Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

Minh Lý ■■o nh■ tôi hi■u ■■i C■ Minh

Visit to download the full and correct content document:


https://ebookstep.com/product/minh-ly-dao-nhu-toi-hieu-dai-co-minh/
More products digital (pdf, epub, mobi) instant
download maybe you interests ...

Orgia dos loucos 1st Edition Ungulani Ba Ka Khosa

https://ebookstep.com/product/orgia-dos-loucos-1st-edition-
ungulani-ba-ka-khosa/

90 Masakan Rumahan untuk Sebulan Endang Indriani

https://ebookstep.com/product/90-masakan-rumahan-untuk-sebulan-
endang-indriani/

Ho Chi Minh Vida e Obra do Líder da Libertação Nacional


do Vietnã Ho Chi Minh / Pedro De Oliveira (Organizador)

https://ebookstep.com/product/ho-chi-minh-vida-e-obra-do-lider-
da-libertacao-nacional-do-vietna-ho-chi-minh-pedro-de-oliveira-
organizador/

90 Resep Masakan Menu Praktis untuk Sebulan Laras


Kinanthi

https://ebookstep.com/product/90-resep-masakan-menu-praktis-
untuk-sebulan-laras-kinanthi/
Genèse 5 11 Commentaire Volume 90 Études Bibliques
Nouvelle Série 1st Edition J L Hour

https://ebookstep.com/product/genese-5-11-commentaire-
volume-90-etudes-bibliques-nouvelle-serie-1st-edition-j-l-hour/

Power Negara Syarifurohmat Pratama Santoso S Ip


Christine Anggi Sidjabat Ba Ir M Han

https://ebookstep.com/product/power-negara-syarifurohmat-pratama-
santoso-s-ip-christine-anggi-sidjabat-ba-ir-m-han/

Dân T■c Chàm L■■c S■ Dohamide ■■ H■i Minh Dorohiêm

https://ebookstep.com/product/dan-toc-cham-luoc-su-dohamide-do-
hai-minh-dorohiem/

Le Psautier. Quatrieme livre (Ps 90-106) 1st Edition R.


Meynet

https://ebookstep.com/product/le-psautier-quatrieme-livre-
ps-90-106-1st-edition-r-meynet/

Sinh Lý H■c 2019th Edition Gs Ts Ph■m Th■ Minh ■■c

https://ebookstep.com/product/sinh-ly-hoc-2019th-edition-gs-ts-
pham-thi-minh-duc/
MINH LÝ ĐẠO
NHƯ TÔI HIỂU

Tủ Sách NGHIÊN CỨU ĐẠI ĐẠO – Quyển 144.1 trong


Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo
hướng về một trăm năm Minh Lý Đạo Khai (1924-2024)

1 1 2
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU
Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo Ấn tống lần thứ nhất 1.500 quyển
Tủ Sách NGHIÊN CỨU ĐẠI ĐẠO do công quả 24.500.000 đồng
của quý ân nhân phương danh như sau:
hướng về một trăm năm Minh Lý Đạo Khai (1924-2024)
________ 1. ĐT BÙI THỊ CẢNH. TTi Ngọc Điện Huỳnh Hà, HTCĐ Tiên Thiên. Hồi hướng 1.000.000
cửu huyền thất tổ. Gởi đợt 184.
2. Hồi hướng CỬU HUYỀN THẤT TỔ các họ Hoàng, Trần, Lâm, Đỗ, Phan, cố đạo 4.000.000
ĐẠI CƠ MINH tâm Hứa Thị Lợi, và cố đạo tâm Huỳnh Thị Nam Cừu. Gởi đợt 185.
3. ĐT ĐẶNG THỊ BẠCH TUYẾT. TT Long Phú, Bến Lức, HTCĐ Ban Chỉnh Đạo. Hồi 500.000
hướng giác linh thân phụ (ĐH Đặng Hữu Tánh, 1926-2020). Gởi đợt 182.
4. ĐH HÀ NGUYỄN NHẬT MINH. Xã đạo Phước Mỹ, họ đạo Trung Nam, HT 1.000.000
Truyền Giáo CĐ. Hồi hướng giác linh ông nội (ĐH Hà Thất, sanh năm 1918,
quy 30-3 Kỷ Hợi, 2019). Gởi đợt 182.
5. Gia đình ĐT HỒNG QUANG HƯƠNG. TTi Thanh Tịnh Đàn. Gởi 30-7. 1.000.000
6. ĐT HỒNG TRANG HƯƠNG. TTi Thanh Tịnh Đàn, Tiền Giang. Gởi đợt 184. 1.000.000
7. ĐH HUỲNH VĂN NGẤN. HTCĐ Tây Ninh. An Phú, An Giang. Gởi đợt 183. 1.000.000
8. Giáo Hữu HƯƠNG PHONG. TT Từ Vân (PN), HT Truyền Giáo CĐ. Gởi đợt 184. 500.000
9. ĐT LÊ THỊ THANH THẢO. TTi Ngọc Điện H/Hà, HTCĐ Tiên Thiên. Gởi đợt 182. 500.000
MINH LÝ ĐẠO 10. ĐH LÊ TRÍ DŨNG. TT Trung Minh, HT Truyền Giáo CĐ. Gởi đợt 183.
11. ĐH MAI NGỌC HÂN. TT Phan Thiết, HTCĐ Tây Ninh. Gởi đợt 184.
3.000.000
3.000.000
NHƯ TÔI HIỂU 12. Giác linh Giáo Hữu NGỌC MUỘI HƯƠNG (Trần Thị Muội, 65 tuổi, quy 05-7
Tân Sửu) và giác linh ĐH LÊ VĂN BIẾU (71 tuổi, quy 06-7 Tân Sửu). Cùng là
1.000.000

môn sanh HTCĐ Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý. Gởi đợt 184.
In lần thứ nhất
13. ĐT NGUYỄN HỒNG TỪ PHƯỚC. Thành Tâm Đàn, HTCĐ Minh Chơn Đạo. Hồi 1.000.000
hướng giác linh cha mẹ (ĐH Nguyễn Văn Mới và ĐT Võ Thị Quán), giác linh
Lễ Sanh Thái Bang Thanh (Nguyễn An Bang) & ĐT TỪ THỊ NHUNG TT Thành
Tâm Đàn. Kinh Xáng, Phụng Hiệp, Tân Thành, Cà Mau). Cùng gởi đợt 184.
14. Giác linh ĐT NGUYỄN THỊ ĐỨC (1947-2021). Họ đạo Từ Vân (Phú Nhuận), 2.000.000
HT Truyền Giáo CĐ. Gởi đợt 184.
15. Gia đinh tu sĩ TRẦN CÔNG KIỆP, nhà tu Trí Huệ, Tam Kỳ, HT Truyền Giáo 3.000.000
CĐ. Hồi hướng giác linh Thông Sự Trần Công Thành (sinh năm 1959; xã đạo
Phước Long, HĐ Từ Vân, Quảng Nam, quy 28-3 Nhâm Dần). Gởi đợt 182.
16. Đạo hữu TRẦN HỒNG NHI. TTi Tân Minh Quang, Thạnh Lộc, quận 12. Hồi 500.000
Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC hướng giác linh mẹ (ĐT Phạm Hồng Châu). Gởi đợt 183.
Hà Nội 2022 17. ĐT TRẦN PHẠM ANH THƠ. Hồi hướng song thân. Gởi đợt 182. 500.000

3 2 4
NỘI DUNG GIAO CẢM

Quý bạn kính mến,


Giao Cảm 6
Minh Lý Đạo là một trong những chánh thể thuộc Tiên
1. Lược Nghĩa Minh Lý Đạo 9
Thiên Đại Đạo ra đời qua cơ bút tại Việt Nam vào đầu thế kỷ
2. Thông Công Cùng Thượng Đế 19 20, với mục đích chánh yếu là tâm truyền để tận độ chúng
3. Tiêu Ngữ Của Minh Lý Đạo 45 sanh đang chìm đắm trong biển khổ.

4. Kiến Trúc Của Tam Tông Miếu 57 Quyển sách này trước tiên là chỉ là sự trao đổi giữa tôi và
quý bạn, qua giáo lý, nghiên cứu thánh ngôn và luận giải của
5. Lược Giải Cách Thờ Phượng Tại Tam Tông Miếu 71
Thầy tôi, Ngài Minh Thiện, Minh Chánh… Quý Ngài viết với
6. Bác Nhã Tịnh Đường * 93 lối văn cổ kính thuở đầu thế kỷ 20, thường có nhiều từ Hán
7. Đạo Phục Của Minh Lý Đạo 108 Việt về tôn giáo, nên khó hiểu với phần đông chúng ta, nhất
là những người mới mon men vào cửa đạo. Tôi sẽ tùy theo
8. Tiền Bối Minh Chánh: Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp 117 chút hiểu biết ít ỏi của mình mà giải thích Minh Lý Đạo một
9. Mười Hai Vị Tiền Bối Tịch Minh 135 cách thật giản dị, để chia sẻ cùng quý bạn.
10. Thay Lời Kết 143 Đạo học thì bao la rộng lớn; sự hiểu biết của tôi thì hạn
hẹp. Do đó, tập sách này chỉ là đôi lời giải thích rất đơn sơ,
Tài Liệu Tham Khảo 145
chưa đưa đến phần cốt lõi. Nếu quý bạn muốn hiểu sâu hơn
* Chữ prajñā (tiếng Sanskrit) được kinh điển Hán tạng về Minh Lý Đạo, xin đọc thêm kinh sách đã được Minh Lý
chuyển ra chữ Nho là 般若, và các cao tăng chuyển sang từ Đạo ấn tống và các bài giảng của Ngài Minh Thiện.
Hán-Việt là bát nhã. Nhưng chữ bát này không có nghĩa nào Tập sách quý bạn đang có trên tay được hình thành từ gợi
gợi liên tưởng tới trí huệ sâu rộng nên Ngài Minh Thiện (vốn ý của những anh chị lớn như ông Hiệp Lý Đại Bác Lâm Lý
là bậc túc Nho) đã chủ trương viết bác nhã, vì chữ bác gợi
Hùng (1939-2021), nữ tu Mai Thành Bùi Thị Như Kha (1928-
liên tưởng đến sự rộng lớn, thông suốt (quảng bác).
2019), v.v… và nhất là hiền huynh Huệ Khải; nếu không có sự

5 3 6
cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ của hiền huynh, tập sách chắc chắn
sẽ không hình thành.
Nhân dịp này tôi xin chân thành tri ân quý anh chị lớn nói
trên.
Nhắc đến đây không thể nào không nhớ nghĩ đến ơn sâu
nghĩa dày của hai bậc tiền khai Minh Chánh và Minh Thiện;
chính hai vị đã mở đường, gầy dựng, và phát triển Minh Lý
Đạo cả về hữu vi cũng như vô vi.
Tập sách mỏng manh này xin nguyện làm vật phẩm bé
mọn kính thành đóng góp vào những của lễ hiến dâng lên
Tam Giáo Tổ Sư và các bậc tiền khai với tấc lòng trọn hướng
về đại lễ kỷ niệm một trăm năm ngày Minh Lý Đạo Khai
(1924-2024) sắp sửa cận kề.
Chút công đức nếu có trong muôn một, xin hồi hướng và
dâng lên: ba mẹ tôi (ông Hoàng Thiên Tích và bà Định Tướng
Lâm Tú Hoa) đã tạo cho tôi hình hài này; cô tôi (Hoàng Thị
Kỷ) đã nuôi tôi nên người; cậu mợ tôi (Tường Sơn và Huyền
Như Sơn) đã hướng tôi về con đường Minh Lý, cùng tất cả
quý bạn tôi đã có duyên gặp gỡ trong những tháng năm loay
hoay xuôi ngược trong cõi ta bà.
Rất lòng thành tín.

Tam Tông Miếu, 15 tháng 7 năm 2022


ĐẠI CƠ MINH

7 4 8
Lý là chơn tánh, là có một không hai (vô nhị thị),(2) tức là lý
tuyệt đối, là Lẽ Thật. Minh Lý nghĩa là thắp sáng Lẽ Thật,
khêu ngọn đèn thiêng đó đến mức trọn sáng (viên minh).
1. LƯỢC NGHĨA MINH LÝ ĐẠO
Đạo là con đường mà mọi người đều đi trên đó để đạt đến
Lẽ Thật. Lẽ Thật đó, tùy quan điểm, mỗi người có cách gọi
khác nhau. Có thể là Cao Đài (3) theo Cao Đài Giáo, Lý Tánh
Ba chữ Minh Lý Đạo 明理道 thấy có vẻ đơn giản nhưng có theo Khổng Giáo, Chơn Tâm hay Phật Tánh theo Phật Giáo,
rất nhiều ý nghĩa. Ba chữ này gồm cả lý thuyết và thực hành v.v...
tu thân hành đạo kiêm cả yếu khuyết luyện đơn.
Minh Lý Đạo là sự tổng hợp Tam Giáo hay Tam Tông, nên
Đơn giản nhất, ta có thể hiểu như sau: tên gọi thánh sở của Minh Lý Đạo là Tam Tông Miếu; do đó,
– Minh (động từ) là làm cho sáng tỏ. có thể nói Minh Lý Đạo là con đường dung hợp Tam Giáo
nhằm giúp ta thắp sáng Chơn Tâm, Lý Tánh để tự mình vươn
– Lý là Lẽ Thật tuyệt đối. lên (siêu việt) ngõ hầu được hiệp nhứt cùng Ngôi Một (Lẽ
– Đạo là con đường. Thật). Đây là nói về lý thuyết. Trong cuộc sống, các môn sanh
phải làm thế nào để hiệp nhứt cùng Lẽ Thật? Nói cách khác,
– Minh Lý Đạo là con đường làm sáng Lẽ Thật tuyệt đối.
các môn sanh của Minh Lý áp dụng hai chữ Minh Lý để sống
Cuốn Bố Cáo của Minh Lý Đạo giải nghĩa ba chữ Minh Lý với đức tin của mình như thế nào?
Đạo như sau:
Đức Bình Đẳng Diệu Quan Chơn Nhơn (4) giải về chữ Lý:
ĐẠO là căn bổn khá tầm mò
Lý ở đời: trung hòa, chánh trực
MINH mẫn lương tâm cạn xét dò
Động tịnh theo thước mực kỷ cương
LÝ ấy tánh chơn vô nhị thị
Người người dụng sự sống tình thương
Giải phân họa phước chẳng so đo.
Tâm minh liễu nhờ nương ở Lý.(5)
Theo trên, Minh là làm cho thật sáng lương tâm của mình.
Theo Đức Lão Tử, sự thắp sáng này phải do sự thấu hiểu (2) Vô nhị thị: Đảo ngữ của “thị vô nhị” 是無二 (là không hai).
chính mình chứ không phải sự sáng sự biết do học hỏi bên (3) Cao Đài là cái đài cao / Vượt lên tất cả đón rào ngăn che. (Đức
ngoài.(1) Quảng Đức Chơn Tiên, Tam Tông Miếu, 08-7-1981.)
(4) Ngài thế danh là Lê Văn Lợi (sanh năm 1905), nhập môn Minh

Lý Đạo (1927), giữ chức vụ: Tổng Lý Hành Pháp (1973), Tổng Lý
(1) Tri nhân giả trí; tự tri giả minh. (Đạo Đức Kinh, Chương 33) Định Pháp (1994), quy vị ngày 21-2-1995.

