Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Bài Tập Nhóm


Nghề Luật và Phương Pháp Học Luật

Đề Tài
Phân tích khái niệm nghề luật sư và các dịch vụ pháp lý được cung
cấp bởi luật sư ở Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển của DVPL hiện
nay, theo nhóm sinh viên thì các luật sư ở việt Nam đứng trước cơ
hội và thách thức nào? Nhóm gợi ý gì để các luật sư nắm bắt được
các cơ hội và vượt qua các thách thức đó. Trong tương lai nhóm sinh
viên có thích hành nghề với chức danh luật sư không và tại sao?

Nhóm: 07
Lớp: N02.TL2

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 20/05/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội .
Nhóm: 07 Lớp: N02.TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 09 + Có mặt: 09 + Vắng mặt: 0

Tên bài tập: “Phân tích khái niệm nghề luật sư và các dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi
luật sư ở Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển của DVPL hiện nay, theo nhóm sinh viên
thì các luật sư ở việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức nào? Nhóm gợi ý gì để các
luật sư nắm bắt được các cơ hội và vượt qua các thách thức đó. Trong tương lai nhóm
sinh viên có thích hành nghề với chức danh luật sư không và tại sao?”
Kết quả như sau:
Đánh giá Đánh giá
của SV SV của giáo viên
STT Mã SV Họ và tên
ký tên Điểm Điểm GV
A B C
(số) (chữ) ký tên
1 471149 Lê Phương Anh X
2 471160 Bùi Ngọc Linh X
3 471163 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh X
4 471165 Nguyễn Thanh Hiền X
5 471168 Vũ Diễm Quỳnh X
6 471204 Nguyễn Thảo Nguyên X
7 471205 Phan Thùy Dương X
8 471210 Hoàng Mai Trang X
9 471225 Nguyễn Minh Huệ X

- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023
+ Giáo viên chấm thứ nhất: .................. Trưởng nhóm
+ Giáo viên chấm thứ hai: ....................
- Kết quả điểm thuyết trình: .................
- Giáo viên cho thuyết trình: ................
- Điểm kết luận cuối cùng
Giáo viên đánh giá cuối cùng:...............
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
NỘI DUNG .......................................................................................................... 1
1. Khái quát nghề Luật sư ở Việt Nam..............................................................1
1.1 Khái niệm....................................................................................................1
1.2 Tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề..............................................................2
1.2.1 Tiêu chuẩn............................................................................................2
1.2.2 Điều kiện..............................................................................................3
1.3 Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................3
1.3.1 Bảo vệ nền tư pháp..............................................................................3
1.3.2 Bảo vệ thân chủ....................................................................................4
2. Các dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam................................................5
2.1 Tham gia tố tụng........................................................................................5
2.2 Tư vấn pháp luật........................................................................................6
2.3 Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng....................................................7
2.3 Dịch vụ pháp lý khác..................................................................................7
3. Cơ hội và thách thức của Luật sư trong bối cảnh hiện nay........................8
3.1 Cơ hội.......................................................................................................... 8
3.1.2 Cơ hội việc làm.....................................................................................8
3.1.2 Cơ hội nâng cao năng lực.....................................................................9
3.2 Thách thức................................................................................................11
3.2.1 Cạnh tranh và đào thải......................................................................11
3.2.2 Rủi ro nghề nghiệp.............................................................................12
4. Quan điểm về nghề luật sư ở Việt Nam.......................................................13
KẾT LUẬN......................................................................................................... 15
Danh Mục Tham Khảo......................................................................................16
MỞ ĐẦU

Xã hội càng hiện đại, càng có nhiều ngành nghề ra đời để đáp ứng nhu cầu.
Ngành luật cũng không nằm ngoài xu thế này, khi hiện nay có rất nhiều ngành
nghề đa dạng liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Điều này thuận lợi nhưng cũng
khiến cho không ít sinh viên luật bỡ ngỡ không biết nên lựa chọn ngành nghề
nào phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. Vì vậy, nhóm sinh viên quyết
định lựa chọn nghiên cứu và làm rõ các vấn đề liên quan đến hành nghề Luật
sư ở Việt Nam để làm cơ sở trong việc xác định nghề nghiệp trong tương lai.

