CÂU HỎI ÔN TẬP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP - CƠ SỞ VĂN HÓA

1. Nêu các đặc trưng của văn hóa và phân tích một đặc trưng?
Khái niệm văn hóa: Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Các đặc trưng của văn hóa bao gồm:
 Văn hóa có tính hệ thống: Đặc trưng giúp phân biệt hệ thống với tập hợp; giúp phát triển những mối
liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, những
quy luật hình thành và phát triển của nó. => Văn hóa với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
VD: Hệ thống giáo dục, quân sự, hoặc Chùa, nhà thờ (VC) – giúp con người thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng
(TT).
 Văn hóa có tính giá trị: (văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác, từ tộc người này sang tộc người
khác)Tính giá trị cần thiết để phân biệt giá trị với phi giá trị, là thước đo mức độ nhân bản của của xã
hội và con người. => Văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ 2 là chức năng điều chỉnh xã
hội.
VD:
 Theo mục đích:
 Giá trị VC: phục vụ nhu cầu vật chất của con người: đường phố, chợ búa, nhà cửa …
 Giá trị TT: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn học…
 Theo ý nghĩa:
 Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa…
 Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện…
 Giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ): bản nhạc, bức tranh…

 Văn hóa có tính nhân sinh: (văn hóa phục vụ cho mục đích của con người) cho phép phân biệt văn hóa
như một hiện tượng của xã hội với các giá trị tự nhiên. => Văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người
với con người, thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.
VD: Đặt tên, truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: Ngũ hành sơn, Vịnh Hạ Long
 Văn hóa có tính lịch sử: (văn hóa trong mỗi thời kì có sự khác nhau) cho phép phân biệt văn hóa như
sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thê hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng,
chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn, đặc trưng này thực hiện chức năng giáo dục
VD: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghi, luật pháp…

2. Trình bày cấu trúc của văn hóa và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố
Văn hóa là hệ thống gồm nhiều thành tố. Có nhiều cách phân chia khác nhau gồm: chia đôi: Cấu trúc 2
phần, chia ba: cấu trúc 3 phần, chia bốn: cấu trúc 4 phần, …
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: Cấu trúc được chia thành 3 phần gồm: Nhận thức - Tổ chức - Ứng xử
 Văn hóa nhận thức:
Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa. Trong quá trình
tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy
được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về bản thân con người. Vậy nên hai vi
hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức là:
+ Nhận thức về vũ trụ
VD: Trái Đất xoay quanh Mặt Trời; Trái Đất có động lực và ngoại lực, lực hút trái đất; Âm dương luôn gắn
bó mật thiết với nhau; Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy;…
 Nhận thức về con người
VD: Con người có 5 giác quan, 5 chất nên cơ thể hoạt động theo nguyên lý ngũ hành; con người thừa
hưởng đặc điểm di truyền;…

1
 Văn hóa tổ chức:
Ở tiểu hệ văn hóa cộng đồng chia làm 2 vi hệ đó là:
+ Tổ chức đời sống tập thể: những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ
chức nông thôn, quốc gia, đô thị.
VD: Nền văn hóa sản xuất lúa nước, canh tác sản xuất trên một cánh đồng; Tinh thần chiến đấu mỗi khi đất
nước bị xâm lược. Cách tổ chức đời sống theo làng, xã, thôn, xóm. Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ
hội theo vùng miền;…
+ Tổ chức đời sống các nhân: những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục,
đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật. VD: Văn hóa giao tiếp ứng xử của từng cá nhân trong cộng đồng;
văn hóa ăn mặc, ở đi lại, …
 Văn hóa ứng xử:
+ Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm thiên nhiên, khí hậu, động
vật, thực vật,… Hệ thống văn hóa này bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng
đồng dân tộc với hai loại môi trường ấy, đó là:
* Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.
VD: Tận dụng động thực vật làm thức ăn, nước để uống; Tận dụng nắng mưa để trồng trọt; lấy đá làm công
cụ tạo ra lửa từ thời nguyên thủy; lấy gỗ làm nhà; tận dụng nắng làm năng lượng mặt trời, gió làm thủy
điện;…
* Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên
VD: Con người đối phó với môi trường: thiên tai (đắp đê), thu ngắn khoảng cách (giao thông), ứng phó với
thời tiết (nhà cửa, quần áo).
+ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội: Môi trường xã hội là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng, ,…
Hệ thống văn hóa này bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với
hai loại môi trường ấy, đó là:
* - Văn hóa tận dụng mối trường xã hội
VD: nhu cầu về quần áo, đồ điện tử, hoa, quả, bánh kẹo, xe cộ… bùng nổ vào thời điểm lễ hội hoặc năm
mới. Hay cách tiêu dùng, lối sống và phong cách ăn mặc của mọi người khác nhau trong các xã hội và nền
văn hóa khác nhau.
* Văn hóa đối phó với môi trường xã hội
VD: Là tránh đối đầu, tránh chiến tranh; Tham gia đánh giặc ở Việt Nam;…

