Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

|LCVC| CHUYÊN MỤC: LÍ LUẬN VĂN HỌC - “Đặc trưng văn học”

Với người làm văn, hành trình tìm đến văn học tựa như chuyến hành hương của người bộ hành băng qua khu rừng kì bí. Văn học có
thể lấp lánh như thứ ảo ảnh về một ốc đảo đầy nước, hoặc chăng đó chỉ là hiện thực vụn vỡ của một giấc mơ đã lụi tàn. Càng đi sâu hơn
trên hành trình đó, ta càng nhận ra nhiều điều thú vị về giá trị cuộc sống và cả tiếng lòng thầm kín của chính bản thân chúng ta nữa. Hãy
cùng Lát tìm hiểu về “đặc trưng văn học” để có cái nhìn cụ thể hơn về cách mà văn học gắn bó với con người nhé.
---------------------

Về đối tượng phản ánh


Tố Hữu từng cho rằng: “Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Văn
học nghệ thuật phản ánh đời sống, lấy đời sống hiện thực làm lề lối mà tạo nên ngôn từ. Thông qua việc quan sát thế giới khách quan, nhà
văn sẽ sáng tạo nên các hình tượng văn học (hình tượng thiên nhiên, con người, loài vật ...). Các hình tượng này vừa thể hiện cái nhìn
tổng quan về đời sống, vừa mang dáng dấp của những suy nghĩ, ý niệm riêng của mỗi cá nhân con người.

Về nội dung phản ánh của văn học


Văn học nên là tiếng nói độc đáo của cuộc sống – bởi văn học không đơn thuần chỉ cần phản ánh chân thực đời sống mà còn phải là tiếng
nói đầy mạnh mẽ bày tỏ quan điểm, cái nhìn về mối quan hệ giữa con người với chính đời sống hiện thực đó. Đặc điểm quan trọng của
nội dung con người mà văn học nhận thức sẽ luôn mang một giá trị đạo đức. Đó là khát vọng tha thiết của nhà văn muốn thể hiện, bày tỏ
một quan niệm nhân sinh, chân lí của đời sống. Như vậy, nội dung phản ánh trong văn học vừa mang tính hiện thực, vừa thể hiện giá trị
nhân đạo sâu sắc.
Trong “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao thể hiện chân thực cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, đó là cõi đời trần
trụi đẩy con người ta đến bước đường “tha hóa” nhân phẩm. Nhưng, nếu một tác phẩm chỉ chuyên chú vào hiện thực khốn khổ thì văn
học chỉ càng khiến cho con người càng thêm luẩn quẩn trong chính vận mệnh của mình. Nhà văn đứng trên hiện thực để phản ánh hiện
thực, hơn hết, ông đã mượn đời Chí Phèo để cất lên tiếng nói nhân đạo, đó là khát khao được yêu thương, cao hơn đó là khát vọng sống,
khát vọng được trở thành con người của những người nông dân thời kì trước Cách mạng.

Về phương tiện phản ánh của văn học


Đây được hiểu là các công cụ của nhà văn trong sáng tác văn học, là yếu tố tạo nên phong cách, màu sắc văn chương riêng biệt. Đặc trưng
về ngôn từ nghệ thuật là yếu tố đầu tiên khi bàn về văn học. Ngôn từ trong văn học cần nhất là tính nghệ thuật - thẩm mỹ, tính hình tượng,
hàm súc - đa nghĩa, tính cá thể hóa và tính biểu cảm. Tính hình tượng được xem là đặc trưng quan trọng nhất của văn học bởi các hình
tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự tư duy và sáng tạo của người nghệ sĩ, nó hàm chứa thái độ, cảm xúc nhất định.

You might also like