Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

BÀI TẬP LÝ SINH


(Lời giải chi tiết ở dưới)
Lưu ý:
- Kết quả tính gần đúng phải làm tròn theo quy tắc toán
học (thường là làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
- Đáp số phải có đơn vị đầy đủ và chính xác.
I. Chuyển động của chất lỏng
Bài 1: Một bệnh nhân đang được truyền máu, mức máu trong
chai truyền cao hơn kim là 60cm. Kim truyền dài 3cm, bán
kính trong 0,5mm. Bỏ qua áp suất ngược từ ven, hãy tính lưu
lượng máu được truyền (ml/phút). Biết khối lượng riêng của
máu xấp xỉ nước, độ nhớt máu là 3,12.10-7 N.s/cm2, gia tốc
trọng trường g = 10 m/s2. (94.4)
Áp dụng công thức Poadoi ta có lưu lượng máu được truyền :

Bài 2: Ở một người khỏe mạnh trong trạng thái nghỉ, lưu
lượng máu qua động mạch vành là 100ml/phút. Nếu bán kính
bên trong của động mạch giảm xuống còn 80% so với bình
thường, các yếu tố khác (độ nhớt, áp suất...) giữ nguyên thì
lưu lượng máu qua động mạch đó là bao nhiêu (ml/phút)?
(40.96)
Bài 3: Ở một người trưởng thành trong trạng thái thư giãn, tốc
độ trung bình của dòng máu trong động mạch chủ là 33cm/s.
Hỏi lưu lượng máu qua đó là bao nhiêu ml/s biết bán kính động
mạch chủ là 0,9cm. (83.97)
Bài 4: Nếu như bán kính trong của động mạch vành giảm
xuống còn 80% so với trạng thái bình thường, các yếu tố khác
của dòng máu (áp suất, độ nhớt...) vẫn giữ nguyên, khi đó vận
tốc máu qua động mạch trên sẽ thay đổi như thế nào so với
bình thường ? (tăng 56.25%)
Bài 5: Một mao mạch có bán kính 2.10-4cm, tốc độ máu qua
mao mạch khoảng 0,03cm/s. Lưu lượng máu qua động mạch
chủ là 5 lít/phút. Hỏi số lượng mao mạch tham gia vận chuyển
máu là bao nhiêu? Cho rằng các mao mạch có thiết diện gần
như nhau. (2.21x1010)
Bài 6: Động mạch chủ có bán kính 0,9cm và tốc độ máu trung
bình qua đó với người trưởng thành trong trạng thái nghỉ ngơi
là 33cm/s. Biết rằng tổng diện tích thiết diện các động mạch

[Type text]

about:blank 1/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

chính là 20cm2. Tính tốc độ dòng máu trung bình qua các động
mạch này. (4.2cm/s)
Bài 7: Giả thiết rằng một con hươu cao cổ khi vươn cổ lên ăn
lá cây thì đầu cao hơn quả tim nó là 3m. Biết rằng để nó khỏi
choáng váng, áp suất máu tối thiểu phải duy trì ở đầu là
60mmHg. Tính áp suất máu tối thiểu phải tạo ra ở tim nó theo
mmHg. Cho khối lượng riêng của máu là 1,05g/cm 3; của thủy
ngân là 13,6g/cm3. (291,62)
Bài 8: Lưu lượng máu qua tim ở một người trưởng thành là 5
lít/phút. Giả sử thiết diện tất cả các mạch trong cơ thể đều bị
hẹp lại chỉ còn 70% so với bình thường, áp suất máu trung
bình trên tất cả các đoạn mạch tăng lên 1,2 lần. Tính lưu lượng
máu qua tim khi đó theo đơn vị lít/phút. (2.94)

