Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

CHƯƠNG 2 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

- Luật ngân sách nhà nước 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 9 QH K13 ngày 25/6/2015 &
bắt đầu có hiệu lực từ 2017 (gọi là Luật ngân sách nhà nước 2015)
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2015.
- Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2015.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


1.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Khái niệm ngân sách nhà nước trên thế giới
➢ Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn
nhất định của quốc gia (Nga)
➢ Ngân sách nhà nước là bản dự toán cho các chỉ tiêu của Chính phủ và nguồn trang trải
cho các chỉ tiêu đó (Anh)
➢ Ngân sách nhà nước là một tài liệu kế toán mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ trong
một thời hạn nhất định (Pháp)
Khái niệm ngân sách nhà nước tại Việt Nam
➢ Ngân sách nhà nước là “toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” (Khoản 14
Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)
1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước
Đặc điểm:
➢ Là bản dự toán thu chi của nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của nhà nước dự trù trong
thời hạn một năm
➢ Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định ngân sách nhà nước
➢ Mục đích của ngân sách nhà nước là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
1.2. Cấu trúc của ngân sách nhà nước
1.2.1. Phần thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tập trung được một bộ phận
của cải xã hội để lập quỹ ngân sách nhà nước và chi dùng cho nhu cầu của nhà nước.
Các khoản thu ngân sách nhà nước: (Khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015):
➢ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
➢ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực
hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí
thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà
nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
➢ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá
nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
➢ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Thuế là khoản thu quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ngân sách hằng
năm, đươc thu dựa trên nguyên tắc bắt buộc và nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
1.2.2. Phần chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định
Chi ngân sách nhà nước bao gồm (Khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước 2015): Chi
đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại phần chi ngân sách nhà nước:
Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm
chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Chi
đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình,
dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh
tế
- xã hội.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHOẢN THU VÀ CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
Mọi khoản thu ngân sách nhà nước đều có mục đích tài trợ cho các nhiệm vụ chi và mọi
khoản chi ngân sách nhà nước đều bắt nguồn từ các khoản thu do Nhà nước xây dựng và thực
hiện làm sao đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc căn bản của hoạt động ngân sách:
Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn
hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển;
Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu
chi ngân sách.
Các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho mục đích chi
đầu tư phát triển không sử dụng cho mục đích chi thường xuyên
2. PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. Khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước
Khái niệm: Pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và
sử dụng ngân sách nhà nước.
Những quan hệ xã hội mà pháp luật ngân sách điều chỉnh bao gồm 4 nhóm:
Nhóm quan hệ thứ nhất: Những QHXH phát sinh trong quá trình ngân sách, cụ thể là các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà
nước. Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc
lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước hoặc giữa các cơ quan này với các đơn vị dự
toán ngân sách nhà nước.
Nhóm quan hệ thứ hai: Những QHXH phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước. Phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào hoạt động quản
lý và điều hành ngân sách nhà nước chứ không có sự tham gia của các tổ chức cá nhân khác
trong xã hội.
Nhóm quan hệ thứ ba: Những QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ ngân sách nhà
nước hay quá trình thu nộp ngân sách nhà nước. phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước
có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh vực thu nộp ngân sách với các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền nhất định cho nhà nước để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với nhà
nước.
Nhóm quan hệ thứ tư: Những QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách
nhà nước hay quá trình chi tiêu ngân sách. Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có
chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm với
các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước, có quyền được tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước cấp hàng năm.
2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật ngân sách nhà nước
2.2.1. Các quy định pháp luật về quá trình ngân sách
Khái niệm quá trình ngân sách: Quá trình ngân sách là toàn bộ hoạt động của một ngân
sách kể từ khi bắt đầu hình thành (từ khi bắt đầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước) cho
tới khi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn
Các giai đoạn của quá trình ngân sách:
Giai đoạn lập dự toán ngân sách nhà nước: là giai đoạn xây dựng và quyết định kế hoạch
thu - chi tài chính của nhà nước trong năm ngân sách.
Giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước: là giai đoạn thực hiện dự toán ngân sách đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Giai đoạn quyết toán ngân sách nhà nước: là giai đoạn cuối cùng của một quá trình ngân
sách, là hoạt động tổng kết, đánh giá việc chấp hành ngân sách nhà nước và xác nhận kết quả
thực hiện kế hoạch ngân sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a. Giai đoạn thứ nhất: lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
Lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong một quá trình
ngân sách ở mỗi quốc gia. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn lập và trình Quốc hội dự toán
ngân sách nhà nước. Quá trình lập dự toán NSNN hằng năm bao gồm các bước: Chuẩn bị lập
dự toán ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và dự toán NSNN năm sau  Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn và thông báo
số kiểm tra dự toán thu chi ngân sách đối với các cơ quan  UBND cấp tỉnh hướng dẫn việc
lập dự toán ở cấp địa phương; Các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương hướng dẫn việc lập dự toán
ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Lập dự toán ngân sách nhà nước
Tất cả các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập
dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp
trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp
Ở địa phương, dự toán ngân sách nhà nước được xây dựng từ cấp thấp nhất là cấp xã,
theo nguyên tắc dự toán ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên.
Ở Trung ương, các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải
tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Dự toán
ngân sách Trung ương cùng với dự toán ngân sách địa phương hợp thành dự toán ngân sách
nhà nước.
Quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân
sách trung ương năm sau lên UBTVQH để cho ý kiến và gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ
họp Quốc hội  Quốc hội xem xét và quyết định dự toán NSNN năm sau trước 15/11 năm
trước  Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ,các cơ
quan khác ở TW và từng tỉnh trước 20/11 năm trước (dựa trên nghị quyết Quốc hội) 
HĐND quyết định dự toán ngân sách địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách được giao,
căn cứ vào nguồn thu, chi đã được phân cấp và chế độ chính sách hiện hành.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND
các cấp phải thực hiện việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và
UBND cấp dưới trước ngày 31/12 hằng năm.
b. Giai đoạn thứ hai: Chấp hành ngân sách nhà nước
Chấp hành ngân sách nhà nước về bản chất là quá trình thực hiện dự toán NSNN hàng
năm sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nội dung chấp hành NSNN bao gồm:
Chấp hành thu NSNN và chấp hành chi NSNN.
Nguyên tắc thu, chi NSNN:
Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước và các văn
bản pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện mà pháp luật quy
định.
Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng
quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm,
hiệu quả. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi
theo dự toán.
Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định
của pháp luật; tất cả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ vào
ngân sách nhà nước.
c. Giai đoạn thứ ba: Quyết toán ngân sách nhà nước
Quyết toán ngân sách nhà nước là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, là hoạt
động tổng kết, đánh giá việc chấp hành NSNN. Quyết toán NSNN được thực hiện ở tất cả các
cấp, các ngành, các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách.
Trình tự các bước thực hiện quyết toán NSNN:
➢ Lập quyết toán thu, chi ngân sách; xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn
vị dự toán
➢ Lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
➢ Xét duyệt quyết toán
➢ Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
Tổng hợp, lập báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước
Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân
sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10
năm sau; Các địa phương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước
ngày 01 tháng 10 năm sau.
Trên cơ sở các báo cáo, kết quả thẩm định, Bộ Tài chỉnh tổng hợp, lập báo cáo tổng quyết
toán NSNN trình Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước
Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội, được gửi đến các
đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội giữa năm. Quốc
hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc
năm ngân sách. Việc Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước mang giá trị pháp lý là
sự thừa nhận kết quả chấp hành ngân sách và sự chấp thuận những khác biệt giữa kết quả thực tế
với dự toán ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo cho việc phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN có căn cứ, chính xác và đầy
đủ, cơ quan kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
trước khi trình quốc hội xem xét phê chuẩn. Ở địa phương báo cáo quyết toán ngân sách địa
phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn cũng được kiểm toán.
Trong trường hợp quyết toán NSNN chưa được Quốc hội phê chuẩn thì Chính phủ và cơ
quan Kiểm toán nhà nước phải làm rõ nhưng nội dung Quốc hội yêu cầu để trình Quốc hội.
2.2.2. Các quy định pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách
Khái niệm: Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền
hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà
nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Các nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
➢ Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động ngân
sách nhà nước.
➢ Phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
a. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
Hội đồng nhân dân (Điều 30 Luật NSNN 2015)
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương,
quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; giám sát việc
thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định; quyết định điều chỉnh dự toán ngân
sách địa phương trong trường hợp cần thiết,…
Ủy ban nhân dân (Điều 31 Luật NSNN 2015)
Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các nội dung
pháp luật quy định; lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê
chuẩn; căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu,
chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân
sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các
khoản thu phân chia; quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa
phương,…
b. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước
Nguyên tắc trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và mối quan hệ giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương (Điều 9, điều 39 Luật NSNN 2015)
➢ Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn
thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
➢ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc
gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương thực hiện
các chế độ, chính sách, chương trình mục tiêu theo quy định của pháp luật
➢ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
➢ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các
cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo
đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới được ổn định trong 05 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Số bổ sung từ ngân
sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trong thời kỳ ổn định ngân sách,
không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
➢ Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối,
phát triển ngân sách địa phương.
Phân cấp nguồn thu
➢ Nguồn thu hưởng 100% (hay còn gọi là thu cố định) là các khoản thu phát sinh trên
địa bàn lãnh thổ nhất định mà pháp luật quy định một cấp ngân sách được hưởng toàn
bộ. (Điều 35K1; Điều 37K1 LNSNN2015)
➢ Nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách (còn gọi là thu điều tiết) là khoản thu phát
sinh trên địa bàn lãnh thổ nhất định mà pháp luật quy định có nhiều cấp ngân sách được
hưởng khoản thu đó theo tỷ lệ % do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
((Điều 35K2; Điều 37K2 LNSNN2015)
➢ Khoản thu bổ sung là khoản thu mà ngân sách cấp trên chi cho ngân sách cấp dưới để
đảm bảo cân đối thu chi ngân sách cho cấp dưới hoặc để họ thực hiện các nhiệm vụ,
mục tiêu nhất định. (Điều 37K3 LNSNN2015)
Phân cấp nhiệm vụ chi
➢ Đối với ngân sách trung ương: Chi đầu tư phát triển • Chi dự trữ quốc gia • Chi thường
xuyên • Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay • Chi viện trợ • Chi cho vay theo
quy định pháp luật • Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương • Chi chuyển nguồn
của ngân sách trung ương sang năm sau • Chi bổ sung cân dối ngân sách, bổ sung mục
tiêu cho ngân sách địa phương (Điều 36 LNSNN2015)
➢ Đối với ngân sách địa phương: • Chi đầu tư phát triển • Chi thường xuyên cho các cơ
quan, đơn vị ở địa phương • Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay. •
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương. • Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân
sách địa phương. • Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
dưới • Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ (Điều 38 LNSNN2015)