ĐẠI CƠ MINH − 9 5 10 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Qua bốn câu trên, chúng ta thấy Ngài dạy cách làm sáng Lẽ vật cho trung chánh.(9) Đó là biết quan tâm đến người khác,
Thật (là Lý) bằng việc làm trung chánh gồm có: nhân, nghĩa, biết cho thay vì chỉ biết nhận.
lễ, trí, tín. Đó là ngũ đức của Khổng Giáo mà Minh Lý tượng
Con người sinh ra tánh đã trọn lành, ai cũng có lòng nhân,
trưng qua năm sắc của năm dĩa trái cây trên bàn thờ ba cấp theo đó mà cư xử thì hợp với Đạo. Nhưng người sống trong
tại chánh điện. đời bị âm thanh, sắc tướng chi phối nên thường không công
Về đức nhân, Đức Lữ Tổ nói: Thiên địa chi đại đức viết bình mà nghiêng về phía người hay vật mình thương.
sanh, sở dĩ sanh sanh giả viết huyền. Tại thiên vị chi huyền, tại Thương mà muốn không thiên vị thì phải có nghĩa đi kèm,
nhân vị chi nhân.(6) (Cái đức lớn của trời đất gọi là sanh, cái lý nên thường nói là nhân nghĩa.
bởi đó mà sanh hóa gọi là huyền. Ở trên trời thì gọi là huyền, Kinh Sám Hối dạy:
ở trong mình người thì gọi là nhân.)
Làm người nhân nghĩa giữ tròn
Trung Dung (Chương 20) nói: Nhân giả nhân dã. (Nhân là Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.
tính cách của con người.) Thầy Mạnh cũng nói: Nhân, nhân
tâm dã.(7) (Nhân là lòng thương người.) Lễ vốn là nhân nghĩa ở trong lòng, mà người rất cung kính,
dè dặt, đem nó diễn ra ngoài thành trật tự, nề nếp.(10) Ơn
Vậy có thể nói nhân là đức của Trời trong con người, thể Trên dạy Lý là lễ; phải lấy lễ đối với mọi người cho đúng đạo,
hiện qua tính cách con người, biểu hiện ra ngoài là tình chơn thật, trung chánh, đừng để ý riêng xen vào.
thương sanh chúng. Ngài Nguyễn Minh Thiện trong bài Phụ
Giải Chữ Nhân có viết: Cho nên nói nhân hay háo sanh, ái Lễ còn là nghi thức, lễ nghi đúng cách hợp thời. Bốn việc
nhân thì được, mà nói háo sanh, ái nhân là nhân thì không đủ, không nên làm là: Không thấy, không nghe, không nói, không
vì đó chỉ là một phần việc của nhân mà thôi.(8) làm những việc trái lễ.(11) Lễ đi với nghĩa là trách nhiệm giữa
người và người, giữa người và gia đình, xã hội, tổ quốc. Biết
Môn sanh Minh Lý tập làm sáng đức nhân qua việc giữ quan tâm đến người khác, kính trên nhường dưới.
năm giới, giúp đỡ người cơ nhỡ, không giết hại hay xúi người
khác giết hại sinh vật.
(9) Nghĩa giả nghi dã; tôn hiền vi đại. (Trung Dung, Chương 20). Cổ
Nghĩa là hạp lẽ, đúng phép; dùng nghĩa để sửa mọi sự, mọi nhơn nói: Nghi viết nghĩa; nghĩa dĩ chánh vật. (Dưỡng Chơn Tập)
(10) Nhân giả nhân dã, thân thân vi đại. Nghĩa giả nghi dã; tôn hiền

vi đại. Thân thân chi sái, tôn hiền chi đẳng, lễ sở sinh dã. (Trung
(5) Thánh ngôn, 19-7-1997. Dung, Chương 20). Nhị Thập Tứ Điều, Nguyễn Minh Thiện luận
(6) Dưỡng Chơn Tập, Phụ Giải Chữ Nhân, Nguyễn Minh Thiện dịch. giải.
(7) Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, 11. (11) Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động.
(8) Dưỡng Chơn Tập, Nguyễn Minh Thiện dịch. (Luận Ngữ, 12:1)

ĐẠI CƠ MINH − 11 6 12 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Đức Đạo Tổ dạy: Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành. Vậy cá nhân mình hay gia đình
thì lễ là đầu hết mọi việc, lễ là cần thiết trong sự giáo huấn, tề mình mà hại người khác.
gia, trị quốc.(12) Phải hạ mình mới có thể
cùng người hợp tác, làm
Trí là sự hiểu biết cần thiết để phân biệt phải trái, tốt xấu,
việc nào cần làm, việc nào không nên làm. việc. Hạ mình để hòa cùng
người mà thực hiện, giúp
Tín là niềm tin. Tín ở đây là niềm tin chơn chánh (chánh người về nẻo chánh, nhưng
tín), lòng thành không đổi, là gốc của trời đất (thiên địa chi không bị lệ thuộc vào
căn).(13) Niềm tin tạo cho ta sức mạnh. Có niềm tin ta sẽ đi người; đạo lý này được biểu
đến đích, cho dù khó khăn hay đường xa vạn dặm; mất niềm hiện qua quẻ Trạch Lôi Tùy
tin dù có gần cũng hóa xa xôi. gắn ở cổng chùa.(15) Nếu làm
Lễ, nhân, nghĩa đều phải có trí, tín ở trong. Trí để phân được như vậy sẽ không còn
biệt đúng sai, thiện ác. Không có trí sẽ dễ đi vào tà đạo. Thực chia rẽ, gây gỗ; xã hội sẽ thái hòa, thế gian sẽ đại đồng.
hành lễ mà không có tín thì việc làm chỉ hời hợt bên ngoài, dễ Trên đây chỉ là việc đối nhân xử thế hay còn gọi là đạo làm
đi đến phi lễ hay vô lễ. Thể hiện lòng nhân nghĩa mà không người (Nhân Đạo). Tiến thêm bước nữa chúng ta quay vào
có tín thì chỉ là người giả nhân, bất nghĩa. Mất lòng tin là mất bên trong, tự vấn lòng mình, bỏ cái ta của chính mình, trí
tất cả. sáng tâm an, để hiệp nhứt cùng Ngôi Một, để trở nên Hiền
Luật cảm ứng (của Đạo Giáo), luật nhân quả và lý duyên Thánh. Con đường này còn gọi là Thiền (Phật Giáo) hay là
khởi... (của nhà Phật) giúp cho môn sanh quyết định đúng lý, Tịnh, là Thiên Đạo (Minh Lý và Cao Đài).
biết dừng lại kịp thời, không làm điều xấu. Đức Văn Tuyên Tịnh tại Minh Lý Đạo là sự kết hợp giữa tu tâm (Phật Giáo)
Vương dạy: Phàm làm việc chi phải đừng có Ta ở trong đó thì và luyện khí (Đạo Giáo), tượng trưng qua các bức họa hoa
mới công bình đặng. Nếu lòng đặng công thì việc việc đều sen, mười tranh chăn trâu (Thập Mục Ngưu Đồ) trên vách
minh. Hễ đặng minh rồi thì làm ắt nhằm lý.(14) chánh điện và hỏa hậu cắm trên đảnh lư trên nóc Ngũ Hành
Muốn thực hiện ngũ đức, muốn cho mọi việc công bình
minh chánh thể theo lòng nhơn của Trời, chẳng làm việc gì vì (15)Trạch Lôi Tùy: Soán viết: Tùy, cương lai nhi há nhu, động nhi
duyệt. Tùy đại hanh trinh, vô cựu, nhi thiên hạ tùy thời. Tùy thời
chi nghĩa, đại hỹ tai! (Lời Soán nói: Quẻ Tùy là cứng đến ở dưới
(12) Dưỡng Chơn Tập, Nguyễn Minh Thiện dịch. mềm, động mà làm cho đẹp lòng. Tuy đặng cả hanh thông và
(13) Châu Dịch Xiển Chơn, Nguyễn Minh Thiện dịch. trinh bền thì không lỗi, là thiên hạ tùy theo thời. Cái nghĩa tùy
(14) Tam Tông Miếu, 17-9-1928. theo thời lớn lắm vậy thay!)

ĐẠI CƠ MINH − 13 7 14 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Đài, tịnh bình trên nóc Châu Thiên Đài… của Tam Tông chữ Minh Lý Đạo.(18)
Miếu.(16)
Tu tâm, luyện khí có nhiều phương thức. Tựu trung, trước
Tu tâm để xóa đi lớp bụi trần che mờ cái tâm khởi nguyên là phải quét sạch vọng duyên, tà khí, ngăn tình chế dục. Con
diệu tịnh tròn đầy của mình; nói theo Phật Giáo là để sáng đường này là độc đạo mà người đi thì độc hành nên nó rộng
tâm thấy tánh (minh tâm kiến tánh) hay giác ngộ. Ở đây, Tâm rãi, thênh thang nhưng lại đầy khó khăn, trở ngại. Khó khăn
chính là Lý. Đức Bình Đẳng Diệu Quan Chơn Nhơn dạy: không phải do bên ngoài mà do tâm ta không vững, chí ta
Minh Lý minh tượng hình tâm địa không quyết. Ta cần phải hiểu biết sâu rộng, lập tâm dũng
mãnh mới bỏ được thói quen, tập quán đã bám rễ chặt vào
Đại thừa vô lượng nghĩa là Tâm
người lâu đời. Cái tâm dũng mãnh đó (hay chân ý) cứng hơn
Diệu pháp nầy vô lượng thậm thâm
Không duyên phước khó cầm giữ được. kim cương được gọi là đao khuê (19) hay huệ kiếm, tức gươm
trí huệ,(20) ẩn nằm trong chiết tự chữ Lý.(21)
Nó thông suốt tánh tình thanh trược
Tổng trì môn xuôi ngược đôi chiều Con đường làm sáng Lẽ Thật thì không phân biệt phái
tính, sắc tộc nên nó bình đẳng; đó phải là việc nối vòng tay
Cái động cơ phàm Thánh đọa siêu
lớn, hòa đồng với người khác và thương yêu nhau vì ta có thể
Làm Tiên Phật, ma yêu cũng đó.
nhìn lại chính ta qua người khác. Như vậy, tuy là con đường
Lý là thể của Tâm sáng tỏ
Nhựt nguyệt còn trong đó chưa phân (18) Minh Lý Chơn Giải (Chương I); Đạo Học Chỉ Nam (Chương III).
Nên viên thông tự tại chánh chân (19) Đao khuê: Chữ Lý 理 trong chữ Minh Lý, gồm ba phần: Bên trái
Cơ động tịnh có Thần chủ tể.(17) là chữ vương 王; bên phải gồm chữ đao 刀 ở trên và chữ khuê 圭
Luyện khí tạm nói là ban đầu dùng ý đưa hơi thở qua các ở dưới. Khuê là ngọc báu, kim đơn đoàn kết. Đao khuê có nghĩa
kiếm báu chặt đứt xích nhân duyên, đoạn lìa sanh tử luân hồi. (Vì
kinh huyệt trong người gọi là vòng châu thiên để thải trừ tà
kim đơn thành rồi, thì tỷ như kiếm báu, không có tình dục nào
khí mà giữ lại chân khí. Sau đó dùng chân khí kết hợp ba báu mà nó không chặt đứt được. Xem thêm Minh Lý Chơn Giải
vật của người (là Tinh, Khí, Thần) thành kim cương bất hoại (Chương I), và Đạo Học Chỉ Nam (Chương III).
hay còn gọi là nhị xác thân. Việc này phải có Thầy, được Thầy (20) Truyện thơ Việt Nam Quan Âm Thị Kính có câu: Này gươm trí

truyền khẩu quyết. Khẩu quyết này cũng ẩn trong chiết tự ba huệ mài đây / Bao nhiêu phiền não cắt ngay cho rồi. Trong đạo
Cao Đài, Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Quy Liễu có câu: Dâng gươm huệ
kiếm xin cầm / Chặt lìa trái chủ đặng tầm ngôi Thiên.
(21) Chữ Minh 明 chiết tự gồm chữ nhật 日 và nguyệt 月. Chữ Lý 理
(16) Về các chi tiết này, xem bài 4: Kiến Trúc Của Tam Tông Miếu. gồm chữ vương 王, chữ đao 刀 và chữ khuê 圭. Xem thêm Minh Lý
(17) Thánh ngôn, 19-7-1997. Chơn Giải, và Đạo Học Chỉ Nam để rõ hơn.

ĐẠI CƠ MINH − 15 8 16 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


nội tâm, độc đạo nhưng để thành công ta phải sống, học với
Thầy, cộng tác với bạn đạo để bạn và ta cùng tiến đến đích.
Đức Bình Đẳng Diệu Quan Chơn Nhơn dạy (ngày 19-7-1997):
Lý tánh hiện, đạt nhơn đạt kỷ
Được huyền đồng nhứt vị Thái Không.
Như vậy phải chăng chỉ có hai chữ Minh Lý mà quý bạn và
tôi học, hành, và sống suốt đời cũng không đủ, đúng không?

ĐẠI CƠ MINH − 17 9 18 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Đan Loan Phạm Gia Thế Phả (...) có thuật chuyện ông ngoại
của mình như sau: “Cụ có thuật bói tiên, thường lấy cành đào
làm thành hình mỏ hạc treo lên một cần trúc, lấy một cái sọt
2. THÔNG CÔNG CÙNG THƯỢNG ĐẾ tre đựng đầy ắp cát sạch, đặt cần trúc bên cạnh rồi đốt bùa
đọc phép, cái mỏ hạc tự nhiên chuyển động, vạch thành chữ
trên cát.” Lời thuật này rõ ràng cho biết ông ngoại của Phạm
Giáo lý Đại Đạo dựa trên lời dạy của các Đấng thiêng liêng Đình Hổ là người thực hiện nghi lễ giáng bút cầu văn tự.(2)
vô hình. Minh Lý Chơn Giải viết: Nền chánh pháp trong thời Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do lòng người mong có
hiện đại cốt là gây một nhận thức giữa loài người: Đạo có sự thay đổi nên có nhiều thiện đàn xuất hiện ở cả ba miền
một; vạn giáo nhứt lý; Tam Giáo đồng nguyên. Không phải Bắc, Trung, Nam.(3)
nhìn trên hình thức giáo điều mà cần phá hủy tất cả những gì
làm cho ngăn cách rẽ chia. Phần tinh thần cốt là khải thị cho Tại miền Nam Việt Nam, từ thập niên 1920, các tôn giáo
lòng người được trực tiếp thông công cùng Thượng Đế. như Minh Sư, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Tân, Minh Lý
Đạo và Cao Đài đều sử dụng cơ bút.(4)
Quý bạn có thể đôi khi tự hỏi con người (hữu thể, hữu vi)
làm sao thông công cùng Thượng Đế (vô thể, vô vi)? Làm sao (2) Nguyễn Xuân Diện, Một Trăm Năm Trước: Thương Nòi Giống,
biết đường trở về cùng Thầy Mẹ trong một thế giới đầy ngăn Thần Tiên Giáng Bút. (http://vietsciences.free.fr/ vietnam/
cách, rẽ chia này? vanhoa/phongtuc/100-thuongnoigiong.htm)
(3) Ở miền Bắc, tại làng Hạc Châu, phủ Xuân Trường (huyện Giao
Thông công (communion with Heaven) là việc Thiên nhơn
Thủy ngày nay), tỉnh Nam Định, có đàn Hưng Thiện. Đàn này qua
hiệp phát, có Trời mà cũng có người. Từ ngàn xưa trên thế cơ bút đã tiếp nhận được bộ Kinh Đạo Nam (hai quyển) trong
giới, việc thông công này đã có. Như Thánh Mô-sê (1) được tháng 9 và 10 năm 1923. Bản kinh bằng chữ Nôm này được
mạc khải nên có thể nghe tiếng nói vô thinh, dắt dân Do Thái Nguyễn Thị Thanh Xuân dịch ra quốc ngữ, nhà xuất bản Lao
ra khỏi Ai Cập; Thánh Phục Hy, Văn Vương nhìn thiên văn, Động, 2007, một quyển. (Huệ Khải, Tam Giáo Việt Nam: Tiền Đề
Tư Tưởng Mở Đạo Cao Đài. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2013, tr. 39.)
địa lý mà đoán được tương lai… Đó là các bậc Thánh. Còn
(4) Ở miền Nam, đầu thế kỷ 20 nhiều địa danh và các đàn cầu Tiên
phàm nhân liên lạc với cõi vô hình qua bói toán, đồng cốt, cơ
đã gắn liền với lịch sử khai nguyên đạo Cao Đài như đàn ở Miễu
bút, v.v... Nổi (Bình Lợi, Gò Vấp), ở chùa Ngọc Hoàng (Đa Kao, quận 1, Sài
Tại Việt Nam, Phạm Đình Hổ (1768-1839), một danh sĩ, nhà Gòn), đàn Minh Thiện (Thanh An Tự, Thủ Dầu Một, Bình Dương),
đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ), đàn trên núi Thạch Động (Hà
khảo cứu nổi tiếng thời cuối Lê đầu Nguyễn, trong Đường An Tiên), đàn ở chùa Quan Âm (trên núi Dương Đông, đảo Phú
Quốc), đàn ở phố Hàng Dừa (đường Arras, nay là Cống Quỳnh,
(1) Mô-sê: Tiếng Anh: Moses; tiếng Pháp: Moïse. quận 1, Sài Gòn), v.v... (Huệ Khải, Tam Giáo Việt Nam: Tiền Đề Tư

ĐẠI CƠ MINH − 19 10 20 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Trước 1975, tại Tam Tông Miếu (thánh sở của Minh Lý
Đạo) từng sử dụng bói toán như quẻ Tiên Thiên Dịch Số và
quẻ Quan Âm cho những thiện tín cầu hỏi việc tư riêng. Tiên
Thiên Dịch Số được in trong lịch sách Tam Tông Miếu; quẻ
Quan Âm có in trong quyển năm bộ kinh (Bố Cáo, Nhựt Tụng,
Sám Hối, Tịnh Nghiệp Vãn, và Giác Thế).
Cơ bút gồm hai từ ghép lại là cầu cơ (phù kê 扶乩) và chấp
bút. Cơ bút gồm hai loại là huyền cơ và thần cơ.
Huyền cơ (5) là việc mà Đấng thiêng liêng vô hình viết
thông điệp hiện trên giấy trắng mà không qua trung gian là
cây cơ cũng như cũng bàn tay của đồng tử. Tuy vậy, vẫn phải
có mặt đồng tử tại đó. Ngài Minh Chánh thuật như sau (xem
thủ bút tại Hình 3):
Huyền cơ là một việc rất khó làm. Muốn thành công thì
phải bền chí và cố công. Lại cần phải ăn chay, tịnh tâm để cầu
nguyện. Trước hết, nên đặt một cái bàn có đủ hương đăng,
huê quả, day mặt về hướng bắc, là nơi Ngọc Hoàng Thượng
Đế ngự, lạy và vái như vầy:
Cung kỉnh cúi đầu đốt nén hương
Khói bay ngui ngút thấu thiên thương
Kiền thiềng tấc dạ xin bày tỏ
Nguyện thỉnh Tiên Ông ... đến bửu đường.

