Text bai 7. Định mức kỹ thuật lao động

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

BÀI VII

ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG


Bài này đề cập đến việc xây dựng và quản lí mức lao động trong doanh
nghiệp - một biện pháp quan trọng để quản lý lao động. Đây là một nghiệp vụ
mang tính chất kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn cũng như bài VI - Tổ chức quá
trình lao động, người đọc cần được trang bị các kiến thức về tổ chức sản xuất,
kỹ thuật công nghệ để nắm bắt tốt những nguyên lý cơ bản của công tác định
mức lao động nói chung và định mức kỹ thuật lao động nói riêng.

Mục tiêu của bài

Sau khi học xong bài này, người học hiểu được những lí thuyết căn bản về
công tác định mức lao động ở doanh nghiệp, biết được và thực hành các kỹ năng
chụp ảnh, bấm giờ, tính toán xây dựng mức, theo dõi tình hình thực hiện mức.

Nội dung của bài gồm 6 vấn đề:

I. Tổng quan về mức lao động và định mức lao động

II. Quá trình sản xuất và các bộ phận hợp thành quá trình sản xuất

III. Phân loại hao phí thời gian làm việc

IV. Các phương pháp định mức lao động

V. Các hình thức nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc

VI. Quản lí mức lao động

Yêu cầu và nhiệm vụ học tập:

+ Hiểu được các khái niệm về mức lao động, định mức lao động, các dạng
mức lao động và điều kiện thực hiện các dạng mức này.

+ Phân biệt được mức thống kê kinh nghiệm và mức kỹ thuật lao động.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 1


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

+ Nắm được việc phân chia các bộ phận hợp thành quá trình sản xuất.

+ Nắm được và thực hành việc phân loại hao phí thời gian làm việc.

+ Nắm được và phân biệt được các phương pháp định mức lao động

+ Nắm chắc và biết vận dụng các kỹ năng về chụp ảnh thời gian làm việc
và bấm giờ bước công việc.

+ Hiểu biết quá trình quản lí mức, theo dõi thực hiện mức đưa mức vào
sản xuất chính là bước thang của định mức lao động.

I. TỔNG QUAN VỀ MỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

1.1. Mức lao động và các dạng mức lao động

Lao động ngày nay trong bất kỳ sản xuất xã hội nào cũng đều mang tính
tập thể và cũng cần được tổ chức lại để đảm bảo năng suất cao. Vì năng suất lao
động là cái quan trọng nhất, căn bản nhất quyết định cho sự tồn tại của một xã
hội mới.

Để tăng năng suất lao động, người lao động, nhà quản lý sản xuất cần phải
biết số lượng lao động tất yếu phải tiêu hao để hoàn thành một khối lượng công
việc, một sản phẩm, một chức năng nào đó là bao nhiêu; tức là, phải đo được số
lượng lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất.

Thước đo số lượng lao động là thời gian lao động C.Mác viết: "... Bản
thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại
đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại đo bằng những phần của
thời gian như ngày, giờ..."(1). Thời gian với chức năng là thước đo của lao động
tồn tại mãi mãi và gắn liền với nền sản xuất xã hội, như C.Mác đã chỉ ra.

(1)
C.Mác, Tư bản QI, Phần I NXB Sự thật 1963, tr 62

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 2


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

"... Thậm chí đến khi giá trị trao đổi đã mất đi, thì thời gian lao động vẫn
là thực chất sáng tạo của sự giàu có và thước đo những chi phí cần thiết để sản
xuất ra nó"(2).

Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hay hoàn thành công
việc (bước công việc) là thời gian cần thiết cho bất cứ công việc nào, tiến hành
với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những
điều kiện sản xuất bình thường của xã hội.

Trong thực tế sản xuất, số lượng cần thiết được xác định dưới dạng các
mức lao động thông qua định mức lao động. Và mức lao động trở thành thước
đo lao động.

Phải có thước đo lao động chính xác mới xác định chính xác các nhu cầu
lao động cho thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp, cũng như cho từng
khâu công việc, từng chức năng; mới bảo đảm sự cân đối, tính tỷ lệ và tương
quan chung của tiến trình sản xuất thống nhất, đảm bảo được nhịp điệu sản xuất
và sự phối hợp các nhịp điệu của quá trình sản xuất. Có thước đo chính xác mới
xác định đúng mức cống hiến và mức thù lao hợp lý cho từng người, nhóm
người trong tập thể sản xuất.

Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng mang thể hiện một nội dung
điều kiện kinh tế kỹ thuật - xã hội nhất định.

Trong thực tế sản xuất thường sử dụng các dạng mức lao động sau đây:

1. Mức thời gian (MTG): Đại lượng thời gian cần thiết được quy định để
hoàn thành một công việc (bước công việc, sản phẩm, một chức năng) cho một
công việc, sản phẩm, một chức năng) cho một công nhân (nhóm công nhân) của
một nghề nào đó, có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công
việc phải thực hiện trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.

(2)
C.Mác, Tư bản TIII, Tiếng Nga, tr198

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 3


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

2. Mức sản lượng (MSL): Số lượng sản phẩm được q uy định để một
công nhân (hay nhóm công nhân) có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ
phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ...)
với những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.

+ Mức sản lượng được xác định trên cơ sở mức thời gian: vì vậy chúng có
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:

T T
M sl  và M tg 
M tg M sl

Trong đó:

Mtg và Msl: là mức thời gian và mức sản lượng

T: Thời gian làm việc (ca làm việc)

Msl và Mtg có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, tức là khi mức thời gian tăng,
thì mức sản lượng giảm, và ngược lại.

Nếu ta gọi x - là % giảm mức thời gian và y - là % tăng mức sản lượng

thì:
100 y 100 x
x và y 
100  y 100  x

Người ta thường xây dựng mức thời gian và dùng mức thời gian để quản lý
sản xuất và quản lý lao động trong điều kiện sản xuất thủ công cơ khí, nhưng
thời gian hao phí để làm công việc (chi tiết sản phẩm) lớn (nhiều giờ, ca làm
việc…), thường là, trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, ngược lại trong
điều kiện sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối, công việc lặp lại thị trường thường
xuyên, thị trường hời gian hao phí thực hiện bước công việc, chi tiết sản phẩm
nhỏ (giờ, phút, giây...thì người ta giao mức sản lượng cho công nhân, dùng mức
sản lượng để quản lý quá trình lao động, quá trình sản xuất.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 4


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

3. Mức phục vụ (Mpv): số lượng đối tượng (máy móc, thiết bị, nơi làm
việc, cây trồng, con gia súc…) được quy định để một công nhân (nhóm công
nhân) có trình độ thành thạo tương ứng trình độ phức tạp của công việc phải
hoàn thành trong đơn vị thời gian và trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất
định. Mức phục vụ thường được xây dựng để giao cho công nhân phục vụ sản
xuất hoặc công nhân chính phục vụ sản xuất, hoặc công nhân chính phụ vụ
nhiều máy. Mức phục vụ được chính xác trên cơ sở mức thời gian phục vụ.

4. Mức số lượng người phục vụ (Mslnpv): đại lượng thời gian được qui
định để hoàn thành công việc (sản phẩm) trong những điều kiện tổ chức, kỹ
thuật hợp lý và trình độ thành thạo của công nhân phù hợp với trình độ phức tạp
của công việc. Dạng mức này thường được xây dựng và áp dụng trong những
điều kiện công việc đòi hỏi nhiều người cùng thực hiện mà kết quả không tách
riêng được cho từng người (còn gọi là mức biên chế).

