Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Đỗ Thế Cần
Email : dtcan@dut.udn.vn
Mobile: 0907971768

1
CHƯƠNG 2:
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ VÀ
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SỐ

2
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

1. Linh kiện điện tử tương tự


1.1 Linh kiện điện tử thụ động
- Linh kiện điện tử thụ động là một linh kiện điện tử có thể hoạt động mà không cần cung cấp nguồn điện bao gồm: điện
trở, tụ điện và cuộn cảm
a. Điện trở: Điện trở thường, điện trở công suất, điện trở sứ, điện trở nhiệt, biến trở, điện trở dán SMD, điện trở thanh

3
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Trở công suất

4
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Chức năng của điện trở thường:


- Điều chỉnh mức độ tín hiệu
- Hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch
- Dùng để chia điện áp
- Kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor
- Tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
- Điện trở công suất giúp tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng trong các hệ thống phân phối
điện, trong các bộ điều khiển động cơ

5
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Công dụng:
- Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp. Ví dụ có một bóng đèn 5V, nhưng ta chỉ có nguồn 7V, ta có thể đấu nối
tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 2V trên điện trở.
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
- Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
- Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.

6
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

7
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

b. Tụ điện: Tụ điện là gì?

Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai
bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có
chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất
hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Sự tích tụ
của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng
lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế
trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự tích lũy điện
tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ
điện trong mạch điện xoay chiều.

8
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Phân loại tụ:


- Tụ điện gốm: loại tụ điện này sẽ được bao bọc bằng một lớp vỏ ceramic, vỏ ngoài của tụ thường bọc keo hay dán màu. Các
loại gốm thường được sử dụng trong loại tụ này bao gồm COG, X7R, Z5U,…
- Tụ gốm đa lớp: đây là loại tụ điện có nhiều lớp cách điện bằng gốm, thường đáp ứng trong các ứng dụng cao tần và điện áp sẽ
cao hơn tu gốm thông thường khoảng 4-5 lần.
- Tụ giấy: là loại tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng một lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.
- Tụ mica màng mỏng: cấu tạo giữa các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có màng mỏng (thin film) như Mylar,
Polycarbonat, Polyeste, Polystyren (ổn định nhiệt 150 ppm/C)
- Tụ bạc – mica: là loại tụ điện mica với bản cực bằng bạc và khá nặng, điện dung của loại tụ này từ vài pF cho đến vài nF. Độ
ồn nhiệt thấp và thường được sử dung cho các mạch điện cao tần.
- Tụ hóa: là tụ có phân cực (-) (+) và luôn có hình trụ, trên thân tụ sẽ thể hiện giá trị điện dung và thường ở mức 0,47µF đến
4700µF.
- Tụ xoay: loại tụ này thường được ứng dụng trong việc xoay hay thay đổi giá trị điện dung.
- Tụ lithium ion: có khả năng tích điện một chiều. 9
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Đọc tụ như thế nào?

Ứng dụng:
- Lưu trữ năng lượng
- Cho phép điện xoay chiều đi qua -> điện trở đa năng
- Lọc áp
- Nạp xả-> ứng dụng trong các bộ tạo dao động
- Xây dựng bộ nhớ kỹ thuật số

10
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

c. Cuộn cảm: là một linh kiện điện tử thụ động được


cấu tạo từ một dây dẫn được quấn thành nhiều vòng,
lỏi của dây dẫn có thể là không khí hoặc vật liệu dẫn
từ. Đặc biệt, khi dòng điện chạy qua sẽ sinh ra từ
trường. Đơn vị đặc trưng của là độ tự cảm Henry, ký
hiệu là H, đơn vị đo cảm ứng điện L trong cuộn H.

11
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Nguyên lý hoạt động cuộn cảm


Đối với dòng điện một chiều (DC), dòng điện có cường độ và chiều không đổi (tần số bằng 0). Cuộn dây hoạt
động như một điện trở có điện kháng gần bằng không hay nói khác hơn cuộn dây nối đoản mạch. Dòng điện trên
cuộn dây sinh ra một từ trường (B) có cường độ và chiều không đổi.
Khi mắc điện xoay chiều (AC) với cuộn dây, dòng điện trên cuộn dây sinh ra một từ trường (B) biến thiên và một
điện trường (E) biến thiên, nhưng luôn vuông góc với từ trường. Cảm kháng của cuộn dây phụ thuộc vào tần số
của dòng xoay chiều.
Cuộn cảm L có đặc tính lọc nhiễu tốt cho các mạch nguồn DC có lẫn tạp nhiễu ở các tần số khác nhau tùy vào đặc
tính cụ thể của từng cuộn dây, giúp ổn định dòng, ứng dụng trong các mạch lọc tần số.

