Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI MÀU Ở MÀU PHA TRÊN
CÁC LOẠI GIẤY KHI ĐƯỢC PHỦ UV

GVHD: ThS. Chế Quốc Long


SVTH: Ngô Minh Cường – 20158144

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................i
PHẦN 1: DẪN NHẬP..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
5. Giới hạn đề tài...........................................................................................2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................3
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.............................................................................3
1. Về vật liệu.................................................................................................3
2. Về màu sắc................................................................................................3
II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI................................................................................4
1. Sai biệt màu sắc........................................................................................4
2. Tráng phủ UV...........................................................................................5
2.1 Sơ lược về tráng phủ UV....................................................................5
2.2 Thành phần của varnish UV và cơ chế khô........................................5
2.3 Ưu điểm, nhược điểm.........................................................................5
2.4 Phương pháp phủ UV.........................................................................6
3. Màu pha....................................................................................................6
3.1 Sơ lược................................................................................................6
3.2 Lựa chọn màu.....................................................................................7
III. LỰA CHỌN VẬT TƯ PHÙ HỢP VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU.................8
1. Thiết bị đo màu.........................................................................................8
2. Giấy...........................................................................................................8
2.1 Thông số giấy tráng không phủ (Uncoated paper).............................8
2.2 Thông số giấy tráng phủ bóng (Gloss paper)......................................9
2.3 Thông số giấy tráng phủ mờ (Matte paper)........................................9
3. Mực...........................................................................................................9
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM................................................................................10
I. QUY TRÌNH KHẢO SÁT..........................................................................10
II. KHẢO SÁT MÀU SẮC............................................................................10
1. Trước khi phủ UV...................................................................................10
1.1 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy không phủ (U).....................10
1.2 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ bóng (G).......................10
1.3 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ mờ (M).........................11
1.4 Không gian màu trước khi phủ UV..................................................11
2. Sau khi phủ UV......................................................................................11
2.1 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy không phủ (U).....................11
2.2 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ bóng (G).......................12
2.3 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ mờ (M).........................12
2.4 Không gian màu sau khi tráng phủ...................................................12
III. SO SÁNH SỰ BIẾN ĐỔI MÀU SAU KHI ĐƯỢC PHỦ UV.................13
1. Pantone 200............................................................................................13
2. Pantone 513............................................................................................14
3. Pantone 877............................................................................................15
IV. NHẬN XÉT VỀ SỰ THAY ĐỔI MÀU...................................................16
1. Sự thay đổi màu giữa các loại giấy.........................................................16
2. Sự thay đổi màu ở các màu Pantone.......................................................16
V. TƯƠNG QUAN VỚI ĐỘ BÓNG.............................................................18
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..........................................19
1. Kết luận...................................................................................................19
2. Hướng phát triển.....................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................20
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Không gian màu Lab...............................................................................4


Hình 2. Pantone 200C/U, Pantone 513C/U, Pantone 877C/U..............................7
Hình 3. Máy đo màu Xrite....................................................................................8
Hình 4. Vị trí màu trong không gian màu Lab trước khi phủ UV......................11
Hình 5. Vị trí màu trong không gian màu Lab sau khi phủ UV.........................12
Hình 6. Sự biến đổi của Pantone 200 trên các loại giấy.....................................13
Hình 7. Sự biến đổi của Pantone 513 trên các loại giấy.....................................14
Hình 8. Sự biến đổi của Pantone 877 trên các loại giấy.....................................15
Hình 9. Giá trị ∆E của các màu trên các loại giấy trước và sau khi phủ UV.....16
Hình 10. Tổng quan về giá trị ∆E sau khi phủ UV từ thấp đến cao...................16
Hình 11. Giá trị độ bóng của các loại giấy trước và sau khi phủ UV.................18

