Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 1

CHUYÊN ĐỀ 7: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. TRỌNG TÂM LÝ THUYẾT


- Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, số lượng gen nhiều hơn rất nhiều lần so với số lượng NST nên trên
cùng một NST mang rất nhiều gen. Các gen trên cùng một NST được phân li và tổ hợp cùng nhau trong
quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết, số nhóm liên kết bằng số NST đơn bội (n) có trong giao
tử.
- Vào kì đầu của giảm phân I, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit khác nguồn gốc trong
cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn tới hoán vị gen, các gen càng nằm cách xa nhau thì tần số hoán
vị gen càng cao (nhưng không vượt quá 50%). Ở hầu hết các loài, hoán vị gen xảy ra ở hai giới, riêng ở
ruồi giấm thì hoán vị gen chỉ có ở con cái. Trong nguyên phân, vẫn có thể có hoán vị gen.
- Di truyền liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững giữa các
nhóm tính trạng. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau do đó nó làm tăng sự xuất
hiện biến dị tổ hợp. Hoán vị gen chỉ làm đổi vị trí của các alen mà không thay đổi vị trí lôcut của gen cho
nên không làm thay đổi thành phần và số lượng gen có trong nhóm liên kết. Con người đã dựa vào tần số
hoán vị gen để lập bản đồ di truyền (sơ đồ sắp xếp các gen trên NST), trong đó 1 đơn vị bản đồ (lcM)
tương ứng với 1% hoán vị gen.
- Để xác định các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập, liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen thì chúng ta
so sánh tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con với tích tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng. Trong trường hợp
các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con bằng tích tỉ lệ của từng
cặp tính trạng. Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế biến dị tổ hợp cho nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé
hơn trường hợp phân li độc lập. Còn nếu hoán vị gen thì tỉ lệ kiểu hình lớn hơn trường hợp phân li độc
lập.

Trang 1

You might also like