đều có khối lượng xác định.
Chất rắn có hình dạng xác định, chất lỏng và chất khí có hình dạng không xác định.
 [VTA] Câu 6: Cho các chất sau: Đồng (copper); nitrogen; vàng (gold); nước; oxygen; dầu hỏa; sắt
(iron). Số chất ở thể rắn trong điều kiện thường là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Các chất ở thể rắn trong điều kiện thường là: Đồng (copper), Vàng (gold), Sắt (iron).
Các chất ở thể khí là Nitrogen, Oxygen.
Các chất ở thể lỏng là: Nước, Dầu hoả.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 [VTA] Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải của chất ở thể rắn?
A. Không chảy được. B. Hình dạng cố định. C. Dễ bị nén. D. Rất khó nén.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Các phân tử chất rắn rất gần nhau, nên chúng khó bị nén.
 [VTA] Câu 8: Chất nào sau đây có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí ở điều kiện tự nhiên trên Trái
Đất?
A. Nước. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Ở điều kiện tự nhiên trên Trái Đất, nước có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn (nước đá), lỏng (nước), khí (hơi nước).
 [VTA] Câu 9: Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được
 Hướng dẫn: Chọn C.
Chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng nên chúng có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
Người ta lợi dụng tính chất đó để sản xuất nước hoa, tinh dầu.
 [VTA] Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng.
D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Nhiệt nóng chảy là nhiệt lượng cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy. Đáp án A sai.
Chất rắn kết tinh có độ nóng chảy xác định, trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của nó không đổi. Đáp án A
đúng.
Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định, khi bị nung nóng thì nó mềm dần cho đến khi
trở thành lỏng và trong quá trình này nhiệt độ của nó tăng liên tục. Đáp án C đúng.
Nhiệt nóng chảy tỉ lệ với khối lượng của vật theo công thức: Q = 𝜆. 𝑚 (𝜆 là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg), m
là khối lượng chất rắn (kg)). Đáp án D đúng.
 [VTA] Câu 11: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Băng ở hai cực tan ra. Băng tan là
quá trình nào sau đây?
A. Quá trình nóng chảy. B. Quá trình đông đặc.
C. Sự sôi. D. Sự bay hơi.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Quá trình băng tan là quá trình nóng chảy: nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.
 [VTA] Câu 12: Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 273K.
A. Thiếc. B. Nước đá. C. Chì. D. Nhôm.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Đổi 273K = 00C. Ở áp suất tiêu chuẩn, nước đá nóng chảy (tan) ở nhiệt độ 273K.
 [VTA] Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?
A. Miếng bơ thực vật tan khi đun nóng.
B. Nước đá khi đưa ra khỏi tủ lạnh chuyển thành nước lỏng.
C. Băng tuyết tan vào mùa hè.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

D. Nước đóng băng vào mùa đông.


 Hướng dẫn: Chọn D.
Nước đóng băng vào mùa đông là quá trình đông đặc (thể lỏng chuyển sang thể rắn).

 [VTA] Câu 14: Chọn câu sai.


A. Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy.
D. Với mỗi cấu trúc tinh thể, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài
 Hướng dẫn: Chọn C.
Nước ở thể rắn có thể tích lớn hơn khi ở thể lỏng, nên khi nóng chảy thể tích của nó giảm.

 [VTA] Câu 15: Điều nào sau đây không đúng?


A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
 Hướng dẫn: Chọn C.
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

 [VTA] Câu 16: Khi một chất lỏng bị “bay hơi” thì điều nào sau đây không đúng?
A. Số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng.
B. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.
C. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.
D. Chỉ có các phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng thành phân tử hơi.
 Hướng dẫn: Chọn D.
Trong quá trình chất lỏng bay hơi, các phân tử chất lỏng thoát ra ngoài chất lỏng thành phân tử hơi. Đồng
thời ở gần bề mặt khối chất lỏng, một số phân tử hơi chuyển động hỗn loạn va chạm vào chất lỏng và bị các
phân tử chất lỏng hút vào khối chất lỏng (ngưng tụ).
 [VTA] Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng
A. không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
B. càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
C. càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
D. phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
 [VTA] Câu 18: Quần áo khô sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Hiện tượng này thể hiện?
A. Sự bay hơi của nước. B. Sự đông đặc của nước.
C. Sự ngưng tụ của nước. D. Sự nóng chảy của nước.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Nước bay hơi dưới nắng làm khô quần áo.
 [VTA] Câu 19: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 Hướng dẫn: Chọn D.