i
PHẦN 1: DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, nhu cầu sử dụng
sản phẩm tốt của những người tiêu dùng đang được các nhà đầu tư
quan tâm. Đi cùng với sản phẩm chất lượng chính là bao bì chứa đựng
sản phẩm đó cũng phải đẹp và bắt mắt hơn.
Để tạo ra được một ấn phẩm có màu sắc ấn tượng, các sản phẩm
in ngày nay đều sử dụng thêm nhiều màu pha, màu mà các loại mực
process CMYK không thể tái tạo được. Để tạo hiệu ứng cho bao bì,
các loại gia công bề mặt cùng dần phát triển hơn, giúp cho tiềm năng
của sản xuất bao bì lên tầm cao mới.
Với vô số công nghệ in hiện đại xuất hiện, việc liên kết và kiểm
soát những công đoạn đó lại với nhau để đạt được tiêu chuẩn mong
muốn là một thử thách. Vì thế để kiểm soát được thì cần kiểm soát
ngay từ đầu công đoạn thiết kế màu.
Để thực hiện công việc kiểm soát từ công đoạn thiết kế, ta phải
hiểu được sự biến đổi về màu sắc qua từng công đoạn. Vì thế ở đề tài
này, em quyết định khảo sát sự biến đổi màu ở màu pha trên các loại
giấy các nhau khi được phủ UV.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được sử biến đổi của các màu pha trên các bề mặt giấy
khác nhau.
So sánh sự biến đổi giữa các màu mực pha trên cùng một loại
giấy khi được phủ UV.
So sánh sự biến đổi giữa một màu mực pha trên các loại giấy
khác nhau khi được phủ UV.
Đánh giá sự tương quan giữa màu sắc và độ bóng của giấy.
3. Đối tượng nghiên cứu

1
Một số loại giấy, màu pha thường được sử dụng trong sản xuất
của công ty Starprint Việt Nam, đã đạt được tiêu chuẩn ISO 12647-2.
4. Phạm vi nghiên cứu
3 màu mực pha được tráng phủ UV, 3 màu có hàm lượng màu
Red rubine khác nhau để đại diện cho một số màu trong bộ màu của
hệ thống màu Pantone.
Sử dụng công nghệ in và công nghệ phủ UV tại công ty Starprint
Việt Nam.
5. Giới hạn đề tài
Do quy định nghiêm ngặt của công ty Starprint nên không thể
lấy được mẫu. Chỉ có thể thực hiện đo và lấy dữ liệu ngay tại công ty
khi đi thực tập.
Không phải ấn phẩm nào có màu pha cũng được tráng phủ UV
nên không thể khảo sát thêm nhiều màu pha khác.

2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. Về vật liệu
2005: Sách khoa học “Chất keo và bề mặt A: Các khía cạnh hóa
lý và kỹ thuật” từ trang 99 đến 104 có nghiên cứu về “Sự ảnh hưởng
đến màu sắc và bề mặt của các loại giấy tráng phủ” của nhà khoa học
Leonard Gate. Đề tài nghiên cứu về đặc tính bề mặt của giấy, đo
lường và đánh giá màu sắc của giấy tráng phủ, đồng thời áp dụng vào
in ấn công nghiệp.
2. Về màu sắc
2004: Hội nghị CGVI (Colour Graphics, Imaging and Vision)
lần thứ 2 tại Châu Âu có nghiên cứu với đề tài là “Mô phỏng sự thay
đổi màu sắc bởi các loại tráng phủ trong công nghệ in Offset” của 2
nhà khoa học người Đức là Ebner và Spiegel. Nhưng vấn đề được đề
cập trong đề tài đó gồm: Sự thay đổi về tầng thứ, tông độ, sắc độ, độ
bóng của các màu process CMYK trên các loại giấy sau khi được gia
công bề mặt (ghép màng bóng, tráng phủ bóng, tráng phủ mờ).
2011: Tạp chí khoa học và công nghệ hình ảnh (Imaging Science
and Technology) với nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của các loại
tráng phủ khác nhau tới độ nhám và độ bóng của bề mặt trong công
nghệ phủ ‘kéo lụa” của 2 nhà khoa học người Serbia là Igor Karlovic
và Dragoljub Novakovic. Đề tài nghiên cứu về sự thay đổi của độ
bóng và độ nhám của các loại giấy qua từng công đoạn: trước khi in,
sau khi lên mực, sau khi phủ ‘kéo lụa’ và so sánh với những giá trị đó
với các công nghệ phủ khác.
2012: Sách khoa học “Technical Gazette” từ trang 51 đến 56 của
3 nhà khoa học người Croatia là Igor Majnaric, Ivana Bolanča
Mirković, Kristijan Golubović với đề tài “Ảnh hưởng của vernish UV
đến tính chất bề mặt của giấy”. Đề tài nghiên cứu về sự thay đổi màu

3
sắc, độ bóng, độ nhám của từng loại vernish UV trên các loại giấy.
II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Sai biệt màu sắc
Khoảng sai biệt màu (∆E) dùng để đánh giá khoảng cách giữa
hai vị trí màu trong không gian màu, đo lường sự khác biệt màu sắc
giữa chúng.