II. Sóng âm
Bài 1: Mức cường độ âm của một dàn nhạc giao hưởng biểu
diễn ngoài trời đối với nhạc trưởng đứng cách dàn nhạc 4m
dao động trong khoảng 45-110dB. Đối với một thính giả đứng
cách xa dàn nhạc 100m, mức cường độ âm của dàn nhạc biến
thiên trong khoảng nào ? (17.04-82.04)
Bài 2: Một người thính giác bình thường đứng ở một khoảng
cách nhất định tới một máy bay phản lực có 4 động cơ giống
nhau đang gầm rú và cảm nhận được ngưỡng đau tai của
mình. Người này sẽ cảm nhận được độ to là bao nhiêu nếu 3
động cơ được tắt đi.(ngưỡng đau là 120dB) (113.98dB)
Bài 3: Một máy bay phản lực tạo ra một âm thanh với cường
độ 130dB ở khoảng cách 50m. Tính khoảng cách tối thiểu tới
máy bay đối với nhân viên sân bay khi không có trang bị bảo
vệ tai. Biết rằng âm thanh có cường độ 145dB có thể làm hỏng
thính giác. (8.89m)
Bài 4: Trong một cuộc bay thử nghiệm, một máy bay chiến
đấu bay ở độ cao 100m tạo ra âm thanh có cường độ 150dB ở
mặt đất ngay phía dưới máy bay. Tính độ cao tối thiểu máy
bay phải bay trên khu dân cư để không gây đau tai cho người
dân.(ngưỡng đau là 120dB) (3162,28m)
Bài 5: Công suất tối đa ở loa của một máy nghe nhạc là 40W.
Cho rằng loa là nguồn điểm phát sóng âm đều như nhau theo
mọi phương. Nếu máy vặn to hết cỡ thì người nghe cách máy
5m sẽ chịu âm thanh có mức cường độ âm là bao nhiêu ?

[Type text]

about:blank 2/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

(111)
Bài 6: Một sinh viên đang lắc lư khi nghe máy MP3 vặn to hết
cỡ. Người bạn có thính giác bình thường ngồi cạnh mượn nghe
thử, song phải bỏ ra ngay vì cảm thấy ngưỡng đau tai của
mình. Tính công suất âm thanh ở mỗi loa của máy MP3, biết
rằng tai nghe gắn cách màng nhĩ 3cm.(ngưỡng đau là 120dB)
(0,0113)
Bài 7: Để đo vận tốc máu bằng hiệu ứng Doppler, người ta
dùng sóng siêu âm có bước sóng trong cơ thể là 0,44mm. Cho
rằng máu chuyển động thẳng hướng ra xa nguồn siêu âm với
tốc độ 2cm/s tại động mạch đùi. Độ chênh lệch tần số giữa
sóng siêu âm phản xạ lại mà máy thu được và sóng phát ra là
bao nhiêu? Cho biết âm thanh truyền trong mô cơ thể người
với vận tốc 1540m/s.90,9
Bài 8: Dây La của đàn violon phải tạo ra âm có tần số 440Hz.
Với lực căng dây hiện tại là 83N thì dây này tạo ra âm có tần
số 400Hz. Phải điều chỉnh lực căng dây bằng bao nhiêu để có
thể chơi nhạc được ?(đạt được tần số 440Hz)
Bài 9: Dây Si của đàn piano đang tạo ra âm có tần số 450Hz.
Phải điều chỉnh lực căng dây bằng bao nhiêu lần giá trị hiện tại
để nó phát ra âm Si có tần số 494Hz ?
Bài 10: Tại một điểm mà sóng âm có tần số 300Hz truyền tới,
một phần tử khí dao động với biên độ là 0,13μm. Tính cường
độ âm tại điểm đó. (âm trở của không khí là 429 kg/m 2.s)
(1,288.10-5)
Bài 11: Tại một điểm mà sóng siêu âm truyền tới, một phần
tử khí dao động với biên độ là 0,11nm. Biết cường độ âm tại
điểm đó là 1,3.10-7 W/m2. Tính tần số âm. (âm trở của không
khí là 429 kg/m2.s)(3561,93)
Bài 12: Tính biên độ dao động của phần tử khí tại màng nhĩ
một người có thính giác bình thường gây ra bởi âm thanh có
tần số 1000Hz và đạt ngưỡng đau tai với người đó. (âm trở của
không khí là 429 kg/m2.s)(1,08.10-5)
Bài 13: Tại điểm A cách xa nguồn âm một khoảng R = 1m có
mức cường độ âm là L=90dB. Biết ngưỡng nghe là I 0 =10-12
W/m2. Tính công suất phát âm của nguồn âm.(1/250 pi)

