Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC


0208: CÁC DẠNG BÀI HAY VÀ KHÓ VỀ GIAO THOA SÓNG

DẠNG 1: TÌM SỐ ĐIỂM CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU

Câu 1: [VNA] Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai
nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn cùng
pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số
điểm dao động với biên độ cực đại giữa 2 nguồn S1, S2 là
A. 11 B. 8 C. 7 D. 9
Câu 2: [VNA] Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 9,8 cm, người ta đặt hai
nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn cùng
pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số
điểm dao động với biên độ cực tiểu giữa 2 nguồn S1, S2 là
A. 10 B. 8 C. 11 D. 9
Câu 3: [VNA] Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau một đoạn 7 cm dao động cùng pha với tần số
40 Hz, tốc độ truyền sóng là 0,6 m/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là
A. 8 B. 11 C. 10 D. 9
Câu 4: [VNA] Tại hai điểm A và B cách nhau 11 cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát dao động
theo phương thẳng đứng với các phương trình là uA = 0,5cos(50t) cm; uB = 0,5cos(50t) cm. Trên
đoạn thẳng nối hai nguồn hai điểm liên tiếp dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách
nhau 1,0 cm. Số điểm có biên độ dao động cực đại trên đoạn thẳng AB là
A. 12 B. 11 C. 10 D. 9
Câu 5: [VNA] Hai nguồn sóng cơ S1, S2 cách nhau 40 cm dao động cùng pha; cùng biên độ; biên độ
sóng là 5 cm; tốc độ truyền sóng là 10 cm/s. Điểm M là điểm nằm trên đường trung trục của S1S2.
Phần tử vật chất tại M dao động với vận tốc cực đại và bằng 0,5 m/s. Số điểm dao động với biên
độ cực tiểu giữa 2 nguồn S1S2:
A. 10 B. 20 C. 30 D. 40
Câu 6: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp A, B cùng pha và cách nhau 20 cm, bước sóng là 1,5 cm. Gọi
O là trung điểm của AB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm A, bán kính
AO là
A. 27 B. 14 C. 13 D. 26
Câu 7: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp A, B cùng pha và cách nhau 20 cm, bước sóng là 1,5 cm. Gọi
O là trung điểm của AB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đường tròn tâm A, bán kính
AO là
A. 27 B. 14 C. 13 D. 26

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 18 cm. A, B cùng phương trình sóng u =
5cos(40πt) cm. Tốc độ truyền sóng là 0,6 m/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn
đường kính AB, tâm là trung điểm của đoạn AB là
A. 24 B. 11 C. 26 D. 13
Câu 9: [VNA] Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau
khoảng AB = 10 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 0,5 cm. C
và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho MA = 3 cm; MC =
MD = 6 cm. Số điểm dao động cực đại trên CD là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 10: [VNA] Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt ở A và B cách nhau 68 mm, dao động điều
hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử nước
dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 5 mm. Điểm C là
trung điểm của AB. Trên đường tròn tâm C bán kính 20 mm nằm trên mặt nước có bao nhiêu điểm
dao động với biên độ cực đại ?
A. 20 B. 18 C. 16 D. 14
Câu 11: [VNA] Trên mặt nước phẳng lặng, hai điểm A và B cách nhau 21 cm, điểm M cách A và B
lần lượt là 17 cm và 10 cm. Điểm N đối xứng với M qua đường thẳng AB. Đặt tại A và B hai nguồn
sóng dao động theo phương thẳng đứng, cùng biên độ, cùng tần số, cùng pha. Khi đó sóng trên mặt
nước có bước sóng bằng 2 cm. Số điểm đứng yên trên đường thẳng MN là
A. 9 B. 11 C. 8 D. 10
Câu 12: [VNA] Ở mặt thoáng một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao
động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos40(πt + π) . ( uA và uB
tính bằng mm, t tính bằng s). Cho v = 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng.
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A. 17 B. 18 C. 19 D. 20