Hình 1. Không gian màu Lab


Tông màu và độ bão hòa màu được biểu diễn trên hai trục: trục a
từ -a (Green) đến +a (Red) và trục b từ -b (Blue) đến +b (Yellow).
Trục độ sáng L có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White).
Khoảng sai biệt màu được tính toán dựa trên công thức:
∆L = Lmẫu – Ltham chiếu
∆a = amẫu – atham chiếu
∆b = bmẫu – btham chiếu

Sau khi tính toán, dựa vào ∆E để phân biệt sự khác biệt về màu:
+ ∆E từ 0 đến 1: Sự khác biệt màu sắc này không thể cảm nhận
được bằng mắt thường
+ ∆E từ 1 đến 2: Có sự khác biệt nhỏ về màu, nhưng gần như
không thể cảm nhận được.
+ ∆E từ 2 đến 3: Có sự khác biệt về màu, chỉ người có kinh
nghiệm mới có thể cảm nhận.

4
+ ∆E từ 3 đến 4: Khác biệt màu tương đối, có thể cảm nhận
được.
+ ∆E từ 4 đến 5: Khác biệt rất lớn về màu.
2. Tráng phủ UV
2.1 Sơ lược về tráng phủ UV
Tráng phủ là hình thức gia tăng giá trị (hiệu ứng) cho ấn phẩm
in. Việc gia tăng hiệu ứng không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn gia
tăng chất lượng ấn phẩm như độ bền màu, chống trầy xước,...
Tráng phủ tuy tốt nhưng vẫn có hạn chế nhất định, đó là làm ảnh
hưởng đến màu sắc trên ấn phẩm, làm cho các ấn phẩm sẽ có màu
không đúng với tiêu chuẩn đã được đưa ra bởi khách hàng.
Với công nghệ hiện đại ngày nay, có vô số hình thức gia tăng giá
trị (tráng phủ) cho ấn phẩm in, nhưng những hình thức cơ bản là tráng
phủ varnish gốc nước, varnish gốc dầu, varnish UV và tráng phủ
varnish gốc dung môi.
Xét tới tính bền vững về môi trường, khi mà các phương pháp
như tráng phủ varnish gốc nước, gốc dung môi đang ảnh hưởng xấu
đến môi trường, hay varnish gốc dầu không được đẩm bảo về mặt
chất lượng, tráng phủ UV được xem là giải pháp tốt nhất khi có các
ưu điểm như độ bóng cao, đồ bền cơ học tốt, đặc biệt là thân thiện với
môi trường.
2.2 Thành phần của varnish UV và cơ chế khô
Varnish UV gồm các thành phần:
+ Acrylic oligomers (tạo màng polymer, ảnh hưởng đến độ nhớt)
+ Acrylic prepolymer (chống ma sát đồng thời tạo độ bóng, độ
cứng)
+ Photoinitiator (Chất quyết định độ khô bằng phản ứng polymer
hóa)
Cơ chế khô: Phủ Varnish UV được dựa trên phản ứng polymer hóa