Tưởng Mở Đạo Cao Đài. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2013, tr. 39.)
(5)Huyền cơ (tiếng Anh: pneumatography; tiếng Pháp: pneumato-
graphie) dùng sợi dây để “treo” (huyền 懸: hanging, suspending)
một phong bì nên chữ Nho gọi là huyền kê 懸乩. Dùng huyền cơ
để cầu Tiên thì chữ Nho gọi là huyền kê triệu Tiên 懸乩召仙.

ĐẠI CƠ MINH − 21 11 22 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Vái rồi, niệm như vầy:
Hương hoa thỉnh, hương hoa nghinh.
Tiên giá lâm, chí tâm quy mạng lễ.
Rồi cứ định trí mà nguyện việc mình muốn cho đủ ba mươi
sáu giờ. Một ngày phân làm bốn lần cầu nguyện. Mỗi lần là
một giờ. Ít lắm là nửa giờ. Phải nhớ trong lúc nguyện, rán kềm
tâm trí đừng cho nó tưởng niệm nhiều việc thì hết linh. Làm
như vậy đúng ba mươi sáu giờ, mới nên khai đàn.
Phải sắp đàn như vầy:
1/ Dọn một cái bàn trải khảm đỏ, để ngay giữa nhà.
2/ Trên bàn, phía truớc để một cái lư đốt hương ở giữa.
Hai bên lư mỗi bên một cây đèn sáp lớn và phải phụ thêm bảy
ngọn đèn nhỏ.
3/ Một cái lư đốt trầm cho thiệt thơm.
4/ Một bài vị Tam Giáo Đạo Chủ. Một bình bông thượng
phẩm và một chút đỉnh trái cây.
5/ Dùng một lưỡi gươm để ngay trên bàn (nếu không có
gươm, thì thế dao cũng được). [xem Hình 4]
6/ Phía sau, đặt một cái ghế mới ngay giữa bàn, rồi dùng
một lá cờ vuông vức trong đỏ bìa vàng, trải trên ghế.
7/ Lấy một miếng giấy trắng, rồi cắt hai
diệu phù bằng giấy đỏ dán lên miếng giấy
trắng như vầy: [hình bên cạnh] rồi bỏ vào bao
thơ, treo ngay nơi bàn vọng. (Phải nhớ khi cắt
phù thì phải rán nín hơi.)
8/ Rồi pháp sư phải dùng một cây cờ ngũ sắc, cầm nơi tay,

ĐẠI CƠ MINH − 23 12 24 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


đi giáp vòng (đông, tây, nam, bắc, trung ương) miệng niệm: Một đàn thứ nhứt ... một đàn thứ nhì ... kế đàn thứ ba lại
”Hương hoa thỉnh, hương hoa nghinh, v.v...” Niệm lầm thầm xảy ra một chuyện lạ như sau đây:
rồi phất cờ ba lần. Trong lúc phất cờ, phải nhớ nguyện lại Khi ông Âu Minh Chánh bắc ghế lên bàn đàn, vói lấy cái bao
những điều của mình đã nguyện mấy ngày trước. Mỗi hướng thơ, vừa mó tay tới thì bị điển giựt rất mạnh, dường như mất
đều làm như vậy, cho đủ ba lần, rồi lấy bao thơ xuống khai ra hồn. Ông xuống nghỉ một chút để đọc thêm kinh cầu nguyện.
xem, thì thấy ứng nghiệm chẳng sai. Rồi ông cũng cố gắng đứng lên lấy bao thơ và mở ra xem, thì
Ngài Minh Thiện kể lại như sau: thấy có ba bài thơ trả lời, mà bài thơ sau rốt, chỉ có một câu
đầu và một chữ ở đầu câu thứ hai. Kế đó, là một đường viết
Khi lập đàn, có nhiều người dự đàn đứng xung quanh cầu
chì kéo dài xuống để chấm dứt.
nguyện. Còn ở giữa cái đàn thì treo một cái bao thơ trên xà
nhà thiệt cao, đừng ai rờ mó tay tới được. Trong bao thơ đó, Có người dự đàn phỏng đoán rằng đó là Thần Tiên viết
có để sẵn một tờ giấy trắng, trên đó dán hai lá bùa (...) và mỗi chưa rồi, mà vì ông Minh Chánh vội gấp lấy bao thơ, nên Thần
người dự đàn đều ký tên vào đó, làm chắc là tờ giấy ấy không Tiên không cho trọn đủ được.(6)
ai lén thay đổi được.
Huyền cơ đã được Ngài Nguyễn Phan Long chứng kiến và
Ai muốn hỏi điều chi thì phải thành tâm tưởng mạnh vào đưa lên báo L’Echo annamite (khoảng 1922-1923) và được
câu mình muốn hỏi, chớ không nên nói ra lời. Mỗi người chỉ Ngài Minh Thiện đăng trên báo Đại Chúng số 242 và 243 tại
đặng hỏi một câu, không nên tưởng nhiều việc, để tránh khỏi Sài Gòn (Hình 5, Hình 6, Hình 7).
sự lộn xộn.
Sự thành công của huyền cơ chỉ là để củng cố niềm tin vào
Chừng 10 hay là 15 phút sau, ông Minh Chánh mới bắc ghế Thượng Đế vô hình. Thư của Hội Thông Linh tại Nancy năm
lên lấy cái bao thơ xuống. Khi ông mở bao thơ ra, thì thấy trên 1916 gởi Ngài Âu Minh Chánh (Hình 8) cho biết đây là việc
giấy đầy chữ viết. Trước ghi câu hỏi, rồi sau có một bài thơ khó thành dù đã làm đủ và đúng các nghi thức; Âu tiền bối
của Thần Tiên trả lời cho mỗi câu hỏi ấy. Nét chữ rất sắc bén, cũng xác nhận như vậy. Theo Ngài Minh Thiện, huyền cơ đã
tinh xảo, viết bằng một chất xám xám, tựa như một cục than thực hiện thành công ba lần. Sau đó, theo lịnh Ơn Trên Ngài
hay là một cây viết chì (viết chì lớn và đậm). Minh Chánh chuyển qua dùng thần cơ.
Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên, cho đó là một việc xưa nay Tại Tam Giáo Điện Minh Tân vào năm 1968 từng thực
chưa từng có và là một bằng chứng thiệt có Thần Tiên trong hiện huyền bút, cách thực hiện hơi khác với huyền cơ. Quý
cõi vô hình, không còn ngờ vực gì nữa. Mỗi người đặng lời bạn có thể tham khảo trên mạng (Internet).
Thần Tiên dạy bảo thì đều phấn khởi vui mừng, lòng thêm tín
ngưỡng thập bội. (6) Nguyễn Minh Thiện, Minh Lý Học Thuyết, chương 5.

ĐẠI CƠ MINH − 25 13 26 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


ĐẠI CƠ MINH − 27 14 28 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU
ĐẠI CƠ MINH − 29 15 30 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU
Thần cơ (7) gồm có: một cái giỏ tre (bọc vải màu vàng)
đường kính khoảng 2-3 tấc, cao khoảng 2-3 tấc, đặt úp
xuống; một cái cần gỗ gắn chặt qua miệng giỏ, đầu cần khắc
hình đầu chim loan hoặc đầu rồng; gần phía đầu chim loan có
khoan một lỗ thẳng đứng để gắn cây cọ dùng làm ngòi viết
(Hình 10).
Qua trung gian của đồng tử, Đấng thiêng liêng viết lời
huấn dụ qua cơ hay qua bút. Nếu qua cơ thì một hoặc hai
đồng tử cầm giỏ cơ nương theo điển lực vô hình mà viết chữ
trên mặt bàn bằng kính (Hình 9) có rải bột phấn hay viết
bóng (không rải phấn). Nếu qua bút thì một đồng tử cầm bút
viết trên mặt bàn bằng kính hay trên tờ giấy trắng.
Bộ phận thông công gồm những ai?
Tại Minh Lý Đạo, năm 1930 Ơn Trên dạy bộ phận thông
công nếu dùng cơ phải ít nhất gồm:
– Một pháp đàn.
– Hai đồng tử (còn gọi là song đồng, song loan, đồng tử âm
dương) để đủ âm dương nhưng song đồng hay song loan là

(7) Thần cơ (tiếng Anh: psychography; tiếng Pháp: psychographie)


thường được gọi là ngọc cơ hay đại ngọc cơ trong kinh sách Cao
Đài. Chữ ngọc 玉 và đại 大 hàm ý tôn quý chứ không phải làm
bằng ngọc (jade) và kích thước to lớn. Chẳng hạn, con cái nhà
quyền quý được gọi là kim chi ngọc diệp 金枝玉葉 (lá ngọc cành
vàng); người quyền chức được gọi là đại nhân 大人. Vì “thần cơ”
hay “ngọc cơ” gồm cái giỏ (tiếng Anh: basket; tiếng Pháp:
corbeille) và thêm cái cần chạm đầu chim loan (mỏ chim: beak,
tiếng Anh; bec, tiếng Pháp) nên tiếng Anh dịch là beaked basket;
tiếng Pháp dịch là corbeille à bec.

ĐẠI CƠ MINH − 31 16 32 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


ĐẠI CƠ MINH − 33 17 34 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU
hai người nam (Hình 11) hay hai người nữ, không bao giờ là Đức Thánh Trần Hưng Đạo dạy rằng muốn làm đồng tử
một nam và một nữ. phải có đại nguyện cứu độ chúng sanh, phò trì Đại Đạo, phải
– Hai độc giả (đọc chữ do cơ viết ra). để lòng thanh tịnh như tấm gương soi sáng phản chiếu mọi
vật thì mới tiếp được điển vô trần.(9)
– Hai điển ký (ghi chép lại lời độc giả đọc).
Tại Minh Lý Đạo, Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy: Ta nhắc
– Hai nguời hầu lễ (rải phấn lên bàn, đánh chuông…). lại, đồng tử là quan hệ lắm, nên hư cũng tại nơi đó. (...) Phải
Nếu dùng bút thì cũng như trên nhưng chỉ có một đồng tử có chí thành và đồng một lòng một ý mới có thể tập được. Còn
cầm cây bút mà thôi.(8) phận người đồng thì phải giữ sao cho tinh cho tịnh mới tiếp
đặng.(10)
Theo Minh Lý Chơn Giải, bộ phận thông công được nâng
lên thành cơ quan và đặt dưới quyền chỉ đạo của ông Định Đức Thánh Trần giải rõ hơn về chỗ “cho tinh cho tịnh”
Pháp Tổng Lý (Ngài Minh Thiện). “Cơ quan nầy tượng trưng như sau:
cho ngôi Thái Cực vô hình ở giữa Hà Đồ hay là ngôi Niết Bàn (...) muốn cho chơn truyền sáng tỏ, kinh pháp được nhiệm
của Phật Giáo.” Số nhân viên trong cơ quan thông công nhứt mầu, thì phải tịnh dưỡng, bồi bổ thân tâm mới đủ sức mà
định là mười hai vị: 1/ Pháp đàn (hai vị, gồm Định Pháp là nhận sứ mạng thiêng liêng. Điển quang có dồi dào, tinh thần
Chánh Pháp Đàn và một vị phụ tá). – 2/ Đồng tử (hai vị, gồm có sức lực mới thu rút được khí vô trần, mới tiếp được điển
một chánh và một phụ). – 3/ Độc giả (hai vị). – 4/ Điển ký cao mầu siêu tuyệt, thì cần đòi hỏi tâm thanh tịnh, thân mạnh
(bốn vị). – 5/ Hầu lễ (hai vị). khỏe.
Pháp đàn là người làm phép trấn thần để tránh tà thần Người đồng tử như cái bình chứa điện, mà cứ dùng mãi thì
nhập vào cơ, và thường là chức sắc Bảo Đạo (Hiệp Thiên Đài) điện mỗi ngày mỗi lưng mỗi cạn. Sức không đủ làm sáng cho
cao cấp nhất tại nơi lập đàn thông công. bóng đèn, không đủ xoay nổi động cơ thì không nên tiêu phí
Đồng tử nguyên nghĩa là đứa trẻ con, nhưng ở đây là nhiều mà hư bình chứa điện… Bản Thánh khuyên đồng tử vì
người cầm cơ, có thể lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi (Hình 12). Người Đạo, vì tương lai, phải cố gắng và ôn tu, nghỉ ngơi một thời
cầm cơ được gọi là đồng tử có lẽ vì đó là người có tâm hồn gian cho lại sức, rồi sẽ nhận sứ mạng tiếp điển vô trần, hầu có
thanh tịnh, trong sáng như đứa trẻ. Chúa Giê-su dạy: Thầy sức ngoại kiền khôn, mới tiếp được vô vi đạo pháp.(11)
bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ
nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (Mát-thêu 18:3)
(9)Tam Tông Miếu, 08-7-1967.
(10) Tam Tông Miếu, 14-8-1932.
(8) Tam Tông Miếu, 26-3-1930. (11) Bác Nhã Tịnh Đường, 29-01-1972.

ĐẠI CƠ MINH − 35 18 36 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Giữa Trời và người có sự cảm ứng khó thể giải thích bằng điển xao đứt lạc đề, hỏng việc.(15) Điển ký là người phải thông
khoa học hiện nay. Trời là Đại Linh Quang, con người là tiểu thạo giáo lý và có thể bình thánh giáo.
linh quang phát xuất từ Đại Linh Quang.(12) Cầu cơ, chấp bút
Một buổi thỉnh Tiên hay cầu cơ thường được tổ chức như
là sự Thiên nhơn hiệp phát. Có thể ví như Trời là Thiên điển sau:
(điện dương), tư tưởng của người (bộ phận thông công, hầu
đàn) là phàm điển (điện âm), người đồng tử là bóng đèn. Đàn phải lập tại nơi trang nghiêm, thanh khiết, thanh tịnh.
Bóng đèn có sáng hay không sáng là do điện dương và điện Lễ phẩm gồm sáu loại: nhang, trầm, hoa, quả, trà, rượu.
âm có kết hợp với nhau hay không. Còn sáng nhiều hay sáng Ban ngày hẳn không dễ cầu vô trần Thiên điển, trừ phi có
ít là do năng lượng và năng lực của người đồng tử. Quan đức chí thành, có ơn soi dẫn của một đại nguyên căn trong
trọng nhất chính là đồng tử và người hầu đàn.(13) Hoặc đồng đám hầu đàn.(16) Do đó các buổi hầu đàn thường được thực
tử được ví như cây cây trụ vô tuyến điện, gồm có hai chiều: hiện trong đêm khuya thanh vắng
phát đi các nơi, và nhận lấy những nơi khác đưa lại. Nếu
Bộ phận thông công chẳng những một mình đồng tử, mà
không được như trên, thì cũng phải như ngọn thâu lôi, để rút
điển ký, độc giả, pháp đàn đều có tương quan. Do đó, trước
cho được các luồng sấm chớp. Muốn vậy là nhờ hằng lo tu
khi hành sự, bộ phận thông công (pháp đàn, đồng tử, độc giả,
tích, như bình tích chứa điện.(14)
điển ký…) phải giữ tâm thân thật thanh tịnh, tắm rửa và thay
Về độc giả và điển ký thì độc giả phải đủ văn hóa, thạo y phục sạch sẽ. Bàn tay người đồng tử phải được xông trầm
cách thi phú và đơn kinh sau này mới tiếp nổi Minh Lý Chơn để tẩy uế trược.(17)
Truyền (kinh, khẩu quyết). Nếu đọc trật một vài chữ thì lằn
(15) Thánh ngôn, 09-02-1974.
(16) Tam Tông Miếu, 16-01-1971.
(12) Tam Tông Miếu, 14-12-1932. (17) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, đàn ngày 19-11 Ất Sửu (03-
(13) Một phần Trời là Thiên điển, một phần người (người hầu đàn) 01-1926), có lời Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy: Trước khi thủ
là nhơn điển. Đó là hai luồng điển âm dương. Đồng tử là cái bóng cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng
đèn. Cháy hay không là hai luồng điển có gặp hay bị rời xa. Còn tắm gội cho tinh khiết rồi mới đặng đến trước bửu điện mà hành
sáng nhiều thì do sức chứa của bóng đèn vậy. Nên ba phần, mà sự. Chớ nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ thì phải để ý thanh
trọng yếu nhứt là phần đồng tử và những người hầu đàn. Nếu có bạch, không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải
một tinh thần mạnh, thì dầu hoàn cảnh bên ngoài có nhiễu loạn, xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh
cũng không sao phá nổi tinh thần duy nhứt của ta. Việc đời tuy tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc. Phải có một chơn linh
mệt, song hăng hái với lòng tu, thì mệt ấy cũng tiêu tan. Ai có đức tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu. Phải trường trai mới đặng
tin, thì có sự sống. (Thánh ngôn, 22-6-1968) linh hồn tinh tấn. Phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ
(14) Tam Tông Miếu, 15-5-1968. dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như tướng soái