12
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Thông số kỹ thuật
- Khi sử dụng cuộn cảm ta cần quan tâm đến các thông số, hệ tự cảm, nội trở cuộn dây, khả năng chịu dòng điện.
- Hệ số tự cảm: là đại lượng đặc trưng của cuộn dây khi nó đáp ứng với từ trường và điện trường.Đơn vị tính là
Henry, viết tắt là (H)
- Nội trở của cuộn dây: là giá trị điện trở của dây dẫn tạo nên cuộn dây. Ký hiệu là ( R). Trong ngành điện tử dân
dụng các cuộn dây được sử dụng thường có hệ số tự cảm nhỏ nên điện trở nội rất nhỏ. Do đó, các cuộn dây không
ghi giá trị nội trở ( xem như nội trở bằng 0 ).
- Khả năng chịu đựng dòng điện: Khi hoạt động sẽ có dòng điện đi qua cuộn dây. Nếu dòng điện đi qua cuộn dây
quá lớn sẽ làm đứt cuộn dây nên người ta quy định dòng điện cực đại của cuộn cảm.

13
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm

Hệ số tự cảm (định luật Faraday)


Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l
L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)
n : là số vòng dây của cuộn dây.
l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)
S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2
µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi .

Cảm kháng
Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều .
ZL = 2.314.f.L
Trong đó : ZLlà cảm kháng, đơn vị là Ω
f : là tần số đơn vị là Hz
L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry

14
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Điện trở thuần của cuộn dây


Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có
phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao
vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.
Tính chất nạp, xả của cuộn cảm
Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng
từ trường được tính theo công thức
W = L.I2 / 2
W : năng lượng ( June )
L : Hệ số tự cảm ( H )
I dòng điện.

15
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Công dụng của cuộn cảm


Ngày nay, cuộn cảm được ứng dụng rộng rải trong cuộc sống và có mặt hầu hết trên các mạch điện tử, thiết bị điện
trong gia đình và công nghiệp.
- Nam châm điện
- Relay
- Bộ lọc thông
- Nguồn xung
- Máy biến áp
- Motor

16
Ôn tập buổi học số 1

• Vị trí và vai trò của Điện tử công nghiệp trong thiết kế Cơ điện tử?
• Mục tiêu học phần: Kiến thức-Kỹ năng-Thái độ?
• Quy định đánh giá kết quả học tập?
• Các loại vật liệu dẫn điện-cách điện và bán dẫn?
• Linh kiện điện tử thụ động là gì? Gồm những loại nào?
• Trình bày chức năng và các tính chất đặc trưng của các loại linh kiện điện tử thụ
động?
• Các em đã tìm hiểu được gì về linh kiện điện tử chủ động? Định nghĩa-Loại linh kiện-
Đặc tính…???

17
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

1.2 Linh kiện điện tử chủ động

- Các linh kiện điện tử chủ động là những linh kiện có


thể điều khiển dòng điện. Hầu hết các bảng mạch in
điện tử có ít nhất một thành phần chủ động. Một số ví
dụ về các thành phần điện tử hoạt động là BJT,
Thyristor, Triac…

a) Transistor: (đã học trong môn KTXS)


- Vẽ cấu tạo BJT NPN và PNP
- Giải thích nguyên lý làm việc
- Các đặc trưng cơ bản của BJT là gì?
- Làm thế nào để biết một BJT vẫn còn hoạt động tốt?
- Transistor hiệu ứng trường FET và MOSFET?

18
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

b. Thyristor:
- Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được
nối ra ba chân:
A : anode : cực dương
K : Cathode : cực âm
G : Gate : cực khiển (cực cổng)
- Thyristor bản chất là một điốt được ghép từ 2 transistor
với hai chiều đối nghịch và có thể điều khiển được, tương
đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại
PNP như hình vẽ bên cạnh. Nó thường được dùng cho chỉnh
lưu dòng điện có điều khiển.