2
Câu 3. Anh/Chị hãy phân tích các đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ. (TRANG)
=> - Nêu phân vùng văn hóa, vd như có 6 vùng văn hóa..
 Nêu quan điểm về xã hội văn hóa
 Phân tích đặc điểm của các vùng văn hóa
- Theo Tác giả Trần Quốc Vượng (năm 1997) phân văn hóa Việt Nam thành 6 vùng: Tây Bắc, Việt Bắc,
Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ
*Các vùng văn hóa Việt nam bao gồm:
+ Vùng văn hóa Tây Bắc
+ Vùng văn hóa Việt Bắc
+ Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
+ Vùng văn hóa Trung Bộ
+ Vùng văn hóa Tây Nguyên
+ Vùng văn hóa Nam Bộ
- Trong em cho rằng Vùng văn hóa Nam Bộ là đặc sắc nhất.
b. Vùng văn hóa Nam Bộ:
- Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét
văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập
nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông
rạch, đầm lầy “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật
quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng
cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất
và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông
dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông
rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc “thương nguời như thể thương thân” giúp
đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ
ai cũng thuộc lòng “một miếng khi đói bằng cả gói khi no” trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô
cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chài đôi, chải ba,
rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.
- Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ
nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay
bời rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động…nhưng mọi
người kiên cường bám trụ “đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về”. Bám rễ xanh cây
không chỉ có nghĩa lao động sáng tạo ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự
xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam
bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ
cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-
nghĩa-trí- dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, tham nhũng, xu nịnh,
những kẻ “tham phú phụ bần”. Nếu ai là người lương thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân
nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa
“tứ hải giai huynh đệ”, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật “anh em như thể tay chân” hay là
“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
- Nền kinh tế Nam Bộ: ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao lưu kinh
tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở,
giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang… của nông dân Nam bộ cơ bản là giống nhau.
- Nhưng nét riêng của mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà có câu ca “Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con”. Trai đi có vợ, gái
về có conở đây không chỉ có “đất quê ta mênh mông” hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim
đậu, sự lưu luyến về vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là
3
tình người nhân hậu thủy chung, “trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương” Hay như câu ca dao “Cần Thơ
gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về”. Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong
mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến khách nên
khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng “ngựa xe như nước áo quần như nêm”
và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Ðêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền
văn hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Chính vì phong cảnh
hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử, thuyền quyên mà “đi không nỡ, ở cũng đành”. Nói về hoạt
động văn hóa, văn nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần như đều
khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chị nông dân đi cấy cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ.
- Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc sống nông dân có thể
có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì
người nông dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Ðặc biệt là từ khi có Ðảng, có Bác Hồ lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông dân cả nước được
-Ðảng, được Hội Nông dân giáo dục, tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thì nông dân sục sôi lòng căm thù
thực dân, đế quốc và tay sai; lòng yêu nước được khơi dậy và phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ,
nên họ sẵn sàng tham gia cách mạng. Ðiều đó minh chứng là tổ chức Hội Nông dân (Nông hội đỏ) các tỉnh
Nam bộ từ Cao Lãnh, Sa Ðéc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Thủ
Dầu Một, Cà Mau… đã ra đời cuối những lăm hai mươi. Suốt chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh gian
khổ chống thực dân Pháp, Ðế quốc Mỹ và tay sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn sức người, sức của
cho sự nghiệp thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và thời đại. Hơn 25 năm sau giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Ðảng – theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, đã vượt qua bao khó khăn, thi đua lao động sản xuất và có thể nói đi đầu trong thời kỳ
đổi mới nông nghiệp nông thôn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện nghị quyết của Ðảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của các ngành, những năm qua nông
dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước xây dựng nền văn
hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây dựng “gia đình tiêu chuẩn” trước đây
và cuộc vận động “xây dựng gia đình nông dân văn hóa”, tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn
hóa hiện nay ngày càng có nhiều gia đình nông dân hưởng ứng và đạt danh hiệu đó. Cuối năm 2000 Hội
Nông dân các địa phương, cơ sở cùng mặt trận, ngành văn hóa Thông tin, các cấp chính quyền đã bình xét
hộ nông dân đại tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Kết quả các tỉnh Nam Bộ mỗi nơi 5-7 vạn, có tỉnh hơn 10 vạn
hộ “gia đình nông dân văn hóa”. Ðể đạt được gia đình nông dân văn hóa, cán bộ hội viên nông dân phải
phấn đấu làm nhiều việc tốt ích nước lợi nhà, cụ thể là thực hiện tốt các phong trào cách mạng theo sự
hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam. Và, Hội Nông dân các địa phương, cơ sở ở Nam bộ đã phối hợp
với các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, cùng chung lo nâng
cao dân trí, kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để thi đua sản xuất làm giỏi làm
giàu, tổ chức các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các hội thi kiến thức
nhà nông, hội trại nhà nông, nhà nông đua tài, liên hoan nghệ thuật nông dân, vận động nông dân tham gia
kinh tế hợp tác hợp tác xã… Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa
còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống nông dân.
Ðồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát
triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông dân và
làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm thủy chung, nghĩa tình mãi mãi rực rỡ,
ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

