Đáp án đề cương kiểm tra tư cách bảo hiểm 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHƯƠNG III BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU( BH P&I)

Câu 1: Thế nào là Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu? Hãy giải thích
Nguyên tắc hoạt động của Hội Bảo hiểm P&I?
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu là bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu đối với bên
thứ ba, gồm trách nhiệm phải gánh chịu có liên quan đến hoạt động của con tàu đó và
trách nhiệm đó không được bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu.
2. Nguyên tắc hoạt động của hội bảo hiểm P&I
a. Nguyên tắc tương hỗ
• Người bảo hiểm cũng là người được bảo hiểm
• Mọi khoản chi tiêu của Hội đều do các thành viên đóng góp.
• Khi một Hội viên bị tổn thất thì tất cả các Hội thay mặt các thành viên còn lại đóng góp
bồi thường cho tổn thất của Hội viên đó sau đó phân bổ khoản chi đủ cho các hội viên
khác dựa trên:
+Số tàu hội viên tham gia bảo hiểm
+Tổng dung tích đội tàu của hội viên
+Loại tàu hội viên tham gia bảo hiểm
+Vùng hoạt động của tàu hội viên
+Nhóm rủi ro mà hội viên tham gia bảo hiểm
• Hoạt động của Hội không nhằm mục đích kinh doanh, không lỗ, không lãi.
b. Nguyên tắc gia nhập Hội
• Khi vào Hội, các Hội viên phải tán thành nguyên tắc tương hỗ và tuân thủ những
nguyên tắc sau:
-Phải viết đơn khi gia nhập Hội theo mẫu đơn chung để Ban quản lý hoặc Ban giám đốc
và Hội xem xét.( tên tàu, số IMO, dung tích toàn phần,kiểu tàu,hô hiệu của tàu,….)
- Chủ tàu phải tham gia bảo hiểm thân tàu và phải xuất trình đơn bảo hiểm thân tàu
- Hội viên có thể tham gia theo quy tắc của Hội, cũng có thể đàm phán thêm bớt cho phù
hợp với từng Hội viên.
-Hội viên có quyền ra khỏi hội nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Hội biết trước 30
ngày. Hội cũng có quyền đình chỉ tư cách hội viên và phải thông báo trước cho hội viên
trước 7 ngày trong những trường hợp:
+Hội viên không thanh toán phí bảo hiểm
+Chủ tàu nhượng quyền sở hữu cho người khác, cầm cố hoặc thế chấp không có bảo
lãnh
+Tàu bị thay đổi cờ, quốc tịch
+Tàu bị tổn thất toàn bộ hoặc coi như tổn thất toàn bộ
(• Hợp đồng bảo hiểm P&I có hiệu lực từ 12h trưa từ ngày gia nhập đến hết 12h trưa ngày 20/02
năm sau.Ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được quy định:
Khi bán tàu thì bảo hiểm chấm dút ngày bán cho Hội biết
Tàu mất tích thì bảo hiểm chấm dứt ngày nhận thôn tin từ chính quyền địa phương công bố tàu
mất tích.
Ngày mà hội viên (cá nhân) mất hoặc ngày tòa án ra lệnh quản chế tài sản do bị phá sản hoặc nợ
nần.
Hội viên là công ty thì bảo hiểm chấm dứt khi công ty đang gặp những vướng mắc tài chính và
pháp lí buộc phải giải thể.) học được thì học