NỘI DUNG

1. Khái quát nghề Luật sư ở Việt Nam

1.1 Khái niệm

Định nghĩa: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo
quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).[1]
Ở Việt Nam, Luật sư là một chức danh đã có từ lâu đời. Theo nhiều tài liệu
sử học, thì chức danh này đã có từ thời nhà Lý với tên gọi “Sự”. Theo đó, Trong
bộ Hình thư của nhà Lý (1010-1225), có quy định về việc "thỉnh sự" cho phạm
nhân. Đây là việc người thân của phạm nhân xin một người có uy tín và học vấn
để làm "sự" (người biện hộ) cho phạm nhân trước công đường. Người "sự" có
quyền nêu lên lý do bào chữa cho phạm nhân và yêu cầu giảm nhẹ hình phạt.
Chức danh này sau đó tiếp tục được kế thừa và phát triển ở các triều đại phong
kiến tiếp theo như Nhà Hậu Lê, Nhà Nguyễn.[2]
Chức danh Luật sư lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là dưới thời kỳ
Pháp Thuộc, tuy nhiên Luật sư lúc này chỉ do người Pháp hành nghề và cũng

[1]
Điều 2 Luật Luật sư 2006 (Sửa đổi, bổ sung 2012 và 2015)
[2] Trương
Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam tập I,
Nhà Xuất bản Giáo dục, Tr. 131.

1
chỉ bảo vệ cho người có quốc tịch Pháp. Sau cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký sắc lệnh 46 ngày 04/10/1945 quy định thể thức tổ chức đoàn thể
luật sư, những tiêu chuẩn của luật sư trong Toà thượng thẩm Hà Nội và Sài Gòn,
đánh dấu việc thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động luật sư ở Việt Nam.

Hiện nay, nghề Luật sư ở Việt Nam đã vô cùng phát triển cả về số lượng
và chất lượng trở thành một chức danh quan trọng không thể thiếu trong quá
trình bảo vệ nền tư pháp. Hiến pháp và pháp luật hiện nay đều ghi nhận và bảo
đảm quyền bào chữa của bị cáo cũng như là quyền tự do hành nghề của Luật sư.

1.2 Tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề


1.2.1 Tiêu chuẩn

Điều 10 Luật Luật sư quy định về tiêu chuẩn hành nghề luật sư: “Công dân
Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua
thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì
có thể trở thành luật sư.”

Như vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn chung như là công dân Việt Nam trung
thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến Pháp và pháp Luật, có phẩm chất đạo đức tốt
và có sức khỏe bảo đảm để hành nghề như các chức danh tư pháp khác như
thẩm phán hay kiểm sát viên thì tiêu chuẩn riêng để hành nghề Luật sư gồm có
ba điều kiện sau:

Thứ nhất, đã có bằng cử nhân luật. Muốn trở thành luật sư trước đó cần
phải theo học tại các trường đại học đào tạo luật và có cấp bằng cử nhân luật.

Thứ hai, đã được đào tạo nghề luật sư. Căn cứ theo Điều 12 Luật Luật sư
quy định như sau: “1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo
nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. 2. Thời gian đào tạo nghề luật sư
là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được
2
cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật
sư.”

Thứ ba, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư. Điều 13 Luật luật sư
quy định: “Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người
quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức
hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này.”

1.2.2 Điều kiện

Về điều kiện hành nghề luật sư, để hành nghề Luật sư thì cần phải có hai
điều kiện sau là có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Chứng chỉ hành nghề luật sư là chứng chỉ được cấp sau khi cá nhân có đầy
đủ tiêu chuẩn để trở thành Luật sư đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả hành
nghề tập sự luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức. Đồng thời, sau khi
có chứng chỉ hành nghề luật sư, thì luật sư sẽ phải lựa chọn gia nhập một đoàn
Luật sư để hành nghề luật sư.