4
4: Nêu các điều kiện địa lý – khí hậu Việt Nam và phân tích ảnh hưởng của nó đến văn
hóa Việt Nam
TRẢ LỜI
 Khí hậu:
o Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn
mùa rõ rệt ở miền Bắc và hai mùa (mùa mưa và mùa khô) ở miền Nam,
nắng nóng mưa nhiều
o Lượng mưa: Cao và phân bố không đều, nhiều ở miền Bắc và miền Trung,
ít hơn ở miền Nam.
o Nhiệt độ: Trung bình từ 22-27°C, nhưng miền Bắc có mùa đông lạnh hơn và
mùa hè nóng hơn, miền Nam thì ấm áp quanh năm
 Môi trường:
o Sông nước
o Hệ thống sông ngòi: Phong phú, nổi bật là sông Hồng, sông Mã, sông Cả,
sông Đồng Nai, và sông Cửu Long.
o Địa lý: Ngã tư giao lưu => ảnh hưởng rõ đến văn hóa ứng xử, môi trường
tự nhiên
 Vị trí: Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc
giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và nam
giáp Biển Đông.
 Địa hình: Đa dạng với núi, đồng bằng, cao nguyên và bờ biển dài.
Địa hình trải dài từ cao nguyên đá vôi ở phía bắc đến đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 Yếu tố giao lưu văn hóa:
 Với vị trí địa lí giao điểm của các luồng văn hóa, quá trình phát triển lịch sử
- xã hội của Việt Nam đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các quan hệ giao lưu văn
hóa rộng rãi với Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây. Trong
đó, quan hệ với văn hóa vì Trung Hoa để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả; nó
khiến cho trong nhận thức của nhiều người có định kiến cho rằng văn hóa
Việt Nam chỉ là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa, là một bộ phận của nó;
trong khi thực ra thì vấn đề phức tạp hơn nhiều.

 Giai đoạn phát triển của tổ tiên người Hán:


 Giai đoạn đầu: Tổ tiên người Hán có nguồn gốc du mục từ tây bắc
(Trung Á), sau đó định cư tại thượng nguồn sông Hoàng Hà, phát
triển nền nông nghiệp khô (trồng kê, mạch) và tiến dần về phía đông,
thâu tóm lưu vực sông Hoàng Hà.
 Giai đoạn sau: Tổ tiên người Hán mở rộng lãnh thổ từ bắc xuống
nam, đến thời Tần-Hán, Trung Hoa trở thành một đế quốc rộng lớn,
tiếp thu văn hóa nông nghiệp lúa nước của Bách Việt ở phía nam sông
Dương Tử và phát triển thành văn hóa Trung Hoa rực rỡ.

