Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HỌC PHẦN :TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Chủ đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp

NHÓM 6: TRI GIÁC NGƯỜI-NGƯỜI

I.Tình huống
Phân vai :
Linh Vân trong vai cô giáo
Thảo Vy và Hoàng Việt trong vai học sinh
Hoàn cảnh : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
Vy và Việt đều tặng cho cô giáo phong bì thay vì hoa và
quà. Buổi sáng đến lớp 2 bạn lần lượt ra đưa phong bì
vào tay cô, cô giáo chưa mở nhưng dùng tay cảm nhận
thấy phong bì của Vy ít tiền hơn của Việt bèn tỏ thái độ
khó chịu, lên lớp gây khó rễ cho Vy. Khi lên văn phòng
cô giáo mở phong bì ra thì thấy không hề như cô nghĩ.
Phong bì của Vy mỏng hơn thật nhưng lại là tiền đô còn
của Việt dày hơn nhưng giá trị không to bằng của Vy. Cô
giáo nhận thấy mình có lỗi đã đến xin lỗi hai bạn và trả
lại phong bì.

II.Phân tích nội dung


1 Khái niệm:
Tri giác người-người là gì?
-> Tri giác người - người là một quá trình nhận thức lẫn
nhau của con người trong điều kiện giao tiếp giữa hai
chủ thể.
2 Đặc điểm
Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:
- Tri giác là một quá trình tâm lí. Vì quá trình này có
khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
- Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện
tượng.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên thì tri giác còn có
những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác đó là:
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu
trúc nhất định. Cấu trúc này không phải là tổng số các
cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các
cảm giác đó trong mối quan hệ qua lại giữa các thành
phần cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó. Sự phản
ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong
quá trình tri giác. Đó là tính kết cấu của tri giác.
- Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của
con người. Tri giác mang tính tự giác giải quyết một
nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó là một hành động tích
cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm
giác vận động.
⇒ Những đặc điểm trên đây chứng tỏ rằng tri giác là
mức phản ánh cao hơn cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai
đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh thuộc tính bề
ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào.
* Quan hệ giữa tri giác và cảm giác đó là:
- Cảm giác là cơ sở cho tri giác
- Còn tri giác quy định chiều hướng lựa chọn các cảm
giác thành phần , mức độ và tính chất của cảm giác thành
phần.
3 Vai trò của tri giác người-người
Là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là
ở người trưởng thành. Nó là một điều kiện quan trọng
cho sự định hướng hành vi và hoạt đọng của con người
trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác giúp
con người điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật
hiện tượng khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác cao
nhất:quan sát , do những điều kiện xã hội chủ yếu là lao
động xã hội trở thành một mặt tương hỗ trợ độc lập của
hoạt động và trở thành một phương pháp nghiên cứu
quan trọng của khoa học, cũng như của nhận thức thực
tiễn .
4 Ảnh hưởng của tri giác người-người đến hiệu quả
giao tiếp
* Ảnh hưởng tích cực:
- Giúp người quản lí đánh giá được đối tượng tri giác:
Khách thể tri giác trong hoạt động quản lí là cá nhân ,
nhóm… không thụ động đối với chủ thể tri giác. Trong
quá trình tri giác, người được tri giác có tác động vào chủ
