Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

BÀI THI TIỂU LUẬT KẾT THÚC


HỌC PHẦN

HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC VÀ


TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG
MARKETING

Lớp học phần: 2411101152803 (Chiều Thứ 5)


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Võ Thị Kim Ngân

Nhóm sinh viên thực hiện:


Đào Duy Khương: 2221001299
Lê Thanh Phong: 2221001380
Phan Trúc Quỳnh: 2221001390
Nguyễn Thị Hồng Sương: 2221001393
Nguyễn Thế Thịnh: 2221001411

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ TIẾNG ANH, VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN
Câu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về quảng cáo.
Theo Luật Quảng Cáo (2012), Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm
giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản
phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Quảng cáo là một phương thức truyền thông với những người sử dụng sản
phẩm hoặc dịch vụ. Quảng cáo là những thông điệp được trả tiền bởi người gửi và
nhằm mục đích thông tin hoặc tác động đến những người nhận chúng. Quảng cáo là
bất kỳ hình thức trả tiền nào để trình bày và thúc đẩy ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ
không mang tính cá nhân bởi một nhà tài trợ được xác định (Philip Kotler, 1967).

1.1.2. Khái niệm về quảng cáo có đạo đức.


Quảng cáo đạo đức được định nghĩa là "điều gì đúng đắn hoặc tốt đẹp trong
việc thực hiện chức năng quảng cáo. Nó quan tâm đến những câu hỏi về những gì cần
phải được thực hiện, không chỉ đơn thuần là những gì về mặt pháp lý phải làm"
(Cunningham, 1999).

Quảng cáo có đạo đức đề cao sự thật, công bằng và bình đẳng trong thông điệp
và trải nghiệm của người tiêu dùng. Một quảng cáo có đạo đức là trung thực, chính xác
và hướng tới tôn trọng nhân phẩm. Ngoài ra, quảng cáo có đạo đức còn lưu tâm đến
môi trường quảng cáo được lựa chọn để đăng tải và xem xét khả năng sai lệch dữ liệu
trong phân tích (Microsoft, 2019).

Như vậy, khi nói đến quảng cáo có đạo đức, có nhiều khía cạnh cần được xem
xét. Nó vượt xa việc chỉ đơn giản là trưng bày lợi ích của một sản phẩm hoặc dịch vụ;
nó liên quan đến việc hiểu sâu hơn về tác động của quảng cáo đối với cá nhân và toàn
xã hội. Các nhà quảng cáo có đạo đức cố gắng tạo ra một môi trường tích cực và có
trách nhiệm cho người tiêu dùng, đảm bảo rằng thông điệp của họ không chỉ thuyết
phục mà còn tôn trọng và trung thực. Bên cạnh đó, phải đặc biệt tuân thủ pháp luật ở
nơi mà doanh nghiệp làm quảng cáo, đặc biệt điều 8: Hành vi cấm trong hoạt động
quảng cáo của Luật quảng cáo (2012).

1.2. Các nguyên tắc về quảng cáo có đạo đức.


Theo Viện Đạo đức Quảng cáo (IAE), có 9 Nguyên tắc chính cho Quảng cáo có
đạo đức.

Cốt lõi của quảng cáo có đạo đức nằm ở một số nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên và
quan trọng nhất, quảng cáo phải trung thực và chính xác. Họ không được đưa ra
những tuyên bố sai sự thật hoặc lừa dối người tiêu dùng đưa ra những quyết định thiếu
hiểu biết. Quảng cáo và các hình thức truyền thông tương tự phải có mục đích chung là
sự thật và các tiêu chuẩn đạo đức cao trong việc phục vụ công chúng nói chung.

Trong quá trình tạo và phân luồng dữ liệu kinh doanh cũng như thông tin liên
quan đến người tiêu dùng và đại chúng mục tiêu, những người thực hiện đạo đức
quảng cáo phải cam kết tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Hơn nữa, quảng
cáo có đạo đức tôn trọng phẩm giá và quyền riêng tư của cá nhân. Nó tránh nhắm
mục tiêu vào những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em hoặc những
người có khả năng ra quyết định hạn chế và hạn chế sử dụng các chiến thuật thao túng
cảm xúc hoặc khai thác sự bất an.