Tóm lại, chỉ khi có đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề theo quy
định của Luật thì một cá nhân mới được hành nghề với chức danh luật sư.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019
quy định: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc
lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xã
hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

1.3.1 Bảo vệ nền tư pháp

3
Sứ mệnh bảo vệ nền tư pháp đối với Luật sư là một giá trị cốt lõi truyền
thống của Nghề Luật sư. Vai trò của Luật sư góp phần thúc đẩy sự minh bạch,
công khai, dân chủ của quyền lực tư pháp được thực thi bởi Tòa án. Để thực thi
sứ mệnh này, Luật sư cần xây dựng và thường xuyên trau dồi phẩm chất, bản
lĩnh nghề nghiệp; sự thượng tôn pháp luật; sự chính trực; tôn trọng sự thật khách
quan bên cạnh kiến thức chuyên môn và sự am hiểu xã hội sâu rộng. Giữ và bảo
vệ sự độc lập tư pháp đối với Luật sư là “vũ khí pháp lý” sắc bén để tự bảo vệ
bản thân, phòng ngừa, loại bỏ, xử lý hiệu quả các rủi ro, bất trắc có thế xảy ra
trong hoạt động hành nghề.

1.3.2 Bảo vệ thân chủ

Luật sư đồng thời cũng là một ngành nghề mà cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ pháp lý liên quan như: tư vấn, đại diện, soạn thảo hợp đồng,…
Trong cuộc sống hàng ngày công dân thường có nhiều mối quan hệ với nhau và
với cơ quan, tổ chức. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh những mâu
thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên, đặc biệt là những vấn đề phải giải
quyết bằng con đường Tòa án. Thường công dân bị hạn chế bởi trình độ văn
hóa, sự hiểu biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình một cách đầy đủ và toàn diện. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh
nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lý
có hiệu quả nhất. Vì thế người luật sư có trách nhiệm phải đảm bảo sao cho dịch
vụ pháp lý mà mình cung cấp đạt được chất lượng cao nhất không phụ sự kỳ
vọng của khách hàng.

Luật luật sư đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ “Bảo vệ thân chủ” của người
Luật sư khi quy định về những điều bị cấm của một người Luật sư như sau: “a)
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng
vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo
quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
4
b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng
giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự
thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi
hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp
luật có quy định khác;

d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách
hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp
đồng dịch vụ pháp lý;”

2. Các dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam

Các dịch cụ pháp lý của Luật sư ở Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều
4 Luật luật sư. Theo đó có bốn nhóm dịch vụ pháp lý mà một Luật sư có thể
cung cấp bao gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng
cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác

2.1 Tham gia tố tụng

Đối với hình sự: Luật sư tham gia vào vụ án có thể do người bị buộc tội
nhờ bào chữa hoặc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào
chữa. Khi tham gia tố tụng, dù ở bất cứ giai đoạn nào thì Luật sư đều có vai trò
của một chủ thể gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Chính việc
thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó là Luật sư đã góp phần làm cho nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Diễn biến tại phiên tòa mọi chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tình tiết
tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; áp dụng các căn cứ nào về

5
hành vi, về cấu thành tội phạm để xác định tội danh; quyết định hình phạt, mức
bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý
nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa,
và Luật sư là người thúc đẩy để hoạt động tranh tụng diễn ra công khai để hướng
tới việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Đối với hành chính: Cử luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
trong phiên tòa hành chính, như khiếu kiện: quyết định thu hồi đất, quyết định
bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất, quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất…Tư vấn thủ tục kháng án sơ thẩm, thủ tục đề nghị xét xử Giám đốc
thẩm hành chính. Tư vấn trình tự, thủ tục đề nghị tạm hoãn thi hành bản án sơ
thẩm, phúc thẩm có hiệu lực để kháng án, kháng nghị thủ tục tố tụng tiếp theo.
Cử luật sư đại diện thay mặt theo ủy quyền tại phiên tòa xét xử vụ án. Thay mặt
đại diện theo ủy quyền thu thập chứng cứ tài liệu phục vụ cho việc xét xử. Đại
diện theo ủy quyền làm việc với các bên liên quan trong việc thi hành bản án
hành chính. Tư vấn luật, cung cấp thông tin và tranh tụng lĩnh vực khác theo
yêu cầu.