5
Như đã nói Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ rất thích hợp cho việc
phát triển cây lúa. Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Đông Nam Á-Việt Nam được đặc trưng bởi
hệ thống sinh thái phôn tạp. Trong hệ thống sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá
thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật”. điều này được thể hiện trong bữa cơm của Người
Việt: cơm – rau – cá. Đó là một cơ cấu thiên về thực vật và trong số thực vật thì lúa gạo đứng hàng đầu.
Tục ngữ có câu: “cơm tẻ mẹ ruột”, “người sống vì gạo cá bạo vì nước”. Người ta không chỉ sử dụng gạo
trong những bữa cơm thường ngày,mà gạo còn được chế biến thành các đồ dâng cúng thần linh: gạo nếp
làm bánh trưng, bánh giày đay là hai thứ bánh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt.
Bánh trưng được gói bằng gạo nếp, lá dong, luộc nên mà màu vẫn còn xanh ngắt, không nhà nào không
có. Gạo tẻ thì được chê biên thành các long bánh như: bánh cuốn, bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh
trôi, phở, mì, bún.... mỗi loại bánh là đặc sản của từng vùng. Ví dụ như phở Hà Nội
không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được bạn bè nước ngoài biết đến.

Trong bữa cơm của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến rau quả. Năm ở một trong những trung tâm
trồng trọt Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt
Nam “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Rau thường được nấu canh, dùng tươi hoặc luộc, ít dùng những nước
sốt cầu kỳ có nhiều đạm như đĩa rau trộn sốt chứng, sữa quen thuộc trong cơ cấu bữa ăn của các nước
phương tây
Nói đến rau trong bữa ăn của người Việt không thể nhắc đến hai món đặc

thù là rau muống và dưa cà. Đây là hai món ăn dơn giản, dân dã nhưng lại gắn bó chặt chẽ với mỗi
người dân Việt Nam và khi đi xa ai cũng nhớ về:

“anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cò dầm tương”

Một đặc trưng của điều kiện tự nhiên Việt Nam là lắm sông, suối, ao hồ. Chính nơi đây là nguồn cung
cấp thực phẩm dồi dào cho người dân. Từ xưa họ đã tìm đến gần những con sông để sinh sống, đánh bắt
hải sản để phục vụ cho bữa ăn của mình. Ngoài cơm và rau, cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu
trong bữa cơm của người Việt. Từ cá người ta có thể chế biến ra nhiều các món ăn khác nhau như cá
kho, gỏi cá Đặc biệt từ các loại hải sản dánh bắt được người Việt đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt
là nước mắm và mắm các loại. Martin – Yan - Đầu bếp số một thế giới khi đến Việt Nam đã rất thán
phục món nước mắm chanh - đường - tỏi - ớt của người Việt.

Không giông những vùng có thảo nguyên rộng lớn - thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, ở Việt Nam
chăn nuôi gia súc chỉ bó hẹp trong hộ gia đình nên thực phẩm là cá nhiều – vì tận dụng được tự nhiên.
Còn thịt thì rất ít chủ yêu là thịt gà, bò trâu nên trong bữa ăn của người Việt thịt được xếp sau cùng.

Đồ uống – hút: đồ uống, hút truyền thống thì có trầu cau, thuốc lào, rượu, nước trẻ, nước vối... chúng
hầu hết là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt Đông Nam Á. Nó đã trở thành biểu tượng văn
hóa của người Việt Nam. Ăn trầu cau là phong tục lâu đời ở Việt Nam, nó cũng phổ biến ở

Đông Nam Á cổ đại. Nước ta là vùng có khí hậu nhiệ đới nên thích hợp cho cây trầu, cau phát triển.
Trầu cau có thể trồng khắp nơi trên đất nước hầu như làng nào cũng có, nhà nào cũng có giàn trầu và vài
ba cây cau. Lá trầu còn có tác dụng chữa đầy bụng, đau mắt, chữa các mụn làm mủ sưng tây... Trầu cau
có ý nghĩa triết lý nhân sinh tuyệt vời. Trầu cau là đạo ứng

xử bạn bè, hàng xóm, láng giềng, là keo sơn của tình nghĩa vợ chồng anh

Quan trọng đối với con người sau ăn là mặc. Nó giúp cho con người đối phó được với cái nóng, cái
lạnh, mưa gió... nhưng mặc không chỉ là để ứng phó với môi trường mà có ý nghĩa xã hội quan trọng.