(?) Xác định cơ cấu nguồn thu một cấp ngân sách địa phương? Nguồn thu phân chia theo tỉ
lệ phần trăm có khác gì so với nguồn thu bổ sung của một cấp ngân sách địa phương? Cho
ví dụ minh họa?
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm 3 nguồn:
- Khoản thu được hưởng toàn bộ: các thuế từ đất đai, tài nguyên trừ thuế tài nguyên thu từ
hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, thuế môn bài, lệ phí trước bạ sang tên, viện trợ cho
địa phường,..
- Khoản thu được hưởng theo tỉ lệ phần trăm với ngân sách cấp trên: các loại thuế gián thu
không liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế trực thu như thu nhập cá nhân, thu nhập doanh
nghiệp...
- Khoản thu bổ sung: khi phát sinh khoản chi thì những khoản hỗ trợ , tài trợ bổ sung của ngân
sách trung ương: bổ sung để cân đối thu, chi; bổ sung có mục tiêu...
Phân biệt khoản thu hưởng theo tỉ lệ phân trăm và khoản thu bổ sung

Tiêu chí Khoản thu hưởng theo tỉ lệ phần Khoản thu bổ sung
trăm
Bản chất Là khoản thu có tính hoa lợi: các Là khoản ngân sách cấp trên bổ sung
loại thuế cho ngân sách cấp dưới
Chủ thể Nhà nước và người nộp thuế Giữa cơ quan nhà nước với nhau
Điều kiện tiến Khi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ Khi có sự mất cân đối ngân sách, theo
hành thu phải nộp thuế hướng thâm hụt ngân sách hoặc khi có
mục tiêu, kế hoạch mà ngân sách
không đủ để thực hiện
Ví dụ Khi NSĐP thu thuế thu nhập cá Khi tỉnh A thực hiện dự án làm lại
nhân, khoản thu này NSĐP không đường quốc lộ đi qua địa phận tỉnh mà
được hưởng toàn bộ mà chỉ được kinh phí không đủ thì sẽ được NSTW
hưởng % khoản thu đó bổ sung kinh phí để thực hiện dự án
này.
(?) Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành? Phân tích mối
quan hệ giữa các cấp ngân sách nhà nước?
Hệ thống là các yếu tố cùng loại, cùng chức năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống
NSNN là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách
độc lập, nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ thu, chi của mình.
Mối quan hệ: Điều 9 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định về mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách nhà nước: Theo đó, mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được thể hiện rõ nét qua
tính độc lập tương đối và tính phụ thuộc của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên. Ngoài
việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp
này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính
phủ.
(?) Các khoản thu 100% ngân sách trung ương có đặc trưng gì theo PL hiện hành? Lấy ví
dụ minh họa?
Căn cứ điều 35 Luật NSNN 2015 về nguồn thu của ngân sách trung ương:
- Thường là các khoản thu lớn: vì ngân sách trung ương cần thu nhiều và thực hiện nhiệm vụ
chi rộng.
VD: chi một số chỉ lấy từ ngân sách trung ương và hỗ trợ ngân sách địa phương.
- Các khoản thu phát sinh không đều, không ổn định ở các địa phương: bảo đảm sự bình
đẳng, công bằng cho các địa phương tránh tình phân hoá giữa các địa phương, vì có địa phương
có, địa phương không, có địa phương thu được nhiều, có địa phương thu được ít, sẽ dẫn đến
suy bì tị nạnh. Không quan trọng nhiều hay ít, quan trọng là công bằng.
VD: Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có địa phương có biên giới, hải cảng, sân bay quốc
tế; Khoản thu có “dầu khí”
- Gắn với trách nhiệm quản lí trực tiếp của chính quyền trung ương:
Ví dụ: Thu hồi vốn tại doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lí – cổ phần hóa; Phí, lệ phí từ
hoạt động quản lí nhà nước trung ương: lệ phí bay bầu trời.
(?) Các khoản thu 100% ngân sách địa phương có đặc trưng gì theo PL hiện hành? Lấy ví
dụ minh họa?
- Thường là khoản thu nhỏ, lẻ phát sinh tương đối đều ở các địa phương: thuế tài nguyên,
thuế sử dụng đất, thuế cho thuê đất thuê mặt nước. Nếu địa phương quản lý tốt sẽ có nhiều nguồn
thu này, nếu quản lý yếu kém thì nguồn thu NSĐP giảm, đồng thời cho địa phương hưởng toàn
bộ nguồn thu này để khuyến khích địa phương chăm lo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa
phương.
- Là những khoản thu gắn với trách nhiệm của địa phương: Là những khoản thu phát sinh
tương đối đồng đều ở các địa phương, đảm bảo sự tự chủ của địa phương, không gây ra tình
trạng phân hoá giữa các địa phương.
VD: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết thì ở địa phương nào cũng phát sinh, nguồn thu không lớn,
cho địa phương tự thu và hưởng 100%.
- Những khoản thu mà việc thu gắn liền với công tác quản lý của địa phương, do địa
phương trực tiếp tiếp nhận: Cần phải do địa phương thu để đảm bảo thu đủ, tránh thất thoát
nguồn thu.
VD: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Viện trợ nước ngoài đến
đích danh địa phương đó...
Câu hỏi 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện
hành? Tại sao pháp luật quy định Quốc hội là cơ quan quyết định ngân sách nhà nước mà
không phải là Chính phủ?
(1) Phân tích khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành?
- Theo khoản 14 điều 4 Luật NSNN 2015: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Đặc điểm của ngân sách nhà nước
+ Là bản dự toán thu chi của nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của nhà nước dự trù trong thời
hạn một năm.
+ Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định ngân sách nhà nước.
+ Mục đích của ngân sách nhà nước là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
(2) Tại sao pháp luật quy định Quốc hội là cơ quan quyết định ngân sách nhà nước
mà không phải là Chính phủ?
Do NSNN được gọi là đạo luật ngân sách thường niên. Mà theo quy định của Hiến pháp thì
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành Luật. Do đó
Quốc hội chính là cơ quan quyết định NSNN.
Câu hỏi 2: Tại sao nói ngân sách nhà nước là “đạo luật ngân sách nhà nước thường niên”?
Phân biệt “đạo luật ngân sách nhà nước thường niên” và đạo luật ngân sách nhà nước
2015?
Do ngân sách nhà nước là đạo luật, được ban hành theo từng năm, hết 1 năm sẽ hết hiệu lực nên
nó được gọi là thường niên. Do đó được gọi là “đạo luật ngân sách nhà nước thường niên”.
biệt đạo luật ngân sách nhà nước thường niên và đạo luật ngân sách nhà nước 2015

