Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 2: CÁCH LƯU TRUYỀN VÀ QUẢNG BÁ CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT

NAM

2.1. Tầm quan trọng của việc giữ gìn trò chơi dân gian

Đầu tiên là hình thành và củng cố văn hóa dân tộc. Trong kho tàng di
sản văn hóa dân tộc Việt Nam, các trò chơi dân gian nói chung không chỉ đơn
thuần là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành nên và củng cố văn hóa dân tộc. Những hoạt
động ý nghĩa ấy còn hiện lên như một bản thông điệp chứa đựng nhiều giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, quý báu của cha ông ta như các giá trị khác về
mặt lịch sử, khoa học và nhân văn được lưu truyền hết đời này sang đời khác,
chủ yếu thông qua một số phương thức đơn giản như truyền tay, truyền
miệng hay thậm chí là tự học hỏi qua nhiều quá trình theo dõi, trau dồi tu
luyện cải thiện qua nhiều thế hệ.

Ngoài ra, các trò chơi dân gian còn là biểu hiện rõ nhất của tinh thần cần cù,
chăm chỉ được tìm thấy trong các hoạt động lao động sản xuất, đồng thời thể
hiện ở đó là một tinh thần đoàn kết, tính tập thể, cộng đồng cao của nhân dân
Việt Nam ta cho đến tận ngày nay.

Nhìn chung, các trò chơi dân gian ngoài việc truyền bá, củng cố những
giá trị tốt đẹp được lưu truyền từ thời xa xưa thì còn giúp cho con người ta cải
thiện thêm ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ thể lực, trí lực cho đến tinh thần.
Cụ thể hơn, những trò chơi thiên về thể chất như kéo co, nhảy sào giúp người
chơi tăng cường, cải thiện thể lực, rèn luyện sự dẻo dai, uyển chuyển, cơ động,
linh hoạt, độ chính xác,… đồng thời còn giúp ta nâng cao khả năng tư duy
chiến thuật một cách hợp lý, đưa ra các chiến lược giúp cho việc chiến thắng
khả thi nhất mà không tốn quá nhiều sức lực Ngoài ra các hoạt động dân gian
kể trên còn giúp cho người chơi nêu cao tinh thần đoàn kết làm việc nhóm, đề
cao ý thức tự giác, trách nhiệm của từng cá nhân, góp phần hàn gắn hay củng
cố thêm các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người .Hơn nữa, sau mỗi thất
bại, người chơi có thể xem xét lại lối chơi của mình xem còn gì bất cập hay yếu
kém ở điểm nào, đồng thời chiêm ngưỡng cũng như học hỏi thêm từ những người
chơi khác cùng trình độ hoặc hơn, tăng cường khả năng học hỏi cho chúng ta một
cách hiệu quả nhất, thiết thực nhất, ít tốn kém nhất.
Vậy cuối cùng, ta có thể kết luận được những gì? Các trò chơi dân gian
chính là những công cụ rất mạnh trong công cuộc giáo dục thông qua nhiều yếu tố
như lịch sử, văn hóa, khoa học,… và đồng thời hình thành nên nhân cách của mỗi
con người chúng ta qua thời gian, là “cây cầu” giúp chúng ta tiếp cận được với
những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại như truyền thống
uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, truyền thống đoàn kết nhân dân, gắn kết
cộng đồng, tính kỷ luật, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng tâm trí,…, từ đó giúp mỗi
con người chúng ta hiểu rõ, nhận thức sâu sắc và đồng thời cố gắng giữ gìn, tiếp
tục phát huy những giá trị tốt đẹp ấy như những gì đời trước đã làm.

2.2. Các giải pháp gìn giữ và lưu truyền các trò chơi dân gian Việt Nam

2.2.1. Về khâu tổ chức các hoạt động liên quan đến trò chơi dân gian ngày
Tết

Đầu tiên là về thực trạng khó khăn trong việc truyền tải, tổ chức các hoạt
động, hình thức liên quan đến các trò chơi dân gian, nhất là ở các địa bàn thành
phố lớn trong các dịp lễ hội như Tết cổ truyền của dân tộc. Việc truyền tải còn tồn
tại nhiều bất cập do một số khó khăn có thể liệt kê ở đây như: không gian,
thời gian chơi, cách thức tổ chức cũng như kiểm soát chặt chẽ các khâu đảm
bảo an toàn cho người chơi cũng như tạo cho người chơi cảm giác vui tươi,
lành mạnh, an tâm và thoải mái nhất khi chơi.