DẠNG 2: TÌM KHOẢNG CÁCH CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU

Câu 1: [VNA] Phương trình sóng tại hai nguồn là: u = acos(20πt) mm. AB cách nhau 10cm, vận tốc
truyền sóng trên mặt nước là v = 15cm/s. CD là hai điểm nằm trên vân cực tiểu và tạo với AB một
hình chữ nhật ABCD. Đoạn CB có giá trị nhỏ nhất gần bằng
A. 0,25 cm B. 0,50 cm C. 1,06 cm D. 2,12 cm
Câu 2: [VNA] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao
động với phương trình u1 = u2 = Acos40πt tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Xét đoạn
thẳng CD = 4 cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD
đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 6 cm B. 8,9 cm C. 3,3 cm D. 9,7 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha đặt tại
hai điểm A và B cách nhau 20 cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3 cm. Trên đường tròn
tâm A bán kính 14 cm có điểm M dao động với biên độ cực đại, gần nguồn B nhất, cách B một đoạn
bằng
A. 9 cm B. 7 cm C. 8 cm D. 6 cm
Câu 4: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, 2 nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha,
cùng tần số cách nhau AB = 8 cm tạo ra 2 sóng có bước sóng 1,5 cm. Dựng hình chữ nhật AMNB với
AM có độ dài 6 cm. Trên đoạn MN, khoảng cách xa nhất từ giao điểm C của MN với đường trung
trực AB đến điểm K dao động với biên độ cực đại là
A. 2,85 cm B. 1,37 cm C. 0,64 cm D. 3,37 cm
Câu 5: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động
điều hoà cùng pha cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên
đường tròn tâm A bán kính AB , điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại gần nhất,
cách đường trung trực của AB khoảng bằng bao nhiêu ?
A. 27,75 mm B. 26,1 mm C. 19,76 mm D. 32,4 mm
Câu 6: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 20 cm dao động
cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét trên
đường thẳng xy vuông góc với AB, cách trung trực của AB là 7 cm; điểm dao động cực đại trên xy
gần A nhất; cách A là:
A. 8,75 cm. B. 14,46 cm C. 10,64 cm D. 5,67 cm
Câu 7: [VNA] Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8 cm. Cho
A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng
trên mặt chất lỏng là 1 cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4 cm và AMNB
là hình thang cân. Để trên MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất
của AMNB là
A. 9 5 cm2 B. 18 5 cm2 C. 9 3 cm2 D. 18 3 cm2
Câu 8: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động
cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2cm. Một
đường thẳng (∆) song song với AB và cách AB một khoảng là 2cm, cắt đường trung trực của AB tại
điểm C.Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (∆) là
A. 0,56 cm. B. 0,64 cm. C. 0,43 cm. D. 0,5 cm.
Câu 9: [VNA] Tại hai điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có hai nguồn phát sóng giống nhau.
Cùng dao động theo phương trình uA = uB = acosωt cm. Sóng truyền đi trên mặt nước có bước sóng
là 2cm, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Xét điểm M trên mặt nước thuộc đường thẳng By
vuông góc với AB và cách A một khoảng 20cm. Trên By, điểm dao động với biên độ cực đại cách M
một khoảng nhỏ nhất bằng:
A. 3,14 cm B. 2,33 cm C. 3,93 cm D. 4,11 cm
--- HẾT ---