Đạo luật ngân sách nhà nước 2015 Đạo luật ngân sách nhà nước
thường niên
Giống nhau - Đều do Quốc hội thông qua
- Đều liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách
- Tính bắt buộc chủ thể liên quan bắt buộc phải thi hành
Khác Khái Văn bản QPPL do QUốc hội ban Bản dự toán thu chi của NSNN hàng
nhau niệm hành, trong đó quy định về các vấn đề năm sau khi được Quốc hội thông
cơ bản, quan trọng nhất trong lĩnh vực qua bằng Nghị quyết.
NSNN.
Hình Gồm các chương, QPPL đầy đủ 3 bộ Bnả dự toán thu chi NSNN trong
thức phận: giả định, quy định, chế tài. năm và nghị quyết của Quốc hội
thông qua bản dự toán đó.
=> Các quy phạm pháp luật không
đầy đủ.
Nội Quy định các vấn đề cơ bản, quan Chỉ gồm các nội dung thu, chi tài
dung trọng nhất trong lĩnh vực NSNN: chính cụ thể của nhà nước trong 1
Nguyên tắc quản lý NSNN, Hệ thống năm.
ngân sách, thẩm quyền các cơ quan
nhà nước tring quản lý ngân sách,
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp
ngân sách, trình tự thủ tục chấp hành
ngân sách.
Hiệu Hiệu lực lâu dài, xác định thời gian Có hiệu lực thi hành trong 1 năm,
lực bắt đầu có hiệu lực mà không xác xác định rõ ngày bắt đầu, ngày kết
pháp định thời gian kết thúc thúc (Từ ngày 01/01 đến hết ngày
lý 31/12 hàng năm)
Mối Cái chung, cái nền tảng Cái riêng, cái cụ thể
quan
hệ
☼ Sự khác nhau cơ bản giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên?
- Chi thường xuyên: các khoản chi mang tính chất tiêu dùng (trả lương,…)
=> Không có tính chất hoa lợi, không có khả năng trả nợ trong tương lai.
- Chi đầu tư phát triển: chi đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tu bổ công sở, kiến thiết
đô thị, thành lập DNNN, góp vốn vào DNNN và các tổ chức kinh doanh,…
=> Chi để đầu tư, phát triển => Cho tích lũy, có khoản trả nợ cho tương lai
=> Có tính chất hoa lợi, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho tương lai.
Sự khác nhau cơ bản của chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên??
Chi thường xuyên là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng, chi rồi không lấy lại được; Chi
đầu tư phát triển là chi để phát triển đất nước, có thể thu lợi, trả nợ cho tương lai
Tiêu chí Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển
Mục đích
Nội dung Các hoạt động sự nghiệp, hoạt động Đầu tư xây dựng công trình kết cấu
chi của cơ quan nhà nước, các tổ chức hạ tầng kinh tế – xã hội, đầu tư hỗ trợ
chính trị xã hội, trợ giá theo chính cho các doanh nghiệp, góp vốn cổ
sách của nhà nước, các chương trình phần liên doanh vào các doanh
quốc gia, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, nghiệp có sự cần thiết tham gia của
trợ cấp cho các đối tượng chính sách. nhà nước
Tính chất Là khoản chi có tính chất tiêu dùng Là khoản chi có tích lũy, có tác
khoản chi thường xuyên, mang tính phí tổn, dụng tăng trưởng kinh tế, có khả
không có khả năng hoàn trả hay thu năng thu hồi vốn.
hồi.
Phạm vi chi
Tần suất Thường xuyên, liên tục Không thường xuyên
Mức độ ưu Cao hơn Thấp hơn
tiên
Nguồn thu Nguồn thu từ ngân sách:Thuế, phí, lệ Nguồn thu từ ngân sách: các khoản
để chi phí,…và từ vay nợ thuế, phí, lệ phí,… ( không có từ vay
nợ)
☼ Tại sao pháp luật quy định số bội chi ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn chi đầu tư phát
triển.
Chi NS = chi đầu tư phát triển + chi thường xuyên
Bội chi > chi đầu tư phát triển → đi vay về đã chi vào tiêu dùng:
Nếu bội chi ngân sách nhà nước lớn hơn chi đầu tư phát triển thì nhà nước phải đi vay để bù đắp
cho khoản thiếu trong chi đầu tư phát triển, mà theo khoản 3 điều 7 Luật NSNN 2015: “Vay bù
đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi
thường xuyên”.
=> Vậy nên điều này là trái với nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước.
?? Khoản thu nào là quan trọng nhất? ⇒ Thuế là khoản thu quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng thu ngân sách hằng năm, được thu dựa trên nguyên tắc bắt buộc và nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp (nhưng có hoàn trả gián tiếp qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã
hội).
?? Phân biệt phí và lệ phí ? => Phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả để bù đắp một
phần những chi phí khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ (VD: Phí
đường bộ, Viện phí, Học phí…). Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho cơ quan
Nhà nước cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ cho công việc quản lý Nhà nước. (VD: lệ phí
hộ tịch, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ)
Câu hỏi 8: Phân biệt khâu lập dự toán ngân sách nhà nước với chấp hành và quyết toán
ngân sách nhà nước?
Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu lập kế hoạch. Còn chấp hành ngân sách nhà nước là
khâu thực hiện kế hoạch đã lập.
Câu hỏi 9: Anh/chị hiểu như thế nào về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước?
Khái niệm : Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù
hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. (Khoản 16, điều 4, Luật NSNN 2015).
=> Chính quyền các cấp bao gồm chính quyền địa phương và chính quyền trung ương. Theo đó
chính quyền trung ương được hiểu là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương. Chính
quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.
=> Theo khoản 10 điều 4 Luật NSNN 2015: Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn
vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.(Có nhiều: Bộ/ ngành/ sở/ ban)
=> Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách
được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách
VÍ DỤ: BỘ TÀI CHÍNH: Là đơn vị dự toán ngân sách, là đơn vị sử dụng ngân sách_Nhận dự
toán từ Thủ tướng CP => Đơn vị dự toán cấp 1_Tổng cục thuế, hải quan => Cấp 2_Cục thuế, hải
quan => Cấp 2_Chi cục thuế, hải quan.
Đơn vị sử dụng NS = Đơn vị dự toán cấp 3. Như vậy BỘ TÀI CHÍNH cũng là đơn vị dự toán
cấp 3
?? Đơn vị sử dụng NS có phải đơn vị dự toán NS không?
Đúng. Theo khoản 11 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán
ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách”.
=> Như vậy đơn vị sử dụng ngân sách chính là đơn vị dự toán ngân sách. Vì là đơn vị sử dụng
ngân sách nên cần tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách nên chính là đơn vị dự toán ngân
sách. Ví dụ ĐHKTQD
?? Trường ĐH KTQD là đơn vị dự toán cấp 1 đúng hay sai?
Sai. Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách
được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách”. Tuy nhiên, ĐH
KTQD không được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách mà đơn
vị ĐHKTQD được Bộ GD&ĐT giao dự toán ngân sách (Là đơn vị dự toán cấp 3 vì là đơn vị sử
dụng ngân sách).
?? UB nhân dân là đơn vị dự toán cấp 1?
Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được
Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách”. Do UBND được Chính
phủ giao dự toán ngân sách.
Theo khoản 5 điều 44 Luật NSNN 2015: “Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ giao
dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
?? Cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách?

Tiêu chí Cấp ngân sách Đơn vị dự toán


Ví trí, tư Được hình thành trên cơ sở cấp Là cơ quan, đơn vị được nhà nước
cách chính quyền nhà nươc Là bộ phận thành lập hay thừa nhận thực hiện một
cơ bản cấu thành hế thống ngân sách nhiệm vụ được nhà nước giao, được
nhà nước nhận kinh phí từ ngân sách cấp Là bộ
phận cấu thành của cấp ngân sách
(Riêng ngân sách xã vừa là cấp NS vừa
là đơn vị trực tiếp sử dụng NS – dưới nó
không có đơn vị dự toán.)
Thẩm Quyền quyết định, phân bổ, quản lý, Quyền sử dụng ngân sách được giao
quyền giám sát kiểm tra ngân sách thuộc Giam sát quản lý đơn vị dự toán cấp
cấp mình trên cơ sở phân cấp nguồn dưới trực thuộc
thu nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp
mình
Thẩm Rộng hơn Hẹp hơn
quyền Nhiều nguồn thu trong đó có các Chỉ có một nguồn thu duy nhất là kinh
nguồn thu quan trọng về thuế phí do ngân sách cấp phát
Chi chi để thực hiện nhiệm vu trong Chi cho nhiệm vụ được giao
nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, mức
độ chi lớn
Quyền chủ Quyền tự chủ cao hơn, độc lập trong Mức độ tự chủ không cao, mọi hoạt
động và thu chi ngân sach cấp mình nhưng động thu chi phải đảm bảo thực hiện
trách vẫn tuan thủ các quy định của pháp theo nhiệm vụ đc giao, không có quyền
nhiệm với luật. tự quyết.
ngân sách
Chủ thể Cơ quan quyền lực và cơ quan hành Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài chính
quản lý chính kế toán của đơn vị.
Số lượng 2 cấp ngân sách Có các đơn vị dự toán cấp 1, 2,3
Câu hỏi 11: Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh
A đã có một số quyết định sau đây, các quyết định trên của Chủ tịch UBND Tỉnh A là đúng
hay sai? Vì sao?
1. Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng thu cho ngân sách của
tỉnh. Sai do theo điểm đ, khoản 9, điều 30, Luật ngân sách nhà nước 2015: quyết định thu các
khoản phí thuộc về quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vì vậy Chủ tịch UBND tỉnh A
không có quyền quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn tỉnh A để tăng thu ngân sách
của tỉnh.
2. Yêu cầu Cục Hải quan của tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
phát sinh trên địa bàn để đưa vào dự phòng ngân sách của tỉnh. Sai do theo điểm b, khoản 1, điều
35, Luật ngân sách nhà nước 2015: các khoản thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là các
khoản thu mà ngân sách trung ương hưởng 100%
=> Chủ tịch UBND Tỉnh A không được phép yêu cầu Cục hải quan của tính giữ lại 50 tỷ đồng
tiền thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Quyết định lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của tỉnh.
Đúng vì theo khoản 2, điều 58, Luật ngân sách nhà nước 2015: Trường hợp quỹ ngân sách cấp
tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính
trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách
=>Chủ tịch UBND Tỉnh A có thể lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời
ngân sách của tỉnh. (ngoài ra sử dụng thêm khoản c, điểm 9, điều 31, Luật ngân sách nhà nước
2015)/ (Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách
hàng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp
trên)
. Quyền quyết định sử dụng Quỹ ngân sách dự trữ cấp tỉnh: Điều 11 LNSNN, K5,6 Điều 8 NĐ
163/2016, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là chủ tài khoản quỹ dự trữ cấp tỉnh nên có thể lấy quỹ dự
trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của tỉnh.
4. Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của tỉnh để thưởng Tết cho các cơ quan, đơn vị
thuộc tỉnh.
Sai vì: theo điểm d khoản 7 điều 9 và khoản 2 điều 59 luật NSNN 2015 thì: khoản tăng thu được
sử dụng để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:… => Không
thể sử dụng toàn bộ số tăng thu của tỉnh để thưởng Tết cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh.
Dạng: Phân chia NS địa phương – NS trung ương
Gọi tổng chi 1 địa phương X là A, đảm bảo khoản chi địa phương X là nguồn thu sau đây:
- Nguồn thu họ được hưởng 100%: B
- Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % giữa địa phương X và trung ương: C
Tính tỷ lệ % phân chia phần NS địa phương X được hưởng
Nếu A = 100 tỷ, B = 30 tỷ, C = 50 tỷ (hoặc 90 tỷ),
X: Lai Châu.
Nếu A – B ≥ C, 100 – 30 ≥ 50, X được hưởng 100%, TW còn phải cấp bổ sung 20 tỷ để cân đối
ngân sách
Nếu A – B < C, tỷ lệ % phân chia = (A-B)/C *100% = (100-30)/90 * 100% = 77,78%, TW sẽ
điều tiết 1 phần về TW.
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế
Khái niệm về thuế
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuế.
+ Dưới góc độ kinh tế: “Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà
nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí và lợi ích chung.”
+ Dưới góc độ pháp lý: “Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân, pháp nhân có
nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước, thuế phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Thuế là khoản thu của nhà nước không mang tính chất
đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp”.
Đặc điểm của thuế
+ Thuế là khoản thu gắn liền với nhà nước (chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra và thu
các loại thuế)
+ Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc
+ Thuế là khoản thu của nhà nước không bồi hoàn.
+ Thuế do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành, sửa đổi, bãi bỏ
1.2. Phân loại thuế
1.2.1. Phân loại thuế căn cứ vào khả năng chuyển dịch gánh nặng thuế
Thuế gián thu: • Là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ •
Người nộp thuế, người chịu thuế là không đồng nhất • Ví dụ như: Thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…
Thuế trực thu: • Là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, vào tài sản của người nộp thuế • Người
nộp thuế, người chịu thuế là đồng nhất • Ví dụ như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân....
Trong thực tế có nhiều sắc thuế mà người nộp thuế theo luật định thông qua cơ chế giá, họ có
khả năng chuyển gánh nặng thuế cuối cùng cho người khác chịu, loại thuế này được gọi là thuế
gián thu. Còn lại có những sắc thuế, trong thời gian nộp thuế, người nộp thuế theo luật định
không có khả năng chuyển gánh nặng thuế cuối cùng cho người khác chịu, loại thuế này được
gọi là thuế trực thu.
1.2.2. Phân loại thuế căn cứ vào đối tượng của thuế
Thuế đánh vào thu nhập: • Là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của người nộp
thuế khi có thu nhập chịu thuế phát sinh. • Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: • Là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu
dùng. • Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Thuế đánh vào tài sản: • Là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản • Thuế bất động sản,
thuế nhà đất, thuế trước bạ, thuế thừa kế.
1.2.3. Phân loại thuế dựa vào các căn cứ khác
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của cơ quan thu: • Thuế nội địa do cơ quan quản lý thuế thu •
Thuế thu vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa do cơ quan hải quan quản lý thu
Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý: • Thuế thuộc ngân sách trung ương • Thuế thuộc ngân
sách địa phương • Thuế phân chia giữa trung ương và địa phương
2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm pháp luật thuế
Khái niệm: Pháp luật thuế là một bộ phận cấu thành chủ yếu của luật tài chính, bao gồm
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu,
nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu
ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước
2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật thuế
Đối tượng điều chỉnh của luật thuế là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp
thuế của nhà nước:
Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế: • Lập kế hoạch thu thuế • Tổ chức
thu thuế • Kiểm tra, thanh tra, xử phạt thuế...
Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: •Thực hiện đăng ký, kê
khai thuế •Thực hiện nộp thuế theo trình tự •Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên
quan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền •Đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết.
Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm và khiếu nại về thuế: •Hoạt động
xử lý vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi như nợ thuế, trốn thuế… chưa đến mức cấu
thành tội phạm hình sự •Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính về thuế của cơ quan
có thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không đúng pháp luật.
2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật thuế
Phương pháp điều chỉnh của luật thuế là phương pháp mệnh lệnh quyền uy – thể hiện mối
quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thuế, Nhà nước có quyền
đơn phương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự thỏa thuận của các
đối tượng còn lại.
2.4. Nguồn của pháp luật thuế
Nguồn luật quốc gia: bao gồm văn bản pháp luật thuế do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam ban hành, như: •Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012
•Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 •Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
2008, sửa đổi, bổ sung 2014 •Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 •Luật sửa
đổi các Luật về thuế 2014, 2016 •Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 •Luật Quản lý
thuế 2019 •Các luật khác và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nguồn luật quốc tế: •Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt nam tham gia ký kết
hoặc cam kết thực hiện như OECD-1977 về “Hiệp định mẫu về tránh đánh thuế hai lần đối với
các loại thuế đánh vào tài sản và thu nhập” hay UN 1980 của Liên hợp quốc về “Hiệp định mẫu
của Liên hợp quốc về tránh đánh thuế hai lần giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển”
•Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994) •Hiệp định ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) •Các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước ký kết; Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa kỳ.
2.5. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế
2.5.1. Các quy định pháp luật về chính sách thuế
Các nội dung cơ bản của chính sách thuế được quy định trong các đạo luật thuế:
Tên gọi của đạo luật thuế: được xác định căn cứ vào đối tượng tính thuế hoặc hành vi
hay hoạt động làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế giữa nhà nước với người nộp thuế ( như:
Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế XNK…)
Phạm vi áp dụng của một chính sách thuế ( đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và
đối tượng không chịu thuế):
➢ Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp có
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật thuế
➢ Đối tượng chịu thuế: chính là khách thể bị đánh thuế, nó có thể là hàng hóa, dịch
vụ, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, đất đai thường được quy định rõ trong mỗi đạo
luật thuế.
➢ Đối tượng không thuộc diện chịu thuế hay là những trường hợp nhà nước không
đánh thuế.
Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế. Căn cứ tính thuế là những căn cứ mà luật đưa
ra để dựa vào đó xác định số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế. Thông thường, căn cứ tính
thuế được xác định dựa trên đối tượng chịu thuế và thuế suất
Các chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế, hoàn thuế:
➢ Các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế ; đối tượng được xét miễn, giảm thuế
➢ Điều kiện được xét miễn giảm thuế
➢ Mức độ miễn giảm thuế.
2.5.2. Các quy định pháp luật về quản lý thuế (Luật quản lý thuế 2019)
Khái niệm: Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận pháp luật thuế, bao gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động quản lý thuế của nhà nước trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể trong quan hệ thu nộp thuế, quy định về các thủ tục hành chính thuế, về cách
thức biện pháp quản lý thuế.
Nội dung cơ bản của pháp luật quản lý thuế
➢ Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
➢ Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế
➢ Khoanh tiền nợ thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm
nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền nợ
thuế.
➢ Quản lý thông tin người nộp thuế
➢ Quản lý hóa đơn, chứng từ
➢ Kiếm tra, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phóng chống, ngăn chặn vi phạm
pháp luật về thuế
➢ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
➢ Xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế
➢ Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế
➢ Hợp tác quốc tế về thuế
➢ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.