Và để góp phần đưa những giá trị văn hóa ấy đến gần hơn, phổ cập với
đại chúng thì trước hết đối với các cấp chính quyền, các ban, các ngành cần
phải phải rà soát, đầu tư xây dựng, tu sửa những khu vực có tiềm năng trở
thành địa điểm chuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian mang tính
cộng đồng ngay trong thôn, xã, huyện, phường, hay các địa điểm trọng yếu
đông người dân qua lại thuộc các tỉnh thành phố. Vì nếu muốn thu hút thêm
nhiều đối tượng quan tâm đến các hoạt động trò chơi dân gian, đặc biệt là giới trẻ,
thì địa điểm tổ chức ít nhiều cũng nên để lại trong họ một ấn tượng nào đó, có thể
ấn tượng vì chỗ đó rộng, hoặc cơ sở hạ tầng hiện đại,… Và không chỉ thu hút giới
trẻ, phương pháp này còn có thể đánh đúng vào thị hiếu hay sự hiếu kì của những
thực khách ngoại quốc, tranh thủ dịp Tết cổ truyền đông khách du lịch mà quảng
bá thêm về hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua những hoạt động văn hóa
thiết thực như các trò chơi dân gian. Quả thực “Nhất tiễn xuyên đôi tâm”, càng tô
điểm thêm sự thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam ta.
Việc thứ hai cần phải làm để gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian ngày
Tết đó chính là tích cực ra sức tuyên truyền, phòng chống biến tướng cờ bạc và
đồng thời xử lí các vi phạm liên quan trong các hoạt động liên quan đến các
trờ chơi dân gian. (như đã đề cập ở trên). Chính quyền các cấp cần phải vào
cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong việc ngăn chặn các diễn biến xấu, các
thành phần biến tướng gây nguy hại đến công cuộc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Về phía ban tổ chức các hoạt động , việc đầu tiên cần làm đó chính là gắn
thêm những bảng nội quy về phòng cháy chữa cháy và nội quy, quy định
chung của nơi tổ chức ở những khu vực thoáng, dễ quan sát, tần suất người
qua lại đông.

Và cuối cùng, ban tổ chức nên chú trọng chăm lo công tác hậu cần, hỗ trợ đội
ngũ tổ chức và vận hành trò chơi về các mặt như đảm bảo an toàn cho người
chơi, hệ thống giữ gìn an ninh trật tự hay đảm bảo an toàn phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh công cộng trước, trong và sau quá trình vui chơi. Vì thu hút cộng
đồng chung tay tham gia đã khó, muốn giữ chân họ lại càng khó hơn. Muốn giữ
chân những người chơi thì đầu tiên mình phải tạo cho họ cảm giác an toàn, thoải
mái, đủ để cho họ tin tưởng và dựa vào, để họ sẽ ở lại chơi nhiều, lâu hơn, đồng
thời cũng sẽ thu hút thêm được nhiều người quan tâm tìm đến.

2.2.2. Về cách thức, quy trình quảng bá các hình thức trò chơi dân gian
ngày Tết

Nối tiếp với các giải pháp gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian đó
chính là các phương pháp, quy trình quảng bá.
Nhưng hãy cùng đặt vấn đề, rằng mình sẽ hỗ trợ ai khi không ai biết tới
trò chơi dân gian cũng như những địa điểm tổ chức phù hợp các trò chơi ấy lân cận
khu vực mà họ đang ở ? Đây chính là lúc để công tác truyền thông quảng bá lên
tiếng. Vốn là một công cụ rất mạnh, có vai trò không hề nhỏ đối với công cuộc
tổ chức bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa dân
gian nói riêng, nay lại như “diều gặp gió” dưới sự phát triển bùng nổ của
khoa học công nghệ, thời đại lên ngôi của mạng xã hội.

Các địa phương nên dựa theo đó mà tân dụng triệt để phương pháp
này, thông qua các buổi sinh hoạt ở địa phương mình sinh sống cũng như các
phương tiện truyền thông như loa đài, báo chí,… để truyền bá rộng rãi những
giá trị tốt đẹp ấy cho toàn thể nhân dân.
Trò chơi dân gian không chỉ là những trò vui chơi đơn thuần mà nó còn là
sợi dây gắn kết thế hệ, là nền tảng vững chắc giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về
nguồn gốc và truyền thống văn hóa đất nước mình, góp phần vào công cuộc bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam trong lòng thế hệ trẻ. Vì
vậy, (tiếp theo),ngoài phương thức quảng bá qua các phương tiện báo đài, về
phía người dân, chúng ta cũng cần phải chủ động trực tiếp đưa các trò chơi
dân gian xen kẽ vào cuộc sống, cụ thể là vào các hoạt động dạy và học , tổ
chức, khuyến khích các em học sinh thay vì dồn hết sự tập trung vào các loại
đồ chơi công nghệ đời mới hay là mạng xã hội thì cũng nên dành thời gian cho
các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, bổ ích, cụ thể ở đây là tích cực tham gia
các hoạt động liên quan đến các trò chơi dân gian.

Và cuối cùng, cũng như quan trọng nhất, mọi hoạt động liên quan đến
các giải pháp giữ gìn và quảng bá nêu trên phải TUYỆT ĐỐI tuân thủ Pháp
luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dưới mọi hình thức.
Làm gì thì làm, nhưng tuyệt đối không được đi ngược lại pháp luật, trái với
đạo đức, lương tâm.

You might also like