19
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Nguyên lý làm việc:


Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực
thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng.

Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn Q2
dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua
Thyristor làm đèn sáng.

Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi
Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn
làm áp chân B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn
định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện.

Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không được
cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.

Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không


sáng như trường hợp ban đầu.
20
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Các tham số chính của Thyristor


Dòng điện thuận cực đại: Đây là trị số lớn nhất dòng điện qua mà Thyristor có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này
Thyristor bị hư. Khi Thyristor đã dẫn điện VAK khoảng 0,7V nên dòng điện thuận qua có thể tính theo công thức:
IA = (Vcc – 0,7)/RA

Điện áp ngược cực đại: Đây là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K mà Thyristor chưa bị đánh thủng, nếu vượt
qua trị số này Thyristor sẽ bị phá hủy. Điện áp ngược cực đại của Thyristor thường khoảng 100V đến 1000V.

Dòng điện kích cực tiểu: IGmin : Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện
kích cho cực G của Thyristor. Dòng IGmin là trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển Thyristor dẫn điện và dòng
IGmin có trị số lớn hay nhỏ tùy thuộc công suất của Thyristor, nếu Thyristor có công suất càng lớn thì IGmin phải càng
lớn. Thông thường IGmin từ 1mA đến vài chục mA.

Thời gian mở Thyristor: Là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để Thyristor có thể chuyển từ trạng thái
ngưng sang trạng thái dẫn, thời gian mở khoảng vài micrô giây.

Thời gian tắt: Theo nguyên lý Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi được kích. Muốn Thyristor đang ở trạng
thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì phải cho IG = 0 và cho điện áp VAK = 0. để Thyristor có thể tắt được thì thời
gian cho VAK = 0V phải đủ dài, nếu không VAK tăng lên cao lại ngay thì Thyristor sẽ dẫn điện trở lại. Thời gian tắt của
Thyristor khoảng vài chục micrô giây. 21
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Ưu điểm:
- Có thể xử lý điện áp, dòng điện và công suất lớn.
- Có thể được bảo vệ bằng cầu chì.
- Rất dễ bật.
- Mạch kích hoạt cho bộ chỉnh lưu được điều khiển bằng silicon (SCR) rất đơn giản.
- Rất đơn giản để kiểm soát.
- Chi phí thấp.
- Nó có thể điều khiển nguồn xoay chiều.
Nhược điểm:
- Bộ chỉnh lưu khiển silic (SCR) là thiết bị một chiều, vì vậy nó chỉ có thể điều khiển công suất bằng nguồn một chiều trong
nửa chu kỳ dương của nguồn xoay chiều. Do đó chỉ có nguồn một chiều được điều khiển bằng thyristor.
- Trong mạch xoay chiều, nó cần phải được bật trên mỗi chu kỳ.
- Không thể sử dụng ở tần số cao.
- Dòng điện ở cổng (gate) không thể âm 22
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

c. Triac:
Triac là một linh kiện điện tử được sử dụng nhiều trong
mạch điện tử như : Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tivi ….

+ Triac là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên
cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các
cực T1 và T2 (hoặc B1 và B2), do đó có thể dẫn dòng theo
cả hai chiều giữa T1 và T2.

+ TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song
song song ngược. Để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung
cho chân G của Triac.

23
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Nguyên lý làm việc của Triac:


- Triac có thể điều khiển để cho dòng điện đi qua bằng cả xung dương và xung
âm qua cổng kích, tuy nhiên dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn. Vì vậy
trong thực tế sử dụng để đảm bảo tính đối xứng của dòng qua Triac thì chúng ta
chỉ sử dụng dòng kích dương. Như vậy Triac được coi như một công tắc điện để
điều khiển các thiết bị xoay chiều.
Ưu điểm của mạch đóng cắt bằng TRIAC:
- Có thể sử dụng cho cả điện xoay chiều và một chiều.
- Không tạo tiếng ồn.
- Không gây nhiễu sóng hài.
- An toàn điện do được cách li giữa khối điều khiển và khối công suất bằng opto
- Có thể sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu việc đóng cắt nhanh

24
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Cách kiểm tra Triac


- Đầu tiên điều chỉnh công tắc đồng hồ ở thang đo điện
trở cao (100K), sau đó nối que đo dương của đồng hồ với
chân MT1 của triac và que đo âm tới chân MT2 của triac
(bạn có thể đảo ngược lại kết nối).