5
dưới tác động của đèn UV
2.3 Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm:
+ Khả năng chống ma sát và tác nhân hóa học của Varnish UV
cao
+ Tạo được độ bóng cao mà không chứa dung môi.
+ Sau khi phủ UV xong có thể đưa qua công đoạn tiếp theo mà
không cần phải chờ khô.
+ Thích hợp với nhiều vật liệu cả thấm hút lẫn không thấm hút.
Nhược điểm:
+ Thiết bị, vật liệu có giá thành cao.
+ Phải đợi mực khô hoàn toàn trước khi phủ UV, nếu không lớp
varnish UV sẽ ngăn cản mực khô.
2.4 Phương pháp phủ UV
+ Phủ trên thiết bị chuyên dụng.
+ Phủ trên đơn vị phủ của máy in Offset.
+ Phủ bằng công nghệ in lụa.
Lưu ý về phủ UV bằng công nghệ in lụa ảnh hưởng lớn đến môi
trường do sinh ra khí Ozon, vì thế cần thêm hệ thống xử lí khí thải
nếu không sẽ bị mất đi ưu điểm thân thiện với môi trường.
3. Màu pha
3.1 Sơ lược
Theo lý thuyết, tất cả màu đều từ bốn màu cơ bản CMYK. Tuy
nhiên trong thực tế ngành in, không phải màu nào cũng có thể tạo ra
được bằng cách chồng các màu CMYK lại với nhau.
Thế nên, màu pha là màu mực được pha trộn trước đó rồi mới
mang lên máy in, với mục đích phục chế lại các màu sắc mà các màu
chồng CMYK không thể phục chế được, đôi khi còn gia tăng chất
lượng sản phẩm in.

6
Hệ thống màu pha thường được sử dụng là hệ thống màu
PANTONE. Hệ thống màu PANTONE có các bản tham chiếu để xác
định màu pha và công thức pha cho các công ty sản xuất mực và công
ty in.
3.2 Lựa chọn màu
Red Rubine là based mực để pha màu, do red rubine không có
khả năng kháng kiềm, gây ra sự không tương thích với độ pH giữa
hóa chất phủ và based red rubine, làm cho bài in bị thay đổi màu.
Do hệ thống màu PANTONE quá đa dạng về màu sắc, để thuận
tiện trong việc nghiên cứu, lựa ra ba màu pha khác nhau với tiêu chí
hàm lượng màu Red Rubine, lần lượt là:
+ Pantone 200: Red rubine 75%, Yellow 25%
+ Pantone 513: Red rubine 55%, Green 45%
+ Pantone 877: Red rubine 10%, Cyan 50%, Neutral black 40%

Hình 2. Pantone 200C/U, Pantone 513C/U, Pantone 877C/U


Do phải so sánh các loại giấy khác nhau, trong đó có loại giấy
không tráng phủ U – Uncoated và loại giấy có tráng phủ C – Coated,
vì thế mỗi màu mực cần có 2 loại U và C để phù hợp với chất nền của

7
loại giấy.

8
III. LỰA CHỌN VẬT TƯ PHÙ HỢP VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU
1. Thiết bị đo màu

Hình 3. Máy đo màu Xrite


Đối tượng thực nghiệm:
+ Giá trị Lab của từng màu Pantone trên các loại giấy khác nhau
trước khi phủ UV.
+ Giá trị Lab của từng màu Pantone trên các loại giấy khác nhau
sau khi phủ UV.
+ Giá trị ∆E khi sao sánh 2 mẫu trước và sau.
+ Giá trị độ bóng của các loại giấy trước và sau khi phủ UV.
Thiết lập điều kiện đo theo tiêu chuẩn của ISO 12647-2:
+ Nguồn sáng D50, góc đo 0/450, góc quan sát: 20
+ Chuẩn tham chiếu: Status T
+ Nền trắng tham chiếu: Absolute
+ Góc phản xạ: 600 (đo độ bóng)
2. Giấy
2.1 Thông số giấy tráng không phủ (Uncoated paper)
Thông số Giá trị Tiêu chuẩn
Định lượng (g/m2) 350 ISO 365
Độ bóng (GU) 5 ISO 12647-2
L 85 ISO 12647-2
Màu sắc
a 1 ISO 12647-2

9
b 5 ISO 12647-2

2.2 Thông số giấy tráng phủ bóng (Gloss paper)


Thông số Giá trị Tiêu chuẩn
Định lượng (g/m2) 350 ISO 365
Độ bóng (GU) 60 ISO 12647-2
L 90 ISO 12647-2
Màu sắc a 0 ISO 12647-2
b 1 ISO 12647-2

2.3 Thông số giấy tráng phủ mờ (Matte paper)


Thông số Giá trị Tiêu chuẩn
Định lượng (g/m2) 350 ISO 365
Độ bóng (GU) 17 ISO 12647-2
L 91 ISO 12647-2
Màu sắc a 0 ISO 12647-2
b 1 ISO 12647-2

3. Mực
Lựa chọn mực SICURA Plast SP của hãng Siegwerk do là loại
mực được sử dụng trong công nghệ in Offset UV, đa dạng trên mọi bề
mặt giấy. Hãng mực của Siegwerk còn đạt tiêu chuẩn ISO 2846-
1:2006.
Các based màu cần được chuẩn bị là: Red rubine, Yellow, Green,
Cyan, Neutral black.