Đối với dân sự: Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, luật sư có quyền thu
thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi tòa án thụ lý vụ án dân sự. Quá trình
tham gia tranh tụng, luật sư được trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập
luận về đánh giá chứng cứ, pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

2.2 Tư vấn pháp luật

Đây là công việc mà phần lớn luật sư sẽ thực hiện trong quá trình hành
nghề. Luật sư thực hiện hoạt động tư vấn nhằm giải đáp kiến thức về pháp luật
hoặc đưa ra các hướng giải quyết tối ưu cho khách hàng của mình dựa trên kiến
thức, kinh nghiệm pháp lý của mình.

6
Có thể tư vấn dưới nhiều dạng hình thức khác nhau như: Trả lời các câu
hỏi thắc mắc qua email, trang web, tài khoản cá nhân, điện thoại… hoặc tư vấn
trực tiếp cho khách hàng khi khách hàng đến các văn phòng luật sư. Luật sư làm
việc riêng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ đề xuất, kiến nghị những
hoạt động pháp lý tối ưu cho thân chủ.

2.3 Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

Khi khách hàng cần phải thực hiện các hoạt động pháp lý nhưng lại không
thể trực tiếp thực hiện thì họ sẽ ủy quyền cho Luật sư tiến hành các công việc
này. Đầu tiên, khách hàng sẽ ủy quyền cho người Luật sư thông qua giấy ủy
quyền. Lúc này, người luật sư cần xác định phạm vi ủy quyền và thời hạn ủy
quyền để tiến hành công việc. Người luật sư có trách nhiệm thực hiện công việc
ủy quyền một cách trung thực, nghiêm túc, kịp thời; bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho người ủy quyền; báo cáo kết quả công việc cho người được trợ giúp
pháp lý hoặc người ủy quyền; bảo mật thông tin liên quan đến công việc ủy
quyền; tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và các quy định của pháp
luật.

2.3 Dịch vụ pháp lý khác

Các công việc mà Luật sư có thể làm trong nhóm dịch vụ này rất đa dạng
và phụ thuộc vào khả năng của người luật sư. Người Luật sư nếu có khả năng
ngoại ngữ tốt có thể tiến hành dịch thuật các văn bản pháp lý, hợp đồng quốc tế.
Luật sư cũng có thể soạn thảo các mẫu hợp đồng theo yêu cầu của các bên.
Ngoài ra không chỉ bảo vệ thân chủ trong hoạt động tố tụng, người Luật sư cũng
có thể trở thành người bảo vệ trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài
thương mại, người hòa giải trong quá trình hòa giải hay người đàm phán, thương
thảo. Mỗi loại dịch vụ sẽ yêu cầu người Luật sư phải có kỹ năng chuyên biệt để
tiến hành sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng.

7
3. Cơ hội và thách thức của Luật sư trong bối cảnh hiện nay

Trong quá trình phát triển, Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia có tốc độ hội nhập, phát triển kinh tế số dẫn đầu trong khu vực Đông
Nam Á. Sự phát triển nhanh chóng đó mang đến rất nhiều cơ hội và cả những
thách thức không nhỏ đối với mọi ngành nghề, trong đó bao gồm cả nghề Luật
sư.

3.1 Cơ hội

3.1.2 Cơ hội việc làm

Kinh tế càng phát triển thì vai trò, tầm ảnh hưởng của pháp luật sẽ càng
sâu rộng và vị thế của Luật sư sẽ càng được coi trọng. Pháp luật len lỏi xuyên
suốt trong toàn bộ cuộc sống của con người, tư các hoạt động đời thường đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng có thể nói rằng không một
lĩnh vực nào lại không cần đến sự hiểu biết về pháp luật. Và vì thế, tạo thêm
nhiều cơ hội việc làm cho nghề Luật sư ở Việt Nam, đặc biệt là những hoạt động
pháp lý chỉ có Luật sư mới có thể thực hiện.