5. Mức quản lý (Mql): số lượng người hoặc bộ phận do một người hoặc nhóm
người lãnh đạo phụ trách, với trình độ thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng và
điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý (cũng là một dạng của mức biên chế).

6. Trong điều kiện sản xuất tự động hoá các mức lao động gắn liền với mức
tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thành mức kinh tế - kỹ thuật, được giao cho
công nhân dưới dạng mức năng suất máy - ca.

1.2. Mức thống kê kinh nghiệm và mức kỹ thuật lao động.

Các mức nói trên được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, tức là tính
toán đầy đủ những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc,
những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện
tâm sinh lý - xã hội và thẩm mỹ sản xuất, được gọi là những mức kỹ thuật lao
động (mức có căn cứ khoa học kỹ thuật).

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 5


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Ngược lại, những mức được xây dựng không dựa trên phân tích những điều
kiện kinh tế - kỹ thuật - xã hội, kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến mà
dựa trên những số liệu thống kê kinh nghiệm (mức không có căn cứ khoa học).

Định mức kỹ thuật lao động là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và
thực hiện các mức lao động cho tất cả các dạng lao động. Cũng như tổ chức lao
động khoa học, định mức kỹ thuật lao động là sự cần thiết khách quan của hoạt
động lao động sản xuất. C. Mác đã viết: "…toàn bộ cơ cấu của công trường thủ
công chỉ có thể hoạt động được với điều kiện là, trong một thời gian nhất định
phải đạt được kết quả nhất định. Chỉ với tiền đề đó thì những quá trình lao động
khác nhau, bổ sung cho nhau, mới có thể tiến hành bên cạnh nhau, cùng một lúc
với nhau và liên tục được …"1. Ở chỗ khác, Mác còn viết tiếp "trong công
trường thủ công, việc cung cấp một khối lượng sản phẩm nhất định trong một
thời gian nhất định, trở thành một quy tắc (quy luật) kỹ thuật của chính ngay của
quá trình sản xuất"2

Thật vậy, việc "xác định một kết quả nhất định trong một thời gian nhất
định: hay "đảm bảo khối lượng sản phẩm nhất định trong thời gian nhất định";
chỉ có thể thực hiện bằng định mức lao động tức là trên cơ sở xây dựng và thực
hiện bằng định mức lao động, và đó là quy luật kỹ thuật (yêu cầu kỹ thuật) của
quá trình sản xuất.

Vì vậy, định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động sống với
mục đích xác định trên cơ sở khoa học các mức lao động cho các công việc
trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm sử dụng hợp lý
lao động sống bảo đảm nâng cao năng suất lao động.

1
C.Mác và F.Anghen - Toàn tập T23, NXB Chính trị Quốc gia, ST, 1994 trang 501
2
C.Mác và F.Anghen - Toàn tập T23, NXB Chính trị Quốc gia, ST, 1991 trang 501

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 6


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

1.3. Nhiệm vụ và nội dung của định mức kỹ thuật lao động.

1.3.1. Nhiệm vụ

Thời gian hao phí để hoàn thành một công việc (một sản phẩm) phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: người lao động nguyên vật liệu, công cụ lao động và tổ chức
lao động. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên, nhằm xác định mức tiêu hao thời
gian cần thiết để hoàn thành công việc (sản xuất sản phẩm), là nhiệm vụ của
định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.

1.3.2. Nội dung

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, nội dung cơ bản của định mức kỹ thuật lao
động trong doanh nghiệp gồm:

1. Phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu
và trình tự hợp lý thực hiện các bộ phận của bước công việc, phát hiện những
bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cơ sở phân công và
hiệp tác lao động hợp lý.

2. Cải thiện các điều kiện lao động; hợp lý hoá các phương pháp và thao tác
lao động; xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

3. Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian làm việc và nguyên nhân
những lãng phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao động.

4. Đưa các mức tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất
thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức; điều chỉnh những mức sai, mức
lạc hậu, có cơ chế thích hợp để khuyến khích hoàn thiện định mức kỹ thuật lao
động trong doanh nghiệp.

Định mức kỹ thuật là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất, quản lý lao
động trên cơ sở các mức lao động có căn cứ khoa học, mà nhà quản lý sản xuất
có thể phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính khả năng sản xuất của

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 7


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kế hoạch hoá lao
động, tổ chức lao động…)

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT.

2.1. Quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết
cho tiêu dùng xã hội, thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp.

Tuỳ theo công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, quá trình sản xuất thường
được chia ra các quá trình bộ phận.

Ví dụ: trong các doanh nghiệp cơ khí quá trình sản xuất thường được chia ra:

- Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công
nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng…)

- Quá trình công nghệ (gia công cơ, lắp ráp…)

- Quá trình kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm…

- Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng
dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh hoạt…)

Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là
quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng
kích thước, tính chất lý, hoá, vị trí…) để trở thành sản phẩm nhất định.

Các quá trình bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động qua lại
với nhau. Mỗi quá trình bộ phận lại còn chia ra nhiều bộ phận nhỏ, tức là nhiều
nhóm công việc và thu hút hàng loạt người trực tiếp, gián tiếp tham gia thực hện
các quá trình bộ phận nhỏ ấy.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 8


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Ví dụ: Quá trình công nghệ trong cơ khí gồm có các quá trình làm khuôn
mẫu, đúc, gia công nóng, gia công nguội, lắp ráp…Trong ngành dệt: cán bông,
cung bông, kéo sợi, hồ mắc sợi dệt nhuộm, in hoa…

Tuỳ sự phát triển của sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất…) các
quá trình công nghệ bộ phận còn được tiếp tục chia ra các bước công việc.

1.2. Bước công việc (còn gọi là nguyên công)

1.2.1. Khái niệm

Bước công việc là một bộ phận của các quá trình bộ phận, do một nhóm
người thực hiện trên một đối tượng lao động, tại một nơi làm việc nhất định.

Ví dụ: tiện một chiếc trục có các việc sau:

- Xén hai mặt đầu

- Tiện thô

- Tiện tinh

Nếu cả ba việc do một người làm, trên một máy tiện, thì chỉ có 1 bước công
việc; nếu do hai hay ba người làm, trên một hay hai máy khác nhau thì gồm hai
hay ba bước công việc. Đặc điểm cơ bản của bước công việc là sự cố định của
đối tượng lao động, nơi làm việc và công nhân thực hiện. Thay đổi một trong ba
yếu tố đó sẽ tạo thành những bước công việc mới.

Tuỳ theo mức độ cơ khí hoá trong sản xuất, bước công việc còn được chia
ra: bước công việc bằng tay, bằng máy, vừa bằng tay vừa bằng máy, tự
động…Do các đặc điểm trên, bước công việc là cơ sở của tổ chức lao động, kế
hoạch hoá sản xuất, cho nên bước công việc là đối tượng của định mức lao động.

Để xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học bước công việc được
phân chia về mặt công nghệ ra các giai đoạn chuyển tiếp và bước chuyển tiếp.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 9


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công
việc, được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, và chế độ gia công
dụng cụ gia công.

Ví dụ: bước công việc tiện trục gồm ba công việc nói trên (tê dấu, tiện thô,
tiện tinh); mỗi phần việc là một giai đoạn chuyển tiếp.

Bước chuyển tiếp: là phần việc như nhau, được lặp đi lặp lại trong giai
doạn chuyển tiếp.