+ Kim đồng hồ sẽ lên và cho kết quả điện trở cao .Tiếp
tục chuyển công tắc chọn sang thang đo điện trở thấp, kết
nối MT1 và cổng G với que đo dương và MT2 với que đo
âm của đồng hồ.

+ Kim đồng hồ sẽ cho kết qủa điện trở thấp. Nếu bạn
thực hiện đúng với các buớc trên thì triac còn hoạt động
tốt.

=> Tuy nhiên phương pháp trên không áp dụng cho


những triac yêu cầu điện áp cổng và dòng cao để kích
hoạt.
25
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Ứng dụng

Một số điểm cần lưu ý:


- Dòng ra vi điều khiển để kích opto phải đủ lớn, ít nhất phải đạt 20mA. Nếu vi điều khiển của bạn không thỏa mãn thì có thể
sử dụng transistor như trên hình.
- Vùng màu đỏ số 3 được khoanh vùng ở trên gọi là snubber, mạch chống cháy cho TRIAC. Sử dụng khi ta cần đóng mở tải
cảm (inductive load). Khi tải cảm (VD: động cơ) bị ngắt điện đột ngột, điện áp tính theo công thức U=Ldi/dt sẽ vọt lên rất lớn,
có thể đánh thủng TRIAC. Do đó ta cần tụ để tạo dao động và điện trở để tiêu tán năng lượng của cuộn dây
26
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Module Rơ le
- Rơle 5v
- BJT T1 C1815
- BJT T2 C8050
- Điện trở R1=R4= 1K, R2= 2K, R3= 10K.
- LED
- Diode thường loại 1A
- Nguồn E = 5V
Question ???
- Giải thích nguyên lý hoạt động?
- Nhược điểm của mạch này là gì? Làm sao để
khắc phục?

27
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Module Quang-Triac
- BJT C8050
- Điện trở: R1 = 1K, R2 = R3 = 220
R4 = 1k ( loại công suất 1W).
- Bộ ghép quang-triac: MOC 3081 với các thông số Umax = 800 V và Imax = 4,0 A.
- DIAC : DB3 DO35 với các thông số Umax = 36 V và Imax = 2 A.
- Tụ điện C: CBB 474J ; có C = 0,47 mF và Umax = 400 V.
- TRIAC công suất: BTA16-600B ; có Umax = 600 V và Imax = 16 A.
- Nguồn: E = 5 V.
- Tản nhiệt để lắp vào Triac công suất

28
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

d. Diac:
- Diac (Diode AC) là một diode có thể dẫn được dòng xoay chiều nếu
như điện áp đặt lên lớn hơn giá trị điện áp ngưỡng của nó. Thông
thường điện áp ngưỡng của một diac là khoảng 30V. Một trong những
Diac tiêu biểu trong thực tế đó là diac DB3, các bạn có thể tìm thấy
Diac này trong rất nhiều thiết bị điện tử như máy xay sinh tố, máy
khoan tay, các bộ điều khiển quạt trần, các bộ điều khiển đèn bàn học,
Cấu tạo và ký hiệu
máy hút mùi, các bo mạch nguồn xung, các bộ chấn lưu điện tử....
- Diac có hai chân nhưng không phân biệt các chân, vai trò của hai
chân là như nhau trong mạch điện. Vì vậy khi sử dụng Diac trong mạch
điện chúng ta không cần quan tâm đến chân của nó..

29
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Các lưu ý khi sử dụng DIAC:


- Diac ít được sử dụng độc lập trong mạch điện, nó thường phải kết hợp với transistor, Thyristor hoặc triac để tạo ra các
mạch điện tử mong muốn.
- Ở ngoài thực tế diac có thể có nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ, xanh da trời, tuy nhiên ở việt nam thì diac màu xanh
da trời phổ biến hơn cả.
- Diac chỉ cho phép dẫn một dòng tối đa qua nó khoảng 2A (chủ yếu dùng để dẫn tín hiệu điều khiển)
- Diac không phân biệt vai trò của các chân.