III. Quang hình học


Bài 1: Một người viễn đeo kính có độ tụ 2,5D thì đọc được

[Type text]

about:blank 3/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

sách cách mắt 35cm. Hỏi để đọc được sách cách mắt 25cm thì
người đó phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu ? (3.64)
Bài 2: Mắt cận có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 12cm đến
17cm. Để sửa tật cận thị cần đeo kính có độ tụ bao nhiêu ?
(5.88)
Bài 3: Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp (con mắt
ước lược) tới võng mạc là 2cm. Mặt phẳng tiêu của mắt một
người có thể thay đổi từ 1,93cm đến 1,78cm. Tính khoảng nhìn
rõ của người này. Cho biết chiết suất bên trong con mắt ước
lược là 1,333.
Bài 4: Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp (con mắt
ước lược) tới võng mạc là 1,98cm. Tiêu cự của mắt một người
khi thư giãn hoàn toàn là 1,975cm. Tính khoảng cực viễn của
người này. Cho biết chiết suất bên trong con mắt ước lược là
1,333.
Bài 5: Một người trước đây mắt tốt nay bị cận và có khoảng
nhìn rõ 12-17cm. Được biết rằng tật cận thị của người này
không liên quan đến khả năng điều tiết của mắt mà chỉ do
chiều dài trục trước-sau của mắt thay đổi. Vậy khi bị cận độ
dài trục trước-sau của mắt tăng lên bao nhiêu so với khi mắt
còn tốt. (coi chiết suất môi trường trong mắt là 1,333 và chiều
dài trục trước-sau ban đầu là 2cm)
Bài 6: Khi nhìn bảng xác định thị lực cách mắt khoảng 6m,
một người nhìn rõ được một hình tròn đen trên nền trắng có
bán kính nhỏ nhất là 1mm. Tính thị lực của người đó.
Bài 7: Khi thực hiện việc đo độ dài vật nhỏ bằng kính hiển vi
quang học trường sáng, trên vi trường ta thấy 4 độ chia nhỏ
nhất của trắc vi thị kính dài đúng bằng 85 độ chia nhỏ nhất
của trắc vi vật kính. Biết rằng trên thực tế một độ chia nhỏ
nhất của TVTK là 1mm, còn một độ chia nhỏ nhất của TVVK là
10 μm. Tính độ phóng đại của vật kính đang dùng.
Bài 8: Khoảng nhìn rõ của một người là 15-50cm. Người đó
phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn xa bình thường.
Bài 9: Kính phải có độ tụ bao nhiêu cho người viễn có khoảng
cực cận 100cm làm việc trên máy tính có màn hình cách mắt
50cm. (coi khoảng cách từ kính đeo đến mắt là 2cm)
Bài 10: Viễn điểm của một người là 2m. Tính tiêu cự của con
mắt ước lược của người này lúc thư giãn hoàn toàn. Biết
khoảng cách từ đỉnh con mắt ước lược tới võng mạc là 2cm và

[Type text]

about:blank 4/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

chiết suất môi trường trong mắt là 1,333. Tính độ tụ của kính
mắt cho phép người này nhìn các vật ở xa.
Bài 11: Một người trước đây mắt tốt nay bị cận và có khoảng
cực viễn 50cm. Được biết rằng tật cận thị của người này không
liên quan đến khả năng điều tiết của mắt mà chỉ do chiều dài
trục trước-sau của mắt thay đổi. Vậy khi bị cận độ dài trục
trước-sau của mắt tăng lên bao nhiêu so với khi mắt còn tốt.
(coi chiết suất môi trường trong mắt là 1,333 và chiều dài trục
trước-sau ban đầu là 2cm)
Bài 12: Một người có khả năng nhìn được gần nhất là 50cm và
xa nhất là 2m. Muốn nhìn rõ vật ở xa mà mà mắt không phải
điều tiết thì phải đeo kính gì ? Kính có độ tụ bằng bao nhiêu ?
Khi đeo kính này thì điểm cực cận cách mắt bao nhiêu ?