Chất lỏng không có nhiệt độ bay hơi xác định. Ví dụ ở nhiệt độ không khí, nước luôn bay hơi.
 [VTA] Câu 20: Hiện tượng có hạt sương đọng lại trên lá cây vào buổi sớm là hiện tượng nào sau
đây?
A. Sự bay hơi của nước. B. Sự ngưng tụ của nước.
C. Sự đông đặc của nước. D. Sự nóng chảy của nước.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ thành những hạt sương.
 [VTA] Câu 21: Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn,
A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
B. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
C. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
D. nhiệt độ của chất lỏng tăng.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Trong thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi (ví dụ: nước sôi ở 1000C)

 [VTA] Câu 22: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Sôi. C. Hóa hơi. D. Bay hơi.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định.

 [VTA] Câu 23: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC. B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC.
C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0 C.
o
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC.
 Hướng dẫn: Chọn B.
Nước có thể tích giảm khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C, sau đó tiếp tục tăng nhiệt độ thì thể tích tăng dần.
Vì vậy cùng một lượng nước ở 40C có thể tích nhỏ nhất, nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng lớn nhất.

 [VTA] Câu 24: Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng.
a. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén
được dễ dàng.
b. Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
c. Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.
 Hướng dẫn:
a. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí rất lớn so với kích thước của chúng nên lực tương tác giữa các
phân tử hầu như không đáng kể, vì vật có thể nén chúng dễ dàng. Ngoài ra các phân tử chất khí chuyển động
hỗn loạn, không ngừng về mọi phía nên chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể
tích bình chứa.
b. Các phân tử chất rắn ở gần nhau, lực tương tác giữa chúng rất mạnh chúng chỉ dao động xung quanh vị trí
cân bằng xác định. Vì vậy vật ở thể rắn có thể tích, hình dạng riêng và rất khó nén.
c. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng và các vị trí cân bằng này lại có thể dịch
chuyển. Vì vậy vật ở thể lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần
bình chứa nó.
 [VTA] Câu 25: Cùng một chất khi ở thể lỏng thường có khối lượng riêng nhỏ hơn khi ở thể rắn và ở
thể khí lại nhỏ hơn khi ở thể lỏng. Hãy so sánh khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất ở ba
thể trên.
 Hướng dẫn:
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

Khoảng cách giữa các phân tử chất tăng theo thứ tự: rắn, lỏng, khí.
 [VTA] Câu 26: Chất ở thể nào dễ bị nén nhất? Vì sao?
 Hướng dẫn:
Các phân tử chất khí có khoảng cách rất xa nhau, nên chất khí dễ bị nén hơn so với chất lỏng và chất khí.
 [VTA] Câu 27: Đa số chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. Nước là một
trường hợp đặc biệt. Khi nhiệt độ giảm từ 4°C đến nhiệt độ đông đặc 00C thì thể tích của nước tăng dần.
Do đó băng nổi ở trên mặt nước (hình vẽ).

Do sự ấm lên toàn cầu, mức nước biển có thể tăng lên do băng tan. Hãy cho biết sự tăng mức nước
biển này là do sự tan băng trên đất liền ở các vùng cực của Trái Đất hay do sự tan phần băng nổi ở mặt
nước của các đại dương.
 Hướng dẫn:
Sự tăng mức nước biển do sự ấm lên toàn cầu chủ yếu xuất phát từ sự tan băng ở các vùng cực trên đất liền,
chứ không phải do sự tan của băng nổi trên mặt nước.
Vì khi băng tan từ 00C lên đến 40C, thể tích của nó giảm xuống.
Sự tăng mức nước biển do sự ấm lên toàn cầu chủ yếu xuất phát từ sự tan băng ở các vùng cực trên đất liền,
chứ không phải do sự tan băng của băng nổi trên mặt nước.

Nước có một đặc điểm đặc biệt khi nhiệt độ giảm từ 4 °C đến nhiệt độ đông đặc 0 °C, thể tích của nước tăng
lên thay vì giảm đi. Điều này là do cấu trúc phân tử đặc biệt của nước khi ở trong trạng thái lỏng gần điểm
đông đặc. Khi nước ở dạng lỏng, cấu trúc phân tử tạo ra mạng lưới hydrogen liên kết, tạo nên một cấu trúc
rỗng và giảm khả năng tự tự tổ chức của nước, làm tăng thể tích.

Vì vậy, khi nước ở nhiệt độ gần 0 °C, nó có thể trở nên có thể tăng thể tích và trở thành đặc điểm quan trọng
trong việc giải thích sự tăng mực nước biển do sự tan băng ở các vùng cực. Khi băng trên đất liền tại các vùng
cực tan ra, nước lỏng từ sự tan băng có thể làm tăng lên mức nước biển.

