Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Vị trí địa lý

Lai Châu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 62 về số dân. Trung tâm
hành chính của tỉnh là Thành phố Lai Châu, cách Thủ đô Hà Nội 397 km. Nằm
ở phía tây bắc của Việt Nam.

 Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
 Phía đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La
 Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên
Lai Châu có 265,165 km đường biên giới với cửa khẩu song phương Ma Lù
Thàng - Kim Thủy Hà và nhiều đường mòn qua lại trên tuyến biên giới Việt –
Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc. Lai
Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du
lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an
ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Lai Châu nằm trong khu vực đầu
nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm
Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thủy điện lớn trên sông
Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng châu thổ sông Hồng.
2. Địa hình
Địa hình TP Lai Châu được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướngTây
Bắc xuống Đông Nam. Có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Ta Leng cao
3.096m (đỉnh núi cao thứ 2 tại Việt Nam), đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046
m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao
nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có
tiềm năng thủy điện .
Lai Châu có đặc điểm địa hình với nhiều dãy núi và cao nguyên, phía đông là
dãy núi Hoàng Liên Sơn. Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng
núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi.
Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên
25°, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – Đông
Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường
So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Fansipan cao 3.143 m,
Pu Sam Cáp cao 1.700 m…
3. Khí hậu
Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 °C-
23 °C chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô, chia làm 4 mùa
theo nhiệt độ: xuân, hè, thu, đông.
4. Dân số & tôn giáo
TP Lai Châu hiện có 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Kinh
(chiến tỉ số nhiều nhất) Giáy, Thái, Mông
Về tôn giáo: tính đến ngày 1/4/2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau, nhiều
nhất là đạo Tin Lành, tiếp theo là Công giáo, Phật giáo, Còn lại các tôn giáo
khác như Hồi giáo và Phật giáo Hòa Hảo
5. Cơ sở hạ tầng
Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ
nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn
cho việc phát triển giao thông. Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh
Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung
Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào
Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đường thủy sông Đà giao lưu với các
tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tính đến nay đã có 95/98 xã, phường có
đường ô tô đến tận trung tâm các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh và 3 xã
đang trong giai đoạn xây dựng.
6. Di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội
Hiện nay, có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia gồm có: Di tích Lịch sử
Hang Tiên Sơn tại Thị trấn Bình Lư, huyện Tam Đường; Di tích Lịch sử Bia Lê
Lợi (nay đổi thành Địa điểm lưu niệm Vua Lê Thái Tổ)
Các lễ hội truyền thống chủ yếu như: Lễ hội Then Kin Pang: là lễ hội của
người Thái trắng ở Phong Thổ được tổ chức vào ngày 13 - 15 tháng Ba âm lịch
hàng năm. Ngoài ra còn có lễ Hạn Khuống của người Thái (Hạn Khuống Giao
Duyên), lễ cơm mới của người La Hủ, lễ hội Hoa Ban của người Thái….
Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) của người Giáy…
7. Ẩm thực
Với các món ăn, đồ uống đặc sắc như: rượu ngô Sùng Phài, cơm Lam, Cáp
Long (cá suối ướp chua)…
8. Ngành nghề thủ công
Ở đây phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống như: mây tre đan ở Sìn
Hồ, miến dong ở Tam Đường, rèn cham bạc…những sản phẩm ở núi rừng Tây
Bắc này mang kiểu dáng, ấn tượng riêng của mỗi loài vùng miền.

You might also like