Đ Án Momo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 189

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


KHOA MARKETING – KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỒ ÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢI PHÁP THAY ĐỔI TÍCH CỰC Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA
SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Thành

Nhóm sinh viên:

HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP


1. NGUYỄN HẢI AN 2187602461 21DKQB1
2. PHẠM VÂN ANH 2187602797 21DKQA3
3. TRỊNH THỊ MINH HUYỀN 2187602527 21DKQA2
4. HUỲNH ĐĂNG KHOA 1911761131 19DKQA1
5. TẨY THỊ MINH TÂM 2187603155 21DKQA3
6. ĐẶNG THỊ THU THỦY 2187603080 21DKQB1
7. PHẠM ÁI VY 2187602689 21DKQA3

Tp. Hồ Chí Minh, 2024

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép nhóm chúng em được
bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tiến Thành đã tận tình hỗ
trợ, giúp đỡ cũng như góp ý cho nhóm chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài. Cảm ơn thầy đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian qua. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu
của nhóm chúng em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm,
hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Vì bài báo cáo diễn ra trong
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về
tính khảo sát thực tế nên nhóm chúng em mong Quý thầy cô có thể bỏ qua và rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thế giới đang trải qua một trong những cuộc suy thoái
trầm trọng nhất kể từ cuộc đại chiến thế giới thứ hai. COVID-19 đã thúc đẩy việc chuyển đổi
trao đổi vật lý sang thương mại điện tử. Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển của thương mại
điện tử đã dẫn đến sự bùng nổ của các hình thức thanh toán điện tử. Giao dịch bằng tiền mặt
tưởng chừng như không thể thay thế giờ đây đang đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi thanh
toán bằng ví điện tử (tiền điện tử) và sự xuất hiện của ví điện tử đã tạo nên một sự ảnh hưởng
khổng lồ đến các dịch vụ tài chính. Theo thống kê cho thấy, hơn 80% người tiêu dùng đang sử
dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất mỗi tuần một lần.

Theo báo cáo WorldPay từ FIS dự đoán năm 2024, tiền mặt sẽ chiếm dưới 10% thanh toán tại
cửa hàng ở Mỹ và 13% thanh toán trên toàn thế giới, trong khi đó ví điện tử sẽ chiếm 1/3
thanh toán tại các cửa hàng trên toàn cầu. Trước đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 69,7%
về số lượng, 27,5% về giá trị. Theo số liệu thống kê từ Robocas Group, trong bốn năm qua (từ
tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022), số lượng người dùng ví điện tử tăng một cách ấn
tượng: từ 12,3 đến 41,3 triệu (tức là tăng mạnh tới 330%). Hiện nay, khoảng 57% dân số
trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử, trái ngược với chỉ 14% vào cuối năm 2018 –
tương đương với gần ba phần năm người Việt Nam sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Hiện thì trường Việt Nam có khoảng 43 ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán không
phải ngân hàng được chính thức cấp phép hoạt động. Con số Này đã tăng gấp 7 lần so với
năm 2015. Như vậy, bên cạnh các thương hiệu “quen mặt” với người tiêu dùng nhiều năm nay
như: MoMo, VNPay, ShopeePay (trước đây là Airpay), ViettelPay, ZaloPay, Moca,… Hoạt
động giao dịch bằng ví điện tử hầu như diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời
sống cho dân. Chính vì vậy, đòi hỏi các ví điện tử cần phải đưa ra chính sách thanh khoản,
giao dịch phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa – toàn cầu hóa, kiềm chế lạm phát, tăng tích
lũy ngân sách nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động giao thương từng
bước trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có khả năng
hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy, các doanh nghiệp ví điện tử cần phải
xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín, chiếm được một vị trí vững chắc đối với niềm tin
của các đối nước ngoài.
Chính vì thế, nhóm em chọn đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử
momo của sinh viên TP.HCM” làm đề tài đồ án môn học, với mong muốn được góp phần trí
lực cho các doanh nghiệp ví điện tử tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nước ngoài
nói riêng.

Phần 1: Nội dung bài báo cáo

Ví điện tử Momo là một ứng dụng phổ biến trong việc thực hiện các giao dịch tài chính trực
tuyến ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại thành phố Hồ Chí Minh, việc sử dụng Momo vẫn còn nhiều
hạn chế, đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên. Báo cáo này tập trung vào việc nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng Momo của sinh viên tại TP.HCM. Bài
báo cáo này nhằm tìm hiểu và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng ví điện tử
Momo của sinh viên tại TP.HCM. Bằng cách phân tích những thách thức và cơ hội, giải pháp,
cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của sinh viên, báo cáo sẽ đề xuất các biện
pháp cụ thể nhằm khuyến khích và tăng cường việc sử dụng Momo.

Phần 2: Các biểu mẫu


Công trình nghiên cứu gồm ... trang bao gồm cả bảng, hình ảnh, biểu đồ và phụ lục. Ngoài
phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài gồm 14 biểu mẫu mục khái quát như sau:

SV01 - 0G1 - Tổ chức nhóm

SV02 - 1G1 - Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp

SV03 - 1T1 - Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

SV04 - 1G2 - Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời lần 1

SV05 - 2T1 - Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

SV06 - 2G1 - Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

SV07 - 3G1 - Đánh giá lại Đề tài nhóm tạm thời

SV08 - 4T1 - Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

SV09 - 5G1 - Các nguyên nhân của vấn đề

SV10 - 5G2 - Brainwriting các nguyên nhân của vấn đề

SV11 - 5G3 - Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề

SV12 - 5G4 - Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề

SV13 - 6G1 - Diễn giải ý tưởng giải pháp Nhóm

SV14 - 6G2 - Khảo sát các bên liên quan về mức độ khả thi của giải pháp
PHẦN 1: NỘI DUNG BÁO CÁO
Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên
TP.HCM
Nguyễn Hải An, Phạm Vân Anh, Trịnh Thị Minh Huyền, Huỳnh Đăng Khoa, Tẩy Thị
Minh Tâm, Đặng Thị Thu Thủy, Phạm Ái Vy
Khoa: Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường: Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh
TÓM TẮT
Thị trường ví điện tử đã và đang trở thành xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sư phát triển không ngừng của
công nghệ, việc thanh toán bằng ví điện tử càng ngày càng phổ biến.Ví điện tử Momo đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ, và được nhiều người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh tin
dùng. Điều đó sẽ làm cho tầm quan trọng của việc quyết định sử dụng ví Momo trong quá
trình thanh toán ngày càng tăng cao và các yếu tố này giúp cho ví Momo ngày càng phổ biến
và thu hút nhiều khách hàng sử dụng hơn. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã tiến
hành nghiên cứu và phân tích để có thể xác định "Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng
ví điện tử Momo của sinh viên TP.HCM". Thông qua các nghiên cứu nhóm đã khảo sát và kết
quả khảo sát thực tế, nhóm đã xác định được 4 yếu tố chính tác động đến hành vi sử dụng ví
điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh là:Ảnh hưởng xã hội, tính hữu ích,
cảm nhận rủi ro, giá cả.
Từ khóa: Ảnh hưởng, sử dụng, Ví điện tử, Momo, sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triễn Internet nhanh trong những năm qua. Với
độ phủ sóng ngày một rộng khắp của Internet và sự tăng trưởng nhanh chóng của các lĩnh vực
kinh doanh hiện nay, mua sắm trực tuyến trên các sản thương mại điện tử không còn xa lạ và
thậm chí nó còn trở thành thỏi nam châm thu hút khách hàng bởi những đặc tính vô cùng tiện
lợi, nó đã giúp người tiêu dùng không cần phải đến cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương
mại để mua sắm mà chúng ta có thể ngồi tại nhà để mua sắm trực tuyến.

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới và đang được đông đảo người
dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông thường. Phương tiện thanh
toán điện tử đã giúp người dân linh hoạt hơn trong giao dịch, an toàn trong chi trả. Sự hấp dẫn
của chiếc bánh mang tên “Ví điện tử” đã nằm trong tầm ngắm của khối ngoại khi các tên tuổi
đầu ngành tại Việt Nam như VNPAY, MoMo, Payoo,… lần lượt từng bước được thâu tóm
bởi khối ngoại.

Thị trường ví điện tử của Việt Nam trở nên sôi động bởi sự xuất hiện của hàng loạt ví điện tử
mới của các công ty nước ngoài. Vào năm 2023, theo báo cáo "Người tiêu dùng số - The
Connected Consumer" công bố bởi Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam
trong quý I/2023, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam là MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay,
ShopeePay và VNPay. Cụ thể, thị trường ví điện tử Việt Nam 2023 quý I đang nằm trong tay
siêu app ví MoMo chiếm 68% thị phần ví điện tử, tiếp theo Zalopay chiếm 53% (đạt khoảng
11,5 triệu người dùng thanh toán năm 2022); Viettelpay với 27%; ShopeePay (Airpay) có thị
phần 25%; VNPay ở vị trí tiếp theo với 16%; tiếp nữa là ví điện tử Moca (Grabpay) đứng ở vị
trí thứ 6 với 7%.

Cũng theo báo cáo, MoMo là Fintech (ứng dụng công nghệ tài chính) được yêu thích nhất đối
ở cả ba thế hệ (Gen) X, Y và Z với mức độ 48%, tăng trưởng 2% so với quý cuối năm 2022.
Đặc biệt, MoMo chiếm thế thượng phong khi có mức độ yêu thích cao hơn 50% đối với hai
nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41 tuổi), với tỉ lệ lần lượt là 51% và
54%. Qua báo cáo thị trường ví điện tử 2023, chúng ta có thể thấy rõMomo vẫn là ông trùm
trong lĩnh vực thanh toán bằng ví điện tử, chiếm quá nửa thị phần trong nước.

Tuy Momo hiện tại đang dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam nhưng sự cạnh tranh của các
đối thủ trong ngành và những công ty nước ngoài sẽ thách thức cho Momo trong việc chiếm
lĩnh thị trường tại Việt Nam vì thế nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để nắm
bắt rõ hơn về rào cản sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Momo của
giới trẻ, đặc biệt là sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Tổng quan thực trạng ví điện tử Momo

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử momo
(Nguồn: Tổng hợp)

Theo khảo sát, trong 85% người Việt Nam sở hữu ví điện tử và ứng dụng thanh toán có đến
71% người sử dụng ít nhất 1 lần trong 1 tuần. Điều này cho thấy Việt Nam đang có sự gia
tăng trong việc sử dụng ứng dụng và ví thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại.Các cửa
hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn… đã sử dụng phương pháp thanh toán qua di động một cách
phổ biến hơn. Vì hiện nay có đến 79% người tiêu dùng thích sử dụng thẻ, ví thanh toán điện
tử, ứng dụng online… thay vì sử dụng tiền mặt để thanh toán, trong đó 43% người tiêu dùng
cho biết họ đã đặt đồ ăn và thanh toán trực tuyến thường xuyên hơn từ khi đại dịch xảy ra.
84% người Việt Nam cảm thấy an toàn khi thực hiện thanh toán trực tuyến qua di động thông
qua ví thanh toán điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng sử
dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số trên điện thoại. Trong đó, khoảng 57% dân số
trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử (gấp 4 lần so với năm 2018 là 14%). Đây được
coi là mức thâm nhập đáng kể, tương đương với gần ba phần năm người Việt Nam là người sử
dụng dịch vụ ví điện tử.Để đẩy nhanh chuyển đổi số trong hầu hết mọi lĩnh vực, các ứng dụng
thanh toán trực tuyến dần trở thành trở thành phương thức thanh toán trung gian an toàn,
thuận tiện, phù hợp, mọi lúc, mọi nơi cho khách hàng.

Hiện nay, các đơn vị vận hành ví thanh toán điện tử đang đẩy mạnh việc liên kết với các ngân
hàng để mở rộng phạm vi chuyển tiền, thanh toán cho người tiêu dùng. Đồng thời, cũng đem
lại lợi ích cho các ngân hàng có khả năng mở rộng phạm vi khách hàng và tận dụng được một
hệ sinh thái thanh toán sẵn có kết nối với các kênh thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng tiện
lợi…, trong xu hướng thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Trong đó Momo là đơn vị hàng đầu
tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt
tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform). Thông qua việc hợp tác
chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, Momo hoạt động như một cánh tay nối dài
mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực
vùng sâu, vùng xa. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm.
Mô hình lý thuyết đề xuất

Ảnh hưởng xã
hội

Yếu tố ảnh
huỏng đến ý
Hữu ích mong Cảm nhận rủi
định sử dụng
đợi ro
ví điện tử
MoMo

Ý định mua
hàng

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
MoMo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả tổng hợp

ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Theo G.N.Fishbein (1987), ảnh hưởng xã hội là ảnh hưởng của người này đến hành vi
của người khác, ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người chỉ dẫn , định hướng cho
hành vi của một người khác. Do đó, ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra
sự thay đổi về hành vi dựa vào những áp lực chi phối trong một bối cảnh nhất định.
Bắt chước là quá trình căn bản của đời sống xã hội. Nó không phải là sự sao chép đơn
giản, mà là sự sản xuất độc đáo, bao gồm cả sự sáng tạo. Bắt chước là phát triển các
khuôn mẫu ứng xử cho phép chủ thể hành động hiệu quả và hài lòng (Tarde, 1903).

Khái niệm lây truyền xã hội được Le bon đưa ra lần đầu tiên khi ông nghiên cứu về
đám đông. Theo Le bon, sự lây truyền xã hội là cơ sở để hình thành đám đông khi mà
những cảm xúc và những ý kiến trao đổi với nhau được nhân lên và củng cố. Lây
truyền xã hội quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử mang tính chi phối
được truyền từ người này sang người khác.

Trong cuộc sống có nhiều dẫn chứng về sự ảnh hưởng xã hội qua bắt chước và lây
truyền xã hội. Chẳng hạn, một học sinh thay đổi hành vi của mình theo hành vi của
các học sinh khác trong lớp. Một cổ động viên của một đội bóng đá tự nguyện mặc
quần áo của các cầu thủ đội bóng. Hiện tượng mốt trong ăn mặc, kiểu tóc của thanh
niên là một dẫn chứng thuyết phục cho sự bắt chước và ảnh hưởng xã hội… Tại sao
con người phải làm theo hoặc cố gắng làm theo những người khác? Tại sao con người
phải bắt chước người khác về cách thức suy nghĩ và hành vi ứng xử? Một trong những
lý do mà cá nhân tuân thủ, làm theo cách thức ứng xử của các thành viên khác trong
nhóm là để được các thành viên trong nhóm chấp nhận. Một học sinh thay đổi hành vi
của mình theo hành vi của các học sinh khác trong lớp để được các thành viên trong
lớp chấp nhận, để học sinh này không bị lớp cô lập. Một cổ động viên của một đội
bóng đá tự nguyện mặc quần áo của các cầu thủ đội bóng để cá nhân này cảm thấy
mình là một phần của nhóm cổ động viên và của đội bóng, để được họ chấp nhận.
Thanh thiếu niên hiện nay chạy theo mốt về ăn mặc, kiểu tóc của các diễn viên, ca sỹ
Hàn Quốc là để họ được cộng đồng thanh thiếu niên thừa nhận, để họ ra ngoài xã hội
không bị lạc lõng, bị cô lập và để dễ hòa đồng với bạn và cộng đồng hơn.

=> Trong số khách hàng được khảo sát thì các ý kiến, nhận xét từ yếu tố xã hội
như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên,… của khách hàng tác động khá
lớn đến tâm lý và ảnh hưởng đến quyết định họ có sử dụng dịch vụ ví điện tử
MoMo hay không. Nắm bắt được điều này bộ phận phát triển ứng dụng MoMo
có thể xây dựng nên những kế hoạch truyền thông để tác động vào các nhóm này
từ đó gián tiếp thu hút khách hàng mục tiêu sử dụng dịch vụ của mình. Bên cạnh
đó cần phải gia tăng lợi ích của “người giới thiệu” ứng dụng MoMo đến các đối
tượng khác, có những chương trình ưu đãi nhằm tri ân những khách hàng.

TÍNH HỮU ÍCH

Theo David (1989), sự hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể
sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình. Người sử dụng ví điện tử nhận thấy việc
sử dụng ví điện tử mang lại cho họ nhiều lợi ích, giá trị, họ sẽ có xu hướng chọn lựa
nó làm công cụ thanh toán. Mối quan hệ tích cực này cũng được chứng minh bởi:
Nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy
định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng
cao hiệu suất công việc của họ. Trong nghiên cứu này sự hữu ích chính là những giá
trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử.

Cũng theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng
được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ
thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ. Tính hữu ích được cảm nhận là một yếu tố
mạnh nhất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi trong mô hình TAM (Karim và
cộng sự, 2020; David và cộng sự, 1989). Trong thị trường ví điện tử hiện nay với sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh ví điện tử, hữu ích mà khách hàng
cảm nhận được càng cao thì sẽ càng thu hút được khách hàng sử dụng hơn. Bởi khách
hàng là những người có quyền lựa chọn sản phẩm dịch vụ mà mình mong muốn.

Theo Junadi (2015), việc thanh toán thuận tiện hơn khi sử dụng ví điện tử Momo và
cũng cho rằng sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán rất dễ dàng và cũng sẽ bị ảnh
hưởng khi người thân, gia đình và bạn bè họ cũng sử dụng ví điện tử Momo. Tác giả
cũng kết luận rằng sử dụng ví điện tử để thanh toán thuận tiện hơn so với tiền mặt.
Theo Trivedi(2016), sử dụng ví điện tử Momo có thể tiết kiệm thời gian cho người sử
dụng và tăng hiệu suất công việc khi sử dụng ví điện tử Momo. Sử dụng ví điện tử sẽ
dễ dàng thanh toán và sử dụng những tính năng hữu ích và dịch vụ phù hợp, có thể
tham khảo và sử dụng dịch vụ với mức chi phí thấp hơn so với sử dụng tiền mặt.

Theo Venkatesh và cộng sự(2003), sử dụng ví điện tử giúp giao dịch nhanh hơn. Thực
tế chứng minh, việc thanh toán bằng các phương tiện điện tử sẽ nhanh chóng, tiện lợi
và giảm nhiều công sức cũng như mức độ rủi ro khi cầm tiền mặt. Cùng một thời gian,
trong khi thanh toán tiền mặt mất từ vài phút thì thanh toán bằng ví điện tử chỉ mất vài
giây, đây là điểm khác biệt lớn so với thanh toán kiểu truyền thống hay còn gọi là
thanh toán bằng tiền mặt. Thực tế cho thấy nhận thức về tính hữu ích ảnh hưởng tích
cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.

=> Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về mối quan
hệ giữa tính hữu ích và quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nhưng
nhìn chung, theo các nghiên cứu về tính hữu ích thì tính hữu ích sẽ tác động đến
ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nên các tổ chức, doanh nghiệp cần
đưa ra thêm nhiều tiện ích như các voucher giảm giá,đưa ra nhiều dịch vụ và cải
thiện ứng dụng không bị lag hay bị sập do có quá nhiều người truy cập cùng 1
lúc,... giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và linh hoạt, thuận tiện khi sử dụng ví
điện tử linh hoạt khi thanh toán qua mạng Internet cụ thể là ví điện tử Momo.

CẢM NHẬN RỦI RO

Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và được nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý
thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là : “ khả năng xảy ra tổn thất,
là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”.

Bauer (1960) cho rằng, nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và những
hậu quả liên quan đến hành động của người tiêu dùng. Theo lý thuyết hành vi có
hoạch định (TPB), nhận thức rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của người tiêu
dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định hành vi của họ.
Ngược lại, nếu nhận thức rủi ro liên quan đến các giao dịch trực tuyến được giảm và
người tiêu dùng có thể kiểm soát hành vi hơn trong môi trường trực tuyến, họ sẵn sàng
giao dịch (Pavlou, 2001).

Rủi ro cảm nhận là sự kết hợp tính bất định với mức độ nghiêm trọng của kết quả liên
quan (Bauer, 1967). Trong thanh toán trực tuyến, rủi ro cảm nhận là xác suât tổn thât
khi cố gắng đạt kết quả mong muôn do sử dụng dịch vụ điện tử (Featherman và
Pavlou, 2003).

Theo Lopez-Nicolas và Molina-Castillo (2008), rủi ro cảm nhận ảnh hưởng tiêu cực
đến ý định sử dụng dịch vụ.

Nhận thức rủi ro là một trong những thành phần quan trọng của một số mô hình áp
dụng hệ thống thông tin. Theo Featherman & Pavlou (2003) nhận thức rủi ro là sự tổn
thất khi theo đuổi một kết quả mong đợi của việc sử dụng dịch vụ điện tử. Featherman
& Pavlou (2003) chỉ ra bảy khía cạnh xác định như: ảnh hưởng từ bên ngoài, nhận
thức dễ sử dụng, thái độ, nhận thức hữu ích, tin cậy, và rủi ro. Mạng di động không ổn
định vì băng thông yếu và gây ra các vấn đề về bảo mật, chẳng hạn như các vấn đề về
an toàn xâm phạm quyền riêng tư và rủi ro xâm phạm quyền riêng tư Wang & cộng sự
(2013). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nhận thức rủi ro là một cấu trúc đa chiều
trong bối cảnh thương mại điện tử của Featherman & Pavlou (2003); Martins & cộng
sự (2014).

=> Nhìn chung, những quan điểm của các nhà nghiên cứu đều có xu hướng cho
rằng yếu tố cảm nhận rủi ro là yếu tố tác động trực tiếp tới hành vi sử dụng ví
điện tử MoMo của. khách hàng.

GIÁ CẢ

Theo Kotler & Keller (2016), giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nó được định nghĩa là số tiền
mà người tiêu dùng phải trả để đổi lấy một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá cả có thể ảnh
hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm, cũng như khả năng
chi trả của họ.

Theo Schiffman & Kanuk (2014): Giá cả là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, phản
ánh chất lượng sản phẩm, vị thế thương hiệu và giá trị mà khách hàng nhận được. Giá
cả cũng là thước đo giá trị mà khách hàng nhận được so với chi phí bỏ ra.

Nghiên cứu của Chen & Wang (2019) cho thấy rằng giá cả có ảnh hưởng đáng kể
đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng. Họ phát hiện
ra rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán di động hơn
nếu giá cả cạnh tranh hoặc thấp hơn so với các phương thức thanh toán khác.

Theo Dhar & Simonson (2003), người tiêu dùng có xu hướng so sánh giá cả của các
sản phẩm khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Khi giá cả của một sản
phẩm tương đối thấp so với các sản phẩm khác, người tiêu dùng có thể có xu hướng
mua sản phẩm đó hơn.

=>Nhìn chung, những quan điểm của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng giá cả là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng MoMo của người tiêu dùng Việt
Nam. Họ cho rằng người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng MoMo nhiều hơn nếu mức
phí dịch vụ thấp hơn so với các phương thức thanh toán khác.
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẦM NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
MOMO CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.Một số kiến nghị nhầm nâng cao sự hữu ích của ví điện tử Momo thông qua tích hợp
các tính năng mới trong chuyển tiền.
Ở thời điểm hiện tại, khách hàng của MoMo tại TP HCM vẫn còn chưa hài lòng với các hạn
chế như thanh toán yêu cầu phải có kết nối mạng và tốn thời gian thiết lập nên nhóm đề xuất
giải pháp “ Nâng cao tiện ích của Momo bằng cách tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán
lên đồng hồ thông minh” khắc phục được những nhược điểm của phương thức thanh toán hiện
tại.

Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện hoạt động:

Hoạt động 1: Đơn giản hóa giao diện của Momo.

Nâng cao giao diện dễ thao tác là một bước quan trọng để MoMo tiếp tục phát triển và
cạnh tranh trong thị trường thanh toán di động. Bằng cách áp dụng các giải pháp phù
hợp, MoMo có thể thu hút thêm nhiều người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao
lòng trung thành của khách hàng và cải thiện danh tiếng thương hiệu.

MoMo đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thu hút người dùng với giao
diện đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và cạnh tranh trong thị
trường thanh toán di động ngày càng sôi động, MoMo cần cân nhắc nâng cao giao
diện của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.

Để nâng cao giao diện dễ thao tác của MoMo một cách hiệu quả, MoMo có thể áp
dụng một số giải pháp sau:

- Sử dụng các biểu tượng và hình ảnh trực quan: Thay vì sử dụng nhiều văn bản,
MoMo có thể sử dụng các biểu tượng và hình ảnh trực quan để giúp người dùng dễ
dàng hiểu và sử dụng các tính năng.
- Sắp xếp hợp lý các tính năng: MoMo cần sắp xếp hợp lý các tính năng trên giao diện
để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các tính năng họ cần.
- Cung cấp hướng dẫn và trợ giúp: MoMo cần cung cấp hướng dẫn và trợ giúp rõ ràng
cho người dùng, đặc biệt là đối với những người mới sử dụng.
- Thu thập phản hồi của người dùng: MoMo cần thường xuyên thu thập phản hồi của
người dùng để cải thiện giao diện của mình.

 Ưu điểm giải pháp:

- Tăng số lượng người dùng: Giao diện dễ thao tác hơn có thể thu hút thêm nhiều
người dùng, đặc biệt là những người mới sử dụng ví điện tử hoặc những người không
rành về công nghệ.
- Nâng cao lòng trung thành của khách hàng: Giao diện người dùng tốt có thể giúp tạo
dựng trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó nâng cao lòng trung thành và khuyến
khích họ sử dụng MoMo thường xuyên hơn.
- Cải thiện danh tiếng thương hiệu: Giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp có thể góp
phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của MoMo và khiến MoMo trở nên nổi bật hơn
so với các đối thủ cạnh tranh.

 Nhược điểm của giải pháp

- Việc nâng cao giao diện cần được thực hiện một cách cẩn thận để không làm mất đi
sự đơn giản và dễ sử dụng vốn là ưu điểm của MoMo.
-MoMo cần đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau, bao gồm cả
những người mới sử dụng và những người dùng có kinh nghiệm.
- Việc thêm quá nhiều tính năng và chức năng vào giao diện có thể khiến nó trở nên
lộn xộn và khó sử dụng.

Hoạt động 2: Tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh

MoMo tập trung sự đa dạng trong loại hình dịch vụ như: Chuyển tiền, Thanh toán hóa
đơn, Nạp tiền điện thoại, Mua vé xem phim, game trực tuyến, Đặt vé máy bay, Mua
sắm trực tuyến, Thanh toán offline tại các siêu thị lớn, Nạp và rút tiền từ tài khoản
MoMo. MoMo là ứng dụng thanh toán di động đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam sử
dụng công nghệ một lần chạm, công nghệ thanh toán bảo mật an toàn trên điện thoại
thông minh. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng của Momo tại TP.HCM vẫn còn chưa
hài lòng với hình thức thanh toán hiện tại do hạn chế về việc phải có điện thoại di
động và với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về các sản phẩm tiên tiến có
tính thẩm mỹ cao để phục vụ tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng, chẳng hạn như lịch
trình thời gian và nhiều tính năng trong một thiết bị, đã thúc đẩy nhu cầu về đồng hồ
thông minh trên toàn cầu. Vì vậy, nhóm đề xuất “ Nâng cao tiện ích của Momo bằng
cách tích hợp chức năng chuyển tiền lên đồng hồ thông minh”.

Quy trình thanh toán khi đã nâng cao tiện ích của Momo khi tích hợp chức năng
chuyển tiền lên đồng hồ thông minh:
Bước 1: Chọn biểu tượng Ví Momo trên đồng hồ
Bước 2: Xác thực tài khoản bằng mã PIN
Bước 3: Chọn hình thức thanh toán
Bước 4: Chọn mã QR của người dùng /quét mã QR của người bán bằng camera của
đồng hồ để thanh toán
Bước 5: Nhập mã PIN và hoàn tất thanh toán’

- Hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh mà nhóm đề ra là một lựa chọn khác
cho người dùng thay cho việc thanh toán bằng điện thoại thông minh. Có thể nói hình
thức này sẽ rút ngắn thời gian quá trình thanh toán và giảm bớt số lượng đồ dùng mà
người sử dụng phải mang bên mình.
- Với hình thức thanh toán này thông tin của khách hàng vẫn sẽ được bảo mật như điện
thoại di động, khi đồng hồ tháo khỏi tay lập tức đăng xuất ra khỏi ứng dụng, lúc này
chỉ cần sử dụng điện thoại mở lại thì ứng dụng sẽ quay trở lại trạng thái bình thường.
- Nếu rớt hoặc quên đồng hồ, bị kẻ gian lấy mất, đừng lo vì khi vào ứng dụng Momo thì
phải nhập lại mã OTP do ứng dụng cung cấp về số điện thoại mà bạn đã đăng kí,
ngoài ra cần nhập đúng mật khẩu thì mới sử dụng được ứng dụng Momo trên đồng hồ
thông minh.

 Ưu điểm giải pháp:

- Tiện lợi khi ra ngoài mà không cần đem theo điện thoại
- Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng và an toàn
- Đa dạng hóa hình thức thanh toán cho người tiêu dùng
- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Thu hút lượng lớn khách hàng khi có thêm chức năng, tính hữu ích mới.

 Nhược điểm giải pháp

- Khả năng tương thích giữa các thiết bị còn kém


- Cần phải có đồng hồ thông minh có máy ảnh để sử dụng hết tính năng của Momo
- Có thể mất khá nhiều thời gian để áp dụng rộng rãi
Cần phải có Internet để thanh toán.

Hoạt động 3: Tích hợp NFC vào hệ thống thanh toán của MoMo bằng cách chạm thẻ
vào điện thoại để trả tiền mua hàng thông qua công nghệ Tap to phone

MoMo đã thể hiện tính tiện lợi và đa dạng trong việc nạp và rút tiền. Bạn có thể dễ
dàng liên kết tài khoản MoMo của mình trực tiếp với 25 ngân hàng lớn nhất tại Việt
Nam như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và nhiều ngân hàng khác nữa.
Khách hàng cũng có khả năng nạp tiền từ thẻ ATM nội địa thông qua cổng Napas của
hầu hết các ngân hàng và thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, JCB.

Khách hàng muốn nạp hoặc rút tiền mà không cần thực hiện qua ngân hàng, MoMo
cũng cung cấp hơn 4000 điểm giao dịch trên toàn quốc, bao gồm các chuỗi cửa hàng
tiện lợi như Circle K, Ministop, Viettel Post, F88, FPT Shop, và nhiều điểm giao dịch
khác. Điều này giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ của MoMo một cách toàn diện. Với
tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp con người trở
nên dễ dàng hơn trong việc thanh toán trực tuyến thay vì dùng tiền mặt, nhất là ở Việt
Nam.
Mô tả tiện ích tích hợp chạm thẻ vào điện thoại để trả tiền mua hàng thông qua
công nghệ Tap to phone - Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại
di động:
Việc sử dụng hình thức thanh toán Tap To Phone sẽ giúp cả người bán và người mua
tiết kiệm thời gian, tiện lợi hơn khi có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi, tính
chính xác cao và bảo mật nghiêm ngặt. Đặc biệt, với hình thức thanh toán Tap To
Phone, các đơn vị vận chuyển cũng có thể sử dụng để nhận thanh toán hóa đơn từ
khách hàng ngay sau khi giao hàng, shipper có thể sử dụng điện thoại để quẹt thẻ
thanh toán cho khách hàng, nhà hàng có thể thực hiện thanh toán tại bàn chỉ với cách
chạm vào điện thoại. Cho phép đơn vị MoMo sử dụng thiết bị di động như một máy
POS với nhiều lợi ích.