(?) Phân biệt các trường hợp miễn thuế, hưởng thuế suất 0% và không thuộc diện chịu
thuế (đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất - nhập khẩu)? Tại
sao hệ quả cuối cùng là số tiền thuế phải nộp bằng 0 đồng nhưng lại qui định thành 3
nhóm khác nhau như vậy?

Tiêu chí Không thuộc diện chịu Miễn thuế Thuế suất 0%
thuế
Bản chất Là những trường hợp đạo Là những trường hợp Là những trường hợp đạo
luật thuế dự liệu trước, đạo luật dự liệu trước, luật qui định trong những
khi các tổ chức, cá nhân các tổ chức, cá nhân trường hợp đặc biệt trong
tác động vào hàng hoá, khi thoả mãn các điều đó tổ chức, cá nhân khi tác
dịch vụ trong trường hợp kiện đặt ra sẽ được động vào đối tượng chịu
này sẽ không phải nộp miễn thuế. Họ vẫn là thuế này sẽ được hưởng
thuế. Họ không được coi đối tượng nộp thuế theo mức thuế suất là 0% và họ
là đối tượng nộp thuế. quy định của pháp luật. vẫn là đối tượng nộp thuế
của loại thuế đó.
Căn cứ Không thuộc phạm vi Thuộc phạm vi điều Thuộc phạm vi điều chỉnh
áp dụng điều chỉnh của một đạo chỉnh của một đạo luật của một đạo luật thuế.
luật thuế. thuế.
Quy định Không được khấu trừ và Không được khấu trừ Được hoàn lại thuế khi số
về hoàn hoàn thuế đối với thuế và hoàn thuế đối với thuế đầu vào lớn hơn 0
thuế đầu vào đã nộp thuế đầu vào đã nộp
Hệ quả Hệ quả của việc không Hệ quả được miễn thuế Hệ quả số tiền thuế phải
pháp lý phải nộp thuế là hệ quả là hệ quả có điều kiện. nộp là 0 đồng là hệ quả
đương nhiên. đương nhiên.
Trình tự Không phải thực hiện thủ Cần phải làm hồ sơ xin Các tổ chức, cá nhân
thủ tục tục pháp lí gì miễn giảm gửi cơ quan không cần phải làm đơn
thuế có thẩm quyền xin phép phải tiến hành
Không phải kê khai, đăng kí, kê khai bình
tính thuế thường
Mặc dù hệ quả là khác nhau nhưng pháp luật qui định thành 3 trường hợp như vậy là do mục
đích điều chỉnh, điều tiết của Nhà nước. + Các chế độ trên thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích của
nhà nước đối với các đối tượng nhưng ở những mức độ khác nhau:
- Đối với trường hợp được miễn thuế: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc diện phải chịu
thuế nhưng do có những đặc điểm, rơi vào những trường hợp nhất định mà được miễn cho phần
thuế đáng ra phải đúng. Do đó có sự ưu đãi hơn so với những trường hợp nộp thuế thông
thường.
- Đối với trường hợp nộp thuế với thuế suất 0%: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc diện
phải chịu thuế và đóng thuế bình thường nhưng thuế suất phải đúng là 0%. Do đó có sự ưu đãi
đặc biệt so với những trường hợp nôp thuế thông thường và trường hợp miễn thuế. Nhà nước áp
dụng thuế suất này là để khuyến khích các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhất định. VD:
xuất khẩu các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đối với trường hợp không thuộc diện chịu thuế: về bản chất các đối tượng này không thuộc
diện điều chỉnh của luật thuế. Tức là nhà nước không có sự điều chỉnh về thuế đối với những
đối tượng này.
=> Việc qui định có thể bắt nguồn từ những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, từ
thông lệ quốc tế, hay từ bản chất, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ đó...
Ví dụ đối với hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường quả cửa khẩu, biên giới Việt
Nam là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia
tăng vì về thực chất những hàng hóa đó không phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu nên không
phải chịu loại thuế này. Trường hợp này luật phải qui định là không thuộc diện chịu thuế mới
chính xác chứ không thể áp dụng những chế độ khác.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3
??? Vai trò của thuế đối với đời sống xã hội như thế nào?
2 vai trò: Tạo nguồn thu cho NSNN để NN có thể điiều hành đất nước và ổn định kinh tế
Câu hỏi 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm của thuế, trên cơ sở đó hãy phân biệt thuế với các
khoản thu khác của nhà nước như: Phân biệt thuế với phí và lệ phí; Phân biệt thuế với các
khoản được viện trợ, vay nợ…
Phân tích khái niệm, đặc điểm của thuế
Khái niệm về thuế: “Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân, pháp nhân có nghĩa vụ phải
nộp cho nhà nước, thuế phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ban hành. Thuế là khoản thu của nhà nước không mang tính chất đối giá và hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp”.
=> Như vậy, thuế là khoả thu chiếm tỉ trọng lớn, chủ yếu của NSNN:
- Mang tính BẮT BUỘC đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… (nếu không bắt buộc thì
nhà nước không thể có nguồn thu chắc chắn và ổn định);
- Không hoàn trả trực tiếp (không bồi hoàn), nhà nước sẽ sử dụng để đầu tư cho xã hội =>
Xây dựng những công trình vì lợi ích chung => Hoàn trả gián tiếp (điểm này khác với phí và
lệ phí do phí và lệ phí mang tính chất đối giá còn thuế thì không).
Đặc điểm của thuế:
- Thuế là khoản thu gắn liền với nhà nước (chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra và thu các loại
thuế)
- Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc
- Thuế là khoản thu của nhà nước không bồi hoàn.
- Thuế do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành, sửa đổi, bãi bỏ
(??) Phân biệt thuế với phí và lệ phí