Câu 2: Trình bày những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm P&I?
1. Nhóm Rủi ro P&I 8
• Trách nhiệm đau ốm, thương tật, chết chóc
• Trách nhiệm đâm va giữa tàu với tàu
• Trách nhiệm trong các vụ va chạm khác
• Trách nhiệm về ô nhiễm dầu.
• Trách nhiệm đối với xác tàu đắm hoặc mắc cạn.
• Tiền phạt của chính quyền, hải quan thuộc trách nhiệm dân sự chủ tàu
• Chi phí tố tụng và các chi phi đặc biệt khác.
• Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở.
2. Nhóm rủi ro cước phí, thưởng/ phạt, biện hộ
• Cước phí, tiền phạt do kéo dài ngày tàu
• Tiền biện hộ thuộc phạm vi hợp đồng thuê tàu liên quan đến vận tải đơn để bảo vệ
quyền lợi cho chủ tàu được bảo hiểm.
• Chi phí tố tụng, các chi phí cho việc hỏi các luật sư và các chuyên gia khác không phải
là người làm thuê cho chủ tàu trong việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề liên quan
đến lợi ích của chủ tàu.
3. Nhóm rủi ro đỉnh công của sỹ quan thủy thủ thuyền viên
Đối tượng người đình công là Sỹ quan thủy thủ thuyền viên và những người làm công
cho chủ tàu đang làm việc trên tàu được bảo hiểm.
4. Nhóm rủi ro người lao động ở cảng đỉnh công, bế xuơng.
Điều kiện: Thời gian đình công kéo dài ít nhất 24 tiếng liên tục Thiệt hại kinh doanh
phải vượt quá mức khấu trừ của Hội (số ngày tối đa là 42 ngày, không kể số ngày khấu
trừ
5. Nhóm rủi ro chiến tranh.
Muốn được bảo hiểm rủi ro chiến tranh thì phải kí hợp đồng bảo hiểm rủi ro chiến tranh,
tương tự như trách nhiệm bảo hiểm chiến tranh về thân tàu tuy nhiên phí bảo hiểm Hội sẽ
thấp hơn so với công ty bảo hiểm.
6. Một số phần mở rộng rủi ro bảo hiểm của Hội bảo hiểm P&I.
• Bảo hiểm 4/4 trách nhiệm đâm va
• Bảo hiểm các rủi ro container cho người thứ ba trên đất liền.
• Bảo hiểm tổn thất tiền thuê tàu.
• Bảo hiểm tàu đi chệch đường.
• Bảo hiểm hàng hóa xếp trên boong với các vận đơn có ghi vận chuyển hàng hóa dưới
boong tàu.
• Bảo hiểm trách nhiệm thuê tàu định hạn khi hư hỏng, thiệt hại thân tàu, máy móc.
• Bảo hiểm các hầm nhiên liệu.
Câu 3: Phí Bảo Hiểm P&I được quy định thế nào?
Phí đóng trước:
-Để quyết định mức phí đóng trước đối với một hội viên, hội sẽ đánh giá các rủi ro có thể xảy ra
đến với đội tàu của hội viên đó trong tương quan với đội tàu của các hội viên khác.
-Do không thể xác định được ngay tổng chi phí của năm nghiệp vụ hiện hành.Phí đóng trước
thường ấn định chiếm khoảng 70 % - 80 % tổng phí ước tính của cả năm nghiệp vụ.
-Có hai cách tính phí đóng trước đó là tính theo tỉ lệ bồi thường và theo mức bồi thường dựa
trên tổng dung tích tàu:
+Theo tỉ lệ bồi thường: là cách tính dựa trên tỉ lệ bồi thường bình quân cho mỗi hội viên trong
một khoảng thời gian dài nhất định thường là 5 năm
+Theo mức bồi thường dựa trên tổng dung tích của tàu là cách tính trên cơ sở mức bồi thường
bình quân theo tổng dung tích đội tàu của từng hội viên
-Phí đóng trước được tính toán dựa trên các yếu tố như:
+thống kê về tình hình tổn thất của các hội viên trong 5 năm trước,
+Tổng dung tích đội tàu, loại tàu; tuổi tàu; phạm vi hoạt động của tàu, trình độ chuyên môn của
thuyền viên.
+tỉ lệ số phí bảo hiểm phải đóng trước so với tổng phí ứng trước tính trong cả năm;
Phí đóng sau:
-Phí đóng sau là khoản phí hội thông báo thu từ các hội viên sau khi hội đã tính toán được đầy đủ
các khoản thu chi trong năm và chỉ xảy ra trong trường hợp thu không đủ chi. Nguồn thu của
hội bao gồm các khoản phí bảo hiểm thu của chủ tàu và các khoản lãi do hội đầu tư các
khoản tiền nhàn rỗi trong năm
Trong năm nghiệp vụ, hội cũng dùng những khoản thu này để chi trả cho các khoản chi của hội
như bồi thường cho các hội viên, đóng góp cho các khoản bồi thường trong nhóm hội quốc
tế, chi phí tái bảo hiểm và chi phí quản lý hội cũng như chi phí do trượt giá của đồng tiền khi
việc giải quyết các vụ khiếu nại bị kéo dài
Câu 4: Hãy phân biệt hoạt động của Hội bảo hiểm P&I với các công ty bảo
hiểm?
- Người bảo hiểm và người được bảo hiểm:
+ trong hoạt động của Công ty Bảo hiểm là khác nhau.
+ Bảo hiểm của Hội là hoạt động BH đặc biệt và duy nhất, trong đó hội viên vừa là người bảo
hiểm vừa là người được bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm
+ trong hoạt động của Công ty Bảo hiểm là số tiền được quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà
người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm,
+Phí bảo hiểm của Hội là loại phí đặc biệt không tính lãi, và không xác định theo một tỷ lệ hoặc
một mức nhất định bao gồm phí đóng trước và phí đóng sau. -Phí bảo hiểm của mỗi hội viên
được xác định trên cơ sở tổng dung tích tàu của hội viên tham gia Hội.
- Nguyên tắc hoạt động của hội là tương hỗ trên cơ sở cân bằng thu chi của từng năm nghiệp vụ.
- Nhưng năm mà Hội ko sd hết khoản quỹ thu từ phí đóng trước của hội viên, số tiền còn lại sẽ
đc phân bổ lại cho các hội viên bằng cách giảm số phí đóng sau hoặc đưa vào quỹ dự trữ.
-Bảo hiểm của Hội không hạn chế trách nhiệm của mình trong một số tiền nhất định, Hội chỉ giới
hạn trách nhiệm bồi thường với thiệt hại ô nhiễm dầu là 1 tỷ USD.
Ngoài ra, Hội không chỉ bảo hiểm mà còn giúp đỡ hội viên/chủ tàu khi hội viên/chủ tàu gặp phải
những sự cố trong kinh doanh:
+Giúp đỡ hội viên/chủ tàu về phương diện thương mại hặc pháp lý để giải quyết tranh chấp với
người khiếu nại hoặc người kiện tụng trước Tòa án hay Trọng tài.
+Cấp bảo lãnh để giải thoát tàu bị bắt giữ
+Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho các hội viên, chủ tàu
+ Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên của các hội vieenn/chủ tàu.
Câu 5: Hãy trình bày đặc điểm của bảo hiểm P&I ở Việt Nam?
-Bảo hiểm P&I Ở Việt Nam do quy mô đội tàu của các chủ tàu Việt Nam khá nhỏ, giá trị không
cao, còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm P&I, nên các chủ tàu biển
Việt Nam không trực tiếp gia nhập hội bảo hiểm P&I mà đi mua bảo hiểm P&I của các doanh
nghiệp bảo hiểm.
-Các doanh nghiệp bảo hiểm sau đó sẽ đại diện cho các chủ tàu ở Việt Nam gia nhập một Hội
P&I thuộc nhóm quốc tế.
-Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam trên thực tế vừa thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
vừa bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
-Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần
trách nhiệm giữ lại để bảo hiểm tại doanh nghiệp, phần còn lại sẽ tái bảo hiểm tại Hội P&I.
Có thể coi các doanh nghiệp bảo hiểm là những người bảo hiểm gốc
-Sở dĩ có điểm khác biệt này là do doanh nghiệp bảo hiểm cho chủ tàu cả bảo hiểm thân tàu và
bảo hiểm P&I Nên đã chuyển 3/4 trách nhiệm đâm va trong bảo hiểm thân tàu sang bảo
hiểm P&I, do vậy mà hình thành điều khoản 4/4 trách nhiệm Đâm ra trong bảo hiểm P&I ở Việt
Nam

