Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Kính thưa toàn thể quý đại biểu tham dự hội thảo!

Được sự ủy quyền của lãnh đạo UBND tỉnh An Giang tại Công văn số
6892/VPUBND-KTN ngày 08/12/2023, giao Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham dự Hội thảo “50 năm quan hệ Việt Nam - Hà Lan: thành
tựu và triển vọng”;
Hôm nay, tôi vinh dự được đại diện cho Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh An Giang, cùng các đơn vị trực thuộc Sở vui mừng tham dự Hội thảo
“50 năm quan hệ Việt Nam - Hà Lan: thành tựu và triển vọng” tại điểm cầu trực
tuyến ở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang.
Trước hết, cho phép chúng tôi được gửi lời chào trân trọng đến toàn thể
quý đại biểu, lời chúc mừng cho những thành tựu đã đạt được trong mối quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – Hà Lan thời gian qua; xin được cảm ơn sự hợp tác, hỗ
trợ giữa các đối tác Hà Lan với các cơ quan, đơn vị tại tỉnh An Giang nói chung
và đặc biệt với Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang nói riêng.
Kính thưa quý đại biểu!
An Giang nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông, thượng nguồn của ĐBSCL, là
một trong 04 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn 80% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, lịch sử phát triển tỉnh An Giang gắn liền với những thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trên nền tảng nông nghiệp.
Do đó nông nghiệp luôn được xác định là một ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh,
đóng góp rất lớn cho các mục tiêu quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, xóa
đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã được dự đoán, An Giang
cũng sẽ là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trực tiếp
tác động đến mọi mặt của đời sống KT-XH, trước hết là trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Vì vậy, các vấn đề về Nông nghiệp bền vững, An ninh lương thực, Thích
ứng biến đổi khí hậu, Quản lý nước vốn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của
tỉnh trong nhiều năm qua, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày
một mạnh mẽ hơn, rõ nét hơn trên phạm vi toàn thế giới, đi cùng với tình hình
thế giới, xung đột địa chính trị đang chuyển biến khó lường. Làm thế nào
chuyển đổi nông nghiệp bền vững, gắn với an ninh lương thực; đồng thời thích
ứng biến đổi khí hậu chính là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành nông nghiệp
tỉnh. Trước tình hình này, An Giang rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác
trong nước, quốc tế, nhất là các đối tác đến từ Hà Lan – một trong những quốc
gia tiên phong trong các nỗ lực thích ứng với BĐKH, tích cực trong các hoạt

1
động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng BĐKH cho các
nước đang phát triển như Việt Nam.
Kính thưa quý đại biểu!
Trong những năm qua, nông nghiệp An Giang may mắn nhận được sự
quan tâm hợp tác hỗ trợ của các đối tác trong nước, quốc tế, trong đó có các tổ
chức đến từ Hà Lan. Kết quả hợp tác đã đóng góp rất thiết thực vào việc thực
hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang.
Một trong số hoạt động hợp tác nổi bật thời gian qua có thể kể đến là: Dự
án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Cục Chăn Nuôi Việt Nam kết
hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện tại tỉnh An Giang cùng với
trên 50 tỉnh, thành trong cả nước. Có thể nói đây là 01 dự án rất thành công.
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên
2.000 hầm khí sinh học quy mô nhỏ cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh An Giang, con
số này tuy khá khiêm tốn so với các tỉnh, thành khác nhưng đã đóng góp rất lớn
tạo tiền đề hình thành ý thức chăn nuôi gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
sống cho người dân An Giang, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm, tận dụng hiệu quả
phụ phẩm chăn nuôi.
Và hiện nay, An Giang tiếp tục nhận được sự quan tâm của Tổ chức phát
triển Hà Lan SNV đồng hành cùng với người trồng lúa tỉnh nhà trong Dự án
Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền
vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa được UBND tỉnh phê duyệt tiếp
nhận tại Quyết định số 2014/QĐ-UBND bgay2 11/12/2023. Với dự án này,
SNV sẽ hỗ trợ tỉnh thúc đẩy chuyển đổi sang phương thức canh tác lúa gạo có
khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và phát thải các-bon thấp thông qua
việc phát triển chuỗi giá trị bền vững, nhằm Cải thiện sinh kế cho hộ nông dân
sản xuất lúa nhỏ lẻ, Xây dựng các chuỗi giá trị lúa gạo bao trùm tại tỉnh An
Giang, Giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa gạo (dự kiến 75.000 tấn CO2
tương đương); Hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo các-bon thấp cho tỉnh An
Giang; Hỗ trợ hoàn thiện khung chính sách thúc đẩy sản xuất lúa gạo các-bon
thấp. Dự án này UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ
dự án; trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT dự kiến giao Trung tâm Khuyến nông
tỉnh phối hợp các đơn vị triển khai thực hiện.
Kính thưa quý đại biểu!
Nhằm tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian qua, và
thúc đẩy tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các đối tác Hà Lan với Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang trong thời gian tới, nhân Hội thảo hôm
nay, phía Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang xin được đề xuất một số nội
dung hợp tác như sau:

2
1. Tiếp tục Hỗ trợ/hợp tác trong chuyển đổi các chuỗi giá trị nông nghiệp,
cải thiện sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu tương tự như Dự án Chuyển đổi
chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long mà An Giang đang tham gia.
2. Triển khai dự án Hỗ trợ/hợp tác thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn
trong nông nghiệp, cụ thể ở từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên cơ
sở tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ nông nghiệp tỉnh, nguồn tài nguyên
nước, nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để tăng hiệu quả kinh tế đồng thời
giảm hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu
Net Zero 2050 của Chính phủ Việt Nam.
3. Triển khai dự án Hỗ trợ/hợp tác trong tăng cường năng lực quản lý bền
vững nguồn tài nguyên nước, gắn với nâng cao năng lực chống chịu trước các
yếu tố bất lợi đe dọa an ninh nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và
đời sống dân sinh; tăng cường năng lực dự báo, khắc phục xói lở lòng, bờ sông;
nâng cao năng lực đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, quy hoạch hệ thống
thủy lợi phục vụ quản lý nước bền vững và thích ứng BĐKH.
Được biết Hà Lan là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong trị thủy với
hàng loạt công trình kiểm soát lũ lụt, điều tiết nguồn nước nổi tiếng trên toàn thế
giới. Giáo sư Matt Kondolf - tác giả bài viết “Cứu ĐBSCL đang chìm” đăng
trên tạp chí khoa học Science của Trường đại học California đã nhận định: “Thật
khó tin rằng một vùng đất với kích thước và dân số tương đương với Hà Lan có
thể biến mất vào cuối thế kỷ này”. Vì vậy kinh nghiệm trị thủy của Hà Lan là rất
cần thiết cho An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.
4. Triển khai dự án Hỗ trợ/hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho ngành nông nghiệp tỉnh, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực công
và nguồn nhân lực xã hội tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận nền giáo
dục hiện đại của Hà Lan thông qua các chương trình học bổng, hợp tác đào tạo
nghề, thực tập sinh, trao đổi sinh viên quốc tế, học tập kinh nghiệm tại Hà lan,...
giúp nâng cao trình độ KH&CN, năng lực tiếp cận các công nghệ tiên tiến, công
nghệ thông minh, công nghệ số, năng lực dự báo, dự đoán,… phục vụ chuyển
đổi nông nghiệp bền vững, thích ứng BĐKH cho tỉnh An Giang.
5. Sau cùng là mong muốn các đối tác Hà Lan Hỗ trợ/hợp tác trong
nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất giảm phát thải nhà kính cho các sản
phẩm thế mạnh, tiềm năng của tỉnh An Giang đạt chứng nhận tiêu chuẩn khối
EU, đồng thời kết nối đưa sản phẩm được chứng nhận này tiêu thụ tại thị trường
EU; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản của tỉnh (chủ yếu
là cá tra) được tiếp cận các quy trình, công nghệ chế biến tiên tiến đáp ứng tiêu
chuẩn, quy định của khối EU.

3
Để có thể trao đổi thảo luận làm rõ hơn các đề xuất hợp tác nêu trên, Sở
NN&PTNT trân trọng kính mời các đối tác phía Hà Lan đến tỉnh An Giang để
cùng gặp gỡ, làm việc, cũng là cơ hội để trải nghiệm đặc trưng văn hóa, thắng
cảnh và con người An Giang – quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe toàn thể quý đại biểu,
Xin cảm ơn Ban tổ chức hội thảo
Trân trọng kính chào!

You might also like