Thuế Phí Lệ phí


Khái Là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân, Là khảo thu mang tính Là khoản thu
niệm pháp nhân có nghĩa vụ phải nộp cho nhà chất bù đắp chi phí vừa mang tính
nước, thuế phát sinh trên cơ sở các văn thường xuyên hoặc bất chất phục vụ,
bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà thường như phí về xây vừa mang tính
nước cao nhất ban hành. Thuế là khoản dựng, bảo dưỡng, duy chất động viện
thu của nhà nước không mang tính chất tu của nhà nước đối với sự đóng góp
đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối những hoạt động phục cho NSNN
tượng nộp. vụ người nộp phí
Cơ sở Được điều chỉnh bởi VBPL có hiệu lực Được điều chỉnh bằng những văn bản
pháp pháp lý cao (Luật, Pháp lệnh, Nghị dưới luật (Nghị quyết, quyết định) do
lý quyết), do cơ ban quyền lực nhà nước UBTV Quốc Hội, Chính Phủ, Bộ trưởng
cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh có thẩm
UBTV Quốc Hội, tình tự ban hành một quyền ban hành.
luật thuế phải tuân theo một trình tự
chặt chẽ
Vai trò Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, Là khảon thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ
trong chiếm trên 90% các khoả thu cho chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ
hệ NSNN phí. Nguồn thu này không đáp ứng đủ
thống nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước,
=> Nhằm điều chỉnh các hoạt động sản
NSNN mà trước hết sử dụng để bù đắp các chi
xuất, kinh doanh, quản lý và định
phó hoạt động của các cơ quan cung cấp
hướng phát triển KT và nhằm đảm bảo
cho xã hội một số dịch vụ công như:
sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh
dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng kí
doanh và công bằng xã hội
quyền sở hữu, dịch vụ hải quan.
=> Như vậy, thuế có tác động lớn đến
toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia, đồng thời thuế là
bộ phận quan trọng cấu thành chính
sách tài chính quốc gia.
Tính Không mang tính đối giá Mang tính đối giá rõ ràng
đối giá
Không hoàn trả trực tiếp Hoàn trả trực tiếp
Tính Mang tính bắt buộc đối với cả người Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp phí, lệ phí
bắt nộp thuế và cơ quan thu thuế thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do
buộc Nhà nước cung cấp
Tên gọi Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng, Mục đích của từng loại phí, lệ phí rõ
và mục tên gọi các sắc thuế thường phản ánh ràng, tên gọi của phí và lệ phí phản ánh
đích đối tượng tính thuế đầy đủ mục đích sử dụng của loai phí, lệ
phí đó.
Phạm - Không giới hạn, không có sự khác biệt - Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng
vi áp giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ
- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu
dụng - Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, Nhà nước thực hiện một dịch vụ nào đó.
tổ chức
Phân biệt thuế với các khoản được viện trợ, vay nợ

Tiêu chí Thuế Vay nợ của nhà nước


Tính Khoản thu mang tính chất bắt buộc Khoản thu mang tính tự nguyện
pháp lý
Tính Không mang tính hoàn trả trực tiếp Luôn mang tính hoàn trả trực tiếp
hoàn trả
Tính chất Là khoản thu lớn, chủ yếu và có tính Là nguồn thu mang tính tạm thời, không
thường xuyên lớn không mang tính thường xuyên
Vai trò Tạo lập nguồn thu, điều tiết sản xuất, Bù đắp bội chi NSNN
kinh tế xã hội
Mục đích Chi cho mọi mục tiêu của Nhà nước Chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển
sử dụng
Chủ thể Có tư cách pháp lý bất bình đẳng, do Bình đẳng, thoả thuận, do Chính phủ
trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hoặc HĐND tỉnh quyết định
quan hệ ban hành

Câu hỏi 3: Phân biệt thuế trực thu với thuế gián thu, nêu ý nghĩa của việc phân biệt này
trong xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật?

Thuế gián thu Thuế trực thu


Giống nhau - Đều là khoản thu mang tính chất bắt buộc mà tổ chức cá nhân phải nộp
cho NN khi có đủ những điều kiện nhất định.
- Tạo nguồn thu cho NSNN
- Chức năng điều tiết nền kinh tế
Khác Khái Thuế đánh thông qua giá cả Thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc
nhau niệ hàng hóa dịch vụ, người nộp tài sản của người nộp thuế, người nộp
m thuế không là người chịu thuế. thuế và người chịu thuế là một.
Đối tượng Người nộp thuế và ngừoi chịu Người nộp thuế và người chịu thuế là
thuế khác nhau. một.
Thuế cấu thành trong giá Thuế đánh vào tài sản, thu nhập cá
nhân – do người nộp tự kê khai và chịu
trách nhiệm.
Mức độ Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Ít tác động vào giá cả thị trường (vì
tác thị trường (vì thuế được cộng thường đánh vào kết quả kinh doanh,
động vào giá bán hàng hóa dịch vụ) kết quả thu nhập sau một kỳ kinh
vào nền doanh)
kinh tế
Côn Không công bằng trong phân Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu
g phối thu nhập xã hội – Hành xử nhập thặng dư của người nộp thuế
bằng của NN với các chủ thể khác (theo chiều dọc – thu nhập cao thì nộp
nhau là giống nhau. Vì đánh vào nhiều thuế)
các mặt hàng thiết yếu, không có
sự lựa chọn khác.
Tâm lý Thoải mái, hạn chế sự phản ứng, Phản ứng mạnh, số thu không ổn định;
người quản lý và thu thuế đơn giản, số hay bị trốn thuế, gian lận thuế
chịu thu ổn định
thuế
Ý nghĩa:
- Quan trọng: Mỗi một loại thuế đều có được những ưu và nhược điểm của mình, ưu điểm của
thuế này khắc phục được nhược điểm của loại thuế kia. Nếu chỉ quy định một loại thuế thì
nhược điểm của loại thuế đó sẽ bộc lộ một cách rõ nét, không đạt hiệu quả trong quản lý thuế.
Quy định cả hai cách là để cân bằng trong quy định của pháp luật, có lợi cho cả nhà nước và
người nộp thuế.
- Cách thức nhà nước điều tiết khác nhau: nội dung tính thuế, cách thức quản lý: không tạo ra
phản ứng gay gắt từ các chủ thể nộp thuế.
Bài tập tình huống:
Công ty X là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia, rượu và nước giải khát tại
Việt Nam. Hỏi:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty X phải nộp những loại thuế nào?
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh nghiệp, thuế VAT
2. Xác định cơ quan quản lý thuế của công ty X. Biết công ty X có trụ sở tại Phương
Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại điểm bkhoản 2 điều 3 thông tư 127/2015/TT-BTC: “Chi cục Thuế trực
tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
cấp huyện”
=> Chi cục thuế quận Hà Đông
3. Giả sử trong quý I năm 2019 công ty X phát sinh số thuế phải nộp là 100 triệu đồng, hạn
nộp thuế là 30/4/2019. Do có sai sót trong quá trình kê khai thuế, đến ngày 09/06/2019
công ty mới nộp hồ sơ khai thuế lên cơ uan quản lý thuế. Hỏi số tiền phạt chậm nộp thuế
mà X phải nộp là bao nhiêu? (Biết X tiến hành kê khai thuế theo quý và tự tính thuế phải
nộp)
- Căn cứ điểm a khoản 2 điều 59 luật quản lý thuế 2019: “Mức tính tiền chậm nộp
bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”
=> Số tiền phạt chậm nộp thuế mà X phải nộp = 100 triệu x 0.03% x Số ngày nộp chậm
- Căn cứ điểm a khoản 2 điều 59 luật quản lý thuế 2019: “Thời gian tính tiền chậm nộp được
tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này
đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế
ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”
=> X nộp chậm thuế 38 ngày
=> Số tiền phạt chậm nộp thuế của X = 100.000.000 x 0,03% x 38 = …
Ví dụ 3: Ông A, tổng thu nhập từ tiên công tiền lương 1 tháng 30 triệu. Có nuôi 2 con đang đi
học phổ thông, hàng tháng đóng BHYT là 300.000 VNĐ, BHXH 300.000 VNDD, tính số thuế
TNCN phải nộp.
- Căn cứ điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế = tiền lương, tiền công = 30 triệu
- Thu nhập tính thuế = 30 – 4.4x2 – 11 – 0,3 – 0,3 = 9,6 triệu
- Áp vào biểu thuế lũy tiến từng phần: bậc 2: 5*5% + 4,6*10% = 0,71 triệu
Ví dụ 4: Ông A là chủ hộ kinh doanh A’, trong năm gia đình ông có các hoạt động kinh tế sau:
- Kinh doanh hàng mỹ phẩm có doanh số bán sản phẩm là 750 triệu, lãi thu được 80 triệu
- Trúng thưởng xổ số kiến thiết 15 triệu.
- Thân nhân nước ngoài gửi tặng một ô tô 5 chỗ trị giá 500 triệu đồng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ông A phải nộp những loại thuế gì? Vì sao? Nêu cách
tính các loại thuế mà ông A phải nộp trong năm?
Trả lời:

Tên thuế Căn cứ pháp Số tiền chịu Thuế suất Tiền thuế
lý thuế phải nộp
Tiền thuế TNCN từ Điều 10 Thuế 750.000.000 0.5% 3.750.000
thu nhập chịu thuế Thu nhập cá (Do ông D phân
từ hoạt động kinh nhân hợp nhất phối, cung cấp
doanh mỹ phẩm)
Tiền thuế TNCN Điều 15 và 23 15.000.000 – 10% 500.000
từ thu nhập chịu luật thuế 10.000.000 =
thuế từ trúng TNCN hợp 5.000.000
thường nhất
Tiền thuế TNCN từ Điều 18 và 23 500.000.000 – 10% 49.000.000
quà tặng luật thuế 10.000.000 =
TNCN hợp 490.000.000
nhất
54.250.000
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12;
- Luật 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số
13/2008/QH12
- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
- Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.” (Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008)
Giá trị gia tăng ở đây có thể hiểu chính là phần chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa,
dịch vụ bán ra (tổng giá trị sản xuất, tiêu thụ) với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương
ứng.
1.2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ (vì vậy còn được gọi là thuế tiêu dùng).
Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng đánh vào giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. Tuy nhiên tổng số thuế giá trị gia tăng thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số
thuế giá trị gia tăng tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có tính trung lập cao, thể hiện ở:
➢ Thuế giá trị gia tăng không bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức và phân chia quá
trình sản xuất, kinh doanh
➢ Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp
thuế
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1. Phạm vi áp dụng
2.1.1. Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng
hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). (Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng)
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế gia trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng
theo quy định tại điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng .
Việc xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhìn chung
được dựa trên một nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được tiêu
dùng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều có thể bị đánh thuế, không kể hàng hóa, dịch vụ đó
được sản xuất trong nước hay nhập khẩu
2.1.3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là các hàng hóa, dịch vụ được quy định tại
Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng
2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế tính thuế giá trị gia tăng
2.2.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất
Số thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế giá trị gia tăng: được xác định theo nguyên tắc đó là: giá tính thuế giá trị
gia tăng của hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Giá bán này được xác
định căn cứ vào hợp đồng mua bán hoặc hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ. Giá tính thuế GTGT
được quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Có 3 mức thuế suất thuế GTGT là 0%, 5% và 10% được
áp dụng hiện nay (quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng)
2.2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Phương pháp khấu trừ thuế (Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng)
2.3. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng (Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng)
Nguyên tắc khẩu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật thuế
GTGT.
Để được khẩu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, chủ thể nộp thuế phải đáp ứng được các
điều kiện Khoản 2 Điều 12 Luật thuế GTGT.
2.4. Hoàn thuế giá trị gia tăng
Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 13 Luật thuế giá trị gia
tăng.
?? Chủ thể kinh doanh các hàng hoá dịch vụ thuế suất GTGT 0% khác gì với các chủ thể
kinh doanh không chịu thuế GTGT
- Giống nhau: VAT đầu ra khi bán, tiêu thụ hàng hoá đều bằng 0.
- Khác nhau:
+ VAT 0%: Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào.
Vì VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào = 0 – đầu vào < 0 => Hoàn VAT
+ Không chịu VAT: Không được hoàn VAT
(?) Phân tích các lí do để nhà làm luật quy định các trường hợp không thuộc diện chịu thuế
giá trị gia tăng?
Các trường hợp không thuộc diện chịu thuế GTGT có thể chia thành các nhóm sau tương ứng với
các lý do không đánh thuế vào những mặt hàng đó:
- Những hàng hóa, dịch vụ liên quan tới chính sách của nhà nước hỗ trợ nông nghiệp, hỗ trợ ngư
dân bám biển: Phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn vật nuôi khác, máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một số sản phẩm nông nghiệp;
hoạt động đánh bắt xa bờ.
- Nhóm ngành, hàng, dịch vụ có nhu cầu tiêu dùng phổ biến: Vận chuyển hành khách công
cộng bằng xe buýt; Xuất bản và phát hành báo, tạp chí, và một số loại sách; Dạy học, dạy nghề;
Dịch vụ y tế; Một số dịch vụ bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo
hiểm nông nghiệp và tái bảo hiểm);
- Hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng,
- Những hàng hóa dịch vụ có tính chất đặc thù: Vàng nhập khẩu dưới dạng miếng chưa được
chế tác thành đồ trang sức; Bán nợ; Kinh doanh ngoại tệ; Chuyển nhượng vốn; Các dịch vụ tài
chính phái sinh, các dịch vụ tín dụng (bao gồm cả phát hành thẻ tín dụng, cho thuê tài chính và
bao thanh toán); bán tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do người đi vay
thực hiện theo ủy quyền của người cho vay nhằm mục đích thanh toán khoản nợ có đảm bảo
bằng tài sản và dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng;
- Thực hiện cam kết của VN đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc để thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh (hàng hóa dv mà trong nước chưa sản xuất được) Hàng hóa nhập khẩu trong
các trường hợp sau đây: hàng viện trợ quốc tế không hoàn lại, bao gồm cả hàng viện trợ từ
chương trình Viện trợ Phát triển Chính thức, tặng phẩm của tổ chức nước ngoài cho các cơ quan
chính phủ và cho các cá nhân (theo quy định); Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện
vận tải chuyên dùng và vật tư trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt
động tìm kiếm, thăm dò và phát triển các mỏ dầu và khí đốt; Thiết bị, máy móc, vật tư trong
nước chưa sản xuất được được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ; Các sản phẩm tài nguyên khoáng sản xuất khẩu chưa qua chế biến
như dầu thô, đá cát, đất hiếm, đá hiếm, v.v..; Chuyển giao công nghệ, phần mềm và dịch vụ phần
mềm,
ngoại trừ phần mềm xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%; Kinh doanh chứng khoán bao gồm
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; Giàn khoan, tàu bay và tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản
xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định, hoặc thuê của nước ngoài; Hàng hóa/dịch vụ cung cấp
bởi các cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm;
- Thực hiện nguyên tắc chỉ đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ VN.
Trường hợp hàng hóa không thực tế tiêu thụ trên lãnh thổ VN đều không nằm trong diện
chịu thuế: hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất
(?) Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp
tính thuế GTGT theo quy định của PL hiện hành?
Căn cứ tính thuế GTGT: Giá tính thuế & thuế suất:
Thứ nhất, giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, thuế BVMT, giá tính thuế là giá đã có
thuế TTĐB, thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa, dv nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu + các loại thuế áp dụng vs
hành hóa nhập khẩu đó nhưng chưa có thuế GTGT. Trường hợp chủ thể nộp thuế cung ứng
hàng hóa, dv mà không tách bạch được giá đã có thuế và chưa thuế thì xđ giá chưa thuế trên cơ
sở giá thanh toán ( điểm k điều 7 LTGTGT)
Thứ hai, Thuế suất : 0% áp dụng với hàng hóa, dv xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dv
không chịu thuế GTGT
5% áp dụng với hàng hóa, dv thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp 10% áp
dụng vs hàng hóa, dv còn lại (thuế suất phổ biến)
1. Phương pháp khấu trừ thuế:
- Ưu điểm:
Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua
hàng để dự trữ và để xuất dùng... Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư
thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.
Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế. Đảm
bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
Đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ
trên chứng từ hóa đơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế.
- Nhược điểm:
Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu
thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,...mang đến cho phương pháp này nhiều
sự phức tạp cũng như quá trình nghiên cứu trước khi sử dụng tại doanh Có quá nhiều quy định
yêu cầu chuyên môn kế toán cao, áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán
hóa đơn chứng từ.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
- Ưu điểm:
Thuận lợi cho việc tính thuế GTGT áp dụng với các hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý.
DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các
hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.
Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
- Nhược điểm:
Tỉ lệ chủ thể nộp thuế theo phương pháp này chiếm tỉ lệ nhỏ so với phương pháp khấu trừ nhưng
chi phí quản lý lại cao hơn.
Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm,
dịch vụ.
(?) Việc xác định giá thuế GTGT là thuế gián thu có ý nghĩa gì về mặt pháp lí? Mức thuế
suất 0% được áp dụng cho loại hàng hóa, dịch vụ nào theo quy định của pháp luật? Giải
thích tại sao việc kinh doanh hàng hóa chịu thuế 0% lại được ưu đãi hơn kinh doanh hàng
hóa không thuộc diện chịu thuế?
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, các nhà sản xuất kinh doanh là người nộp thuế nhưng
người tiêu dùng là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Ý nghĩa:
Một là, giúp cho cơ quan quản lí, thu thuế GTGT tránh được sự phản ánh gay gắt về thuế
Hai là, thuế GTGT cấu thành trong giá bán nên ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của công
chúng. Phân tích yếu tố này giúp cho cơ quan lập pháp tìm ra phương án tối ưu về cơ cấu sản
xuất và tiêu dùng trong những giai đoạn nhất định
Ba là, xác định mối tương quan giữa thuế GTGT với chỉ số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối
với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định.
- Mức thuế suất 0% được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng
hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu trừ 1 số trường hợp như chuyển giao
công nghệ, chuyển nhượng quyền shtt ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn; dịch vụ bưu
chính, viễn thông...
Lý do cho sự ưu đãi này bởi lẽ, đối với nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu, ngoài thuế GTGT còn
phải chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.. Việc Nhà nước quy định thuế suất
0% không chỉ nhằm mục đích giảm giá thành đối với hàng hóa dịch vụ mà còn khuyến khích
nhập khẩu hoặc xuất khẩu mặt hàng, dịch vụ đó. Khuyến khích xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ
ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước đối với các mặt hàng đó... khi đánh thuế 0%
tức là Nhà nước vẫn đang theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra cho mặt hàng đó
Đối với hàng nhập khẩu thì đó là mặt hàng thiết yếu để phục vụ cho đời sống người dân hoặc là
mặt hàng phục vụ cho sản xuất tối cần thiết trong nước...
Đối với mặt hàng xuất khẩu thì đó là hàng hóa cần khuyến khích , cần giảm thuế để nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thương trường thế giới .
(?) Trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách chứng từ đầy đủ thì có
phải thực hiện nghĩa vụ thuế thuế GTGT hay không? Tại sao? Nếu có thì nộp theo
phương pháp nào? Tại sao phải nộp theo phương pháp đó?
Trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách, chứng từ đầy đủ thì vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT. Bởi vì những chủ thể kinh doanh này nằm trong nhóm đối
tượng phải nộp thuế GTGT theo điều 4 Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi 2016 và hàng hóa, dịch vụ
chủ các chủ thể kinh doanh này nằm trong đối tượng chịu thuế GTGT.
Nộp theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Vì ko có hóa đơn nên doanh nghiệp phải chịu thuế trên
toàn bộ doanh thu của mình.
(?) Nêu sự khác biệt giữa nghĩa vụ thuế thuế GTGT của chủ thể kinh doanh hàng hóa chịu
thuế thuế GTGT mức 0% và chủ thể kinh doanh hàg hóa không thuộc diện chịu thuế
GTGT