Câu 6: Hãy cho biết thủ tục bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm và
phí bảo hiểm P&I ở Việt Nam?
1. Về thủ tục bảo hiểm
Trước khi mua bảo hiểm thì chủ tàu phải ký hợp đồng nguyên tắc với công ty bảo hiểm,
sau đó khi muốn tham gia bảo hiểm P&I cho từng con tàu cụ thể thì chủ tàu cũng phải
làm giấy yêu cầu bảo hiểm, các giấy tờ đăng kiểm tàu, cùng các giấy tờ cần thiết khác.
2. Về thời hạn bảo hiểm
Tính từ 12 giờ 00 ngày 20 tháng 2 đến 12 giờ 00 ngày 20 tháng 2 năm kế tiếp (tính theo
giờ GMT).
3. Về điều kiện bảo hiểm
• Hiện nay các chủ tàu Việt Nam thường mua bảo hiểm P&1 theo nhóm rủi ro P&I
(nhóm 1).
• Đối với việc mua bảo hiểm P&I tại Bảo Việt sau khi được Bảo Việt Hội chấp nhận bảo
hiểm, Chủ tàu còn cung cấp thêm mẫu Đơn xin gia nhập Hội để Hội cấp Giấy chứng
nhận gia nhập Hội
• Giấy chứng nhận bảo hiểm P&I và Giấy chứng nhận gia nhập Hội là bằng chứng
việc con tàu đã được bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu theo quy tắc của Hội.
4. Về Phí bảo hiểm
• Việc thu phí bảo hiểm không giống như quy tắc của Hội.
Các doanh nghiệp BH ắp dụng mức phí cố định cho BH P&I đvs các chủ tàu VN. Tỷ lệ
phí BH hằng năm tính toán dựa trên cơ sở phí và điều kiện bảo hiểm do hôi BH P&I quy
định
• Việc hoàn phí bảo hiểm cũng gần tương tự như trong bảo hiểm thân tàu và được công
bố trong quy tắc BH của mik với Đk chủ tàu đã đóng tb phí bảo hiểm.
+ Hoàn 80% phí bảo hiểm cho khoảng tg còn lại ko BH trong TH chủ tàu gửi thông báo
bằng văn bản cho doanh nghiệp BH trước 7 ngày yêu cầu hủy BH với lí do chính đáng
+ Hoàn 100% phí bảo hiểm cho khoảng tg còn lại ko BH trong TH doanh nghiệp bảo
hiểm yêu cầu hủy BH
+Hoàn lại 50% phí BH cho tg tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong tg liên tục 30 ngày
trở lên, ko có Hàng Hóa trên tàu, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho
doanh nghiệp BH 7 ngày trước khi tàu nằm đậu.