ĐẠI CƠ MINH − 37 19 38 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Những người hầu đàn cũng cần chọn lọc kỹ lưỡng, cẩn Thiên điển thường được đồng tử tiếp nhận nơi Nê Huờn
thận. Cung (nhập trí, nhập tâm) để giúp cho trí mở mang sáng
Sau khi pháp đàn làm phép, đồng tử xông trầm hai bàn suốt, không còn nhiễm trần trược thì mới có thể giao tiếp với
tay. Các vị còn lại trong bộ phận thông công vào vị trí của Thần Tiên. Lần lần điển quang nhập toàn thân thì mới viết
mình để hành sự. bằng tay (nhập thủ). Dù đồng tử là trẻ em hay người đã
trưởng thành cũng vậy, vì dù người trẻ hay già đều là tiểu
Các vị hầu đàn đọc bài cầu cơ (tại Minh Lý đọc bài Đi Lễ linh quang của Thượng Đế.(19)
Dâng Lục Cúng) cho đến khi ngọn cơ chuyển động. Các vị hầu
đàn đọc bài mừng (bài Dâng Lục Cúng) khi biết Đấng thiêng Do đó không những đồng tử mà bộ phận thông công cũng
liêng là ai. Tùy theo từng Đấng mà người hầu lễ sẽ đánh rất quan trọng. Toàn bộ ban thông công, nhất là đồng tử, phải
chuông với số tiếng khác nhau. giữ tâm và thân thanh tịnh, thuần khiết thì mới có thể tiếp
được điển vô trần. Khi hầu đàn, những vị hầu đàn bị cấm
Khi kết thúc, các vị hầu đàn sẽ đọc Bài Đưa Thần để tạ ơn không được niệm thầm để tránh sự phân tâm của đồng tử.(20)
các Đấng thiêng liêng đến ban thánh huấn. Trước khi bãi đàn,
điển ký đọc lại thánh giáo cho quý vị hầu đàn cùng nghe lại. Đức Thánh Trần dạy hai vị xin tập đồng như sau:

Chắc quý bạn cũng thắc mắc về quy luật hoạt động khi Việc làm đồng tử là một việc khó khăn, nào khác chi như
Thiên điển hiệp cùng phàm điển như thế nào trên đồng tử. dắt trâu qua ống trúc. Việc đó hiền đệ nên lấy thần mà hiểu.
Không một việc nào bởi Kiền mà không nhờ Khôn, bởi Khôn
Có thể nói rằng Thiên điển là điển Trời, là dương điện; mà chẳng có Kiền.(21)
điện âm là tư tưởng người hầu đàn; đồng tử là nơi tiếp nhận
Thần Thánh đến với ta như luồng điện xuyên ngang. Mắt
cả hai loại điển nói trên. Người đồng tử sử dụng bút hay cơ
không hề thấy, tai chẳng hề nghe, mũi không đánh mùi, tay
để viết lại thông điệp, đồng tử phải để lòng thanh tịnh như
không rờ chụp được. Nó nhẹ hơn lông hồng. Hiền đệ bẻ một
tấm gương soi sáng phản chiếu mọi vật thì mới tiếp được điển
vô trần.(18) Nếu đồng tử để tâm không thì “điển vô trần” (tức cành lá để một lúc, thấy nó [héo] xào, vì nó đã tách rời sự
sống, nên mất hẳn màu tươi. Hiền đệ muốn mình còn dính mãi
Thiên điển) sẽ điều hành ngay lúc đó; nếu lòng người đa
cùng dòng điển quang, [thì] nên như sợi đồng (22) để chuyền
đoan, vướng mắc, Thiên điển sẽ bị ngăn trở, toàn bộ chỉ còn
là phàm điển.
(19) Tam Tông Miếu, 01-3-1930.
của Thầy để truyền đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút
(20) Tam Tông Miếu, 01-3-1930.
cơ là việc tầm thường. (21) Kiền (Càn) và Khôn ở đây tạm hiểu như dương với âm.

(18) Tam Tông Miếu, 08-7-1967. (22) Sợi đồng: Sợi dây đồng thường dùng làm dây dẫn điện.

ĐẠI CƠ MINH − 39 20 40 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


cho một chỗ nào đương cần thiết. Muốn vậy là nhờ hằng lo tu Nhơn cơ: Lúc mới tạo nên vật kiện là vầy: Khi các con
tích, như bình tích chứa điện.(23) muốn làm ra một món chi, thì cái ý muốn ấy tự trong tâm các
con phát hiện ra, óc của các con nó khiến các con cử động tứ
Điều đó cũng giải thích tại sao cùng là một đồng tử nhưng
theo thời gian hoặc có sự thay đổi nhân sự trong ban thông chi mà tạo thành vật ấy. Đó cũng gọi là điển, song thật là nhơn
công, sức khỏe tinh thần của ban thông công giảm sút, v.v… điển, phàm điển.(25)
thì bài văn, bài thơ tiếp nhận được lại trở nên tầm thường, Đấng vô hình đều phải sử dụng con người hữu hình là ông
không giá trị như khi trước. đồng, bà cốt hay đồng tử (medium) làm trung gian. Nhưng
Ơn Trên cũng dạy rằng tốt nhất là con người tự tu tập để giữa đồng cốt và cơ bút có sự khác biệt rõ rệt về đẳng cấp
tự hiệp nhất cùng Trời, để trực ngộ.(24) tâm linh.
Khi một tiền bối muốn nhờ đàn Minh Thiện (tại Thanh An
Trong quyển Thiên Đạo, Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung
Tự, Thủ Dầu Một, Bình Dương) lập đàn tại nhà riêng để hỏi
Hậu (Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh) cho biết rằng theo Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Thượng Đế phân biệt ba loại cơ bút: việc gia đình, Đức Quan Âm Bồ Tát dạy như sau:

Tiên cơ, tà cơ, và nhơn cơ. Tất cả đều có điển. Cơ bút nào đâu giống cốt đồng
Thiên nhơn thuần định mới thông công
Tiên cơ là dùng luật huyền vi chơn lý, chánh đáng để dìu Người chưa để bước qua chơn đạo
dắt nhơn sanh như sau: Khi đồng tử định chơn thần thì tâm Tiếp điển nương cơ dạ khó mong.(26)
tịnh. Tâm tịnh [thì] minh khiếu sẽ phát lộ. Kế tiếp chơn thần
Theo bài thánh thi dẫn trên, đồng cốt là người không tu
hiện nối tiếp với Thiên điển sẽ rọi ra thành thánh giáo. Khi lập
tập, phải dựa vào khá nhiều âm thanh sắc tướng (đàn, hát
đàn phải thật thanh tịnh, đừng khua động. Nếu động thì tâm
múa chầu văn, quần áo, v.v…). Những âm thanh sắc tướng
đồng tử động [khiến cho] minh khiếu tiếp Thiên điển sẽ rời ra
này khác nhau cho mỗi giá đồng. Mỗi đồng tử chỉ đại diện
thành đứt điển.
một vài chơn linh nào đó (Cậu, Cô, Thánh…) và đề tài thường
Tà cơ là dùng mê tín dị đoan. Thiên điển quá ít, âm điển là nhơn sự tư riêng, tầm thường như về người thân đã mất,
quá nhiều, ít sự chân thật, đưa con người vào đường mê tín gia đình, xin chữa bệnh… Như vậy, theo thánh ngôn Ngài Bảo
sai lầm là lấy sự chẳng đặng chơn thật, kiếm thế cho các con Pháp Nguyễn Trung Hậu trích dẫn, đồng cốt là tà cơ hoặc
quá mê theo những sự dị đoan mà phải sai lầm. nhơn cơ.

(23)Tam Tông Miếu, 08-7-1967.


(24)Trong đạo Cao Đài, Ơn Trên khuyên người tu hành hãy cố gắng (25) https://www.caodaism.org/8003/klxbcb.htm#klxbcb-phanthunam.
sao cho mỗi người cũng có thể là một Hiệp Thiên Đài. (26) Tam Tông Miếu, 07-01-1968.

ĐẠI CƠ MINH − 41 21 42 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Trái lại, trong Tiên cơ của Đại Đạo, hình thức âm thanh con mắt trong con mắt để xem qua luồng điển khi cơ bút viết
sắc tướng không quan trọng: Người đồng tử chỉ mặc một bộ ra coi là luồng điển gì? Thanh hay trược? Giả hay chơn? Bởi
đạo phục trong suốt buổi lễ. Sau khi pháp đàn làm phép trấn vậy, luôn luôn Thầy và các Đấng đại tôn đều mong các hướng
đàn, người tham dự (hầu đàn) chỉ cần đọc một bài cầu cơ cho đạo và đạo tâm ai cũng chứng cũng ngộ chơn truyền tự thông
đến khi Thiên điển nhập vào đồng tử thì tất cả mọi người công. Khi ấy mới khỏi lầm.(27)
phải yên lặng thanh tịnh. Trong một buổi đàn Tiên cơ có thể
Do đó để hiệp nhất cùng Trời, phương pháp tốt nhất là nội
có nhiều thiên điển của nhiều Đấng thiêng liêng, cao thấp
tĩnh, quay tất cả giác quan vào trong:
khác nhau, như các vị đồng tử đến báo đàn cho các vị Đại
Tiên hay Thượng Đế đến sau để người hầu đàn chuẩn bị tư Cần được thông công bằng trực giác mới tránh được cái
thế nghinh tiếp. họa trở ngại cho đức tin, cho con đường nhứt quán.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy về cơ bút như sau: Muốn thông công bằng trực giác, phải thanh tịnh cầu lấy
chơn tâm. Muốn cầu lấy chơn tâm, cần quày cả ngũ quan và ý
Cơ bút là diệu pháp làm lợi cho những kẻ biết tu mà cũng
chí vào trong. Thần được duy nhứt, khí được tụ chứa, thì
làm hại cho người nông cạn. Các hiền cũng thấy cái chi có lợi
Thiên cơ Tạo Hóa cũng quy ở đó. Khỏi cần bói toán mà kiết
thì cũng có hại, hoặc thái quá bất cập. Cái họa ấy không vừa.
hung họa phước, thấy được rõ ràng. Không cần thiết lập cơ
Kẻ nghe theo cơ bút là nghe theo Thần Thánh. Cũng có đám
đàn mà cũng ứng đồng cùng trời đất.
đời rồi đây mượn Thần Thánh, mượn cơ bút để triệt hạ Thần
Thánh và cơ bút. Song phải biết cơ bút là một pháp môn mầu nhiệm để làm
ngọn đuốc đưa đường cho nhơn sanh. Khi nào người tự có
Những bài cơ bút viết ra thành bài học quý giá, mà rồi đây
đuốc của mình, thì khỏi cần cầu đuốc ngoại tha.
cũng như việc qua rồi, bài ấy là xiềng khóa của chư hiền. Đừng
mỗi cái viết thành rồi khi đốt không kịp. Bần Đạo muốn các (...) Các trò muốn bảo tồn Minh Lý, muốn cứu độ nhơn
hiền lấy bộ Tâm Kinh mà chép, lấy bộ Tâm Kinh mà xem. sanh, muốn giải thoát cho thân, phải đi mạnh vào con đường
Ngoài ra là giả tạo, là hữu hình trói buộc người, trói buộc trung đạo là trực tâm lãnh hội.(28)
mình, trói buộc Đạo. Mà các hiền cũng không nên quá lợi dụng Bài viết này chắc chắn không khỏi thiếu sót, và chỉ là suy
cơ bút hay cơ bút quá lợi dụng các hiền. nghĩ riêng của một môn sanh Đại Đạo muốn góp phần tìm
Thần Tiên luôn luôn là người đắc đạo. Cái thái quá hay bất hiểu về cách thông công để chúng ta có cái nhìn đúng đắn, tin
cập là cái không phải của Thần Tiên. Thần Tiên là Trung, là tưởng mà không mê tín.
Đạo, là Thời. Mất Thời, mất Đạo, mất Trung, dầu vị ấy có xưng
là Đại La cũng không nên vội tin. Tại sao các hiền không mở (27) Tam Tông Miếu, 04-01-1976.
(28) Tam Tông Miếu, 05-01-1966.

ĐẠI CƠ MINH − 43 22 44 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


này dễ hiểu nhưng không dễ thực hiện.
Cách đây trên 2.500 năm tại Ấn Độ (một xã hội phân chia
3. TIÊU NGỮ CỦA MINH LÝ ĐẠO giai cấp), Đức Phật Thích Ca tuyên bố: Tất cả chúng sanh đều
có Phật tính. Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.
Trong xã hội nặng óc phân biệt giai cấp ấy, Đức Phật đã thu
nhận và giáo hóa tất cả mọi người thuộc mọi giai cấp, không
Khi đi trong rừng lúc đêm tối hay lênh đênh trên biển, phân biệt một ai, kể cả thành phần cùng đinh trong xã hội.
chúng ta cần có la bàn (compass) để định hướng đi cho mình.
Cũng như vậy, bằng câu nói ngắn gọn hay những chữ làm cho Bình đẳng cũng được ghi lại trong bản Tuyên Ngôn Độc
người ta chú ý, tiêu ngữ (slogan) của tôn giáo đề ra để nhắc Lập năm 1776 của Hoa Kỳ,(1) trong tiêu ngữ của cách mạng
nhở và hướng dẫn môn sanh tu học thấy đích phải đến và Pháp, trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948
việc phải làm. của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc,(2) và càng ngày càng có
nhiều kêu gọi về bình đẳng về quốc gia, sắc tộc, về giới tính...
Minh Lý Đạo cũng có tiêu ngữ của mình, đó là: BÌNH
ĐẲNG – CỘNG TÁC – HÒA ÁI. Điều này cho thấy bình đẳng vẫn là một vấn đề lớn cần
phải giải quyết. Bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, quốc gia,
Tiêu ngữ này do Ngài Minh Thiện (Định Pháp Tổng Lý) sắc tộc, giới tính... chỉ là cái ngọn; gốc rễ của vấn đề là nơi
thâm hiểu thánh ý, tóm tắt thánh ngôn mà viết ra. Tiêu ngữ tâm.
này cũng thường được nhắc đến trong các thánh ngôn kêu
gọi môn sanh chỉnh tu, thấy được mục tiêu hướng đến của Tâm có phần bản chất (tánh) bất biến, trường tồn; phần
Minh Lý môn sanh, như qua khổ thơ mở đầu Thập Mục Ngưu biểu hiện ra ngoài (tướng) thì tùy theo duyên nghiệp mà
Đồ mà chư Thánh Thiên đồ Minh Lý tặng cho các đạo hữu thay đổi, vô thường, như kinh tế, chính trị, quốc gia, sắc tộc,
của mình nhân dịp kỷ niệm sáu mươi năm Minh Lý Đạo Khai: giới tính...

Nền MINH LÝ TIÊN THIÊN ĐẠI ĐẠO Vì thế, bình đẳng trong tiêu ngữ của Minh Lý nói đến là
BÌNH ĐẲNG tâm vạn giáo đồng nguyên bình đẳng tâm, là phần bản chất bất biến thường hằng. Tâm
Thiên nhơn CỘNG TÁC Thánh truyền bình đẳng là tâm từ bi đã chứng ngộ lý các pháp bình đẳng,
Đại đồng HÒA ÁI kết liên tu hành. đối với hết thảy chúng sinh không khởi cái thấy oán, thân sai

1. Bình Đẳng
(1)The United States Declaration of Independence.
Phạm trù đầu của tiêu ngữ là Bình Đẳng. Bình đẳng (2)The Universal Declaration of Human Rights (UDHR) by the United
(equal) là ngang bằng, công bằng, không có sai biệt. Phạm trù Nations General Assembly.