Chỉ tiêu Không chịu thuế Thuế suất 0%


Đối Là những loại vật tư, hàng hoá dùng Là loại thuế áp dụng đối với hàng hoá,
tượng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng,
áp dụng sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế
trợ tư liệu sản xuất trong nước không xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng
sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá,
thực, trực tiếp đến cuộc sống người dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
dân và không mang tính kinh doanh; GTGT khi xuất khẩu, trừ một số trường
Liên quan đến nhân đạo......hướng dẫn hợp khác không áp dụng mức thuế suất
tại khoản 4 Điều 9, Chương II, Thông 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9,
tư 219/2013/TT-BTC Chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC
=> Không thuộc đối tượng chịu thuế => Thuộc đối tượng chịu thuế
Có phải Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên
thực thuộc đối tượng không chịu thuế hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá,
hiện kê GTGT không phải thực hiện kê khai dịch vụ phải kê khai.
khai thuế
thuế
GTGT
Khấu Cơ sở kinh doanh không được khấu Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu
trừ và trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
hoàn vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá
thuế sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
GTGT thuộc đối tượng không chịu thuế giá
trị gia tăng theo quy định mà phải tính
vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị
nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh
doanh.

Ví dụ: Công ty TNHH Tư Vấn A có đầu vào là 100 triệu và thuế VAT là 10 triệu và bán ra hàng
hóa
- Không chịu thuế: như vậy trường hợp này không được khấu trừ và Công ty phải đóng 10
triệu tiền thuế
- Chịu thuế 0%: trường hợp này công ty được khấu trừ 10 triệu sang quý sau và không phải
đóng thuế
Bản chất thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng vì vậy
- Không chịu thuế: hỗ trợ nông nghiệp, không liên quan trực tiếp đến sự thụ hưởng (ví dụ như
tang lễ), vì mục tiêu cộng đồng....
- Thuế suất 0%: hổ trợ, kích thích xuất khẩu.
- Thuế suất 5%: ưu đãi với 1 số mặt hàng chủ yếu (theo xu hướng sau này sẽ không còn nữa).
- Thuế suất 10%: thuế suất phổ thông. Đây chính là thuế suất chung về sau này.
Chia ra nhiều mức thuế: có tác động điều tiết, hổ trợ 1 số ngành nghề, đối tượng song lại
không hiệu quả lắm
Ví dụ 2: Ô tô nhập khẩu giá về đến cửa khẩu 200.000.000 VNĐ, VAT 10%, thuế nhập khẩu 80%,
thuế tiêu thụ đặc biệt 50%.
Tính giá tính thuế giá trị gia tăng đối với xe này.Tính số thuế GTGT mà nhà nước thu trên 1 xe
này
1. Giá tính thuế = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế = 200 (Giá nhập khẩu) + 200*80% (Thuế nhập khẩu) + (200+200*80%)*50%
(Thuế tiêu thụ đặc biệt) = 540 tr
2. Thuế VAT = Giá tính thuế * thuế suất
Thuế GTGT = 540 * 10% = 54 triệu
3. Tổng giá trị xe
Con xe = 200 + 160 + 180 + 54 = 594 triệu
Lưu ý: Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Ví dụ cửa hàng bán phở, doanh thu 1 tháng: 150
triệu x tỷ lệ % (2%)

Ví dụ 3: Công ty X trong kỳ tính thuế có các hoạt động sau:


* Bán ra:
- Xuất khẩu lịch ảnh 500tr
- Bán sách chính trị, sách văn bản pháp luật: 400tr
- Bán sách văn học- nghệ thuật: 300tr
* Mua vào:
- Giấy, mực in: 300tr
- Vận chuyển : 150tr
- Dịch vụ mua ngoài khác: 150tr.
Yêu cầu tính số thuế GTGT phải nộp trong kỳ? Biết rằng các giá trên là giá chưa có thuế GTGT,
doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Bài làm:
Số thuế GTGT phải nộp = VAT đầu ra –VAT đầu vào được khấu trừ
- Xuất khẩu lịch ảnh: Thuế suất GTGT 0% (Điều 8) => VAT = 0
- Bán sách chính trị, sách văn bản pháp luật: không thuộc diện chịu thuế GTGT (Điều 5 khoản
15 luật VAT) => VAT = 0
- Bán sách văn học - nghệ thuật: 5% (Điều 8) => VAT = 300tr*5% = 15 tr
VAT đầu ra = 0 + 0 + 15tr = 15 tr
- Giả sử: Giấy, mực in, vận chuyển, dịch vụ mua ngoài khác: thuế suất 10%
VAT đầu vào = (300 + 150 + 150) * 10% = 60 tr
- Tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra: 500 + 400 + 300 =1200 tr
Doanh thu bán sách chịu thuế: 500 tr + 300 tr = 800 tr
VAT đầu ra được khấu trừ = 800/1200 * 60% = 40 tr
=> VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ = 15 – 40 = -25
=> Doanh nghiệp được hoàn thuế
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12;
- Luật số 70/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
- Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt
Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ
đặc biệt cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
Đặc điểm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu có diện đánh thuế hẹp. Đối tượng chịu thuế
thường là các hàng hóa, dịch vụ được coi là không thiết yếu hoặc không được nhà nước khuyến
khích tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá, mátxa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke), ca-si-nô casino

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường
cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác
Thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu (cùng
một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt).
1.2. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ
sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân
cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, góp phần định hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh
Là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
2.1. Phạm vi áp dụng
2.1.1. Người nộp thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở
sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. (Điều 4 Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt)
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.3. Đối tượng không chịu thuế
Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
2.2. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ tính thuế TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT là GIÁ TÍNH THUẾ của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế và THUẾ SUẤT
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch
vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng
được quy định tại Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế TTĐB gồm các mức thuế suất tỷ lệ được quy định
theo từng loại hàng hóa, dịch vụ tuỳ theo tính chất của từng mặt hàng mà thuế suất cụ thể khác
nhau.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 7
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt).
2.3. Hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Hoàn thuế
Các trường hợp hoàn thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
b. Khấu trừ thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng
nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã
nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. (Khoản
2 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt)
c. Giảm thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do
thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực
tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra
thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). (Điều 9
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt)
Ví dụ 1: Công ty A 2017 sản xuất 10 triệu lít bia, xuất khẩu 2,5 triệu lít, ủy thác cho 1
công ty thương mại B 2,5 triệu lít để xuất khẩu, còn lại 5 triệu lít bán trong nước.
Tuy nhiên công ty B xuất khẩu 1 nửa 1,25 triệu lít, còn lại 1,25 triệu lít bán trong nước. A
và B phải nộp những loại thuế gì.
- Căn cứ:
+ Điều 2 Luật Thuế TTĐB, bia là hàng hoá chịu thuế TTĐB,
+ Đ`iều 3 là bia nhưng để xuất khẩu, ủy thác là đối tượng không chịu thuế
+ Điều 4: người sản xuất là người nộp thuế TTĐB
- Công ty A:
+ Nộp thuế cho 5 triệu lít bia – tiêu thụ trong nước
+ 2,5 triệu lít bia do công ty A xuất khẩu không phải nộp thuế TTĐB
- Công ty B: nộp thuế cho 1,25 triệu lít không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước (do công
ty B thuộc trường hợp đặc biệt của điều 4).
Ví dụ 2: 1 chai rượu giá thanh toán: 500.000, dưới 20 độ thuế TTĐB: 35%, tính giá tính
thuế TTĐB và số thuế TTĐB mà nhà nước thu đối với 1 chai rượu này.
- Giá tính thuế VAT = Giá bán chưa có thuế TTĐB + Thuế tiêu thụ đặc biệt =
= 500.000 / (1+10%) = 454.454 đồng = X + X*35%
=> X = 336700 (đồng)
Số thuế TTĐB = 336700 * 35% = 117845 (đồng)
CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;


- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm thuế xuất, nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đánh vào các mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập
khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt nam, kể cả hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu
vực đặc biệt (khu phi thuế quan) và ngược lại.
Trên phương diện kinh tế, thuế xuất nhập khẩu được xem là khoản đóng góp bằng tiền
của các tố chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước khi họ có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.
Về mặt pháp lý, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể xem như là quan hệ pháp luật phát
sinh giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) theo đó các bên phải
thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quá trình thu thuế xuất nhập khẩu.
1.2. Đặc điểm thuế xuất, nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng hóa được phép xuất khẩu hoặc nhập
khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Thuế xuất nhập khẩu có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động ngoại thương, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các yếu tố quốc tế.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ
NHẬP KHẨU
2.1. Phạm vi áp dụng
2.1.1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối
tượng chịu thuế, theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, gồm:
+ Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa
qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
+ Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: a) Đại
lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu; b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác
hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay
cho người nộp thuế; d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà
biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; e) Người khác
được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới
nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương
nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy
định của pháp luật.
+ Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế
nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 khoản 1,2,3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu 2016, gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
+ Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập
khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
2.1.3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 2 khoản 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu 2016, gồm:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi
thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
2.2.1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu * Thuế suất
“Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và
thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế”. (Điều 5 khoản 1
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay còn gọi là trị giá hải quan (theo quy định
tại điều 86 của Luật hải quan,điều 1K8,9 NĐ59/2018/NĐ-CP)
Trị giá tính thuế XNK = Số lượng hàng hóa thực tế XNK * Giá tính thuế đơn vị
Giá tính thuế xuất khẩu: là giá bán tại cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc
tế và vận tải quốc tế.
Giá tính thuế nhập khẩu: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo quy
định của pháp luật.
Nguyên tắc xác định giá tính thuế của hàng hóa:
1. Giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2. Trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa “cùng loại” hay “giống hệt”
3. Trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa “tương tự”
4. Xác định theo phương pháp suy đoán và theo phương pháp tính toán hợp lý của cơ
quan hải quan phù hợp với các nguyên tắc chung về trị giá tính thuế.
Thuế suất
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng
hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương
mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng
điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường
hợp trên. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng
tương ứng.
2.2.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế XNK * Mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị
“Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực
tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm
tính thuế.” (Điều 6 khoản 1 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
Trong đó:
•Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu là số lượng hàng hóa thực tế ghi trong tờ khai
hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi đã có xác nhận của cơ quan hải quan.
•Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế là số tiền
thuế nhất định được ấn định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu
2.2.3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ
lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
“Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.” (Khoản 2
điều 6 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
CHƯƠNG 7 PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, được sửa đổi,
bổ sung bởi :
• Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2014
• Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung số điều của các luật về thuế có hiệu lực từ ngày
1/1/2015.
• Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/ 01/2021
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghị
định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định 91/2014/NĐ-CP; Nghị định
12/2015/NĐ-CP; Nghị định 146/2017/NĐ-CP