Ví dụ: tiện thô, phải cắt làm ba nhát mới lấy hết lớp lượng dư gia công tức
là có ba bước chuyển tiếp.

Về mặt lao động, bước công việc được chia ra: các thao tác, động tác và cử
động.

Thao tác: là tổng hợp các hoạt động của công nhân nhằm mục đích
nhất định.

Ví dụ: bước công việc tiện trục, gồm các thao tác: lắp trục, lắp máy, mở
máy, mở bước tiến, đưa dao vào tiện, hãm máy, hãm bước tiến, đưa dao ra, tháo
chi tiết ra khỏi máy, đặt chi tiết vào thùng…

Để thuận tiện trong công tác định mức, các thao tác có thể được kết hựp
thành nhóm thao tác.

Ví dụ: lắp và tháo trục, đóng và mở máy, bước tiến, đưa dao vào đưa dao
ra…thao tác có các thao tác chính và thao tác phụ, thao tác làm bằng tay và làm
bằng máy.

Ví dụ: thao tác tiện là thao tác chính, thao tác làm bằng máy

Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động
chân tay và thân thể công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật
nào đó.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 10


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Ví dụ: thao tác lắp chi tiết gồm các động tác: lấy chi tiết đặt tay lên máy lấy
cờ lê, siết kẹp chi tiết…

Cử động là một phần của động tác, biểu thị sự thay đổi vị trí các bộ
phận của công nhân.

Ví dụ: động tác lấy chi tiết gồm các cử động: đưa tay ra, nắm lấy chi tiết di
chuyển chi tiết đến vị trí lắp…

Sự phân chia này phụ thuộc chủ yếu vào mục đích của nghiên cứu, vào tính
chất và loại hình sản xuất.

1.2.2. Ý nghĩa việc phân chia

Sự chia nhỏ các quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, tạo điều kiện
để đi sâu nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, đề ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản
xuất, sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc thực hiện,
các phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, trên cơ sở cải tiến tổ chức sản xuất,
tổ chức lao động, xây dựng các nước lao động có căn cứ khoa học.

III. PHÂN LOẠI HAO PHÍ THỜI GIAN LÀM VIỆC.

3.1. Ý nghĩa

Để định mức lao động có căn cứ khoa học còn phải nghiên cứu có hệ thống
việc sử dụng thời gian quá trình làm việc. Qua nghiên cứu những hao phí thời
gian sẽ tìm thấy những thời gian làm việc có ích, cần thiết có những thời gian
làm việc lãng phí, không cần thiết trong ngày làm việc, tìm nguyên nhân của
những thời gian làm việc lãng phí và đề các biện pháp để xoá bỏ hoặc hạn chế
đến mức thấp nhất những lãng phí, nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích
trong ngày. Mặt khác, nghiên cứu thời gian làm việc của những công nhân tiên
tiến sẽ tìm ra được những hình thức tổ chức lao động hợp lý và những phương
pháp tiên tiến để hoàn thành công việc. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà có những
các phân loại thời gian làm việc khác nhau.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 11


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

- Phân loại thời gian làm việc để thực hiện quá trình sản xuất.

- Phân loại thời gian làm việc của công nhân.

- Phân loại thời gian làm việc của thiết bị

3.2. Nội dung

Trong thực tế thường kết hợp các cách phân loại này. Dưới đây ta xem xét
sơ đồ 11.1 về phân loại thời gian làm việc để thực hiện qúa trình sản xuất.

Hình 7.1: Phân loại thời gian làm việc

TGLV của quá trình sản


xuất

TG có liên quan thực hiện TG lãng phí


nhiệm vụ sản xuất

Tck Ttn Tpv Tnc

Tc Tp Tptc Tpkt Tnn Tnc Tlptc Tlpkt Tlpksx Tlpc

Thời gian được tính định mức Thời gian không được tính định mức

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 12


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

+ Trong thời gian làm việc có liên quan thực hiện nhiệm vụ (còn gọi là thời
gian được định mức) gồm có: thời gian cho chuẩn bị và kết thúc công việc gọi là
thời gian chuẩn kết (Tck); thời gian tác nghiệp (Ttn) gồm có thời gian chính hay
thời gian máy (Tc hay Tm) và thời gian phụ (Tp); thời gian phục vụ gồm phục
vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật (Tpv, Tpvtc và Tpvkt): thời gian nghỉ ngơi và
nhu cầu cần thiết (Tnc) tính chung, hoặc phân ra thời gian nghỉ ngơi (Tnn) và
thời gian cho những nhu cầu cần thiết (Tnc).

+ Thời gian lãng phí (Tlp) gồm có: thời gian lãng phí do nguyên nhân tổ
chức (Tlptc); thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật (Tlpkt) thời gian lãng
phí do làm những việc không liên quan với nhiệm vụ sản xuất quy định, gọi là
lãng phí không sản xuất (Tlpksx); và thời gian lãng phí do vi phạm kỷ luật lao
động gọi là lãng phí do công nhân (Tlpcn).

* Thời gian được định mức gồm có:

1. Thời gian chuẩn kết là thời gian người công nhân dùng vào việc
chuẩn bị và kết thúc công việc như: kiểm tra máy, nhận nhiệm vụ, dụng cụ,
nguyên vật liệu lúc đầu ca và thu dọn nơi làm việc, giao thành phẩm nguyên vật
liệu, dụng cụ trước khi kết thúc công việc.

Đặc điểm của thời gian này là chỉ hao phí một lần cho một loại công việc
hay loạt sản phẩm và chỉ diễn ra khi bắt đầu và kết thúc loại công việc (sản
phẩm) hoặc ca làm việc chứ không diễn ra trong suốt quá trình sản xuất chúng.
Nó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm thiết bị và tổ
chức lao động.

2. Thời gian tác nghiệp là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công
việc, thường được lặp đi lặp lại trong ngày làm việc. Trong lao động có máy
móc, thời gian tác nghiệp thường được chia ra thời gian chính (thời gian máy) và

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 13


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

thời gian phụ. Thời gian chính là thời gian làm thay đổi chất lượng của đối
tượng (hình dáng, kích thước, trạng thái, tính chất lý hoá) thời gian chính có thể
là thời gian máy, vừa máy, vừa tay hoặc hoàn toàn bằng tay.

Thời gian phụ là thời gian người công nhân hao phí vào các hoạt động cần
thiết để tạo điều kiện cho thực hiện thời gian chính được thuận lợi.

Ví dụ: Trong công nghiệp dệt: thời gian tra thoi, tìm đầu mối nối sợi, thay
suốt, lắp, tháo trục…là thời gian phụ, và thời gian máy làm việc là thời gian
chính. Thời gian phụ có thể làm bằng tay hoặc bằng máy. Nó có thể kết hợp làm
trong thời gian máy làm việc. Thời gian kết hợp không tính vào mức.

3. Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian hao phí để trông coi và
bảo đảm bảo cho nơi làm việc được liên tục trong suốt ca làm việc. Trong
các bước công vịêc làm bằng máy, thời gian phục vụ nơi làm việc được chia ra
thời gian phục vụ tổ chức và thời gian phục vụ kỹ thuật.

Thời gian phục vụ tổ chức là thời gian phục vụ mang tính tổ chức, như:
giao nhận ca làm việc, kiểm tra máy móc, thiết bị trong quá trình làm việc, quét
dọn nơi làm việc…

Thời gian phục vụ kỹ thuật là những thời gian phục vụ mang tính kỹ thuật
như: điều chỉnh lại máy, sửa chữa nhỏ máy móc, dụng cụ, dọn phoi…

Cũng như thời gian phụ, thời gian phục vụ có thể kết hợp làm trong lúc này
hoạt động và thời gian kết hợp này tuy là cần thiết nhưng không tính vào thời
gian định mức.