30
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

e. UJT
Transistor UJT (Hay còn gọi là transistor đơn nối) là loại transistor có ba cực nhưng chỉ có
duy nhất một tiếp giáp. Nó hoạt động như một khóa có điều khiển. Tuy loại transistor này
không được phổ biến rộng rãi như transistor lưỡng cực nhưng nó vẫn giữ một vai trò nhất
định trong các mạch tạo sóng và định giờ.

31
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

e. UJT (tiếp)
Giả sử điện áp cung cấp cực phát VE giảm xuống bằng không rồi điện áp bên trong phân
cực ngược các diode phát. Nếu VB là điện áp ngưỡng của diode phát thì tổng điện áp phân
cực ngược được xác định theo công thức: VA+ VB = VBB + VB.

32
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

e. UJT (tiếp)
Tiếp theo, ta để điện áp cung cấp cho cực phát
VE tăng từ từ. Cho đến khi giá trị VE bằng với
giá trị của VB thì IE0 giảm về không. Nếu điện
áp ở mỗi bên diode bằng nhau thì dòng điện
không đảo ngược cũng không chuyển tiếp. Sau
đó, nếu điện áp cung cấp tiếp tục gia tăng vượt
quá giá trị VB thì diode sẽ phân cực thuận ngay
khi vượt quá tổng điện áp phân cực ngược
(VBB + VB). Giá trị này của VE được gọi là
điện áp đỉnh và được ký hiệu là VP. Trong
trạng thái VE = VP, dòng phát bắt đầu chảy qua
RB1 xuống đất. Đây là dòng tối thiểu để UJT
dẫn. Điện áp VBB tỷ lệ nghịch với IP.
33
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Lúc này, diode bắt đầu hoạt động. Vùng


RB của thanh sẽ nhận các hạt mang điện.
Điện trở của vùng RB giảm nhanh do sự
gia tăng của các hạt mang điện (Lỗ). Điều
này kéo theo điện áp rơi trên RB giảm và
làm cho diode phát bị lệch về phía trước
nhiều hơn. Kết quả là dòng điện phía
trước lớn hơn và dòng phát tiếp tục tăng
lên cho đến khi đạt đến giá trị giới hạn
của nguồn cung cấp năng lượng phát. UJT
thường được kích hoạt dẫn truyền bằng
cách kích xung dương phù hợp cho bộ
phát và được tắt bằng cách kích một xung
âm.
34
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Transistor UJT có những đặc tính sau:


– Transistor UJT được gọi là linh kiện không có chức năng bởi nó chỉ có duy nhất một
điểm nối.
– UJT có thiết kế một điểm nối duy nhất giống diode nhưng nó khác với diode ở điểm có
ba cực.
– Về mặt cấu tạo, transistor UJT tương đối giống với JFET kênh N. Tuy nhiên JFET
kênh N có cấu tạo khác với UJT ở hai điểm: Vật liệu loại P bao quanh vật liệu loại N và
bề mặt cổng lớn hơn.
– Trong khi vùng N chỉ bị pha tạp nhẹ thì cực phát bị pha tạp nặng.
– Thanh bán dẫn loại N có điện trở cao. Điện trở giữa cực phát và cực nền B2 nhỏ hơn
điện trở giữa cực phát và cực nền B1.
– UJT thường hoạt động với cực E phân cực thuận.
– Transistor đơn nối có thể được sử dụng như một bộ tạo dao động bởi nó thể hiện một
đặc tính kháng âm.
35
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Ứng dụng của transistor UJT:


Vì chi phí sản xuất thấp cũng như những đặc tính độc đáo mà chỉ UJT mới sở hữu
nên nó được ứng dụng rất nhiều trên thực tế. Điển hình như người ta sử dụng UJT
trong bộ tạo dao động, bộ tạo xung, mạch kích hoạt, điều khiển pha, bộ tạo răng
cưa, mạch thời gian và nguồn cung cấp được điều chỉnh bằng điện áp hay dòng
điện…

36
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

37
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

e. Khí cụ điện (phần mở rộng)

38
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

39
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

40
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Áptômát (Automat)

41
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của áp tô mát chống giật một pha

42
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Cấu tạo Automat

43
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của áp tô mát chống giật ba pha

44
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Khởi động từ (Contactor)