ĐẠI CƠ MINH − 45 23 46 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


khác.(3) Trong bài Xưng Tụng Công Đức, Đức Chơn Ngã Đại
Tiên (4) khen ngợi Ngài Minh Thiện như sau:
Tâm bình đẳng, coi nhau đồng thể
Hạnh nhứt như, từ huệ độ đời
Đoan trang mẫu mực làm người
Nằm, ngồi, đi, đứng, không rời oai nghi.
Chứng tỏ người thường chỉ thấy dị biệt, phải là bậc Bồ Tát
mới thấy được sự đồng thể.
Muốn đạt đến tâm bình đẳng thì phải tu thân và luyện tâm.
Tu thân là sửa mình. Cách sửa mình hay nhất là học lễ để
có đủ ngũ đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín). Đức Thánh Khổng
nói: Bất học Thi, vô dĩ ngôn. Bất học Lễ, vô dĩ lập. (Không học
Kinh Thi thì lấy gì để nói. Không học Lễ thì lấy gì để lập thân.)
Ngài và các môn đệ đã phổ biến nền giáo dục đạo đức cho tất
cả dân chúng không phân biệt sang hèn. Ngài đã đưa thuyết
Chính Danh (vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, thầy ra thầy, trò
ra trò) để giúp mọi người tự sửa mình, thì phải chăng Ngài
không nói bình đẳng mà lại là thực hành bình đẳng?
Trong một xã hội quân chủ có trật tự là quân-sư-phụ, thầy
Mạnh đã khởi xướng: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh. (Dân trọng hơn cả, đất nước đứng sau, vua nhẹ hơn
cả.) Điều này cho thấy trật tự trong thể chế quân chủ (quân-
sư-phụ) không có gì vĩnh cửu, mà sự giáo dục đạo đức cho
dân chúng mới quan trọng. Chính giáo dục đạo đức mới kiến
tạo một xã hội bền vững. Người có đạo đức là người không

(3) Phật Quang Đại Từ Điển. Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch.
(4) Bác Nhã Tịnh Đường, 17-12-1974.

ĐẠI CƠ MINH − 47 24 48 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


nghe, không thấy, không làm điều phi lễ; việc chi mình không Đó là lý do phần lớn các tôn giáo đều dạy tín đồ thiền tịnh.
muốn xảy đến cho mình thì mình cũng không muốn, không Chỉ khi tâm thật thanh tịnh, dục vọng không còn, niệm lự
làm cho người khác bị ảnh hưởng.(5) Một gia đình có người không sanh, lúc đó mới không khởi lòng phân biệt, người
cha, người mẹ, người con đạo đức như thế là gia đình hạnh mới coi nhau cùng một cội và thấy các tôn giáo do một gốc
phúc. Một quốc gia có nhà cầm quyền đạo đức biết thương sanh ra. Nhưng để đạt đến mức vô phân biệt này thì phàm
yêu dân như chính mình, người dân có đạo đức biết chu toàn tâm phải diệt, đạo tâm mới sinh và ngay cả ngã câu sinh (7)
bổn phận công dân, quốc gia ấy an vui ổn định, đất nước thái cũng phải mất, vô minh không còn, thì tâm lúc đó thật sự
bình. Mọi quốc gia đều như vậy thì không còn chiến tranh bình đẳng, dung thông tất cả. Đức Bác Nhã Thiền Sư dạy:
xâm lấn nhau, đưa đến một xã hội đại đồng tại thế. Đến lúc
Tâm không trụ một nơi nào cả
đó sẽ không cần kêu gọi bình đẳng nữa vì đó là sự tự nhiên. Cũng không lìa chơn giả một giây
Do đó, lúc khởi đạo, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (Cao Đài
Phổ quang, bình đẳng, tràn đầy
Tiên Ông Bồ Tát Ma Ha Tát) dạy Ngài Lê Văn Trung rằng “cái
Không lệch nơi nầy, sót thiếu nơi kia.
Đạo thành là nhờ lễ”.(6)
(...)
Tại hậu đường Tam Tông Miếu, nơi thuyết giảng treo bức
hoành đề ba chữ Tề Vật Đàn (Hình 12b) và đôi liễn: Đạt tánh tướng như vầy mà quán
Một đã không, muôn vạn đều không
Tề chúng tánh dĩ vi nhất tánh
Khai ứ trệ, hiển suốt thông
Vật hữu hình nhi trí vô hình.
Tự do, bình đẳng, đại đồng sớm khuya.(8)
(Mọi tánh xem bằng như một tánh 2. Cộng Tác
Vật hữu hình mà đạt vô hình.)
Phạm trù thứ hai là Cộng Tác (collaborative). Cộng nghĩa
Như thế cũng nói lên sự bình đẳng phải từ trái tim. là hiệp (hợp) hai hoặc nhiều thành phần khác nhau để ráp
Kinh Lăng Nghiêm chép: Hễ tự tâm có bình đẳng, thì sự vật
mới bình đẳng. Để có tâm bình đẳng này thì niệm không khởi (7) Câu sinh ngã chấp: Cái ngã khởi lên cùng lúc với người ta khi
sanh, không trụ vào một chỗ nào. Niệm không khởi thì sẽ đạt mới sinh ra (xem câu sinh hoặc, trong Phật Quang Đại Từ Điển,
nhứt niệm rồi vô niệm. Đức Bác Nhã Thiền Sư dạy: Vô niệm Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch). Về đồ thứ sáu của Thâp Mục
thiền sanh tâm bình đẳng… Ngưu Đồ, Đức Diệu Quan Chơn Nhơn và Đức Phổ Đức Chơn
Nhơn dạy (1983): Giới luật tròn, tiến sang thiền định / Đặng nhổ
luôn gốc bịnh nhị thừa [thinh văn] / Cu sanh ngã, pháp không
(5) Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. (Luận Ngữ, 5-12) chừa [đốn tuyệt] / Thẳng vào bác nhã đại thừa không môn.
(6) Tam Tông Miếu, 24-7-1927. (8) Tam Tông Miếu,14-01-1979.

ĐẠI CƠ MINH − 49 25 50 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


thành một cái kết quả tổng quát, to tát. Tác là hành động. không thể thực hiện được.(9)
Cộng tác còn gọi là hiệp tác (hay hợp tác), có nghĩa là nhiều
Sự cộng tác này là sự thuận theo Thiên ý để làm sáng danh
người chung sức, có mạnh có yếu, tiếp tay với nhau mà làm
Thượng Đế, thể hiện ý của Ngài trên quả địa cầu, và khi danh
nên một việc; hoặc mỗi người đều có một khả năng đặc biệt, Ngài sáng thì tâm ta an, như câu: Vinh danh Thiên Chúa trên
ráp lại các khả năng đó, để làm một việc to tát. trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Một tổ chức, một xã hội, một quốc gia chỉ hình thành và 3. Hòa Ái
tồn tại khi có sự cộng tác với nhau, phân chia công việc, cùng
nhau xây dựng mà thành; nếu có sự chống trái, phân chia thì Phạm trù thứ ba là Hòa Ái (harmonious, amiable). Khi đã
xã hội sẽ tan rã. Ta hãy xem xã hội của loài ong, loài kiến thì hiệp nhứt cùng Trời, thì Hòa Ái chính là sự thể hiện ý lành
rõ. Sự cộng tác ở thế gian là sự hợp tác giữa người và người, của Thầy Mẹ.
người và vật vì một mục đích nào đó. Hòa nghĩa là thuận thảo với nhau, vui hiệp cùng nhau,
Nhưng trong kỳ hạ nguơn mạt kiếp, đối với các tôn giáo nhưng không bị đồng hóa mà mất đi bản sắc của mình. Hòa là
của Đại Đạo mà Minh Lý Đạo là thành viên, ngoài sự cộng tác thuận theo chơn lý, phù hợp với thời thế mà không xu nịnh
giữa người và người trong cùng Hội Thánh, sự cộng tác giữa theo thời. Hòa là sự cộng tác nhưng không tranh đua, bon
các Hội Thánh với nhau, hay giữa tôn giáo này và tôn giáo chen. Hòa như một dàn nhạc giao hưởng, có nhiều nhạc công,
khác vì một mục đích cao cả có lợi cho nhơn quần xã hội, thì nhiều ca sĩ, những tiếng đàn, kèn, trống, tiếng hát tuy cung
quan trọng nhất vẫn là sự cộng tác giữa người và Trời để bậc, giọng điệu cất lên khác nhau tùy thời điểm, nhưng
hưng thịnh chánh pháp ở thế gian, để cùng được giải thoát, không chỏi nhau mà hòa quyện với nhau thành bài nhạc du
trở về với Thầy Mẹ đang chờ đợi. dương trầm bổng.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy: Cõi thế gian được dựng nên, Đạo Học Chỉ Nam mượn ví dụ để giải rõ vấn đề nầy như
tuy do phép nhiệm mầu của đấng Tạo Hóa, nhưng nếu không sau: Một khu vườn xinh xắn là một tập hợp bao cá thể, từ
có nhơn, không có vật để góp phần tô điểm cho cõi dinh hoàn những viên sỏi nhỏ bé đến làn nước xanh mờ, len lỏi dưới
nầy [thì] cũng không thể được. Như quyển Đạo Học Chỉ Nam, hàng hoa sặc sỡ, dưới cụm tùng bá uy nghi. Cái hiệp không
dầu Hưng Đạo Đại Vương, dầu Vạn Hạnh Thiền Sư sẵn có đạo tranh ấy tạo một khung cảnh phối hợp từ màu sắc đến hương
lý uyên bác đến đâu, nếu không có cõi hữu hình hữu thể này, vị, cả một ý tưởng thanh thoát của con người chiêm ngưỡng.
cũng phải đành chịu vậy. Nếu không có bộ phận thông công, Hình thể, vật thể, ngắn dài, tròn vuông, mọi sự vật mang hình
không có Thánh Hội Minh Lý, [không có] chư đệ tử phát tâm thái riêng biệt, phơi mình dưới ánh sáng thiên nhiên. Nhờ vậy
phụng thừa, không có Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, thì dầu
những nhiệm mầu vô hình kia có linh hoạt đến đâu cũng (9) Tam Tông Miếu, 27-02-1971.

ĐẠI CƠ MINH − 51 26 52 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


mà trắng đen, đen trắng tương hiệp cùng nhau. Hôm nay, Đức Ngọc Đế Chí Tôn đã trao ủy quyền hành nơi
người mỗi con để thay Trời mà hành đạo. Con cái dầu nhỏ hay
Ái nghĩa là tình yêu nhưng không phải là tình yêu theo
lớn mà trước mặt Mẹ đều coi đồng thể như nhau. Cốt là giữa
nghĩa thường tình, chật hẹp chỉ riêng cho thân mình, cho
những người trong cùng gia quyến, mà yêu thương đó phải các con lấy sự thân ái làm sợi dây để thắt chặt giữa nhau như
nới rộng một cách vô tư đến mọi người trong xã hội; cho mà tràng hạt, đừng nên cho rời rạc mà bị mất mát tiêu hao. Các
không mong cầu nhận lại, như mặt trời chiếu sáng vô tư hay con là một thân cây; muốn đưa người qua bể khổ, muốn vớt kẻ
đất và biển nhận cả chất sạch và dơ. trầm luân phải kết lại thành một cái bè, để vượt qua sóng gió.

Đạo Học Chỉ Nam nói: Một tình thương cao thượng thiêng Nếu bè từ tế độ, chở lấy sanh linh mà không gộp lại, kết
liêng sẽ giải quyết được vạn sự kiện của nhơn sinh. Dòng nước thành không chặt chẽ, thì bị sóng đánh gió xua, nước đùa giữa
bản thể luân lưu trong các hình tướng biến hiện sẵn có đủ vô bể thì mỗi cây trôi mỗi hướng, nhơn vật trên bè cũng bị chìm
lượng tánh để soi rọi chơn như của vạn thể chúng sanh. đắm nơi vực sâu. Nghĩa là các con phải hợp sức nhau mới làm
được việc lớn. Mà sự hợp sức cốt ở lòng yêu thương, tin cậy
Hòa Ái của Minh Lý chính là dung hòa, hòa chung nhịp nhau.
sống cùng Trời cùng người, xem mình với thiên hạ làm một,
Yêu thương, tin cậy là mối dây ràng buộc giữa nhau, tức là
tương thân tương ái, thuận lý hợp thời, thương yêu không vị
những mối lạt để cột nên bè. Lạt ấy, dây ấy là tình thương và
lợi, vì thương người chính là thương ta đó.
sự kính mến giữa nhau. Tình thương mất rồi thì mỗi người
Đức Vô Cực Từ Tôn dạy: mỗi ý, mỗi con mỗi cách, làm sao lo được việc lớn mà Trời
Phật đã trao cho để làm phương tiện lập công? (10)
Như vậy tiêu ngữ của Minh Lý Đạo gồm ba phạm trù kết
hợp chặt chẽ, không thể thiếu một. Tâm bình đẳng là khởi
đầu cho cộng tác hiệu quả, yêu thương, hòa ái, và hòa ái là
mối dây ràng buộc chúng ta thuận theo ý Trời, cùng nhau lập
công hành đạo theo thứ lớp, không phân biệt tôn giáo hay
môn phái, và cuối cùng đích đến chính là tâm bình đẳng, giải
thoát.
Đức Bác Nhã Thiền Sư dạy:

(10) Tam Tông Miếu, 06-12-1965.

ĐẠI CƠ MINH − 53 27 54 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Học rộng, biết nhiều, thấy Đạo gần
Đạo là một khối chẳng chia phân
Như như để được tâm bình đẳng
Tỉnh ngộ buông lòng, giải thoát thân.(11)
Như vậy, phải chăng tiêu ngữ của Minh Lý Đạo chỉ dành
cho những bậc chân tu gần đắc đạo, còn những kẻ mới mon
men vào cửa đạo như tôi và quý bạn liệu có thể áp dụng
được không?
Theo tôi, tiêu ngữ của Minh Lý Đạo dành cho tất cả mọi
người, kể cả kẻ tầm đạo và người đứng ngoài cửa đạo. Vì
sao?
Hiện nay chúng ta đang trong một xã hội được coi là văn
minh; chúng ta có một mối liên hệ hỗ tương, tác động vào
nhau. Dù tôi và quý bạn có thể đang cách xa nhau hàng vạn
cây số; có thể tôi và quý bạn không cùng ngôn ngữ, tôn giáo...
nhưng chỉ cần mọi người ngộ ra một chút, ngộ ra điều đơn
giản này: Nước biển ở nơi nào cũng có vị mặn, máu ai cũng
màu đỏ... Thế là đủ cho chúng ta cùng nhau hiệp tâm dâng lời
cầu nguyện cho chính chúng ta hay cho những ai đang rên
xiết, bất an trong thời dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh,
khủng hoảng lương thực... Hễ chúng ta góp thêm chén gạo,
manh áo cho người đang đói rét tức là vòng tay chúng ta đã
rộng thêm một chút.
Chúng ta là con nhà đạo, thì tấm lòng bình đẳng này, dù
nhỏ nhoi như một đốm lửa, chúng ta hãy cố gắng giữ lại cho
nhau trong tình thương Thầy Mẹ.

(11) Thánh ngôn, 19-12-1985.