Tuy nhiên, sự tan băng của băng nổi trên mặt nước của các đại dương cũng đóng góp vào sự tăng mức nước
biển, nhưng tỷ lệ này thường ít hơn so với sự tan băng của băng trên đất liền.

 [VTA] Câu 28: Dựa vào mô hình động học phân tử, giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một
góc trong phòng, một lúc sau người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa.
 Hướng dẫn:
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

Các phân tử mùi hương nước hoa ở trạng thái khí có thể chuyển động hỗn loạn và không ngừng, vì vậy chúng
có thể lan toả theo mọi hướng trong không gian. Khi đặt lọ nước hoa ở góc phòng, một lúc sau người trong
phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa.
 [VTA] Câu 29: Nêu tên các quá trình chuyển thể qua lại giữa các thể (rắn, lỏng, khí) của vật chất
mà em đã học.
 Hướng dẫn:
Rắn sang lỏng: nóng chảy. Lỏng sang rắn: đông đặc
Lỏng sang khí: bay hơi. Khí sang lỏng: ngưng tụ
Rắn sang khí: thăng hoa.
 [VTA] Câu 30: Lấy ví dụ minh họa quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 Hướng dẫn:
Nước ở thể lỏng có thể bay hơi thành hơi nước ở thể khí.
Hơi nước ở thể khí có thể ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
 [VTA] Câu 31: Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh.
 Hướng dẫn:
Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử vật rắn nhận nhiệt lượng nên dao động mạnh lên, khoảng
cách giữa các phân tử tăng. Khi tăng đến một nhiệt độ nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác với
các phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết giữa chúng, quá trình tiếp diễn cho đến khi trật tự của tinh thể
bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng.
 [VTA] Câu 32: Nêu ứng dụng của sự nóng chảy trong công nghiệp luyện kim, hàn điện, thực phẩm.
 Hướng dẫn:
Trong công nghiệp luyện kim: Kim loại được nung nóng để chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng,
sau đó được đổ vào khuôn để tạo ra các sản phẩm kim loại đúc.
Trong hàn điện: Sự nóng chảy của các hạt hàn kim loại là quan trọng trong quá trình hàn điện. Khi hạt hàn
được đưa đến nhiệt độ nóng chảy, chúng sẽ chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng và kết dính giữa các
bề mặt kim loại cần được nối hoặc sửa chữa.
Trong thực phẩm: Làm nóng chảy chocolate để có thể dễ dàng tạo hình trong chế biến các món bánh.
 [VTA] Câu 33: Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích nguyên nhân gây ra sự bay hơi.
 Hướng dẫn:
Khi các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng, chúng sẽ chuyển động nhanh hơn làm nhiệt độ chất lỏng
tăng dần. Các phân tử chất lỏng ở gần bề mặt khối chất lỏng chuyển động hướng ra ngoài, có động năng đủ
lớn sẽ thành được lực tương tác giữa các phân tử và thoát ra khỏi khối chất lỏng. Khi đó chất lỏng bị bay hơi.
 [VTA] Câu 34: Tại sao khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm?
 Hướng dẫn:
Khi các phân tử chất lỏng chuyển động nhanh hơn và thoát ra ngoài, tạo thành sự bay hơi. Khi đó khối chất
lỏng bị mất đi năng lượng dưới dạng động năng, nên nội năng của khối chất lỏng giảm, và nhiệt độ của nó
giảm xuống.
 [VTA] Câu 35: Vì sao bình nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra?
 Hướng dẫn:
Hơi nước có nhiệt độ cao, khi mở nắp có thể thoát ra ngoài giúp chất lỏng trong bình nhanh nguội hơn.