IV. Phóng xạ
Bài 1: Trong kính hiển vi điện tử các điện tử được gia tốc ở
hiệu điện thế 120kV thì bước sóng liên kết của điện tử chuyển
động là bao nhiêu ?
Bài 2: Tính bước sóng ngắn nhất của phổ phát xạ tia X phát ra
từ màn hình vi tính (không phải loại LCD) do chùm điện tử đập
vào mặt trong của bóng hình có hiệu điện thế 41 kV.
Bài 3: Một quả chuối điển hình chứa 400mg K. Biết rằng trong
tự nhiên, K luôn chứa một đồng vị phóng xạ 40K với tỉ lệ trung
bình là 0,0117%. Tính hoạt độ phóng xạ của quả chuối biết
chu kì bán rã của 40K là 1,277.109 năm.
Bài 4: Một lít sữa có hoạt độ phóng xạ 2000pCi do đồng vị 40K,
năng lượng trung bình của một tia phóng xạ là 1,5MeV. Một
người 60kg uống 0,5 lít sữa một ngày, trung bình 10% năng
lượng của tia phóng xạ bị hấp thụ bởi cơ thể. Tính liều hấp thụ
người đó nhận được trong 1 năm nếu tạm cho rằng sữa uống
hàng ngày chỉ ở trong cơ thể 12h.
Bài 5: Nguồn phóng xạ được sử dụng trong xạ trị phát ra các
tia gamma có năng lượng 1,5MeV. Cho mật độ bức xạ tại đối
tượng bị chiếu là 4.106 tia/s.m2. Đối tượng có thiết diện chiếu
là 0,01m2; khối lượng 0,8kg và hấp thụ toàn bộ năng lượng
chùm tia. Tính suất liều hấp thụ mà đối tượng này nhận được
từ nguồn phóng xạ nói trên.
Bài 6: Một người bệnh khi chụp răng đã nhận được một liều
tương đương bằng 2mSv trong 0,2kg mô từ tia X có năng

[Type text]

about:blank 5/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

lượng 100keV của một máy X-quang. Tính số photon tia X đã


bị hấp thụ.
Bài 7: Một y tá nặng 50kg nhận suất liều tương đương
0,5mSv/h khi đứng ở khoảng cách 0,5m tới một bệnh nhân
đang có đồng vị phóng xạ 60Co trong người (để điều trị). Hãy
tính liều tương đương mà y tá này nhận được khi làm việc ở
khoảng cách 2m trong 60 phút.
Bài 8: Một y tá nhận suất liều hấp thụ 0,5mSv/h khi đứng ở
khoảng cách 0,5m tới một bệnh nhân đang được điều trị bằng
cách cấy vào người đồng vị phóng xạ 60Co. Coi 60Co chỉ phát ra
các tia γ có hệ số chất lượng tia bằng 1,2. Tính liều tương
đương mà y tá này nhận được khi làm việc ở khoảng cách 3m
trong 20 phút. (bỏ qua sự giảm hoạt độ phóng xạ của nguồn
trong ngày hôm đó vì chu kì bán rã của 60Co là 5,3 năm)
Bài 9: Một người nặng 75kg nhận được một liều bức xạ trên
toàn thân là 24 mrad được cung cấp bởi các hạt α với hệ số
chất lượng tia là 12. Tính năng lượng người đó đã hấp thụ và
liều tương đương theo hệ đơn vị SI. (0.018j , 2.88mSv)

V. Năng lượng và sự sống


Bài 1: Nồng độ các ion K+, Na+, Cl- trong các môi trường điện li
ở trong và ngoài sợi trục thần kinh của một sinh vật biển như
sau:
K+ : trong 340; ngoài 10,4
Na+ : trong 49; ngoài 463
Cl- : trong 114; ngoài 592
(đơn vị: mmol/kgH2O);
Biết tính thấm của màng tế bào đối với các loại ion trên có tỉ lệ
PK: PNa: PCl = 1 : 0,04 : 0,45. Điện thế nghỉ trên axon đó được
tính trên lí thuyết sẽ là bao nhiêu nếu biết nhiệt độ thí nghiệm
là 270C; F = 96500 C/g.mol; R= 8,31 J/mol.K.
Bài 2: Trong quá trình quang hợp 6CO2 + 6H2O C6H12O6 +
6O2, để khử một phân tử CO2 chất diệp lục phải hấp thụ 9
photon. Biết rằng trong phản ứng nghịch, năng lượng mà
glucose giải phóng ra là 686 kcal/mol. Giả sử clorophil hấp thụ
ánh sáng có bước sóng λ = 675 nm. Hãy tính hiệu suất của
quá trình quang hợp (tỉ số giữa năng lượng giải phóng ra và
năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp tính cho 1 phân
tử CO2).

