Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( VẺ ĐẸP HUNG BẠO)

MB Trong cuộc đời ngắn ngủi , mỗi người đều đi tìm thứ
cho riêng mình , người tìm sự thành công, người thì tìm tình yêu đời
mình, người thì theo đuổi khát vọng sống. Nhưng mang trong mình linh
hồn của một nhà văn với thú vui xê dịch, nhà văn Nguyễn Tuân đã dành
cuộc đời văn chương của mình để đi tìm cái đẹp trong cuộc sống. Do đó
Tây Bắc đã trở thành địa điểm gặp gỡ giữa ông hoàng tùy bút với nét đẹp
vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa
của con người nơi đây. Được sinh ra từ cây bút uyên bác và tài hoa tác
phẩm Người Lái Đò Sông Đà đã là tác phẩm nổi bật nhất trong thể loại
ký. Tác phẩm đã không chỉ thể hiện xuất xắc sự uyên bác, cái ngông của
Nguyễn Tuân không chỉ qua cách dùng từ ngữ , những hình ảnh liên
tưởng độc đáo để miêu tả con Sông Đà mà còn thổi hồn vào dòng sông .
Từ dòng sông vô tri vô giác nay đã mang tính cách mạnh mẽ , dữ dội lúc
thượng nguồn , rồi lại thay tính đổi nết thành nàng thơ dịu dàng xứ Tây
Bắc lúc đổ ra sông ra biển. Nhưng có lẽ vẻ đẹp hung bạo đã làm nổi bật
không chỉ hình ảnh con sông dữ tợn , nguy hiểm mà còn nói lên cái Tôi
cá tính , khác người của Nguyễn Tuân.

KQ “ Có những cuộc gặp gỡ chỉ là thoáng qua , có những


cuộc gặp gơc lại là định mệnh”. Cuộc gặp gỡ giữa sông Đà và Nguyễn
Tuân trong chuyên lên thăm Tây Bắc của ông , để tuyệt tác “ Người Lái
Đò Sông Đà” ra đời . Tác phẩm viết dưới dạng tùy bút thể loại ký. Ký
dùng thuật lại sự vật sự việc mà tác giả đã trải qua, một thể loại dễ viết dễ
hiểu, nhưng ít ai thành công trên thể loại này. Nguyễn Tuân đã đạt được
điều đó một cách xuất xắc . Tác phẩm in trong tập sông Đà 1960. Ra đời
khi miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, tác phẩm như bản ca ngợi
cái nét đẹp sức sống rực rỡ của thiên nhiên mà còn vẻ đẹp con người lao
động ở vùng núi Tây Bắc. Để thể hiện đieèu đó, nét đẹp hung bạo , nguy
hiểm của con sông được hiên lên qua ...…

THÂN BÀI NÉT HUNG BẠO:


(1 ) Dòng chảy sông Đà : Mở đầu cái tính cách đặc biệt, khác
biệt của dòng sông Đà, nhà văn đã miêu tả đầu tiên qua dòng chảy của con sông.
“ Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu”. Theo quy luật của tự nhiên mọi
con sông đều chảy về hướng Đông đổ ra biển. Nhưng ko theo quy luật của tự nhiên
của mọi dòng sông nước Nam, dòng sông đã bướng bỉnh ngông ngạo chảy về hướng
Bắc. Nó như muốn tìm một lối đi riêng , muốn thoả cái khát vọng vẫy vùng. Tạo ra
nét cá biệt cho bản thân.
(2)Vách đá bờ sông : Con sông không chỉ cá tính qua dòng
chảy ,mà mọi cảnh vật , phiến đá cũng nổi trội không kém. “Những cảnh đá bờ sông
dựng vách thành” , bằng phép liên tưởngnhững phiến đá bờ sông không chỉ là cảnh
vật thiên nhiên mà là như những vách thành cao chót vót. Đến nỗi tác giải miêu tả
“ đúng ngọ mới thấy mặt trời” , đến 12 h những tia sáng từ mặt trời mới len nỏi vào
những tấm thành cao vút đó.
Phép liên tưởng của Ng Tuân còn mở rộng qua độ hẹp và cảm giác của ông.
Độ hẹp miêu tả” vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” hẹp đến nỗi ném đá
từ bờ bên này sang bờ bên kia hay con nai con hổ nhảy vọt qua bờ sông một cách dễ
dàng.
Ngồi trong khoang đò đang mùa hè mà tác giả còn cảm thấy lạnh cùng với đô
tối như những tòa nhà cao tầng nào ấy trong thành phố khi tắt phụt hết đèn điện. Sự so
sánh chính xác , tinh tế ,lạ lùng mới lạ ấy. Khi tác giả lấy hình ảnh chốn thị thành để
miêu tả sông núi hoang vu.
Bằng các loại giác quan thị giác , xúc giác, lấy yết hầu người đàn ông làm
chuẩn mực cho thiên nhiên và qua những cách miêu tả liên tưởng. Cách vách đá bờ
sông không chỉ mang vẻ hùng vĩ của thiên nhiên mà còn đáng sợ khi đi vào những
vách thành ấy. Vách thành không chỉ cao , thiếu ánh sáng mà còn lạnh lẽo âm u , hẹp
ngang như gò bó khônng chỉ con thuyền mà còn chính những người trên đò.
( 3) Mặt ghềnh hát lóong con sông đã hiện lên khung cảnh
rùng rợn, bí hiểm khiến người đọc phải rợn tóc gáy. Thì tác giả còn phải trải qua mặt
ghềnh hát lóong , khúc sông dài hàng chục cây số với cảnh vật “ nước xô đá, đá xô
sóng , sóng xô gió” , bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ,cùng với loạt hành động liên
tiếp , liên tục xảy ra dồn dập khiến cảnh vật trở lên hãi hùng .
Con sông như mang tính cách người đòi nợ xuýt với bất cứ người lái đò nào đi
qua quãng sông ấy. Con sông lúc này mang tính cách thật ngỗ ngược , thể hiện cảm
xúc vô lý, hầm hực, khó chịu với bất kỳ người lái đò nào . Khúc sông nguy hiểm
này mà khuynh suất thì dễ lật ngửa bụng thuyền .
Nguy hiểm nối tiếp nguy hiểm, khó khăn nối tiếp khó khăn , con sông như trở
thành kẻ thử thách nghiêm khắc và đầy khắt khe với bất cứ kẻ nào dám lái trhuyeefn
trên dòng sông này.
(4) Những cái hút nước Hình như mẹ thiên nhiên còn muốn thử thách
con người Tây Bắc, con sông không muốn buông tha cho người lái đò. Đến quãng Tà
Mường Vát, những cái hút nước sâu tận xuống đáy sông xuất hiện.
Bằng phép so sánh độc đáo, những cái hút nước như những cái giếng bê tông
làm móng cầu thả xuống dòng sông. Nước sông thở và kêu lên như cống bị sặc. Cái
giếng sâu ấy như bị rót dầu sôi vào. Khung cảnh hiện lên thật hãi hùng và ghê sợ,
cùng với âm thanh như thở như kêu lên ặc ặc đến từ cái hút nước.
Tác gải còn tưởng tượng anh quya phim gan dạ ngồi vào thùng tròn vành rồi
thả vào hút nước, từ đáy nhìn ngược lên để ghi hình.
Những cái hút nước ấy nguy hiểm đến nổi có những thuyền bị hút vào trồng
cây chuối ngược, biến mất rồi vài phút sau thì thấy tan xác ở khúc sông sau
Cái hút nước vốn đã nguy hiểm giờ đây lại còn thêm tác động từ âm thanh
ghê rợn. Cái hút nước của NT qua phép so sánh , tưởng tượng, cùng với nét tả thực ta
thấy dòng sông như đang trêu đùa với tính mạng của những người trên đò.
( 5) Thác nước Với vùng Tây Bắc thơ mộng nhưng cũng hiểm trở câu thở
Tây Tiến, Quang Dũng : “ chiều chiều oai linh thắc gầm thét- đêm đêm mường hịch
cọp trêu người” ,những cái thác của NT cũng vậy, ống kính văn chương của NT đã
quay cận cảnh gần một con thác.
Từ xa tiếng thác réo gần mãi rồi lại réo to lên. Tiếng thác được nhân
hóa nghe như oán trách , lúc thì như van xin rồi lại nghe như khiêu khích, giọng gần
mà chế nhạo.
Lúc tới gần tiếng thác so sánh như hàng ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn , rống lên giữa rừng tre rừng lứa đang nổ lửa. Đặc biệt khi thấy tác giả dùng
những hình ảnh đối lập để so sánh với nhau hình ảnh nước với lửa, sông với rừng. Để
có thể diễn tả cái man rợ, cơn thịnh nộ từ dòng sông
Tiếng thác nghe thật nham hiểm và tráo trở qua nét nhân hóa .
Tiếng kêu mang đậm nét từng tính cách con người . Rồi tiếp tục qua nét so sánh , con
sông như đang gầm rú một cách điên dại , khiến ai cũng phải kinh hoảng trước thác
nước.