8
Ở nước ta, trong những năm qua mặc dù Nhà nước đã quan tâm đến việc
phát triển đội ngũ Luật sư, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ Luật sư trên tổng số dân còn
tương đối thấp: theo thống kê thì tính đến cuối năm 2020 Việt Nam có 15.107
Luật sư trên tổng dân số là 97.582.700 người, tức là chỉ khoảng 1 Luật sư/6.000
dân [3], Như vậy, dư địa tăng trưởng cho Luật sư vẫn còn rất nhiều để có thể đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Xu thế toàn cầu hóa đồng thời cũng giúp cho hoạt động của Luật sư không
chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng cơ hội hành nghề đối với
các đối tác nước ngoài, làm việc xuyên biên giới, với đa dạng về đối tác, loại
hình và nội dung dịch vụ cung ứng.

Tóm lại, với việc nhu cầu của người dân sử dụng các dịch vụ pháp lý cung
cấp bởi luật sư ngày càng tăng cao, dư địa tăng trưởng đối với nghề luật sư còn
rất lớn cả trong và ngoài nước thì có thể đánh giá nghề Luật sư trong thời gian
tới sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh để theo kịp tốc độ phát triển đời sống kinh
tế và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho những người theo đuổi nghề luật sư ở
Việt Nam.

3.1.2 Cơ hội nâng cao năng lực

Dựa vào bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự lớn mạnh
về đội ngũ và trình độ của Luật sư Việt Nam. Cơ hội của việc hành nghề luật
trong điều kiện hội nhập toàn diện của Việt Nam là giới hành nghề luật Việt
Nam được tiếp cận với một thị trường dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và rộng lớn.
Nếu trước đây các dịch vụ pháp lý phi hình sự được cung ứng chủ yếu là việc
tham gia các vụ tranh tụng về kinh tế và dân sự của các đơn vị kinh tế và cá
nhân trong nước, việc soạn thảo và thương lượng các hợp đồng kinh tế thường

[3]
“Hội nghị Tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động Năm 2021”,
Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam.
9
được bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp tự thực hiện. Chính vì vậy mà
hoạt động tư vấn của luật sư rất hạn chế. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa, song song với làn sóng đầu tư từ nước ngoài đổ vào trong nước, những loại
hình kinh doanh trong nước ngày càng đa dạng và phức tạp hơn như lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, thị trường chứng khoán, thị trường công cụ tài chính. Đặc biệt,
các doanh nghiệp trong nước trong quá trình mở rộng tầm kinh doanh của mình
ra thế giới đã phải đương đầu với những hệ thống “phòng thủ thương mại” và
“chế tài quốc tế” như những vụ kiện chống phá giá, vụ kiện ở trọng tài thương
mại quốc tế. Những sự kiện này đã vượt quá khả năng của các doanh nghiệp,
vốn không chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực pháp lý. Có thể nói rằng thị
trường cung ứng dịch vụ pháp lý được tạo ra từ những thị trường kinh doanh
của các doanh nghiệp. Loại thị trường phát sinh này tuy rộng lớn nhưng không
dành cho tất cả các luật sư, để nắm bắt vận dụng được thời cơ này đòi hỏi người
luật sư phải có những phẩm chất, kiến thức kinh doanh quốc tế nhất định.

Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới, tự nó cũng tạo ra những cơ hội hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý ngày càng mở rộng, tạo
tiền đề cho việc học tập nâng cao kỹ năng hành nghề luật của giới luật sư Việt
Nam từ các hãng luật nước ngoài.

Ví dụ: VILAF – Hồng Đức, một hãng luật Việt Nam thuần túy đã đạt được
sự công nhận quốc tế trong 3 năm liên tiếp gần đây với các danh hiệu “Hãng
Luật Quốc gia” do tạp chí uy tín International Financial Law Review bình chọn.
Đó là kết quả của một quá trình học tập nâng cao nghề nghiệp không ngừng từ
các hãng luật quốc tế có bề dày hoạt động hàng trăm năm tuổi.[4]

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh pháp lý giúp cho giới luật sư
Việt Nam cơ hội “đi tắt, đón đầu” được tiếp nhận, được chuyển giao, những