45
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Rơ le nhiệt

46
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Rơ le thời gian

47
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

48
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

49
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Rơ le tốc độ

50
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Mạch khởi động động cơ điện ba pha bằng khởi động từ đơn

51
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Mạch điện mở máy động cơ điện ba pha có thử nháp

52
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Mạch khởi động sao_tam giác

53
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

2. Linh kiện điện tử tương tự

Ôn tập:
- Hệ đếm
- Bộ mã
- Chuyển đổi giữa các hệ đếm
- Các phần tử logic cơ bản

54
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

55
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Review chapter 1
Electronic components are basic discrete devices in any electronic system
to use in electronics otherwise different associated fields. These components
are basic elements that are used to design electrical and electronic circuits.
These components have a minimum of two terminals which are used to
connect to the circuit. The classification of electronic components can be
done based on applications like active, passive, and electromechanical.

56
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Active Components
These components are used to amplify electrical signals to generate electric power. The
functioning of these components can be done like an AC circuit within electronic devices
to protect from voltage and enhanced power. An active component executes its functions
because it is power-driven through an electricity source. All these components require
some energy source that is normally removed from a DC circuit.
Passive Components
These types of components cannot use mesh energy into the electronic circuit because
they don’t rely on a power source, excluding what is accessible from the AC circuit they
are allied to. As a result, they cannot amplify, although they can increase a current
otherwise voltage or current. These components mainly include two-terminals like
resistors, inductors, transformers & capacitors.

57
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Resistors
A resistor is a two-terminal passive electronics component, used to
oppose or limit the current. Resistor works based on the principle
of Ohm’s law which states that “voltage applied across the
terminals of a resistor is directly proportional to the current flowing
through it”

U=I.R

The units of the resistance are ohms


Where R is the constant called resistance
58
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Capacitors
A capacitor made from two conductive plates with an insulator
between them and it stores electrical energy in the form of an electric
field. A capacitor blocks the DC signals and allows the AC signals
and also used with a resistor in a timing circuit.

The stored charge is Q = C.V

Where
C is the capacitance of a capacitor and
V is the applied voltage.
59
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Inductors
An inductor is also referred to as an AC resistor which stores electrical energy
in the form of magnetic energy. It resists the changes in the current and the
standard unit of inductance is Henry. The capability of producing magnetic
lines is referred to as inductance.

Diodes
A diode is a device that allows current to flow in one direction and usually
made with the semiconductor material. It has two terminals, anode and
cathode terminals. These are mostly used in converting circuits like AC to DC
circuits. These are of different types like PN diodes, Zener diodes, LEDs,
photodiodes, etc.
60
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Transistors
A transistor is a three-terminal
semiconductor device. Mostly it is used
as a switching device and also as an
amplifier. This switching device can be
voltage or current controlled. By
controlling the voltage applied to the one
terminal controls the current flow through
the other two terminals. Transistors are of
two types, namely bipolar junction
transistor (BJT) and field-effect
transistors (FET). And further, these can
be PNP and NPN transistors. 61
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

Thyristor
A thyristor is a four-layer device with alternating P-type and N-type
semiconductors (P-N-P-N).
A thyristor with a P-N-P-N structure has three junctions: PN, NP, and PN.
If the anode is a positive terminal with respect to the cathode, the outer
junctions, PN and PN are forward-biased, while the center NP junction is
reverse-biased. Therefore, the NP junction blocks the flow of a positive
current from the anode to cathode. The thyristor is said to be in a forward
blocking state. Similarly, the flow of a negative current is blocked by the
outer PN junctions. The thyristor is in a reverse blocking state.

62
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

TRIAC
A Triac is defined as a three terminal AC switch which is different from the
other silicon controlled rectifiers in the sense that it can conduct in both the
directions that is whether the applied gate signal is positive or negative, it will
conduct. Thus, this device can be used for AC systems as a switch.

DIAC
A DIAC is a diode that conducts electrical current only after its breakover
voltage (VBO) has been reached. DIAC stands for “Diode for Alternating
Current”. A DIAC is a device which has two electrodes, and it is a member of
the thyristor family. DIACs are used in the triggering of thyristors.
63
Chương 1 – Linh kiện điện tử tương tự và linh kiện điện tử số

THANK YOU!

64

You might also like