4. Thời gian nghỉ ngơi và những nhu cầu cần thiết: thời gian này gồm
những thời gian nghỉ tại chỗ (nghỉ ngơi ngắn), nghỉ giải lao để chống mỏi mệt và
để giải quyết những nhu cầu sinh lý như: uống nước, đại tiểu tiện.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 14


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Thời gian này phụ thuộc vào tính chất công việc và điều kiện làm việc, tức
là phụ thuộc vào các yếu tố gây mệt mỏi và các phương tiện giải quyết nhu cầu
sinh lý của con người.

3.3. Công thức tính toán

Kết quả của mức kỹ thuật thời gian để sản xuất sản phẩm (chi tiết sản
phẩm) có dạng như sau:

Tđđ = Tkđ + tck

= Ttn + Tpv + Tnc + Tck

= Tc + Tp + Tpvtc + Tpvkt + Tnc + Tck

Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, phương pháp định mức mà công thức
tính mức biến dạng như sau:

a pvtc  anc a pckt


1. Tkđ = (Tc  Tp )(1  )  Tc 
100 100

a pv  anc TCK
2. Tđđ = (Tc  Tp )(1  )
100 n

Trong đó:

Tđđ, Tkđ - mức thời gian đầy đủ và không đầy đủ để sản xuất 1 sản phẩm

tck, Tck- mức thời gian chuẩn kết cho một sản phẩm và cho một loại sản phẩm.

apv, apvtc, apvkt - % thời gian phục vụ, phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật so
Ttn và TC.

anc - % thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết so Ttn

n - số sản phẩm trong loạt sản phẩm

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 15


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Chất lượng của mức phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao
động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chủ yếu: phương
pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

4.1. Nhóm phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng không dựa trên cơ sở
phân chia các bước công vịêc ra các bộ phận hợp thành để nghiên cứu kết hợp
và trình tự hợp lý của nó, không nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ thuật, xã
hội hợp lý, các kinh nghiệm tiên tiến, thời gian hao phí của từng bộ phận bước
công việc gộp lại, mà tính chung cho toàn bộ bước công việc. Trong phương
pháp này thường có: phương pháp thống kê - kinh nghiệm và phương pháp dân
chủ bình nghị.

4.1.1. Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào các
tài liệu thống kê kết quả đạt được của thời kỳ đã qua, về thời gian hao phí để
thực hiện bước công việc hoặc sản lượng (số sản phẩm làm được).

Ví dụ: có 6 công nhân làm những việc như nhau, theo thống kê ghi lại được
của từng người, hao phí thời gian trung bình để làm một sản phẩm trong tuần
làm việc như sau:

45ph, 39ph, 52ph, 49ph 41ph 47ph

Mức trung bình để làm sản phẩm:

45  39  52  49  41  47
 45ph
6

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 16


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Có khi người ta lấy mức trung bình của những người đạt mức trên trung
bình (gọi là mức trung bình tiên tiến). Theo số liệu trên, mức trung bình tiên
tiến là:

39  41  45
 42ph
3

Như vậy, bằng phương pháp thống kê người ta có thể xác định được mức
thời gian hao phí để làm ra sản phẩm là 45ph hoặc 42ph. Cũng tương tự, người
ta có thể xác định mức sản lượng, mức số lượng người làm việc.

4.1.2. Khi người ta xác định mức bằng cách dựa vào kinh nghiệm chủ quan
của người cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ định mức, gọi là phương pháp kinh
nghiệm.

4.1.3. Những mức xây dựng bằng phương pháp thống kê hay kinh nghiệm
như nói trên thường để đảm bảo thêm tính dân chủ, người ta đưa ra các cuộc hội
nghị tổ chức hội đồng định mức để bàn bạc, bình nghị (dân chủ bình nghị).

Các phương pháp xây dựng mức như trên là phương pháp tổng hợp, tức là,
phương pháp không có căn cứ khoa học đều không được khuyến khích áp dụng
trong thực tế sản xuất, mặc dù đơn giản, dễ làm, nhanh và nhiều, ít tốn thời gian
nhưng không đưa lại nhiều hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - xã hội trong sản xuất.
Nó chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn trong điều kiện sản xuất mới, sản xuất
đơn chiếc.

4.2. Nhóm phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức dựa trên sự phân
chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 17


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

và trình tự hợp lý để thực hiện bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các kinh nghiệm
của những người sản xuất tiên tiến. Các mức được xây dựng bằng phương pháp
này gọi là những mức kỹ thuật lao động hay mức có căn cứ khoa học. Trong
phương pháp phân tích còn chia ra phương pháp phân tích khảo sát, phương
pháp phân tích và phương pháp so sánh điển hình.

4.2.1. Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mưc dựa
vào các tài liệu thu thập được bằng các hình thức khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm
giờ) thời gian làm việc.

Qua chụp ảnh hoặc bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc, thu được những tài
liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của công nhân hay thiết bị trong ca
làm việc, trong đó công vịêc lớn nhất thường lặp lại trong ngày (tác nghiệp)
được nghiên cứu tỷ mỷ từng bộ phận cấu thành (thao tác, động tác, phương pháp
thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện
chúng. Qua khảo sát phát hiện ra những thời gian lãng phí trông thấy và không
trông thấy, cùng những nguyên nhân gây ra trên cơ sở đó mà đề ra những biện
pháp nhằm khắc phục chúng.

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp ở
nơi làm việc, nó cho phép không chỉ xây dựng những mức lao động có căn cứ
khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến
rộng rãi trong công nhân.

Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tốn
nhiều thời gian, người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định, nên
chỉ áp dụng thích hợp trong điều kiện hàng loạt lớn và hàng khối. Trong sản
xuất hàng loạt vừa và nhỏ chỉ áp dụng cho những khâu sản xuất có tính chất

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 18


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

hàng loạt; hoặc để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, nghiên cứu
phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến.

4.2.2. Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp xây dựng mức dự
vào tác tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn
số lượng, tiêu chuẩn chế độ cắt…) vận dụng các phương pháp toán học sử dụng
các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức.

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các chứng từ kỹ thuật và các tài
liệu chuẩn để xác định các loại thời gian hao phí. Qúa trình xây dựng mức được
tiến hành chủ yếu trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này
được nhanh đảm bảo tính thống nhất và tính chính xác của mức.

4.2.3. Phương pháp so sánh điển hình: là phương pháp xây dựng mức dựa
trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình là mức được xây dựng
có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại diện cho nhóm công việc
có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống
nhau, nhưng khác nhau về kích cỡ…Ví dụ: sản xuất các loại vòng bi, bu lông,
êcu; các loại kích cỡ khác nhau.

Từ mức điển hình của công việc điển hình của nhóm, để xây dựng mức cho
các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhân mức điển hình với hệ số điều
chỉnh được xây dựng sẵn, để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.

Phương pháp này thường được áp dụng trong sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn
chiếc. Mức độ chính xác của mức bằng phương pháp này, phụ thuộc vào việc
phân nhóm công việc (sản phẩm) cần định mức được chính xác, đại diện được
cho nhóm, và xác định hệ số điều chỉnh chính xác…tuy vậy mức độ chính xác
của mức xây dựng bằng phương pháp này không chính xác bằng mức xây dựng
theo hai phương pháp trước.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 19


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

V. CÁC HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC

Trong thực tế quản lý sản xuất, quản lý lao động người ta thường sử dụng
các hình thức khảo sát: chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc.