 Ưu điểm của giải pháp


- Người dùng hưởng nhiều ưu đãi khi thanh toán
- Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi,linh hoạt
- An toàn bảo mật thông tin
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
 Nhược điểm của giải pháp
- Người dùng dễ chuyển nhầm số tiền cần thanh toán
- Rủi ro giả mạo và rủi ro kỹ thuật
- Nguy cơ mất an toàn thông tin
- Nâng cao cảnh giác khi ấn vào các đường link độc hại, không rõ nguồn gốc
- Chú ý đến những điểm lạ ở máy thanh toán, không quét mã vạch ma trận lạ (Qr Code)

Hoạt động 4: Nâng hạn mức phí trả sau

Với nhu cầu ngày càng tăng người dùng ngày càng ưa chuộng các phương thức thanh
toán tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Ví Trả Sau đáp ứng nhu cầu này của người
dùng bằng cách cho phép thanh toán trước, thanh toán sau với nhiều ưu đãi. Cùng với
sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thanh toán trực tuyến và di động tại Việt Nam
đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều ví điện tử và công ty
công nghệ tài chính khác. Bên cạnh đó để thu hút và giữ chân khách hàng, MoMo cần
phải nâng cao tính hữu ích của Ví Trả Sau so với các đối thủ cạnh tranh. Cần phải
nâng cao tính hữu ích của Ví Trả Sau sẽ giúp MoMo tăng thị phần, doanh thu và lợi
nhuận.

Nâng cao tính hữa ích bằng các cách như cải thiện hạn mức thanh toán tăng hạn mức
thanh toán mặc định cho khách hang, cung cấp các chương trình nâng hạng VIP để
tăng hạn mức thanh toán, cho phép khách hàng liên kết Ví Trả Sau với tài sản thế chấp
để tăng hạn mức thanh toán.

Đa dạng hóa phương thức thanh toán cho phép thanh toán trực tuyến trên các trang
web thương mại điện tử, đặt vé máy bay, khách sạn,... hợp tác với các công ty vận tải
để thanh toán vé xe buýt, taxi,... hoặc phát triển các tính năng bổ sung như cung cấp
tính năng quản lý tài chính cá nhân, giúp khách hàng theo dõi chi tiêu, lập kế hoạch
tiết kiệm,...

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hang cung cấp đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách
hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Phát triển các
kênh hỗ trợ khách hàng đa dạng như tổng đài điện thoại, email, chat trực tuyến,...Cung
cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ hiểu.
Tăng cường an ninh mạng áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ
thông tin cá nhân và giao dịch của khách hàng. Nâng cao nhận thức của khách hàng về
an ninh mạng thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo. Cung cấp các tính năng
bảo mật bổ sung như xác thực hai yếu tố, mã OTP,...

 Ưu điểm:

Đối với người dùng:


- Tiện lợi hơn: Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng tại nhiều cửa hàng và dịch vụ hơn, tiết
kiệm thời gian và công sức.
- Linh hoạt hơn: Đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng, có thể thanh toán cho nhiều loại
hàng hóa và dịch vụ hơn.
- Tiết kiệm hơn: Tiếp cận nhiều chương trình ưu đãi, hoàn tiền, voucher giảm giá, tích
điểm đổi quà hấp dẫn, giúp tiết kiệm chi tiêu.
- Quản lý tài chính tốt hơn: Theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn với các báo cáo chi tiết, hỗ
trợ lập kế hoạch tài chính hiệu quả.
- An toàn hơn: Sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, bảo vệ thông tin cá nhân và
giao dịch an toàn.
- Nâng cao trải nghiệm: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ đa kênh, thanh toán
nhanh chóng, tiện lợi.
- Đối với MoMo:
- Thu hút thêm khách hàng: Mở rộng đối tượng sử dụng, tăng số lượng khách hàng sử
dụng Ví Trả Sau.
- Tăng doanh thu: Tăng số lượng giao dịch, doanh thu từ phí thanh toán, hoa hồng từ
các chương trình ưu đãi.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: Nâng cao tính cạnh tranh so với các ví điện tử khác trên thị
trường.
- Thúc đẩy sự phát triển của thanh toán di động: Góp phần thúc đẩy việc sử dụng thanh
toán di động tại Việt Nam.

 Nhược điểm:

Đối với người dùng:


- Nguy cơ chi tiêu quá mức: Dễ bị cám dỗ chi tiêu nhiều hơn do tính tiện lợi và ưu đãi,
dẫn đến tình trạng nợ nần.
- Mất kiểm soát tài chính: Nếu không quản lý chi tiêu hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng
mất kiểm soát tài chính.
- Phụ thuộc vào MoMo: Việc thanh toán phụ thuộc vào MoMo, có thể gặp bất tiện nếu
hệ thống gặp sự cố.
Đối với MoMo:

- Rủi ro thanh toán: Nguy cơ gian lận, trục lợi trong thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín
và thương hiệu của MoMo.
- Chi phí gia tăng: Chi phí cho việc phát triển hệ thống, triển khai các chương trình ưu
đãi, bảo mật,...
- Rủi ro pháp lý: Nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán điện
tử.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
(1) Theo tomorrowmarketers (2021): toàn cảnh ngành ví điện tử (E-wallet) tại Việ Nam
2021 https://blog.tomorrowmarketers.org/toan-canh-nganh-vi-dien-tu-e-wallet-viet-
nam-2021/ ,truy cập ngày 05/03/2024
(2) Theo LIEN VIET TECHNOLOGY:Xã hội “Không tiền mặt”-Xu hướng thanh toán
mới trong thanh toán điện tử : https://content.atomi.com.vn/xa-hoi-khong-tien-mat-xu-
huong-moi-trong-thanh-toan-dien-tu/, truy cập ngày 6/3/2024
(3) Theo tạp chí Thông tin và Truyền thông: Công nghệ và xu hướng phát triển của ví
điện tử tại Việt Namhttps://ictvietnam.vn/cong-nghe-va-xu-huong-phat-trien-cua-vi-
dien-tu-tai-viet-nam-va-tren-the-gioi-21679.html , truy cập ngày 05/03/2024
(4) Theo Konvoi.vn: Thị trường ví điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020: Thị trường ví
điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020 - Trang chủ (konvoi.vn) , truy cập ngày
6/3/2024
(5) Theo trang thông tin điện tử tổng hợp, bùng nổ thị trường ví điện tử, MoMo và
ZaloPay dẫn đầu danh sách thua lỗ, https://cafebiz.vn/bung-no-thi-truong-vi-dien-tu-
momo-va-zalopay-dan-dau-danh-sach-thua-lo-176231002133934317.chn, truy cập
ngày 30/03/2024
(6) Theo Trần Quang Minh, Mô Hình Kinh Doanh Của Momo: Siêu ứng dụng thanh toán
(7) https://mocongtysingapore.com/mo-hinh-kinh-doanh-cua-momo/, truy cập ngày
1/4/2024
(8) https://chuyendoiso.ninhthuan.gov.vn/portal/pages/print.aspx?p=27579, truy cập ngày
1/4/2024
(9) Nguyễn Kim Hạnh và Võ Văn Đậu (2021) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử MOMO: Trường hợp khách hàng tại Thành phố
Cần Thơ: https://tckhtm.tmu.edu.vn/upload/news/files/155-b2.pdf , truy cập ngày
28/3/2024.
.
PHẦN 2: CÁC BIỂU MẪU MINH CHỨNG
Tổ chức nhóm (8 - 10 thành viên)
.

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02


1) Tên đầy đủ: Nguyễn2) Tên đầy đủ: Phạm 3) Tên đầy đủ: Phạm Ái 4) Tên đầy đủ: Tẩy Thị
Hải An Vân Anh Vy Minh Tâm
SĐT: 0989221070 SĐT: 0367312312 SĐT: 0385873116
SĐT: 0938976331 Email: Email:
Email: Email:
phamvananh13102003 vypham.151003@gmail taytam2k3@gmail.com
haiannguyen23102003@ @gmail.com .com
gmail.com

5) Tên đầy đủ: Đặng 6) Tên đầy đủ:Huỳnh 7) Tên đầy đủ:Trịnh 8) Tên đầy đủ:
Thị Thu Thủy Đăng Khoa Thị Minh Huyền
SĐT: 0353107645
SĐT: 0909363815 SĐT: :0971173145
Email:
Email: Email:
dangthithuthuy204200
hkhoa28@gmail.com minhhuyen571@gmi.
3@gmail.com
com
[1G-1] Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Quy trình thực hiện: Nhóm trưởng dẫn dắt hoạt động này
1. Hãy suy nghĩ về chủ đề lớp.
2. Viết tên các thành viên trong đội
3. Mỗi đội chọn 1 vấn đề để đề xuất cho nhóm. Các đội không chọn trùng vấn đề với nhau.

Chủ đề lớp: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đội 1:
Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện
Thành viên:Phạm Vân Anh
tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành viên:Phạm Ái Vy

Đội 2:
Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy trình xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên Legend
Thành viên: Nguyễn Hải An

Đội 3:

Thành viên:Huỳnh Đăng Khoa Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên TP.HCM

Thành viên: Trịnh Thị Minh Huyền

Đội 4:

Thành viên:Tẩy Thị Minh Tâm Tìm giải pháp nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại TP HCM

Thành viên:Đặng Thị Thu Thủy


[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 21DKQA3 Tên thành viên: ĐỘI 1 – PHẠM VÂN ANH Số thứ tự nhóm: 02

PHẠM ÁI VY

Chủ đề lớp: Vấn đề đội đã chọn:


Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh
toán điện tử khi mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử của sinh viên tại
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn thông tin:


(10) Theo tomorrowmarketers (2021): toàn cảnh ngành ví điện tử (E-wallet) tại
Việ Nam 2021 https://blog.tomorrowmarketers.org/toan-canh-nganh-vi-dien-tu-e-
wallet-viet-nam-2021/ ,truy cập ngày 05/03/2024
(11) Theo LIEN VIET TECHNOLOGY:Xã hội “Không tiền mặt”-Xu hướng
thanh toán mới trong thanh toán điện tử : https://content.atomi.com.vn/xa-hoi-khong-
tien-mat-xu-huong-moi-trong-thanh-toan-dien-tu/, truy cập ngày 6/3/2024
(12) Theo tạp chí Thông tin và Truyền thông: Công nghệ và xu hướng phát triển
của ví điện tử tại Việt Namhttps://ictvietnam.vn/cong-nghe-va-xu-huong-phat-trien-
cua-vi-dien-tu-tai-viet-nam-va-tren-the-gioi-21679.html , truy cập ngày 05/03/2024
(13) Theo Konvoi.vn: Thị trường ví điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020: Thị
trường ví điện tử trong ngành bán lẻ năm 2020 - Trang chủ (konvoi.vn) , truy cập
ngày 6/3/2024

Minh họa:
Hình 1: Tỷ lệ người dùng ví điện tử mà người dùng biết đến ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh
và Hà Nội (Nguồn 1)

Hình 2: Hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn đều có ví điện tử riêng (Nguồn2)

Hình 3: Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022 (Nguồn 3)


Hình 4:Thị trường ví điện tử đang dần chiếm vị thế ở Việt Nam (Nguồn 4)

Mô tả:

Hình 1: Tỷ lệ người dùng ví điện tử mà người dùng biết đến theo nơi sinh sống

Theo khảo sát Tại Việt Nam, ít nhất 50% số gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ

thanh toán điện tử vào năm 2020. Tại TP.HCM sinh viên có tỷ lệ sử dụng ví điện tử

cao khi mua sắm trực tuyến, chiếm hơn 80%. Các ví điện tử phổ biến nhất là MoMo,

ZaloPay, ShopeePay và ViettelPay.Vì vậy việc sử dụng thanh toán điện tử đang ngày

càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Tuy nhiên tỷ lệ người sử dụng ví điện tử phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại

các thành phố lớn như thành phố hồ Chí Minh, còn đối với các vùng nông thôn, vùng

sâu, vùng xa việc sử dụng ví điện tử gặp khó khăn hơn. Vì thế mà một bộ phận người

dùng Việt vẫn chưa bắt kịp những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu nên

việc thanh toán bằng ví điện tử vẫn chưa được phổ biến đặc biệt ở những nơi này.

Năm 2021, Việt Nam cũng đang năm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh

toán qua di động ở châu Á với 29,1%. Tính đến cuối quý I năm 2020, Việt Nam có

13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt và sử dụng, tổng số dư vị khoảng 1,36

nghìn tỷ đồng, và có tới 225 triệu giao dịch được thực hiện (Ngân hàng Nhà nước,
2020) . Điều này thể hiện sự thay đổi trong thói quen thanh toán của người dân, từ

thanh toán truyền thống bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử tiện lợi, nhanh chóng

và an toàn hơn.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, mức độ gia nhập thị trường ví điện tử còn khá thấp.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện Việt Nam có 89 triệu tài khoản

thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân

hàng, nhưng chỉ mới có 13 triệu tài khoản ví điện tử. Thêm vào đó, tỷ lệ những người

chưa biết đến ví điện tử còn khá nhiều (59%) nhưng sau khi đã sử dụng thì tỷ lệ tiếp

tục sử dụng cao– tỷ lệ chuyên đổi 77% (theo Statista, 2020). Đây cũng chính là lí do

khiến nhiều công ty đang bắt đầu tham gia vào thị trường ví điện tử

=> Như vậy tỷ lệ người dùng ví thanh toán điện đang tăng trưởng mạnh mẽ tại

Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên,

vẫn còn một số rào cản cần được giải quyết như đưa ra những giải pháp đồng bộ

từ phía các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử và người dân.Các sàn thương mại

điện tử nên tích hợp nhiều ví thanh toán điện tử khác nhau để đáp ứng nhu cầu

của người mua hàng.

Hình 2: Hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn đều có ví điện tử riêng

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ

liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2019 đạt hơn 10 tỉ USD thì

năm 2020 con số này là 11,8 tỉ USD, tăng trưởng 18% so với năm trước.Điều này sẽ

tác động vào thị trường ví điện tử, các sàn thương mại điện tử ngày càng hợp tác liên

kết với các ví điện tử để có thể phục vụ cá nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, giao dịch bằng tiền mặt tạm thời bị gián đoạn tạo cơ
hội cho mua sắm online và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Hình thức mua sắm –

thanh toán này đang góp phần giúp nhà bán hàng kết nối thường xuyên với khách

hàng, đảm bảo an toàn khi giao dịch và duy trì doanh số đều đặn để vượt qua mùa

dịch khó khăn.

Báo cáo của Decision Lab quý 3/2021, thanh toán điện tử đã gia tăng mức độ biến

với 70% khách hàng trực tuyến đã sử dụng Internet Banking thay cho COD( Cash on

Delivery). Tỉ lệ người mua hàng trực tuyến ưu tiên sử dụng ví điện tử cũng tăng từ

18% (2019) lên 23% (2020), đặc biệt lên tới 59% (2021). Theo Statista, dự kiến, tổng

giá trị giao dịch trong mảng thanh toán điện tử đạt $14.375M vào năm 2021. Như các

số liệu thống kê ta có thể thấy rằng ví điện tử ngày càng được ưa chuộng ở sàn

thương mại điện tử lớn, sự phổ biến của nó qua từng năm ngày càng tăng vọt.

Việc các trang thương mại điện tử liên kết với ví điện tử riêng không phải là chuyện

hiếm ở Việt Nam.

Shopee áp dụng nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn cho người dùng khi thực hiện

thanh toán qua ví AirPay, một dịch vụ nằm trong nền tảng số của SEA. AirPay nhận

giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ năm 2015. Sendo có

ví SenPay. Một dịch vụ thương mại điện tử đã dừng hoạt động là Adayroi trước đó

cũng có một ví điện tử riêng trong hệ sinh thái là VinID. Nếu nói đến các sàn TMĐT

lớn, Tiki có lẽ là cái tên duy nhất chưa có ví điện tử riêng, song hiện tại họ hợp tác

với Momo.

Hiện các ví điện tử đang hoạt động đều cung cấp đầy đủ các tiện ích cơ bản như

thanh toán điện thoại, điện, nước, Internet, thanh toán, thanh toán các khoản vay, phí

bảo hiểm, phí dịch vụ chung cư, dịch vụ công, học phí, mua vé (tàu xe, máy bay)…

Ngoài việc xây dựng cho mình các trò chơi, chương trình ưu đãi riêng, các ví còn

liên kết với các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Zalopay…
để gia tăng trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng. Ví điện tử nào có nhiều tiện ích,

phù hợp với tập khách hàng của mình sẽ có được lợi thế trong cuộc đua thu hút

khách hàng.

Cụ thể, MoMo đang kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng trong nước và quốc tế lớn

nhất tại Việt Nam để thuận tiện trong việc thanh toán ở sàn thương mại điện tử, cùng

với hệ thống điểm nạp/rút phủ khắp toàn quốc, nổi bật là Circle K, Ministop, FPT

Shop... giúp việc nạp và rút tiền trở nên đơn giản, nhanh chóng.

Các trang thương mại điện tử đều muốn có nền tảng thanh toán điện tử cho riêng

mình không chỉ vì muốn hoàn thiện trải nghiệm mua sắm cho người dùng mà còn về

một số lợi ích như tối ưu chi phí bán hàng nếu khách hàng thanh toán trước đó thay

vì tthanh toán bằng tiền mặt. Việc thanh toán điện tử cũng giúp các trang thương mại

điện tử giảm chi phí luân chuyển dòng tiền thông qua các đơn vị người bán, người

mua, và đơn vị bên thứ ba.

=>Như vậy cho thấy rằng sau đại dịch Covid-19 các sàn thương mại điện tử đang

và sẽ sở hữu nền tảng ví điện tử là xu hướng để có thể giúp cho người tiêu dùng

thuận tiện trong việc thanh toán tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra còn có thể

giúp cho các trang thương mại điện tử giảm được các chi phí bán hàng nếu khách

hàng hủy đơn đặt hàng,giao hàng không thành công nếu người dùng thánh toán

trước đó.

Hình 3: Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022

MoMo cũng là đơn vị thanh toán điện tử dẫn đầu về mức độ phổ biến trên mạng xã

hội trong tất cả những bản tin ngành Fintech được Reputa công bố hàng tháng vào

năm ngoái. Điều này cho thấy MoMo thật sự nghiêm túc trong việc truyền thông trên

mạng xã hội.
Năm 2021, các công ty fintech tại các thị trường mới nổi đã thu hút được nhiều

khoản đầu tư lớn để mở rộng danh mục sản phẩm và thâm nhập vào các thị trường

mới. Dự báo, nhu cầu thanh toán số ngày càng cao trên các cửa hàng trực tuyến và cả

tại các cửa hàng truyền thống trong nước, các nhà cung cấp ví điện tử đang tung ra

nhiều dịch vụ để chiếm thêm thị phần.

Trao đổi với hãng tin Bloomberg, nhiều người dân nông thôn ở Việt Nam phải đi xa

tới 40 km để thanh toán hóa đơn, khiến dịch vụ thanh toán của MoMo ngày càng trở

nên hấp dẫn trong các cộng đồng nông dân. Trên thực tế, có khoảng 40% người dùng

sống bên ngoài các thành phố lớn của Việt Nam, chẳng hạn như TP. Hồ Chí Minh và

Hà Nội. Việc 40% người dùng MoMo sống bên ngoài các thành phố lớn là một dấu

hiệu tích cực cho thấy sự thành công của ứng dụng trong việc tiếp cận thị trường

nông thôn. Đây là một thị trường tiềm năng với nhu cầu thanh toán di động cao.

Tuy nhiên, MoMo cũng cần phải đối mặt với một số thách thức để duy trì tốc độ

tăng trưởng và giữ vững vị thế dẫn đầu trong thị trường ví điện tử Việt Nam.Theo

hãng nghiên cứu thị trường Analytics Insight, xu hướng công nghệ trên ví điện tử sẽ

có sự thay đổi mạnh mẽ, tích hợp các công nghệ mới nổi như:

 Xác thực sinh trắc học: Xác thực sinh trắc học liên quan đến việc quét vân tay, nhận

dạng khuôn mặt,... . Điều này có thể làm tăng tính an toàn cho ví điện tử.

 Tăng cường ứng dụng mã QR: Các khoản thanh toán được thực hiện bằng mã QR sẽ

tăng lên, giúp giao dịch dễ dàng hơn và không có lỗi.

 Thanh toán kích hoạt bằng giọng nói: Số lượng thanh toán kích hoạt bằng giọng nói

sẽ tăng lên khi tích hợp với AI của điện thoại để có các cơ sở xác thực tốt hơn.

=> Có thể thấy ví điện tử MoMo đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên các

sàn thương mại điện tử. Việc tích hợp MoMo giúp mang lại nhiều lợi ích cho cả
người bán và người mua. Tuy nhiên, MoMo cũng cần tiếp tục cải thiện tính năng

và nâng cao độ bảo mật để cạnh tranh với các ví điện tử khác và đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của người dùng.MoMo cần triển khai thêm các chương trình

marketing và khuyến mãi cũng như để thu hút người dùng sử dụng ví điện tử

thanh toán khi mua hàng

Hình 4:Thị trường ví điện tử đang dần chiếm vị thế ở Việt Nam

Hiện nay, có trên 20 ứng dụng ví điện tử đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy

nhiên, sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 ông lớn là Ví Momo, Viettelpay,

Zalopay và Airpay, chiếm hơn 90% lượng thảo luận.

Dịch COVID-19 được xem là cú hích làm thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người;

trong đó, dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến là một trong những xu hướng nổi trội.

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, thương mại điện tử chiếm

74% lượng người mua sắm trên các kênh trực tuyến năm 2020, tăng 22% so với năm

2019.Sự phủ sóng của ví điện tử ngày càng nhiều là điều không thể phủ nhận

 Tiện lợi trong các hoạt động thanh toán: Sử dụng ví điện tử để thanh toán được trên

nhiều kênh khác nhau, tiện lợi trong quá trình mua sắm trực tuyến, không phải di

chuyển là điểm mạnh ghi điểm lớn nhất với người dùng ví điện tử.

 Nhiều khuyến mãi hấp dẫn: các hoạt động hiện tại thu hút người dùng mới quan tâm

thảo luận và bày tỏ muốn sử dụng. ShopeePay là minh chứng rõ nhất khi luôn tung ra

các voucher, deal giảm giá.

 “Chiết khấu cao” và “phụ phí thấp”: người dùng ví điện tử tỏ ra hài lòng khi sử dụng

trong các hoạt động thanh toán, chuyển khoản với mức phụ phí thấp hoặc miễn phí

và mức chiết khấu cao cho các hoạt động nạp tiền điện thoại, mua thẻ cào.

=>Như vậy ta có thể thấy, hình thức thanh toán qua ví điện tử ngày càng trở

nên phổ biến và được đông đảo người dùng lựa chọn vì sự nhanh chóng, độ tiện

lợi và cách thức dễ thực hiện. Bên cạnh đó ví điện tử còn đem đến những trải

nghiệm tối ưu hơn cho người sử dụng. Nền tảng ví điện tử luôn đa dạng các tính
năng giao dịch để có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu. Mặc dù các ví điện tử

sẽ có những phản hồi không tốt như giao dịch bị treo do lỗi hệ thống hay rủi ro

đánh cắp thông tin( kẻ xấu yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP gửi qua số

điện thoại) nhưng những nền tảng này luôn cố gắng khắc phục những trường

hợp không tốt ảnh hưởng đến khách hàng.

Kết luận:
Ví điện tử là phương thức thanh toán phổ biến và tiện lợi được sinh viên tại Thành
phố Hồ Chí Minh sử dụng khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Việc sử
dụng ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến
các rủi ro tiềm ẩn như bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản. Cần nâng cao nhận
thức và đồng thời phát triển hệ thống ví thanh toán điện tử để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của người sử dụng. Nhìn chung, nếu các nhà cung cấp ứng dụng hạn chế
được tối đa những rủi ro của ví điện tử sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng công cụ
thanh toán di động của người tiêu dùng từ những khoản phí nhỏ lẻ mà dịch vụ ngân
hàng không đáp ứng được một cách linh hoạt. Bên cạnh đó người sử dụng ví điện tử
cũng nên biết cách sử dụng công cụ thanh toán này sao cho an toàn. Cùng với sự phát
triển của thương mại điện tử chắc chắn rằng ví điện tử sẽ trở thành nền tảng ngày
càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi của nó. Có thể thấy rằng nhóm sử dụng ví điện tử
Gen Z. Qua các thông tin được tìm hiểu trên thì đội 1 quyết định đề xuất đề tài này
làm đề tài nhóm “Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng
trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.”

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời :


Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện
tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời
Lớp: 21DKQB1 Tên thành viên: ĐỘI 2 - NGUYỄN HẢI AN Số thứ tự nhóm:
02

Chủ đề lớp: Vấn đề đội đã chọn:


Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy
trình xuất khẩu cà phê của Trung
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Nguyên Legend

Nguồn thông tin:

(1) Theo Trung Nguyen Legend(2023): Đề xướng “7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn
cầu” đặt ra tầm nhìn nâng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam lên mức 20 tỷ USD
trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. _https://trungnguyenlegend.com/ca-phe-viet-
nam-dang-o-dau-tren-tam-nhin-20-ty-usd/_truy cập ngày 9/3/2024
(2) Theo bradema(2020): mô hình áp lực cạnh tranh của Trung Nguyên_
https://brademar.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-trung-nguyen/ _ Truy cập
ngày 9/3/2024
(3) Theo baochinhphu(2023):Thành công trong việc xuất khẩu cà phê, năm 2022 là năm
xuất khẩu và có kinh ngạch cà phê cao nhất trong 10 năm trở lại đây._
https://baochinhphu.vn/xuat-khau-ca-phe-diem-sang-trong-nhieu-thach-thuc-
102230216105807171.htm _Truy cập ngày 9/3/2024
(4) Theo 5economy(2019): những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cà phê _
https://5economy.org/nhung-thuan-loi-va-kho-khan-trong-hoat-dong-xuat-khau-ca-
phe/_ Truy cập ngày 9/3/2024
Minh họa:

Hình 1: Trung Nguyên Legend Đề xướng “7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu”
(Nguồn 1)
Hình 2 :Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Trung Nguyên (Nguồn 2)

Hình 3: Xuất khẩu và kinh ngạch cà phê Việt Nam trong 10 năm từ 2013 -2022(Nguồn 3)
Hình 4: Cà phê Việt Nam tìm đường gia tăng xuất khẩu sang EU (Nguồn 4)

Mô tả:

Hình 1: Trung Nguyên Legend đặt ra tầm nhìn nâng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam

lên mức 20 tỷ USD dựa vào “ 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu”

Tầm nhìn của tập đoàn cà phê hàng đầu Trung Nguyên Legend: Ngành cà phê Việt

Nam có thể đạt 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nếu có những chiến

lược, chính sách đúng đắn.

Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã đề

xướng "7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu" làm tiền đề quan trọng để Việt Nam

đi tới hình mẫu phát triển thịnh vượng bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu lên tới 20

tỷ USD.

- 7 Sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu

1. Tư duy lại khái niệm cà phê

2. Tầm nhìn về một cộng đồng cà phê toàn cầu

3. Đa dạng hóa về các phong cách, thói quen, chuẩn mực và văn hóa thưởng thức cà

phê

4. Tuần hoàn hóa một cách tổng thế và tích hợp chuỗi sản xuất cà phê

5. Công bằng hóa quá trình trao đổi, phân phối giá trị có được từ ngành cà phê
6. Góp phần chủ động hình thành chế độ bản vị nông sản cho hệ thống tiền tệ toàn cầu

7. Cùng tạo dựng những địa bàn, hình mẫu cho ngành cà phê.

 Có thể thấy, từ những ngày đầu thành lập, Trung Nguyên Legend không ngừng

sáng tạo và đổi mới, tạo nên những sản phẩm cà phê năng lượng khác biệt, đặc

biệt và duy nhất. Đồng thời trở thành "đại sứ ngoại giao" kết nối văn hóa Việt

Nam với quốc tế.

Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Trung Nguyên

1. Mức độ cạnh tranh cao:

Ngành cà phê Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao với nhiều doanh nghiệp lớn tham

gia, như Nestle, Vinacafe, Starbucks,... Trung Nguyên đang phải đối mặt với nhiều

áp lực cạnh tranh từ các đối thủ này.

2. Nhu cầu khách hàng ngày càng cao:

Khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng, hương vị, và tính tiện lợi của cà

phê. Trung Nguyên cần phải liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của khách hàng.

3. Quyền thương lượng của nhà cung cấp cao:

Nguồn cung cà phê Robusta trong nước đang dần khan hiếm, khiến nhà cung cấp có

quyền thương lượng cao hơn. Trung Nguyên cần phải đa dạng hóa nguồn cung

nguyên liệu để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp trong nước.

4. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế cao:

Nhu cầu tiêu dùng cà phê hòa tan đang dần giảm, thay thế bởi các sản phẩm như trà

sữa, nước ép trái cây,... Trung Nguyên cần phải phát triển các sản phẩm mới để đáp

ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

5. Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cao:

Ngành cà phê Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp mới

tham gia. Trung Nguyên cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần
của mình.

 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh cho thấy Trung Nguyên đang phải đối mặt với nhiều

thách thức trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để duy trì vị thế cạnh tranh,

Trung Nguyên cần phải tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng

hóa sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu, và xây dựng thương hiệu mạnh.

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu cao nhất hơn một thập kỷ

Năm 2022 là một năm rất thành công với hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam, theo

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu 1.78 triệu tấn cà

phê với tổng kinh ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong một thập kỉ

trở lại đây. Những thành công này đều đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu ồ ạt dẫn đến nguồn cung trong nước giảm xuống rất thấp

kể từ cuối năm 2022, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng xuất khẩu cà phê cuối năm

2023

Năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu tăng gần 14% so với năm 2021 trong khi sản

lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn đến 1,89 triệu tấn. Ngoài ra, những khó khăn

trong việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2023 không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn

cung mà đó còn là vấn đề chất lượng cũng như nguồn gốc của hạt cà phê.

Trong khi vào cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập

khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng thì tại Việt Nam, tình trạng ken, đốt

gốc thông, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê không còn quá xa lạ và đã từng là vấn

nạn quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển ngành cà phê. Sắc lệnh mới của châu

Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một

nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi

không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn

đến vấn đề năng suất.


Hơn nữa việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong

đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh

phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động

xuất khẩu. "Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có

những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn.

Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt

Nam, không chỉ về sản lượng, xuất khẩu, mà còn về chất lượng và quy mô của

ngành"

 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức lớn cần phải đối

mặt để có thể duy trì đà tăng trước đó, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực

hơn cả từ các yếu tố vĩ mô đến nguồn lực trong nước. Do đó, khối lượng và kim

ngạch xuất khẩu có thể suy yếu so với năm kỷ lục vừa qua nhưng vẫn sẽ cao hơn

2 năm 2020 và 2021 và nhiều khả năng sẽ nằm trên mức kim ngạch trung bình 3

tỷ USD.

Hình 4: Cà phê Việt Nam tìm đường gia tăng xuất khẩu sang EU

Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây

Nguyên (hơn 90% diện tích). Đã là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể đảm

bảo nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu. Cũng như nhiều loại cây trồng khác

thì việc sản xuất cà phê cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết

không thuận lợi thì không thể đảm bảo đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức

sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải

đối mặt với một thực trạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu. Điều này

cho thấy Giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu là một vấn đề lớn ảnh hưởng

đến ngành cà phê Việt Nam. Cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này, giúp
ngành cà phê phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Trước hết là về chính sách thuế. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu

tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị

trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập

khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong

khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh

đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công

nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh

nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất

khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.

Chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện

nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất,

chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ… nhưng tất cả các

yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về

vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh

lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất

định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Vì

vậy các cơ quan chức năng có thể nâng cao chất lượng chính sách, đảm bảo hiệu quả

thực thi và phục vụ tốt nhất cho lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

 Như vây khó khăn trong thuế khi xuất khẩu cà phê là một vấn đề cần được quan

tâm giải quyết. Cần có những giải pháp đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho

doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê

của Việt Nam.

Kết luận:
Trong thời điểm hiện tại, cà phê Trung Nguyên không chỉ thành công tại thị trường

Việt Nam mà còn đạt được những mục tiêu mới trong quá trình quốc tế hóa. Với

hương vị đặc biệt và sáng tạo, cà phê Trung Nguyên liên tiếp ghi những dấu ấn

mạnh mẽ vào bảng xếp hạng quốc tế, vào Top 5 thương hiệu cà phê được yêu thích

và mua sắm nhiều nhất trên kênh online tại Hàn Quốc, Top 13 thương hiệu cà phê

hòa tan được yêu thích nhất tại Trung Quốc, Top 20 các sản phẩm cà phê hòa tan bán

chạy nhất trên Amazon…Cùng với những thành công đáng kể nói trên thì vẫn còn

gặp khá nhiều khó khăn trong quy trình xuất khẩu của cà phê nói chung và cà phê

Trung Nguyên nói riêng như thiếu nguồn cung, chất lượng sản phẩm, theo quy định

của EU,...

Qua các thông tin được tìm hiểu trên thì đội 2 quyết định đề xuất đề tài này làm đề

tài nhóm:

“Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy trình xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên

Legend”

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời (vấn đề nhóm quan tâm giải quyết):

Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy trình xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên Legend

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời
Lớp: 21DKQA2,19DKQA1 Tên thành viên:ĐỘI 3- TRỊNH THỊ MINH HUYỀN Số thứ tự nhóm:02

HUỲNH ĐĂNG KHOA

Chủ đề lớp: Vấn đề đội đã chọn:


Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử
dụng ví điện tử momo của sinh viên
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TP.HCM

Nguồn thông tin:

(1) Theo tạp chí Công Thương (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví

điện tử của sinh viên – Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử MoMo

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-vi-

dien-tu-cua-sinh-vien-nghien-cuu-thuc-nghiem-voi-vi-dien-tu-momo-97603.htm, truy

cập ngày 1/3/2024 (ảnh hưởng xã hội)

(2) Theo MISA CukCuk (2023), Vì sao nhiều người dùng ví điện tử?

https://www.cukcuk.vn/20971/vi-dien-tu-la-gi, truy cập ngày 3/3/2024

(3) Theo báo Tuổi Trẻ (2021), Bạn đọc tiếp sức cho học sinh, tân sinh viên nghèo ngay

trên ví MoMo(2021), https://tuoitre.vn/ban-doc-tiep-suc-cho-hoc-sinh-tan-sinh-vien-

ngheo-ngay-tren-vi-momo-20210922152424182.htm, truy cập ngày 1/3/2024(Ví điện

tử momo làm gì để chiếm lấy lòng tin của sinh viên?)

(4) Theo ví MoMo(2023), MoMo nắm giữ 68% thị phần và là Fintech được yêu thích

nhất của cả 3 thế hệ x,y,z, https://momo.vn/tin-tuc/thong-cao-bao-chi/momo-nam-

giu-68-thi-phan-va-la-fintech-duoc-yeu-4355, truy cập ngày 1/3/2024 (Thị trường

của ví momo trong thời đại mới)


Minh họa:

Hình 1: Kết quả kiểm định giả thuyết 1.

(Nguồn 1)

Hình 2: Các yếu tố người dùng tham khảo về ví điện tử.

(Nguồn 2)
Hình 3: Chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh và tân sinh viên mồ côi, đặc
biệt khó khăn trên giao diện của Ví MoMo.

(Nguồn 3)

Hình 4:MoMo là Fintech được cả 3 thế hệ X,Y và Z yêu thích cũng như được sử dụng
nhiều nhất. (Nguồn 4)

Mô tả:

Hình 1: Kết quả kiểm định giả thuyết.

Kết quả kiểm định giả thuyết được tổng hợp trong hình (Hình 2), theo đó có 4 giả

thuyết đạt yêu cầu và 1 giả thuyết bị loại bỏ.


Theo kết quả nghiên cứu, “Ảnh hưởng xã hội” là yếu tố quan trọng nhất trong việc

hình thành ý định sử dụng VĐT MoMo của sinh viên. Kết quả này phù hợp với

nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021). Tuy nhiên mức độ tác động của

yếu tố này (hệ số Beta) tới ý định sử dụng VĐT MoMo là khá nhỏ khi đứng cùng các

yếu tố chính như “Hữu ích mong đợi” và “Niềm tin vào ví điện tử MoMo”. Sinh viên

tại trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh đánh giá cao về yếu tố “Niềm tin vào

ví điện tử MoMo” (Tin cậy cảm nhận) hơn là yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”, điều này

ngược lại so với sinh viên tại Hà Nội.

Nguyên nhân đưa ra là đối tượng khảo sát của nhóm sinh viên trường Đại học Công

nghiệp Hồ Chí Minh là nam chiếm 35,6% còn với nghiên cứu này sinh viên nữ

chiếm 84% trong tổng thể đối tượng nghiên cứu, theo đó, sinh viên nữ thường bị ảnh

hưởng bởi thói quen tiêu dùng của những người xung quanh nhiều hơn sinh viên

nam.

Bên cạnh đó, có thêm yếu tố “Hỗ trợ Chính phủ” cũng ảnh hưởng tới ý định sử dụng

VĐT MoMo, kết quả nghiên cứu cho thấy “Hỗ trợ Chính phủ” có mức độ tác động

đứng thứ ba trong bốn yếu tố tác động. Vì vậy, “Hỗ trợ Chính phủ” cũng được coi là

yếu tố mới khi so sánh với nghiên cứu của sinh viên đại học Công nghiệp Hồ Chí

Minh nói riêng và các nghiên cứu về VĐT nói chung.

 Như vậy “Ảnh hưởng xã hội” là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành ý

định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu

của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021). Tuy nhiên mức độ tác động của yếu tố

này (hệ số Beta) tới ý định sử dụng ví điện tử MoMo là khá nhỏ khi đứng cùng

các yếu tố chính như “Hữu ích mong đợi” và “Niềm tin vào ví điện tử MoMo”.
Hình 2: Các yếu tố người dùng tham khảo về ví điện tử

Xu hướng thanh toán không tiền mặt

Yếu tố đầu tiên tạo ra động lực tăng trưởng cho MoMo chính là sự tiện lợi của hình

thức thanh toán không tiền mặt. Đặc biệt là khi tính năng này tích hợp trên chiếc điện

thoại thông minh, ví điện tử trở thành giải pháp được đón hưởng ứng rộng rãi.

Theo đại diện ứng dụng, tại các thành phố lớn, sử dụng ví điện tử thay cho tiền mặt

đang dần quen thuộc với nhiều người trong rất nhiều giao dịch thường nhật như đi

chợ, tại các cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, trà sữa cho đến thanh toán hóa đơn điện,

nước, truyền hình, điện thoại.

Đại diện này lý giải, lý do có được kết quả này nhờ vào độ phủ của MoMo tại hàng

trăm nghìn cửa hàng, siêu thị, điểm giao dịch thanh toán trên cả nước. Khách hàng

đều có thể thanh toán các chi phí nhanh chóng và tiện lợi.

Trong khi đó, tại các khu vực nông thôn, đại diện ứng dụng cũng kỳ vọng hình thức

thanh toán hiện đại sẽ sớm phổ biến. "Chúng tôi tin tưởng sự thông dụng của điện

thoại thông minh với người dùng tại các vùng ven, tỉnh lẻ sẽ trở thành nền tảng cho

phát triển ví điện tử. Đơn cử hiện tại, người dân nông thôn đã bắt đầu nhận thức tính

hữu ích của smartphone để tham gia các mạng xã hội, video call", đại diện này nói.

Liên tục cải thiện trải nghiệm người dùng

Hiện nay MoMo gia tăng nhiều tính năng mới nhằm mang đến cho khách hàng

những trải nghiệm thuận tiện trong nhiều mặt như thanh toán điện nước, đặt vé máy

bay, khách sạn, mua bảo hiểm... Ứng dụng còn tối giản các thao tác không cần thiết

để mỗi thanh toán của người dùng nhanh chóng nhất có thể.
Nhờ những cập nhật này, từ đầu năm 2019, ví điện tử MoMo nhiều thời điểm chiếm

vị trí số một trong top các ứng dụng được tải miễn phí trên App Store của iOS. Tại

chợ ứng dụng Google Play, MoMo cũng duy trì vị trí số một trong danh sách ứng

dụng tài chính phổ biến.

MoMo còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như "Ví điện tử của

năm 2019" do tạp chí quốc tế The Asian Banker bình chọn, "Ứng dụng thanh toán

xuất sắc nhất 2018" do chuyên trang Số hóa thuộc VnExpress bình chọn, "Top 100

sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng 2018" do ấn phẩm tư vấn tiêu dùng Thời báo kinh tế

Việt Nam bình chọn.

Độ bảo mật cao

Tính bảo mật là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người dùng khi thực

hiện thanh toán không tiền mặt. Ví MoMo nhận được đánh giá cao của người dùng

bởi luôn áp dụng các công nghệ bảo mật mới nhất và đạt các chứng nhận bảo mật cao

cấp của ngành tài chính - ngân hàng thế giới.

Đơn cử, ví điện tử MoMo là một trong số ít các trung gian thanh toán đạt được chứng

nhận bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) cấp

độ nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) từ tháng 8/2016.

MoMo còn là Ví điện tử ứng dụng các công nghệ bảo mật cao cấp, tiên tiến như xác

thực hai lớp; xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; tự động khóa ứng

dụng khi quá thời hạn sử dụng; bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS hay tính năng

mã hóa số thẻ quốc tế (Tokenization). Các công nghệ này đảm bảo ví của người dùng

không thể bị xâm nhập nếu như không được chính chủ cung cấp các thông tin cá

nhân và thông tin đăng nhập OTP, mật khẩu...


Giúp người dùng tiết kiệm

Theo đại diện MoMo, nhiều khách hàng lo lắng việc sử dụng thanh toán không tiền

mặt sẽ gây khó khăn trong kiểm soát dòng tiền, dễ xảy ra hiện tượng "vung tay quá

trán". Tuy nhiên đại diện này nhận định quan điểm này sẽ không còn phù hợp, vì mọi

giao dịch đều thông báo qua điện thoại và người dùng hoàn toàn kiểm soát được chi

tiêu.

Không những thế, việc thanh toán không tiền mặt còn được hưởng thêm các ưu đãi

từ đơn vị cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như MoMo luôn có những ưu đãi cho người

dùng khi thanh toán qua ví. Điển hình là hình thức hoàn tiền vào heo đất điện tử. Mỗi

thanh toán của khách hàng sẽ được hoàn tiền đến 30% và số tiền này sẽ được "nuôi"

trong chú heo điện tử. Khách hàng có thể sử dụng số tiền này bất cứ lúc nào mình

muốn. Ví không chỉ thanh toán không tiền mặt tiện lợi mà còn giúp khách hàng tiết

kiệm tiền và rút heo để chi tiêu tiếp bất kỳ lúc nào.

 Như vậy cho thấy rằng yếu tố mà người tiêu dùng chọn sử dụng ví điện tử MoMo

phần lớn ảnh hưởng từ tính tiện lợi, bảo mật an toàn và các tính năng cho phép

người dùng kiểm soát chi tiêu giúp Ví MoMo thành công ở thị trường Việt Nam.

Ngoài ra còn có các tính năng tích hợp như mua vé xem phim, vé máy bay, nạp

thẻ điện thoại,... cũng là yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khi sử

dụng ví MoMo. Đó là những yếu tố giúp MoMo chiếm tình cảm từ người tiêu

dùng Việt Nam

Hình 3: Chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh và tân sinh viên mồ côi, đặc

biệt khó khăn trên giao diện của Ví MoMo.

Ngày 20-9, báo Tuổi Trẻ phát động chương trình "Tiếp sức đến trường" năm 2021
với thông điệp: "Cùng Tuổi Trẻ vượt COVID đến giảng đường".

Dự kiến chương trình sẽ hỗ trợ 1.000 suất học bổng cho các tân sinh viên trên 63

tỉnh, thành khắp cả nước. Hoạt động thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" do

báo Tuổi Trẻ sáng kiến và chủ trì.

Từ bài đăng đầu tiên về những biến cố mà cô gái Nguyễn Thụy Lan Anh (TP.HCM)

phải gánh chịu ngay ngày đầu mấp mé trước giảng đường Trường ĐH Văn hóa

TP.HCM, hay chàng trai kiên dũng Nguyễn Thanh Hùng (Ninh Thuận) vượt bạo

bệnh để theo đuổi ước mơ con chữ, chương trình đã nhận được nhiều sự đồng hành

của bạn đọc khắp cả nước.

Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập, phó chủ tịch Ví MoMo - chia sẻ chương trình

Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ phát động luôn là một chương trình ý nghĩa và

có sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng. "Cũng từ khi Tuổi Trẻ phát động thì Ví

MoMo sẵn sàng đồng hành để trở thành cầu nối giữa bạn đọc với chương trình.

Chúng tôi mong rằng sẽ kết nối được nhiều người dùng nhất để có thể hỗ trợ được

nhiều tân sinh viên khó khăn nhất", ông Diệp nói. Mọi thông tin đóng góp đều được

Ví MoMo hiển thị và cập nhật liên tục trên ứng dụng.

 Cho đến nay, đã có không ít những chương trình thiện nguyện diễn ra có sự tham

gia của Ví điện tử MoMo. Sự phát triển mạnh mẽ và gầy dựng lòng tin liên tục

của Ví điện tử MoMo cũng chứng tỏ mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày

càng tăng của nó đối với người dùng. Ngoài ra, thực tế cũng đã có rất nhiều ứng

dụng khác nhanh chóng trở nên nổi tiếng và sau đó lại biến mất. Chính vì thế, Ví

điện tử MoMo sẽ phải liên tục đổi mới và không ngừng tìm ra giải pháp thu hút

người dùng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.

Hình 4: MoMo là Fintech được cả 3 thế hệ X,Y và Z yêu thích cũng như được sử dụng
nhiều nhất.

Báo cáo “Người tiêu dùng số - The Connected Consumer” cập nhật tình hình mới

nhất của thị trường thông qua thói quen trực tuyến của người tiêu dùng trong 3 tháng

đầu năm 2023. Theo đó, báo cáo công bố MoMo là fintech duy nhất tăng trưởng cả

về thị phần lẫn mức độ yêu thích trong quý 1/2023, trong khi các đơn vị khác cùng

ngành đều đứng yên hoặc giảm nhẹ.

Cụ thể, MoMo nắm giữ 68% thị phần (penetration rates) ví điện tử, trong khi đó, thị

phần các thương hiệu khác đều giảm so với quý IV/2022. Báo cáo cũng chỉ ra MoMo

là Fintech được yêu thích nhất với mức độ yêu thích 48%, tăng 2% so với quý

IV/2022. Mức độ yêu thích của MoMo cũng dẫn đầu tuyệt đối ở cả ba thế hệ (Gen)

X, Y và Z. Đặc biệt, MoMo chiếm thế thượng phong khi có mức độ yêu thích cao

hơn 50% đối với hai nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41

tuổi), với tỷ lệ lần lượt là 51% và 54%.

Điểm lại các dịch vụ, tiện ích và chương trình nổi bật nhất của MoMo trong 5 tháng

đầu năm 2023:

- Ngày 18/5/2023: MoMo chính thức trở thành phương thức thanh toán trên Apple

Store trực tuyến (Cửa hàng trực tuyến của Apple) với đa dạng tính năng gồm “Thanh

toán một lần” (One-time payment) và “MoMo Trả góp sản phẩm Apple” (MoMo

Instalments for Apple Store Online).

- Tháng 4/2023: MoMo chính thức trở thành phương thức thanh toán cho dịch vụ

YouTube Premium. Theo đó, người dùng tại Việt Nam dễ dàng đăng ký và thanh

toán tài khoản YouTube Premium bằng MoMo bất kỳ lúc nào và hoàn toàn miễn phí

chỉ vài thao tác chạm màn hình.

- Tháng 3/2023: MoMo kết ký hợp tác chiến lược với Western Union, cung cấp dịch
vụ hỗ trợ nhận tiền quốc tế. Đây là lần đầu tiên dịch vụ hỗ trợ nhận tiền quốc tế có

mặt trên một siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam. Với nền tảng công nghệ vượt trội,

MoMo hỗ trợ người dùng dễ dàng nhận tiền quốc tế cho nhiều nhu cầu khác nhau với

trải nghiệm nhanh chóng, đơn giản, riêng tư và hoàn toàn miễn phí.

- Tháng 1-2/2023: MoMo triển khai chiến dịch “Lắc Xì 2023 - Hoàng Thượng Du

Xuân: Lắc Xúc Xắc - Bắt Trăm tỷ”, đánh dấu mùa thứ 5 liên tiếp “tạo Tết” cho hàng

chục triệu người Việt. Lắc Xì 2023 không chỉ mang đến cho một chương trình giải trí

lành mạnh, vui vẻ, mà còn thông qua loạt thẻ quà thiết thực, bao lì xì may mắn,

những phần quà giá trị… để góp phần tạo nên một cái tết ấm no, đầy đủ cho mọi

người. Chiến dịch này cũng đưa MoMo trở thành thương hiệu có chiến dịch quảng

cáo nổi bật nhất trong dịp Tết Nguyên Đán 2023

 Ngoài những chương trình thiện nguyện mà Ví điện tử MoMo đã góp phần

tạo dựng ra, cũng có một số chiến dịch khác cũng góp phần thúc đẩy ứng dụng

phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết giúp người dùng liên tục quan tâm và được

tin dùng hơn bởi Ví điện tử MoMo. Ví điện tử MoMo hiện đang cung cấp rất

nhiều dịch vụ được tích hợp trong ứng dụng, và tất nhiên khi đã gọi là ví điện tử

thì dịch vụ nổi bật nhất chính là tính năng liên quan đến thanh toán. MoMo cho

phép người dùng chuyển tiền nội bộ, hoặc sang các ngân hàng khác, thanh toán

tiêu dùng tại các bên đối tác liên kết. Thương hiệu này còn cung cấp các sản

phẩm tài chính như mua bảo hiểm, đầu tư sinh lời, hay vay tiền nhanh. ề mảng

giải trí, MoMo hỗ trợ khách hàng đặt vé xem phim, phòng khách sạn và vé máy

bay.

 Ngoài ra, hiện nay MoMo còn tích cực mở rộng mảng thanh toán hóa đơn

như điện, nước, viện phí… Để làm được điều này, họ sẵn sàng đưa ra mức lương

hấp dẫn nhằm thu hút đội ngũ nhân viên xuất sắc, dành nhiều nguồn lực giúp tìm

kiếm thêm đối tác.


 Có thể nói MoMo đang dần hoàn thiện mình hơn để trở thành một siêu

ứng dụng tiềm năng. Các dịch vụ mà thương hiệu này cung cấp rất gần gũi với

người dùng, là những tiện ích riêng lẻ hàng ngày mà ai cũng cần tới. Với chiến

lược sản phẩm xuất sắc, MoMo đã thành công trong việc thu hút và giữ chân

khách hàng.

Kết luận:

Với mong muốn mang đến cho người dùng trải nghiệm tất cả trong một (all-in-

one), MoMo không ngừng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ giúp người

dân Việt Nam tiếp cận dịch vụ tài chính một cách đơn giản, dễ dàng và bình đẳng.

Hành trình không ngừng đổi mới sáng tạo của MoMo không dừng lại ở đó, MoMo

còn cung cấp đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt giải pháp giúp

SMEs/MSMEs tăng cường năng lực cạnh tranh, quản lý khách hàng, quản lý dòng

tiền. Nổi bật phải kể đến nền tảng Mini App giúp doanh nghiệp go-online nhanh

chóng trong 1 phút. Qua đó, MoMo không chỉ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt

Nam, mà còn góp phần đưa sản phẩm tài chính ngày càng đi sâu vào đời sống

thường nhật và trở thành ứng dụng công nghệ không thế thiếu trong nhu cầu hàng

ngày của người Việt.

Qua các thông tin được tìm hiểu trên thì đội 3 quyết định đề xuất đề tài này làm đề

tài nhóm:

“Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên
TP.HCM”
Đề xuất đề tài nhóm tạm thời (vấn đề nhóm quan tâm giải quyết):
Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên TP.HCM.

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 21DKQA3, 21DKQB1 Tên thành viên: ĐỘI 4 – TẨY THỊ MINH TÂM Số thứ tự
nhóm: 02

ĐẶNG THỊ THU THỦY

Chủ đề lớp: Vấn đề đội đã chọn:


Tìm giải pháp nâng cao ý định sử
dụng thẻ tín dụng của người dân tại
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TP HCM

Nguồn thông tin:

(1) Theo VNBUSINESS: Mức độ tăng trưởng thẻ tín dụng qua các năm:
https://vnbusiness.vn/ngan-hang/dung-de-ngan-hang-va-doanh-nghiep-ngong-han-
muc-tin-dung-1090351.html ,truy cập ngày 05/03/2024
(2) Theo tạp chí tài chính: Mức tăng trưởng tín dụng năm 2023:
https://tapchitaichinh.vn/tang-truong-tin-dung-nam-2023-se-dat-khoang-12-
13.html,truy cập ngày 05/03/2024
(3) Theo tạp chí tài chính: Doanh nghiệp, người dân mới là chìa khóa quyết định tăng
trưởng tín dụng: https://tapchitaichinh.vn/doanh-nghiep-nguoi-dan-moi-la-chia-khoa-
quyet-dinh-tang-truong-tin-dung.html ,truy cập ngày 05/03/2024
(4) Theo báo chính phủ: Thúc đẩy phát triển thẻ tín dụng nội
địa:https://baochinhphu.vn/phat-trien-the-tin-dung-noi-dia-boi-day-con-la-thuong-
hieu-quoc-gia-102230916070601815.htm,truy cập ngày 05/03/2024

Minh họa:
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm. (Nguồn 1)

Hình 2: Mức tăng trưởng tín dụng sau điều chỉnh của các ngân hàng. (Nguồn 2 )
Hình 3: Tỷ trọng tín dụng cho nền kinh tế phân theo ngành nghề vào thời điểm T5/2023.
( Nguồn 3)

Hình 4: Hội thảo thúc đẩy thanh toán điện tử ở Việt Nam. ( Nguồn 4)

Mô tả:
Hình 1: : Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng

năm 2023 sẽ tiếp tục chậm lại, trong khoảng 11-12%. Nguyên nhân chủ yếu ảnh

hưởng tới chỉ tiêu này là thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất

khẩu chậm lại và lãi suất tăng. Lãi suất huy động và cho vay đều tăng trong năm

2023 do ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành để kiểm soát lạm phát. Lãi

suất cao khiến người dân và doanh nghiệp hạn chế vay vốn, ảnh hưởng đến tăng

trưởng tín dụng. Nhu cầu vay vốn giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người

dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.

Áp lực lạm phát cũng là nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại.

Năm 2023, lạm phát được dự báo vẫn sẽ ở mức cao do tiền lương cơ sở cho cán

bộ, công chức, viên chức tăng 20,8% (có hiệu lực từ tháng 7/2023) và sự gia tăng ở

các dịch vụ y tế, vận tải công cộng.

Ngoài ra, căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng sẽ làm tăng trưởng

tín dụng chậm lại. tính đến cuối quý III/2022, các ngân hàng đã ghi nhận tỷ lệ dư nợ

tín dụng/huy động vốn (LDR) tăng mạnh, một số nhà băng đã gần chạm ngưỡng quy

định (85%).

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2023 vẫn cao hơn so với mức bình quân

của các năm trước đây. Điều này cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn đang ở

mức cao và hệ thống ngân hàng đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu này.

Với nguyên nhân chính là cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng

với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm và quan điểm hạn chế

tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành. Nhu cầu vay vốn của doanh

nghiệp và người dân vay vốn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường
kinh doanh và lãi suất cho vay. Khả năng đáp ứng của hệ thống ngân hang hệ

thống ngân hàng cần có đủ nguồn vốn và năng lực để đáp ứng nhu cầu vay vốn

của nền kinh tế.

Hình 2 Mức tăng trưởng tín dụng sau điều chỉnh của các ngân hàng năm 2023

Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 7/2023, dư nợ tín dụng

toàn Ngành đạt xấp xỉ 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,3% so với đầu năm và 8.7% so với

cùng kỳ. Kết quả này chưa bằng một nửa, so với con số tăng trưởng 9,4% cùng kỳ

năm ngoái, cũng như còn cách khá xa so với mục tiêu 14% - 15% mà ngân hàng nhà

nước đặt ra cho cả năm.

Tín dụng sẽ tăng tốc nhanh hơn trong nửa cuối năm 2023 dựa trên một số yếu tố tích

cực. Cụ thể, xuất khẩu sẽ phục hồi tăng trưởng dương trên nền thấp cùng kỳ năm

ngoái, cũng như cầu tiêu dùng của Trung Quốc khôi phục lại mạnh mẽ hơn sau khi

mở cửa.

Bên cạnh đó, hiệu ứng từ lãi suất cho vay giảm bắt đầu kích hoạt lại nhu cầu vay vốn

của doanh nghiệp và người dân. Chính sách tài khoá như giảm thuế giá trị gia tăng từ

10% về 8% sẽ phát huy tác dụng kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Để tín dụng đạt được mục tiêu đề ra, ngày 10/7, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh

nới room tín dụng cho 11 NHTM lên mức 11% - 24%. Theo đánh giá của MBS, tăng

trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 12% - 13% cho cả năm 2023.

Một số thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2023:

 Tín dụng tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm: Tính đến hết tháng 6/2023, tín

dụng chỉ tăng 4,03% so với đầu năm.


 Tín dụng tăng tốc trong 6 tháng cuối năm: Nhờ NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ và

các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, tín dụng tăng tốc trong 6 tháng cuối năm.

 Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên: NHNN ưu tiên cho vay vào các lĩnh vực

sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực chịu ảnh

hưởng bởi dịch COVID-19.

Mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể của khách hàng được các tổ chức tín dụng

nhận định tăng nhanh hơn so với kỳ trước và cùng kỳ năm trước ở hầu hết các

lĩnh vực. Theo đó, các tổ chức tín dụng có xu hướng “không đổi” hoặc “thắt

chặt” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng. Mức tăng trưởng tín dụng nhanh đã góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín

dụng cao cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát và rủi ro nợ xấu.

Hình 3: Tỷ trọng tín dụng cho nền kinh tế phân theo ngành nghề vào thời điểm T5/2023

(%)

 Ngành sản xuất, kinh doanh là ngành có tỷ trọng tín dụng cao nhất, chiếm 60.3%

tổng tỷ trọng tín dụng.

 Ngành công nghiệp và xây dựng là ngành có tỷ trọng tín dụng cao nhất trong các

ngành sản xuất, kinh doanh, chiếm 26,1% tổng tỷ trọng tín dụng.

 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng tín dụng thấp , chỉ chiếm

7,4% tổng tỷ trọng tín dụng.

 Ngành vận tải và viễn thông, có tỷ trọng tín dụng thấp nhất chỉ chiếm 2,3 tổng tỷ

trọng tín dụng

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đầu tư công tăng mạnh, qua đó phần nào hỗ trợ cho

ngành Xây dựng và từ đó cũng hỗ trợ cho mức tăng trưởng tín dụng cho Ngành này ở

mức 5,39%, cao hơn mức 3,97% vào cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự hồi phục của

ngành Xây dựng còn có thể mạnh mẽ hơn nếu như có sự khởi sắc trở lại của thị
trường nhà ở, nhà cho thuê.

Cho tới nay, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn (chủ yếu liên

quan đến vấn đề pháp lý dự án) khiến tín dụng bất động sản tăng chậm, ảnh hưởng

tới tăng trưởng tín dụng chung.

Ta có thể thấy tăng trưởng tín dụng ở mức thấp do cầu tín dụng giảm khi động

lực đầu tư, xuất khẩu suy yếu. Tiêu dùng cuối cùng của người dân vẫn tăng

nhưng tốc độ tăng đã chậm lại.

Hình 4: Hội thảo thúc đẩy thanh toán điện tử ở việt nam

Giải pháp phát triển thẻ tín dụng

Hiện nay, trong 39 triệu thẻ tín dụng đang hoạt động có trên 800.000 thẻ tín dụng

chiếm 8,7% trong tổng số lượng thẻ. Thực tế Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy

mạnh phát triển thị trường thẻ.

Ở góc độ Vụ Thanh toán đề xuất giải pháp như các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu

phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng hiện đại, an toàn, đa năng, đáp ứng yêu cầu đa

dạng của khách hàng các sản phẩm thẻ tín dụng cần được thiết kế phù hợp với các

nhóm đối tượng khách hàng có hành vi tiêu dùng hay thói quen thanh toán khác

nhau. Ngoài ra, cần có chính sách ưu đãi khuyến mại đối với khách hàng sử dụng thẻ

tín dụng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ trong đó có

thẻ tín dụng nội địa, kết nối thanh toán liên thông với dịch vụ công và các lĩnh vực

giao thông, y tế, bảo hiểm… Ngoài ra, các tổ chức phát hành thẻ cũng cần tích cực

hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có liên kết với các

sàn thương mại điện tử lớn, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội
địa có thể thanh toán tại các sàn thương mại điện tử cũng như tại các điểm mua bán

hàng hóa, dịch vụ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng trong thời gian tới, cần đẩy mạnh một số giải

pháp sau:

 Thứ nhất, công tác truyền thông, tuyên truyền trong xã hội về sản phẩm thẻ tín dụng

nội địa cần được đẩy mạnh. Trong đó tập trung những ưu điểm, tính năng vượt trội,

phương thức thanh toán an toàn bảo mật… Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về sự

phối hợp của khách hàng trong hạn chế rủi ro, bảo mật thanh toán điện tử nói chung,

thanh toán thẻ nói riêng. Qua đó, tạo được niềm tin và sự an tâm của khách hàng khi

sử dụng thẻ tín dụng nội địa.

 Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa NAPAS và các bộ, ngành Trung ương trong việc

mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ nội địa, tạo hệ sinh thái thanh toán thẻ, gia tăng

tính năng, tiện ích cho khách hàng sử dụng cũng như góp phần số hóa dịch vụ công

như giáo dục, y tế...

 Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành cần có hệ thống thông tin cá nhân

điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục, qua đó các tổ chức phát hành thẻ có

thể dễ dàng và thuận tiện trong việc truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín

dụng cho khách hàng.

 Thứ tư, luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng

kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ. Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối

với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng. Để phát triển thẻ tín dụng,

không chỉ có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn có sự phối hợp

với các đơn vị phát hành thẻ, các tổ chức tín dụng,
 Như vậy để phát triển thẻ tín dụng, không chỉ có trách nhiệm của cơ quan

quản lý nhà nước mà còn có sự phối hợp với các đơn vị phát hành thẻ, các tổ

chức tín dụng, đặc biệt là người sử dụng thẻ tín dụng nội địa. Bởi ngoài lợi ích,

thẻ tín dụng còn là thương hiệu quốc gia cần có sự liên kết để trong tương lai

người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng được cả trong và ngoài nước.