Bằng cách ưu tiên phúc lợi của người tiêu dùng, các nhà quảng cáo có đạo
đức đảm bảo rằng thông điệp của họ không mang tính ép buộc hoặc lôi kéo. Họ
hiểu tầm quan trọng của sự đồng ý có hiểu biết và cố gắng tạo ra các chiến dịch quảng
cáo trao quyền cho các cá nhân thay vì khai thác lỗ hổng của họ.

Ngoài ra, quảng cáo có đạo đức thúc đẩy cạnh tranh công bằng bằng cách
kiềm chế không chê bai đối thủ cạnh tranh hoặc tham gia vào các hoạt động lừa
đảo mang lại lợi thế không công bằng. Các nhà quảng cáo nên tập trung vào việc làm
nổi bật các tính năng và lợi ích độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ của chính họ, thay
vì dùng đến những so sánh sai lệch hoặc tuyên bố gây hiểu nhầm.

Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh công bằng, các nhà quảng cáo có
đạo đức góp phần tạo nên một thị trường lành mạnh và năng động, nơi người tiêu dùng
có quyền truy cập vào thông tin chính xác và nhiều lựa chọn. Cần có sự tin tưởng giữa
các công ty quảng cáo, cơ quan PR, nhà cung cấp phương tiện truyền thông, khách
hàng và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba trong các thủ tục về đạo đức quảng cáo. Toàn
bộ quá trình phải dựa trên sự minh bạch hoàn toàn và trung thực về quyền sở hữu
doanh nghiệp, kế hoạch, thù lao, chiết khấu và khuyến khích truyền thông.

1.3. Vai trò của việc quảng cáo có đạo đức.


Quảng cáo có đạo đức không chỉ đơn giản là tuân theo luật pháp. Nó liên quan
đến việc tiến hành kinh doanh theo cách tôn trọng và đánh giá cao người tiêu dùng.
Bằng cách đó, quảng cáo có đạo đức có vô số lợi thế có thể tác động lớn đến sự thành
công của thương hiệu.

Đạo đức trong quảng cáo có ý nghĩa to lớn vì nhiều lý do. Thứ nhất, nó thúc
đẩy niềm tin giữa nhà quảng cáo và người tiêu dùng. Khi quảng cáo được coi là
trung thực, minh bạch và tôn trọng, người tiêu dùng có nhiều khả năng phát triển thái
độ tích cực đối với thương hiệu và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Thứ hai, quảng cáo có đạo đức góp phần tạo nên danh tiếng chung của một
công ty hoặc một ngành. Các nhà quảng cáo ưu tiên thực hành đạo đức không chỉ thu
hút khách hàng trung thành mà còn đạt được sự tín nhiệm và thiện chí từ công chúng.
Ngược lại, quảng cáo phi đạo đức có thể làm hỏng hình ảnh của thương hiệu và dẫn
đến hậu quả tiêu cực lâu dài.

1.4. Thực trạng về quảng cáo ở Việt Nam và xu hướng tiếp nhận quảng cáo của
người tiêu dùng hiện nay.
Theo số liệu của Statista tính đến tháng 08/2023, tổng doanh thu thị trường
quảng cáo Việt Nam dự kiến đạt 2.294 tỷ USD vào năm 2023, trong đó, phân khúc lớn
nhất của thị trường là Quảng cáo TV & Video với khối lượng thị trường dự kiến là
1.211 tỷ USD.

Nếu xét trong phạm vi Đông Nam Á, thị trường ngành quảng cáo Việt Nam tiếp
tục duy trì vị trí thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Singapore
và Philippines, nhưng tốc độ phát triển năm 2023 hiện đang xếp thứ 3 (giảm một bậc
so với năm 2022), sau Philippines và Malaysia.
Theo ghi nhận của Kantar Media Việt Nam, doanh thu quảng cáo trên các nền
tảng như Facebook, Youtube và Tiktok trong năm 2022 (số liệu từ tháng 3/2022) là
khoảng 2,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với quảng cáo trên truyền hình. Năm 2023, dự
kiến con số này là 3,4 tỷ USD, tương đương 80 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo Ngành Thương mại Điện tử 2023 cho thấy 57% người dùng Việt Nam
ngừng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ gây hại cho môi trường hoặc xã hội. Sự thay
đổi hướng tới thương mại điện tử bền vững này đang định hình lại ngành và mang lại
lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Động lực quan trọng của xu hướng bền vững như vậy nằm ở những người tiêu
dùng trẻ mới nổi của Việt Nam - chủ yếu là Thế hệ Z. Dữ liệu từ Decision Lab cho
thấy nhận thức của Thế hệ Z về tầm quan trọng của các vấn đề môi trường cao hơn
so với các thế hệ khác (73%). Họ cũng đã lên tiếng tẩy chay các kế hoạch tiếp thị
"không bền vững". Một số thương hiệu nước giải khát ở Việt Nam từng nhận
nhiều chỉ trích gay gắt trên mạng Internet vì dùng quá nhiều cốc và ống hút nhựa
dùng một lần.