5.1. Chụp ảnh thời gian làm việc (ngày làm việc)

5.1.1. Khái niệm

Là hình thức khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hoạt động và thời gian hao
phí diễn ra trong ngày làm việc của công nhân hay thiết bị.

5.1.2. Mục đích

Chụp ảnh thời gian làm việc thường nhằm các mục đích sau:

1. Phân tích sử dụng thời gian làm việc hiện hành, phát hiện các loại thời
gian lãng phí, tìm nguyên nhân và tìm ra biện pháp nhằm loại trừ chúng.

2. Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết,
phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động
tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân.

4. Lấy tài liệu để cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.

5.1.3. Các hình thức chụp ảnh thời gian làm việc

Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể khác nhau tuỳ mục
đích nghiên cứu, loại hình sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
và áp dụng: chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc,
tự chụp ảnh, chụp ảnh theo thời điểm.

a. Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao
thời gian của một công nhân hay một thiết bị, trong ngày (ca) làm việc.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 20


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Ưu điểm: hình thức khảo sát này cho phép ghi đầy đủ, tỷ mỉ, toàn bộ các
hoạt động của công nhân (thiết bị), cho phép phát hiện các lãng phí trông thấy
và không trông thấy, đề ra những biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật hợp lý,
đánh giá đúng đắn tình hình thực mức nâng cao chất lượng mức hiện có và xây
dựng các mức mới có căn cứ khoa học.

Nhược điểm: tốn nhiều thời gian

b. Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc là hình thức khảo sát nhằm nghiên
cứu những thời gian làm việc đồng thời của nhóm (tổ) người làm việc (hoặc
nhóm may). Do đối tượng khảo sát không phải là một, mà là một số người (máy)
nên không thể theo dõi, ghi liên tục, tỷ mỉ, các thời gian hao phí như chụp ảnh
cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian. Khoảng cách dài hay ngắn
tuỳ theo số lượng, đối tượng khảo sát. Qua kinh nghiệm thực tế thường người ta
lấy khoảng cách là một phút để khảo sát từ 1 đến 3 người, hai phút cho 4 đến 6
người và ba phút cho 7 đến 8 người. Và không nên quan sát quá nhiều (lớn hơn
8 người) vì phải tập trung cao, căng thẳng, làm giảm độ chính xác của tài liệu
khảo sát.

Ưu điểm: trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người (máy).
Việc ghi chép, phân tích đơn giản.

Nhược điểm: do không ghi chép được liên tục, mà phải qua khoảng cách
thời gian, nên không ghi hết tên hao phí cho từng người, mà ghi bằng chữ ký
hiệu theo nhóm hao phí nên không xác định được nguyên nhân cụ thể của từng
lãng phí, do đó không đề ra được những biện pháp cụ thể.

c. Tự chụp ảnh: hình thức khảo sát trong đó người công nhân tự ghi lại
việc sử dụng thời gian làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân của những
lãng phí và đề nghị những biện pháp để khắc phục chúng.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 21


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Ưu điểm: Nếu tổ chức tốt, thực hiện có hệ thống, sẽ cung cấp dược nhiều
tài liệu phong phú, kịp thời, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất ở
các bộ phận sản xuất, các ca làm việc, kịp thời có biện pháp uốn nắn. Động viên
được đông đảo công nhân tham gia, quản lý sản xuất, đấu tranh chống lãng phí
thời gian trong sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, tinh thần làm chủ tập thể.

Nhược điểm: Thường chỉ nêu được những lãng phí trông thấy, không nêu
được những lãng phí không trông thấy số liệu không phản ánh đầy đủ những
lãng phí (thường công nhân không ghi những lãng phí do chính họ gây ra, những
lãng phí ngắn…)

d. Chụp ảnh theo thời điểm là hình thức khảo sát nghiên cứu thời gian làm
việc của công nhân và thiết bị dựa trên nguyên lý của lý thuyết xác suất thống
kê. Qua số liệu ghi chép được một cách ngẫu nhiên, bất ngờ có thể xác định tỷ
trọng thời gian làm việc và thời gian lãng phí của công nhân, thiết bị, xác định
mức hoặc tiêu chuẩn thời gian để định mức lao động.

Ưu điểm: là hình thức khảo sát hàng loạt, nên cùng một lúc nghiên cứu
được nhiều đối tượng (thường lừ mười người hoặc thiết bị trở lên). Tốn ít công
sức hơn các khảo sát khác từ 3 đến 5 lần. Không đòi hỏi người khảo sát phải có
trình độ chuyên môn cao, có thể sử dụng công nhân tham gia khảo sát. Có thể
ngừng quá trình khảo sát mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả
khảo sát.

Nhược điểm: Do không khảo sát liên tục nên không phát hiện được những
lãng phí không trông thấy, nên các số liệu cung cấp cho việc xây dựng mức, đề
ra các cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động…cũng bị giới hạn.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 22


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

5.1.4. Các bước tiến hành

Các hình thức chụp ảnh nói chung đều phải trải qua các bước cơ bản sau:

A. Bước chuẩn bị: tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà xúc tiến một số
trong những nội dung chuẩn bị sau:

1. Chọn đối tượng quan sát (tuỳ mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là
công nhân, nhóm công nhân hay bộ phận lớn hoặc cả doanh nghiệp, cũng như
thiết bị); giải thích cho công nhân hiểu rõ mục đích chụp ảnh.

2. Chuẩn bị, chọn điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất ở bộ phận nghiên
cứu (tiến hành khảo sát).

3. Chuẩn bị biểu mẫu khảo sát (các hình thức khảo sát khác nhau dùng các
biểu mẫu khác nhau).

4. Chuẩn bị phương tiện ghi chép (bút mực, bút chì, dao gọt bút chì, bảng
kê để ghi…)

5. Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình đi để quan sát, số lần quan sát,
thời gian của một lần quan sát, thời điểm bắt đầu của một lần quan sát.

B. Bước tiến hành khảo sát: người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào
phiếu quan sát những hiện tượng hao phí cần nghiên cứu. Tuỳ theo mỗi hình
thức khảo sát mà cách ghi, thời gian ghi, số lần ghi, hao phí cần ghi, có khác
nhau, như:

1 Chụp ảnh cá nhân: ghi liên tục đến hết ca làm việc, số thứ tự, tên hao
phí, thời gian bắt đầu và kết thúc một hiện tượng hao phí, nguyên nhân lãng phí,
kết quả thu được.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 23


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

2. Chụp ảnh tổ (nhóm): ghi qua khoảng cách từ một đến ba phút (thời gian
đủ để quan sát hết các đối tượng cần nghiên cứu trong một lần quan sát) không
ghi cụ thể tên hao phí, mà ghi bằng ký hiệu của nhóm hao phí.

3. Nếu tự chụp ảnh: công nhân chỉ ghi những lãng phí (thời gian bắt đầu và
kết thúc của hiện tượng lãng phí) và nguyên nhân.

4. Chụp ảnh theo thời điểm: ghi theo số lần, số vòng khảo sát và thời gian
bắt đầu của một vòng khảo sát được tính trước. Ghi bằng chữ hoặc số ký hiệu,
đánh dấu số lần và loại hao phí bắt gặp trên một đối tượng khảo sát.