[Type text]

about:blank 6/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Bài 3: Tính số ion Na+ đi vào trong tế bào qua 1 đơn vị diện
tích màng trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, biết
rằng giai đoạn khử cực kéo dài 0,6.10-3 s và mật độ dòng điện
gây nên bởi dòng các ion Na+ trong giai đoạn này là 5A/m2. Giả
sử cứ 1 μm2 màng có 100 kênh dẫn ion. Tính số ion Na+ đi qua
mỗi kênh trong giai đoạn khử cực màng.

[Type text]

about:blank 7/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

LỜI GIẢI

I. Chuyển động của chất lỏng


Bài 1: Áp dụng công thức Poadoi ta có lưu lượng máu được
truyền :

Bài 2: Áp dụng công thức Poadoi ta có :

Bài 3: Lưu lượng máu qua động mạch :

Bài 4: Ta có pt liên tục : S1v1 = S2v2

Suy ra
Bài 5: Ta có :

(mao
mạch)
Bài 6: Ta có pt liên tục : S1v1 = S2v2

Suy ra
(S2 tượng trưng cho tổng thiết diện các động mạch)
Bài 7:
Áp dụng phương trình Becnuli (coi vận tốc máu v không đổi):

Suy ra
với

[Type text]

about:blank 8/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Bài 8:

Ta có lưu lượng (S = πR2)

Suy ra
II. Sóng âm
Công thức:

1. (3)
Trong đó:
R là khoảng cách đến nguồn âm; I 0 = 10-12W/m2; P là công
suất nguồn âm.

2. (Trang 150)

Trong đó: f là tần số (Hz); F là lực căng dây (N); d là chiều dài
dây (m)
M là khối lượng trên 1 đơn vị chiều dài dây (kg/m)
3. (6) (trang 123)
Trong đó: I là cường độ âm (W/m2);
f là tần số âm (Hz); A là biên độ dao động của phần tử
(m);
Z là âm trở (kg/m2.s)
(Không khí có âm trở Z = 429 kg/m2.s).
4. Hiệu ứng Doppler
V là vận tốc truyền sóng trong môi trường đang xét;
vT, vP lần lượt là vận tốc của máy thu và máy phát.

(7) + khi lại gần


ˆ khi ra xa

[Type text]

about:blank 9/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

(8) + khi ra xa
ˆ khi lại gần
Bài 1: Áp dụng công thức (3) ta có:

Tức là mức cường độ âm trong khoảng 17,04dB đến 82,04dB.


Bài 2:
Ngưỡng đau ứng với L = 120dB.
Gọi P là công suất phát âm của 1 động cơ thì 4P là công suất
phát âm của 4 động cơ.
Ta có:

Bài 3:

Ta có:
Vậy khoảng cách tối thiểu là 8,89m.
Bài 4:
Ngưỡng đau ứng với L = 120dB.
Ta có:

Tức là độ cao tối thiểu là 3162,28m.


Bài 5:

Mức cường độ âm:


Bài 6:

[Type text]

about:blank 10/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Ngưỡng đau ứng với L = 120dB.


Ta có:

Bài 7:
Áp dụng hiệu ứng Doppler cho 2 quá trình
Nguồn phát (f0) tế bào máu (f ') đầu thu (fr)
Sóng tới (1) sóng phản xạ (2)
- Quá trình 1: sóng từ nguồn tới máu, nguồn đứng im và máu
là đầu thu chuyển động ra xa với vT = 2cm/s

Áp dụng công thức (7): (*)


- Quá trình 2: sóng phản xạ từ tế bào máu đến đầu thu, khi đó
tế bào máu là nguồn phát đang chuyển động ra xa với v P =
2cm/s, đầu thu đứng im.

Áp dụng công thức (8): (**)


Ta có : V =1540m/s; f0 = V/λ.
Từ (*) và (**) suy ra chênh lệch tần số:

Hoặc có thể dùng công thức nhanh:

(ở đây v = vT = vP = 0,02m/s và v <<V)

Bài 8: Áp dụng công thức (5) ta có:

Bài 9: Áp dụng công thức (5) ta có:

(lần)
Bài 10: Cường độ âm:

Bài 11: Tần số âm:


Bài 12:
- Ngưỡng đau ứng với L = 120dB = 10lg(I/I0).