(6)Trùng vi thạch trận Đến cửa ải cuối cùng con sông như một lãnh
tướng lâu năm bày ra trùng vi thạch trận với những bãi đá dưới lòng sông nhằm lấy
tính mạng người lái đò.
Với 3 trùng vi , ở thạch trận một mở ra 5 cửa trận 4 cửa tử 1 cửa
sinh nằm lập lờ ở phái tả ngạn . trận 2 nhiều cửa tử nhằm đánh lừa con thuyền vào,
mà cửa sinh lại bố trí nằm lệch qua bờ hữu ngạn. Trùng vi thứ 3 ít cửa hơn , bên phải
bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh nằm ở giữa hàng hộ về đá
Dưới lòng sông , những viên đá nhưng mai phục hàng ngàn năm
chỉ chờ con thuyền đi vào .Mỗi hòn đều mang nét tính cách riêng , có hòn ngỗ ngược
xấc xược đòi thuyền bè phải xưng tuổi xưng tên, có hòn thì thách thức vào thạch trận.
Cùng với tiếng gió tiếng nước tiếng lùm cây , như hò reo cỗ vũ trấn áp tinh thần người
lái đò

TQ “ Văn chương trước hết phải là văn chương , nghệ thuật


trước hết phải là nghệ thuật độc đáo”, với quan niệm sống : sợ bản thân
mình hôm nay giống với bản thân hôm qua .Dưới ngòi bút uyên bác và
tài hoa của Nguyễn Tuân cùng với những hình ảnh liên tưởng độc lạ khác
người. Hình ảnh con sông Đà trong tác phẩm hiện lên không hề nhàm
chán với người đọc ngược lại gây ấn tượng sâu sắc với hình ảnh con sông
mang linh thể , tính cách của một con người. Đồng thời, hình ảnh ông lái
đò cũng được tác giả tôn vinh khi phải làm việc nơi đầu sóng ngọn gió ác
liệt ấy. Tác phẩm như bản trường ca dành để ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của
mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho Tây Bắc cùng với hình ảnh con người
lao động chế ngự , vượt lên cả thiên nhiên .

KB
“ Văn học đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng” -
CharlesDuBos. Khép lại tác phẩm , đọc giả như được choáng ngộp bởi
những ngôn từ độc lạ mà chỉ có cái ngông của Nguyễn Tuân mới sử
dụng được. Thời gian có thê trôi qua, xã hội có thể phát triển ,nhưng có
lẽ tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà vẫn sẽ là nét riêng trường tồn mãi
cho thể loại ký trong tác phẩm văn học Việt Nam. Nguyễn Tuân
không chỉ để lại cho đời một văn bản dành tặng riêng cho sông Đà và
con người nơi đây, mà còn là một bản trường ca để khen ngợi thiên
nhiên lẫn nhân dân sống trên đất nước , quê hương Việt Nam. Để
người đọc sau này mãi mãi nhớ về hình ảnh thiên nhiên là con sông Đà
với cái nét riêng về cái tính hung bạo mà Nguyễn Tuân mang lại.