 [VTA] Câu 36: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Hãy giải
thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 Hướng dẫn:
Khi xoa cồn vào da, cồn nhanh chóng bay hơi. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí này hấp thụ nhiệt
độ từ da nhanh chóng nên ta cảm thấy lạnh ở vùng da đí.
 [VTA] Câu 37: Khi nước đang sôi thì nhiệt lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt có được chuyển
hóa thành động năng của các phân tử nước không? Tại sao?
 Hướng dẫn:
Khi đạt đến nhiệt độ sôi, nước không tăng nhiệt độ, nhưng các phân tử nước nhận năng lượng để chuyển
động bứt ra khỏi khối chất lỏng (hoá hơi). Vì vậy nhiệt lượng mà nước nhận từ nguồn nhiệt được chuyển hoá
thành động năng của các phân tử nước.
 [VTA] Câu 38: Tại sao chất rắn kết tinh khi được đun nóng có thể chuyển thành chất lỏng?
 Hướng dẫn: Chọn A.
Khi đun nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử vật rắn nhận nhiệt lượng nên dao động mạnh lên, khoảng cách
giữa các phân tử tăng. Khi tăng đến một nhiệt độ nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác với các
phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết giữa chúng, quá trình tiếp diễn cho đến khi trật tự của tinh thể bị
phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng.
 [VTA] Câu 39: Giả sử được giao nhiệm vụ cất giữ và bảo quản một lít cồn. Em hãy nêu cách thực hiện
trong điều kiện thực tế sẵn có của gia đình.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Cồn rất dễ bay hơi, nên bảo quản trong một chai, lọ sạch, khô, đóng chặt nắp.
Cồn dễ cháy nên cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa nguồn nhiệt.
Bảo quản xa tầm tay trẻ em.
 [VTA] Câu 40: Rau xanh sau khi thu hoạch thường bị héo rất nhanh khi để ngoài nắng. Vì sao lại có
hiện tượng trên? Làm thế nào để hạn chế điều này?
 Hướng dẫn:
Sau khi thu hoạch, rau xanh vẫn tiếp tục tiêu thụ năng lượng và nước thông qua quá trình hô hấp và quang
hợp. Nhưng khi bị cắt khỏi nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng, chúng không thể duy trì tình trạng tươi tốt
nữa.
Nhiệt độ ngoài trời nắng làm nước trong rau bay hơi nhanh nên rau bị héo nhanh.
Để hạn chế điều nay, ta nên bảo quản rau bằng cách buộc kín và cấttrong tủ lạnh hoặc để nơi mát mẻ, ít gió,
phun nhẹ nước lên rau để giữ độ ẩm. Ta thu hoạt rau vào buổi sáng hoặc tối, khi nhiệt độ mát mẻ hơn để giảm
tác động của nắng nóng.
 [VTA] Câu 41: Vận dụng mô hình động học phân tử, giải thích nguyên nhân gây ra sự sôi của chất lỏng.
 Hướng dẫn: Chọn A.
Khi các phân tử chất lỏng nhận được năng lượng, chúng sẽ chuyển động nhanh hơn làm nhiệt độ chất lỏng
tăng dần. Các phân tử chất lỏng ở gần bề mặt khối chất lỏng chuyển động hướng ra ngoài, có động năng đủ
lớn sẽ thành được lực tương tác giữa các phân tử và thoát ra khỏi khối chất lỏng. Nếu tiếp tục được cung cấp
năng lượng, số phân tử bứt ra lớn hơn gấp nhiều lần số phân tử khí ngưng tụ. Khi đó chất lỏng hoá hơi chuyển
thành chất khí. Trong quá trình đó nhiệt độ chất lỏng tăng dần và nếu nhận đủ nhiệt lượng, chất lỏng sẽ sôi.
 [VTA] Câu 42: Hãy dựa vào đồ thị ở hình vẽ bên để mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được
đun từ 200C tới khi sôi.
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