thể tri giác nhằm thay đổi ấn tượng về mình theo các
hướng có lợi cho mục đích của bản thân; thể hiện bên
ngoài , nhờ đó phối hợp cải thiện mối quan hệ với những
người xung quanh, bỏ qua những xung đột không cần
thiết . Hiểu mình qua người khác là cơ chế phản xạ trong
giao tiếp. Bằng cơ chế này, mỗi người có thể hiểu xa hơn
về hình ảnh của người khác về bản thân mình, biết họ
đang nghĩ gì về mình ,…
- Định hướng quá trình giao tiếp diễn ra đúng hướng: Sự
tri giác của con người chịu ảnh hưởng của ấn tượng ban
đầu khi tri giác. Ấn tượng ban đầu chính là hình ảnh tâm
lí về tổng thể các đặc điểm: diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác
phong, ánh mắt,….mà con người có được về đối tượng
sau lần tiếp xúc đầu tiên. Nếu ban đầu có ấn tượng tốt về
nhau thì về sau có gì chưa tốt , chưa đẹp thì cũng làm cho
chủ thể tri giác dễ bỏ qua hoặc sẽ có những lí do biện hộ
cho những cái chưa được đó…và sẽ giúp cho qua trình
giao tiếp diễn ra đúng hướng, hoạt động quản lí diễn ra
dễ dàng, mạch lạc…..
- Đối tượng giao tiếp cảm thấy được tôn trọng: tri giác
người- người giúp cho bản thân chủ thể được tri giác cảm
thấy tự tin được tôn trọng từ người khác qua cái nhìn , nụ
cười, lời nói khi lần đầu tiên tiếp xúc. Là điều kiện giúp
cho nhà lãnh đạo nói riêng và con người nói chung xích
lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông trước những
vẫn đề mà đối phương đag gặp phải; đặc biệt đối với
người quản lí sẽ dễ gần gũi với cấp dưới và ngược lại từ
đó sẽ tạo ra bầu không khí lành mạnh thân tình trong tập
thể khi giao tiếp,….
* Ảnh hưởng tiêu cực: Sự nhìn nhận đánh giá bên ngoài
không nói lên bản chất của đối tượng giao tiếp: Đôi khi
vẻ đẹp bên ngoài của con người thông qua sự tri giác
không phải là bản chất tót đẹp ẩn chứa bên trong bản
thân chủ thể đó chẳng qua đó chỉ là cái nhìn phiến diện
một chiều và là cơ sở để người ta đánh giá con người
mình khi lần đầu tiên gặp gỡ tiếp xúc. Để đánh giá được
một con người hoàn chỉnh từ vẻ đẹp bên trong lẫn vẻ đẹp
bên ngoài thì chúng ta khong thể nhìn nhận nó ngay từ
lần gặp mặt đầu tiên mà đặc biệt trong hoạt động quản lí
người lãnh đạo hoặc cấp trên muốn đánh giá về một nhân
viên cấp dưới nào đó của mình thì chúng ta cần tiếp xúc
lâu dài hiểu được bản chất của người đó để rồi có cái
nhìn tổng quát và đánh giá đúng và chi tiết nhất về con
người đó chứ không phải qua sự tri giác người người.
5 Biện pháp phát huy ưu điểm của tri giác người-
người trong quá trình giao tiếp
- Tri giác con người bởi con người là một loại tri giác
đặc biệt mang những nét đặc thù của xã hội loài người.
- Tri giác con người bởi con người có ý nghĩa thực tiễn to
lớn và nó thể hiện chức năng điều chỉnh của hình ảnh
tâm lý trong quá trình hoạt đọng và giao tiếp , là điều
kiện giúp cho người lãnh đạo nói riêng và con người nói
chung xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn tạo nên bầu
không khí lành mạnh , thân tình trong tập thể tạo điều
kiện cho môi trường làm việc tốt hơn.
Đặc biệt đối với một người quản lý việc sử dụng yếu tố
tri giác người người trong giao tiếp là một điều vô cùng
quan trọng giúp cho họ gần gũi , thông cảm, chia sẻ …
với cấp dưới hơn từ đó làm cho bầu không khí trở nên dễ
chịu, thân thương giúp cho môi trường làm việc thư thái
tốt hơn.
III, Đánh giá thành viên tham gia
1. Nguyễn Ngọc Linh Vân: 9
2. Bùi Thị Tố Uyên: 9
3. Trịnh Thị Tú: 9
4. Phan Hoàng Việt: 9
5. Nguyễn Thị Thảo Vân: 9
6. Nguyễn Thảo Vy: 9
7. Hàn Nguyên Vũ: Không tham gia thảo luận nhóm

You might also like