THÂN BÀI VẺ ĐẸP THỞ MỘNG TRỮ TÌNH


Bên cạnh con sông Đà hung tợn , dự dội mang tâm địa kẻ
thù số 1 còn có 1 sông đà hiền hòa thơ mộng như 1 con người nồng nàn
cảm xúc. Để ngắm trọn vẻ đẹp của sông Đà , Nguyễn Tuân đã linh hoạt
ngắm nhìn nàng thơ Tây Bắc từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có lúc từ
trên cao nhìn xuống sông Đà để ngắm được dáng vẻ và màu sắc, có lúc
từ trong rừng đi ra mang cho tác giả nhiều cảm xúc như gặp lại cố
nhân và rồi tác giả thả thuyền trôi trên sông để như hòa mình với con
sông nơi đây.
NHÌN TỪ TRÊN CAO : từ trên cao tác giả thấy cái dây
thừng ngoằn ngoèo, nhưng với con mắt của cái đẹp Nguyễn Tuân thấy
“con sông Đà tuôn dài tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc”. Qua hình thức câu văn và điệp từ
tuôn dài , con sông cứ trải dải, cùng với cách dùng từ “ áng tóc” người
ta thường dùng từ áng văn , áng mây , tác giả đã miêu tả sông đà đẹp
như áng tóc trữ tình, áng tóc này đã làm nguồn cảm hứng cho biết bao
thi nhân . Nguyễn Tuân đã học hỏi các bậ tiền bối đi trước lấy con
người là chuẩn mực của thiên nhiên như NGuyễn Du miêu tả nàng
Kiều “ mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Cảnh đẹp thiên nhiên
cũng chỉ dùng để tôn lên vẻ đẹp con người.
Áng tóc này chỉ dài mà còn dày và vô cùng mượt mà,
thướt tha. Đây ắt hẳn áng tóc của một nữ giai nhân đang tựa đầu lên
đồi núi Tây Bắc rồi để buông lơ mái tóc mình trải dài . Mái tóc ấy vừa
ẩn vừa hiện trên mây trời Tây Bắc, trêu đầu giai nhân còn được nhẹ
nhàng đặt lên chiếc vương miện, điểm trên vương miện đó là những
màu trắng của bông hoa ban , sắc đỏ của bông hoa gạo. Trong khi khói
núi mèo đốt nương xuân, như khoác lên chiếc khăn von mỏng manh
cho cô dâu ngày cưới. Nếu Tây Bắc là một giai nhân thì, sông Đà lại là
mái tóc kiều diễm của giai nhân xuân sắc ấy. Những hình ảnh giàu chất
thơ, chất họa tinh tế , Nguyễn Tuân đã nhẹ nhàng vẽ lên bức tranh thủy
mặc qua ngôn ngữ văn chương của mình.
NHÌN TỪ TRÊN CAO sông Đà không chỉ đẹp như dáng
vóc giai nhân ,mà còn đẹp bởi sắc màu biến ảo. Qua tp Ai đã đặt tên
cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương sớm xanh
trưa vàng chiều tím biến đổi trong ngày, thì sông Đà của Nguyễn Tuân
lại thay màu áo theo mùa. Mùa xuân con sông có màu xanh ngọc bích
chứ không xanh như màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa
thu sông Đà lại lừ lừ chín đỏ như da mặt của 1 ng bầm đi rượu bữa, lừ
lừ cái màu đỏ giận dữ bực bội mỗi độ thu về. Ông say xưa ngắm nhìn
cái sắc xanh mùa xuân, màu đỏ mùa thu. Mùa xuân áng tóc mang lên
mình màu xanh ngọc bích , màu xanh trong trẻo mang đến sự tươi mới,
làm cho con sông trở lên như viên ngọc lục bảo quý giá của đất trời
TB. Sắc xanh ấy đẹp tựa như ý thơ của Tố Hữu vây “ xanh núi xanh
sông, xanh đồng, xanh nước biển,xanh trời và xanh cả ước mơ, bởi vì
tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ”. Rồi mỗi độ thu về màu sông lại lừ lừ
cái màu đoe, màu đỏ ấy chính là phù sa, chất dinh dưỡng mà sông đà
mang lại để tô thêm vẻ đẹp trù phú , xanh tươi giàu sức sống cho núi
rừng TB. Nhưng với t giả ông đã thêm thần sắc tâm tình của con
người , để mỗi độ thu về con sông như dận dỗi, bực bỗi. Làm lên cái
chất mem say cho câu văn , khiến con sông lừ lừ như người bầm đi vì
rượu bữa. Con sông đẹp thơ mộng, trữ tình như vậy á , đến nốix Ng
Tuân phải ấm ức khi luc người Tây đặt tên là dòng sông Đen rồi phết
cái tên láo lếu đó lên bản đồ lai chữ, như thể lũ người tây đè con sông
ra rồi đổ mực tây vào nó. Đọc câu văn lên , ta thấy tình yêu thương ông
dành cho s đà, niềm gửi gắm của một tấm lòng tha thiết với quê hương.
Hình như sông đà như đang làm duyên làm dáng với đất trời như muốn
khoe cái cách nó làm mới mình mỗi độ xuân đến thù về, làm thoát lên
vẻ đẹp kiều diễm khiến khồng nhà thơ nào cưỡng lại được

You might also like