[Type text]

about:blank 11/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

- Biên độ dao động:

Bài 13: Ta có:


III. Quang hình học

Công thức thấu kính :


Trong đó:
d là khoảng cách từ vật tới thấu kính (d > 0 nếu là vật thật, d
< 0 nếu là vật ảo) (mét)
d' là khoảng cách từ ảnh tới thấu kính (d' > 0 nếu là ảnh thật,
d' < 0 nếu là ảnh ảo) (mét)
f là tiêu cự của thấu kính (mét) (f > 0 nếu là thấu kính hội tụ, f
< 0 nếu là thấu kính phân kỳ)
D là độ tụ của thấu kính (đi-ốp D) (D > 0 nếu là thấu kính hội
tụ, D < 0 nếu là thấu kính phân kỳ)

Công thức mặt cầu khúc xạ:


(mặt cầu khúc xạ của mắt là thủy tinh thể)
Trong đó:
d là khoảng cách từ vật tới mặt cầu (mét)
d' là khoảng cách từ ảnh tới mặt cầu (chính là khoảng cách từ
võng mạc tới thủy tinh thể) (mét)
n, n' lần lượt là chiết suất của môi trường ngoài và trong mặt
cầu.
(Vì mắt luôn nhìn vật thật và ảnh luôn là ảnh thật trên võng
mạc nên d>0, d'>0)
f là tiêu cự mặt cầu (mét) (f > 0)

Bài 1: Áp dụng công thức thấu kính ta có:

(ở đây d' là khoảng cách từ ảnh đến thủy tinh thể tức là
khoảng cách từ võng mạc đến thủy tinh thể nên d' là hằng số)

[Type text]

about:blank 12/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Bài 2:
Để sửa tật cận thị thì người đó phải đeo kính cận là một thấu
kính phân kì (khi đó d'<0) có tiêu cự thích hợp để cho ảnh của
một vật ở xa vô cùng tại điểm cực viễn.
Sơ đồ tạo ảnh: kính

∞ CV V
(võng mạc)

Ta có:
Vậy người đó cần đeo kính cận có độ tụ là 5,88D.
Bài 3:
Tiêu cự của mắt có thể thay đổi từ 1,93cm đến 1,78cm ứng với
khoảng cực viễn và cực cận.
CV CC
O

Áp dụng công thức mặt cầu khúc xạ ta có:

Bài 4:
Khi mắt thư giãn hoàn toàn tức là nhìn được xa nhất ở điểm
cực viễn.
Ta có:

Bài 5:
Vì tật cận thị không liên quan đến khả năng điều tiết của mắt
nên tiêu cự của mắt không đổi.
Gọi s là chiều dài trục trước-sau của mắt khi bị cận.
Áp dụng công thức mặt cầu khúc xạ:

[Type text]

about:blank 13/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Suy ra độ dài tăng thêm: 2,194 - 2 = 0,194cm = 1,94mm


(coi độ dài trục trước-sau ban đầu là 2cm)
Bài 6:

Ta có công thức tính thị lực :


Trong đó: l=OH; d=AB=2AH=2r;
A
H O

Thị lực (khoảng


9/10)
Bài 7:

Áp dụng công thức và

suy ra lần
Bài 8: Ta có:

Vậy người đó cần đeo kính cận (thấu kính phân kỳ) có độ tụ là
2dp (2D).
Bài 9:
Người viễn thì đeo kính hội tụ. Ta có sơ đồ tạo ảnh:

100cm

50cm
B' B
2cm
CC

[Type text]

about:blank 14/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

A' A OK OM V

d1
d1'=OMOK-OMCC
(d1'<0 do ảnh ảo của thấu kính hội tụ)
Áp dụng công thức thấu kính :

Bài 10:
Lúc thư giãn hoàn toàn tức là nhìn được xa nhất ở cực viễn.
Áp dụng công thức mặt cầu khúc xạ

Muốn nhìn được ở xa thì kính phải cho ảnh của một vật ở vô
cùng tại cực viễn. Áp dụng công thức thấu kính với d = ∞ và d'
= OCV

Bài 11:
Vì tật cận thị không liên quan đến khả năng điều tiết của mắt
nên tiêu cự của mắt không đổi.
Gọi s là chiều dài trục trước-sau của mắt khi bị cận.
Áp dụng công thức mặt cầu khúc xạ:

Suy ra độ dài tăng thêm: 2,062 - 2 = 0,062cm = 0,62mm


Bài 12:
Muốn nhìn được ở xa thì phải đeo kính cận là thấu kính phân
kỳ và kính phải cho ảnh của một vật ở vô cùng tại cực viễn.
Áp dụng công thức thấu kính với d = ∞ và d' = OC V

Điểm cực cận cũ là ảnh của điểm cực cận mới qua kính:

tức là điểm cực cận mới cách mắt 66,67 cm.