Kết luận:

Việc sử dụng thẻ tín dụng tại TP HCM đang tăng trưởng. Số lượng thẻ tín dụng đang

lưu thông tại TP HCM tăng đều đặn qua các năm, doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng

cũng tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng tại TP HCM

còn thấp so với các nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

như nhận thức về lợi ích của thẻ tín dụng còn hạn chế, phí giao dịch cao, mạng lưới

thanh toán chấp nhận thẻ còn hạn chế. Cần triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy sử

dụng thẻ tín dụng nâng cao nhận thức về lợi ích của thẻ tín dụng, tuyên truyền, giáo

dục về lợi ích của thẻ tín dụng, cải thiện dịch vụ thẻ tín dụng, đơn giản hóa thủ tục

mở thẻ, giảm phí giao dịch,....Việc thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng cần sự phối hợp của

nhiều bên ngân hang, các đơn vị bán lẻ,chính quyền. với những giải pháp trên, hy

vọng rằng người dân tại TP HCM sẽ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn, góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.Ngoài ra cần tiếp tục nghiên

cứu để tìm hiểu thêm về nhu cầu và hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại

TP HCM, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân sử dụng thẻ tín

dụng.Với sự nỗ lực của các bên liên quan, hy vọng rằng thị trường thẻ tín dụng tại TP

HCM sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.


Đề xuất đề tài nhóm tạm thời
Tìm giải pháp nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại TP HCM
[1G-2] Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời lần 1

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Tiêu chí đánh giá và lựa chọn


Mục tiêu: Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời bằng cách sử dụng Ma trận đánh giá dưới đây

Hướng dẫn quy trình thực hiện:

Đề tài có mang tính mới, sáng tạo hay không

Có nhiều phương án giải quyết vấn đề

Khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế

Mức độ phổ biến của vấn đề cao

Dễ dàng tiếp cận với các đối tượng liên quan tới vấn đề

Dễ tìm kiếm các tài liệu kham khảo và số liệu


Nhóm trưởng dẫn dắt nhóm thảo luận, thực hiện đánh giá và ghi lại các ý kiến của các thành viên.

1) Viết tên các đề xuất cho đề tài nhóm tạm thời và số thứ tự của đội.

2) Các thành viên suy nghĩ và chọn các tiêu chí đánh giá.

3) Đánh giá các đề xuất bằng cách kiểm tra xem đề xuất có phù hợp với các tiêu chí đặt ra hay không. Các bạn có thể dự đoán nếu không đủ
kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá. Tổng
・Phù hợp, đánh 1 điểm điểm:
・Không phù hợp, đánh -1 điểm

・Nếu khó để quyết định, đánh 0 điểm

4) Tính tổng điểm của đề tài

5) Nhóm nên chọn đề xuất có tổng điểm cao nhất làm Đề tài nhóm tạm thời

Đề xuất đề tài nhóm Đội


THƯƠNG MẠI

Nâng cao hành vi sử dụng ví thanh toán điện tử khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử Đội 1: Phạm Vân Anh
Chủ đề lớp:

1 -1 1 0 1 0 2
của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Ái Vy

Đánh giá yếu tố khó khăn trong quy trình xuất khẩu cà phê của Trung Nguyên Legend Đội 2: Nguyễn Hải An 0 0 1 1 0 1 3
QU
Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên TP.HCM. Đội 3: Huỳnh Đăng Khoa
0 1 1 1 1 1 5
Trịnh Thị Minh Huyền

Đội 4: Tẩy Thị Minh Tâm


Tìm giải pháp nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại TP HCM 1 1 -1 1 1 1 4
Đặng Thị Thu Thủy

Đề tài nhóm tạm thời: Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên TP.HCM.
[2T-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp:21DKQA3 Tên thành viên: ĐỘI 1 - PHẠM VÂN ANH Số thứ tự Nhóm:02

PHẠM ÁI VY

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
Đề tài nhóm tạm
sinh viên TP.HCM
thời

Minh họa:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo

(Nguồn 1)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ biết đến ứng dụng qua các hình thức nào

(Nguồn 1)

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví điện tử Momo trong một tháng
(Nguồn 1)

Hình 4: Biểu đồ thể hiện người sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng khác

(Nguồn 1)

Hình 5: Biều đồ thể hiện người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Momo để làm gì

(Nguồn 1)

Hình 6: Biểu đồ về những khó khăn khi sử dụng ví điện tử Momo


(Nguồn 1)

Hình 7: Biểu đồ thể hiện các yếu tố được yêu thích ở những video quảng cáo

(Nguồn 1)

Hình 8: Biểu đồ thể hiện về mức độ bảo mật của Momo

(Nguồn 1)
Hình 9: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo tronng thời

gian tới (Nguồn 1)

Mô tả:

Trong cuộc khảo sát ý kiến khách hàng về đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định

sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” , có 56 khách hàng

thực hiện khảo sát. Trong đó có 94,6% người đã từng sử dụng ví thanh toán điện tử

Momo đồng nghĩa với 5,4% còn lại là những người chưa từng sử dụng Momo phải

dừng khảo sát.Kết quả khảo sát được phân tích như sau:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo.

Theo số liệu thống kê, đối tượng chiếm tỉ lệ nhiều nhất 88% là học sinh, sinh viên, kế

tiếp là công nhân viên với 6%,lao động tự do chiếm 4%. Nhóm học sinh, sinh viên có

xu hướng sử dụng ví điện tử Momo ngày càng nhiều (88%). Nhóm người công nhân

viên và lao động tự do có công việc ổn định và có thu nhập chiếm tương đối thấp

(10%).

 Điều đó chúng ta có thể thấy xu hướng học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 18

– 23 sử dụng ví điện tử rất cao. Qua đó, ta có thể thấy rằng khi Momo tập trung

vào đối tướng này thường cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt cho cộng

đồng học sinh, sinh viên.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ biết đến ứng dụng qua các hình thức nào

Thông qua phếu khảo sát, có thể biết đa phần mọi người biết đến Ví Momo qua sự

giới thiệu của bạn bè, người thân chiến đến 49%, tiếp đến là qua tự tìm hiểu thông tin

chiếm đến 26,5% và cuối cùng là qua các nền tảng xã hội như facebook,...chiếm
24,5%.

 Những số liệu cho thấy việc giới thiệu từ người thân, bạn bè là kênh hiệu

quả nhất, cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng người dùng

gắn kết. MoMo đang sử dụng đa dạng các kênh thông tin để tiếp cận người

dùng. Quảng cáo trực tuyến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút

người dùng mới.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví điện tử Momo trong một tháng

Theo số liệu đã thu nhập, tần suất thực hiện giao dịch của khách hàng trong 1 tháng

trên Momo đa phần là trên 15 lần chiếm 44%, tiếp theo đó là từ 5 – 15 lần chiếm

40% và cuối cùng là 16%.

 Qua đó ta có thể thấy, tỉ lệ trung bình của khách hàng thực hiện giao

dịch của người trẻ độ tuổi từ 18 – 23 sử dụng trên 15 lần ở mức cao , tùy vào

từng mục đích thực hiện giao dịch ta có thể nhận ra tỉ lệ số lần sử dụng mỗi

tháng của học sinh, sinh viên khá đều nhau.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện người sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng khác

Có rất nhiều yếu tố khiến người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Momo, qua số liệu

thống kê ta có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến người dùng sử dụng Momo nhiều nhất

là “Dễ sử dụng” chiểm 84%, 82% người lựa chọn yếu tố “Quét mã QR thanh toán dễ

dàng”,”Chuyển tiền miễn phí,voucher ” chiếm 62% , 56% người sử dụng lựa chọn

“Liên kết được nhiều tài khoản”, “Có tính phổ biến cao” chiếm 54%, và “Độ bảo mật

cao” chiếm thấp nhất 34%.

 Điều đó ta có thể thấy rằng yếu tố dễ sử dụng chiếm tỉ trọng cao nhất,
người trẻ cần những công cụ tiện ích it phức tạp và thực hiện giao dịch nhanh

chóng, vì vậy momo luôn cải thiện các tính năng mới để có thể phù hợp với tiêu

chí “ Dễ sử dụng”. Nhưng, yếu tố “Độ bảo mật” lại không được đánh giá cao, vì

vậy Momo nên chú trọng vào việc nâng cao độ bảo mật cho hệ thống để người

tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.

Hình 5: Biều đồ thể hiện người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Momo để làm gì

Theo số liệu đã thu nhập ta có thể thấy, “ Sử dụng QR để thanh toán nhanh hơn”

chiếm nhiều nhất 76%, kế tiếp là “Nạp tiền điện thoại” chiếm 70%. 66% người sử

dụng lựa chọn ví điện tử Momo để thanh toán “Mua vé xem phim”. “Trả tiền điện

nước” và “Gửi tiền vào ví thần tài của Momo” có tỉ lệ bằng nhau 42%. “Sử dụng ví

trả sau của Momo” có tỉ lệ thấp nhất 38%.

 Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ta

có thể thấy rằng “Sử dụng ví điện tử để thanh toán nhanh hơn” là nguyên nhân

chính dẫn đến hành vi sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán rộng rãi.

Hình 6: Biểu đồ về những khó khăn khi sử dụng ví điện tử Momo

Kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng gặp những khó khăn khi sử dụng ví điện tử

Momo được thể hiện như sau: trong quá trình chuyển tiền chiếm tỷ lệ 29,1%, trong

quá trình nạp rút tiền chiếm 25,5%, trong quá trình thanh toán chiếm 18,2%. Còn lại

56,4% khách hàng chưa gặp khó khăn khi sử dụng.

 Qua đó, có thể nói tỷ lệ khách hàng không gặp khó khăn khi sử dụng ví

Momo khá cao, cho thấy đa số khách hàng hài lòng với trải nghiệm khi sử dụng

ví. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được cải thiện để nâng cao trải nghiệm

của khách hàng, đặc biệt là trong các thao tác chuyển tiền, nạp rút tiền và thanh
toán.

Hình 7: Biểu đồ thể hiện các yếu tố được yêu thích ở những video quảng cáo.

Sau khi thực hiện khảo sát , đa số các khách hàng yêu thích các nội dung quảng cáo

với tỉ lệ lần lượt là: Quảng cáo có độ phủ sóng cao, rộng rãi chiếm tỉ lệ cao nhất là

70,4%, tiếp đến nội dung quảng cáo hấp dẫn, cuốn hút 40,7%, quảng cáo kết hợp

cùng ngươi nổi tiếng là là 31,5% , còn lại là 24,1% quảng cáo có giai điệu bắt tai,

ngắn gọn.

 Điều này thể hiện mong muốn của khách hàng được tiếp cận với thông

tin quảng cáo một cách thường xuyên trên nhiều kênh khác nhau. Sử dụng âm

nhạc và hình ảnh một hợp lí để tăng hiệu quả ghi nhớ. Tạo cảm giác hứng thú

và truyền tải thông điệp. Người nổi tiếng có thể giúp thu hút sự chú ý và tăng độ

lan tỏa cho quảng cáo.

Hình 8: Dựa vào biểu đồ, ta có thể đánh giá mức độ bảo mật của MoMo như sau

Theo số liệu trên biểu đồ thể hiện mức độ tin tưởng đối với ví điện tử này là 20%

người dùng tin tưởng MoMo là ví điện tử "Rất an toàn". 30% người dùng đánh giá

"An toàn". Tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại như 34% người dùng cho rằng MoMo

chỉ "Bình thường". 10% người dùng đánh giá MoMo "Ít an toàn" và 6% người dùng

cảm thấy “Không an toàn”

 Điều đó cho thấy rằng MoMo là một ví điện tử có mức độ bảo mật cao,

tuy nhiên vẫn còn một số lo ngại từ người dùng. Để giữ vững vị trí dẫn đầu,

MoMo cần tiếp tục nâng cao các biện pháp bảo mật và tăng cường tuyên truyền

để người dùng an tâm sử dụng.


Hình 9: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo tronng thời

gian tới.

Qua thống kê hầu như khách hàng đều tiếp tục chọn sử dụng ví điện tử Momo chiếm

tỷ lệ 94%, còn lại là không sử dụng chiếm 6%.

 Điều này cho thấy, việc khách hàng tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo là

minh chứng cho sự thành công trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán di

động tiện lợi và an toàn.

Kết luận:

Sự thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên TP.HCM là do sự

kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển của công nghệ, sự tiện lợi của dịch

vụ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Momo đã và đang khẳng định vị trí của

mình là một phương thức thanh toán phổ biến và tiện lợi cho sinh viên TP.HCM. Bên

cạnh đó, Momo cần phải mở rộng mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán, cải

thiện tốc độ xử lý giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng,

giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Nguồn thông tin:

(1)Theo cuộc khảo sát đề tài “: “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo

của sinh viên TP.HCM” đã khảo sat được 51 đối tượng.hời gian từ ngày 16/03/2024 đến

17/03/2024.
[2T-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 21DKQB1 Tên thành viên: NGUYỄN HẢI AN Số thứ tự nhóm: 02

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của
Đề tài nhóm tạm
sinh viên TP.HCM.
thời

Minh họa:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ độ tuổi của giới trẻ đã từng sử dụng ví điện tử Momo

(Nguồn 1)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng ví điện tử Momo.

(Nguồn 1)

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán trong một

tháng (Nguồn 1)
Hình 4: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng

khác (Nguồn 1)

Hình 5: Biểu đồ thể hiện các vấn đề không hài lòng với nhân viên chăm sóc khách hàng

của Momo.(Nguồn 1)
Hình 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ biết đến ví điện tử Momo qua các hình thức

(Nguồn 1)

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cảm nhận của giới trẻ về mức độ bảo mật của Momo.

(Nguồn 1)
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo trong thời gian

tới.(Nguồn 1)

Mô tả:

Trong cuộc khảo sát ý kiến vừa qua, thì trong tổng số 43 người được khảo sát khi hỏi

về các câu hỏi có liên quan đến đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví

điện tử momo của sinh viên TP.HCM” thì loại 3 người không phù hợp với điều kiện:

đã từng sử dụng ví điện tử và biết đến ví điện tử Momo. Vậy theo kết quả khảo sát ta

sẽ tiếp tục với 40 người vì phù hợp với đối tượng khảo sát.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ độ tuổi của giới trẻ đã từng sử dụng ví điện tử Momo

Yếu tố độ tuổi ảnh hưởng đến số lượng người sử dụng ví điện tử Momo, qua khảo

sát đối tượng được khảo sát theo độ tuổi từ 15 – 18 tuổi là 23.3%, từ 18 – 23 tuổi là

44.2%, từ 24 – 30 tuổi là 23.3%, từ 30 – 35 tuổi là 9.3% và đây là khảo sát ngẫu

nhiên nên tỉ lệ theo độ tuổi được khảo sát một cách ngẫu nhiên tuy nhiên chênh lệch

cũng khá lớn vì đây là khảo sát về đối tượng đã sử dụng ví điện tử Momo. Đối với ví

điện tử Momo thì khách hàng có đsộ tuổi từ 18 – 23 tuổi là những khách hàng sử

dụng ví điện tử nhiều nhất vì trong thời đại 4.0, những khách hàng là giới trẻ luôn đề
cao sự tiện lợi và sử dụng những ứng dụng phổ biến nhưng cũng phải khiến cho cuộc

sống của họ được tối ưu về thời gian, bên cạnh đó độ tuổi từ 18 – 23 tuổi là độ tuổi

sinh viên, nhu cầu mua sắm của sinh viên thường khá cao nên nhu cầu sử dụng ví

điện tử cũng tăng theo. Đối với độ tuổi 15 – 18 tuổi và độ tuổi 24 – 30 tuổi đều

chiếm 23.3% là những độ tuổi hầu như chỉ mua những thứ phù hợp với bản thân và

không mua sắm quá nhiều nên cũng sẽ sử dụng ví điện tử ít hơn so với độ tuổi từ 18

– 23 tuổi. Cuối cùng là độ tuổi từ 30 – 35 tuổi là độ tuôi thuộc thế hệ 8x, 9x là độ

tuổi theo truyền thống hơn là hiện đại, nên họ thường sử dụng tiền mặt nhiều hơn so

với sử dụng ví điện tử.

 Chúng ta có thể thấy xu hướng học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 18 – 23 sử dụng

ví điện tử rất cao. Qua đó, ta có thể thấy rằng khi Momo tập trung vào đối

tượng này và thường cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt cho cộng đồng

học sinh, sinh viên để thúc đẩy số lượng người dùng sử dụng ví điện tử Momo.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng ví điện tử Momo.

Theo số liệu thống kê, đối tượng chiếm tỉ lệ nhiều nhất 24 (60%) là học sinh, sinh

viên, kế tiếp là công nhân viên với 10 (25%),lao động tự do chiếm 6 (15%). Nhóm

học sinh, sinh viên có xu hướng sử dụng ví điện tử Momo ngày càng nhiều. Nhóm

người công nhân viên và lao động tự do có công việc ổn định và có thu nhập chiếm

tương đối thấp so với nhóm học sinh sinh viên.

 Điều đó thể hiện nếu ví điện tử Momo tăng nhiều chương trình đặt biệt chú

trọng

vào đối tượng học sinh/sinh viên như các ưu đãi về các chương trình khuyến

mãi, các tiện ích nhiều hơn, ưu đãi về lãi suất của túi thần tài cao hơn,...tận

dụng tốt điều này sẽ đem lại nguồn khách hàng lớn sử dụng ví điện tử Momo từ

nhóm đối tượng này.


Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán trong một

tháng

Qua biểu đồ trên cho thấy, tần suất sử dụng ví điện từ MoMo để thanh toán trong

vòng 1 tháng dưới 5 lần chiếm 22.5%, từ 5 đến 15 lần chiếm 52.5%, trên 15 lần

chiếm 25 %,

 Qua đó ta có thể thấy, tỉ lệ trung bình của khách hàng thực hiện giao dịch của

người trẻ độ tuổi từ 18 – 23 sử dụng từ 5 – 15 lần ở mức cao , tùy vào từng mục

đích thực hiện giao dịch ta có thể nhận ra tỉ lệ số lần sử dụng mỗi tháng của học

sinh, sinh viên khá đều nhau.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng

khác

Có nhiều lý do khiến khách hàng sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng

khác. Qua kết quả khảo sát, có tới 50% người lựa chọn vì “Sự tương tác với khách

hàng tốt”, 65% người lựa chọn vì “Dễ sử dụng”, 75% người lựa chọn vì “Có tính phổ

biến cao”, 77.5% người lựa chọn vì “Quét mã QR thanh toán dễ dàng”, 52.5% người

lựa chọn vì “Liên kết nhiều tài khoản ngân hàng”, 55% người lựa chọn vì “Nạp tiền

điện thoại dễ dàng”, 47.5% người lựa chọn vì “Có nhiều ưu đãi, voucher cho khách

hàng ở các nền tảng khác nhau”, và lý do được lựa chọn thấp nhất là “Độ bảo mật

cao” (35%).

 Điều đó ta có thể thấy lí do chính người dùng chọn ví điện tử Momo xuất phát

từ việc “Có tính phổ biến cao” và “Quét mã QR thanh toán dễ dàng”, Momo đã

cố gắng thúc đẩy sự hiện diện của nền tảng này để người sử dụng có thể thuận
tiện sử dụng thanh toán nhanh chóng.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện các vấn đề không hài lòng với nhân viên chăm sóc khách

hàng.

Qua khảo sát ta có thể thấy “Tỷ lệ phản hồi thấp” chiếm cao nhất 55% trong vấn đề

không hài lòng với nhân viên chăm sóc khách hàng của Momo, tiếp đến là “Phản hồi

thông tin chậm” chiếm 45%, 35% người dùng chọn “Không biết cách sử lí vấn đề”.

 Qua đó , Momo nên cải thiện các vấn đề về dịch vụ phản hồi khách hàng khi

khách có vần đề. Đặc biệt là khi người sử dụng gặp vấn đề khi liên hệ với trung

tâm chăm sóc khách hàng.

Hình 6 :Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ biết đến ví điện tử Momo qua các hình thức.

Theo số liệu thống kê, giới trẻ biết đến ví điện tử thông qua “Các nền tảng xã hội

như Facebook,Instagram,Youtube” và “Qua sự giới thiệu của bạn bè và người thân”

chiếm tỷ trọng bằng nhau 35%,33% người sử dụng Momo “Qua tự tìm kiếm thông

tin”.

 Điều đó ta có thể thấy rằng Momo rất quan trọng trong việc quang bá ứng dụng

thông qua các trang mạng xã hội và luôn luôn cải thiện ác tín nặng trong ứng

dụng để có thể người sử dụng có thể giới thiệu với người thân.

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cảm nhận của giới trẻ về mức độ bảo mật của Momo.

Qua biểu đồ có thể thấy hầu hết người dùng (64%) hài lòng với mức độ bảo mật của

Momo (Rất an toàn + An toàn). 30% người dùng đánh giá mức độ bảo mật ở mức
trung bình (Bình thường). 16% người dùng không hài lòng với mức độ bảo mật (Ít an

toàn + Không an toàn).

 Qua đó, Biểu đồ cho thấy đa số người dùng hài lòng với mức độ bảo mật của

Momo. Tuy nhiên, vẫn có một số người dùng chưa hài lòng, và Momo cần tiếp

tục nỗ lực để nâng cao mức độ bảo mật và tăng cường niềm tin của người dùng.

Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo

tronng thời gian tới.

Theo số liệu thống kê hầu hết giới trẻ (94%) sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo

trong thời gian tới. Chỉ có 6% giới trẻ không có ý định sử dụng Momo trong tương

lai.

 Điều đó ta có thể thấy rằng biểu đồ cho thấy ví điện tử Momo đang được giới

trẻ ưa chuộng và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Kết luận:

Ví điện tử Momo hiện nay đang được người dùng đánh giá cao, và được bình chọn

là ví điện tử yêu thích nhất điều đó cho thấy Momo đã xây dựng được niềm tin ở

khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên sự cạnh

tranh ngày càng lớn từ các đối thủ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là trở

ngại cho Momo trong thời gian tới. Do đó Momo cần thực hiện các công tác như:

nâng cao hệ thống bảo mật;nâng cao mức độ an ninh dữ liệu thông tin khách hàng,

mở rộng mạng lưới thanh toán,cải thiện tốc độ xử lý giao dịch và đặc biệt cần nâng

cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm giải đáp những thắc mắc và hỗ

trợ khách hàng một cách nhanh chóng nhất

Nguồn thông tin:

(1) Theo khảo sát với đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo
của sinh viên TP.HCM.” đã khảo sát được 43 đối tượng, thời gian khảo sát từ ngày

18/03/2024 đến 19/03/2024.

Lớp: 21DKQA2,19DKQA1 Tên thành viên: ĐỘI 3 – TRỊNH THỊ MINH HUYỀN,

HUỲNH ĐĂNG KHOA Số thứ tự nhóm: 02

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
Đề tài nhóm tạm
sinh viên TP.HCM
thời

Minh họa:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo.(Nguồn 1)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tần suất sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ sử dụng để

thanh toán một tháng.(Nguồn 1)

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ bảo mật của MoMo. (Nguồn 1)

Hình 4: Biểu đồ đo lường tỉ lệ yêu thích của các chương trình khuyến mãi trên ví điện tử

MoMo.
(Nguồn 1)

Hình 5: Biểu đồ đo lường tỉ lệ sử dụng của người tiêu dùng dùng vào các mục đích...

của ví điện tử MoMo.

(Nguồn 1)

Hình 6: Biểu đồ đo lường nhóm tuổi của ví điện tử MoMo.

(Nguồn 1)
Hình 7: Biểu đồ của người tiêu dùng được biết đến ví điện tử MoMo qua các hình thức.

(Nguồn 1)

Hình 8: Biểu đồ của việc bảo mật tài khoản MoMo.

(Nguồn 1)

Mô tả:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo.

Qua khảo sát ta thấy: công/nhân viên chiếm tỉ lệ khoảng 26,8%, nguồn lao động tự

do chiếm khoảng 29,3%; học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ cao hơn so với 2 nhóm đối

tượng còn lại, chiếm khoảng 43,9%.


 Qua biểu đồ ta thấy, nhóm đối tượng nghề nghiệp sử dụng momo phần lớn là

học sinh, sinh viên. MoMo đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, tiếp cận và có

những chương trình khuyến mãi thu hút số lượng lớn học sinh, sinh viên sử

dụng ứng dụng của mình để thanh toán.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tần suất sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ sử dụng để

thanh toán một tháng.

Qua biểu đồ trên cho thấy, tần suất sử dụng ví điện từ MoMo để thanh toán trong

vòng 1 tháng dưới 5 lần chiếm 12,2%, từ 5 đến 15 lần chiếm 31,7%, trên 15 lần thì

cao hơn so với 2 nhóm còn lại chiếm 56,1 %.

 Qua đó cho thấy, tần suất sử dụng MoMo trong vòng 1 tháng của học sinh, sinh

viên tuỳ vào những mục đích thanh toán khác nhau nhưng khá cao, tần suất sử

dụng ví để thanh toán trên 15 lần chiếm đến 56,1%

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ bảo mật của MoMo.

Qua khảo sát ta nhận được biểu đồ trên, mức rất an toàn chiếm 51,2%, an toàn

chiếm 29,3%, bình thường chiếm 19,5%, 2 mức còn lại là ít an toàn và không an

toàn hầu như là không có.

 Qua biểu đồ khảo sát mức độ bảo mật của MoMo đối với khách hàng thì cho

thấy MoMo được khách hàng đánh giá cao về độ bảo mật, 2 mức ít an toàn và

không an toàn không hề xuất hiện ở biểu đồ, cho thấy MoMo đã làm tốt về

mảng bảo mật của mình và cần duy trì để khách hàng luôn có cái nhìn tốt về độ

bảo mật của mình.


Hình 4: Biểu đồ đo lường tỉ lệ yêu thích của các chương trình khuyến mãi trên ví điện

tử MoMo.

Theo số liệu thu thập chúng ta có thể thấy, voucher giảm giá đạt 82,9%; các chương

trình trò chơi nhận xu, đổi xu đạt 80,5%; ưu đãi khi thanh toán hóa đơn điện nước,

học phí đạt 85,4%; cơ hội hoàn tiền khi chuyển khoản đạt 68,3%.

 Các chương trình khuyến mãi được MoMo thực hiện có những phản hồi qua

các con số cụ thể và hiệu quả. Cho chúng ta thấy, MoMo rất quan tâm đến

khách hàng và được người tiêu dùng phản hồi tích cực.

Hình 5: Biểu đồ đo lường tỉ lệ sử dụng của người tiêu dùng dùng vào các mục đích...

của ví điện tử MoMo.

Theo số liệu đã thu nhập ta có thể thấy, trả tiền điện nước 65,9%; Mua vé xem phim

80,5%; Nạp tiền điện thoại 85,4%; Sử dụng ví trả sau của Momo 65,9%, Gửi tiền

vào ví thần tài của Momo 68,3%; Sử dụng mã QR để thanh toán nhanh hơn 78%.

 Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ta có thể

thấy rằng “Mua vé xem phim, Nạp tiền điện thoại, Sử dụng mã QR để thanh

toán nhanh hơn” kết quả chỉ ra rằng, động lực chính của việc người dùng

hướng đến thanh toán di động bắt nguồn từ tính dễ sử dụng, nhanh chóng và

thuận tiện.

Hình 6: Biểu đồ đo lường nhóm tuổi của ví điện tử MoMo.

Qua khảo sát ta nhận được biểu đồ cho thấy, nhóm từ 15-18 tuổi chiếm 14,6%, từ

18-21 tuổi chiếm 31,7%, từ 21-24 tuổi chiến 43,9%, từ 24-27 tuổi chiếm 9,8%.
 Từ đó cho thấy nhóm từ 24-27 tuổi và 15-18 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất so với

những nhóm tuổi còn lại, nhóm từ 18-21 tuổi chiếm tỉ lệ trung bình, nhóm từ

21-24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Qua đó, ta thấy được tỉ lệ sử dụng ví điện tử

MoMo đa phần là học sinh, sinh viên.

Hình 7: Biểu đồ của người tiêu dùng được biết đến ví điện tử MoMo qua các hình thức.

Qua khảo sát ta thấy, Nền tảng xã hội như Facebook,Instagram, Youtube đạt 39%;

Qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân đạt 43,9; Qua tự tìm hiểu thông tin đạt

17,1%

 Nhờ các chiến dịch marketing của MoMo diễn ra tốt đẹp và được lòng người

tin dùng nên các khách hàng cũ đã giới thiệu thêm cho người thân, bạn bè xung

quanh. Nhờ đó mà ví điện tử MoMo đã tạo ra nguồn khách hàng tốt hơn, giúp

ví điện tử MoMo phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Hình 8: Biểu đồ của việc bảo mật tài khoản MoMo.

Qua biểu đồ trên cho chúng ta kết quả như sau: Để bảo vệ tài sản cá nhân đạt 39%;

Để tránh mất thông tin cá nhân đạt 41,5%; Để tránh bị lừa đảo đạt 58,5%; Để ngăn

chặn truy cập trái phép đạt 34,1%; Tất cả các lựa chọn trên đạt 75,6%

 MoMo là ví điện tử ứng dụng các công nghệ bảo mật cao cấp, tiên tiến như xác

thực hai lớp; xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; tự động khóa

ứng dụng khi quá thời hạn sử dụng. Ví MoMo nhận được đánh giá cao của

người tiêu dùng bởi luôn áp dụng các công nghệ bảo mật mới nhất và đạt các
chứng nhận bảo mật cao cấp của ngành tài chính - ngân hàng thế giới.

Kết Luận:

Yếu tố đầu tiên tạo ra động lực tăng trưởng cho MoMo chính là sự tiện lợi của hình

thức thanh toán không tiền mặt. Đặc biệt, là những học sinh/sinh viên khi cần thanh

toán nhanh, tiện để có thể tiết kiệm thời gian thì tính năng này tích hợp trên chiếc

điện thoại thông minh, ví điện tử trở thành giải pháp được hưởng ứng rộng rãi cũng

là yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khi sử dụng ví MoMo. Bên cạnh

đó ví MoMo cũng cần phải gầy dựng lòng tin liên tục của Ví điện tử MoMo cũng

chứng tỏ mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày càng tăng của nó đối với người

dùng

Nguồn thông tin:

(1)Theo cuộc khảo sát đề tài: “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo

của sinh viên TP.HCM” đã khảo sat được 41 đối tượng.hời gian từ ngày 17/03/2024 đến

18/03/2024.

[2T-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 21DKQA3, 21DKQB1Tên thành viên: ĐỘI 4 – TẨY THỊ MINH TÂM Số thứ tự nhóm: 02

ĐẶNG THỊ THUY THỦY

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
Đề tài nhóm tạm
sinh viên TP.HCM
thời
Minh họa:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo.

(Nguồn 1)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tần suất sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ sử dụng để

thanh toán một tháng.

(Nguồn 1)

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ bảo mật của MoMo.

(Nguồn 1)
Hình 4: Biểu đồ đo lường nhóm tuổi của ví điện tử MoMo.

(Nguồn 1)

Hình 5: Biểu đồ của người tiêu dùng được biết đến ví điện tử MoMo qua các hình thức.

(Nguồn 1)
Hình 6: Biểu đồ đo lường tỉ lệ thể hiện lí do sủ dụng ví điện tử MoMo.

(Nguồn 1)

Hình 7: Biểu đồ đo lường tỉ lệ sử dụng của người tiêu dùng dùng vào các mục đích...

của ví điện tử MoMo.