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu
thuế của các doanh nghiệp, các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm
Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, nó
được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi một số khoản thu nhập
và chi phí để tạo ra thu nhập đó.
Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, điều đó có nghĩa là người nộp thuế và người
chịu thuế là một, doanh nghiệp là người nộp thuế cũng đồng thời là người gánh chịu khoản thuế
này.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có đối tượng đánh thuế là thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp bởi vậy mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn
vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế phức tạp, việc quản lý thuế, thu thuế tương
đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác.
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các văn bản pháp
luật quốc gia và cả luật quốc tế.
1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết kinh tế, điều tiết các hoạt động
kinh doanh, thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của nhà nước.
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1. Phạm vi áp dụng
2.1.1. Người nộp thuế
Khái niệm: Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp: là tổ chức hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp, bao gồm:
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú
hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
• Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã
• Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
• Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
Nguyên tắc nộp thuế
Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập
chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến
hoạt động của cơ sở thường trú đó
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu
nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động
của cơ sở thường trú
Tổ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều
3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ và thu nhập khác.
Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp
vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng
quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ
theo
quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các
loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã
xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh
doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
2.1.3. Đối tượng không chịu thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế (Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)
2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được
kết chuyển theo quy định
Thu nhập miễn thuế (Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ
và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ ở
nước ngoài. (Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)
Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu để tính thu nhâp chịu thuế trong kỳ - Chi phí
được trừ trong kỳ + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ
Kết chuyển lỗ Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh
được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang và các khoản thu nhập được miễn thuế
trước khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế được xác định là toàn bộ tiền bán
hàng, tiền gia công, tiền cung ứng, dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh
được hưởng.
Doanh thu = Số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ * Đơn giá
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng đối với đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ
Giá đã có thuế giá trị gia tăng đối với đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp
Các khoản chi phí được trừ để tính thuế đảm bảo 2 điều kiện (Khoản 1 Điều 9 Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp) :
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng
hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí không được trừ để tính thuế (Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp)
2.2.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Bắt đầu từ ngày 1/1/2016 mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình hay mức
thuế suất phổ thông áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ngành nghề trong xã hội là
20%,
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án,
từng cơ sở kinh doanh.
Ngoài ra còn có thuế suất đặc biệt hay thuế suất ưu đãi, được áp dụng cho các doanh
nghiệp kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên phát triển hoặc kinh doanh ở những
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn...Những doanh nghiệp thuộc dạng ưu đãi về thuế
suất được quy định cụ thể tại điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
2.3. Chế độ ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ưu đãi về thuế suất (Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế (Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Một số trường hợp giảm thuế khác (Điều 15 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Chuyển lỗ (Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế (Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Thuế suất 20% không áp dụng với: (Khoản 2 điều 18 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng
quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm
khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
+ Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định
của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
- Lưu ý: Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác
nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi
thuế
có lợi nhất.
CHƯƠNG 8 PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, được sửa đổi, bổ
sung bởi :
• Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
có hiệu lực từ ngày 1/7/2013
• Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung số điều của các luật về thuế có hiệu lực từ ngày
1/1/2015.
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân được hợp nhất từ 3 nghị
định: Nghị định 65/2013/NĐ-CP; Nghị định 91/2014/NĐ-CP; Nghị định 12/2015/NĐ-CP

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
“Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát
sinh trong kỳ tính thuế, nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp
phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.”
1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu.
Thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính
thuế
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân bao gồm các văn bản pháp luật
quốc gia và cả luật quốc tế
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.1. Phạm vi áp dụng
2.1.1. Người nộp thuế
Bao gồm: Cá nhân cứ trú và cá nhân không cư trú
Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng 1 trong 2 điều kiện:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có
nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú: không đáp ứng cả 2 điều kiện trên.
(Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân)
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập chịu thuế được quy định tại
Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân.
2.1.3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập được miễn thuế quy
định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân.
2.2. Căn cứ tính thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế trong kỳ * Thuế suất thuế TNCN
Căn cứ tính thuế TNCN được quy định riêng cho từng khoản thu nhập chịu thuế và có sự
khác biệt giữa cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
2.2.1. Đối với cá nhân cư trú
a. Đối với thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu * Thuế
suất
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ
phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường
hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định
doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh có
doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thuế suất:  Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%  Dịch vụ, xây dựng không bao
thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý
bán hàng đa cấp: 5%  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu: 1,5%;  Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
b. Đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập
Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập * Thuế
suất tương ứng bậc thu nhập đó
Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công bằng tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản
đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các
khoản giảm trừ gia cảnh và các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo.
Biểu thuế lũy tiến từng phần (điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân)
Giảm trừ gia cảnh (Điều 19 Luật thuế thu nhâp cá nhân)
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh
gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng / (Mức giảm trừ sẽ là
11 triệu/ tháng từ 1/7/2020)
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (Mức giảm trừ sẽ
là 4,4 triệu/ tháng từ 1/7/2020) Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so
với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần
nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định
tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (Điều 20 Luật thuế thu
nhập cá nhân)
1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế
đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục
đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.
c. Đối với thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế cũng chính là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được từ đầu tư vốn
được quy định tại Điều 12 luật thuế thu nhập cá nhân, bao gồm: Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ
phần; Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ
d. Đối với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn cũng chính là thu nhập chịu thuế từ chuyển
nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến
việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập tính thuế được xác định là giá
chuyển nhượng từng lần.
Thuế suất từ chuyển nhượng vốn:  20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn
góp  0,1% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
e. Đối với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 2%
Thu nhập tính thuế cũng là thu nhập chịu thuế, là giá chuyển nhượng bất động sản theo
từng lần chuyển nhượng. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
f. Đối với thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng cũng là thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng, là
phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần
trúng thưởng, bao gồm:  Trúng thưởng xổ số  Trúng thưởng trong các hình thức khuyến
mại  Trúng thưởng trong các hình thức cá cược  Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có
thưởng và các hình thức trúng thưởng khác
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả
thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
g. Đối với thu nhập chịu thuế từ bản quyền
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền cũng là thu nhập chịu thuế, là phần thu nhập vượt
trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
h. Đối với thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế từ
nhượng quyền thương mại, là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế
nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại
i. Đối với thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng đồng thời là thu nhập chịu thuế từ thừa
kế, quà tặng, là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp
thuế nhận được theo từng lần phát sinh. Bao gồm: Bất động sản, tài sản khác phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở
kinh doanh.
2.2.2. Đối với cá nhân không cư trú
a. Đối với thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu từ hoạt động sản xuât, kinh doanh * Thuế suất
Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả
chi phí do bên mua hàng hóa, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn
trả.
Trường hợp thỏa thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế
phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào
từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các
hoạt động kinh doanh
Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh như sau  Hoạt động kinh doanh hàng hóa: 1%  Hoạt động kinh
doanh dịch vụ: 5%  Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác:
2%.
b. Đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công * Thuế suất 20%
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân
không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
c. Đối với thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng số tiền nhận được từ việc đầu tư vốn váo tổ chức, cá nhân tại
Việt Nam * Thuế suất 5%
d. Đối với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 0,1%
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam, không phân biệt việc
chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
e. Đối với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
Số thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng bất động sản * Thuế suất 2%
f. Đối với thu nhập chịu thuế từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 5%
Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng
hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ tại Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú là phần
thu nhập vượt quá 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
g. Đối với thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng, thừa kế, quà tăng
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất 10%
Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải
thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà
tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được
tại Việt Nam.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh là thời điểm cá
nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập tiền lương, tiền công, từ đầu tư
vốn, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng là thời điểm tổ
chức, cá nhân ở Việt nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân không
cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
(?) So với VAT và Thuế TTĐB thì thuế XNK có gì giống hoặc khác?
Thuế chỉ đánh vào hàng hoá mà không đánh vào các dịch vụ (Thuế GTGT hay Thuế
TTĐB có đánh. Ví dụ như Karaoke)
=> Tại sao không đánh vào dịch vụ? Có xuất khẩu dịch vụ không?
- Thuế xuất nhập khẩu có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu.
=> Rào cản của Tự do hoá Thương mại nhưng không còn là biện pháp trong thời kì hội
nhập, mở rộng kinh tế quốc tế.
(?) Giải pháp bảo hộ SX trong nước, kinh tế nội địa? Thành lập hàng rào phi thuế
quan(hàng rào kỹ thuật). Điều kiện mà không phải về thuế, ví dụ như điều kiện về tiêu chuẩn kĩ
thuật, chất lượng (Ví dụ: Tôm có dư lượng kháng sinh cao => Không nhập, Ví dụ: Thực phẩm
tiêu chuẩn VIETGAP)
- Thuế xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động ngoại thương, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các yếu tố quốc tế.
=> Gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại, bị chi phối bởi hội nhập KTQT
=> Vai trò của Thuế XNK ngày càng mờ nhạt.

You might also like