 Hướng dẫn:

Trong thời gian đun nước, các phân tử nước nhận năng lượng sẽ chuyển động nhanh dần, nhiệt độ của khối
chất lỏng tăng đến 1000C và đạt nhiệt độ sôi. Sau đó, năng lượng nhận được sẽ làm cho nước ở 1000 hoá hơi
hoàn toàn nên nhiệt độ của nước không tiếp tục tăng.
 [VTA] Câu 43: a. Dựa vào đồ thị hình vẽ bên để mô tả quá trình nóng chảy của chất rắn kết tinh.
b. Giải thích tại sao khi đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không tăng dù vẫn nhận được

nhiệt năng. Năng lượng mà chất rắn kết tinh nhận được lúc này dùng để làm gì?
 Hướng dẫn:
a. Ở giai đoạn a: nhiệt độ của khối chất rắn tăng dần nhưng nó vẫn giữ được hình dạng ban đầu ở thể rắn.
Đến khi đạt đến nhiệt độ xác định tC thì bắt đầu xảy ra quá trình nóng chảy.
Giai đoạn b: chất rắn nóng chảy, chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong thời gian này nhiệt độ không
đổi.
Giai đoạn c: chất rắn chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, nhiệt độ của nó tiếp tục tăng để chuyển dần sang giai
đoạn sôi của chất lỏng.
b. Khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy, các phân tử chất rắn thắng được lực tương tác với các phân tử xung quanh
và thoát khỏi liên kết với chúng. Từ lúc này nhiệt độ của nó không tăng, nhiệt lượng chất rắn nhận được để
tiếp tục phá vỡ các liên kết tinh thể cho tới khi phá vỡ hoàn toàn, vất rắn chuyển hoàn toàn thành khối lỏng.
 [VTA] Câu 44: Tại sao trên núi cao, ta không thể luộc chín trứng bằng nồi thông thường, mặc dù nước
trong nồi vẫn sôi?
 Hướng dẫn:
Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. Ở áp suất thấp, nhiệt độ sôi của nước nhỏ hơn 1000C, vì vậy dù
nước sôi nhưng không đạt đến nhiệt độ để luộc chín được trứng.
 [VTA] Câu 45: Tìm hiểu và trình bày được vai trò của sự chuyển thể đối với cuộc sống con người như
vòng tuần hoàn nước, công nghệ đúc, ......
 Hướng dẫn:
Với vòng tuần hoàn nước: nước trên mặt đất, đại dương bay hơi và ngưng tụ lại thành mây, khi mưa rơi
xuống sẽ tạo thành nước xuống sông ngòi, ao hồ, nước biển… Nhờ vòng tuần hoàn nước mà con người có
nguồn nước để sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, phát triển giao thông đường thuỷ…
TÀI LIỆU KHÓA HỌC 2K7

Trong công nghệ đúc, kim loại được nung nóng để chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, sau đó được
đổ vào khuôn để tạo ra các sản phẩm kim loại đúc, phục vụ cho đời sống.
 [VTA] Câu 46: Giải thích sơ lược việc tách muối ra khỏi nước biển theo cách cổ truyền ở nước ta.
 Hướng dẫn:
Trong nước biển có chứa muối, người diêm dân dùng cách cổ truyền đó là phơi nước biển dưới ánh sáng mặt
trời. Khi đó nước sẽ bay hơi dần, các tinh thể muối ăn dần kết tinh lại. Sau khi nước bay hơi hết thì ta thu được
các hạt muối ăn.
 [VTA] Câu 47: Trước đây để khử trùng các dụng cụ y tế dùng nhiều lần (kéo, kẹp gắp, dao mổ tiểu
phẫu, ...), người ta thường luộc chúng trong nước sôi. Giả sử cần phải thực hiện nhiệm vụ này nhưng có một
số vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1050C, trong khi nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện tiêu chuẩn là
1000C. Hãy đề xuất phương án đơn giản để diệt các vi khuẩn này và giải thích.
 Hướng dẫn:
Để diệt các vi khuẩn này, ta có thể tìm cách làm tăng nhiệt độ sôi của nước như:
+ Tăng áp suất môi trường nấu (dùng nồi áp suất). Ở áp suất cao hơn áp suất không khí thông thường, nhiệt
độ sôi của nước cũng lớn hơn 1000C.
+ Thêm một số chất vào nước (ví dụ muối ăn) để tăng nhiệt độ sôi.
Ngoài ra ta có thể sử dụng các chất diệt khuẩn khác (dung dịch chứa Chlorine hoặc Hydrogen Peroxide) để
ngâm dụng cụ y tế. Những chất này có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn và giúp tiêu diệt các vi khuẩn.
 [VTA] Câu 48: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 15kg nước từ 250C đến 600C. Biết
nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K.
 Hướng dẫn:
m = 15 kg, ∆𝑡 = 600C – 250C = 350C c = 4180 J/kg.K
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng nước:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 = 15. 4180. 35 = 2 194 500 (J)
 [VTA] Câu 49: Tính nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một miếng nhôm có khối lượng 810g từ
200C lên 750C. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.
 Hướng dẫn:
m = 0,81 kg, ∆𝑡 = 550C c = 880 J/kg.K
Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của miếng nhôm là:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 = 0,81. 880. 55 = 39 204 (J)
 [VTA] Câu 50: Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 200C. Cho khối lượng riêng của nước là 1.000kg/m³.
Biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K.
a. Tính nhiệt lượng cần truyền cho nước trong thùng để nhiệt độ của nó tăng lên tới 700C.
b. Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết nếu dùng một thiết bị điện có công suất 2,5kW để đun lượng
nước trên. Biết chỉ có 80% điện năng tiêu thụ được dùng để làm nóng nước..
 Hướng dẫn:
m = D.V = 20 kg c = 4180 J/kg.K
a. Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của nước lên 700C là:
𝑄 = 𝑚. 𝑐. ∆𝑡 = 20.4180.(70 – 20) = 4 180 000 (J)
b) Gọi t là thời gian truyền nhiệt lượng. Ta có:
𝑄 = 0,8. 𝑃. 𝑡 → 4180000 = 0,8. 2500. 𝑡 → 𝑡 = 2090 𝑠 = 34 𝑝ℎú𝑡 50 𝑔𝑖â𝑦

You might also like