(Nguồn 1)
Hình 8: Biểu đồ của việc bảo mật tài khoản MoMo.

(Nguồn 1)

Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự yêu thích trương trình khuyến mãi trên ví điện tử momo.

(Nguồn 1)

Mô tả:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nghề nghiệp của giới trẻ sử dụng Momo.

Dựa vào biểu đồ được cung cấp, chúng ta có thể phân tích về nghề nghiệp của khách

hàng sử dụng ví điện tử MoMo tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

Sinh viên là nhóm khách hàng sử dụng ví điện tử MoMo đông đảo nhất. Theo biểu

đồ, tỷ lệ sinh viên sử dụng MoMo là 47,6%. Con số này gần gấp đôi tỷ lệ nhóm

khách hàng sử dụng MoMo cao thứ hai (lao động tự do: 23,8%). Nhóm lao động tự

do và công/nhân viên cũng là những nhóm khách hàng tiềm năng của MoMo. Tỷ lệ

sử dụng MoMo của hai nhóm này lần lượt là 23,8% và 19%. Con số này cho thấy

MoMo đang dần được ưa chuộng bởi các nhóm khách hàng có thu nhập ổn định.

Nhóm khách hàng khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Tỷ lệ sử dụng MoMo của nhóm khách

hàng khác chỉ là 9,5%. Nhóm này có thể bao gồm những người nội trợ, người cao

tuổi, v.v. Không có nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử nhiều
 Biểu đồ cho thấy MoMo được sử dụng bởi nhiều nhóm khách hàng khác

nhau, bao gồm sinh viên, lao động tự do, công/nhân viên, và các nhóm khác.

Điều này cho thấy MoMo là một ví điện tử phổ biến và phù hợp với nhu cầu của

nhiều người. Sinh viên là nhóm khách hàng tiềm năng của MoMo do tỷ lệ sử

dụng MoMo cao nhất và nhu cầu thanh toán, chuyển khoản ngày càng tăng,

sinh viên là nhóm khách hàng tiềm năng mà MoMo cần tập trung khai thác.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tần suất sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ sử dụng để

thanh toán một tháng.

Dựa vào biểu đồ được cung cấp, chúng ta có thể phân tích tần suất sử dụng ví điện tử

MoMo như sau: Có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm sử dụng ví điện tử

MoMo từ 1-5 lần, 6-10 lần và trên 15 lần trong một tháng. Tuy nhiên, nhóm sử dụng

MoMo từ trên 15 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (50,8%), cho thấy đây là tín hiệu tích cực

khi ngày càng nhiều khách hàng sử dụng MoMo như phương tiện thanh toán thường

ngày.

 Nhóm sử dụng MoMo từ 5 đến 15 lần chiếm 36,5% và dưới 5 lần chỉ

chiếm 12,7% nhưng cũng là một tỷ lệ đáng kể cho thấy MoMo đang dần trở

thành phương thức thanh toán quen thuộc với nhiều người hơn và khách hàng

đang dần làm quen với xu hướng thanh toán online qua ví MoMo

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ bảo mật của MoMo.

Dựa vào biểu đồ:

Hầu hết khách hàng cảm thấy MoMo an toàn hoặc rất an toàn: Theo biểu

đồ, 71,4% khách hàng cảm thấy MoMo an toàn hoặc rất an toàn. Trong đó

39,7% khách hàng thậm chí cảm thấy MoMo "rất an toàn". Đây là một tín hiệu tốt
cho MoMo, cho thấy MoMo đã xây dựng được niềm tin với khách hàng về tính bảo

mật của ví điện tử.

 Tuy nhiên, vẫn còn một số khách hàng lo ngại về tính an toàn:

28,6% khách hàng chỉ cảm thấy MoMo an toàn ở mức bình thường hoặc ít an

toàn. MoMo cần tiếp tục nâng cao tính bảo mật để đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của khách hàng.

Hình 4: Biểu đồ đo lường nhóm tuổi của ví điện tử MoMo.

Dựa vào biểu đồ cung cấp, ta có thể thấy nhóm tuổi từ 30 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao

nhất (46,9%) trong số người tham gia khảo sát, tiếp theo là nhóm từ 24 - 30 tuổi

(23,4%) và nhóm từ 18 - 23 tuổi (29,7%). Nhóm tuổi từ 30 - 35 tuổi tuy vẫn chiếm

đa số, nhưng tỷ lệ đã giảm so với trước đây. Trong khi đó, tỷ lệ người sử dụng thuộc

nhóm tuổi từ 18 - 23 tuổi đang tăng lên.

 Điều này cho thấy khảo sát thu hút được nhiều người trẻ tuổi hơn. Sự kết

hợp giữa công nghệ internet và tính năng kết nối xã hội đã làm cho ví điện tử

Momo trở thành một lựa chọn phổ biến đối với nhiều người trẻ tuổi.

Hình 5: Biểu đồ của người tiêu dùng được biết đến ví điện tử MoMo qua các hình thức.

Dựa vào biểu đồ, ta thấy:

Quảng cáo trên nền tảng xã hội là hình thức phổ biến nhất để khách hàng biết đến

MoMo. Theo biểu đồ, 42,9% khách hàng biết đến MoMo qua hình thức này. Điều

này cho thấy mạng xã hội là kênh quảng cáo hiệu quả cho MoMo.

Giới thiệu của bạn bè, người thân cũng là một hình thức hiệu quả. 22,2% khách hàng

biết đến MoMo qua các hình thức này. Điều này cho thấy MoMo đang tạo dựng

được niềm tin và sự hài lòng cho người sử dụng. 34,9% khách hàng biết đến MoMo

qua hình thức tự tìm hiểu, họ chủ động trong việc tìm kiếm tìm hiểu về momo để sử
dụng.

 Sự kết hợp giữa quảng cáo trực tuyến, tích hợp trong các ứng dụng và

dịch vụ khác, tương tác trực tiếp với người dùng và mối quan hệ đối tác đóng

vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin và tăng cường nhận thức về

MoMo trong cộng đồng người tiêu dùng. Tuy vậy MoMo vẫn cần tiếp tục đa

dạng hóa kênh quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng hơn vì vẫn còn một số

người tiêu dùng tìm đến momo qua hình thức tự tìm hiểu.

Hình 6: Biểu đồ đo lường tỉ lệ thể hiện lí do sủ dụng ví điện tử MoMo.

Dựa vào hình ảnh biểu đồ được cung cấp, chúng ta có thể phân tích về lý do khách

hàng sử dụng ví điện tử MoMo tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

Có nhiều lý do khiến khách hàng sử dụng ví điện tử MoMo. Biểu đồ cho thấy 5 lý do

hàng đầu khiến khách hàng sử dụng MoMo là:

 Dễ sử dụng (41,3%)

 Có tính phổ biến cao (52,4%)

 Quét mã QR thanh toán dễ dàng (58,7%)

 Liên kết được nhiều tài khoản ngân hàng (54%)

 Độ bảo mật cao (47,6%)

 Ngoài ra, còn có nhiều lý do khác như: nạp tiền điện thoại dễ dàng, có nhiều

ưu đãi, voucher, chuyển tiền miễn phí, nhận tiền nhanh chóng,...

 Sự tiện lợi và dễ sử dụng là những yếu tố quan trọng nhất. Hai lý do

hàng đầu khiến khách hàng sử dụng MoMo là dễ sử dụng và có tính phổ biến

cao. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng quan tâm đến sự tiện lợi và dễ sử

dụng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. MoMo đang đáp ứng tốt

nhu cầu của khách hàng. Biểu đồ cho thấy MoMo đang đáp ứng tốt nhu cầu của

khách hàng về sự tiện lợi, dễ sử dụng, an toàn và bảo mật. Đây là những yếu tố
quan trọng giúp MoMo thu hút và giữ chân khách hàng.

Hình 7: Biểu đồ đo lường tỉ lệ sử dụng của người tiêu dùng dùng vào các mục đích...

của ví điện tử MoMo.

Dựa vào hình ảnh biểu đồ được cung cấp, chúng ta có thể phân tích về mục đích sử

dụng ví điện tử MoMo tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

Thanh toán nhanh đơn bằng mã QR là mục đích sử dụng MoMo phổ biến nhất. Theo

biểu đồ, 69.8%% người sử dụng MoMo để thanh toán hóa đơn. Điều này cho thấy

MoMo đang dần thay thế tiền mặt trong việc thanh toán các hóa đơn hàng ngày.

Nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim và gửi tiền cũng là mục đích sử dụng MoMo

được nhiều người lựa chọn. 52,4% người sử dụng MoMo để nạp tiền điện thoại

và 44% người sử dụng MoMo để mua vé xem phim và gửi tiền.

 Đây đều là những nhu cầu thiết yếu của người dân và MoMo đang cung

cấp dịch vụ một cách tiện lợi và nhanh chóng.

Hình 8: Biểu đồ của việc bảo mật tài khoản MoMo.

Dựa vào hình ảnh biểu đồ được cung cấp, chúng ta có thể phân tích về mức độ hài

lòng của khách hàng khi gặp vấn đề với ví điện tử MoMo tại TP. Hồ Chí Minh như

sau:

Hầu hết khách hàng hài lòng với cách MoMo xử lý khi họ gặp vấn đề: Theo biểu

đồ, 87,3% khách hàng hài lòng hoặc rất hài lòng với cách MoMo xử lý khi họ gặp

vấn đề. 52,4% khách hàng thậm chí cho biết họ "chưa từng gặp vấn đề" khi sử dụng

MoMo. Đây là một tín hiệu tốt cho MoMo, cho thấy MoMo đang nỗ lực hỗ trợ khách

hàng tốt nhất khi họ gặp vấn đề.


 Tuy nhiên, vẫn còn một số khách hàng không hài lòng: 12,7% khách

hàng không hài lòng với cách MoMo xử lý khi họ gặp vấn đề. MoMo cần tiếp

tục cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng để đáp ứng nhu cầu của tất cả khách

hàng.

Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự yêu thích trương trình khuyến mãi trên ví điện tử momo.

Qua biểu đồ ta thấy:

Các chương trình trò chơi nhận xu, đổi xu là yếu tố được yêu thích nhất 68,3% khách

hàng yêu thích chương trình khuyến mãi MoMo có các chương trình trò chơi nhận

xu, đổi xu. MoMo có thể tổ chức thêm các chương trình trò chơi với nhiều giải

thưởng hấp dẫn để thu hút khách hàng tham gia

Voucher giảm giá cũng thu hút được nhiều khách hàng: Theo biểu đồ, 63,5% khách

hàng yêu thích chương trình khuyến mãi MoMo có voucher giảm giá. Điều này cho

thấy MoMo cần tập trung vào việc triển khai các chương trình khuyến mãi với

voucher giảm giá để thu hút khách hàng.

Ưu đãi khi thanh toán hóa đơn điện nước, học phí và hoàn tiền cũng được nhiều

khách hàng yêu thích: 60,3% khách hàng yêu thích chương trình khuyến mãi MoMo

có ưu đãi khi thanh toán hóa đơn điện nước, học phí.

 Tuy có nhiều khách hàng thích chương trình khuyến mãi trên momo để

có thể giữ chân khách hàng sử dụng app lâu hơn momo có thể triển khai thêm

các chương trình ưu đãi cho các dịch vụ khác như thanh toán internet, mua vé

máy bay, đặt phòng khách sạn,...

Kết Luận:
MoMo là một ví điện tử phổ biến và được ưa chuộng đối với người tiêu dùng, đặc

biệt là trong cộng đồng người trẻ. Với tính năng thanh toán tiện lợi, tích hợp trong

nhiều ứng dụng và dịch vụ, cùng với chiến lược tiếp thị thông minh và sự chú trọng

đến an toàn bảo mật thông tin cá nhân, MoMo đã tạo ra một sự tiện ích và tin cậy cho

người dùng. Sự phổ biến và uy tín của MoMo đóng vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và thúc đẩy thói quen thanh toán

không dùng tiền mặt trong xã hội hiện đại.

Nguồn thông tin:

(1)Theo cuộc khảo sát đề tài: “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo

của sinh viên TP.HCM” đã khảo sat được 41 đối tượng.hời gian từ ngày 17/03/2024 đến

18/03/2024.

[2G-1] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
Đề tài nhóm tạm
sinh viên TP.HCM
thời
Minh họa:

Hình 1: Doanh thu một số doanh nghiệp ngành ví điện tử.


(Nguồn 1)

Hình 2: Mô hình tình hình sử dụng một số ví điện tử phổ biến của MoMo so sánh với các
ứng dụng khác. (Nguồn 2)
Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự phổ biến của ví điện tử MoMo so sánh với các ứng dụng khác.
(Nguồn 3)

Hình 4: Thị Phần ví điện tử tại Việt Nam năm 2022


Hình 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử momo

(Nguồn: Tổng hợp)

Mô tả:

Hình 1: Doanh thu một số doanh nghiệp ngành ví điện tử.

Theo báo cáo Chỉ số Thanh toán mới của Mastercard, trong năm 2022, 94% người

tiêu dùng tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán kỹ thuật số và

60% trong số đó sử dụng ví điện tử bằng thao tác trên điện thoại thông minh. Người

tiêu dùng cũng dự định sẽ sử dụng ví điện tử nhiều hơn trong tương lai, 77% cho biết

sẽ sử dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh thường xuyên hơn trong năm tới.

Dữ liệu cập nhật mới nhất của Vietdata cho thấy, tính đến cuối năm 2021 , gã kỳ lân

MoMo chiếm ưu thế khi thu hút tới 56% dân số Việt Nam sử dụng. Kế đến là

ShopeePay với 17%, ZaloPay 14%, ViettelPay 8%, còn lại là Moca và VNPT Pay

chỉ còn lần lượt 2% và 1%.


Dữ liệu của Vietdata cho thấy MoMo đang dẫn đầu thị trường ví điện tử Việt Nam,

tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường ví điện

tử Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới,

hứa hẹn nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, thị

trường ví điện tử vẫn đang cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều "ông lớn"

như Shopee, Zalo, Viettel,... Mỗi ví điện tử đều có những ưu điểm và nhược điểm

riêng, thu hút các nhóm khách hàng khác nhau.

Hình 2: Mô hình tình hình sử dụng một số ví điện tử phổ biến của MoMo so sánh với
các ứng dụng khác.

Là một ví điện tử độc lập, thành công của Momo đến từ việc cung cấp các chức năng

chính vượt trội, chẳng hạn như giao dịch nhanh chóng và mạng lưới chấp nhận rộng

rãi. Mặt khác, Shopee Pay với vai trò là ví điện tử mua sắm thương mại điện tử được

người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất vì các chương trình khuyến mãi và thuận tiện

trong việc mua hàng trực tuyến. Đối với ZaloPay, chiến lược thâu tóm mạnh mẽ của

ví điện tử này bằng cách đưa ra vô số khuyến mại rõ ràng đã có hiệu quả, khi hầu hết

người dùng chuyển sang sử dụng ZaloPay vì các dịch vụ thanh toán tiện lợi (nhanh

chóng, được chấp nhận tại nhiều nhà bán lẻ) và các chương trình khuyến mãi. Đối

với ViettelPay, uy tín thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất để áp dụng.

 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, MoMo đang chiếm ưu thế hơn các ứng dụng thanh toán

khác, cũng như nhận được sự yêu thích, quan tâm từ khách hàng đặc biệt phần lớn

nguồn khách hàng đến từ bạn bè/người thân. Vượt trội ở nhiều mặt, nhưng Ví điện tử

MoMo vẫn kém hơn ShopeePay và ViettelPay ở mặt khuyến mại phù hợp với nhu

cầu người dùng, danh tiếng thương hiệu. Đây cũng là điều mà ShopeePay, ViettelPay

thực hiện có vẻ tốt hơn so với “bạn cùng ngành”. Để đạt được yếu tố này, ShopeePay

làm khá tốt trong khâu khuyến mại khi đưa ra dịch vụ giảm giá giao hàng, mặt hàng,
áp dụng khi thanh toán trực tiếp qua Ví điện tử ShopeePay (giảm 50% cho khách

hàng khi thanh toán trực tiếp qua ShopeePay), hay ViettelPay – được phát hành bởi

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel trước đó đã gây dựng lòng tin

của khách hàng nên được khách hàng tin dùng hơn. Momo biết đâu là điểm mạnh

đâu là điểm yếu của mình, để có thể áp dụng được vào trong đời sống, tận dụng

chiến lược kinh doanh của mình để tiếp cận được đến với nhiều khách hàng hơn. Và

nhờ có vào mô hình kinh doanh hiệu quả mà Momo đã đạt được nhiều thành công

nhất định.

Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự phổ biến của ví điện tử MoMo so sánh với các ứng dụng khác.

MoMo với thế mạnh là ví điện tử có hệ sinh thái thanh toán lớn và đa dạng về tiện

ích, vì vậy “Đa dạng về dịch vụ liên kết/đối tác thanh toán” và “Sự tiện ích” là hai

yếu tố mà người dùng phản hồi tích cực nhất dành cho thương hiệu. Cụ thể

như: “Nạp tiền, chuyển tiền nhanh, đỡ tốn thời gian, không mất phí, thanh toán được

nhiều dịch vụ tại nhà” hoặc “Nhiều ưu đãi thông qua liên kết, giới thiệu bạn bè”.

Sơ dồ cho ta thấy mức độ phổ biến của các ví điện tử qua các quý 3 và quý 2 với ví

điện tử momo được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 79% (tăng 2% so với quý 2/2022),

vị thế dẫn đầu thị trường được củng cố. MoMo lại cho thấy sức mạnh trong việc đa

dạng hóa dịch vụ, tiện ích thanh toán và đối tác liên kết. ZaloPay đứng vị trí thứ hai

với tỷ lệ 59% (tăng 4% so với quý 2/2022), đang dần thu hẹp khoảng cách với

MoMo. ZaloPay với lợi thế chuyển đổi người dùng trực tiếp trong ứng dụng Zalo

Chat. Bên cạnh đó ShopeePay vị trí thứ ba với tỷ lệ 44% (giảm 1% so với quý

2/2022),mức độ sử dụng có dấu hiệu chững lại. Nếu ShopeePay đang khai thác tốt

lợi thế cạnh tranh (USPs) là nền tảng thanh toán tích hợp trong sàn TMĐT dẫn đầu

thị trường là Shopee. ViettelPay vị trí thứ tư với tỷ lệ 32% (giảm 2% so với quý

2/2022), ViettelPay với hệ sinh thái viễn thông cho phép chuyển tiền qua số điện

thoại cần đẩy mạnh chiến lược thu hút người dùng. VNPay vị trí thứ năm với tỷ lệ
20% (giảm 1% so với quý 2/2022), cần cải thiện giao diện và tăng cường chương

trình khuyến mãi. VNPAY với thế mạnh vững vàng của nền tảng cổng thanh toán

điện tử – sở hữu mạng lưới đối tác liên kết thanh toán “đáng nể”.

Hình 4: Thị Phần ví điện tử tại Việt Nam năm 2022

Tại Việt Nam, thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn trong những năm

qua do hành vi và sở thích của người tiêu dùng thay đổi. Theo một báo cáo mới

đây của Visa, 65% người tiêu dùng tại Việt Nam hiện mang ít tiền mặt hơn so với

trước COVID-19, trong khi 76% sử dụng ví điện tử. Trên 80% người tiêu dùng sử

dụng thanh toán thẻ, giao dịch mã QR, ví điện tử hàng tuần.

Theo Vietnambiz, Momo có lượng nhận biết, đang sử dụng và sử dụng thường

xuyên vượt trội hẳn so với Viettel Money và Shopee Pay, với mức độ nhận biết và

sử dụng thường xuyên là 53%, chiếm tỉ trọng rất cao. Trong khi đó đứng sau

Momo là Viettel Money với mức độ nhận biết và mức độ sử dụng thường xuyên là

25% . Đứng sau Viettel Money là Shopee Pay.

Từ đó có thể thấy khi đặt Momo lên bàn cân so với các đối thủ cạnh tranh như

Viettel Money, ShopeePay thì Momo chiếm vị thế hơn hẳn trong nhận thức của

người tiêu dùng và là ứng dụng được chọn sử dụng nhiều nhất trong thanh toán ví

điện tử. Có thể thấy rằng Momo đã thành công về việc xây dựng hình ảnh bắt mắt,

dễ nhìn, dễ sử dụng và trở thành ứng dụng ví điện tử được sử dụng nhiều nhất tại

Việt Nam.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử momo

Thông qua cuộc khảo sát “ mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng ví điện tử
Momo của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày

16/03/2024 đến ngày 18/03/2024, thu nhận được 205 phiếu . Câu hỏi “Anh/chị sẽ

tiếp túc sử dụng ví điện tử Momo trong thời gian tới” đã nhận được kết quả cho

thấy nền tảng này rất vững chắc có tới 95,12% tương đương 195 người sẽ tiếp tục

dùng ví điện tử Momo trong thời gian tới và chỉ có 4,88% tương đương 10 người

không tiếp tục sử dụng ví đện tử Momo.

Qua đó ta có thể thấy, tỷ lệ lớn người dùng sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử

Momo ,điều đó cho thấy người sử dụng có xu hướng quan tâm đến vấn đề này.

Người sử dụng luôn quan tâm tới sự tiện lợi, thích nghi với cuộc sống hiện đại

hóa, sử dụng mọi lúc mọi nơi và chọn lựa các tính năng phù hợp

=> Sau khi khảo sát và tổng hợp tất cả các kết quả, nhóm nhận thấy đề tài

nêu ra được hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm, đặc biệt là sinh viên ở

TP.Hcm. Có thể thấy với sóo phiếu chiếm 95,12% Momo hiện là một trong

những ví điện tự được nhiều người tin dùng.

Kết luận:

Dân số trẻ ngày càng kết nối cùng với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ đã khiến

cho Việt Nam trở thành “miếng bánh” dành cho Momo có nhiều đất diễn trong lĩnh

vực Fintech nói chung và ví điện tử nói riêng. Cho đến nay, dường như rất khó để Ví

điện tử MoMo tạo nên sự khác biệt ngoài việc giao dịch tiền dễ dàng, thanh toán hóa

đơn tiện lợi và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, việc ngày càng có

nhiều người sử dụng ví điện tử mở ra những mong đợi về nhu cầu của khách hàng sẽ

phát triển vượt ra ngoài các tính năng cơ bản. Điều đó cũng có nghĩa là khi ngày

càng có nhiều nhà cung cấp ví điện tử tham gia vào cuộc chiến tranh giành thị phần

trong “miếng bánh”, thì chìa khóa thành công nằm ở khả năng của các nhà cung cấp
trong việc xác định và giải quyết nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Khảo sát, nghiên

cứu hành vi nhu cầu sử dụng của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các

thành phố lớn khác. Để xây dựng chính sách, kế hoạch, mục tiêu nhằm giữ vững vị

thế của Ví điện tử MoMo trước các đối thủ là một công việc vô giá và không kém

phần cần thiết.

Mạng lưới thanh toán rộng rãi: MoMo có mạng lưới thanh toán rộng rãi nhất Việt

Nam với hơn 20 triệu điểm chấp nhận thanh toán. Người dùng có thể thanh toán

bằng MoMo tại hầu hết các cửa hàng, quán ăn, siêu thị, trung tâm thương mại,...Đa

dạng dịch vụ: MoMo cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như: thanh toán hóa đơn,

chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán online, đầu tư,... đáp ứng nhu cầu đa

dạng của người dùng. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng: MoMo có giao diện đơn giản,

dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng người dùng, kể cả người mới sử dụng

smartphone. Nhiều chương trình khuyến mãi: MoMo thường xuyên có các chương

trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho người dùng như: hoàn tiền, giảm giá, tặng

quà,...An toàn và bảo mật: MoMo áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất để

đảm bảo an toàn cho tài khoản và giao dịch của người dùng. Ngoài ra, còn có một số

lý do khác như: MoMo là ví điện tử tiên phong tại Việt Nam, đã xây dựng được uy

tín và thương hiệu strong. MoMo có đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng chuyên

nghiệp và nhiệt tình.MoMo thường xuyên cập nhật các tính năng mới để đáp ứng nhu

cầu của người dùng. Nhờ những ưu điểm trên, MoMo đã trở thành ví điện tử được sử

dụng nhiều nhất tại Việt Nam

Nguồn thông tin:

(1) Theo trang thông tin điện tử tổng hợp, bùng nổ thị trường ví điện tử, MoMo và
ZaloPay dẫn đầu danh sách thua lỗ, https://cafebiz.vn/bung-no-thi-truong-vi-dien-tu-
momo-va-zalopay-dan-dau-danh-sach-thua-lo-176231002133934317.chn, truy cập
ngày 30/03/2024
(2) Theo Trần Quang Minh, Mô Hình Kinh Doanh Của Momo: Siêu ứng dụng thanh
toán
(3) https://mocongtysingapore.com/mo-hinh-kinh-doanh-cua-momo/, truy cập ngày
1/4/2024
(4) https://chuyendoiso.ninhthuan.gov.vn/portal/pages/print.aspx?p=27579, truy cập
ngày 1/4/2024
(5) Khảo sát” Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh
viên TPHCM”, được thực hiện bởi 205 người từ ngày 16/03/2024 đến ngày
18/03/2024.

[3G-1] Đánh giá lại Đề tài nhóm tạm thời

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổitichs cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh
thời viên TPHCM

Minh họa:
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới trẻ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử momo

(Nguồn: Tổng hợp)

Mô tả:

Thông qua cuộc khảo sát “ mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng ví điện

tử Momo của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ

ngày 16/03/2024 đến ngày 18/03/2024, thu nhận được 205 phiếu . Câu hỏi

“Anh/chị sẽ tiếp túc sử dụng ví điện tử Momo trong thời gian tới” đã nhận được

kết quả cho thấy nền tảng này rất vững chắc có tới 95,12% tương đương 195

người sẽ tiếp tục dùng ví điện tử Momo trong thời gian tới và chỉ có 4,88% tương

đương 10 người không tiếp tục sử dụng ví đện tử Momo.

Qua đó ta có thể thấy, tỷ lệ lớn người dùng sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử

Momo ,điều đó cho thấy người sử dụng có xu hướng quan tâm đến vấn đề này.

Người sử dụng luôn quan tâm tới sự tiện lợi, thích nghi với cuộc sống hiện đại

hóa, sử dụng mọi lúc mọi nơi và chọn lựa các tính năng phù hợp

=> Sau khi khảo sát và tổng hợp tất cả các kết quả, nhóm nhận thấy đề tài

nêu ra được hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm, đặc biệt là sinh viên ở

TP.Hcm. Có thể thấy với sóo phiếu chiếm 95,12% Momo hiện là một trong

những ví điện tự được nhiều người tin dùng.

Dựa trên khảo sát của các đội về thực trạng vấn đề, đánh giá lại đề tài nhóm tạm thời ở Bước 1

○ Điểm mạnh × Điểm yếu

- Ví điện tử MoMo đang ngày càng phổ - Phạm vi khảo sát bị hạn chế chỉ khảo sát
tại Thành phố Hồ Chí Minh
biến, đặc biệt là sinh viên dễ tiếp cận dịch
vụ này. - Đề tài này cũng có một số điểm như tính
phức tạp, tính cạnh tranh, yêu cầu kỹ thuật
- Đề tài này có nhiều tài liệu tham khảo uy
và thời gian nghiên cứu lâu
tín, giúp cho việc nghiên cứu được thực hiện
- Việc sử dụng ví điện tử liên quan đến
một cách khoa học và chính xác. thông tin tài chính của người dùng, do đó
sinh viên có thể cung cấp thông tin cá nhân
- Nghiên cứu về giải pháp thay đổi tích cực
cho mục đích nghiên cứu chưa thực sự chính
ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh
xác
viên TPHCM vẫn còn là một đề tài mới, ít
được khai thác.

- Đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi để

thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử

MoMo của sinh viên.

- Góp phần nâng cao nhận thức của sinh

viên về an toàn, bảo mật và lợi ích khi sử

dụng ví điện tử Momo.

[4T-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề


Lớp: 21DKQA3 Tên thành viên: PHẠM VÂN ANH Số thứ tự nhóm: 02

PHẠM ÁI VY

Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổitichs cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh

thời viên TPHCM

Tên các giải pháp điều tra được

・Gảii pháp 1:Sự hữu ích

・Giải pháp 2:Tín nhiệm

・Giải pháp 3:Ảnh hưởng xã hội


・ Giải pháp 4: Độ bảo mật

・ Giải pháp 5: Sự phản hồi

・ Giải pháp 6: Sự liên lạc

Minh họa:

Từ các giải pháp điều tra được, Đội 1 đã tiến hành khảo sát ý kiến của 38 người từ

ngày 30/03/2024 đến ngày 01/04/2024 về các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng

ví điện tử Momo của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thu được như sau:

・Gảii pháp 1:Sự hữu ích, 27 phiếu (71,1%)

・Giải pháp 2:Tín nhiệm, 23 phiếu (60,5%)

・Giải pháp 3:Ảnh hưởng xã hội, 21 phiếu (55,3%)

・ Giải pháp 4: Độ bảo mật, 6 phiếu (15,8%)

・ Giải pháp 5: Sự phản hồi

・ Giải pháp 6: Sự liên lạc


Hình 1: Biểu đồ khảo sát giải pháp để nâng cao ý định sử dụng ví thanh toán điện tử

Momo (Nguồn1)

Qua khảo sát có thể thấy, khách hàng cho rằng Momo nên nâng cao sự hữu ích của

ứng dụng với 28 phiếu chiếm 71,8%; giải pháp tiếp theo cần được cải thiện là sự tín

nhiệm của người tiêu dùng với 24 phiếu chiếm 61,5%, giải pháp kế tiếp là gia tăng

ảnh hưởng của mạng xã hội với 22 phiếu chiếm 56,4%, các giải pháp còn lại là giải

pháp sự liên lạc của ứng dụng với 19 phiếu chiếm 48,7%, giải pháp sự phản hồi của

người sử dụng chiếm 17,9%, giải pháp nâng cao độ bảo mật chiếm 15,4%. Qua đây

có thể thấy 3 giải pháp chiếm tỷ lệ cao nhất là giải pháp nâng cao sự hữu ích của ứng

dụng, giải pháp sự tín nhiệm của người tiêu dùng, giải pháp gia tăng ảnh hưởng của

mạng xã hội.

 Vì vậy, có thể thấy MoMo đang nỗ lực cải thiện dịch vụ của mình để đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Việc tập trung vào 3 giải pháp trên cho

thấy MoMo đang đi đúng hướng trong việc xây dựng một ví điện tử uy tín, tiện

lợi và được người dùng tin tưởng.


Nhận thức sự hữu ích

Nhận thức tính dễ sử


dụng

Nhận thức về chi phí


Ý định sử dụng ví điện tử
Momo
Nhận thức về rủi ro

Nhận thức về tín


nhiệm

Ảnh hưởng xã hội

Hình 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử

MOMO: Trường hợp khách hàng tại Thành phố Cần Thơ.( Nguyễn Kim Hạnh và Võ

Văn Đậu,2021)

(Nguồn 2)

Dựa vào bài nghiên cứu Nguyễn Kim Hanh và Võ Văn Đậu (2021).Các yếu tố ảnh

hưởng đến ý định sử sụng dịch vụ trên ví điện tử Momo tại thành phố Cần Thơ.

Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử

Momo của khách hàng tại thành phố Cân thơ.