Nếu học đến bài sau mà các em đã quên đi kiến thức bài cũ

thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC


0208: CÁC DẠNG BÀI HAY VÀ KHÓ VỀ GIAO THOA SÓNG

DẠNG 3: TRÊN ĐOẠN THẲNG NỐI HAI NGUỒN

Câu 1: [VNA] Hai nguồn sóng cơ A và B dao động cùng pha. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau
nhất dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là 12 cm. Điểm M và N nằm trên AB cách
trung điểm của đoạn AB lần lượt là 2 cm và 8 cm. Khi điểm M có li độ là 8 cm thì N có li độ là bao
nhiêu ?
Câu 2: [VNA] Hai nguồn sóng cơ A và B dao động cùng pha. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau
nhất dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là 12 cm. Điểm M và N nằm trên AB cách
trung điểm của đoạn AB lần lượt là 2 cm và 3 cm. Khi điểm M có ly độ là 3 cm thì N có ly độ là bao
nhiêu ?
Câu 3: [VNA] Ở mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình
uA = uB = a cos (10πt ) (với u tính bằng mm, t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền
sóng v = 30 cm/s. Hai điểm M1 và M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B là tiêu điểm có
M1 A − M1B = −2 cm và M 2 A − M 2 B = −6 cm. Tại thời điểm li độ dao động của phần tử chất lỏng tại
M1 là 2 mm thì li độ dao động của phần tử chất lỏng tại M2 là
A. 1 mm B. −2 2 mm C. −1 mm D. 2 mm
Câu 4: [VNA] Trên mặt nước tại hai điểm A,B người ta đặt hai nguồn sóng cơ cùng phương, cùng
tần số, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 8cos40πt ( uA và
uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s, coi biên độ sóng
không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng AB, điểm dao động với biên độ 8 mm và cách trung điểm
của đoạn AB một đoạn gần nhất là
1 1 1 1
A. cm. B. cm. C. cm. D. cm.
3 6 2 4

DẠNG 4: CÙNG PHA NGƯỢC PHA TRÊN ĐƯỜNG TRUNG TRỤC

Câu 1: [VNA] Trên mặt chất lỏng tại 2 điểm A, B cách nhau 24 cm người ta đặt hai nguồn sóng kết
hợp cùng tần số 50 Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 6 m/s. Điểm nằm
trên đường trung trực của đoạn AB mà sóng tổng hợp tại đó luôn dao động cùng pha với nguồn
sóng A cách O một khoảng nhỏ nhất là bao nhiêu ?
Câu 2: [VNA] Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương

thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos(100πt) (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của
mặt chất lỏng là 125 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại
M dao động ngược pha với hai nguồn. Khoảng cách MO là
A. 9,25 cm B. 6,75 cm C. 5,75 cm D. 8,50 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Cho hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng tần số và cùng pha trên mặt nước tại A,

B cách nhau 20 cm. Biết khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 điểm dao động cực đại cùng pha nhau trên
đoạn nối hai nguồn là 1,8 cm. Xét 2 điểm C, D trên mặt nước cách đều 2 nguồn sao cho ∆ABC đều,
∆ABD vuông. Số điểm dao động cùng pha với hai nguồn ít nhất trên CD là
A. 6 điểm B. 4 điểm C. 2 điểm D. 8 điểm
Câu 4: [VNA] Trên mặt chất lỏng tại 2 điểm A, B cách nhau 24 cm người ta đặt hai nguồn sóng kết
hợp cùng tần số 50 Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 6 m/s. Điểm nằm
trên đường trung trực của đoạn AB mà sóng tổng hợp tại đó luôn dao động ngược pha với sóng
tổng hợp tại trung điểm O của AB cách O một khoảng nhỏ nhất là ?
Câu 5: [VNA] Ba điểm A, B, C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh bằng 9 cm. Đặt tại
A,B hai nguồn sóng kết hợp cùng pha nhau có bước sóng là 0,9 cm. Điểm M trên đường trung trực
của AB, dao động cùng pha với C thì cách C một đoạn ngắn nhất là
A. 1,059 cm B. 0,024 cm C. 0,059 cm D. 1,024 cm
Câu 6: [VNA] Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 30 cm, dao động điều
hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = Acosωt. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường
trung trực của đoạn AB. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử
sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 5 7 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn AB là
A. 18 B. 12 C. 16 D. 14
Câu 7: [VNA] Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động điều
hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = Acosωt. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường
vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn AB. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động
cùng pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn
AB là
A. 18 B. 20 C. 16 D. 14
Câu 8: [VNA] Tại hai điểm A, B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng giống nhau.
Điểm M nằm trên mặt nước và trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng
nhỏ nhất bằng 4 5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên
đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động
với biên độ cực tiểu
A. 9,22 cm B. 8,75 cm C. 2,14 cm D. 8,57 cm