ĐẠI CƠ MINH − 55 28 56 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Nhìn hình, ta thấy thánh sở gồm năm nóc. Trên nóc có ba
cặp lưỡng long chầu kim đơn và trên nóc ngoài cùng có treo
hỏa hậu cắm trên bầu linh dược, chứng tỏ thánh sở theo Tiên
4. KIẾN TRÚC CỦA TAM TÔNG MIẾU Đạo. Hình này cho thấy bàn thờ Môn Quan Thổ Địa hướng ra
ngoài, và chưa có cột phướn. Hình này có lẽ chụp khi vừa an
vị vì có đủ quý ông, quý bà cùng các con cháu… và vị ân nhân
Tôi và quý bạn cùng xem vài ảnh cũ của Tam Tông Miếu. hiến đất là ông Trần Kim Ký ngồi giữa.
Ảnh chụp cách đây gần trăm năm, nhưng vẫn còn rõ nét. Một bức ảnh khác (Hình 14), có lẽ chụp trong thập niên
Bức ảnh thứ nhất (Hình 13), có lẽ chụp vào năm 1927, cho 1930, lúc thánh sở mở lớp học đầu tiên vì có thầy giáo và các
thấy thánh sở Tam Tông Miếu (thường gọi là chùa) được xây học sinh. Lúc này ta thấy có thêm cột phướn, không thấy bàn
dựng có dáng dấp giống như các ngôi thánh sở Việt Nam hay thờ Môn Quan Thổ Địa.
chùa của người Hoa vào đầu thế kỷ 20 gồm ba gian hai chái. Vào khoảng 1940-1941, do bị phóng đường, thánh sở
Trước thánh sở là đường đất có trồng rau cải. Theo nhà văn được tu sửa và hình dáng có thay đổi một chút (Hình 14b) so
Bình Nguyên Lộc (1914-1987), vào thời đó, vùng này là một với hình chụp năm khoảng 1927-1928.
khu rừng thưa, ít người qua lại.(1)
Quý bạn có thấy sự khác biệt không?
Thánh sở được khởi công vào năm 1926,(2) và làm lễ an vị
vào năm 1927.(3) Bàn thờ Môn Quan Thổ Địa đã quay vào trong. Có năm
quẻ Trạch Lôi Tùy trên nóc thánh sở. Lưỡng long thay vì
chầu kim đơn thì chầu quẻ Tùy (Trạch Lôi Tùy). Ta có thể
(1) https://saigonthapcam.wordpress.com/2021/04/20/sai-gon-
xua-in-it/ Truy cập ngày 01-8-2021. thấy trên nóc ngoài cùng cao nhất, có hỏa hậu cắm trên bầu
(2) Lễ trí thạch trưa ngày 10-8-1926 (03-7 Bính Dần) và lễ thượng linh đơn, phía dưới nóc đã sửa thành dạng khối có tám mặt.
lương trưa ngày 15-9-1926 (09-8 Bính Dần). Tại sao là quẻ Tùy? Vì quẻ Tùy là cẩm nang tu thân hành
(3) Giấy tờ để lại cho thấy tổng trị giá xây dựng là 7.200 đồng, được

giao làm bảy lần. Người nhận hợp đồng xây cất là ông Bùi Quang
Quát. Ngày giao tiền đầu tiên là 09-9-1926 và ngày giao tiền cuối giá bình quân 9,96 đồng một tạ (100kg); như vậy, có giảm xuống
cùng là 17-02-1927. Chủ đầu tư là hai ông Âu Kiệt Lâm (1896- một chút so với giá gạo cùng loại vào năm 1925 bình quân là 10
1941) và Nguyễn Văn Xưng (1891-1957). So sánh với giá gạo ở đồng một tạ.
Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 1925-1928, có thể ước tính số Nguồn: https://sites.google.com/site/nkltnguyenduchiep/tuyen
tiền 7.200 đồng nói trên tương đương khoảng 720 tạ gạo loại -tap-nguyen-dhuc-hiep/vai-tro-lua-gao-trong-doi-song-kinh-te-
một (25% tấm). Thật vậy, theo Chambre de Commerce de Saigon, va-chinh-tri-o-saigon-cho-lon-dau-the-ky-20-phan-2. Truy cập
Bulletin Bi-mensuel, 15 Fevrier 1928, gạo loại một vào năm 1928 02-8-2021.

ĐẠI CƠ MINH − 57 29 58 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


đạo của môn sanh Minh Lý mà Ơn Trên ban trao vào tháng 2
năm 1928. Tùy là hòa, là duyệt, là thuận theo lẽ phải, là hạ
mình để độ người, đưa người về bờ giác.(4)
Những năm sau, theo thời gian, thánh sở bị hư hoại nhiều,
cần phải xây mới toàn bộ. Lúc đó điều kiện tài chánh của
thánh sở có phần khá hơn. Với trách nhiệm là Định Pháp
Tổng Lý kiêm Chủ Trì của Tam Tông Miếu, Ngài Minh Thiện
nghĩ rằng ngôi thánh sở mới cất phải thể hiện sự dung hợp
Tam Giáo, tôn chỉ và mục đích tu hành của Minh Lý Đạo. Vào
năm 1957, với sự thâm hiểu đạo pháp của mình, Ngài Minh
Thiện đã kết hợp với kiến trúc sư Hoàng Hùng (5) đưa ra diện

(4) Soán truyện quẻ Trạch Lôi Tùy viết: Tùy, cương lai nhi há nhu,
động nhi duyệt. Tùy, đại hanh trinh, vô cữu, nhi thiên hạ tùy thời.
Tùy thời chi nghĩa, đại hỹ tai.
Đức Cái Thiên Cổ Phật giải: Quẻ Tùy thuộc đạo Tùy và cũng ở
ngay thời Tùy, nên người quân tử, kẻ hướng đạo phải biết nhún
nhường mà đê tâm hạ khí để làm cho được việc là hơn cả. Bởi vậy
mà ta phải tùy người, tùy thuận cái dục của đời để họ vui lòng mà
cùng ta trở về với lẽ Đạo. (Chu Dịch Huyền Giải, quyển II, Trạch
Lôi Tùy, Tam Tông Miếu xuất bản.)
(5) Kiến trúc sư Hoàng Hùng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật

Đông Dương năm 1935. Những năm 1950-1960 ông làm Bộ


Trưởng Bộ Kiến Thiết (Việt Nam Cộng Hòa). Có thể Ngài Minh
Thiện qua sự giới thiệu của Ngài Huệ Lương (Bộ Trưởng Bộ Cải
Cách) nên quen biết ông và nhờ ông vẽ họa đồ kiến trúc Tam
Tông Miếu. Theo lời Ngài Minh Thiện, ông Hùng chỉ lấy phí tượng
trưng. Ông Khai (chánh văn phòng của ông Hùng) đã hướng dẫn
xây dựng chi tiết.
Một công quả khác của ông Hoàng Hùng:
Được thánh giáo Đức Trần Hưng Đạo soi dẫn, Ngài Thanh Long
(Lương Vĩnh Thuật) kết hợp với kiến trúc sư Hoàng Hùng đã vẽ

ĐẠI CƠ MINH − 59 30 60 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


mạo thánh sở như ngày nay.
Thánh sở mới được xây dựng trên nền thánh sở cũ, với ý
nghĩa sự phát triển của Minh Lý Đạo không phải mới hoàn
toàn mà là sự tổng hợp dựa vào những tôn giáo đã có.
Lễ lạc thành thánh sở mới vào ngày 12-01-1961.(6)
Cấu trúc thánh sở mới (Hình 15) gồm ba phần, và được
xây dựng theo thuyết Tam (3) Ngũ (5) Nhứt (1) của Đạo Gia.
Sách Ngộ Chơn Thiên giải thích thuyết Tam Ngũ Nhứt như
sau (Nguyễn Minh Thiện dịch):
Tam, Ngũ, Nhứt, luôn ba chữ nầy
Xưa nay hiểu được ít người thay!
Đông tam, nam nhị, hiệp thành ngũ
Bắc nhứt, tây tứ, cộng cũng vầy
Mồ Kỷ một ngôi sanh số ngũ
Ba nhà gặp gỡ kết tiên thai
Tiên thai là Một gồm Chơn Khí
Mười tháng thai thành ngự thánh đài.
Các số Tam (3), Ngũ (5), Nhứt (1) dựa vào số của Hà Đồ,
giải thích như sau: Con người có thân và tâm. Theo Đạo Gia,
thân và tâm được chia làm Tinh, Khí, Thần. Muốn trở về quê
xưa vị cũ thì phải tu luyện kết hợp Tinh, Khí, Thần làm một.

họa đồ Trung Hưng Bửu Tòa của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài
tại Đà Nẵng (1955) và được Đức Thánh Trần khen ngợi.
https://doanducthanhlg2014.wordpress.com/2008/07/08/n-2/
https://dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com/2014/06/kts-
ao-trong-cuong-va-cac-kts-au-tien.html.
(6) Tức 26-11 Canh Tý (theo diễn văn khai mạc lễ khánh thành).

ĐẠI CƠ MINH − 61 31 62 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Tinh là phần vật chất hay thân xác. Khí là hơi thở, sự sống, lư.(9) Hỏa là lửa; hậu là thời biểu. Hỏa hậu là thời biểu dùng
Thần là sự sáng biết, ý chí. lửa, thời biểu luyện đạo. Đảnh lư để nấu kim đơn, chỉ công
phu tu hành theo Đạo Giáo để trở về quê xưa vị cũ. Phần này
Theo Hà Đồ: Tinh ở phương bắc, là số 1, thuộc hành Thủy.
Thủy do Kim sanh. Kim ở hướng tây là số 4. Hai hành này có năm mái, ba tầng như sau:
đồng cung nên 1+4 = 5. Sự kết hợp này (sự tập luyện thể 1. Tầng trệt: Bàn thờ Môn Quan Thổ Địa.
xác) gọi là luyện Tinh. 2. Tầng lầu thứ nhứt: Tàng Kinh Thất (chứa kinh sách).
Sự sống là sinh khí ở
3. Tầng lầu thứ nhì: Hồng Chung Sở (nơi có chuông lớn).
phương đông, là số 3, thuộc
hành Mộc. Mộc sinh Hỏa nên 4. Tầng lầu thứ ba: Vọng Thiên Đài (hình bát giác) biểu thị
kết hợp với Thần ở phương như một cái chuông đánh vọng lên mà thúc giục quần chúng
nam thuộc Hỏa: 2+3 = 5. Sự đang muội mê hãy sớm tỉnh mộng. Vọng Thiên Đài có tám
kết hợp này gọi là phép luyện mặt với các bông gió là tám chữ Kiến, Tư, Ngữ, Nghiệp,
Khí. Mạng, Tiến, Niệm, Định của Bát Chánh Đạo (chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh
Trung ương Mồ Kỷ là Chơn tinh tiến, chánh niệm, chánh định). Chánh kiến ở phía trước.
Ý, là số 5, là phép luyện Bát Chánh Đạo được sắp xếp thứ tự ngược chiều kim đồng
Thần. hồ; con người tu học phải đi ngược dòng đời theo tám cấp
Ba số 5 hiệp thành 1 gọi là tam ngũ hiệp nhứt. thang này mà trở về quê xưa vị cũ của mình. Tám cấp đó ứng
với tám cấp đạo của Minh Lý là: Hướng Tịnh Sư; Chí Tịnh Sư;
Ba số này và kiến trúc của Tam Tông Miếu có ý nghĩa gì?
Tâm Tịnh Sư; Thanh Tịnh Sư; Khiết Tịnh Sư; Vĩnh Tịnh Sư;
Nếu kể mái thánh sở từ ngoài vào trong: Siêu Tịnh Sư; Giác Tịnh Sư. (Nếu là nữ, thì thay Sư là Cô, như
Phần mặt tiền, ngoài cùng, gọi là Ngũ Hành Đài (Hình 16), Hướng Tịnh Cô, v.v…)
gồm năm mái ứng với Ngũ Chi Đạo;(7) ba tầng ứng với Tam 5. Cột phướn (pháp tràng): Ở phía trước (tượng trưng
Cực.(8) Trên nóc Ngũ Hành Đài có hỏa hậu cắm trên đảnh tiếp độ phần hồn, đưa về Thiên Quốc hay Nước Trời).

(7) Ngũ Chi Đạo: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, và (9)Đảnh lư: Chảo lò (dụng cụ để nấu). Ở đây là biểu tượng Đạo Giáo
Phật Đạo. trong tu luyện. Bác Nhã Khai Môn (vé thi 36) nói: Tinh hóa Khí do
(8) Tam Cực: Theo thứ tự là Vô Cực, Hoàng Cực, Thái Cực (hoặc Vô thân bất động / Khí hóa Thần bởi trống lòng ư / Ý thuần, Thần
Cực, Thái Cực, Hoàng Cực). mới hườn hư / Tam gia tương kiến, đảnh lư luyện đoàn.

ĐẠI CƠ MINH − 63 32 64 − MINH LÝ ĐẠO NHƯ TÔI HIỂU


Another random document with
no related content on Scribd:
nevertheless, there also a parliamentary sanction was obtained for
the preliminary steps.
In May 1706, the Commissioners, thirty from each nation, met at
Westminster, to deliberate on the terms of the proposed treaty. It
was soon agreed upon that the leading features of the act should be—
a union of the two countries under one sovereign, who, failing heirs
of the queen, should be the Electress of Hanover or her heir; but each
country to retain her own church establishment and her own laws—
Scotland to send sixteen representative peers and forty-five
commoners to the British parliament—Scottish merchants to trade
freely with England and her colonies—the taxes to be equalised,
except that from land, which was to be arranged in such a way that
when England contributed two millions, Scotland should give only a
fortieth part of the sum, or forty-eight thousand pounds; and as the
English taxes were rendered burdensome by a debt of sixteen
millions, Scotland was to be compensated for its share of that burden
by receiving, as ‘an Equivalent,’ about four hundred thousand
pounds of ready money from England, which was to be applied to the
renovation of the coin, the discharge of the public debts, and a
restitution of the money lost by the African Company.
When these articles were laid before the Scottish Estates in
October, they produced a burst of indignant feeling that seemed to
overspread the whole country. The Jacobite party, who saw in the
union only the establishment of an alien dynasty, were furious. The
clergy felt some alarm at the prelatic element in the British
parliament. The mass of the people grieved over the prospect of a
termination to the native parliament, and other tokens of an ancient
independence. Nevertheless, partly that there were many men in the
Estates who had juster views of the true interests of their country,
and partly that others were open to various influences brought to
bear upon their votes, the act of union was passed in February 1707,
as to take effect from the ensuing 1st of May. The opposition was
conducted principally by the Duke of Hamilton, a Jacobite, and, but
for his infirmity of purpose, it might have been more formidable. The
Duke of Queensberry, who acted on this occasion as the queen’s
commissioner to parliament, was rewarded for his services with an
English dukedom. The Privy Council, the record of whose
proceedings has been of so much importance to this work, now came
to an end; but a Secretary of State for Scotland continued for the next
two reigns to be part of the apparatus of the central government in
the English metropolis.
Of the discontent engendered on this occasion, the friends of the
exiled Stuarts endeavoured to take advantage in the spring of 1708,
by bringing a French expedition to the Scottish coasts, having on
board five thousand men, and the son of James II., now a youth of
twenty years of age. It reached the mouth of the Firth of Forth, and
many of the Jacobite gentry were prepared to join the young prince
on landing. But the Chevalier de St George, as he was called, took ill
of small-pox; the British fleet under Admiral Byng came in sight; and
it was deemed best to return to France, and wait for another
opportunity.
The Tory ministry of the last four years of Queen Anne affected
Scotland by the passing of an act of Toleration for the relief of the
persecuted remnant of Episcopalians, and another act by which the
rights of patrons in the nomination of clergy to charges in the
Established Church were revived. The Whigs of the Revolution felt
both of these measures to be discouraging. During this period, in
Scotland, as in England, the Cavalier spirit was in the ascendency,
and the earnest Whigs trembled lest, by complicity of the queen or
her ministers, the Pretender should be introduced, to the exclusion
of the Protestant heir. But the sudden death of Anne on the 1st of
August 1714, neutralised all such schemes, and the son of the then
deceased Electress Sophia succeeded to the British throne, under the
name of George I., with as much apparent quietness as if he had been
a resident Prince of Wales.