10
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM
I. QUY TRÌNH KHẢO SÁT
Quá trình khảo sát được tiến hành khi em tham gia sản xuất in trong thời
gian thực tập tại công ty Starprint, gồm các bước sau:
Bước 1: Canh chỉnh màu trên máy in Offset so với mẫu Pantone đúng tiêu
chuẩn.
Bước 2: Trong quá trình in sản xuất lấy 10 tờ in, mỗi tờ cách nhau 100 tờ.
Bước 3: Tiến hành đo màu ở 10 vị trí khác nhau trên tờ in, thu thập dữ liệu
bằng máy đo màu và lấy giá trị trung bình.
Bước 4: Đưa 5 tờ in sang máy phủ UV, tiến hành đo màu và thu thập dữ
liệu, lấy giá trị trung bình.
Bước 5: Tiến hành so sánh sự thay đổi của trước và sau khi phủ UV.
Bước 6: Lặp lại đối với các loại giấy khác và các loại màu pha khác.

II. KHẢO SÁT MÀU SẮC


1. Trước khi phủ UV
1.1 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy không phủ (U)
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 U 49.71 48.49 17.07
Pantone 513 U 49.63 32.11 -19.1
Pantone 877 U 74.24 -0.66 -1.39
1.2 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ bóng (G)
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 CG 42.37 66.17 35.17
Pantone 513 CG 39.34 48.10 -28.68
Pantone 877 CG 56.87 -0.63 x-1.02
1.3 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ mờ (M)

11
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 CM 43.75 65.62 34.15
Pantone 513 CM 41.03 49.24 -29.58
Pantone 877 CM 59.45 -0.87 -1.45

1.4 Không gian màu trước khi phủ UV

1. Pantone 200U
2. Pantone 513U
3. Pantone 877U
4. Pantone 200CG
5. Pantone 513CG
6. Pantone 877CG
7. Pantone 200CM
8. Pantone 513CM
9. Pantone 877CM

Hình 4. Vị trí màu trong không gian màu Lab trước khi phủ UV

2. Sau khi phủ UV


2.1 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy không phủ (U)
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 U-UV 47.62 48.65 18.89
Pantone 513 U-UV 47.39 32.34 -20.09
Pantone 877 U-UV 70.17 -0.87 -1.17

2.2 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ bóng (G)

12
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 CG-UV 42.78 68.72 37.64
Pantone 513 CG-UV 42.89 45.26 -25.74
Pantone 877 CG-UV 58.45 -0.21 -0.69

2.3 Giá trị Lab của các màu trên loại giấy phủ mờ (M)
Giá trị
Tên màu
L a b
Pantone 200 CM-UV 45.27 67.42 36.31
Pantone 513 CM-UV 44.56 45.53 -26.05
Pantone 877 CM-UV 61.27 -0.43 -1.01

2.4 Không gian màu sau khi tráng phủ

1. Pantone 200U-UV
2. Pantone 513U-UV
3. Pantone 877U-UV
4. Pantone 200CG-UV
5. Pantone 513CG-UV
6. Pantone 877CG-UV
7. Pantone 200CM-UV
8. Pantone 513CM-UV
9. Pantone 877CM-UV

Hình 5. Vị trí màu trong không gian màu Lab sau khi phủ UV

13
III. SO SÁNH SỰ BIẾN ĐỔI MÀU SAU KHI ĐƯỢC PHỦ UV
1. Pantone 200

1. Pantone 200U
2. Pantone 200CG
3. Pantone 200CM
4. Pantone 200U-UV
5. Pantone 200CG-UV
6. Pantone 200CM-UV

Hình 6. Sự biến đổi của Pantone 200 trên các loại giấy
Pantone 200 ∆L ∆a ∆b
Không phủ 2.09 0.16 1.82
Phủ bóng 1.52 2.55 2.47
Phủ mờ 1.52 1.80 2.16