[4] Ngô
Thanh Tùng, “Luật Sư Việt Nam: Cơ Hội Và Thách Thức”, Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí
Minh (Truy cập 20/05/2023) http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=122
10
phương pháp lý luận và kỹ năng hành nghề, phương pháp tổ chức quản lý hãng
luật chuyên nghiệp, đã từ lâu được xây dựng thành những quy chuẩn nghề
nghiệp mẫu mực ở các nước phát triển. Có thể nói rằng hợp tác quốc tế toàn
diện bằng sự chuyển giao công nghệ đã nâng đội ngũ hành nghề luật Việt Nam
lên một tầm cao mới.

3.2 Thách thức

3.2.1 Cạnh tranh và đào thải

Với sự phát triển của nghề luật sư Việt Nam những năm gần đây, nghề này
đang đối mặt với vô vàn thách thức bên lề những cơ hội phát triển ngành nghề
này. Đầu tiên, phải kể đến áp lực cạnh tranh giữa các luật sư trên hai thành phố
lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển kinh tế không đồng đều
tại Việt Nam và sự mất cân đối về mặt địa lí đã dẫn đến số lượng không nhỏ
luật sư đã tập trung đông về hai thành phố này, việc cạnh tranh trở nên gay gắt
để tồn tại và phát triển trong đội ngũ luật sư. Sự cạnh tranh này được diễn ra
trên rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là chuyên môn dịch vụ và thương mại. Các công
ty, văn phòng luật sư nhắm đến việc cung ứng cho các khách hàng, doanh nghiệp
bằng những dịch vụ với chất lượng chuyên môn cao, quy tụ những nhân sự với
bằng cấp giỏi nhất, uy tín nhất. Không chỉ vậy, họ còn cạnh tranh những vị trí
của văn phòng, chiến lược tuyển dụng ngày càng được chuyên môn hóa và có
tính kỉ luật cao. Từ đó nảy sinh ra một số vấn đề bên cạnh như: sự hợp tác giữa
môi trường pháp lý bị rào cản do sự mâu thuẫn về lợi ích, tính cạnh tranh cao
mang đến những thủ đoạn tinh vi trong việc cạnh tranh khách hàng trong cùng
một khu vực nhỏ,…

Không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ ở trong nước mà hiện nay dưới
tác động của quá trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam tích cực tham gia vào các
hiệp định thương mại và tiến hành mở cửa thị trường dịch vụ pháp luật cho các

11
doanh nghiệp nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh tăng cao hơn nữa. Có thể
kể đến nhiều hãng luật nước ngoài hiện nay đã xuất hiện tại Việt Nam như:
Mayer Brown JSM, Hogan Lovells International LLP, Frasers Law Company,
Baker McKenzie, Tilleke & Gibbins,…Đây đều là các doanh nghiệp pháp luật
nước ngoài có quy mô lớn, nguồn lực phong phú, kiến thức chuyên sâu và uy
tín trên thị trường quốc tế cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng luật trong nước.

Gần đây sự nổi lên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng trong lĩnh
vực pháp luật cũng gây ra nhiều tranh cãi liệu AI có thể thay thế luật sư trong
việc đưa ra các dịch vụ pháp lý hay không? Và nếu có thể thì AI sẽ khiến cho
nghề Luật sư biến mất hoàn toàn trong tương lai hay không như những nghề
nghiệp khác?

Ví dụ: Tháng 2/2023, Lần đầu tiên trên thế giới một AI có tên là
RobotLawyer do DoNotPay phát triển tiến hành bào chữa cho thân chủ trong
một vụ án liên quan đến lái xe quá tốc độ. Và nhà phát triển đã tuyên bố rằng
“Rất nhiều luật sư trong tương lai sẽ bị thay thế bởi RobotLawyer”.[5]

3.2.2 Rủi ro nghề nghiệp

Quá trình phát triển của đời sống kinh tế mang tới cho luật sư nhiều cơ hội
nhưng cũng đồng thời khiến cho luật sư phải đối mặt với những thách thức chưa
từng có tiền lệ và khiến cho ngày càng có nhiều rủi ro trong quá trình hành nghề
Luật sư.