6
Mặc trở thành cái không thể thiếu trong mục đích trang điểm, làm đẹp của con người. Mỗi dân tộc có
cách ăn mặc và trang sức khác nhau vì vậy cái mặc trở

thành biểu tượng văn hoá của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm, trang phục của người Việt Nam đã có
nhiều thay đổi, nhưng về c cơ bản vẫn thể hiện được cách ăn mặc của một vùng lúa nước chân lấm tay
bùn. Về chất liệu may mặc: để ứng phó với môi trường tự nhiên người

phương nam sở trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm của nghề
trồng trọt, những chất liệu này thoáng nhẹ, rất phù hợp với xứ nóng. Có các loại như tơ tăm, tơ chuối, tơ
đay, gai, sợi bông. Đồ mặc ở phía dưới của người phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là

cái váy. Sở dĩ trải qua bao thời đại cái váy vẫn được người dân ưa chuộng một phần vì đó là trang phục
truyền thống, một phần vì mặc váy không chỉ mát, ứng phó có hiệu quả được với khí hậu nóng bức, mà
còn rất phù hợp với công việc đồng áng. Đối với nam giới thì là cái khổ mặc khố mát, phù hợp với khí
hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động. Khi chiếc quần

thâm nhập vào Việt Nam nó được cải biến một cách linh hoạt thành quần lá vừa thích hợp với khí nóng
vừa thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp.
Về chất liệu may mặc: để ứng phó với môi trường tự nhiên người phương nam sở trường ở việc tận
dụng các chất liệu có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm của nghề trồng trọt, những chất liệu này thoáng
nhẹ, rất phù hợp với xứ nóng. Có các loại như tơ tằm, tơ chuối, tợ đay, gai, sợi bông. Đồ mặc ở phía
dưới của người phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là cái váy. Sở dĩ trải qua bao thời đại cái váy vẫn
được người dân ưa chuộng một phần vì đó là trang phục truyền thống, một phần vì mặc váy không chỉ
mát, ứng phó có hiệu quả được với khí hậu nóng bức, mà còn rất phù hợp với công việc đồng áng. Đối
với nam giới thì là cái khố mặc khố mát, phù hợp với khí hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động.
Khi chiếc quần thâm nhập vào Việt Nam nó được cải biến một cáển linh hoạt thành quần lá toạ vừa
thích hợp với khí nóng vừa thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp. Đồ mặc phía trên của phụ nữ là chiếc
yếm, đàn ông thì cởi trần. Có thành ngữ “váy vận yêm mang”, “cởi trần đóng khố” đã miêu tả rất chính
xác trang phục lao động truyên thông. Cách mặc với mục đích ứng phó với

môi trườn tự nhiên dần dần trở thành một quan niệm về cái đẹp của người

Việt Nam. Ngoài ra trong khi lao động họ còn mặc áo cánh, áo bà ba, áo tứ

thân.

Do gắn với hoạt động nông nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất nên các màu sắc thường
được chọn trang trang phục là màu gụ, màu/-strong/-heart:>:o:-((:-h2.3. Ở và đi lại

Việc ở: việc làm nhà cửa và các công trình kiến trúc thể hiện sự đối

phó với môi trường tự nhiên. Cuộc sống định cư là đặc điểm nổi bật của cư

dân nông nghiệp lúa nước. Ở những vùng thấp bằng phẳng thường làm nhà
trệt, bằng cột tre hoặc gỗ. Gắn với môi trường sông nước thì có những ngôi nhà thuyên, nhà bè, lập nên
những xóm chài, làng chài. Ở những vùng núi cao có những ngôi nhà sàn vừa ứng phó với lũ lụt hàng
năm, vừa tránh thú dữ. Việc chọn hướng nhà, chọn đất vừa liên quan đến thuật phong thuỷ vừa là cách
tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để ứng phó với nó. Hướng nhà thường được chọn là
hướng nam “lấy vợ hiền hoà làm nhà hướng nam”. Vì Việt Nam ở gần biển, trong khu vực gió mùa
trong bốn
hướng chỉ có hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất. Vừa tránh được cái
nóng từ phía tây, cái bão từ phía đông, và gió lạnh thôi về vào mùa rét từ

