CHLDS37 NguyễnThịNgọcTrầm 20.01.2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Trầm


Lớp: CHLDS 37
Số thứ tự: 41
MSHV: 23370320067
Bài làm
Câu 1: Phân tích làm nổi bật Nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự về
vị trí, vai trò và chức năng của Tòa án.
1.1 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Trầm, số thứ tự 41, tìm link vụ án về lĩnh vực lao
động.
Vụ án Tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động. Bản án số 01/2023/LĐ-ST ngày 27/7/2023 v/v “tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động.
Link vụ án: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1392195t1cvn/chi-tiet-ban-an
1.2 Tóm tắt bản án
Ông T (“Nguyên đơn”) làm việc tại công ty B (“Công ty”; “Bị đơn”) theo
hợp đồng lao động số 02/BABA ngày 01/01/2007. Theo hợp đồng lao động thì ông
T làm viẹc với vị trí là công nhân trực tiếp sản xuấ, loại hợp đồng: không xác định
thời hạn, lương cơ bản: 5.229.000 đồng/tháng, phụ cấp thoả thuận miêng là
4.220.000 đồng. Ngày 24/5/2022 công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao
động với ông T, với lý do: người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm
vụ. Ngày 15/3/2023, ông T làm đơn khởi kiện đến toà án nhân dân TP. Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang yêu cầu: (1) Huỷ Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của công ty; (2) Yêu cầu công ty thanh toán số tiền là 278.040.380 đồng.
Toà án nhân dân TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang quyết định huỷ bỏ quyết định
của công ty B về việc cho thôi việc đối với người lao động, chấm dứt hợp đồng lao
động giữa ông T và công ty B, buộc công ty B có nghĩa vụ trả cho ông T số tiền là
112.943.100 đồng.
1.3 Phân tích luận giải nguyên tắc chung - Nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng,
công khai.
Nguyên tắc kịp thời, công bằng, công khai là một trong những đòi hỏi khách
quan của hoạt động tố tụng và trở thành nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự.
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013, Điều 11
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Điều 15 Bộ luật TTDS 2015. Bộ luật TTDS
2

2015 đã sửa đổi so với Bộ luật TTDS 2004, thay đổi này hoàn toàn phù hợp với
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) (Điều 10) và Hiến pháp 2013.
Điều 11 Luật tổ chức TAND 2014
“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên
hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có
thể xét xử kín.”
Theo quy định tại BLTTDS 2004 tại Điều 14 chỉ quy định về nguyên tắc xét
xử công khai và quy định một số trường hợp ngoại lệ được xét xử kín, nhưng phải
tuyên án công khai. BLTTDS 2015 đã có thêm hai nguyên tắc là kịp thời, công
bằng. Như vậy, có thể hiểu theo quy định của BLTTDS 2015 thì Tòa án phải xét
xử theo nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc công khai.
Nguyên tắc Tòa án xét xử trong thời hạn luật định đòi hỏi Tòa án phải đưa ra
xét xử trong khoảng thời gian do pháp luật quy định, thời hạn này được quy định
như sau, cụ thể: Tại khoản 1 ghi nhận: “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do
Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.” Như vậy, việc xét xử kịp thời theo
đúng thời hạn do Bộ luật quy định nhưng phải bảo đảm công bằng. Việc xét xử kịp
thời là quan trọng nhưng muốn bảo đảm việc xét xử diễn ra kịp thời theo thời hạn
mà Bộ luật đã quy định đòi hỏi người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, phải hợp tác với nhau trong
việc cung cấp, giao nộp chứng cứ, phải có mặt tại phiên tòa mà không được tạo lý
do không chính đáng để xin hoãn phiên tòa. Xét xử kịp thời nhưng không được
qua loa, vi phạm thủ tục tố tụng, ví dụ, lược bớt các bước tố tụng, không tạo điều
kiện cho các đương sự, luật sư của họ tranh tụng tại phiên tòa, không xem xét đầy
đủ các chứng cứ tại Tòa.
Quy định “Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà
nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc
giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của
đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín” Việc quyết
định xét xử kín hay không do Tòa án nhân dân nơi thụ lý vụ án quyết định. Nếu xét
xử công khai đương nhiên mọi người tham dự phiên tòa sẽ tham dự từ đầu tới cuối
và trong phần xét hỏi, tranh luận hay xem xét các chứng cứ có thể sẽ không bảo
đảm việc giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật
kinh doanh, không bảo vệ được người chưa thành niên, bí mật cá nhân, bí mật gia
3

đình, do đó Tòa án có thể quyết định xét xử kín thì việc tuyên án cũng phải được
thực hiện công khai.
Liên hệ với bản án nêu trên, ngày 27.7.2003 toà án nhân TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang đã tổ chức xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa
thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông T và công ty B phù hợp
với nguyên tắc xét xử kịp thời, công khai của toà án theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về hòa giải trong tố tụng dân sự như
sau:
“Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương
sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật
này.”
Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nguyên tắc tiến hành hòa giải:
Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các
đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không
được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều
207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp
với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
Thủ tục hòa giải phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực, buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý
chí của họ.
- Nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã
hội.
Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không
được hòa giải, cụ thể:
4

Những vụ án dân sự không được hòa giải


1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự
không tiến hành hòa giải được, bao gồm:
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi
dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Căn cứ vào các quy định trên, không phải vụ việc dân sự nào cũng bắt buộc tiến
hành thủ tục hòa giải. Nếu vụ án dân sự thuộc các trường sau sẽ không tiến hành
hòa giải được bao gồm:
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân
sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
Do đó, Điều 10 BLTTDS 2015 không quy định theo 2 quan điểm không hoà giải
đối với vụ việc dân sự mà tuỳ vào từng vụ việc sẽ tiến hành hoà giải hoặc không
hoà giải được theo quy định của pháp luật.

You might also like