Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Phương thức lây truyền, tránh né hệ miễn dịch:

Vi-rút dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Vi-rút dại chủ yếu
được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua
vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động
vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp
niêm mạc miệng, mũi của người.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi-rút dại phát triển từ lớp trong cùng
của mô dưới da (gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại
biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). vi
rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính
khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh có những thay đổi hành vi và có
những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có
thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1
năm.
Phương thức tìm ra vaccine, sơ lược về người tìm ra
vaccine
Vaccine ngừa virus dại được nghiên cứu bởi một nhà
hóa học kiêm vi sinh vật học Louis Pasteur (1822-
1895). Ông đã dùng tác nhân sống giảm độc lực
(một ý tưởng rất đột phá ở thời điểm bấy giờ) để sản
xuất vaccine này – vaccine sống giảm độc lực. Ông
tiến hành nuôi virus ở thỏ, sau đó làm suy yếu chúng
bằng cách làm khô các mô thần kinh bị ảnh hưởng.
Sau các cuộc thử nghiệm trên 50 con chó, vào ngày
06 tháng 7 năm 1885, Pasteur đã cứu sống thành
công cậu bé Joseph Meister (9 tuổi) tới từ Alsace, bị
một con chó dại cắn nhiều nhát rất nghiêm trọng.
Sau đó, trước Học viện y khoa quốc gia Pháp, Pasteur tuyên bố ông đã thành công trong
việc tạo ra vaccine phòng virus dại – đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc tìm ra
vaccine cho các bệnh truyền nhiễm khác sau này.

You might also like