Tác giả đã thực hiện khảo sát từ tháng 10/2020 đến 11/2020 với phương thức khảo

sát là phỏng vấn trực tiếp và khảo sát online với các khách hàng đã và đang sử dụng

ví điện tử Momo tại Cần Thơ với số mẫu khảo sát đem về là 180. Tác giả đã sử dụng

phươg pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analys (EFA) để đo

lường tác động của 6 nhân tố: Nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận

thức về chi phí, nhận thức về rủi ro, nhận thức về tính nhiệm, ảnh hưởng xã hội. Từ
kết quả nghiên cứu, ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo của khách hàng tại

thành phố Cần Thơ chịu tác động tích cực từ 3 yếu tố “Nhận thức sự hữu ích” và

“Nhận thức tính dễ sử dụng” (Beta=0,553), “Nhận thức về tín nhiệm” (Beta=0,221),

“Ảnh hưởng xã hội” (Beta=0,116), hai yếu tố tiêu cực còn lại lần lượt là “Nhận thức

về rủi ro” (Beta=-0,028) và “Nhận thức về chi phí” (Beta=-0,114).

 Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng ví điện tử

Momo của khách hàng là yếu tố “Nhận thức sự hữu ích và tính dễ sử

dụng”.Qua đó cho thấy, ví điện tử là một dịch vụ đem lại lợi ích , đáp ứng được

xu hướng phát triển chung của xã hội cũng như giải quyết nhu cầu giao dịch

nhanh chóng, tiện lợi của khách hàng khi thực hiện các giao dịchTuy nhiên,

MoMo cần đơn giản hóa các thủ tục đăng kí khi sử dụng, đa dạng tính năng các

ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng; mở rộng đối tác, địa

điểm chấp nhận thanh toán để gia tăng thêm thị phần và lượng khách hàng sử

dụng, giảm bớt chi phí chuyển khoản liên ngân hàng; đẩy mạnh công tác truyền

thông và phối hợp với cơ quan báo chí để thực hiện các chương trình nhằm

nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người tiêu dùng; tập trung phát

triển, mở rộng các mô hình ứng dụng trên nền tảng di động và hình thức thanh

toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng

cường an ninh mạng, bảo mật thông tin khách hàng


Tính hiệu quả

Hoàn thành đơn đặt


hàng

Độ tin cậy
Sự hài lòng về chất lượng
dịch vụ
Độ bảo mật

Sự phản hồi

Sự liên lạc

Hình 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

ví điện tử Momo tại Thành phố Hồ Chí Minh.( Tô Anh Thơ – Trần Thị Siêm, 2021)

(Nguồn 3)

Theo bài nghiên cứu của Thảo (2020) về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

tại Việt Nam, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64,160 triệu giao dịch, tương ứng với gần

35,728 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về

giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018). Điều này cho thây, việc thanh toán không

dùng tiền mặt đang ngày càng tăng cao, trong đó thanh toán qua Ví điện tử Momo

đang dẫn đầu trong các giao dịch không tiền mặt hiện nay tại Việt Nam. Bài viết đã

đề xuất mô hình nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của

khách hàng về chất lượng dịch vụ của ví điện tử Momo tại TP. Hồ Chí Minh.

Tác giả đã thực hiện qua khảo sát trực tuyến thông qua email và facebook tại TP. Hồ

Chí Minh. Tổng số bảng câu hỏi thu về 325 và chỉ có 297 bảng câu hỏi được châp

nhận để phân tích dữ liệu. Đôi tượng khảo sát là những khách hàng trên địa bàn TP.

Hồ Chí Minh đã và đang sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ví điện tử Momo

gồm 5 yếu tố và mức độ ảnh hưởng theo trình tự tàng dần là: Độ bảo mật (P =

0.325); Sự liên lạc (P = 0.214); Tính hiệu quả (P - 0.172); Sự phản hồi (P = 0.137) và

Độ tin cậy (P - 0.118).

 5 nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp

đến sự hài lòng của người dùng Momo. Để nâng cao sự hài lòng của người dùng,

Momo cần tập trung cải thiện các yếu tố này, đặc biệt là yếu tố bảo mật, sự liên

lạc và tính hiệu quả.

Nguồn thông tin:

(1)Khảo sát các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng ví thanh toán điện tử Momo

Tại địa bàn TP HCM, được thực hiện bởi 38 người, thực hiện từ ngày 28/03/2024

đến ngày 31/03/2024.

(2) Nguyễn Kim Hạnh và Võ Văn Đậu (2021) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử MOMO: Trường hợp khách hàng tại Thành phố

Cần Thơ: https://tckhtm.tmu.edu.vn/upload/news/files/155-b2.pdf , truy cập ngày

28/3/2024.

(3) Tô Anh Thơ – Trần Thị Siêm (2021) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của

khách hàng về chất lượng dịch vụ ví điện tử Momo tại Thành phố Hồ Chí

Minhhttps://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/149550/1/

CVv146S162021340.pdf, truy cập ngày 30/03/2024.

[4T-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 21DKQB1 Tên thành viên: NGUYỄN HẢI AN Số thứ tự nhóm: 02


Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh

thời viên TP.HCM

Tên các giải pháp điều tra được

 Giải pháp 1: Hữu ích mong đợi

 Giải pháp 2: Dễ sử dụng hơn mong đợi

 Giải pháp 3: Ảnh hưởng xã hội

 Giải pháp 4: Tin cậy cảm nhận

 Giải pháp 5: Hỗ trợ chính phủ

 Giải pháp 6: Cộng đồng người dùng

Minh họa:

Từ các giải pháp điều tra được, Đội 2 đã tiến hành khảo sát ý kiến của 30 người từ

ngày 27/03/2024 đến ngày 27/03/2024 về các giải pháp để thay đổi tích cực ý định sử

dụng ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thu được

như sau:

 Giải pháp 1: Hữu ích mong đợi(76.7%)

 Giải pháp 2: Dễ sử dụng hơn mong đợi(63.3%)

 Giải pháp 3: Ảnh hưởng xã hội(56.7%)

 Giải pháp 4: Tin cậy cảm nhận(70%)

 Giải pháp 5: Hỗ trợ chính phủ(56.7%)

 Giải pháp 6: Cộng đồng người dùng(53.3%)


Hình 1: Biểu đồ khảo sát giải pháp để thay đổi tích cực ý định sử dụng

ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn 1)

Qua khảo sát có thể thấy được rằng, người sử dụng ví điện tử cho rằng nên gia tăng

giải pháp là Hữu ích mong đợi với 23 phiếu chiếm 76.7%; giải pháp tiếp theo cần

được gia tăng là tin cậy cảm nhận với 21 phiếu chiếm 70%; giải pháp kế tiếp là giải

pháp dễ sử dụng hơn mong đợi với 19 phiếu chiếm 63.3%; các giải pháp còn lại là

giải pháp ảnh hưởng xã hội và hỗ trợ chính phủ với 17 phiếu và cùng chiếm 56.7%;

cuối cùng là giải pháp cộng đồng người dùng với 16 phiếu chiếm 53.3%. Có thể thấy

rằng, 3 giải pháp chiếm tỷ lệ cao nhất là giải pháp hữu ích mong đợi, giải pháp tin

cậy cảm nhận, giải pháp dễ sử dụng hơn mong đợi.

 Do vậy, Momo cần phải nâng cao những tính năng hữu ích phù hợp với mong

đợi của khách hàng, tăng độ bảo mật để khách hàng có thể tin cậy vào Momo.

Ngoài ra, dù tăng tính hữu ích và bảo mật nhưng vẫn phải dễ sử dụng từ đó sẽ

lấy được sự tin cậy và sự đánh giá tốt của khách hàng. Từ đó có thể gia tăng
quyết định sử dụng ví điện tử Momo.

Hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu

dùng tại Việt Nam (Phạm Đại Dương, Trương Quang Minh, 2021)

(Nguồn 2)

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Đại Dương, Trương Quang Minh(2021)”Nghiên

cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng

tại Việt Nam”. Có thể thấy rằng những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh

toán di động của người tiêu dùng tại Việt Nam đã chịu tác động bởi: Hữu ích mong

đợi, dễ sử dụng hơn mong đợi, ảnh hưởng xã hội, tin cậy cảm nhận, hỗ trợ chính phủ
và cộng đồng người dùng.

Tác giả đã khảo sát được 450 phiếu để sử dụng cho mô hình nghiên cứu ra kết quả

phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Y=0.462TCCN+0.321DSDHMD+0.258HIMD+0.247AHXH

+0.220CDND+0.200HTCP. Tác giả đã sử dụng phân tích thống kê để đo lường 6

nhân tố đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. Như vậy các biến độc lập tác động thuận

đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng tại Việt Nam. Có thể thấy

rằng mức độ quan trọng của các nhân tố theo từ cao đến thấp: Tin cậy cảm nhận

(β=0.462); dễ sử dụng hơn mong đợi(β=0.321); hữu ích mong đợi(β=0.258); ảnh

hưởng xã hội(β=0.247); cộng đồng người dùng(β=0.220); hỗ trợ chính phủ(β=0.200).

 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến phụ thuộc Y “ý định sử dụng thanh

toán di động của người tiêu dùng tại Việt Nam” chịu sự tác động của các biến

độc lập bao gồm các biến: Tin cậy cảm nhận, dễ sử dụng hơn mong đợi, hữu ích

mong đợi, ảnh hưởng xã hội, cộng đồng người dùng, hỗ trợ chính phủ.

Kết luận

Qua kết quả khảo sát sinh viên đang sử dụng ví điện tử Momo tại Thành phố Hồ Chí

Minh và các bài nghiên cứu với chủ đề tương tự. Tuy đã có vị thế vững vàng trên thị

trường thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử, Momo vẫn nên cải thiện và nâng cao

một vài yếu tố để gia tăng lượng người tiêu dùng. Momo cần đặc biệt chú trọng

vào yếu tố tin cậy cảm nhận, đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới niềm tin của

khách hàng và sự phát triển sau này của nền tảng. Ngoài ra việc bắt kịp thời

đại, không ngừng đổi mới và cải tiến để cho khách hàng dễ sử dụng ví điện tử

Momo cũng là yếu tố quan trọng để Momo có thể giữ được vị thế như hiện tại

trong lòng nhóm trẻ, cụ thể hơn là sinh viên đang sinh sống và làm việc tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Các chính sách mới bao gồm sự hữu ích, độ bảo mật

cao, ảnh hưởng của xã hội và được hỗ trợ từ chính phủ cũng mang lại những lợi

ích lâu dài cho Momo.

Nguồn thông tin:

(1) Khảo sát giải pháp để thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh

viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện bởi 30 người, thực hiện từ ngày

27/03/2024 đến 27/03/2024.

(2) Phạm Đại Dương, Trương Quang Minh(2021)”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng tại Việt Nam”,

https://tailieu.vn/doc/cac-nhan-to-anh-huong-den-dinh-su-dung-vi-dien-tu-momo-

khu-vuc-tp-ho-chi-minh-2413998.html , truy cập ngày28/3/2024

[4T-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 21DKQA2,19DKQA1 Tên thành viên: ĐỘI 3 – TRỊNH THỊ MINH HUYỂN,

HUỲNH ĐĂNG KHOA Số thứ tự nhóm: 02

Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
thời sinh viên TP.HCM

Tên các giải pháp điều tra được

・ Giải pháp 1: Thái độ đối với ví điện tử MoMo

・ Giải pháp 2: Tin cậy cảm nhận

・ Giải pháp 3: Hữu ích cảm nhận

・ Giải pháp 4: Tính dễ sử dụng

・ Giải pháp 5: Tính năng, công nghệ

・ Giải pháp 6: Cảm nhận rủi ro

Minh họa:

Theo kết quả khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử

MoMo của sinh viên tại TP.HCM” được thực hiện từ 26/03/2024 đến 27/03/2024, theo hình

thức khảo sát trực tuyến, kết quả thu được từ người khảo sát có xu hướng lựa chọn sử dụng

Ví điện tử MoMo, từ đó nhận được các giải pháp tương tự như sau:

・ Giải pháp 1: Thái độ đối với ví điện tử MoMo, 17 phiếu

・ Giải pháp 2: Tin cậy cảm nhận, 23 phiếu

・ Giải pháp 3: Hữu ích cảm nhận, 21 phiếu

・ Giải pháp 4: Tính dễ sử dụng, 26 phiếu

・ Giải pháp 5: Tính năng, công nghệ, 26 phiếu

・ Giải pháp 6: Cảm nhận rủi ro, 27 phiếu


Hình 1: Biểu đồ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện

tử MoMo của sinh viên tại TP.HCM

(Nguồn 1)

Qua 40 phiếu khảo sát có thể thấy được rằng, phần lớn người sử dụng ví điện tử

MoMo cho rằng giải pháp về cảm nhân rủi ro là giải pháp giúp tăng quyết định sử

dụng ví điện tử MoMo, chiếm 27 phiếu (67,5%), sau đó với 2 giải pháp chiếm cùng

tỉ lệ (65%), cùng số phiếu (26 phiếu) là giải pháp tính dễ sử dụng và tính năng, công

nghệ, kế đến là giải pháp tin cậy cảm nhận chiếm 23 phiếu (57,7%), tiếp theo giải

pháp hữu ích và cảm nhận chiếm 21 phiếu (52,5%) và giải pháp thái độ đối với ví

điện tử MoMo chiếm 17 phiếu (42,5%). Trong số các giải pháp được khảo sát thì 3

giải pháp chiếm tỉ lệ cao nhất đó chính là giải pháp về cảm nhận rủi ro, tính dễ sử

dụng và tính năng, công nghệ.

 Chính vì thế, ví điện tử MoMo cần có những sự đổi mới về vấn đề này bằng

cách xây dựng một quy trình giao dịch có độ tin cậy, làm cho người dùng cảm

nhận được sự hữu ích của ứng dụng, tạo nên 1 thái độ tốt tối thiểu đối với người

dùng ví điện tử. Nếu ví điện tử MoMo có thể cải thiện được những vấn đề này

thì tin chắc rằng trong tương lai gần số lượng người sử dụng ví điện tử MoMo

sẽ tăng nhanh, khẳng định vị thế của Shopee trên thị trường.
Hình 2: Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại

Tp.HCM.

(Nguồn 2)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hành vi sử dụng của sinh viên được thể hiện qua

5 yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố lần lượt xếp theo thứ tự quan trọng giảm

dần như sau: Thái độ đối với Ví điện tử MoMo (β = 0.903), Tin cậy cảm nhận (β =

0.895), Hữu ích cảm nhận (β = 0.881), Tính dễ sử dụng (β = 0.879), Ảnh hưởng xã

hội (β = 0,837). Về cơ bản, kết quả đã đóng góp phần nào đó giúp hiểu rõ hơn các

yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo. Nhưng để nâng cao ý định sử

dụng Ví điện tử của sinh viên hơn thì mỗi một yếu tố trên cần có sự nâng cao và cải

thiện hơn nữa. Yếu tố thái độ đối với Ví điện tử MoMo được người tiêu dùng đánh

giá có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi sử dụng của sinh viên đối với Ví điện
tử MoMo.

 Như vậy, Ví điện tử MoMo cần thiết kế giao diện rõ ràng, dễ thao tác, khách

hàng không cần thực hiện quá nhiều bước mới có thể thanh toán trực tuyến.

Tích hợp tiện ích tìm kiếm mã thanh toán nhanh bằng cách chạm và quét gương

mặt thay vì nhập mật khẩu sẽ nhanh hơn cho người tiêu dùng. Về hữu ích cảm

nhận: xây dựng một qui trình giao dịch thật dễ dàng, rút ngắn thời gian tải

trang web, giảm thiểu thời gian chờ đợi đăng nhập vào ứng dụng và thực hiện

giao dịch, đảm bảo website hoạt động liên tục thông suốt. Về sự tin cậy cảm

nhận: xây dựng chính sách hoàn trả, bồi thường và khiếu nại của khách hàng,

các chính sách về bồi thường đối với các giao dịch cần phải có các quy định điều

kiện cụ thể đối với từng trường hợp được bồi thường, kể các các lỗi không được

bồi thường cũng cần quy định rõ để khách hàng tham khảo.

Hình 3. Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại

Tp.HCM.

(Nguồn 3)
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hành vi sử dụng của khách hàng được thể hiện

qua 6 yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố lần lượt xếp theo thứ tự quan trọng

giảm dần như sau: Tính năng công nghệ (β =0.873), Cảm nhận rủi ro (β =0.869), Lợi

ích tài chính (β=0.810), Hình ảnh thương hiệu (β =0.803), An toàn và bảo mật (β

=0.783), Ảnh hưởng xã hội (β =0.780). Về cơ bản, kết quả đã đóng góp phần nào đó

giúp hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng của khách hàng tại Ví điện

tử MoMo.

Dựa vào bài nghiên cứu của các tác giả Công Vũ HÀ My và Nguyễn Hùng Cường

vào 02/06/2022

 Có thể kết luận các mối quan hệ này là tích cực do dấu của các mối quan hệ

đều là dấu dương. Có thể các yếu tố đều tác động tích cực đến hành vi sử dụng

ví điện tử MoMo tại TP. Hồ Chí Minh

Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu khảo sát trên nền tảng lý thuyết và thực tế liên quan

đến các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên tại TP.HCM. Đội đã nghiên cứu thu

thập làm cơ sở đưa ra những giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. Dựa vào

kết quả khảo sát cũng như bài nghiên cứu ở trên thì đội thấy rằng yếu tố chính

tác ảnh hưởng lớn đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên đó là

tính dễ sử dụng, hữu ích cảm nhận và tin cậy cảm nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó

vẫn còn những điểm hạn chế mà sinh viên mong muốn đóng góp mong muốn

MoMo cải thiện nhiều hơn như là: Về chất lượng ứng dụng và ảnh hưởng xã

hội, từ đó có thể rút ra những giải pháp giúp MoMo ngày càng hoàn thiện và

phát triển hơn trên thị trường.

Nguồn thông tin:


1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử momo của sinh

viên tại Tp.HCM

2. Công Vũ Hà Mi và Nguyễn Hùng cường (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn ví điện tử của người tiêu dùng trẻ Thành phố Hà Nội,

CVv497S1952022083.pdf (dlu.edu.vn), truy cập ngày 27/03/2024.

3. Hà Hải Đăng và Phùng Thanh Bình (2019), TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI

RO ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ, 379296.pdf (ktpt.edu.vn),

truy cập ngày 27/03/2024

[4T-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề

Lớp: 21DKQB1,21DKQA3 Tên thành viên: ĐẶNG THỊ THU THUỶ Số thứ tự nhóm: 02

TẨY THỊ MINH TÂM

Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của
thời sinh viên TP.HCM

Tên các giải pháp điều tra được

 Tính tiện lợi

 Ưu đãi và khuyến mãi

 Mức độ an toàn và bảo mật

 Ảnh hưởng xã hội

 Nhận thức về thương hiệu MoMo


Theo kết quả khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử

MoMo của sinh viên tại TP.HCM” được thực hiện từ 26/03/2024 đến 27/03/2024, theo hình

thức khảo sát trực tuyến, kết quả thu được từ người khảo sát có xu hướng lựa chọn sử dụng

Ví điện tử MoMo, từ đó nhận được các giải pháp tương tự như sau:

Tổng số phiếu khảo sát: 90 phiếu

Kết quả bình chọn:

- Yếu tố 1. Hiệu quả mong đợi: 5 phiếu (5.5%)

- Yếu tố 2. Ảnh hưởng xã hội: 25 phiếu (27.8%)

- Yếu tố 3. Hỗ trợ chính phủ: 10 phiếu (11.1%)

- Yếu tố 4. Niềm tin: 7 phiếu (7.8%)

- Yếu tố 5. Giá cả: 45 phiếu (50%)

- Yếu tố 6. Ý định mua sắm: 3 phiếu (3.3%)

Minh họa:

Biểu đồ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến


quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử MoMo
của sinh viên tại TP.HCM
Ý định mua sắm 3
Giá cả 45
Niềm tin 7
Hỗ trợ chính phủ 10
Ảnh hưởng xã hội 25
Hiệu quả mong đợi 5
2.5 7.5 12.5 17.5 22.5 27.5 32.5 37.5 42.5 47.5
Hiệu quả Ảnh Hỗ trợ Niềm tin Giá cả Ý định
mong đợi hưởng xã chính phủ mua sắm
hội
Số phiếu 5 25 10 7 45 3
bầu

Số phiếu bầu

Hình 2: Biểu đồ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện
tử MoMo của sinh viên tại TP.HCM
(Nguồn 1)

Dựa trên khảo sát 90 sinh viên tại TP.HCM, nghiên cứu này hé mở những yếu tố then

chốt tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo.

Giá cả là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

MoMo, chiếm 50% số phiếu bầu. Mức phí giao dịch và các dịch vụ khác của MoMo

có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng của người dùng. Ảnh hưởng xã hội là

yếu tố quan trọng thứ hai, chiếm 27.8% số phiếu bầu. Việc người thân, bạn bè sử

dụng MoMo cũng khuyến khích người dùng sử dụng ví điện tử này. Hỗ trợ chính phủ

và là yếu tố quan trọng thứ ba, chiếm 11.1% số phiếu bầu. Chính sách khuyến khích

sử dụng ví điện tử của chính phủ cũng góp phần thúc đẩy người dùng sử dụng

MoMo. Điều này cho thấy người dùng đánh giá cao sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ

dàng sử dụng của MoMo. Niềm tin là yếu tố quan trọng thứ tư, chiếm 7.8% số phiếu

bầu. Người dùng cần tin tưởng vào tính bảo mật và an toàn của MoMo để sử dụng ví

điện tử này. Hiệu quả mong đợi đúng thứ năm với 5.5% số phiếu bầu và ý định mua

sắm là yếu tố quan trọng thứ sáu, chiếm 3.3% số phiếu bầu. Người dùng có ý định

mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn thường xuyên sẽ có xu hướng sử dụng

ví điện tử MoMo.

Kết luận:

 Giá cả là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử

MoMo. Các yếu tố khác như ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ chính phủ, niềm tin, hiệu quả

mong đợi và ý định mua sắm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người

dùng sử dụng MoMo cần tiếp tục nâng cao hiệu quả mong đợi của ví điện tử bằng

cách cải thiện tốc độ giao dịch, tăng cường tính bảo mật và an toàn, và cung cấp

thêm nhiều dịch vụ tiện ích.

MoMo cũng cần chú trọng đến các yếu tố khác như ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ chính
phủ, niềm tin, giá cả và ý định mua sắm để thu hút thêm người dùng.

Ngoài ra, MoMo có thể:

 Tăng cường các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút người dùng mới.

 Hợp tác với các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ để mở rộng mạng lưới thanh toán.

 Tăng cường quảng bá thương hiệu và nâng cao nhận thức của người dùng về MoMo.

 Thực hiện các nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn nhu cầu của người dùng và đưa

ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Hình 2: Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại
Tp.HCM.
(Nguồn 2)

Mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích hồi quy cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng

đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại Tp.HCM: Ảnh hưởng xã

hội (β = 0.299): Yếu tố này có tác động mạnh mẽ nhất, cho thấy sinh viên có xu

hướng sử dụng MoMo khi được bạn bè, gia đình và người xung quanh sử dụng. Hiệu

quả mong đợi (β = 0.289): Sinh viên sử dụng MoMo khi họ tin tưởng vào lợi ích và

tiện ích mà ví điện tử này mang lại. Hỗ trợ chính phủ (β = 0.285): Chính sách hỗ
trợ từ chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng MoMo. Tin cậy

cảm nhận (β = 0.113): Mức độ tin tưởng vào MoMo về bảo mật và an toàn thông tin

ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của sinh viên. Điều kiện thuận lợi (loại bỏ): Yếu

tố này không có tác động đáng kể trong mô hình này.

Kết quả nghiên cứu đề xuất: MoMo cần nâng cao nhận thức của sinh viên về lợi

ích và tiện ích của ví điện tử. Tăng cường chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành

cho sinh viên để thu hút và giữ chân khách hàng. Hợp tác với trường đại học và tổ

chức giáo dục để nâng cao hiểu biết về MoMo, thúc đẩy sử dụng ví điện tử trong

thanh toán học phí và các dịch vụ khác. Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá

nhân của người dùng là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, MoMo cần tiếp tục phát triển các tính năng mới và tiện lợi hơn để đáp ứng

nhu cầu của sinh viên. Mở rộng mạng lưới thanh toán và hợp tác với nhiều đối tác

hơn để tăng cường tiện ích cho người dùng. Tăng cường hoạt động truyền thông và

quảng bá để nâng cao nhận thức về thương hiệu MoMo.

Mô hình nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho MoMo trong việc phát triển

chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng là sinh viên tại Tp.HCM. Việc tập trung

vào các yếu tố ảnh hưởng chính như hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, hỗ trợ

chính phủ và tin cậy cảm nhận sẽ giúp MoMo nâng cao tỷ lệ sử dụng ví điện tử trong

nhóm khách hàng tiềm năng này.


Hình 3. Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại
Tp.HCM.

(Nguồn 3)

Mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 yếu tố ảnh hưởng

đến hành vi sử dụng Ví điện tử MoMo của sinh viên tại Tp.HCM:

1. Ý định mua sắm trực tiếp (β = 0.866): Yếu tố này có tác động mạnh mẽ nhất, cho

thấy sinh viên có xu hướng sử dụng MoMo khi họ có ý định mua sắm trực tuyến.

2. Niềm tin (β = 0.862): Mức độ tin tưởng vào MoMo về bảo mật và an toàn thông tin

ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng của sinh viên.

3. Giá cả (β = 0.855): Mức phí giao dịch và ưu đãi của MoMo so với các phương thức

thanh toán khác là yếu tố quan trọng thu hút sinh viên sử dụng.

4. Rủi ro nhận thức (β = 0.813): Mức độ lo ngại về rủi ro khi sử dụng MoMo (như bị

lừa đảo, mất tiền) ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của sinh viên.

5. Chuẩn mực chủ quan (β = 0.752): Ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và những người

xung quanh cũng tác động đến việc sinh viên sử dụng MoMo.

6. Nhận thức sự hữu ích (β = 0.750): Sinh viên sử dụng MoMo khi họ tin rằng ví điện

tử này mang lại lợi ích và tiện ích cho họ.

7. Nhận thức dễ sử dụng (β = 0.715): Giao diện đơn giản và dễ sử dụng là yếu tố quan

trọng thu hút sinh viên sử dụng MoMo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: MoMo cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức

của sinh viên về lợi ích và tiện ích của ví điện tử, đặc biệt là trong việc thanh toán

trực tuyến. Tăng cường các biện pháp bảo mật và an toàn thông tin để xây dựng niềm

tin cho người dùng. Cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn để thu

hút sinh viên sử dụng MoMo. Tăng cường các hoạt động truyền thông để nâng cao

nhận thức về thương hiệu MoMo và giải tỏa lo ngại về rủi ro khi sử dụng ví điện tử.
Ngoài ra, MoMo cần:

- Tiếp tục phát triển các tính năng mới và tiện lợi hơn để đáp ứng nhu cầu của sinh

viên.

- Mở rộng mạng lưới thanh toán và hợp tác với nhiều đối tác hơn để tăng cường tiện

ích cho người dùng.

- Tăng cường các hoạt động cộng đồng để tạo dựng hình ảnh thân thiện và gần gũi với

sinh viên.

Kết luận:

Mô hình nghiên cứu cung cấp những thông tin hữu ích cho MoMo trong việc phát

triển chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng là sinh viên tại Tp.HCM. Việc tập

trung vào các yếu tố ảnh hưởng chính như ý định mua sắm trực tiếp, niềm tin, giá cả,

rủi ro nhận thức, chuẩn mực chủ quan, nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng

sẽ giúp MoMo nâng cao tỷ lệ sử dụng ví điện tử trong nhóm khách hàng tiềm năng

này.

Nguồn thông tin:

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử momo của sinh

viên tại Tp.HCM

5. Công Vũ Hà Mi và Nguyễn Hùng cường (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn ví điện tử của người tiêu dùng trẻ Thành phố Hà Nội,

CVv497S1952022083.pdf (dlu.edu.vn), truy cập ngày 27/03/2024.

6. Hà Hải Đăng và Phùng Thanh Bình (2019), TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI

RO ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ, 379296.pdf (ktpt.edu.vn),

truy cập ngày 27/03/2024


[5G-1] Các nguyên nhân của vấn đề
Phiếu này dùng để xác định nguyên nhân của vấn đề nhóm đang nghiên cứu.

Lớp: 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm:02

Đề tài nhóm tạm Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của

thời sinh viên TP.HCM

Tên nguyên nhân được chọn:

・ Nguyên nhân 1: Ảnh hưởng xã hội

・ Nguyên nhân 2: Hữu ích mong đợi

・ Nguyên nhân 3: Cảm nhận rủi ro

・Nguyên nhân 4 :Ý định mua hàng

Minh họa:

Thông qua khảo sát “các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng ví thanh toán điện tử

Momo tại địa bàn TP HCM” ta thu được các nguyên nhân của các tác giả Nguyễn

Kim Hạnh và Võ Văn Đậu (2021), Công Vũ Hà My và Nguyễn Hùng Cường

(2022).Sau khi thực hiện cuộc khảo sát, nhóm đã tìm ra được 4 nguyên nhân tác

Ảnh hưởng xã
hội

Yếu tố ảnh
huỏng đến ý
Hữu ích mong Cảm nhận rủi
định sử dụng
đợi ro
ví điện tử
MoMo

Ý định mua
hàng
động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử

MoMo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Tác giả tổng hợp

YẾU TỐ 1: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Theo G.N.Fishbein (1987), ảnh hưởng xã hội là ảnh hưởng của người này đến hành

vi của người khác, ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người chỉ dẫn , định hướng

cho hành vi của một người khác. Do đó, ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì

tạo ra sự thay đổi về hành vi dựa vào những áp lực chi phối trong một bối cảnh nhất

định. Bắt chước là quá trình căn bản của đời sống xã hội. Nó không phải là sự sao

chép đơn giản, mà là sự sản xuất độc đáo, bao gồm cả sự sáng tạo. Bắt chước là phát

triển các khuôn mẫu ứng xử cho phép chủ thể hành động hiệu quả và hài lòng (Tarde,

1903).

Khái niệm lây truyền xã hội được Le bon đưa ra lần đầu tiên khi ông nghiên cứu về

đám đông. Theo Le bon, sự lây truyền xã hội là cơ sở để hình thành đám đông khi

mà những cảm xúc và những ý kiến trao đổi với nhau được nhân lên và củng cố. Lây

truyền xã hội quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử mang tính chi phối

được truyền từ người này sang người khác.

Trong cuộc sống có nhiều dẫn chứng về sự ảnh hưởng xã hội qua bắt chước và lây

truyền xã hội. Chẳng hạn, một học sinh thay đổi hành vi của mình theo hành vi của

các học sinh khác trong lớp. Một cổ động viên của một đội bóng đá tự nguyện mặc

quần áo của các cầu thủ đội bóng. Hiện tượng mốt trong ăn mặc, kiểu tóc của thanh

niên là một dẫn chứng thuyết phục cho sự bắt chước và ảnh hưởng xã hội… Tại sao
con người phải làm theo hoặc cố gắng làm theo những người khác? Tại sao con

người phải bắt chước người khác về cách thức suy nghĩ và hành vi ứng xử? Một

trong những lý do mà cá nhân tuân thủ, làm theo cách thức ứng xử của các thành

viên khác trong nhóm là để được các thành viên trong nhóm chấp nhận. Một học sinh

thay đổi hành vi của mình theo hành vi của các học sinh khác trong lớp để được các

thành viên trong lớp chấp nhận, để học sinh này không bị lớp cô lập. Một cổ động

viên của một đội bóng đá tự nguyện mặc quần áo của các cầu thủ đội bóng để cá

nhân này cảm thấy mình là một phần của nhóm cổ động viên và của đội bóng, để

được họ chấp nhận. Thanh thiếu niên hiện nay chạy theo mốt về ăn mặc, kiểu tóc của

các diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc là để họ được cộng đồng thanh thiếu niên thừa nhận,

để họ ra ngoài xã hội không bị lạc lõng, bị cô lập và để dễ hòa đồng với bạn và cộng

đồng hơn.