Như vậy, các thương hiệu muốn phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam vừa
phải bắt kịp các tiến bộ công nghệ và vừa phải ưu tiên các hoạt động bền vững phù
hợp với tâm lý người dùng. Nếu chỉ tập trung vào doanh số thì các thương hiệu có thể
dần mất đi niềm tin của khách hàng.

1.5. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, các quan niệm, chuẩn mực và
hành vi của doanh nghiệp, do doanh nghiệp sử dụng, sáng tạo và tích lũy trong quá
trình kinh doanh, chi phối hoạt động của mọi thành viên và tạo nên bản sắc kinh doanh
riêng của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo cho mỗi tổ
chức, doanh nghiệp. Chính văn hóa này không chỉ hướng dẫn và khuyến khích các
thành viên mới tuân theo và tôn trọng, mà còn giúp cho những người liên quan từ bên
ngoài có thể nhận biết được sự khác biệt của tổ chức, doanh nghiệp này so với những
tổ chức, doanh nghiệp khác.
Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp có thể được chia thành ba lớp. Lớp hữu
hình bao gồm các yếu tố như kiến trúc, cách bài trí, logo, khẩu hiệu, đồng phục, câu
chuyện và nghi lễ. Lớp tuyên bố bao gồm sứ mệnh, triết lý, quy tắc, quy định và chuẩn
mực đạo đức của doanh nghiệp. Cuối cùng, lớp quan niệm thể hiện giá trị, niềm tin và
lý tưởng của công ty. (Edger Schein, 2010)

Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong môi trường kinh
doanh ngày này. Nó không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mà còn giúp doanh nghiệp tạo
ra sự khác biệt so với những doanh nghiệp khác. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp còn
đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu, thu hút nhân tài, và khuyến
khích sự đổi mới và sáng tạo.

1.6. Mối quan hệ của văn hóa doanh nghiệp trong việc quảng cáo có đạo đức.

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và
đưa ra các quyết định về đạo đức trong doanh nghiệp. Điển hình là các quyết định liên
quan đến đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo.

Một doanh nghiệp với văn hóa đạo đức mạnh mẽ có thể tạo ra những ảnh hưởng
tích cực lên hành vi của nhân viên và đóng góp vào thành công của tổ chức. Văn hóa
tổ chức tốt sẽ khích lệ giao tiếp, lòng tin và sự minh bạch, tạo điều kiện cho nhân viên
cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, từ đó nâng cao sự cam kết và hài lòng trong
công việc. Đồng thời, khi giao tiếp được khuyến khích, nhân viên sẽ nâng cao nhận
thức về hành vi đạo đức của mình.

Văn hóa đạo đức mạnh mẽ cũng tạo ra môi trường hỗ trợ quyết định đạo đức.
Khi đạo đức là một phần không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, nhân viên sẽ
nhận biết rõ hơn vấn đề đạo đức và biết cách xử lý tình huống đạo đức. Điều này giúp
ngăn chặn hành vi không đạo đức, vì nhân viên sẽ nhận ra hậu quả tiềm năng của hành
động của mình.

Các chiến dịch quảng cáo không chỉ là công cụ tiếp thị mà còn là biểu hiện của
văn hóa doanh nghiệp. Chúng không chỉ thể hiện giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn
truyền đạt mà còn ảnh hưởng đến cách mà các bên liên quan nhìn nhận doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có đạo đức tốt sẽ thể hiện qua các chiến dịch quảng cáo
đạo đức, trung thực và mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Những chiến dịch này
không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, mà còn tập trung vào việc tạo ra giá trị cho
người tiêu dùng, thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, hữu ích và đáng tin cậy.