7
phía bắc, lại tận dụng được gió mát thổi đến từ phía nam vào mùa nóng. Về mặt kiến trúc theo lối nhà
cao cửa rộng, nhà ba gian, hai trái. Ngôi nhà còn là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn
hoá dân tộc. trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sàn với vách nghiêng và mái
cong hình thuyên. Người Việt Nam có truyên thông thờ cúng tổ tiên và hiêu khách cho nên ngôi nhà
Việt Nam dành ưu tiên gian giữa cho hai mục đích: phía trong là nơi đặt bàn thờ, phía ngoài là nơi tiếp
khách

Về đi lại: do địa hình Việt Nam nhiều đồi núi, mặt khác cuộc sống nông nghiệp của người dân Việt Nam
là đi gần - từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương...nên giao thông đường bộ kém phát triển. Bù lại Việt Nam
là vùng sông nước nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài bởi vậy mà
thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ.

8

Câu 5: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản trong văn hóa ẩm thực của người Việt?
TRẢ LỜI:
Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa nước, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt
Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em.
Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng
của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần
làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
 Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người việt:
 Tính tổng hợp: Tính tổng hợp trong nghệ thuật ăn uống (ẩm thực) của người Việt
trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản
phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả
với cá tôm...Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt
Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào,
nấu, luộc, kho... Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn.
 Tính cộng đồng và tính mực thước :Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như
ăn chung, hay còn gọi cách khác là bữa ăn gia đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa
ăn của người Viêt và thú uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện triết lý
thâm thúy về tính cộng đồng sống chết có nhau.
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống ” Ăn trong
nồi ngồi trong hướng”. Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là mực
thước, tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình trong âm dương
nó đòi hỏi ” ăn chậm nhai kĩ ”
Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng
chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết
đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu : Ăn hết bị đòn. ăn còn mất vợ ”
Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện qua nồi cơm và chén
nước mắm.
 Tính biện chứng , linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.
Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn
* Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là đôi đũa,
đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát từ những thứ
ăn những thứ ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá, nước mắm..)
* Biểu hiện ko kém quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ người
Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương bao gồm 3 mặt liên
quan mật thiết với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân bình âm dương trong cơ thể
và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân biệt thức ăn theo
5 mức âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ), ôn ( ẩm ), lương ( mát ),
bình ( trung tính ).
+ Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món chế biến có tính
đến sự quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để
điểu chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất quân bình
âm dương vì vậy mọi người bị ốm do quá ân cần ăn đồ dương và ngược lại ốm do quá
dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất.
+ Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì người Việt có tập
quán ăn uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là tận dụng tối đa môi
9
trường tự nhiên để phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự cân bằng biện
chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo mùa hay mùa nào thức ấy ” Mùa hè
cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè…”
+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết ,
phải đúng mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị
( chuối sau, cau trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm..). Thời điểm có giá trị còn
là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân
bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu chất dinh dưỡng ( trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non..)

Câu 6: Trình bày về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hóa rất đặc sắc và lâu đời với đa dạng các loại hình tôn giáo
và tín ngưỡng. Các tín ngưỡng nổi bật thì phải kể đến tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự
nhiên, sùng bái con người, thờ thành Hoàng làng, thờ Tứ bất tử hay thờ Mẫu tam phủ tứ
phủ….
 Trước hết, tín ngưỡng được hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, là sự thần
thánh hóa, thiêng hóa của con người đối với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nàođó.
Tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi
trường tự nhiên – môi trường xã hội. Tín ngưỡng không chỉ phản ánh nguyện vọng của
con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn phản ánh trình độ nhận thức về tự nhiên
xã hội và con người.

 Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng thiên nhiên qua đó
thể hiện ước vọng, niềm cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt. Người Việt là
cư dân nông nghiệp, sống bằng nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó, phụ thuộc vào tự
nhiên lại càng bền chặt. Việc cùng lúc phải phụ thuộc vào nhiều yếu tốc tự nhiên dẫn
đến việc người Việt theo tín ngưỡng đa thần, tức là cùng một lúc thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.