C. Bước phân tích:

1. Xác định độ dài thời gian của hao phí (thời gian)

2. Ký hiệu và phân loại hao phí

3. Tổng hợp hao phí theo từng loại

Trong chụp ảnh (tổ nhóm) tổng hợp hao phí theo từng loại cho từng người
trong tổ (nhóm) rồi tổng hợp chung, tính ra số tuyệt đối từng loại hao phí.

Trong chụp ảnh theo thời điểm tính số lần quan sát của mỗi đối tượng cho
một hiện tượng hao phí đã định, tính tỷ trọng mỗi loại hao phí, tính ra thời gian
bằng số tuyệt đối.

D. Bước kết luận

1. Đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc (tỷ trọng thời gian làm
vịêc có ích, thời gian tác nghiệp, thời gian máy làm việc) trong ngày. Thời gian
lãng phí trông thấy và không trông thấy (số tuyệt đối, tỷ trọng) nguyên nhân, đề
ra biện pháp khắc phục.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 24


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

2. So sánh thời gian hao phí thực tế với thời gian định mức, dự tính thời
gian hợp lý định mức, tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất
lao động, do sử dụng hợp lý thời gian lao động.

5.2. Bấm giờ bước công việc.

5.2.1. Khái niệm

Bấm giờ là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực
hiện các bộ phận của bước công việc thường gặp lại trong ngày làm việc, với số
lần khảo sát nhất định tuỳ mức độ chính xác của tài liệu khảo sát, theo yêu cầu
của từng loại hình sản xuất cụ thể.

Khác với chụp ảnh thời gian làm việc, bấm giờ không nghiên cứu toàn bộ
các hoạt động của công nhân trong ca làm việc, mà chỉ đi sâu nghiên cứu một
bước công việc hay một nhóm thao tác thường lặp lại trong các ca làm việc.

5.2.2. Mục đích

Bấm giờ bước công việc nhằm mục đích.

1. Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn (mức thời gian tác
nghiệp).

2. Nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi
trong công nhân.

3. Phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành mức, đề ra biện pháp
giúp đỡ công nhân hoàn thành định mức.

4. Thông qua bấm giờ, nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị,tổ
chức phục vụ nơi làm việc, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, để nâng cao
năng suất lao động.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 25


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

5.2.3. Hình thức

Bấm giờ có hai hình thức.

- Bấm giờ liên tục (theo thời gian hiện tại)

- Bấm giờ theo thời gian chọn lọc

1. Bấm giờ theo thời gian hiện tại là hình thức khảo sát trong đó bước công
việc nghiên cứu được diễn ra liên tục (tức là được lặp lại liên tục theo thời gian
hiện tại).

2. Bấm giờ theo thời gian chọn lọc nghiên cứu một thao tác hay nhóm thao
tác của bước công việc, tức là nghiên cứu sự lặp lại qua khoảng thời gian. Bấm
giờ theo thời gian hiện tại với độ chính xác cao hơn bấm giờ theo thời gian chọn
lọc. Vì vậy khảo sát tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Thường dùng đồng
hồ đo giây hai kim, có độ chính xác 0,01 phút.

5.2.4. Các bước tiến hành

Bấm giờ theo thời gian chọn lọc, dùng đồng hộ đo giây một kim.

Cũng như chụp ảnh, bấm giờ cũng có các bước tiến hành như sau:

A. Bước chuẩn bị:

1. Chọn đối tượng để bấm giờ

2. Chia bước công việc hay thao tác ra các bộ phận hợp thành

3. Nắm đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng
cụ, vật liệu. Tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc, tiến hành những cải tiến
cần thiết tuỳ theo mục đích của bấm giờ.

4. Xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác của tài liệu khảo
sát, vừa ít tốt công sức.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 26


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

5. Chuẩn bị phiếu bấm giờ, đồng hồ, bút mực, bảng kê để ghi.

B. Bước tiến hành:

1. Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận của bước công việc
hay thao tác. Nếu bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng
là thời gian bắt đầu của bộ phận tiếp theo. Tiến hành đủ số lần như đã định.

2. Chú thích những lần đo hỏng, đo sai, những giai đoạn trong khảo sát vào
những cột riêng trong phiếu.

3. Tập trung tư tưởng, xác định đúng điểm ghi, chú ý khả năng kết hợp
công việc thời gian làm bằng tay vào thời gian máy làm việc.

C. Bước phân tích kết quả khảo sát.

1. Xác định thời hạn của từng bộ phận bước công việc hay thao tác khảo
sát.

2. Đánh giá chất lượng dãy số bấm được (số lần được tính trong mỗi dãy
số, số lần phải loại, nếu quá 20% số lần khảo sát thì phải tiến hành khảo sát lại
bộ phận đó). Dãy số bấm được coi là ổn định nếu:

Kô.đ.tt  Kôđ.tc

Ở đây: Kô.đ.tt, Kô.đ.tc - là hệ số ổn định thực tế qua khảo sát và hệ số ổn định


tiêu chuẩn được quy định.

Tmax
mà Kôđtt = (Error!)
Tmin

Nếu không có tiêu chuẩn quy định, thì bằng kinh nghiệm, người ta có thể
loại lần nào có thời gian quá lớn hoặc quá nhỏ, rất khác biệt với thời gian của
những lần còn lại trong dãy số bấm giờ (số lần bấm giờ).

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 27


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

3. Tính thời hạn trung bình của dãy số (chỉ số lần được tính) và cộng thời
hạn trung bình của các bộ phận bước công việc hay thao tác, ta có thời hạn
trung bình của bước công việc hay thao tác đó.

D. Bước kết luận:

Dựa trên cơ sở các số liệu đã phân tích, nghiên cứu phương án lao động
hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc hay thao tác, theo hướng
giảm bớt số thao tác, động tác thừa, kết hợp các thao tác làm việc bằng tay vào
thời gian làm việc của máy, hoặc kết hợp làm việc đồng thời của hai tay giữa
bàn tay và chân; lập biện pháp tổ chức - kỹ thuật khắc phục những lãng phí
trong sản xuất, xây dựng mức thời gian (sản lượng) xác định khả năng thực hiện
mức, khả năng tăng năng suất lao động của công nhân.

IV. QUẢN LÝ MỨC

* Vì sao phải quản lý mức

1. Hiệu quả của công tác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc
xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà nó còn phụ thuộc nhiều vào
công tác quản lý mức của doanh nghiệp, tức là, đưa ra các mức xây dựng áp
dụng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức,
định kỳ xem lại và điều chỉnh mức.

2. Xây dựng mức là việc làm tốn nhiều công sức, nhưng không phải có các
mức xây dựng xong là đưa chót lọt, kịp thời vào sản xuất, nếu như các mức chưa
đủ sức thuyết phục (chưa có căn cứ khoa học) nếu công nhân chưa được chuẩn
bị, chưa sẵn sàng chấp nhận, chưa có nhận thức đầy đủ giữa quyền lợi và nghĩa
vụ, chưa được tạo đủ điều kiện để thực hiện mức, chưa có cơ chế kích thích thoả

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 28


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

đáng để làm việc với những mức có chất lượng cao…vì vậy đưa kịp thời vào
mức sản xuất là một bước thang của định mức lao động.

6.1. Đưa mức vào sản xuất.