Các luật sư đứng trước thử thách của những người hành nghề luật đó chính
là đạo đức, nghề nghiệp và đồng tiền. Một quy tắc quan trọng trong nghề luật
sư đó chính là “không được để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai lệch mục đích của nghề luật sư”, quy tắc

[5]
Alice Cooke, “'Robot lawyer' creator says a lot of attorneys 'should be replaced' by AI”, Interesting
Engineering, 16/01/2023 (Truy cập 20/05/2023). https://interestingengineering.com/innovation/ai-
robotlawyer-replace-lawyers
12
này đã thể hiện được tầm quan trọng trong đạo đức của nghề luật sư luôn được
đặt lên hàng đầu cùng với chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Nhưng thực tế
thì cũng có không ít trường hợp các luật sư vì trục lợi cá nhân mà làm trái với
những quy tắc mang tính cốt lõi này. Vì vậy, không thiếu những vụ việc luật sư
lại chính là những người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc sử dụng công nghệ trong quản
lý hồ sơ, sổ sách có thể dẫn tới thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp bị rò rỉ. Theo số liệu từ Kaspersky Security Network, Việt Nam đứng
thứ 9 trong số top các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới năm
2022.[6] Đặc thù của nghề Luật sư là phải hiểu biết tường tận các thông tin của
khách hàng, có trách nhiệm bảo mật thông tin, hồ sơ mà khách hàng cung cấp.
Do vậy, thực tế là đang có một áp lực không hề nhỏ đối với Luật sư trong việc
bảo mật thông tin của khách hàng trong tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam
đang còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại như hiện nay.

4. Quan điểm về nghề luật sư ở Việt Nam

Nhóm sinh viên qua quá trình học tập và nghiên cứu đã được tiếp xúc cũng
như tìm hiểu về các nghề luật khác như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Pháp chế
doanh nghiệp, Trọng tài viên, … hoặc với các ngành nghề khác trong xã hội
như giáo viên, bác sĩ, quân đội,.... Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ở nghề luật
sư có những thế mạnh nổi trội hơn so với các ngành nghề khác khiến chúng tôi
mong muốn theo đuổi con đường trở thành Luật sư.

Thứ nhất, Mức thu nhập. Thu nhập của ngành nghề luôn là một trong
những yếu tố hàng đầu mà mọi sinh viên nghĩ tới trước khi quyết định gắn bó
với một công việc nào đó. Thu nhập của nghề không chỉ phản ánh mức sống

[6] Kaspersky Báo Cáo Tổng Kết An Ninh Mạng Năm 2022.
13
của sinh viên khi đi làm mà còn phản ánh được khả năng gắn bó, kiên trì của
sinh viên với nghề nghiệp đã lựa chọn có lâu dài hay không?

Theo thống kê của Tổng cục Thuế Việt Nam năm 2014, thu nhập bình quân
của những luật sư chuyên nghiệp ở Việt Nam khoảng 20-30 triệu/ tháng. Luật
sư có thu nhập cao nhất Việt Nam lên đến 1,7 triệu đô/ tháng (tương đương với
38,6 tỷ VNĐ).[7]

Thứ hai, Luật sư là một nghề cao quý. Nghề luật sư từ lâu đã có một vai
trò quan trọng trong xã hội khi được xếp ngang hàng với những nghề nghiệp
cao quý khác như Bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, …Vì vậy, khi trở thành luật sư, thì
mặc nhiên chúng ta sẽ nhận được sự tôn trọng tới từ những người xung quanh.

Năm 2019, Tổ chức Giáo dục từ thiện Varkey Foundation đã thực hiện một
cuộc khảo sát tại 35 quốc gia, nhằm thu thập ý kiến về việc đâu là những nghề
nghiệp được ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Và theo cuộc khảo sát, nghề luật sư
được xếp hạng là nghề danh giá thứ hai trên thế giới (9.5%) chỉ sau nghề bác sĩ

[7]
“Mức lương của luật sư ở Việt Nam cao hay thấp”, Diễn đàn nghề luật, 22/09/2017 (Truy
cập ngày 20/05/2023). https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/luong-cua-luat-su-tai-viet-nam.html
14
(11.6%).[8] Như vậy có thể thấy không chỉ riêngViệt Nam mà trên toàn thế giới,
Luật sư vẫn luôn được nhìn nhận là những người có tác phong làm việc chuyên
nghiệp và có mức thu nhập đáng mơ ước.