 Trước hết, tín ngưỡng này được thể hiện thông qua tục thờ các hiện tượng tự nhiên.
Người Việt từ xa xưa vẫn luôn tôn trọng và đề cao yếu tố nữ cùng với chất âm tính của văn hóa
nông nghiệp đã dẫn đến việc đồng nhất các vị thần với Nữ thần. Vì thế mà số lượng nữ thần
trong văn hóa của người Việt luôn chiếm ưu thế. Nổi bật nhất là các bà Mây, bà Mưa, bà Sấm,
bà Chớp. Sau này khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ thần này trở thành hệ thống
tín ngưỡng thờ Tứ Pháp – bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông
nghiệp. Đó là bốn vị: Pháp Vân (thần Mây), Pháp Vũ (thần Mưa), Pháp Lôi (thần Sấm), Pháp
Điện (thần Chớp). Ban đầu, Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu. Sau vì tính
chất linh ứng nên lan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ Bắc Bộ. Lòng tin của nhân dân vào Tứ
pháp lớn đến nỗi vào thời nhà Lí, triều đình đã phải nhiều lần rước tượng Pháp Vân về Thăng
Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc…

 Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian.
Thần không gian được hình dung theo Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần
coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo
địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển ( 12 vị thần mỗi vị coi sóc 1 năm
theo Tí, Sửu, Dần, Mão…) đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà
Mụ

 Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có tục thờ động vật và thực vật.
Các loại động vật mà cư dân Việt thờ phụng thường là những loài vật liên quan đến
sông nước, đến nông nghiệp. Người Việt có câu: Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng.
10
Theo truyền thuyết thì người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” (loài chim lớn) và là “giống
Rồng Tiên”. Những loài vật biểu trưng cho sức mạnh như chim hạc, rồng, rùa, hổ cũng xuất
hiện dày đặc trong đời sống của cư dân Việt: rồng được xuất hiện trên những kiến trúc chạm
khắc, điêu khắc ở các đình chùa; chim hạc thường xuất hiện theo cặp đôi ngậm ngọc minh châu
biểu tượng cho sự sang quý hay ngậm hoa sen biểu tượng cho giác ngộ; tục thờ “ông Hổ” thì ở
các chùa, miếu nào cũng xuất hiện. Không chỉ vậy, rùa – con vật biểu tượng cho sự trường thọ,
sinh lực và sức chịu đựng cũng là một trong những loài vật được thờ phụng phổ biến. Trong
kiến trúc Việt Nam, rùa thường được thể hiện cùng các linh vật khác trong cùng bộ tứ linh
nhưng phổ biến nhất là hình ảnh “rùa đội bia”, “rùa đội hạc” trong các đình, chùa. Bên cạnh đó,
tục thờ cá cũng rất phổ biến ở cư dân sống ven biển để cầu mong những chuyến ra khơi thuận
lợi, có cuộc sống bình yên no ấm. Ngoài ra, tục thờ ngựa và thờ voi cũng rất phổ biến trong các
đền, chùa ở Việt Nam như ngựa trắng được tôn lên làm thần và thờ ở đền Bạch Mã,;tượng voi
phục ở chùa Keo Hành Thiện, ..…

 Đối với cư dân trồng lúa như người Việt thì thực vật được tôn sùng nhất chính là cây
lúa. Tín ngưỡng thờ thần Lúa có mặt trên khắp cả nước, từ vùng của người Kinh cho đến
các dân tộc thiểu số. Trong các lễ hội thường sẽ có tục rước thần lúa. Tiêu biểu là lễ rước
thần lúa của người Ê – đê. Theo những người già ở buôn T’Liêr, cúng thần lúa phải trải
qua nhiều nghi thức khác nhau như: cúng thần gió, cúng cái cào cỏ, lễ trỉa lúa, lễ cầu
mưa, lễ cúng lúa sắp trổ bông, cúng ăn cơm mới,... Đồng bào Mạ ở tỉnh Lâm Đồng cũng
tổ chức lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm. Đó là lễ hội Yang Koi
– lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của họ. Trong lễ hội Trò Trám diễn ra vào sáng
ngày 12 Giêng, dân làng tổ chức rước lúa thần và diễn trò trình nghề Tứ dân chi nghiệp.
“Lúa thần” ở đây là một khóm lúa bông dài, hạt mẩy, được chọn từ vụ mùa năm trước
cùng với mộ cây mía đủ ngọn. Đám rước sẽ rước lúa thần đi quanh làng, về miếu Trám
và khóm “lúa thần” được đặt lên bàn thờ và phường Trám diễn trò nghề. Ngoài ra, cư dân
Việt cũng thờ một số loài cây xuất hiện sớm như cây Cau, cây Đa, cây Dâu.

11

You might also like