Không chỉ là một quyết định ban hành mức mà phải có các cuộc họp phổ
biến, giải thích, phân tích, báo trước cho công nhân rõ về những mức được đưa
vào áp dụng, thu thập, nghiên cứu những phản ứng của công nhân để hoàn thiện
mức trước khi ban hạnh. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất, phải
có sự thống giữa Giám đốc với công đoàn doanh nghiệp.

Khi quyết định ban hành mức (đưa mức áp dụng vào sản xuất) cán bộ lãnh
đạo sản xuất, cán bộ định mức. Nếu là những mức mới, xây dựng cho những
viẹc mới đưa vào sản xuất, công nhân chưa có kinh nghiệm, thường người ta để
mức ở dạng "mức tạm thời" trong thời hạn ba tháng, để công nhân quen dần với
điều kiện công việc mới. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân
không hoàn thành mức, thu nhập thấp, so với khi làm việc với mức cũ, thì được
bù lương hoặc hơn mức thu nhập cũ.

Trong thời gian mức tạm thời nếu công nhân vẫn chưa làm quen được với
mức mới. Chưa hoàn thành được, người ta có thể kéo dài thêm thời gian tạm
thời của mức, cho đến khi công nhân hoàn thành được mức. Hoặc ngược lại,
chưa đến hết hạn tạm thời, nhưng công nhân đã làm quen được với công việc,
hoàn thành được mức thì người ta chuyển sớm mức tạm thời sang mức chính
thức và sử dụng mức để tính trả lương, thưởng cho nhân nhân.

6.2. Phân tích tình hình thực hiện mức

Sản xuất kinh doanh, không ngừng phát triển. Con người, công nghệ, công
cụ sản xuất, nguyên vật liệu, điều kiện lao động không ngừng đổi mới và có ảnh

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 29


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

hưởng lớn đến các mức áp dụng trong thực tế sản xuất. Phân tích tình hình thực
hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác
định mức lao động doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện mức, nhằm kiểm
tra sự chính xác của mức, phát hiện những mức sai, mức lạc hậu; phân tích khả
năng thực hiện mức của công nhân, tổ, phân xưởng, rút ra những kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến, phát hiện những tồn tại trong công tác định mức lao động, đề
ra biện pháp khắc phục. Phân tích tình hình thực hiện mức còn giúp ta phát hiện
những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân.

Các đối tượng phân tích

Phân tích tình hình thực hiện mức được tiến hành theo từng mức công việc,
theo từng công nhân, từng tổ sản xuất, từng phân xưởng và toàn bộ doanh
nghiệp.

1. Phân tích tình hình thực hiện mức được tiến hành theo từng bước công
việc nhằm phát hiện những mức sai, mức lạc hậu, kìm hãm việc nâng cao chất
lượng lao động, chuẩn bị tài liệu cho việc xem lại mức, điều chỉnh mức.

2. Phân tích thực hiện mức theo từng công nhân nhằm phát hiện những
công nhân tiên tiến và lạc hậu, nghiên cứu những nguyên nhân hoàn thành vượt
mức và không thực hiện được mức.

3. Phân tích thực hiện mức từng tổ, phân xưởng và toàn doanh nghiệp cho
phép đánh giá khả năng sản xuất từng đơn vị, tổng kết kinh nghiệm tổ chức sản
xuất, kinh nghiệm tiến hành định mức lao động.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 30


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

6.3. Xem lại mức và điều chỉnh mức

6.3.1. Vì sao phải xem lại và điều chỉnh mức

Các mức dù được xây dựng chính xác, có căn cứ khoa học, nhưng trong
quá trình thực hiện nhiều phương tiện, công nghệ sản xuất mới được áp dụng
trình độ thành thạo, kỹ năng sản xuất được nâng cao, các mức sai, mức lạc hậu
xuất hiện, kìm hãm tăng năng suất lao động, dẫn đến những sai sót trong đánh
giá thi đua, khen thưởng và trả lương cho công nhân.

Vì vậy việc định kỳ, thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức cũng là
một nội dung không thể thiếu của định mức lao động.

+ Mức sai là những mức khi xây dựng không tính đủ, tính đúng các điều
kiện tổ chức - kỹ thuật - công nhân thực hiện (thường cao hay thấp so với thực tế).

+ Mức lạc hậu là những mức không còn phù hợp với điều kiện thực tế để thực
hiện nó, do có sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ, tổ chức và trình độ công nhân.

Việc xem lại mức phải được đặt ra theo kế hoạch và thực hiện định kỳ 3, 6
tháng hay 1 năm, theo kế hoạch sản xuất doanh nghiệp.

Cần có cơ chế kích thích thoả đáng để động viên công nhân làm việc với
những mức có chất lượng cao (đơn giá cao hoặc thưởng cho những người làm
theo mức có căn cứ khoa học, hoặc phấn đấu tăng mức sản lượng, hoặc giảm
mức thời gian…)

Sau đây là ví dụ về chụp ảnh và bấm giờ

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 31


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Bảng 7.1: Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày làm việc

Nhà máy: sửa chữa ô tô


Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày làm việc
Phân xưởng: Cơ khí

Ngày quan sát Thời điểm bắt Thời điểm kết Thời gian Họ tên người
đầu quan sát thúc quan sát quan sát quan sát

Đặc điểm công nhân (chuyên Đặc điểm máy Đặc điểm của công việc
môn, cấp bậc, thâm niên) móc thiết bị

Đặc điểm tổ chức và phục vụ nơi làm việc

Phần quan sát

Số Độ dài thời Ký hiệu


Tên công việc Thời điểm Ghi chú
TT gian thời gian

Bắt đầu quan sát 7h00

1 Đi trễ 7h10 10 LPCN1

2 Lục tìm dụng cụ 7h25 15 LPCN2

3 Tra dầu mỡ vào máy 7h30 5 CK1

4 Nhận nhiệm vụ 7h50 20 CK2

5 Đọc bản vẽ 8h00 10 CK3

6 Nói chuyên với người bên cạnh 8h20 20 LPCN3

7 Nhận dụng cụ 8h40 20 CK4

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 32


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

8 Điều chỉnh máy 8h50 10 CK5

9 Cho chạy máy 10h10 80 TN1

10 Đi mài dao 10h30 20 PVKT11

11 Tiếp tục chạy máy 11h 30 TN2

Nghỉ ăn trưa từ 11h-12h30 90

12 Đi nhận vật liệu 12h30 20 LPKSx12

13 Cho máy chạy 14h30 100 TN3

14 Mất điện 14h55 25 LPKT1

15 Động cơ bị hỏng 15h30 35 LPKT2

16 Cho máy chạy 16h 30 TN4

17 Dọn dẹp dụng cụ 16h15 15 CK6

18 Về sớm 16h30 15 LPCN4

PHẦN TỔNG HỢP SỐ LIỆU

1. Thời gian được định mức:

+ CK = CK1 + CK2 + CK3 + CK4 + CK5 + CK6

= 5 + 20 + 10 + 20 + 10 + 15 = 80 ph

1
Qui định công nhân chính phải là m
2
Đi nhận vật liệu: Công nhân phục vụ phải mang đến cho công nhân đứng máy.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 33


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

+ PV = PVKT1 = 20ph

+ TN = TN1 + TN2 + TN3 + TN4

= 80 + 30 + 100 + 30 = 240 ph

=> TĐM = CR + PV + TN = 340ph

2. Thời gian không được định mức

+ LPCN = LPCN1 + LPCN2 + LPCN3 + LPCN4

= 10 + 15 + 20 + 15 = 60ph

+ LPKSX = LPKSX1 = 20ph

+ LPKT = LPKT1 + LPKT2 = 25 + 35 = 60ph

=> TKĐM = LPCN + KPKSX + LPTCKT = 140 ph

3. Hệ số sử dụng thời gian

340
a. Hệ số thời gian có ích: = 0,7083 = 70,83%
480

140
b. Hệ số thời gian lãng phí: = 0,2916 = 29,16%
480

240
c. Hệ số thời gian tác nghiệp = 0,5 = 50%.
480

4. Giả sử trong ngày chụp ảnh làm được 30 sản phẩm, nếu loại trừ 100%
thời gian lãng phí do áp dụng các biện pháp TCLĐKH thì sản lượng mới có thể
đạt tới 42 sản phẩm.

