Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU TRẢ LỜI MÔN CÔNG NGHỆ CAO

Chương 3:

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và vai trò của công nghệ thông tin trong nông nghiệp?

- Khái niệm: Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật
nhằm giải quyết vấn đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin,
truyền thông tin và cung cấp thông tin. Công nghệ thông tin trong nông
nghiệp được coi là then chốt trong cuộc cách mạng xanh hiện nay. Trong
nền nông nghiệp chính xác, công nghệ thông tin không chỉ là phương tiện hỗ
trợ mà trở thành lực lượng lao động trung tâm.

- Vai trò của công nghệ thông tin trong nông nghiệp
+ Các ứng dụng quản lý được phát triển để hỗ trợ quá trình sản
xuất nông nghiệp bằng việc xây dựng một mạng lưới trao đổi thông
tin các bên liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm
nông nghiệp.
+ Các hệ thống quan trắc, giám sát những thông số liên quan đến
quá trình môi trường, tối ưu hóa quá trình sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp. Các hệ thống này sử dụng mạng các loại cảm biến với số
lượng lớn để thu nhận thông tin về thông số môi trường như độ ẩm
đất, nhiệt độ và chất lượng không khí của môi trường nuôi trồng.
 Việc sử dụng mạng cảm biến trong quan trắc môi trường nông nghiệp
mang lại những ưu điểm:
1) Không phải sử dụng dây kết nối, can thiệp của con người lên môi
trường cần giám sát không đáng kể
2) Các nốt cảm biến được thiết kế dày đặc nên dữ liệu thu nhận được
có chất lượng cao;
3) Các nốt cảm biến có khả năng tự thu nhận, xử lý và tương tác với
nốt cảm biến khác nên phù hợp với việc giám sát một cách tự động.
+ Các hệ thống hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chính xác. Các hệ
thống này cho phép nhà sản xuất giám sát sản phẩm nuôi trồng theo
từng giai đoạn sinh trưởng và đưa ra những kiến nghị phù hợp với
từng giai đoạn và từng chủng loại.
Câu 2: Trình bày các ứng dụng của công nghệ thông tin trong nông nghiệp

- Ứng dụng công nghệ không dây trong nông nghiệp:


+ Với mục đích chính là đơn giản hóa truyền hình mạch kín hệ thống camera
+ Việc sử dụng các thông tin liên lạc không dây giúp loại bỏ sự cần thiết cho
việc lắp đặt cáp đồng trục, giúp liên lạc tầm xa hoặc thực tế không thể lắp
đặt hệ thống dây dẫn
+ Ví dụ:
 RFID (Radio frequency identification) là công nghệ tự động nhận
dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, có khả năng lưu trữ và nhận dữ
liệu từ xa thông qua bộ phát tần số siêu nhỏ. Công nghệ này cho phép
theo dõi chặt chẽ nguồn gốc và quá trình phát triển của gia súc, cây
trồng -> Nhờ đó, người nông dân vừa giảm bớt tốn thất, vừa tạo dựng
được niềm tin với người mua. Theo dõi bằng RFID, một mặt giúp
nông dân điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp cho gia súc, mặt khác
có thể nhanh chóng kiểm soát khi dịch bệnh bùng phát
 Hệ thống mạng không dây dùng để đo độ ẩm ở từng khu vực trong
trang trại hay lượng mưa ở những khu vực khác nhau. Các nốt mạng
được bố trí tại các cánh đồng khác nhau để thu nhập các thông tin về
môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), sau đó chuyển dữ liệu về
người nông dân -> người nông dân dựa vào các thông tin về môi
trường ở từng khu vực sẽ đưa ra các phương thức chăm sóc khác nhau
để cho kết quả tốt nhất. Mỗi nốt cảm biến có thể thu thập nhiều thông
tin khác nhua liên quan đến cháy như nhiệt độ, khói -> các dữ liệu sẽ
được truyền đến trung tâm để giám sát, phân tích, phát hiện và cảnh
báo cháy sớm ngăn chặn thảm họa cháy rừng
 Trong nuôi trồng thủy sản, mạng cảm biến không dây được dùng để
quan trắc nồng đồ oxy, độ pH trong nước của các hồ, sau đó có thể
điều khiển tự động các quạt đạp nước cung cấp oxy và thông báo cho
người quản lý biết. Máy tính được kết nối và lập trình điều khiển bật
tắt các quạt đạp nước trông một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc
vào nồng độ oxy đo được tại ao tại các thời điểm khác nhau.
- Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nông nghiệp
+ Là một hệ thống dưới dạng số dùng cho việc phân tích và quản lý các số
liệu thuộc về địa lý được kết hợp với các hệ thống phụ dùng cho việc nhập
các dữ liệu và quyết định 1 kế hoạch phát triển nào đó
+ GIS được sử dụng trong việc ra quyết định những gì cần thiết để canh tác
và trồng nơi nào bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử và lấy mẫu. Các bản đồ
đất, mưa, địa hình, mật độ dân số, sử dụng đất, có thể kết hợp để phát triển
thành một bản đồ mới sẽ chỉ ra được những vùng có khả năng đất bị xói mòn
hoặc những vùng đất thích nghi cho sự phát triển của các loại cây ăn trái. Ví
dụ Dự án Hệ thống thông tin đất Châu Phi đã sử dụng công nghệ GIS để tạo
ra một bản đồ kỹ thuật số về đất của Châu Phi, phân tích các chỉ số đất, qua
đó tư vấn cho nông dân cách cải thiện đồ phì của đất và cách tăng năng suất
cây trồng
+ GIS được sử dụng để theo dõi sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh phá hoại
mùa màng, thể hiện loại đất, hạn hán, lũ lụt và rất nhiều yếu tố khác giúp
quản lý quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn
+ Trong sản xuất nông nghiệp, GIS còn có thể sử dụng để giám sát mùa vụ
cho từng cây trồng. Bằng cách xem xét khí hậu của vùng hoặc bằng cách
theo dõi sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, sẽ dự đoán được sự thành
công của mùa vụ. GIS có thể giúp tìm và thể hiện những thay đổi của cây
trông trong từng giai đoạn
+ Ngoài ra, GIS có thể ứng dụng trong quản lý bảo vệ thực vật, giám sát cỏ
dại ở các thời kỳ một cách chính xác, nhanh chóng nhờ sự kết hợp ứng dụng
viễn thám và GIS -> giúp ngăn ngừa sự lan tràn của loài cỏ dại phá hoại mùa
màng đồng thời còn có thể theo dõi sự di chuyển của côn trùng hoặc sâu
bệnh
+ Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản nông nghiệp và nông
thôn các địa phương với mục đích tạo ra một cơ sở dữ liệu trên nền tảng
web đơn giản, thuận lợi cho việc truy cập thông tin, thiết thực với nhiều
nhóm người dùng. Số liệu cập nhập vào cơ sở dữ liệu từ nhiều năm, sẽ tiếp
tục được cập nhập theo tần suất hàng năm, tương ứng với mỗi nguồn số liệu.
Thông tin có thể được tìm kiếm, trích rút và lập báo cáo theo giai đoạn nhất
định và được so sánh theo từng mốc thời gian.
Câu 3: Trình bày khái niệm và vai trò của công nghệ vệ tinh, viễn thám trong nông
nghiệp

- Khái niệm: Viễn thám (Remote Sensing) hay điều tra từ xa được xem là một
kỹ thuật và phương pháp thu nhận thông tin về các đối tượng từ một khoảng
cách nhất định mà không có những tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Viễn
thám thông qua kỹ thuật hiện đại không tiếp cận với đối tượng mà xác định
nó qua thông tin ảnh chụp từ khoảng cách vài chục mét tới vài nghìn km
- Kỹ thuật viễn thám là một kỹ thuật đa ngành, nó liên kết nhiều lĩnh vực khoa
học và kỹ thuật khác nhua trong các công đoạn khác nhau như
+ Thu nhận thông tin
+ Tiền xử lý thông tin
+ Phân tích và giải đoán thông tin
+ Đưa ra các sản phẩm dưới dạng bản đồ chuyên đề
+ Tổng hợp
- Vai trò của công nghệ vệ tinh, viễn thám trong nông nghiệp
+ Công nghệ cao trong nông nghiệp gắn liền với những công nghệ hiện đại
về viễn thám, định vị toàn cầu và mạng vạn vật kết nối
+ Việc tập hợp và phân tích các dữ liệu vệ tinh, viễn thám, ảnh chụp từ trên
cao, thông tin dự báo thời tiết sẽ đưa ra những dự đoán về mùa màng ( ví dụ
như Viễn thám (Remote Sensing), Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), Hệ
thống thông tin địa lý (GIS)…)
+ Những thông tin liên quan sẽ được số hóa, mô hình hóa và mô phỏng trên
máy tính để hỗ trợ đưa ra những quyết định chính xác về lịch nuôi trồng các
sản phẩm nông nghiệp
 Với những hỗ trợ của các chuyên gia nông nghiệp, công nghệ vệ tinh, viễn
thám trong nông nghiệp sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với quá trình
sinh trưởng của đối tượng sản xuất
Câu 4: Trình bày các ứng dụng công nghệ viễn thám trong nông nghiệp

- Ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ bề mặt
+ Lợi ích
 Các ảnh của một vùng rộng lớn có thể thu nhận sự thay đổi một cách
rất nhanh chóng
 Các ảnh có độ phân giải thích hợp với việc phân loại các đối tượng
trong việc quan sát đo vẽ
 Ảnh viễn thám có thể giải quyết các công việc mà khi quan sát trên
mặt đất rất khó
 Phân tích ảnh nhanh hơn và rẻ hơn nhiều so với quan sát thực địa
 Các ảnh có thể cung cấp một tập hợp các thông tin để đối chiếu so
sánh các hiện tượng có sự thay đổi lớn như tình hình sử dụng đất, lớp
phủ mặt đất như rừng, nông nghiệp, thủy văn và sự phát triển đô thị.
+ Tuy nhiên, phân tích viễn thám vẫn có một số thiếu xót là:
 Một số loài hình sử dụng đất khác nhau có thể không được phân biệt
trên ảnh
 Nhiều thông tin theo chiều nằm ngang bị mất đi hoặc không rõ nét
trên ảnh viễn thám, những thông tin này thường rất có giá trị để phân
loại những đối tượng sử dụng đất
 Đối với một vùng nhỏ thì chi phí cho sự nghiên cứu viễn thám trở nên
đắt hơn các phương pháp truyền thống, vì vậy sẽ không kinh tế

- Ứng dụng viễn thám thành lập bản đồ thổ nhưỡng


+ Điều tra và thành lập bản đồ thổ nhưỡng là việc làm có ý nghĩa thiết thực
cho việc lập kết hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất
+ Việc sử dụng các kỹ thuật viễn thám trong quá trình điều tra thổ nhưỡng
cho phép vạch ra ranh giới của các vùng thổ nhưỡng khác nhau trên bình đồ.
Tuy nhiên không thể trực tiếp phân loại thổ nhưỡng một cách chi tiết trên
ảnh nếu nó bị thảm thực vật hoặc các vật khác che lấp
+ Phát hiện ra đối tượng, phân tích và phân loại nó theo những dấu hiện có
quan hệ với tính chất của thổ nhưỡng từ đó phân loại thổ nhưỡng
+ Việc sử dụng phương pháp viễn thám trong điều tra và lập bản đồ thổ
nhưỡng cần phải có sự hỗ trợ của tư liệu hệ thống thông tin địa lý
- Ứng dụng viễn thám thành lập bản đồ vùng đất bị thoái hóa
+ Điều tra thổ nhưỡng bị nhiễm mặn: Để giải đoán vùng thổ nhưỡng bị
nhiễm mặn, tư liệu ảnh cần thiết phải lựa chọn kỹ. Các ảnh hồng ngoại tỏ ra
thích hợp hơn cả để giải đoán. Trên loại ảnh này, cây trồng bị ảnh hưởng
mặn sẽ có bóng đen hơn và nếu bị nhiễm mặn nghiêm trọng sẽ có màu đen
sẫm. Đối với các ảnh thông thường thì vùng có màu trắng là nơi tích tụ
nhiều muối clorua natri hơn nơi khác hoặc là vùng đất phèn nặng do tích tụ
các muối sunfat
+ Điều tra thổ nhưỡng bị xói mòn: Dựa vào chủ yếu vào các tính chất của
thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến xói mòn như thành phần cơ giới, hàm lượng
chất hữu cơ, độ ẩm của thổ nhưỡng. Trên ảnh vệ tinh, có thể nhận dạng vùng
xói mòn thông qua các đặc điểm:
 Khả năng xói mòn gắn với sự thay đổi của thực vật
 Sự thay đổi của màu thổ nhưỡng
 Sự xuất hiện các cấu trúc kiểu cành cây
 Thế nằm của các đụn cát
 Sự xuấ hiện của vùng thổ nhưỡng trơ xỏi đá

Câu 5: Hãy nêu các ứng dụng của công nghệ GPS, UAV và ưu điểm của chúng
trong nông nghiệp

- Ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) trong nông nghiệp
+ Thiết bị định vị toàn cầu GPS (Global positioning system) là thiết bị thu
nhận và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh định vị, giúp xác định tọa độ vị trí các
điểm trên mặt đất dựa vào một hệ thống gồm 3 thành phần chính là: Vệ tinh
định vị, Trạm mặt đất và Người sử dụng
+ Các ưu điểm của công nghệ GPS trong nông nghiệp
 Máy thu GPS với công nghệ mới và có giá thành giảm trong những
năm qua làm cho nó ngày càng được dung phổ biến hơn trong mục
đích dân sự
 Với việc sử dụng GPS, người dân có thể sản xuất bản đồ số hóa đơn
giản nhưng chính xác cao mà không cần tới sự giúp đỡ của các
chuyên gia vẽ bản đồ
 Nông dân ở Kenya gắn thiết bị định vị bằng GPS lên những con voi
ngăn chúng phá hoại cây trồng. Khi những con voi vượt qua hàng rào
giới hạn, thiết bị sẽ phát tín hiệu hoặc gửi tín hiệu cho chủ trang trại,
từ đó giúp giảm bớt chi phí và công sức quản lý trang trại
 Người ta ứng dụng thiết bị dẫn đường để đỡ tiết kiệm được lượng hạn
giống, thuốc trừ sâu hoặc phân bón, do đó khi sử dụng có thể giúp
giảm chi phí sản xuất và ít gây tổn hại đến môi trường

- Ứng dụng công nghệ thiết bị bay không người lái (UAV) trong nông nghiệp
+ UAV (Unmanned aerial vehicle) trong nông nghiệp là thiết bị bay không
người lái sử dụng trong canh tác nhằm giám sát sự tăng trưởng của cây trồng
giúp tìm biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng sản lượng không những vậy nó
còn là một thành tố quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp công
nghệ cao
+ Được ứng dựng trong
 Theo dõi sức khỏe, giám sát cây trồng: Cảm biến về chỉ số thực vật
khác biệt (NDVI – Normalised difference vegetation index) hoặc cảm
biến cận hồng ngoại (NIR – Near infrared reflectance) là ứng dụng
quan trọng của máy bay không người lái trong nông nghiệp với khả
năng kiểm tra cây trồng giữa mùa vụ từ trên cao. Máy bay không
người lái cho phép phủ sóng rộng cũng như thu thập dữ liệu mà mắt
người khó phân biệt được (NDVI), nó còn giúp loại bỏ phần lớn khía
cạnh lỗi do con người trong khảo sát truyền thống
 Xác định cỏ dại: Sử dụng dữ liệu từ cảm biến NDVI và kết quả xử lý
sau quá trình bay chụp được để tạo bản đồ cỏ dại. Sau đó nông dân có
thể dễ dàng phân biệt giữa các khu vực có nhiều cỏ dại đang lấn át cây
trồng so với nơi có cây trồng khỏe mạnh đang phát triển
 Xác định thay đổi tỷ lệ bón phân: Sử dụng bản đồ NDVI để định
hướng việc bón phân trong mùa trên ngô và các loại cây trồng khác
nhau. Bằng cách sử dụng bản đồ ứng dụng tỷ lệ thay đổi (VRA) do
máy bay không người lại tạo ra để xác định mức độ hấp thụ chất dinh
dưỡng trong một cánh đồng, người nông dân có thể bón phân cho các
khu vực thiếu nhiều, thiếu ít với liều lượng khác nhau, qua đó giảm
chi phí phân bón và tăng năng suất cây trồng
 Giám sát chăn nuôi gia súc: UAV là 1 lựa chọn hiệu quả để theo dõi
đàn gia súc từ trên cao, theo dõi số lượng và mức độ hoạt động của
chúng trên nông trại
+ Các ưu điểm của UAV trong nông nghiệp
 Với hình ảnh trực quan thể hiện mọi vấn đề từ thủy lợi đến sự biến đổi
của đất và ngay cả sâu bệnh hại mà mắt thường không nhìn thấy được
khi đi kiểm tra trực tiếp trên đồng ruộng
 Ảnh chụp được đa phổ, thu thập dữ liệu từ tia hồng ngoại kết hợp ảnh
quang phổ, giúp tạo ra cái nhìn trực quan về cây trồng. Từ đó, nhà
quản lý nông trường có thể sử dụng dữ liệu để nhận ra sự khác nhau
giữa cây khỏe mạnh và cây cối sâu bệnh theo cách mà chúng ta không
thể nhìn thấy mắt thường
 UAV có thể cung cấp hình ảnh linh động theo từng giai đoạn và từng
chu kỳ. Ảnh chụp được có thể cho thấy những thay đổi trong vụ mùa,
cho thấy các diểm khác biệt như vùng có mật độ và sinh khối thấp hơn
so với xung quanh, từ đó quản lý cây trồng tốt hơn.

You might also like