[Type text]

about:blank 15/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

IV. Phóng xạ

1. Định luật phân rã phóng xạ:


Trong đó : N0 số hạt nhân phóng xạ ban đầu
N số hạt nhân phóng xạ còn lại sau thời gian t
T chu kì bán rã

λ hằng số phóng xạ

2. Hoạt độ phóng xạ (T phải tính theo giây)


Đơn vị của H là Bq : 1Bq = 1 phân rã/s. Đơn vị khác là Ci : 1Ci
= 3,7.1010 Bq.

3. Liều hấp thụ


Trong đó: m là khối lượng (kg)
E là năng lượng của 1 tia (J); N là số tia chiếu đến
Đơn vị của D là Gray : 1Gray = 1 J/kg. Đơn vị khác rad : 1 rad
= 0,01 Gray.

Suất liều hấp thụ (Gray/s)


Do N tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tới nguồn nên

4. Liều tương đương


Trong đó : D là liều hấp thụ
Q là hệ số chất lượng tia; tia X có Q = 1.
Đơn vị của L là Sv (Sievert) với các ước mSv, μSv.

Suất liều tương đương


Đơn vị của suất liều tương đương là Sv/s, thường dùng mSv/h.
Do N tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tới nguồn nên

Bài 1:

[Type text]

about:blank 16/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Bước sóng liên kết với điện tử chuyển động (trang 345)
Trong đó h là hằng số Planck; m là khối lượng điện tử; v là vận
tốc điện tử.

Do nên

Thay số
Bài 2:

Bước sóng ngắn nhất:


Bài 3:

Số mol 40K trong chuối


Hoạt độ phóng xạ :

Bài 4:
0,5 lít sữa có hoạt độ phóng xạ:
H = 1000pCi = 1000.10-12.3,7.1010 = 37Bq = 37 phân rã/s
Mỗi phân rã tạo ra 1 tia phóng xạ có năng lượng:
E = 1,5MeV=1,5.1,6.10-13=2,4.10-13 J
Suy ra liều hấp thụ trong 1 năm :

Bài 5:
Suất liều hấp thụ trên 1m2 :

Suy ra suất liều trên 0,01m2 : p = 0,01.P = 1,2.10-8 Gray/s.


Bài 6:

Liều tương đương: (Sv)


Tia X có Q = 1 suy ra số photon tia X:

Bài 7:

[Type text]

about:blank 17/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

Ta có:
Tức là trong 60 phút (1h), y tá đó nhận được liều tương
đương ở khoảng cách 2m là 0,03125mSv.
Bài 8:
Tương tự bài 7:

Suy ra ở khoảng cách 3m trong 20 phút(1/3h), y tá đó nhận

được liều
Bài 9:
Liều bức xạ (hấp thụ):

Liều tương đương: L = D.Q = 24.10-5.12=288.10-5 Sv =


2,88mSv

V. Năng lượng và sự sống


Bài 1: Áp dụng công thức tính điện thế nghỉ (trang 174):

Bài 2:
686kcal=2871458,8 J
- Một mol glucose giải phóng ra 686kcal ứng với 6 mol CO2,
suy ra năng lượng giải phóng ra ứng với 1 mol CO2 là 686/6
kcal.
- Để khử một phân tử CO2 cần 9 photon có tổng năng lượng là
9hc/λ, suy ra để khử 1 mol CO2 cần NA.9hc/λ (Jun). (NA =
6,02.1023 là số Avogadro)

Hiệu suất:
Bài 3:
- Tổng điện tích của các ion Na+ trên 1 đơn vị diện tích (1m2):

[Type text]

about:blank 18/19
02:02 26/04/2024 Bài tập lý sinh có đáp án - Nice

- Điện tích của 1 ion Na+ là e =1,6.10-19C


Suy ra số ion Na+ đi vào trên 1 đơn vị diện tích:

- Số ion Na+ đi qua mỗi kênh:

(ion/kênh) (1m2 = 1012 μm2)

[Type text]

about:blank 19/19

You might also like