On the principle that minute matters, 1702. July.


which denote a progress in improvement, or
even a tendency to it, are worthy of notice, it may be allowable to
remark at this time an advertisement of Mr George Robertson,
apothecary at Perth, that he had lately set up there ‘a double
Hummum, or Bath Stove, the one for men, and the other for women,
approven of by physicians to be of great use for the cure of several
diseases.’ A hummum is in reality a Turkish or hot-air bath. We find
that, within twenty years after this time, the chirurgeons in
Edinburgh had a bagnio, or hot bath, and the physicians a cold bath,
for medical purposes.
The Edinburgh Gazette which advertises the Perth hummum, also
announces the presence, in a lodging at the foot of the West Bow of
Edinburgh, of Duncan Campbell of Ashfield, chirurgeon to the city of
Glasgow, who had ‘cutted nine score persons [for stone] without the
death of any except five.’[313] There was also a mysterious person,
styled ‘a gentleman in town,’ and ‘to be got notice of at the
Caledonian Coffee-house,’ who had ‘had a secret imparted to him by
his father, an eminent physician in this kingdom, which, by the
blessing of God, certainly and safely cures the phrenzie’—also
‘convulsion-fits, vapours, and megrims—in a few weeks, at
reasonable rates, and takes no reward till the cure is perfected.’
In the same sheet, ‘G. Young, against the Court of Guard,
Edinburgh,’ bespoke favour for ‘a most precious eye-water, which
infallibly cures all distempers in the eyes, whether pearl, web,
catracht, blood-shot dimness, &c., and in less than six times dressing
has cured some who have been blind seven years.’
The custom of vending quack medicines from a public stage on the
street—of which we have seen several notable examples in the course
of the seventeenth century—continued at 1702.
this time, and for many years after, to be
kept up. Edinburgh was occasionally favoured with a visit from a
famous practitioner of this kind, named Anthony Parsons, who, in
announcing his arrival in 1710, stated the quality of his medicines,
and that he had been in the habit of vending them on stages for thirty
years. In October 1711, he advertised in the Scots Postman—‘It being
reported that Anthony Parsons is gone from Edinburgh to mount
public stages in the country, this is to give notice that he hath left off
keeping stages, and still lives in the Hammermen’s Land, at the
Magdalen Chapel, near the head of the Cowgate, where may be had
the Orvietan, a famous antidote against infectious distempers, and
helps barrenness, &c.’ Four years later, Parsons announced his
design of bidding adieu to Edinburgh, and, in that prospect, offered
his medicines at reduced rates; likewise, by auction, ‘a fine cabinet
organ.’[314]
In April 1724, one Campbell, commonly called (probably from his
ragged appearance) Doctor Duds, was in great notoriety in
Edinburgh as a quack mediciner. He does not seem to have been in
great favour with the populace, for, being seen by them on the street,
he was so vexatiously assaulted, as to be obliged to make his escape
in a coach. At this time, a mountebank doctor erected a stage at the
foot of the Canongate, in order to compete with Doctor Duds for a
share of business; but a boy being killed by a fall from the fabric the
day of its erection, threw a damp on his efforts at wit, and the affair
appears to have proved a failure.[315]
The author just quoted had a recollection of one of the last of this
fraternity—an Englishman, named Green—who boasted he was the
third generation of a family which had been devoted to the
profession. ‘A stage was erected in the most public part of a town,
and occupied by the master, with one or two tumblers or rope-
dancers, who attracted the multitude. Valuable medicines were
promised and distributed by a kind of lottery. Each spectator, willing
to obtain a prize, threw a handkerchief, enclosing one or two
shillings, on the stage. The handkerchief was returned with a certain
quantity of medicines. But along with them, a silver cup was put into
one to gratify some successful adventurer.’
‘Doctor Green, younger of Doncaster’—probably the second of the
three generations—had occasion, in December 1725, to advertise the
Scottish community regarding his ‘menial 1702.
servant and tumbler,’ Henry Lewis, who, he
said, had deserted his service with a week’s prepaid wages in his
pocket, and, as the doctor understood, ‘has resorted to Fife, or some
of the north-country burghs, with design to get himself furnished
with a play-fool, and to set himself up for a doctor experienced in the
practice of physic and chirurgery.’ Doctor Green deemed himself
obliged to warn Fife and the said burghs, whither he himself
designed to resort in spring, against ‘the said impostor, and to
dismiss him as such.’[316]
We have this personage brought before us in an amusing light, in
May 1731, in connection with the King’s College, Aberdeen. He had
applied to this learned sodality for a diploma as doctor of medicine,
‘upon assurances given under his hand, that he would practise
medicine in a regular way, and give over his stage.’ They had granted
him the diploma accordingly. Finding, afterwards, that he still
continued to use his stage, ‘the college, to vindicate their conduct in
the affair, and at the same time, in justice to the public, to expose Mr
Green his disingenuity, recorded in the Register of Probative Writs
his letter containing these assurances.’ They also certified ‘that, if Mr
Green give not over his stage, they will proceed to further resentment
against him.’[317]
Down to this time there was still an entire faith among the
common sort of people in the medical properties of natural crystals,
perforated stones, ancient jet ornaments, flint arrow-heads, glass
beads, and other articles. The custom was to dip the article into
water, and administer the water to the patient. The Stewarts of
Ardvorlich still possess a crystal which was once in great esteem
throughout Lower Perthshire for the virtues which it could impart to
simple water. A flat piece of ivory in the possession of Campbell of
Barbreck—commonly called Barbreck’s Bone—was sovereign for the
cure of madness. This article is now deposited in the Museum of the
Scottish Antiquaries in Edinburgh. The Lee Penny—a small precious
stone, set in an old English coin, still possessed by the Lockharts of
Lee—is another and highly noted example of such charms for
healing.
It was also still customary to resort to certain wells and other
waters, on account of their supposed healing virtues, as we have seen
to be the case a century earlier. Either the patient was brought to the
water, and dipped into it, or a fragment of his clothing was brought
and cast into, or left on the side of it, a 1702.
shackle or tether of a cow serving equally
when such an animal was concerned. If such virtues had continued
to be attributed only to wells formerly dedicated to saints, it would
not have been surprising; but the idea of medicinal virtue was
sometimes connected with a lake or other piece of water, which had
no such history. There was, for example, on the high ground to the
west of Drumlanrig Castle, in Nithsdale, a small tarn called the Dow
[i. e. black] Loch, which enjoyed the highest medical repute all over
the south of Scotland. People came from immense distances to throw
a rag from a sick friend, or a tether from an afflicted cow, into the
Dow Loch, when, ‘these being cast in, if they did float, it was taken
for a good omen of recovery, and a part of the water carried to the
patient, though to remote places, without saluting or speaking to any
one they met by the way; but, if they did sink, the recovery of the
party was hopeless.’[318] The clergy exerted themselves strenuously to
put down the superstition. The trouble which the presbytery of
Penpont had, first and last, with this same Dow Loch, was past
expression. But their efforts were wholly in vain.[319]
‘It pleased the great and holy God to visit 1702. July 3.
this town [Leith], for their heinous sins
against him, with a very terrible and sudden stroke, which was
occasioned by the firing of thirty-three barrels of powder; which
dreadful blast, as it was heard even at many miles distance with great
terror and amazement, so it hath caused great ruin and desolation in
this place. It smote seven or eight persons at least with sudden death,
and turned the houses next adjacent to ruinous heaps, tirred off the
roof, beat out the windows, and broke out the timber partitions of a
great many houses and biggings even to a great distance. Few houses
in the town did escape some damage, and all this in a moment of
time; so that the merciful conduct of Divine Providence hath been
very admirable in the preservation of hundreds of people, whose
lives were exposed to manifold sudden dangers, seeing they had not
so much previous warning as to shift a foot for their own
preservation, much less to remove their plenishing.’ So proceeded a
petition from ‘the distressed inhabitants of Leith’ to the Privy
Council, on the occasion of this sore calamity. ‘Seeing,’ they went on
to say, ‘that part of the town is destroyed and damnified to the value
of thirty-six thousand nine hundred and thirty-six pounds, Scots
money, by and attour several other damages done in several back-
closes, and by and attour the household plenishing and merchant
goods destroyed in the said houses, and victual destroyed and
damnified in lofts, and the losses occasioned by the houses lying
waste; and seeing the owners of the said houses are for the most part
unable to repair them, so that a great part of the principal seaport of
the nation will be desolate and ruinous, if considerable relief be not
provided,’ they implored permission to make a charitable collection
throughout the kingdom at kirk-doors, and by going from house to
house; which prayer was readily granted.[320]

The Earl of Kintore, who had been made July 8.


Knight Marischal of Scotland at the
Restoration, and afterwards raised to the peerage for his service in
saving the regalia from the English in 1651, was still living.[321] He
petitioned the Privy Council at this date on account of a pamphlet
published by Sir William Ogilvie of Barras, in which his concern in
the preservation of the regalia was unduly depreciated. His lordship
gives a long recital on the subject, from which it after all appears that
his share of the business was confined to his discommending
obedience to be paid to a state order for 1702.
sending out the regalia from Dunnottar
Castle—in which case it was likely they might have been taken—and
afterwards doing what he could to put the English on a false scent, by
representing the regalia as carried to the king at Paris. He denounces
the pamphlet as an endeavour ‘to rob him of his just merit and
honour, and likewise to belie his majesty’s patents in his favour,’ and
he craved due punishment. Sir William, being laid up with sickness
at Montrose, was unable to appear in his own defence, and the
Council, accordingly, without hesitation, ordered the offensive
brochure to be publicly burnt at the Cross of Edinburgh by the
common hangman.
David Ogilvie, younger of Barras, was soon after fined in a
hundred pounds for his concern in this so-called libel.[322]
There is something unaccountable in the determination evinced at
various periods to assign the glory of the preservation of the regalia
to the Earl of Kintore, the grand fact of the case being that these
sacred relics were saved by the dexterity and courage of the
unpretending woman—Mrs Grainger—the minister’s wife of Kineff,
who, by means of her servant, got them carried out of Dunnottar
Castle through the beleaguering lines of the English, and kept them
in secrecy under ground for eight years. See under March 1652.

The arrangements of the Post-office, as Aug.


established by the act of 1695, were found to
be not duly observed, in as far as common carriers presumed to carry
letters in tracts where post-offices were erected, ‘besides such as
relate to goods sent or to be returned to them.’ A very strict
proclamation was now issued against this practice, and forbidding all
who were not noblemen or gentlemen’s servants to ‘carry, receive, or
deliver any letters where post-offices are erected.’
Inviolability of letters at the Post-office was not yet held in respect
as a principle. In July 1701, two letters from Brussels, ‘having the
cross upon the back of them,’ had come with proper addresses under
cover to the Edinburgh postmaster. He ‘was surprised with them,’
and brought them to the Lord Advocate, who, however, on opening
them, found they were ‘of no value, being only on private business;’
wherefore he ordered them to be delivered by the postmaster to the
persons to whom they were directed.
Long after this period—in 1738—the Earl 1702.
of Ilay, writing to Sir Robert Walpole from
Edinburgh, said: ‘I am forced to send this letter by a servant twenty
miles out of town, where the Duke of Argyle’s attorney cannot
handle it.’ It sounds strangely that Lord Hay should thus have had to
complain of his own brother; that one who was supreme in Scotland,
should have been under such a difficulty from an opposition noble;
and that there should have been, at so recent a period, a disregard to
so needful a principle. But this is not all. Lord Ilay, in time
succeeding his brother as Duke of Argyle, appears to have also taken
up his part at the Edinburgh Post-office. In March 1748, General
Bland, commander of the forces in Scotland, wrote to the Secretary
of State, ‘that his letters were opened at the Edinburgh Post-office;
and I think this is done by order of a noble duke, in order to know
my secret sentiments of the people and of his Grace. If this practice is
not stopped, the ministers cannot hope for any real information.’
Considering the present sound administration of the entire national
institution by the now living inheritor of that peerage, one cannot
without a smile hear George Chalmers telling[323] how the Edinburgh
Post-office, in the reign of the second George, was ‘infested by two
Dukes of Argyle!’
It will be heard, however, with some surprise, that the Lord
Advocate may still be considered as having the power, in cases where
the public interests are concerned, to order the examination of letters
in the Post-office. So lately as 1789, when the unhappy duellist,
Captain Macrae, fled from justice, his letters were seized at the Post-
office by order of the Justice-clerk Braxfield.

The sport of cock-fighting had lately been introduced into


Scotland, and a cock-pit was now in operation in Leith Links, where
the charges for admission were 10d. for the front row, 7d. for the
second, and 4d. for the third. Soon after, ‘the passion for cock-
fighting was so general among all ranks of the people, that the
magistrates [of Edinburgh] discharged its being practised on the
streets, on account of the disturbances it occasioned.’[324]
William Machrie, who taught in 1702.
Edinburgh what he called ‘the severe and
serious, but necessary exercise of the sword,’ had also given a share
of his attention to cock-fighting—a sport which he deemed ‘as much
an art, as the managing of horses for races or for the field of battle.’ It
was an art in vogue over all Europe—though ‘kept up only by people
of rank, and never sunk down to the hands of the commonalty’—and
he, for his part, had studied it carefully: he had read everything on
the subject, conversed and corresponded on it with ‘the best cockers
in Britain,’ carefully observing their practice, and passing through a
long experience of his own.
Thus prepared, Mr Machrie published in Edinburgh, in 1705, a
brochure, styled An Essay on the Innocent and Royal Recreation
and Art of Cocking, consisting of sixty-three small pages; from which
we learn that he had been the means of introducing the sport into
Edinburgh. The writer of a prefixed set of verses evidently
considered him as one of the great reformers of the age:
‘Long have you taught the art of self-defence,
Improved our safety then, but now our sense,
Teaching us pleasure with a small expense.’

For his own part, considering the hazard and expense which
attended horse-racing and hawking, he was eager to proclaim the
superior attractions of cocking, as being a sport from which no such
inconveniences arose. The very qualities of the bird recommended it
—namely, ‘his Spanish gait, his Florentine policy, and his Scottish
valour in overcoming and generosity in using his vanquished
adversary.’ The ancients called him an astronomer, and he had been
‘an early preacher of repentance, even convincing Peter, the first
pope, of his holiness’s fallibility.’ ‘Further,’ says he, ‘if variety and
change of fortune be any way prevalent to engage the minds of men,
as commonly it is, to prefer one recreation to another, it will beyond
all controversy be found in cocking more than any other. Nay, the
eloquence of Tully or art of Apelles could never with that life and
exactness represent fortune metamorphosed in a battle, as doth
cocking; for here you’ll see brave attacks and as brave defiances,
bloody strugglings, and cunning and handsome retreats; here you’ll
see generous fortitude ignorant of interest,’ &c.
Mr Machrie, therefore, goes con amore into his subject, fully
trusting that his treatise on ‘this little but bold animal could not be
unacceptable to a nation whose martial 1702.
temper and glorious actions in the field
have rendered them famed beyond the limits of the Christian world;’
a sentence from which we should have argued that our author was a
native of a sister-island, even if the fact had not been indicated by his
name.
Mr Machrie gives many important remarks on the natural history
of the animal—tells us many secrets about its breeding; instructs us
in the points which imply strength and valour; gives advices about
feeding and training; and exhibits the whole policy of the pit. Finally,
he says, ‘I am not ashamed to declare to the world that I have a
special veneration and esteem for those gentlemen, within and about
this city, who have entered in society for propagating and
establishing the royal recreation of cocking (in order to which they
have already erected a cock-pit in the Links of Leith); and I earnestly
wish that their generous and laudable example may be imitated in
that degree that, in cock-war, village may be engaged against village,
city against city, kingdom against kingdom, nay, the father against
the son, until all the wars in Europe, wherein so much Christian
blood is spilt, be turned into the innocent pastime of cocking.’
Machrie advertised, in July 1711, that he was not the author of a
little pamphlet on Duelling, which had been lately published with his
name and style on the title-page—‘William Machrie, Professor of
both Swords.’ He denounced this publication as containing
ridiculous impossibilities in his art, such as ‘pretending to parry a
pistol-ball with his sword.’ Moreover, it contained ‘indiscreet
reflections on the learned Mr Bickerstaff [of the Tatler],’ ‘contrary to
his [Machrie’s] natural temper and inclination, as well as that civility
and good manners which his years, experience, and conversation in
the world have taught him.’[325]
The amusement of cock-fighting long kept a hold of the Scottish
people. It will now be scarcely believed that, through the greater part
of the eighteenth century, and till within the recollection of persons
still living, the boys attending the parish and burghal schools were
encouraged to bring cocks to school at Fasten’s E’en (Shrove-tide),
and devote an entire day to this barbarising sport. The slain birds
and fugies (so the craven birds were called) became the property of
the schoolmaster. The minister of Applecross, in Ross-shire, in his
account of the parish, written about 1790, 1702.
coolly tells us that the schoolmaster’s
income is composed of two hundred merks, with payments from the
scholars of 1s. 6d. for English, and 2s. 6d. for Latin, and ‘the cock-
fight dues, which are equal to one quarter’s payment for each
scholar.’[326]

A Short Account of Scotland, written, it is understood, by an


English gentleman named Morer, and published this year, presents a
picture of our country as it appeared to an educated stranger before
the union. The surface was generally unenclosed; oats and barley the
chief grain products; wheat little cultivated; little hay made for
winter, the horses then feeding chiefly on straw and oats. The houses
of the gentry, heretofore built for strength, were now beginning to be
‘modish, both in fabric and furniture.’ But ‘still their avenues are very
indifferent, and they want their gardens, which are the beauty and
pride of our English seats.’ Orchards were rare, and ‘their apples,
pears, and plums not of the best kind;’ their cherries tolerably good;
‘for gooseberries, currants, strawberries, and the like, they have of
each, but growing in gentlemen’s gardens; and yet from thence we
sometimes meet them in the markets of their boroughs.’ The people
of the Lowlands partly depended on the Highlands for cattle to eat;
and the Highlanders, in turn, carried back corn, of which their own
country did not grow a sufficiency.
Mr Morer found that the Lowlanders were dressed much like his
own countrymen, excepting that the men generally wore bonnets
instead of hats, and plaids instead of cloaks; the women, too, wearing
plaids when abroad or at church. Women of the humbler class
generally went barefoot, ‘especially in summer.’ The children of
people of the better sort, ‘lay and clergy,’ were likewise generally
without shoes and stockings. Oaten-cakes, baked on a plate of iron
over the fire, were the principal bread used. Their flesh he admits to
have been ‘good enough,’ but he could not say the same for their
cheese or butter. They are ‘fond of tobacco, but more from the snish-
box than the pipe.’ Snuff, indeed, had become so necessary to them,
that ‘I have heard some of them say, should their bread come in
competition with it, they would rather fast than their snish should be
taken away. Yet mostly it consists of the coarsest tobacco, dried by
the fire, and powdered in a little engine after the form of a tap, which
they carry in their pockets, and is both a 1702.
mill to grind and a box to keep it in.’