Việc phủ UV ảnh hưởng đến:


Độ sáng của của màu: L giảm (tối hơn) đối với loại giấy không phủ (∆LU =
2.09) và tăng (sáng hơn) đối với 2 loại giấy phủ bóng (∆LCG = 1.52) và phủ
mờ (∆LCM = 1.52)
Pantone 200 ngã đỏ trên 2 loại giấy phủ khi a tăng (∆aCG = 2.55, ∆aCM =
1.8); ảnh hưởng không đáng kể trên loại giấy không phủ (∆aU = 0.16)
Pantone 200 ngã vàng trên cả 3 loại giấy khi b tăng (∆bU = 1.82, ∆bCG =
2.47, ∆bCM = 2.16)

14
2. Pantone 513

1. Pantone 513U
2. Pantone 513CG
3. Pantone 513CM
4. Pantone 513U-UV
5. Pantone 513CG-UV
6. Pantone 513CM-UV

Hình 7. Sự biến đổi của Pantone 513 trên các loại giấy
Pantone 513 ∆L ∆a ∆b
Không phủ 2.24 0.23 0.99
Phủ bóng 3.49 2.84 2.94
Phủ mờ 3.53 3.71 3.53

Việc phủ UV ảnh hưởng đến:


Độ sáng của của màu: L giảm (tối hơn) đối với loại giấy không phủ (∆LU =
2.24) và tăng (sáng hơn) đối với 2 loại giấy phủ bóng (∆LCG = 3.49) và phủ
mờ (∆LCM = 3.53).
Pantone 513 ngã green trên 2 loại giấy phủ khi a giảm (∆aCG = 2.84, ∆aCM =
3.71); ảnh hưởng không đáng kể trên loại giấy không phủ (∆aU = 0.23)
Pantone 513 ngã vàng trên 2 loại giấy phủ khi b tăng (∆bCG = 2.94, ∆bCM =
3.53); ảnh hưởng không đáng kể trên loại giấy không phủ (∆bU = 0.99)

15
3. Pantone 877

1. Pantone 877U
2. Pantone 877CG
3. Pantone 877CM
4. Pantone 877U-UV
5. Pantone 877CG-UV
6. Pantone 877CM-UV

Hình 8. Sự biến đổi của Pantone 877 trên các loại giấy
Pantone 877 ∆L ∆a ∆b
Không phủ 4.07 0.21 0.22
Phủ bóng 1.58 0.42 0.33
Phủ mờ 1.82 0.44 0.44

Việc phủ UV ảnh hưởng đến:


Độ sáng của của màu: L giảm (tối hơn) đối với loại giấy không phủ (∆LU =
4.07) và tăng (sáng hơn) đối với 2 loại giấy phủ bóng (∆LCG = 1.58) và phủ
mờ (∆LCM = 1.82).
Các giá trị a và b của Pantone 877 ảnh hưởng hưởng không đáng kể khi
phủ UV (∆aU = 0.21, ∆aCG = 0.42, ∆aCM = 3.71) (∆bU = 0.99, ∆bCG = 2.94,
∆bCM = 3.53)

16
IV. NHẬN XÉT VỀ SỰ THAY ĐỔI MÀU
1. Sự thay đổi màu giữa các loại giấy

Hình 9. Giá trị ∆E của các màu trên các loại giấy trước và sau khi phủ UV
a) Giấy không phủ; b) Giấy phủ bóng; c) Giấy phủ mờ.
Ở loại giấy không phủ, giá trị ∆E biến động tương đối ổn định
sau khi phủ UV (2.5-4). Đến với 2 loại giấy phủ thì không thể dự
đoán được giá trị ∆E (∆EP513 > 5 và ∆EP877 < 2)
Sự so sánh cho thấy sự thay đổi màu không những đến từ tính
chất bề mặt của giấy, mà còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như
loại chất phủ hoặc loại mực.