100  29.16
+ x = 29,16% => y = = 41,16%
100  29.16

+ 30 x 1,4116 = 42,48 (làm tròn 42 sản phẩm)

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 34


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Bảng 7.2: Phiếu bấm giờ

Xí nghiệp sửa chữa: H - Ngày quan sát 9/9 - Người quan sát

- Bộ phận cơ khí - Bắt đầu quan sát: 8h10 - Nguyễn Thành Tâm

- Tổ sản xuất: Chị V - Kết thúc quan sát: 9h50 - Người kiểm tra

- Thời gian quan sát: 1h40 Võ Xuân Hải

Công nhân Công việc Công cụ

- Họ và tên: - Bước công việc: Tarô êcu - Dùng etô để kẹp khởi

Phạm Thị Ngân - Cấp bậc công việc: 2/7 phẩm

- Nghề nghiệp: Thọ nguội - Số lượng: 1000 chiếc - Êtô được gắn cố định trên
giá đỡ cao 70cm
- Cấp bậc: 2/7 - Vật liệu: thép
- Tình hình chung tốt
- Thâm niên: 5 năm CT3 đưa từ lò rèn sang
- Dụng cụ cắt gọt
- Sức khoẻ: trung bình
- Tarô bằng thép cứng
- Hoàn thành mức tháng
trước: 103%

- Hoàn thành mức ngày


quan sá 105%

Tổ chức nơi làm việc

+ Tình hình chung: rộng rãi, công nhân đi lại thuận tiện

+ Tổ chức cung cấp vật liệu, dụng cụ: mang đến tận nơi làm việc

+ Giao nhận sản phẩm: ngay tại nơi làm việc

+ Hướng dẫn sản xuất: tổ trưởng sản xuất

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 35


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

+ Sửa chữa công cụ: tự làm

+ Nhiệt độ: 210 = 230

+ Ánh sáng: tốt

+ Thông gió: thoáng mát

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 36


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Số lần quan sát (giây) Số Hệ số ổn


Thời
lần
gian
Ký Tổng số quan
TT Nội dung quan sát Điểm ghi trung
hiệu thời gian sát có Thực Tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 bình/
hiệu tế chuẩn
lần
quả

1 Lấy và kẹp khởi - 5 ngón tay chạm khởi phẩm L 11 9 13 10 11 10 11 10 11 11 107 10 10,7 1,44 1,7
phẩm vào ê - tô - Tay phải rời khỏi tay quay
ê-tô

2 Ta - rô Tay phải dời khỏi tay quay ê- L 61 60 61 62 60 61 62 61 60 61 609 10 60,9 1,03 1,3

- Ta rô chạm bục gỗ

3 Tháo và để sản - Ta rô chạm bục gỗ L 9 7 9 10 9 8 9 9 10 9 89 10 8,9 1,42 2


phẩm ra bên - 5 ngón tay chạm khởi phẩm

 80,5

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 37


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Thời gian tác nghiệp 1 sản phẩm: 80,5 giây = 1 phút 20,5 giây = 1,34ph

BẢNG QUY ĐỊNH TẠM THỜI HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TIÊU CHUẨN

Phương pháp hoàn thành thao tác Thời gian kéo dài của thao tác

< 10 giây 11  30 giây 31  60 giây > 1 phút

Thủ công và sửa cơ khí 2 1,7 1,5 1,3

Hoàn thành cơ khí 1,5 1,3 1,2 1,1

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 38


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Tóm lược

1. Để tăng năng suất lao động cần phải biết số lượng tất yếu phải tiêu hao
để hoàn thành một khối lượng công việc, một sản phẩm, một chức năng nào
đó…tức là phải đo được số lượng lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất - đó
là các mức lao động.

2. Định mức lao động: cách thức tiến hành để đưa ra được các chỉ tiêu về
mức lao động, nói rộng hơn là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và thực
hiện các mức lao động.

3. Có các dạng mức lao động: mức thời gian (Mtg) mức sản lượng (Msl)
mức phục vụ (Mpv) mức thời gian phục vụ (Mtgpv) mức số lượng người phục
vụ (Mslnpv) mức quản lý (Mql), mức năng suất máy/ca.

4. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học tức là tính
đến đầy đủ những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc
những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện
tâm sinh lí xã hội và thẩm mỹ sản xuất được gọi là mức kỹ thuật lao động (mức
có căn cứ khoa học kỹ thuật).

5. Những mức không làm như trên mà chỉ dựa trên số liệu thống kê, kinh
nghiệm gọi là mức thống kê kinh nghiệm.

6. Quá trình sản xuất được chia thành các quá trình bộ phận: chuẩn bị sản
xuất, công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm, phục vụ sản xuất.

7. Bước công việc là một bộ phận của các quá trình bộ phận do một nhóm
gnười thực hiện trên một đối tượng lao động, tại một nơi làm việc nhất định.

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 39


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

Sơ đồ 7.2: Sơ đồ phân chia QTSX và bước công việc

Quá trình
sản xuất

Quá trình Quá trình Quá trình Quá trình


bộ phận 1 bộ phận 2 bộ phận n bộ phận n +1

Bước công Bước công Bước công Bước công


việc 1 việc 2 việc n việc n+1

được phân chia

Về mặt công Về mặt lao


nghệ động

Giai đoạn Thao tác


chuyển tiếp

Bước chuyển Động tác


tiếp

Cử động

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 40


Trung tâm Đào tạo E- Learning Cơ hội học tập cho mọi người

8. Thời gian làm việc được chia làm 2 nhóm lớn

+ Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất => thời gian được
định mức

+ Thời gian lãng phí => thời gian không được định mức

+ Thời gian được định mức (TĐM) gồm:

TCK, TPV, TNN, TTN

+ Thời gian không được định mức (TKĐM) gồm:

TLPKSX, TLPTCKT, TLPCN

9. 2 nhóm phương pháp định mức lao động: tổng hợp và phân tích

- Nhóm phương pháp tổng hợp gồm các phương pháp cụ thể: thống kê,
kinh nghiệm, dân chủ bình nghị

- Nhóm phương pháp phân tích gồm các phương pháp: phân tích khảo sát,
phân tích tính toán, phân tích so sánh điển hình.

10. Trong thực tế quản lí sản xuất, quản lí lao động thường sử dụng các
hình thức khảo sát:

- Chụp ảnh thời gian làm việc

- Bấm giờ bước công việc

- Kết hợp chụp ảnh và bấm giờ

11. Hiệu quả của công tác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc
xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học mà nó còn phụ thuộc nhiều vào
công tác quản lí mức tức là: đưa các mức đã xây dựng vào sản xuất, phân tích
tình hình thực hiện mức, xem lại mức và điều chỉnh mức lao động.

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Quản trị nhân lực - Bài 7 Trang 41

You might also like