De Cuong On Tap Vat Ly 9 Hkii 22-23

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 9 HỌC KÌ II

Năm học 2022 - 2023

A. LÍ THUYẾT
1. Hiện tượng khúc xạ AS là gì? so sánh hiện tượng khi tia sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại
2. Thấu kính hội tụ: Đặc điểm của thấu kính hội tụ?Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
3. Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính?
4. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
5. Thấu kính phân kì(TKPK): Cấu tạo, Ảnh tạo bởi TKPK:
6. Trình bày cấu tạo của mắt: Thế nào là điểm cực viễn, điểm cực cận ?
7. Hãy nêu đặc điểm của mắt cận và mắt lão ? Cách khắc phục?
25
8. Kính lúp: * Công thức tính số bội giác của kính lúp: G = , trong đó f là tiêu cự của thấu kính.
f
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính:
A.Có phần rìa dày hơn phần giữa C. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau. D. Có phần giữa và rìa mỏng như nha
Câu 2: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính Trong
các vị trí của vật sau đây, vị trí nào cho ảnh nhỏ hơn vật?
A. 6cm B. 12cm C. 24cm D. 36cm
Câu 3: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, AB là vật sáng, A'B' là ảnh thật cùng nằm trên trục chính của thấu
kính, d là khoảng cách giữa vật và thấu kính. Trong các vị trí sau đây, vị trí nào khoảng cách giữa ảnh và vật là
nhỏ nhất?
A. d = f B. d > f C. d = 2f D. d > 2f
Câu 4: Kính lúp được dùng để quan sát:
A. Trận bóng đá trên sân vận động. B. Bề mặt của mặt trăng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. Kích thước của nguyên tử.
Câu 5: Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ
không? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Không có B. Có. Khi góc tới gần bằng 900
C. Có. Khi góc tới bằng 00 D. Có. Khi góc tới = 450
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng nhất: Ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính phân kì không bao giờ:
A. là ảnh thật B. là ảnh ảo C. cùng chiều D. nhỏ hơn vật
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của mắt là:
A. Thể thủy tinh là một thấu kính phân kì C. Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cự.
B. Tiêu cự của thể thủy tinh không thay đổi được. D. Màng lưới của mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ.
Câu 8: Một người mắt cận có điểm cực viễn Cv cách mắt 100cm. Hỏi người đó phải dùng loại thấu kính gi? Có
tiêu cực bao nhiêu?
A. Thấu kính hội tụ có điểm tiêu cự 100cm B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
Câu 9: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu
kính 16cm. Thấu kính có tiêu cự 12cm. Ảnh cao gấp mấy lần vật
A. 16 lần B. 12 lần C. 4 lần D. 3 lần
Câu 10: Khi nhìn lâu một vật mà muốn đỡ mỏi mắt người ta thường để vật ở
A. Điểm cực cận Cc B. Điểm cực viễn Vv
C. Trong khoảng nhìn rõ của mắt từ điểm cực cận đến điểm cực viễn D. Ngoài khoảng cực viễn
Câu 11: Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cùng thì
A. Mắt không có tật phải điều tiết tối đa B. Mắt không có tật không cần điều tiết
C. Mắt viễn thi không phải điều tiết D. Mắt cận thị không phải điều tiết
Câu 12. Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
A. từ điểm cực viễn đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực.
C. từ điểm cực cận đến mắt. D. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
Câu 13: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở:
A. trên màng lưới của mắt. B. trước màng lưới của mắt.
C. sau màng lưới của mắt. D. trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.
Câu 14. Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm
1
A. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt. B. trùng với điểm cực cận của mắt.
C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. D. trùng với điểm cực viễn của mắt.
Câu 15. Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
A . Làm ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới B. Làm tăng khoảng cách từ vật đến ảnh
C. Làm giảm khoảng cách từ vật đến ảnh D. Cả A B C đều đúng.
Câu 16: Một người có khả năng nhìn rõ các vật đặt trong khoảng cách mắt từ 25cm đến rất xa. Hỏi mắt người ấy
có bị tật gì không?
A. Mắc tật lão. B. Mắc tật cận thị. C. Không mắc tật gì. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1,
thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì
A. A1B1 < A2B2. B. A1B1 = A2B2. C. A1B1 >A2B2. D. A1B1  A2B2
Câu 18: Biết khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt một người là 45cm. Thấu kính nào trong 4 thấu kính
dưới đây có thể dùng làm kính cận thị cho người ấy?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 45cm. B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 45cm.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 22,5cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 22,5cm.
Câu 19: Trên giá đỡ của một kính lúp có ghi 2,5x. Đó là:
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5cm. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5cm.
Câu 20: Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất?
A. Nhìn vật ở điểm cực cận. C. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
B. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. D.Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.
Câu 21: Mắt của một người già có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là TK:
A. hội tụ có f = 50cm. B. hội tụ có f= 25cm. C. phân kỳ có f= 50cm. D. phân kỳ có f= 25cm.
Câu 22: Một người có khả năng nhìn rõ các vật trước mắt từ 10cm trở ra đến 40 cm. Hỏi mắt người ấy có tật gì
không? A. Mắt tật lão thị. B. Mắt tật cận thị. C. Mắt tật viễn thị. D. Không mắc tật gì.
Câu 23: Ảnh của một vật thu được qua thấu kính phân kỳ có độ cao bằng nửa vật. Tiêu cự của thấu kính là 30cm.
Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
A. 15cm. B. 20cm. C. 30cm. D. 10cm.
Câu 24: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là
A. f = 5cm. B. f = 5mm. C. f = 5dm. D. f = 5m.
C.TỰ LUẬN
Bài 1 : Hình vẽ bên cho trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng sáng, A’B’ là ảnh của AB.
a. Hãy cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? vì sao
b. Dùng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính?
Bài 2. Một thấu kính phân kì có tiêu cự f =12cm; vật AB dạng mũi tên cao h = 6cm, đặt cách thấu kính một khoảng
d = 18cm và vuông góc với trục chính tại A, cho ảnh A'B' qua thấu kính.
a. A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Vẽ ảnh A'B'.
b.Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
A' B' 2
c.Tìm vị trí đặt vật để ảnh và vật có tỉ lệ là =
AB 5
Bài 3. Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
a.Tính số bội giác của kính lúp.
b.Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
c.Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
Bài 4: Ông của Hòa khi đọc sách phải đeo kính.
a.Kính mà ông đeo là loại kính gì?
b.Kính đeo mắt của ông có tiêu cự 45 cm và khi đeo kính ông có thể đọc sách thoải mái khi sách để cách mắt 25
cm. Hỏi mắt ông của Hòa có điểm cực cận cách mắt bao xa? Giả sử kính đeo sát mắt.
Bài 5: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm quan sát vật nhỏ đặt cách kính 8 cm.
a. Dựng ảnh ? Nêu tính chất của ảnh ? Tính số bội giác ?
b.Tính khoảng cách từ ảnh đến kính lúp ? Ảnh của kính lúp lớn hơn hay nhỏ hơn vật và bằng bao nhiêu
lần vật ?

You might also like