Thứ ba, Cơ hội việc làm rộng mở. Để cân nhắc lựa chọn một nghề thì sinh
viên cũng rất quan tâm đến cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhu cầu thị trường
càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến càng rộng mở. Theo
Liên Đoàn luật Sư Việt Nam, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 140000 luật sư
và khoảng 4000 tổ chức hành nghề luật.[9] Con số này dù đã tăng lên đáng kể so
với giai đoạn trước đó tuy nhiên về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của nước ta hiện nay. Theo một số báo cáo của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số lượng các vụ việc dân sự và vụ án hình
sự có Luật sư tham gia bào chữa chiếm khoảng gần 20% trên tổng số.[10] Con
số này cho thấy, sự đóng góp của đội ngũ luật sư vào hoạt động tư pháp còn khá
khiêm tốn và còn cơ hội mở rộng trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, nhóm sinh viên cũng đã làm rõ một số vấn đề trong hành
nghề Luật sư ở Việt Nam. “Cơ hội thì luôn đi kèm với thách thức” nghề luật sư
có danh tiếng và thu nhập cao nhưng cũng đồng thời đi kèm là sự vất vả, cám
dỗ. Có thể thấy Luật sư không phải là nghề nghiệp duy nhất mà sinh viên luật
có thể làm nhưng chắc chắn đây là một trong những ngành nghề đáng để theo
đuổi nhất.

[8] Châu Anh, “Danh sách 10 nghề nghiệp danh giá nhất trên thế giới”, Tạp chí Tài Chính,
27/01/2019. (Truy cập 20/05/2023). https://tapchitaichinh.vn/danh-sach-10-nghe-nghiep-danh-gia-
nhat-tren-the-gioi.html
[9] Báo cáo số 09/BC-LĐLSVN.
[10] Sổ Tay Luật Sư Tập 1 “Luật Sư và Hành Nghề Luật Sư”, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và Jica

Pháp luật 2020, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2017.
15
Danh Mục Tham Khảo

1. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương
lịch sử Việt Nam tập I, Nhà Xuất bản Giáo dục.
2. “Hội nghị Tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt
động Năm 2021”, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam.
3. Ngô Thanh Tùng, “Luật Sư Việt Nam: Cơ Hội Và Thách Thức”, Đoàn
Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh (Truy cập 20/05/2023)
http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=122
4. Alice Cooke, “'Robot lawyer' creator says a lot of attorneys 'should be
replaced' by AI”, Interesting Engineering, 16/01/2023 (Truy cập 20/05/2023).
https://interestingengineering.com/innovation/ai-robotlawyer-replace-lawyers
5. Kaspersky Báo Cáo Tổng Kết An Ninh Mạng Năm 2022.
https://phanmemkaspersky.vn/kaspersky-bao-cao-tong-ket-an-ninh-mang-
nam-2022/
6. “Mức lương của luật sư ở Việt Nam cao hay thấp”, Diễn đàn nghề luật,
22/09/2017 (Truy cập ngày 20/05/2023). https://nhanlucnganhluat.vn/tin-
tuc/luong-cua-luat-su-tai-viet-nam.html
7. Châu Anh, “Danh sách 10 nghề nghiệp danh giá nhất trên thế giới”,
Tạp chí Tài Chính, 27/01/2019. (Truy cập 20/05/2023).
https://tapchitaichinh.vn/danh-sach-10-nghe-nghiep-danh-gia-nhat-tren-the-
gioi.html
8. Báo cáo số 09/BC-LĐLSVN.
9. Sổ Tay Luật Sư Tập 1 “Luật Sư và Hành Nghề Luật Sư”, Liên Đoàn
Luật Sư Việt Nam và Jica Pháp luật 2020, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật,
2017.

16

You might also like