Khi một doanh nghiệp tuân thủ đạo đức trong quảng cáo, họ không chỉ xây
dựng được niềm tin từ khách hàng mà còn góp phần vào việc tạo dựng hình ảnh tích
cực cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ với khách
hàng hiện tại, mà còn thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra lợi ích lâu dài cho doanh
nghiệp.

Vì vậy, việc xây dựng và duy trì một văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp
không chỉ quan trọng với việc đảm bảo các chiến dịch quảng cáo tuân thủ đạo đức, mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo ra giá trị
cho người tiêu dùng.
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC
TRONG QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP MASAN

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn MASAN

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cách đây 28 năm, vào năm 1996, công ty tiền thân của Tập đoàn Masan được
thành lập và hoạt động tại thị trường Đông Âu trong lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu
dùng châu Á. Trong những ngày đầu hoạt động, công ty tiền thân của Masan chủ yếu
tập trung vào sản phẩm mì ăn liền được sản xuất tại một nhà máy sản xuất mì gói nhỏ
do ông Nguyễn Quang Đăng - hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan -
thành lập tại Nga. Vào tháng 11/2004, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan được thành
lập tại thị trường Việt Nam với cái tên là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San. Đến
tháng 11/2008, công ty đã được tổ chức cơ cấu lại, chính thức đổi tên thành Công ty
Cổ phần Tập đoàn Masan (tên tiếng Anh: Masan Group Corporation) và thành công
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/2009
với mã chứng khoán là “MSN”.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Masan Group đã chứng minh mình là một
doanh nghiệp với mô hình bán lẻ hàng đầu trên thương trường Việt Nam khi liên tục
gặt hái được nhiều thành công thông qua những con số biết nói. Chẳng hạn như trong
Báo cáo tài chính được công bố vào quý IV/2023, doanh thu thuần của Masan trong
năm 2023 đạt 78.252 tỷ đồng, tăng trưởng 2.7%, trong đó, riêng doanh thu quý
IV/2023 đạt 20.782 tỷ đồng, tăng nhẹ 0.7% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Tầm nhìn, sứ mệnh: Với sứ mệnh là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho 100
triệu người tiêu dùng Việt Nam cùng với tầm nhìn trở thành một công ty hàng đầu tại
Việt Nam, Masan Group luôn đặt người tiêu dùng lên hàng đầu, làm trọng tâm, luôn
tin tưởng vào triết lý “Doing well by doing good”. Xuyên suốt những năm hoạt động
của mình, Masan Group luôn không ngừng chuyển đổi bản thân nhằm phụng sự, đáp
ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, biết được sự tăng trưởng của
nền kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong nhu cầu của người tiêu dùng nên
Masan Group luôn cố gắng đa dạng hóa dịch vụ của mình, cung cấp cho người tiêu
dùng những trải nghiệm mới mẻ, vượt trội, phù hợp với thời đại.

Giá trị cốt lõi:

▸ Tố chất lãnh đạo: đảm bảo tất cả các quyết định đều mang tầm vóc của một nhà

lãnh đạo, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để hướng tới kết quả tốt nhất, phát triển
tối đa khả năng của từng cá nhân, vì mục tiêu chung của tập thể.

▸ Tinh thần doanh nhân: luôn có niềm tin vào bản thân, tin vào những gì bản thân

đang theo đuổi, can đảm là chủ con đường bản thân đã chọn.

▸ Khát vọng chiến thắng: luôn hướng đến kết quả cao nhất, tốt nhất trong từng

công việc, kiên trì cho đến khi thành công.

▸ Sự liêm chính: chỉ làm những điều đúng đắn, không trái với quy định của pháp

luật, không chấp nhận sự không liêm chính ở bất kỳ mức độ nào.

▸ Tin tưởng: tôn trọng đối tác, đồng nghiệp, người tiêu dùng và đối xử bình đẳng

với tất cả mọi người.