DẠNG 5: DỊCH NGUỒN SÓNG


Câu 1: [VNA] Hai nguồn sóng cơ kết hợp A và B dao động cùng pha đặt cách nhau 60 cm. Bước
sóng bằng 1,2 cm. Điểm M thuộc miền giao thoa sao cho tam giác MAB vuông cân tại M. Dịch
chuyển nguồn B ra xa A dọc theo phương AB một đoạn 10 cm. Số lần điểm M chuyển thành điểm
dao động với biên độ cực đại là
A. 6 lần B. 8 lần C. 7 lần D. 5 lần
Câu 2: [VNA] Hai nguồn kết hợp S1, S2 ngược pha, cùng biên độ, cách nhau 40 cm. Khoảng cách
giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại gần nhau nhất trên đoạn S1S2 là 0,8 cm. Điểm M thuộc
miền giao thoa cách nguồn S1 một đoạn 25 cm và cách nguồn S2 một đoạn 22 cm. Dịch chuyển nguồn
S2 từ từ dọc theo phương S1S2 ra xa nguồn S1 một đoạn 10 cm thì điểm M chuyển thành điểm dao
động với biên độ cực đại
A. 5 lần B. 6 lần C. 7 lần D. 8 lần
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Hai nguồn sóng cơ kết hợp A và B dao động cùng pha đặt cách nhau 40 cm. Bước
sóng bằng 1,4 cm. Điểm M thuộc miền giao thoa sao cho tam giác MAB vuông cân tại M. Dịch
chuyển nguồn A lại gần B dọc theo phương AB một đoạn d. Giá trị d nhỏ nhất để điểm M vẫn dao
động với biên độ cực đại xấp xỉ là
A. 1,400 cm B. 1,003 cm C. 2,034 cm D. 2,800 cm

--- HẾT ---

Nếu học đến bài sau mà các em đã quên đi kiến thức bài cũ

thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC


0208: CÁC DẠNG BÀI HAY VÀ KHÓ VỀ GIAO THOA SÓNG

DẠNG 6: CỰC ĐẠI VÀ CÙNG PHA VỚI NGUỒN (MỨC ĐỘ CƠ BẢN)


MỨC ĐỘ KHÓ THẦY SẼ DẠY KHI CÁC EM ĐỦ TRÌNH NHA ! HIHI !

Câu 1: [VNA] Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo
phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = acos20πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên
mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M
dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
A. 2,5 cm B. 2 cm C. 5 cm D. 1,25 cm
Câu 2: [VNA] Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn dao động điều hòa theo
phương thẳng đứng tại A, B có phương trình là uA = uB = acos100πt mm. Biết AB = 20 cm, vận tốc
truyền sóng trên mặt nước là v = 4 m/s. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại, cùng
pha và gần nguồn A nhất cách nguồn sóng B một khoảng ngắn nhất là
A. 16 cm B. 13,5 cm C. 8,1 cm D. 8,5 cm
Câu 3: [VNA] Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B cách nhau 52 cm có hai nguồn dao động cùng
pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Gọi (C) là hình tròn
nhận AB là đường kính. Gọi M là một điểm nằm trên (C) dao động với biên độ cực đại và cùng pha
với nguồn. Giữa M và đường trung trực có bao nhiêu gợn lõm ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 4: [VNA] Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B cách nhau 6 + 14 cm có hai nguồn dao động ( )
cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Trên mặt
nước, hai điểm C và D tạo với A và B thành hình vuông ABCD. Điểm M thuộc đoạn BD dao động
với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Giữa M và B có bao nhiêu gợn lõm ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 5: [VNA] Thực hiện giao thoa trên bề mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 45
cm dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình uA = uB = 5cos(20πt) cm. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước là 0,3 m/s. Gọi ∆ là đường thẳng trên mặt nước qua B và vuông góc với AB. Số
điểm M trên ∆ dao động với biên độ cực đại và cùng pha với hai nguồn (không tính B) là
A. 4 điểm B. 12 điểm C. 0 điểm D. 8 điểm
Câu 6: [VNA] Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, đặt hai nguồn sóng kết hợp u1 =
u2 = acos(20πt) cm tại A và B. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 m/s, AB = 6 3 m. Số điểm
dao động với biên độ cực đại và cùng pha với hai nguồn sóng trên đường thẳng vuông góc với đoạn
thẳng AB tại B là
A. 0 B. 4 C. 2 D. 6