Dresses of the People of Scotland.—From Speed’s Atlas, 1676.

Stage-coaches did not as yet exist, but there were a few hackneys at
Edinburgh, which might be hired into the country upon urgent
occasions. ‘The truth is, the roads will hardly allow them those
conveniences, which is the reason that the gentry, men and women,
choose rather to use their horses. However, their great men often
travel with coach-and-six, but with so little caution, that, besides
their other attendance, they have a lusty running-footman on each
side of the coach, to manage and keep it up in rough places.’
Another Englishman, who made an excursion into Scotland in
1704, gives additional particulars, but to the same general purport.
At Edinburgh, he got good French wine at 20d., and Burgundy at
10d. a quart. The town appeared to him scarcely so large as York or
Newcastle, but extremely populous, and containing abundance of
beggars. ‘The people here,’ he says, ‘are very proud, and call the
ordinary tradesmen merchants.’ ‘At the best houses they dress their
victuals after the French method, though perhaps not so cleanly, and
a soup is commonly the first dish; and their reckonings are dear
enough. The servant-maids attended without shoes or stockings.’
At Lesmahago, a village in Lanarkshire, he found the people living
on cakes made of pease and barley mixed. ‘They ate no meat, nor
drank anything but water, all the year round; and the common
people go without shoes or stockings all the year round. I pitied their
poverty, but observed the people were fresh and lusty, and did not
seem to be under any uneasiness with their 1702.
way of living.’
In the village inn, ‘I had,’ says he, ‘an enclosed room to myself,
with a chimney in it, and dined on a leg of veal, which is not to be
had at every place in this country.’ At another village—Crawford-
John—‘the houses are either of earth or loose stones, or are raddled,
and the roofs are of turf, and the floors the bare ground. They are but
one story high, and the chimney is a hole in the roof, and the
fireplace is in the middle of the floor. Their seats and beds are of turf
earthed over, and raddled up near the fireplace, and serve for both
uses. Their ale is pale, small, and thick, but at the most common
minsh-houses [taverns], they commonly have good French brandy,
and often French wine, so common are these French liquors in this
country.’
Our traveller, being at Crawford-John on a Sunday, went to the
parish church, which he likens to a barn. He found it ‘mightily
crowded, and two gentlemen’s seats in it with deal-tops over them.
They begin service here about nine in the morning, and continue it
till about noon, and then rise, and the minister goes to the minsh-
house, and so many of them as think fit, and refresh themselves. The
rest stay in the churchyard for about half an hour, and then service
begins again, and continues till about four or five. I suppose the
reason of this is, that most of the congregations live too far from the
church to go home and return to church in time.’[327]
The general conditions described by both of these travellers exhibit
little, if any advance upon those presented in the journey of the
Yorkshire squire in 1688,[328] or even that of Ray the naturalist in
1661.[329]

George Young, a shopkeeper in the High 1703. Jan. 24.


Street of Edinburgh, was appointed by the
magistrates as a constable, along with several other citizens in the
like capacity, ‘to oversee the manners and order of the burgh and
inhabitants thereof.’ On the evening of the day noted, being Sunday,
he went ‘through some parts of the town, to see that the Lord’s Day
and laws made for the observance thereof were not violat.’ ‘Coming
to the house of Marjory Thom, relict of James Allan, vintner, a little
before ten o’clock, and finding in the house 1703.
several companies in different rooms, [he]
did soberly and Christianly expostulate with the mistress of the
house for keeping persons in her house at such unseasonable hours,
and did very justly threaten to delate her to the magistrates, to be
rebuked for the same. [He] did not in the least offer to disturb any of
her guests, but went away, and as [he was] going up the close to the
streets, he and the rest was followed by Mr Archibald Campbell,
eldest son to Lord Niel Campbell, who quarrelled him for offering to
delate the house to the magistrates, [telling him] he would make him
repent it.’ So runs George Young’s own account of the matter. It was
rather unlucky for him, in his turn at this duty, to have come into
collision with Mr Campbell, for the latter was first-cousin to the
Duke of Argyle, and a person of too much consequence to be involved
in a law which only works sweetly against the humbler classes, being,
indeed, mainly designed for their benefit.
To pursue Young’s narrative. ‘Mr Archibald came next day with
some others towards the said George his shop, opposite to the Guard
[house], and called at his shop, which was shut by the hatch or half-
door: “Sirrah, sirrah!” which George not observing, nor
apprehending his discourse was directed to him, Mr Archibald called
again to this purpose: “I spoke to you, Young the constable.”
Whereupon, George civilly desiring to know his pleasure, he
expressed himself thus: “Spark, are you in any better humour to-day
than you was last night?” George answered, he was the same to-day
he was last night. “I was about my duty last night, and am so to-day.
I hope I have not offended you; and pray, sir, do not disturb me.” Mr
Archibald, appearing angry, and challenging George for his taking
notice of Mrs Allan’s house, again asked him if he was in any better
temper, or words to that purpose; [to which] George again replied,
He was the same he was, and prayed him to be gone, because he
seemed displeased. Whereupon Mr Archibald taking hold of his
sword, as [if] he would have drawn it, George, being within the half-
door, fearing harm, threw open the door, and came out to Mr
Archibald, and endeavoured to catch hold of his sword. Mr Archibald
did beat him upon the eye twice or thrice, and again took hold of his
sword to draw and run at him; which he certainly had done, if not
interrupted by the bystanders, who took hold of his sword and held
him, till that the Town-guard seized Mr Archibald, and made him
prisoner.’
Mr Campbell, being speedily released upon bail, did not wait to be
brought before the magistrates, but raised a 1702.
process against Young before the Privy
Council, ‘intending thereby to discourage all laudable endeavours to
get extravagancy and disorder [repressed].’ In the charge which he
brought forward, Mr Campbell depicts himself as walking peaceably
on the High Street, when Young attacked him, seized his sword, and
declared him prisoner, without any previous offence on his part. The
Guard thereafter dragged him to their house, maltreating him by the
way, and kept him a prisoner till his friends assembled and obtained
his liberation. The process went through various stages during the
next few weeks, and at length, on the 9th of March, the Council
found Young guilty of a riot, and fined him in four hundred merks
(upwards of £22 sterling), to be paid to Mr Campbell for his
expenses; further ordaining the offender to be imprisoned till the
money was forthcoming.
To do the Duke of Argyle justice, his name does not appear in the
list of the councillors who sat that day.

Sir John Bell, a former magistrate of Mar. 6.


Glasgow, kept up a modest frame of
Episcopal worship in that Presbyterian city, having occasionally
preachers, who were not always qualified by law, to officiate in his
house. On the 30th of January, a boy-mob assailed the house while
worship was going on, and some windows were broken. However,
the magistrates were quickly on the spot, and the tumult was
suppressed.
A letter from the queen to the Privy Council, dated the 4th
February, glanced favourably at the Episcopalian dissenters of
Scotland, enjoining that the clergy of that persuasion should live
peaceably in relation to the Established Church, and that they
should, while doing so, be protected in the exercise of their religion.
It was a sour morsel to the more zealous Presbyterians, clergy and
laity, who, not from any spirit of revenge, but merely from bigoted
religious feelings, would willingly have seen all Episcopalians
banished at the least. At Glasgow, where a rumour got up that some
Episcopalian places of worship would be immediately opened under
sanction of her majesty’s letter, much excitement prevailed. Warned
by a letter from the Lord Chancellor, the magistrates of the city took
measures for preserving the peace, and they went to church on the
7th of March, under a full belief that there was no immediate
likelihood of its being broken. The Episcopalians, however, were in
some alarm about the symptoms of popular feeling, and it was
deemed necessary to plant a guard of 1703.
gentlemen, armed with swords, in front of
the door of Sir John Bell’s house, where they were to enjoy the
ministrations of a clergyman named Burgess. Some rude boys
gathered about, and soon came to rough words with this volunteer
guard, who, chasing them with their swords, and, it is said, violent
oaths, along the Saltmarket, roused a general tumult amongst all
who were not at church. The alarm soon passed into the churches.
The people poured out, and flocked to the house where they knew
that the Episcopalians were gathered. The windows were quickly
smashed. The worshippers barricaded and defended themselves; but
the crowd broke in with fore-hammers, though apparently hardly
knowing for what purpose. The magistrates came with some soldiers;
reasoned, entreated, threatened; apprehended a few rioters, who
were quickly rescued; and finally thought it best to limit themselves
to conducting the scared congregation to their respective homes—a
task they successfully accomplished. ‘Afterwards,’ say the
magistrates, ‘we went and did see Sir John Bell in his house, where
Mr Burgess, the minister, was; and, in the meantime, when we were
regretting the misfortune that had happened to Sir John and his
family, who had merited much from his civil carriage when a
magistrate in this place, it was answered to us by one of his sons
present, that they had got what they were seeking, and would rather
that that had fallen out than if it had been otherways.’
The Privy Council, well aware how distasteful any outrages against
the Episcopalians would be at court, took pains to represent this
affair in duly severe terms in their letters to the secretaries of state in
London. They also took strong measures to prevent any similar
tumult in future, and to obtain reparation of damages for Sir John
Bell.
Generally, the condition of Episcopal ministers continued to be
uncomfortable. In February 1705, Dr Richard Waddell, who had
been Archdean of St Andrews before the Revolution, and was
banished from that place in 1691, but had lately returned under
protection of her majesty’s general indemnity, became the subject of
repressive measures on the part of the Established Church. Letters of
horning were raised against him by ‘John Blair, agent for the kirk,’
and, notwithstanding strong protestations of loyalty to the queen, he
was ordained by the Privy Council once more ‘to remove furth of the
town and parochine of St Andrews, and not return thereto.’[330]
An elderly woman named Marion Lillie, 1703. Apr.
residing at Spott, in East Lothian, was in the
hands of the kirk-session, on account of the general repute she lay
under as a witch. Amidst the tedious investigations of her case in the
parish register, it is impossible to see more than that she occasionally
spoke ungently to and of her neighbours, and had frightened a
pregnant woman to a rather unpleasant extremity by handling her
rudely. The Rigwoodie Witch,[331] as a neighbour called her, was now
turned over to a magistrate, to be dealt with according to law; but of
her final fate we have no account.
Spott is a place of sad fame, its minister having basely murdered
his wife in 1570,[332] and the estate having belonged to a gentleman
named Douglas, whom we have seen concerned in the slaughter of
Sir James Home of Eccles, and who on that account became a
forfeited outlaw.[333] The wife of a subsequent proprietor, a gambler
named Murray, was daughter to the Lord Forrester, who was stabbed
with his own sword by his mistress at Corstorphine in 1679.[334]
There is extant a characteristic letter of this lady to Lord Alexander
Hay, son of the Earl of Tweeddale, on his bargaining, soon after this
time, for the estate, with her husband, without her consent—in which
she makes allusion to the witches of Spott:
‘THES TO LORD ALEXANDER HAY.

‘Spott, 19 May.

‘This way of proceeding, my lord, will seem verey abrupte and inconsiderat to
you; but I laye my count with the severest censer you or may malicious enemies
can or will saye of me. So, not to be tedious, all I have to speak is this: I think you
most absurd to [have] bought the lands of Spott from Mr Murray without my
consent, which you shall never have now; and I hope to be poseser of Spott hous
when you are att the divel; and believe me, my childrin’s curse and mine will be a
greater moth in your estate than all your ladey and your misirable wretchedness
can make up and pray [pay].
‘This is no letter of my lord Bell Heavins, and tho you saye, in spite of the divell,
you’le buy it befor this time twell month, you may come to repent it; but thats non
of my bisnes. I shall only saye this, you are basely impertinent to thrust me away in
a hurrey from my houss at Whitsunday, when I designed not to go till Martinmis:
and I wish the ghosts of all the witches that ever was 1703.
about Spott may haunt you, and make you the
unfortountest man that ever lived, that you may see you was in the wrong in
makeing aney such bargain without the consent of your mortal enemy,

Clara Murray.’[335]

The country was at this time in a state of July 1.


incandescent madness regarding its
nationality, and the public feeling found expression through the
medium of parliament. By its order, there was this day burned at the
Cross of Edinburgh, by the hangman, a book entitled Historia Anglo-
Scotica, by James Drake, ‘containing many false and injurious
reflections upon the sovereignty and independency of this nation.’ In
August 1705, when the passion was even at a greater height, the same
fate was awarded by the legislature to a book, entitled The
Superiority and Direct Dominion of the Imperial Crown of England
over the Crown and Kingdom of Scotland; also to a pamphlet, called
The Scots Patriot Unmasked, both being the production of William
Atwood. On the same day that the latter order was given, the
parliament decreed the extraordinary sum of £4800 (Scots?) to Mr
James Anderson, for a book he had published, A Historical Essay
shewing that the Crown and Kingdom of Scotland is Imperial and
Independent. Nor was this all, for at the same time it was ordered
that ‘Mr James Hodges, who hath in his writings served this nation,’
should have a similar reward.[336]
The Scottish parliament at this time Sep. 3.
patronised literature to a considerable
extent, though a good deal after the manner of the poor gentleman
who bequeathed large ideal sums to his friends, and comforted
himself with the reflection, that it at least shewed good-will.
Alexander Nisbet had prepared a laborious work on heraldry,[337]
tracing its rise, and describing all its various figures, besides
‘shewing by whom they are carried amongst us, and for what
reasons,’ thus instructing the gentlefolk of this country of their
‘genealogical pennons,’ and affording assistance to ‘curious
antiquaries’ in understanding ‘seals, medals, historie, and ancient
records.’ But Alexander was unable of his own means to publish so
large a work, for which it would be 1703.
necessary to get italic types, ‘whereof there
are very few in this kingdom,’ and which also required a multitude of
copper engravings to display ‘the armorial ensigns of this ancient
kingdom.’ Accordingly, on his petition, the parliament (September 3,
1703), recommended the Treasury to grant him £248, 6s. 8d. sterling
‘out of what fund they shall think fit.’[338]

In 1695, the Scottish parliament forbade Aug. 9.


the sale of rum, as interfering with the
consumpt of ‘strong waters made of malt,’ and because the article
itself was ‘rather a drug than a liquor, and highly prejudicial to the
health of all who drink it.’ Now, however, Mr William Cochrane of
Kilmaronock, John Walkenshaw of Barrowfield, John Forbes of
Knaperna, and Robert Douglas, merchant in Leith, designed to set
up a sugar-work and ‘stillarie for distilling of rum’ in Leith, believing
that such could never be ‘more necessary and beneficial to the
country, and for the general use and advantage of the lieges, than in
this time of war, when commodities of that nature, how necessary
soever, can hardly be got from abroad.’ On their petition, the
designed work was endowed by the Privy Council with the privileges
of a manufactory.

The steeple of the Tolbooth of Tain had Sep. 10.


lately fallen in the night, to the great hazard
of the lives of the prisoners, and some considerable damage to the
contiguous parish church. On the petition of the magistrates of this
poor little burgh, the Privy Council ordained a collection to be made
for the reconstruction of the building; and, meanwhile, creditors
were enjoined to transport their prisoners to other jails.
Nearly about the same time, voluntary collections were ordained
by the Privy Council, for erecting a bridge over the Dee at the Black
Ford; for the construction of a harbour at Cromarty, ‘where a great
quantity of the victual that comes to the south is loadened;’ and for
making a harbour at Pennan, on the estate of William Baird of
Auchmedden, in Aberdeenshire, where such a convenience was
eminently required for the shelter of vessels, and where ‘there is
likewise a millstone quarry belonging to the petitioner [Baird], from
which the greatest part of the mills in the kingdom are served by sea.’
Amidst the endless instances of 1703. Nov. 11.
misdirected zeal and talent which mark the
time, there is a feeling of relief and gratification even in so small and
commonplace a matter as an application to the Privy Council, which
now occurs, from Mr William Forbes, advocate, for a copyright in a
work he had prepared under the name of A Methodical Treatise of
Bills of Exchange. The case is somewhat remarkable in itself, as an
application by an author, such applications being generally from
stationers and printers.

Usually, in our day, the opposing Dec.


solicitors in a cause do not feel any wrath
towards each other. It was different with two agents employed at this
time in the Court of Session on different interests, one of them being
Patrick Comrie, who acted in the capacity of ‘doer’ for the Laird of
Lawers. To him, one day, as he lounged through the Outer House,
came up James Leslie, a ‘writer,’ who entered into some conversation
with him about Lawers’s business, and so provoked him, that he

You might also like