2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp của MASAN

Với văn hóa doanh nghiệp là đặt người tiêu dùng làm trọng tâm đã giúp Masan
Group xây dựng lên cho mình hình ảnh một Masan uy tín, trách nhiệm, hướng đến lợi
ích của cộng đồng và được người tiêu dùng hoàn toàn tín nhiệm. Ngoài ra, văn hóa
doanh nghiệp của Masan Group còn một điểm vô cùng nổi bật khác là luôn đầu tư vào
việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, và coi đây là một yếu tố then chốt cho sự
thành công của doanh nghiệp. Masan luôn tạo điều kiện cho nhân viên được tỏa sáng
thông qua các công cụ quản lý, các buổi đào tạo kỹ năng lãnh đạo,…

2.1.4. Danh mục sản phẩm

Với lý tưởng trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người Việt, Masan Group đã đáp ứng được các nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng với 4 lĩnh vực là: Masan Consumer, Masan MEATLife,
Techcombank và Masan High-Tech Materials.

2.1.4.1. Masan Consumer: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng
Việt trong tất cả không gian sống khác nhau.

Masan Consumer (MSC) là một trong những công ty sản xuất hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam hiện nay. Với triết lý kinh doanh
là “Hàng ngày, chúng ta nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng
Việt Nam”, Masan Consumer luôn xem đây là kim chỉ nam cho mọi hành động trong
quá trình kinh doanh của mình. Từ triết lý kinh doanh trên, Masan Consumer luôn
không ngừng sáng tạo để giải quyết các nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng, mang
lại các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và có mặt tại mọi nơi.

Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer có thể kể đến như Chin-Su,
Omachi, Nam Ngư, Vĩnh Hảo, Wake-Up 247, Compact, Tam Thái Tử, Kokomi,...
trong đó có nhiều thương hiệu được rất nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng và trở
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Và tính đến cuối năm 2022,
Masan Consumer đã sở hữu đến 5 thương hiệu với doanh thu vượt qua con số 2.000 tỷ
đồng là Chin-Su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, Wake-Up 247, tự hào là các thương
hiệu lớn mạnh trong các danh mục ngành hàng lớn. Đến nay, Masan Consumer đã trở
thành một công ty có doanh thu tỷ đô với danh mục các thương hiệu đáng tin cậy trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng.

2.1.4.2. Masan MEATLife: Thịt sạch thuần khiết cho mọi món đều ngon của gia
đình Việt

Masan MEATLife là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam áp dụng nền tảng 3F
“từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp, nhằm cung cấp các sản phẩm thịt
có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vào cuối năm 2018, Masan MEATLife đã ra mắt người tiêu dùng Việt thương hiệu thịt
mát MEATDeli để người tiêu dùng Việt cải thiện bữa ăn hàng ngày với nguồn đạm
chất lượng. Cho đến thời điểm hiện tại, MEATDeli là thương hiệu tiên phong và duy
nhất trong chế biến thịt mát tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm
của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC).

2.1.4.3. Techcombank: Mang đến đời sống tài chính hiện đại cho tất cả người
dùng Việt

Ngân hàng Techcombank (hay còn gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam) hiện đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn
nhất tại Việt Nam xét trên thu nhập hoạt động, quy mô tổng tài sản, tín dụng, số lượng
khách hàng và hệ thống mạng lưới chi nhánh với giá trị cốt lõi là đặt người tiêu dùng
làm trọng tâm thông qua hệ sinh thái các sản phẩm. Techcombank cung cấp đa dạng
các dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu tài chính của tầng lớp người tiêu dùng mới
nổi và các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán,...
Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác như bảo hiểm,
chứng khoán, đầu tư,...

2.1.4.4. Masan High-Tech Materials: Tài nguyên chiến lược của Việt Nam trở
thành vật liệu cho công nghệ cao toàn cầu
Masan High-Tech Materials là một trong những công ty tài nguyên và chế biến
khoáng sản tư nhân lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hiện đang vận
hành dự án mỏ đa kim Núi Pháo mang đẳng cấp thế giới ở miền Bắc. Núi Pháo hiện sở
hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới và mỏ vonfram mới đầu tiên trong ngành được đưa
vào vận hành trong hơn 1 thập kỷ qua. Hiện nay, Masan High-Tech Materials đang góp
một phần giải quyết nhu cầu lớn chưa được đáp ứng trên toàn cầu về các giải pháp
năng lượng bền vững.

2.1.4. Thành tựu đạt được

▸ Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009 - 2023.

▸ Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 2021.

▸ Top 50 Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam 2022 (Forbes).

▸ Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2023 (Nhịp Cầu Đầu Tư).

▸ Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Vietnam Report).

▸ Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 (VnEconomy)

You might also like