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 7: [MH 2017] Ở mặt nước, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động cùng pha theo phương
thẳng đứng, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Cho S1S2 = 5,4λ. Gọi (C) là hình tròn nằm ở
mặt nước có đường kính S1S2. Số vị trí trong (C) mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại
và cùng pha với dao động của nguồn là
A. 18 B. 9 C. 22 D. 11
Câu 8: [ĐH 2017] Ở mặt nước, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn kết hợp, dao động điều hòa, cùng
pha theo phương thẳng đứng. Biết sóng truyền trên mặt nước với bước sóng λ, khoảng cách S1S2 =
5,6λ. Ở mặt nước, gọi M là vị trí mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực đại, cùng pha với
dao động của hai nguồn. Khoảng cách ngắn nhất tử M đến đường thẳng S1S2 là
A. 0,868λ B. 0,852λ C. 0,754λ D. 0,946λ
Câu 9: [ĐH 2018] Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ. Trên AB có 17 vị trí mà ở đó các phần tử
nước dao động với biên độ cực đại. C là một điểm ở mặt nước sao cho ABC là tam giác đều. M là
một điểm thuộc cạnh CB và nằm trên vân cực đại giao thoa bậc nhất (MA − MB = λ). Biết phần tử
tại M dao động ngược pha với các nguồn. Độ dài đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 8,7λ B. 8,5λ C. 8,9λ D. 8,3λ
Câu 10: [ĐH 2018] Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ. Trên AB có 9 vị trí mà ở đó các phần tử
nước dao động với biên độ cực đại. C là một điểm ở mặt nước sao cho ABC là tam giác đều. M là
một điểm thuộc cạnh CB và nằm trên vân cực đại giao thoa bậc nhất (MA − MB = λ). Biết phần tử
tại M dao động cùng pha với các nguồn. Độ dài đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,9λ B. 4,7λ C. 4,3λ D. 4,5λ
Câu 11: [ĐH 2018] Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ. Trên AB có 9 vị trí mà ở đó các phần tử
nước dao động với biên độ cực đại. C và D là hai điểm ở mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. M
là một điểm thuộc cạnh CD và nằm trên vân cực đại giao thoa bậc nhất (MA − MB = λ). Biết phần
tử tại M dao động cùng pha với các nguồn. Độ dài đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 4,8λ B. 4,6λ C. 4,4λ D. 4,7λ
Câu 12: [ĐH 2018] Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ. Trên AB có 9 vị trí mà ở đó các phần tử
nước dao động với biên độ cực đại. C và D là hai điểm ở mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. M
là một điểm thuộc cạnh CD và nằm trên vân cực đại giao thoa bậc nhất (MA − MB = λ). Biết phần
tử tại M dao động ngược pha với các nguồn. Độ dài đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 4,6λ B. 4,4λ C. 4,7λ D. 4,3λ
Câu 13: [ĐH 2021 - Lần 2] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại
A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng lan truyền trên mặt nước với
bước sóng λ . Trên đoạn thẳng AB có n điểm cực tiểu giao thoa, trong đó M và N là hai điểm cực
tiểu giao thoa đối xứng qua trung điểm của AB (MA < NA). Trên mặt nước, (C) là đường tròn đường
kính MN. Trong các điểm cực đại giao thoa trên (C) có 6 điểm mà phần tử nước tại đó dao động
cùng pha với hai nguồn. Biết 13 < n < 17. Độ dài đoạn thẳng AM có giá trị gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 0,6λ B. 1, 5λ C. 1,1λ D. 0, 2λ
--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Nếu học đến bài sau mà các em đã quên đi kiến thức bài cũ

thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC


0208: CÁC DẠNG BÀI HAY VÀ KHÓ VỀ GIAO THOA SÓNG

DẠNG 7: BIỆN LUẬN SỐ ĐIỂM CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU

Câu 1: [VNA] Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. Gọi M là điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với
AB, MA = AB. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung
trực của AB có 3 vân giao thoa cực tiểu. Số cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng MB là
A. 8 B. 10 C. 9 D. 11
Câu 2: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên CD có 3 vị trí mà tại đó các phần
tử dao động với biên độ cực đại. Trên AB, có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với
biên độ cực đại?
A. 13. B. 7. C. 11. D. 9.
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2018)
Câu 3: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà tại đó các phần
tử dao động với biên độ cực đại. Trên CD, có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với
biên độ cực đại?
A. 7. B. 5. C. 3. D. 9.
Câu 4: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang, quan sát thấy có 22 phần tử dao động với
biên độ cực đại trên chu vi. Biết hai phần tử tại nguồn không có cực đại. Trên đoạn AC, số phần tử
dao động với biên độ cực đại là
A. 8. B. 9. C. 10. D. 7.
Câu 5: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. C là một cực tiểu giao thoa và trên đoạn CA
có 15 điểm cực đại giao thoa. Trên AB có tối đa
A. 25 cực đại giao thoa. B. 24 cực tiểu giao thoa. C. 23 cực đại giao thoa. D. 22 cực tiểu giao thoa.
Câu 6: [VNA] Trên mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông trên mặt chất lỏng, C là một cực tiểu giao thoa. Trên
đoạn BC có 15 cực đại giao thoa. Số cực đại giao thoa trên đoạn AC là
A. 37. B. 35. C. 34. D. 36.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 7: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. Xét hai điểm C và D trong vùng giao thoa sao cho ABCD là hình vuông. Biết
số cực đại giao thoa trên đoạn BC và CD bằng nhau. Số cực tiểu giao thoa trên đoạn AB nhiều nhất
có thể là
A. 10. B. 14. C. 16. D. 20.
Câu 8: [VNA] Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B cách
nhau 12,6 cm dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách từ A
tới cực đại giao thoa xa A nhất là 12,0 cm. Biết số vân giao thoa cực đại nhiều hơn số vân giao thoa
cực tiểu. Số vân giao thoa cực đại nhiều nhất là
A. 11 B. 9 C. 15 D. 13
(Trích đề thi THPT Quốc Gia 2020 - Mã đề 201)
Câu 9: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A
và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng lan truyền trên mặt nước với
bước sóng . Ở mặt nước, C và D là hai điểm sao cho ABCD là hình vuông. Trên cạnh BC có 6 điểm
cực đại giao thoa và 7 điểm cực tiểu giao thoa, trong đó P là điểm cực điểm cực tiểu giao thoa gần
B nhất và Q là điểm cực tiểu giao thoa gần C nhất. Khoảng cách xa nhất có thể giữa hai điểm P và
Q là
A. 8,40. B. 9,96. C. 10,5. D. 8,93.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia 2021 - Mã đề 201)
Câu 10: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B, dao
động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng
. Trên đoạn thẳng AB có n điểm cực tiểu giao thoa, trong đó M và N là hai điểm cực tiểu giao thoa
đối xứng qua trung điểm của AB (MA < NA). Trên mặt nước, (C) là đường tròn đường kính MN.
Trong các điểm cực đại giao thoa trên (C) có 6 điểm mà phần tử nước tại đó dao động cùng pha với
nguồn. Biết 13 < n < 17. Độ dài đoạn thẳng AM có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,6. B. 1,5. C. 1,1. D. 0,2.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia 2021 - Đợt 2 - Mã đề 209)

--- HẾT ---

Nếu học đến bài sau mà các em đã quên đi kiến thức bài cũ

thì coi như các em đã THẤT BẠI !!!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2

You might also like