=> Trong số khách hàng được khảo sát thì các ý kiến, nhận xét từ yếu tố xã hội

như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên,… của khách hàng tác động khá

lớn đến tâm lý và ảnh hưởng đến quyết định họ có sử dụng dịch vụ ví điện tử

MoMo hay không. Nắm bắt được điều này bộ phận phát triển ứng dụng MoMo

có thể xây dựng nên những kế hoạch truyền thông để tác động vào các nhóm

này từ đó gián tiếp thu hút khách hàng mục tiêu sử dụng dịch vụ của mình. Bên

cạnh đó cần phải gia tăng lợi ích của “người giới thiệu” ứng dụng MoMo đến

các đối tượng khác, có những chương trình ưu đãi nhằm tri ân những khách

hàng.

YẾU TỐ 2: TÍNH HỮU ÍCH

Theo David (1989), sự hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể

sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình. Người sử dụng ví điện tử nhận thấy việc
sử dụng ví điện tử mang lại cho họ nhiều lợi ích, giá trị, họ sẽ có xu hướng chọn lựa

nó làm công cụ thanh toán. Mối quan hệ tích cực này cũng được chứng minh bởi:

Nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được

quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ

nâng cao hiệu suất công việc của họ. Trong nghiên cứu này sự hữu ích chính là

những giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử.

Cũng theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận

cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ

thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ. Tính hữu ích được cảm nhận là

một yếu tố mạnh nhất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi trong mô hình TAM

(Karim và cộng sự, 2020; David và cộng sự, 1989). Trong thị trường ví điện tử hiện

nay với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh ví điện tử, hữu ích mà

khách hàng cảm nhận được càng cao thì sẽ càng thu hút được khách hàng sử dụng

hơn. Bởi khách hàng là những người có quyền lựa chọn sản phẩm dịch vụ mà mình

mong muốn.

Theo Junadi (2015), việc thanh toán thuận tiện hơn khi sử dụng ví điện tử Momo và

cũng cho rằng sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán rất dễ dàng và cũng sẽ bị ảnh

hưởng khi người thân, gia đình và bạn bè họ cũng sử dụng ví điện tử Momo. Tác giả

cũng kết luận rằng sử dụng ví điện tử để thanh toán thuận tiện hơn so với tiền mặt.

Theo Trivedi(2016), sử dụng ví điện tử Momo có thể tiết kiệm thời gian cho người sử

dụng và tăng hiệu suất công việc khi sử dụng ví điện tử Momo. Sử dụng ví điện tử sẽ

dễ dàng thanh toán và sử dụng những tính năng hữu ích và dịch vụ phù hợp, có thể

tham khảo và sử dụng dịch vụ với mức chi phí thấp hơn so với sử dụng tiền mặt.

Theo Venkatesh và cộng sự(2003), sử dụng ví điện tử giúp giao dịch nhanh hơn.

Thực tế chứng minh, việc thanh toán bằng các phương tiện điện tử sẽ nhanh chóng,
tiện lợi và giảm nhiều công sức cũng như mức độ rủi ro khi cầm tiền mặt. Cùng một

thời gian, trong khi thanh toán tiền mặt mất từ vài phút thì thanh toán bằng ví điện tử

chỉ mất vài giây, đây là điểm khác biệt lớn so với thanh toán kiểu truyền thống hay

còn gọi là thanh toán bằng tiền mặt. Thực tế cho thấy nhận thức về tính hữu ích ảnh

hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.

=> Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về mối quan

hệ giữa tính hữu ích và quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nhưng

nhìn chung, theo các nghiên cứu về tính hữu ích thì tính hữu ích sẽ tác động đến

ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Nên các tổ chức, doanh nghiệp cần

đưa ra thêm nhiều tiện ích như các voucher giảm giá,đưa ra nhiều dịch vụ và

cải thiện ứng dụng không bị lag hay bị sập do có quá nhiều người truy cập cùng

1 lúc,... giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và linh hoạt, thuận tiện khi sử dụng

ví điện tử linh hoạt khi thanh toán qua mạng Internet cụ thể là ví điện tử

Momo.

YẾU TỐ 3: CẢM NHẬN RỦI RO

Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và được nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý

thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là : “ khả năng xảy ra tổn

thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”.

Bauer (1960) cho rằng, nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và những

hậu quả liên quan đến hành động của người tiêu dùng. Theo lý thuyết hành vi có

hoạch định (TPB), nhận thức rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của người tiêu

dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định hành vi của họ.

Ngược lại, nếu nhận thức rủi ro liên quan đến các giao dịch trực tuyến được giảm và

người tiêu dùng có thể kiểm soát hành vi hơn trong môi trường trực tuyến, họ sẵn
sàng giao dịch (Pavlou, 2001).

Rủi ro cảm nhận là sự kết hợp tính bất định với mức độ nghiêm trọng của kết quả

liên quan (Bauer, 1967). Trong thanh toán trực tuyến, rủi ro cảm nhận là xác suât tổn

thât khi cố gắng đạt kết quả mong muôn do sử dụng dịch vụ điện tử (Featherman và

Pavlou, 2003).

Theo Lopez-Nicolas và Molina-Castillo (2008), rủi ro cảm nhận ảnh hưởng tiêu cực

đến ý định sử dụng dịch vụ.

Nhận thức rủi ro là một trong những thành phần quan trọng của một số mô hình áp

dụng hệ thống thông tin. Theo Featherman & Pavlou (2003) nhận thức rủi ro là sự

tổn thất khi theo đuổi một kết quả mong đợi của việc sử dụng dịch vụ điện tử.

Featherman & Pavlou (2003) chỉ ra bảy khía cạnh xác định như: ảnh hưởng từ bên

ngoài, nhận thức dễ sử dụng, thái độ, nhận thức hữu ích, tin cậy, và rủi ro. Mạng di

động không ổn định vì băng thông yếu và gây ra các vấn đề về bảo mật, chẳng hạn

như các vấn đề về an toàn xâm phạm quyền riêng tư và rủi ro xâm phạm quyền riêng

tư Wang & cộng sự (2013). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nhận thức rủi ro là

một cấu trúc đa chiều trong bối cảnh thương mại điện tử của Featherman & Pavlou

(2003); Martins & cộng sự (2014).

=> Nhìn chung, những quan điểm của các nhà nghiên cứu đều có xu hướng cho

rằng yếu tố cảm nhận rủi ro là yếu tố tác động trực tiếp tới hành vi sử dụng ví

điện tử MoMo của. khách hàng.

YÊU TỐ 4: GIÁ CẢ

Theo Kotler & Keller (2016), giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nó được định nghĩa là số tiền

mà người tiêu dùng phải trả để đổi lấy một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá cả có thể ảnh

hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm, cũng như khả

năng chi trả của họ.

Theo Schiffman & Kanuk (2014): Giá cả là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa,

phản ánh chất lượng sản phẩm, vị thế thương hiệu và giá trị mà khách hàng nhận

được. Giá cả cũng là thước đo giá trị mà khách hàng nhận được so với chi phí bỏ ra.

Nghiên cứu của Chen & Wang (2019) cho thấy rằng giá cả có ảnh hưởng đáng kể

đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng. Họ phát hiện

ra rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán di động hơn

nếu giá cả cạnh tranh hoặc thấp hơn so với các phương thức thanh toán khác.

Theo Dhar & Simonson (2003), người tiêu dùng có xu hướng so sánh giá cả của các

sản phẩm khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Khi giá cả của một sản

phẩm tương đối thấp so với các sản phẩm khác, người tiêu dùng có thể có xu hướng

mua sản phẩm đó hơn.

=>Nhìn chung, những quan điểm của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng giá cả

là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng MoMo của người

tiêu dùng Việt Nam. Họ cho rằng người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng

MoMo nhiều hơn nếu mức phí dịch vụ thấp hơn so với các phương thức thanh

toán khác.

Nguồn thông tin:

(1) Theo Karim, M. W., Ahasanul, H., Ulfy, M. A., Hosain, M. A., & Anis, M. Z.

(2020). Factors Influencing the Use of E-wallet as a Payment Method among.

Journal of International Business and Management, truy cập ngày 05/04/2023


(2) Nguyễn Kim Hạnh và Võ Văn Đậu (2021) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử MOMO: Trường hợp khách hàng tại Thành phố

Cần Thơ: https://tckhtm.tmu.edu.vn/upload/news/files/155-b2.pdf , truy cập ngày

28/3/2024

(3) Theo Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long (2021),

những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo khi mua sắm trực tuyến

của sinh viên đại học công nghiệp tphcm, truy cập ngày 3/4/2024.

(4) Theo NCS. ThS. Vũ Văn Điệp (2017), Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của

người tiêu dùng, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-hinh-nghien-

cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-su-dung-phuong-thuc-

thanh-toan-dien-tu-cua-nguoi-tieu-dung-49221.htm , truy cập ngày

4/4/2024.

(5) Theo Nguyễn Thường Lạng, Dương Đình Huy, Hoàng Hương Giang, Nguyễn

Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Thịnh (2021), Ảnh Hưởng rủi ro cảm nhận và niềm tin đến

ý định sử dụng tiền di động (Mobile Money) của người tiêu dùng Hà Nội,

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/325599/CVv139S1820210

25.pdf, truy cập ngày 4/4/2024.

(6) Theo Hà Hải Đăng, Phùng Thanh Bình (2020), Tác động của nhận thức rủi ro

đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử,

https://ktpt.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2020/So%20277/379296.pdf, truy cập ngày

5/4/2024.
[5G-2] Brainwriting các nguyên nhân của vấn đề

Dựa trên khảo sát của các đội về thực trạng vấn đề, mỗi đội lần lượt viết các nguyên
nhân cụ thể gây ra vấn đề nhóm đang nghiên cứu. Lưu ý các đội phải cố gắng viết thật
nhiều nguyên nhân cụ thể càng tốt.

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02


Dựa vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Hạnh, Võ Văn Đậu (2021) ta thu được 4

biến quan sát sau:


Nguyên nhân 1: Ảnh hưởng
 Ảnh hưởng xã hội như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của tôi khuyên sử

dụng ví điện tử Momo nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
xã hội

 Những người có tầm ảnh hưởng đang sử dụng ví điện tử Momo giúp tăng

cường kết nối cộng đồng

 Cộng đồng xung quanh đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử Momo.

 Ví điện tử Momo giúp người dùng bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Phạm Đại Dương, Trương Quang Minh(2021) ta thu
Nguyên nhân 2: Tính hữu ích

được 4 biến quan sát sau:

 Tính hữu ích của Momo được thể hiện qua giao diện dễ thao tác

 Tính hữu ích của Momo là sự tiện lợi mang lại cho khách hàng

 Tính hữu ích của Momo được thể hiện qua sự thanh toán dễ dàng cho khách

hàng.

 Tính hữu ích của Momo thể hiện qua ví trả sau.

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hà Hải Đăng, Phùng Thanh Bình (2020) ta thu được 5
Nguyên nhân 3: Cảm nhận rủi

biến quan sát sau:

 Rủi ro việc sử dụng ví điện tử MoMo gặp nhiều bất trắc.


 Rủi ro trong việc sử dụng ví điện tử MoMo làm người dùng thất vọng.
ro

 Rủi ro không chắc rằng việc sử dụng ví điện tử MoMo sẽ mang lại hiệu quả
cho người dùng.
 Lợi ích từ việc sử dụng ví điện tử MoMo không xứng đáng với chi phí mà

người dùng bỏ ra.


Dựa vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Hà, Đặng Ngọc Minh Quang (2022)

ta thu được 5 biến quan sát sau:

Nguyên nhân 4: Giá cả  Mua sắm trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí và thời gian

 Mua sắm trực tuyến sẽ giúp áp dụng những deal hời mạnh

 Mua sắm trực tuyến giúp chúng ta tiếp cận với công nghệ hơn

 Mua sắm trực tuyến giúp thoải mái so sánh giá cả và chất lượng các sản

phẩm

 Mua sắm trực tuyến tránh khỏi những phiền phức khó chịu
[5G-3] Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề

Lớp: 19DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Đề tài nhóm: Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên TP.HCM

Ảnh hưởng xã hội Tính hữu ích

Ảnh hưởng xã hội của momo thúc Tính hữu ích của momo được thể hiện
đẩy thanh toán không tiền mặt qua giao diện dễ thao tác

Tính hữu ích của momo là sự tiện lợi


Ảnh hưởng xã hội của momo giúp mang lại cho khách hàng
tăng cường kết nối cộng đồng

Ảnh hưởng xã hội của momo góp phần trong Tính hữu ích của Momo thể hiện qua
việc bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại
ví trả sau.

Tính hữu ích của momo được thể hiện qua sự


thanh toán dễ dàng cho khách hàng

Ví điện tử Momo giúp người dùng bắt kịp xu hướng


tiêu dùng hiện đại.

Nâng cao hàn vi sử dụng ví


điện tử momo của sinh viên
Rủi ro việc sử dụng ví điện tử MoMo gặp nhiều Mua sắm trực tuyến giúp tiết tại Tp Hồ Chí Minh
kiệm chi phí và thời gian
bất trắc.

Rủi ro trong việc sử dụng ví điện tử MoMo Mua sắm trực tuyến sẽ giúp áp dụng
làm người dùng thất vọng. những deal hời mạnh

Mua sắm trực tuyến giúp chúng ta


Rủi ro không chắc rằng việc sử dụng ví điện tiếp cận với công nghệ hơn
tử MoMo sẽ mang lại hiệu quả cho người
dùng.
Mua sắm trực tuyến giúp thoải mái
so sánh giá cả và chất lượng
Lợi ích từ việc sử dụng ví điện tử MoMo không
xứng đáng với chi phí mà người dùng bỏ ra. Mua sắm trực tuyến tránh những
phiền phức và khó chịu

[5G-4] Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề


Lớp: 21 DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Tiêu chí đánh giá và lựa chọn


Mục tiêu: Đánh giá các nguyên nhân bằng cách sử dụng Ma trận đánh giá dưới đây
Hướng dẫn quy trình thực hiện:

Mang lại sự hữu ích cho xã hội


Vấn đề được nhiều người quan tâm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sử dụng ví điện tử

Tác động trực tiếp đến vấn đè

Dễ thu thập thông tin

Có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đè


Nhóm trưởng dẫn dắt nhóm thảo luận, thực hiện đánh giá và ghi lại các ý kiến của các thành viên.

1) Viết tên từng nhóm nguyên nhân

2) Các thành viên suy nghĩ và chọn các tiêu chí đánh giá.

3) Đánh giá các đề xuất bằng cách kiểm tra xem đề xuất có phù hợp với các tiêu chí đặt ra hay không. Các bạn có thể dự đoán nếu không đủ
kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá.

・Phù hợp, đánh 1 điểm

・Không phù hợp, đánh -1 điểm

・Nếu khó để quyết định, đánh 0 điểm

4) Tính tổng điểm của nhóm nguyên nhân

Tổng điểm:
5) Nhóm nên chọn nguyên nhân có tổng điểm cao nhất làm nhóm nguyên nhân cốt lõi cần giải quyết

Nhóm nguyên nhân

Ảnh hưởng xã hội 1 0 -1 1 1 0 2


THƯƠNG MỊA QUỐC TẾ

Chủ đề lớp:

Tính hữu ích 1 1 1 1 1 1 6

Cảm nhận rủi ro -1 1 0 0 1 1 2

Giá cả 1 1 1 -1 -1 1 2

Nhóm nguyên nhân cốt lõi: TÍNH HỮU ÍCH


[6G-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp Nhóm
Lớp: 21DKQA3, 21DKQB1 Số thứ tự nhóm: 02

Đề tài nhóm: Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử Momo của

sinh viên TP.HCM.

Nguyên nhân cốt lõi: -Sự hữu ích

Nguyên nhân cụ thể: - Nâng cao giao diện dễ thao tác của Momo

- Nâng cao tiện ích của Momo bằng cách tích hợp chức năng

chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh,

- Nâng cao tính hữu ích của momo thể hiện qua ví trả sau

Tên của giải pháp:

Nâng cao sự hữu ích của ví điện tử Momo thông qua tích hợp các tính năng mới trong
chuyển tiền.

Diễn giải giải pháp:

Tại Việt Nam, thanh toán bằng hình thức ví điện tử là dịch vụ tương đối mới, tuy

nhiên có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.Việt Nam có lượng lớn

thuê bao điện thoại, khoảng 129,5 triệu thuê bao trong đó số điện thoại di động băng

rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao, mạng điện thoại di động đã được phủ kín

hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Với 43,7 triệu người dùng điện thoại thông

minh, chiếm tỷ lệ gần 45% dân số (2019), Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực,

cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023 của Visa cũng cho thấy

những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt

Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng

kể cho bối cảnh thanh toán – tài chính trong thời gian tới đây. Đặc biệt là sự lên ngôi
của ví điện tử và hình thức mua trước trả sau.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 50,12%

về số lượng so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, qua kênh Internet tăng 90,21% về số lượng

và 10,01% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,29% về số lượng và

13,89% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 142,06% về số lượng và 49,42%

về giá trị; qua POS tăng 36,65% về lượng và 29,72% về giá trị.

Đến nay, hầu hết các tổ chức tín dụng đã, đang hoặc dự tính xây dựng, triển khai

chiến lược chuyển đổi số; tích cực ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công

nghiệp 4.0 hoặc hợp tác với công ty Fintech nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình

nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng trong

hoạt động thanh toán.

Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100%. Các ngân hàng đã ứng dụng

các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data) trong đánh

giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân…

Các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ

sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi,

đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng eKYC,

thanh toán/rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc

(contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ

(tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tích hợp vào

trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, qua đó góp phần phổ

biến thanh toán điện tử đến với người dân.


Tiên phong làm ví điện tử ở thời điểm sơ khai, khi "giao dịch không tiền mặt" và

fintech còn là khái niệm khá xa lạ ở thị trường Việt Nam, đội ngũ của Ví MoMo đã

trải qua rất nhiều gian nan để dần thay đổi thói quen của người dùng. Đến nay,

MoMo đã có 25 triệu người dùng và trở thành ví điện tử được yêu thích nhất nhiều

năm liền.

=> Ở thời điểm hiện tại, khách hàng của MoMo tại TP HCM vẫn còn chưa hài
lòng với các hạn chế như thanh toán yêu cầu phải có kết nối mạng và tốn thời
gian thiết lập nên nhóm đề xuất giải pháp “ Nâng cao tiện ích của Momo bằng
cách tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh” khắc
phục được những nhược điểm của phương thức thanh toán hiện tại.

Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện hoạt động:

Hoạt động 1: Đơn giản hóa giao diện của Momo.

Nâng cao giao diện dễ thao tác là một bước quan trọng để MoMo tiếp tục phát triển

và cạnh tranh trong thị trường thanh toán di động. Bằng cách áp dụng các giải pháp

phù hợp, MoMo có thể thu hút thêm nhiều người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng

cao lòng trung thành của khách hàng và cải thiện danh tiếng thương hiệu.

MoMo đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thu hút người dùng với giao

diện đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và cạnh tranh trong thị

trường thanh toán di động ngày càng sôi động, MoMo cần cân nhắc nâng cao giao

diện của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.

Để nâng cao giao diện dễ thao tác của MoMo một cách hiệu quả, MoMo có thể áp

dụng một số giải pháp sau:


- Sử dụng các biểu tượng và hình ảnh trực quan: Thay vì sử dụng nhiều văn bản,

MoMo có thể sử dụng các biểu tượng và hình ảnh trực quan để giúp người dùng dễ

dàng hiểu và sử dụng các tính năng.

- Sắp xếp hợp lý các tính năng: MoMo cần sắp xếp hợp lý các tính năng trên giao

diện để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các tính năng họ cần.

- Cung cấp hướng dẫn và trợ giúp: MoMo cần cung cấp hướng dẫn và trợ giúp rõ

ràng cho người dùng, đặc biệt là đối với những người mới sử dụng.

- Thu thập phản hồi của người dùng: MoMo cần thường xuyên thu thập phản hồi của

người dùng để cải thiện giao diện của mình.

 Ưu điểm giải pháp:

- Tăng số lượng người dùng: Giao diện dễ thao tác hơn có thể thu hút thêm nhiều

người dùng, đặc biệt là những người mới sử dụng ví điện tử hoặc những người không

rành về công nghệ.

- Nâng cao lòng trung thành của khách hàng: Giao diện người dùng tốt có thể giúp

tạo dựng trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó nâng cao lòng trung thành và

khuyến khích họ sử dụng MoMo thường xuyên hơn.

- Cải thiện danh tiếng thương hiệu: Giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp có thể góp

phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của MoMo và khiến MoMo trở nên nổi bật hơn

so với các đối thủ cạnh tranh.

 Nhược điểm của giải pháp

- Việc nâng cao giao diện cần được thực hiện một cách cẩn thận để không làm mất đi

sự đơn giản và dễ sử dụng vốn là ưu điểm của MoMo.

-MoMo cần đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau, bao gồm cả
những người mới sử dụng và những người dùng có kinh nghiệm.

- Việc thêm quá nhiều tính năng và chức năng vào giao diện có thể khiến nó trở nên

lộn xộn và khó sử dụng.

Hoạt động 2: Tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh

MoMo tập trung sự đa dạng trong loại hình dịch vụ như: Chuyển tiền, Thanh toán
hóa đơn, Nạp tiền điện thoại, Mua vé xem phim, game trực tuyến, Đặt vé máy bay,
Mua sắm trực tuyến, Thanh toán offline tại các siêu thị lớn, Nạp và rút tiền từ tài
khoản MoMo. MoMo là ứng dụng thanh toán di động đầu tiên và duy nhất ở Việt
Nam sử dụng công nghệ một lần chạm, công nghệ thanh toán bảo mật an toàn trên
điện thoại thông minh. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng của Momo tại TP.HCM vẫn
còn chưa hài lòng với hình thức thanh toán hiện tại do hạn chế về việc phải có điện
thoại di động và với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về các sản phẩm tiên
tiến có tính thẩm mỹ cao để phục vụ tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng, chẳng hạn
như lịch trình thời gian và nhiều tính năng trong một thiết bị, đã thúc đẩy nhu cầu về
đồng hồ thông minh trên toàn cầu. Vì vậy, nhóm đề xuất “ Nâng cao tiện ích của
Momo bằng cách tích hợp chức năng chuyển tiền lên đồng hồ thông minh”.

Quy trình thanh toán khi đã nâng cao tiện ích của Momo khi tích hợp chức năng
chuyển tiền lên đồng hồ thông minh:
Bước 1: Chọn biểu tượng Ví Momo trên đồng hồ
Bước 2: Xác thực tài khoản bằng mã PIN
Bước 3: Chọn hình thức thanh toán
Bước 4: Chọn mã QR của người dùng /quét mã QR của người bán bằng camera của
đồng hồ để thanh toán
Bước 5: Nhập mã PIN và hoàn tất thanh toán’

- Hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh mà nhóm đề ra là một lựa chọn khác
cho người dùng thay cho việc thanh toán bằng điện thoại thông minh. Có thể nói hình
thức này sẽ rút ngắn thời gian quá trình thanh toán và giảm bớt số lượng đồ dùng mà
người sử dụng phải mang bên mình.
- Với hình thức thanh toán này thông tin của khách hàng vẫn sẽ được bảo mật như điện
thoại di động, khi đồng hồ tháo khỏi tay lập tức đăng xuất ra khỏi ứng dụng, lúc này
chỉ cần sử dụng điện thoại mở lại thì ứng dụng sẽ quay trở lại trạng thái bình thường.
- Nếu rớt hoặc quên đồng hồ, bị kẻ gian lấy mất, đừng lo vì khi vào ứng dụng Momo
thì phải nhập lại mã OTP do ứng dụng cung cấp về số điện thoại mà bạn đã đăng kí,
ngoài ra cần nhập đúng mật khẩu thì mới sử dụng được ứng dụng Momo trên đồng
hồ thông minh.

 Ưu điểm giải pháp:

- Tiện lợi khi ra ngoài mà không cần đem theo điện thoại
- Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng và an toàn
- Đa dạng hóa hình thức thanh toán cho người tiêu dùng
- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Thu hút lượng lớn khách hàng khi có thêm chức năng, tính hữu ích mới.

 Nhược điểm giải pháp

- Khả năng tương thích giữa các thiết bị còn kém

- Cần phải có đồng hồ thông minh có máy ảnh để sử dụng hết tính năng của Momo

- Có thể mất khá nhiều thời gian để áp dụng rộng rãi


Cần phải có Internet để thanh toán.

Hoạt động 3: Tích hợp NFC vào hệ thống thanh toán của MoMo bằng cách chạm thẻ
vào điện thoại để trả tiền mua hàng thông qua công nghệ Tap to phone

MoMo đã thể hiện tính tiện lợi và đa dạng trong việc nạp và rút tiền. Bạn có thể dễ
dàng liên kết tài khoản MoMo của mình trực tiếp với 25 ngân hàng lớn nhất tại Việt
Nam như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và nhiều ngân hàng khác nữa.
Khách hàng cũng có khả năng nạp tiền từ thẻ ATM nội địa thông qua cổng Napas của
hầu hết các ngân hàng và thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, JCB.

Khách hàng muốn nạp hoặc rút tiền mà không cần thực hiện qua ngân hàng, MoMo
cũng cung cấp hơn 4000 điểm giao dịch trên toàn quốc, bao gồm các chuỗi cửa hàng
tiện lợi như Circle K, Ministop, Viettel Post, F88, FPT Shop, và nhiều điểm giao dịch
khác. Điều này giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ của MoMo một cách toàn diện. Với
tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp con người
trở nên dễ dàng hơn trong việc thanh toán trực tuyến thay vì dùng tiền mặt, nhất là ở
Việt Nam.
Mô tả tiện ích tích hợp chạm thẻ vào điện thoại để trả tiền mua hàng thông qua
công nghệ Tap to phone - Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại
di động:
Việc sử dụng hình thức thanh toán Tap To Phone sẽ giúp cả người bán và người mua
tiết kiệm thời gian, tiện lợi hơn khi có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi, tính
chính xác cao và bảo mật nghiêm ngặt. Đặc biệt, với hình thức thanh toán Tap To
Phone, các đơn vị vận chuyển cũng có thể sử dụng để nhận thanh toán hóa đơn từ
khách hàng ngay sau khi giao hàng, shipper có thể sử dụng điện thoại để quẹt thẻ
thanh toán cho khách hàng, nhà hàng có thể thực hiện thanh toán tại bàn chỉ với cách
chạm vào điện thoại. Cho phép đơn vị MoMo sử dụng thiết bị di động như một máy
POS với nhiều lợi ích.

 Ưu điểm của giải pháp

- Người dùng hưởng nhiều ưu đãi khi thanh toán

- Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi,linh hoạt

- An toàn bảo mật thông tin

- Tiết kiệm chi phí và thời gian

 Nhược điểm của giải pháp

- Người dùng dễ chuyển nhầm số tiền cần thanh toán

- Rủi ro giả mạo và rủi ro kỹ thuật

- Nguy cơ mất an toàn thông tin

- Nâng cao cảnh giác khi ấn vào các đường link độc hại, không rõ nguồn gốc

- Chú ý đến những điểm lạ ở máy thanh toán, không quét mã vạch ma trận lạ (Qr

Code)

Hoạt động 4: Nâng hạn mức phí trả sau

Với nhu cầu ngày càng tăng người dùng ngày càng ưa chuộng các phương thức thanh
toán tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Ví Trả Sau đáp ứng nhu cầu này của người

dùng bằng cách cho phép thanh toán trước, thanh toán sau với nhiều ưu đãi. Cùng với

sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thanh toán trực tuyến và di động tại Việt Nam

đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều ví điện tử và công ty

công nghệ tài chính khác. Bên cạnh đó để thu hút và giữ chân khách hàng, MoMo

cần phải nâng cao tính hữu ích của Ví Trả Sau so với các đối thủ cạnh tranh. Cần

phải nâng cao tính hữu ích của Ví Trả Sau sẽ giúp MoMo tăng thị phần, doanh thu và

lợi nhuận.

Nâng cao tính hữa ích bằng các cách như cải thiện hạn mức thanh toán tăng hạn mức

thanh toán mặc định cho khách hang, cung cấp các chương trình nâng hạng VIP để

tăng hạn mức thanh toán, cho phép khách hàng liên kết Ví Trả Sau với tài sản thế

chấp để tăng hạn mức thanh toán.

Đa dạng hóa phương thức thanh toán cho phép thanh toán trực tuyến trên các trang

web thương mại điện tử, đặt vé máy bay, khách sạn,... hợp tác với các công ty vận tải

để thanh toán vé xe buýt, taxi,... hoặc phát triển các tính năng bổ sung như cung cấp

tính năng quản lý tài chính cá nhân, giúp khách hàng theo dõi chi tiêu, lập kế hoạch

tiết kiệm,...

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hang cung cấp đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách

hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Phát triển các

kênh hỗ trợ khách hàng đa dạng như tổng đài điện thoại, email, chat trực

tuyến,...Cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ hiểu.

Tăng cường an ninh mạng áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất để bảo vệ

thông tin cá nhân và giao dịch của khách hàng. Nâng cao nhận thức của khách hàng

về an ninh mạng thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo. Cung cấp các tính
năng bảo mật bổ sung như xác thực hai yếu tố, mã OTP,...

 Ưu điểm:

Đối với người dùng:

- Tiện lợi hơn: Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng tại nhiều cửa hàng và dịch vụ hơn,

tiết kiệm thời gian và công sức.

- Linh hoạt hơn: Đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng, có thể thanh toán cho nhiều loại

hàng hóa và dịch vụ hơn.

- Tiết kiệm hơn: Tiếp cận nhiều chương trình ưu đãi, hoàn tiền, voucher giảm giá, tích

điểm đổi quà hấp dẫn, giúp tiết kiệm chi tiêu.

- Quản lý tài chính tốt hơn: Theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn với các báo cáo chi tiết, hỗ

trợ lập kế hoạch tài chính hiệu quả.

- An toàn hơn: Sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, bảo vệ thông tin cá nhân và

giao dịch an toàn.

- Nâng cao trải nghiệm: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ đa kênh, thanh toán

nhanh chóng, tiện lợi.

- Đối với MoMo:

- Thu hút thêm khách hàng: Mở rộng đối tượng sử dụng, tăng số lượng khách hàng sử

dụng Ví Trả Sau.

- Tăng doanh thu: Tăng số lượng giao dịch, doanh thu từ phí thanh toán, hoa hồng từ

các chương trình ưu đãi.

- Tăng lợi thế cạnh tranh: Nâng cao tính cạnh tranh so với các ví điện tử khác trên thị

trường.

- Thúc đẩy sự phát triển của thanh toán di động: Góp phần thúc đẩy việc sử dụng thanh

toán di động tại Việt Nam.


 Nhược điểm:

Đối với người dùng:

- Nguy cơ chi tiêu quá mức: Dễ bị cám dỗ chi tiêu nhiều hơn do tính tiện lợi và ưu đãi,

dẫn đến tình trạng nợ nần.

- Mất kiểm soát tài chính: Nếu không quản lý chi tiêu hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng

mất kiểm soát tài chính.