2. Sự thay đổi màu ở các màu Pantone

Hình 10. Tổng quan về giá trị ∆E sau khi phủ UV từ thấp đến cao

17
∆E của các màu trên các loại giấy là rất lớn, đều có thể phân biệt
bằng mắt người. Sai biệt màu thấp nhất là Pantone 877 trên loại giấy
phủ bóng (∆E=1.66) và cao nhất là Pantone 513 trên loại giấy phủ mờ
(∆E=6.21). Tuy giá trị thấp và cao nhất của ∆E không liên kết gì với
nhau, nhưng khi quan sát được dữ liệu ∆E, ta rút ra được một số quy
luật sau:
+ Pantone 200 trên các loại giấy sau khi phủ UV có sự biến đổi
ổn định ∆E từ 3-4.
+ Pantone 513 trên loại giấy không phủ có ∆E thấp hơn so với
∆E trên các loại giấy phủ.
+ Pantone 877 trên loại giấy không phủ có ∆E cao hơn so với ∆E
trên các loại giấy phủ.

18
V. TƯƠNG QUAN VỚI ĐỘ BÓNG

Hình 11. Giá trị độ bóng của các loại giấy trước và sau khi phủ UV
Việc phủ UV khiến cho các loại giấy phủ bóng và phủ mờ gia
tăng đáng kể độ bóng, nhưng không ảnh hưởng lớn đến giấy không
phủ.
Xét tới dữ liệu ∆Lab của từng màu pha trên các loại giấy, có thể
tìm ra được quy luật sau: Giá trị L bị ảnh hưởng lớn bởi độ bóng; khi
độ bóng tăng mạnh, màu in sẽ sáng hơn (L tăng); khi độ bóng tăng ít,
màu in sẽ tối hơn (L giảm).
Giá trị độ bóng tăng làm cho các giá trị a, b của màu có xu
hướng tăng, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ:
+ Pantone 513U có giá trị b giảm.
+ Pantone 877U, Pantone 513CG và 513CM có giá trị a giảm.

19
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Kết luận
Mặc dù phủ UV góp phần làm tăng giá trị sản phẩm in như độ
bóng và độ bảo vệ màu sắc của ấn phẩm, nhưng nó cũng ảnh hưởng
lớn đến màu sắc của các ấn phẩm đó.
Theo nghiên cứu ta quan sát được, độ bóng tuy có ảnh hưởng
đến độ sáng màu sắc, nhưng xét tông độ hay sắc độ thì hoàn toàn
chưa thể suy ra quy luật, cần xem xét đến những các yếu tố về đặc
tính vật lý và hóa học của màu pha và lớp phủ UV.
2. Hướng phát triển
Khảo sát này cải thiện được khả năng truy xuất nguồn gốc của sự
biến đổi màu, và dần tiêu chuẩn hóa cho quá trình kiểm soát màu.
Các dữ liệu của nghiên cứu này có thể trở thành tham số cho các
nghiên cứu về màu pha khác, hoặc phương pháp gia công bề mặt
khác, đồng thời áp dụng tất cả dữ liệu đó để dùng cho công đoạn xử
lý file.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Hà, Việt Nam (2015), Sách “Giáo trình Công nghệ gia
công sau in” (Chương 2, mục 1, từ trang 33 đến 40)
2. Ngô Anh Tuấn, Việt Nam (2012), Sách “Giáo trình Quản lý &
kiểm tra chất lượng sản phẩm in” (Chương 2, từ trang 45 đến 47)
3. Siegwerk, “Bảng kỹ thuật của sản phẩm về mực in SICURA Plast
SP”, https://www.atece.nl/tds/drukinkten-en-vernissen/SICURA-
Plast-SP-eg-EN-20.09.pdf
4. Eduard Galića, Ivana Ljevakb, Igor Zjakićc, Crotia (2014), Hội
nghị quốc tế DAAAM lần thứ 25 về sản xuất thông minh và tự động
hóa. (từ trang 1533 đến 1538)
5. ISO 12647-2:2013 Công nghệ in: Kiểm soát quy trình phục chế
trong tách màu, in thử và in sản lượng – Phần 2: Công nghệ in Offset,
ISO Geneva, www.iso.org

21

You might also like