- Phụ thuộc vào MoMo: Việc thanh toán phụ thuộc vào MoMo, có thể gặp bất tiện nếu

hệ thống gặp sự cố.

Đối với MoMo:

- Rủi ro thanh toán: Nguy cơ gian lận, trục lợi trong thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín

và thương hiệu của MoMo.

- Chi phí gia tăng: Chi phí cho việc phát triển hệ thống, triển khai các chương trình ưu

đãi, bảo mật,...

- Rủi ro pháp lý: Nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán

điện tử.
[6G-2] Khảo sát các bên liên quan về mức độ khả thi của giải pháp

Lớp: 19 DKQA1, 21DKQA2, 21DKQA3, 21DKQB1


Số thứ tự nhóm: 02

Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua cải thiện các tiện ích
Tên giải pháp
của ví điện tử Momo

Minh họa

Hình 1: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Đơn giản hóa giao diện của

Momo”
Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức dộ khả thi của giải pháp “ Đơn giản hóa giao diện của
Momo”

Hình 3: Biểu đồ thể hiện các yếu tố cần cải thiện để “Đơn giản hóa giao diện của Momo”
Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/
thanh toán lên đồng hồ thông minh”

Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/

thanh toán lên đồng hồ thông minh” trên thang điểm 10.

Hình 6: Biểu đồ thể hiện những tính hữu ích của giải pháp nâng cao tiện ích của Momo

bằng cách tích hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên đồng hồ thông minh
Hình 7. Biểu đồ thể hiện “Tích hợp tính năng NFC thông qua công nghệ Tap to phone -
Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động” có khả thi không

Hình 8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về biện pháp “Tích hợp tính năng NFC thông
qua công nghệ Tap to phone - Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di
động” trên thang điểm 10

Hình 9. Biểu đồ thể hiện “ những tiện ích mà biện pháp công nghệ Tap to phone mang
lại”

Hình 10: Biểu đồ thể hiện “ Nâng hạn mức ví trả sau của Momo” có khả thi hay không?
Hình 11: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ hài lòng về “Nâng hạn mức ví trả sau của
Momo”

Hình 12: Biểu đồ thể hiện mong muốn nâng cao tính hữu ích trong ví trả sau momo”

Mô tả:

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Đơn giản hóa giao diện của

Momo”

Thông qua cuộc khảo sát về “Nâng cao giao diện của MoMo” , có tới 93,1% cho

thấy người gia cảm thấy giải pháp của nhóm đề ra có khả năng thực hiện được. Số

người cảm thấy giả pháp này không thực hiện được chiếm khoảng 6,9%

 Nhìn chung người tham gia khảo sát đồng ý với giải pháp “Nâng cao giao
diện của MoMo” và mong muốn có thể nâng cao giao diện trong tương lai. Đây

có thể yếu tố quan trọng để có thể gia tăng vị thế cạnh tranh cũng như phục vụ

nhu cầu cho người sử dụng ví điện tử MoMo.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức dộ khả thi của giải pháp “ Đơn giản hóa giao diện của
Momo”

Đa số người thực hiện khảo sát đều cảm thấy giải pháp có thể thực hiện thành công

khi mức độ khả thi được đánh giá từ điểm 3 tới 10, những điểm cho thấy sự bất khả

thi của giải pháp như 1,2 đều không có ai chọn. Mức điểm 9 là con số cao nhất với

20 người đánh giá, chiếm 27,8%. Đứng thứ hai là 14 người đồng ý với phương pháp

của nhóm (điểm 8 với 19,4%). Đứng thứ 3 là điểm 9 và điểm 6 với 24 người đánh

giá cùng chiếm 16,7%, tiếp đến là điểm 7 với 8 người chiếm 11,1%. Điểm 5 với 4

người chiếm 5,6 % và cuối cùng là điểm 3 với 2 người chiếm 2,8%..

=> Nhìn chung biểu đồ cho thấy xu hướng hài lòng của người dùng MoMo về

giao diện ứng dụng là tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao giao diện

MoMo, và số lượng người dùng đánh giá mức độ hài lòng cao đang có xu hướng

tăng. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dùng không hài lòng với giao diện ứng

dụng. MoMo cần tiếp tục cải thiện giao diện để đáp ứng nhu cầu của tất cả

người dùng.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện các yếu tố cần cải thiện để “Đơn giản hóa giao diện của Momo”

Qua khảo sát ta có thể thấy có 46 người chọn hạn chế giải pháp là khó khăn trong

việc tiếp cận một số tín năng và có 45 người cho rằng khả năng tìm kiếm bị hạn chế.

Và có tới 40 người nghĩ rằng thiếu phản hồi về người tiêu dùng. “Tốn kém chi phí

phát triển và bảo trì” có 36 người chọn cho rằng đây sẽ là hạn chế của giải pháp này.

Thấp nhất với 33 người (45,8%) chọn thiếu phản hồi về người tiêu dùng.
=> Nhìn chung đa số người dùng cảm thấy giải pháp “Nâng cao giao diện của

MoMo” mà nhóm đưa có có một vài hạn chế. Đa số người dùng cho rằng khó

khăn trong việc tiếp cận một số tín năng và khả năng tìm kiếm bị hạn chế là hạn

chế lớn nhất. Vì thế nếu giải quyết những hạn chế trên thì MoMo sẽ ngày càng

phát triển hơn khi giải quyết những vấn đề và nhu cầu của khách hàng.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/
thanh toán lên đồng hồ thông minh”

Thông qua cuộc khảo sát về giải pháp nâng cao tiện ích của Momo bằng cách tích

hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên đồng hồ thông minh, có tới 85.9% tương

đương với 61 người tham gia cho biết họ cảm thấy giải pháp nhóm đề ra có khả năng

thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Số lượng còn lại không thấy sự khả thi của giải

pháp gồm 11 người với tỉ lệ 14.1%

 Dựa trên kết quả khảo sát, có thể thấy rằng đại đa số sinh viên trên địa

bàn TP.HCM (85.9%) ủng hộ việc nâng cao tiện ích của Momo bằng cách tích

hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên đồng hồ thông minh. Chỉ có một tỷ lệ

nhỏ (14,1%) người không ủng hộ ý tưởng này. Các công nghệ thanh toán di

động ngày càng phổ biến và người tiêu dùng đang ngày càng chuyển sang sử

dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Momo, với cơ sở hạ tầng

mạnh mẽ và khả năng phát triển linh hoạt, có thể tận dụng cơ hội này để nâng

cao những tiện ích của mình. Điều này không chỉ tăng cường sự thu hút của nền

tảng thanh toán này mà còn giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng và tạo ra

một môi trường thanh toán tiện lợi hơn. Vậy nên việc nâng cao tính hữu ích của

momo qua tiện ích bằng cách tích hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên
đồng hồ thông minh được đánh giá là khả thi.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/
thanh toán lên đồng hồ thông minh”trên thang điểm 10.

Biểu đồ hình cột cho thấy mức độ hài lòng của người dùng về mức độ hữu ích của ví

trả sau Momo. Biểu đồ được chia thành 10 ô, tương ứng với 10 mức độ hài lòng từ 0

đến 10.

Theo khảo khảo sát có thể thấy rằng, từ thang điểm 10 thì mức độ khả thi của giải

pháp được đánh giá từ 5 điểm đến 10 điểm, còn từ 1 đến 4 điểm là điểm được cho là

không khả thi của giảm pháp, có 4 người chọn. Cao nhất là 7 điểm với 20 phiếu,

chiếm 27,8% cho thấy đây là số điểm người khảo sát cảm thấy rằng là mức độ khả

thi của giải pháp, tiếp theo là 9 điểm với 17 phiếu, chiếm 23.6% và điểm 10 với 13

phiếu, chiếm 18.1% đây là một mức điểm nằm ở ngưỡng điểm tuyệt đối và mong

muốn được thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên vẫn có 2 người đánh giá 2 điểm

chiếm 2.8% và 2 người đánh giá 4 điểm cũng chiếm 2.8% cho rằng giải pháp này

không khả thi và chưa chắc chắn về giải pháp.

 Nhìn chung, những người tham gia khảo sát đều đồng ý giải pháp nhóm

đưa ra và có mong muốn triển khai. Việc triển khai giải pháp nâng cao tiện ích

của Momo bằng cách tích hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên đồng hồ

thông minh, tuy tính năng này Momo vẫn chưa thực hiện được nhưng sự mong

đợi của người dùng khá cao. Vì vậy, để có thể thỏa mãn sự mong đợi của người

dùng, Momo cần tiếp tục cải thiện dịch vụ và cung cấp thêm nhiều tính năng

hữu ích hơn. Vậy nên chúng ta cần nâng cao tiện ích của Momo bằng cách tích

hợp chức năng chuyển tiền/ thanh toán lên đồng hồ thông minh.
Hình 6: Biểu đồ thể hiện những tính hữu ích của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển
tiền/ thanh toán lên đồng hồ thông minh”

Có tới 48 người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy biện pháp này “Tiện lợi, có

thể mang đi mọi nơi mà không cần điện thoại” chiếm 66.7%. Cùng đứng ở vị trí thứ

hai là công nghệ số hiện đại và dễ dàng kiểm tra quản lý giao dịch, có thể thấy rằng

sự mong đợi những tiện ích mới này khá cao, chiếm 61.1% tương đương với 44

người.Đứng thứ ba, đó là sự tiện lợi và nhanh chóng mà Momo đem lại cho khách

hàng, chỉ cần mở ứng dụng Momo được tích hợp trên đồng hồ thông minh, việc

thanh toán liền trở nên dễ dàng. Tiếp sau đó là sự liên kết điện thoại với đồng hồ

thông minh nhằm giúp cho ứng dụng của Momo được nhiều người sử dụng hơn, tuy

nhiên Momo có rất nhiều lượng khách hàng với số lượng người truy cập một ngày

khá lớn thì việc cải thiện dịch vụ bảo mật thông tin khách hàng trên ứng dụng cần

nâng cao hơn bằng cách tuyển thêm nhiều nhân lực để xử lý thông tin bảo mật để

đảm bảo được tính bảo mật cao cho khách hàng tránh tình trạng tốn nhiều thời gian

để bảo trì do không đủ nhân lực. Dù đây là giải pháp được đề ra và chưa được Momo

thực hiện nhưng có đến 34 người (47.2%) vẫn cảm thấy Momo có độ bảo mật cao.

Cuối cùng là sự tăng trải nghiệm người dùng, nhận thức công nghệ với 33 người

chọn chiếm 45.8%.

 Dựa trên kết quả khảo sát này, các tính năng trên Momo đều cần cải

thiện và người dùng mong muốn nhất là Momo có thể nâng cao tiện ích bằng

cách tích hợp tính năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh để

người dùng có thể mang Momo đi mọi nơi mà không cần đem theo điện thoại.

Nâng cao bảo mật cũng là tính năng được người dùng MoMo mong muốn cải

thiện nhiều hơn so với các tính năng khác vì nó đáp ứng nhu cầu về bảo mật

thông tin, tránh mất tiền của người sử dụng. Ngoài ra tính năng dễ dàng kiểm
tra và quản lý giao dịch ngay khi chỉ có đồng hồ thông minh cũng giúp người sử

dụng quản lý tài chính linh hoạt hơn, thuận tiện cho thanh toán trực tuyến, tận

dụng các chương trình khuyến mãi và nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ.

MoMo cần tiếp tục quan tâm và cải thiện tính năng này để đáp ứng tốt hơn nhu

cầu của người dùng.

Hình 7. Biểu đồ thể hiện “Tích hợp tính năng NFC thông qua công nghệ Tap to phone -
Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động” có khả thi không

Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát cho thấy có tới 86,1% cho biết giải pháp nhóm đề

ra có khả năng thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Số lượng còn lại là 13.9% không

thấy sự khả thi của giải pháp.

 Qua kết quả khảo sát ta thấy được mức độ hài lòng của sinh viên

TP.HCM khi đánh giá về giải pháp nâng cao tiện ích tích hợp của MoMo bằng

cách chạm thẻ vào điện thoại để trả tiền mua hàng thông qua công nghệ Tap to

phone - Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động và nó có

thể giúp cho người dùng thuận tiện hơn khi thanh toán bằng Ví điện tử MoMo.

Hình 8. Biểu đồ thể “Tích hợp tính năng NFC thông qua công nghệ Tap to phone - Chấp

nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động” trên thang điểm 10”

Theo khảo khảo sát có thể thấy rằng, từ thang điểm 10 thì mức độ khả thi của giải

pháp được đánh giá từ 5 điểm đến 10 điểm, còn từ 1 đến 4 điểm là điểm được cho là

không khả thi của giảm pháp. Cao nhất là 9 điểm với 18 phiếu, chiếm 25% cho thấy

đây là số điểm người khảo sát cảm thấy rằng là mức độ khả thi của giải pháp, tiếp

theo lần lượt là 6 điểm và 8 điểm, chiếm 22,2% và 19,4%. Điểm 4 và điểm 5 với 2,
chiếm 2,8% đây là một mức điểm nằm ở ngưỡng thấp, chưa chắc chắn về giải pháp.

Điểm 7 với 9 phiếu, chiếm 12,5% và điểm 10 với 11 phiếu, chiếm tỷ lệ 15,3% với ,

là những khảo sát cho thấy rằng giải pháp ở mức điểm tuyệt đối và mong muốn được

triển khai giải pháp này.

 Nhìn chung, những người tham gia khảo sát đều đồng ý giải pháp nhóm

đưa ra và có mong muốn triển khai. Việc triển khai nâng cao tiện ích trên sẽ

đem lại những trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng. Sự linh hoạt này giúp

người sử dụng dễ dàng di chuyển, rút ngắn thời gian thao tác nhưng vẫn đảm

bảo tính an toàn bảo mật, đồng thời, giảm thiểu chi phí cũng như thời gian lắp

đặt máy chấp nhận thanh toán và cập nhật thông tin một cách dễ dàng.

Hình 9. Biểu đồ thể hiện “ những tiện ích mà biện pháp công nghệ Tap to phone mang

lại”

Có 56 người, chiếm tỉ lệ là 77,8% cho rằng tiện ích chính mà biện pháp trên mang lại

là chấp nhận thanh toán với đa dạng với cái loại thẻ, chip được gắn trên các thiết bị

thanh toán không tiếp xúc. Kế tiếp, lần lượt là tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng mang

theo thiết bị thanh toán chiếm 52,8% và 56,9% tương đương với 38 và 41 người.

Tăng trải nghiệm người dùng, nhận thức công nghệ có 35 người tương đương 48,6%

thay vì tiếp xúc và thanh toán tại các điểm POS như thông thường, khách hàng chỉ

cần ngồi tại bàn, thanh toán tại chỗ. Việc này cực kỳ thuận tiện cho khách hàng khi

mà tỉ lệ số người dùng thiết bị di động thông minh ngày nay khá nhiều. Xếp hàng

tiếp theo lần lượt là 34 người, chiếm 47,2% dễ dàng kiểm tra, quản lý giao dịch. 31

người chiếm 43,1% độ bảo mật cao và cuối là 19 người chiếm 26,4% công nghệ số

hiện đại (chỉ cần chạm).


 Nhìn chung, công nghệ Tap on phone – chạm để thanh toán còn khá là

mới mẻ ở thị trường Việt Nam chúng ta. Nhưng với thời đại 4.0 cùng với sự

phát triển vượt bậc của công nghệ thì sớm muộn công nghệ Tap on phone –

chạm để thanh toán sẽ được người dùng ưa chuộng hơn.

Hình 10: Biểu đồ thể hiện “ Nâng hạn mức ví trả sau của Momo” có khả thi hay không?

Hình ảnh cho thấy một biểu đồ hình tròn thể hiện kết quả khảo sát về việc sinh viên

TP. HCM có ủng hộ việc nâng cao tính hữu ích của Momo qua ví trả sau hay không.

Biểu đồ được chia thành hai phần với phiếu không Chiếm 12,7%, phiếu có Chiếm

87,3%. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, MoMo có thể tự tin vào khả năng

thành công của mình trong việc nâng cao tính hữu ích của ví trả sau .

=> Dựa trên kết quả khảo sát, có thể thấy rằng đại đa số sinh viên trên địa bàn

TP.HCM (87,3%) ủng hộ việc nâng cao tính hữu ích của Momo qua ví trả sau.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (12,7%) người không ủng hộ ý tưởng này. Các công nghệ

thanh toán di động ngày càng phổ biến và người tiêu dùng đang ngày càng

chuyển sang sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Momo,

với cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và khả năng phát triển linh hoạt, có thể tận dụng cơ

hội này để cung cấp tính năng ví trả sau. Điều này không chỉ tăng cường sự thu

hút của nền tảng thanh toán này mà còn giúp cải thiện trải nghiệm của người

dùng và tạo ra một môi trường thanh toán tiện lợi hơn. Vậy nên việc nâng cao

tính hữu ích của momo qua ví trả sau được đánh giá là khả thi.

Hình 11: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ hài lòng về “ Nâng hạn mức ví trả sau của
Momo”

Biểu đồ hình cột cho thấy mức độ hài lòng của người dùng về mức độ hữu ích của ví

trả sau Momo. Biểu đồ được chia thành 10 ô, tương ứng với 10 mức độ hài lòng từ 0

đến 10.

Nhìn chung, biểu đồ cho thấy mức độ hài lòng của người dùng về mức độ hữu ích

của ví trả sau Momo tương đối cao. Có 54 người dùng (75,9%) chọn mức độ hài lòng

từ 7 trở lên. Mức độ hài lòng của người dùng với ví trả sau Momo cao nhất ở mức

10, với 29,6% người dùng chọn mức độ này. Mức độ hài lòng của người dùng giảm

dần theo mức độ hài lòng, với mức độ hài lòng thấp nhất là 0, không có người dùng

nào chọn mức độ này. Hầu hết người dùng (75,9%) đều hài lòng với ví trả sau

Momo, với mức độ hài lòng từ 7 trở lên. Có một số người dùng (24,1%) chưa hài

lòng với ví trả sau Momo, với mức độ hài lòng từ 6 trở xuống.

=>Dựa trên phân tích biểu đồ, Ví trả sau Momo là ứng dụng tiềm năng với

lượng lớn người dùng hài lòng. Việc tiếp tục cải thiện dịch vụ, đa dạng hóa tính

năng và nâng cao trải nghiệm người dùng sẽ giúp Momo củng cố vị thế, thu hút

thêm khách hàng và đạt được thành công trong tương lai. Ví trả sau Momo là

một ứng dụng hữu ích và được nhiều người dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn

còn một số người dùng chưa hài lòng với ứng dụng này. Để nâng cao mức độ hài

lòng của người dùng, Momo cần tiếp tục cải thiện dịch vụ và cung cấp thêm

nhiều tính năng hữu ích hơn. Vậy nên chúng ta cần nâng cao tính hữu ích của

momo qua ví trả sau.

Hình 12: Biểu đồ thể hiện mong muốn “ Nâng hạn mức ví trả sau của Momo”

Biểu đồ cho thấy mức độ hài lòng của người dùng về các tính năng của ví trả sau

Momo. Biểu đồ được chia thành 7 cột, tương ứng với 7 tính năng. Tính năng được
hài lòng nhất là "Nâng cao hạn mức", với 38,9% người dùng hài lòng là tính năng

được người dùng quan tâm và mong muốn nhất. Nâng cao hạn mức sẽ giúp người

dùng thoải mái thanh toán mà không cần lo lắng về việc thiếu tiền. Tính năng được

hài lòng thứ hai là "Mở rộng đối tượng", với 33,3% người dùng hài lòng là những

tính năng quan trọng đối với người dùng.Tính năng được hài lòng thứ ba là "Cho

phép thanh toán tại nhiều cửa hàng", với 31,9% người dùng hài lòng cũng được

người dùng đánh giá cao. Nhìn chung, biểu đồ cho thấy mức độ hài lòng của người

dùng về các tính năng của ví trả sau Momo tương đối cao. Hầu hết các tính năng đều

được người dùng đánh giá cao, với tỷ lệ hài lòng trên 20%.

=> Dựa trên kết quả khảo sát này, các tính năng trên momo đều cần cải thiện và

người dùng mong muốn nhất là momo có thể “nâng cao hạn mức”. Nâng cao

hạn mức là tính năng được người dùng MoMo mong muốn hơn nhiều so với các

tính năng khác vì nó đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng, giúp quản lý

tài chính linh hoạt hơn, thuận tiện cho thanh toán trực tuyến, tận dụng các

chương trình khuyến mãi và nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ. MoMo cần

tiếp tục quan tâm và cải thiện tính năng này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của

người dùng.

Kết luận:

Momo là ứng dụng ví điện tử hữu ích, mang đến nhiều tính năng tiện lợi, giúp

người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán, mua sắm và sử dụng

dịch vụ. Với những ưu điểm như giao diện đơn giản, thao tác nhanh chóng, an

toàn và miễn phí, Momo đang ngày càng được nhiều người tin dùng. Các giải

pháp như nâng cao giao diên, cải thiện các tiện ích, nâng cao hệ thống thanh

toán, hỗ trợ thanh toán qua ví trả sau sẽ góp phần mang đến cho khách hàng
trải nghiệm mới khi sử dụng ví điện tử Momo.

Nguồn thông tin:

(1) Khảo sát giải pháp “Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua cải thiện các tiện
ích của ví điện tử Momo”, được thực hiện bởi 72 người, thực hiện từ ngày
19/04/2024 đên ngày 21/04/2024.
PHỤ LỤC 1

GIẢI PHÁP THAY ĐỔI TÍCH CỰC Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA
SINH VIÊN TP.HCM

Xin chào anh/chị,

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, trường Đại

học Công Nghệ TP. HCM. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đồ án thương mại quốc

tế với tên đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh

viên thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong anh/chị có thể dành chút thời gian hoàn

thành bảng khảo sát này. Việc tham gia khảo sát của anh/chị có ý nghĩa rất lớn đối với

bài nghiên cứu của chúng tôi. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai,

tất cả các câu trả lời của anh/chị đều có giá trị cho chúng tôi. Chúng tôi xin cam kết

những thông tin anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích thực hiện đồ án môn học

và không cung cấp cho bất kì bên thứ ba nào khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự

hỗ trợ nhiệt tình của anh/chị.

PHẦN1: CÂU HỎI GẠN LỌC

Anh/chị vui lòng chọn một gợi ý đúng nhất.

1. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây?

o Từ 15 -18 tuổi

o Từ 18 – 23 tuổi

o Từ 24 – 30 tuổi

o Từ 30 – 35 tuổi

2. Bạn có đang sinh sống hoặc/ và làm việc tại TP.HCM không?

o Có

o Không (Dừng khảo sát)


3. Anh/chị đã từng sử dụng ví điện tử bao giờ chưa?

o Đã từng

o Chưa từng (Dừng khảo sát)

4. Anh/chị có biết đến ví điện tử Momo không?

o Đã từng

o Chưa từng (Dừng khảo sát)

PHẦN 2: THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Anh/chị vui lòng chọn một gợi ý đúng nhất.

1. Xin vui lòng cho biết giới tính của anh/chị:

o Nam

o Nữ

2. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là:

o Học sinh/sinh viên

o Công/nhân viên

o Lao động tự do

o Khác

PHẦN 3: KHẢO SÁT

Anh/chị vui lòng chọn gợi ý đúng nhất

 Chọn nhiều đáp án

o Chọn 1 đáp án

A. SẢN PHẨM

1. Cho biết tần suất sử dụng ví điện tử MOMO của anh/ chị để thanh toán một

tháng.
o Dưới 5 lần

o Từ 5 đến 15 lần

o Trên 15 lần

2. Lý do khiến anh/chị sử dụng ví điện tử Momo thay vì các nền tảng khác?

□ Sự tương tác với khách hàng tốt

□ Dễ sử dụng

□ Có tính phổ biến cao

□ Quét mã QR thanh toán dễ dàng

□ Liên kết được nhiều tài khoản ngân hàng

□ Độ bảo mật cao

□ Nạp tiền điện thoại dễ dàng

□ Có nhiều ưu đãi, voucher cho khách hàng ở các nền tảng khác nhau

□ Chuyển tiền miễn phí, nhận tiền nhanh chóng

3. Anh/chị sử dụng ví điện tử Momo để ...

□ Trả tiền điện nước

□ Mua vé xem phim

□ Nạp tiền điện thoại

□ Sử dụng ví trả sau của Momo

□ Gửi tiền vào ví thần tài của Momo

□ Sử dụng mã QR để thanh toán nhanh hơn

B. DỊCH VỤ

4. Anh/chị đã từng gặp khó khăn khi sử dụng app momo?

□ Trong quá trình chuyển tiền

□ Trong quá trình nạp rút tiền

□ Trong quá trình thanh toán

□ Không có

5.Điều gì khiến bạn không hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng của momo?

□ Phản hồi thông tin chậm


□ Tỷ lệ phản hồi thấp

□ Không biết cách xử lý vấn đề

□ Thái độ không chuyên nghiệp

□ Chưa liên hệ CSKH của momo

C. MARKETING

6. Anh/ chị biết đến ví điện tử MoMo qua hình thức nào?

o Nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube

o Qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân

o Qua tự tìm hiểu thông tin

7. Yếu tố nào khiến anh/chị yêu thích ở những video quảng cáo của ví điện tử

MoMo?

□ Nội dung quảng cáo hấp dẫn, cuốn hút

□ Kết hợp cùng người nổi tiếng

□ Độ phủ sóng cao, rộng rãi

□ Giai điệu bắt tai, ngắn gọn

8. Anh/ chị thích chương trình khuyến mãi nào trên ví điện tử MoMo?

□ Voucher giảm giá

□ Ưu đãi khi thanh toán hóa đơn điện nước, học phí

□ Các chương trình trò chơi nhận xu, đổi xu

□ Cơ hội được hoàn tiền khi chuyển khoản

D.BẢO MẬT

9. Anh/Chị cảm thấy mức độ bảo mật của MoMo như thế nào?

o Rất an toàn
o An toàn

o Bình thường

o Ít an toàn

o Không an toàn

10.Nếu anh/chị đã từng gặp vấn đề về bảo mật, bạn có hài lòng với cách MoMo

xử lý không?

o Có

o Không

11. Việc bảo mật tài khoản MoMo giúp anh/chị tránh được những điều gì?

 Để bảo vệ tài sản cá nhân

 Để tránh mất thông tin cá nhân

 Để tránh bị lừa đảo

 Để ngăn chặn truy cập trái phép

 Tất cả các lựa chọn trên

12. Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử momo trong thời gian tới ?

o Có

o Không
PHỤ LỤC 2

KHẢO SÁT GIẢI PHÁP VỀ "NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG

THÔNG QUA CẢI THIỆN TIỆN ÍCH CỦA VÍ ĐIỆN TỬ MOMO"

Xin chào anh/chị,

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, trường Đại học

Công Nghệ TP. HCM. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đồ án Thương mại quốc tế với tên

đề tài “Giải pháp thay đổi tích cực ý định sử dụng ví điện tử momo của sinh viên thành phố

Hồ Chí Minh”. Việc tham gia khảo sát của Anh/Chị có ý nghĩa rất lớn đối với bài nghiên cứu

của chúng tôi. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai, tất cả các câu trả lời

của Anh/Chị đều có giá trị cho chúng tôi. Chúng tôi xin cam kết những thông tin Anh/Chị

cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích thực hiện đồ án môn học và không cung cấp cho bất kì

bên thứ ba nào khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Anh/Chị.

Tại phiếu khảo sát này, nhóm chúng tôi đang thực hiện đánh giá mức độ khả thi của giải pháp

"Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua cải thiện các tiện ích của ví điện tử Momo". Rất

mong Anh/Chị có thể dành chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát này. Xin chân thành cảm

ơn!

Giải pháp bao gồm 4 hoạt động:

Hoạt động 1: Đơn giản hóa giao diện của Momo.


Hoạt động 2: Tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng hồ thông
minh của Momo
Hoạt động 3: Tích hợp NFC vào hệ thống thanh toán của Momo

Hoạt động 4: Nâng hạn mức ví trả sau của Momo

A. ĐƠN GIẢN HÓA GIAO DIỆN:

1. Anh/ chị có thấy giải pháp “ Đơn giản hóa giao diện của Momo” có khả thi

không?

o Có

o Không
2. Anh/ chị đánh giá mức độ hài lòng tổng thể về giao diện MoMo là bao nhiêu trên

thang điểm 10?

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3. Các hạn chế của giải pháp “ Đơn giản hóa giao diện của Momo” mà Anh/chị

thấy cần xử lý”

 Tốn kém chi phí phát triển và bảo trì

 Khó khăn trong việc tiếp cận một số tín năng

 Thiếu phản hồi về người dùng

 Khả năng tìm kiếm bị hạn chế

 Thiếu tính nhất quán

 Phản hồi chậm trễ

B. TÍCH HỢP CHỨC NĂNG CHUYỂN TIỀN/THANH TOÁN LÊN ĐỒNG HỒ


THÔNG MINH CỦA MOMO
1. Anh/ chị có thấy giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng

hồ thông minh của momo” có khả thi không?

o Có

o Không

2. Anh/ chị đánh giá mức độ khả thi của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển

tiền/thanh toán lên đồng hồ thông minh của momo” là bao nhiêu trên thang điểm

10?

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
3. Các hạn chế của giải pháp “Tích hợp chức năng chuyển tiền/thanh toán lên đồng

hồ thông minh của momo” mà Anh/chị thấy cần xử lý”

 Tốn kém chi phí phát triển và bảo trì

 Khó khăn trong việc tiếp cận một số tín năng

 Thiếu phản hồi về người dùng

 Khả năng tìm kiếm bị hạn chế

 Thiếu tính nhất quán

 Phản hồi chậm trễ

C. TÍCH HỢP NFC VÀO HỆ THỐNG THANH TOÁN CỦA MOMO

1.Anh/chị có thấy biện pháp “Tích hợp nfc vào hệ thống thanh toán của momo

thông qua công nghệ Tap to phone - Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc

bằng điện thoại di động” có khả thi không ?

o Có

o Không

2. Những tiện ích của biện pháp trên Anh/Chị thấy hài lòng nhất ở chỗ nào ?

 Độ bảo mật cao

 Tiện lợi và nhanh chóng

 Cộng nghệ số hiện đại (chỉ cần chạm)

 Chấp nhận thanh toán với đa dạng với cái loại thẻ, chip được gắn trên các thiết bị

thanh toán không tiếp xúc

 Dễ dàng mang theo thiết bị thanh toán

 Dễ dàng kiểm tra, quản lý giao dịch

 Tăng trải nghiệm người dùng, nhận thức công nghệ

3.Anh/chị đánh giá mức độ hài lòng tổng thể về biện pháp trên là bao nhiêu

trên thang điểm 10?


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

D. NÂNG HẠN MỨC VÍ TRẢ SAU CỦA MOMO

1. Bạn có hài lòng với giải pháp “Nâng hạn mức ví trả sau của MoMo” không?

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Khá hài lòng

 Không hài lòng

 Rất không hài lòng

2. Anh/ chị đánh giá mức độ khả thi của giải pháp “Nâng hạn mức ví trả sau của

MoMo” là bao nhiêu trên thang điểm 10?

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3. Anh/chị muốn nâng cao tính hữu ích nào của ví trả sau momo ?

 Mở rộng đối tượng

 Nâng cao hạn mức

 Cho phép thanh toán tại nhiều nhà hàng, cửa hàng hơn

 Cho phép thanh toán các khoản vay, hóa đơn khác

 Cho phép chuyển tiền giữa các ví trả sau

 Cung cấp thông tin chi tiết về lãi suất, phí giao dịch

You might also like