Câu 7: Hãy trình bày về tổn thất và bồi thường bảo hiểm P&I ở Việt Nam? Hồ
sơ yêu cầu bồi thường cần phải được chuẩn bị thế nào?
1. Tổn thất và bồi thường
• Công ty bảo hiểm có quyền kiểm tra tàu bất cứ lúc nào, khi có tổn thất xảy ra thì thuyền
trưởng phải thông báo ngay cho Công ty hiểm biết.Công ty BH sẽ cùng chủ tàu tiến hành
các thủ tục cần thiết để yêu cầu Hôi bồi thường hoặc hỗ trợ
• Khi tàu hoạt động ở nước ngoài thì Công ty bảo hiểm sẽ cung cấp danh sách các đại
diện của Hội. Trưởng hợp có tổn thất xảy ra thì thuyền trưởng phải thông báo cho đại
diện của Hội biết và yêu cầu sự giúp đỡ thông qua Công ty bảo hiểm..
• Đối với trách nhiệm đâm va, các công ty bảo hiểm ở Việt Nam nhận bảo hiểm 4/4
trách nhiệm đâm va của chủ tàu thay vì bảo hiểm ¼ trách nhiệm đâm va như quy tắc
thông thường của Hội P&I
Các công ty Bảo hiểm áp dụng giới hạn bồi thường với thiệt hại về ô nhiễm dầu là 1 tỷ
USD, áp dụng mức trách nhiệm theo quy định của Công Ước MLC-2006 và trách
nhiệm.chi phí di dời xác tàu theo Công Ước quốc tế Nairobi về di dời xác tàu

2. Hồ sơ khiếu nại bồi thường


Khi có yêu cầu bảo hiểm bồi thường thì phía tàu phải thu thập các giấy tờ có liên quan
như sau:
-Giấy yêu cầu bồi thường
-Giấy chứng nhận bảo hiểm P&I
-Các giây chứng nhận đăng kiểm, giấy phép của tàu
- Kháng nghị hàng hải

-Biên bản giám định tàu, hàng hóa trước sự cố(nếu có)
-Biên bản giám định sự cố; các chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc khắc phục sự cố:

-Trích sao các nhật ký của tàu phần có liên quan đến sự cố;
- Báo cáo về sự cố của thuyền trưởng;
-Thông báo sự cố của chủ tàu, người thuê tàu
- Các tài liệu có liên quan đến việc đòi bồi thường của người thứ ba..
CHƯƠNG IV: BH HÀNG HÓA VC BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Câu 1: Hãy trình bày khái niệm, đối tượng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, giá trị
bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển?
1. Đối tượng bảo hiểm:
Những hàng hóa trong HĐ mua bán ngoại thương, hoăc HH trong các HĐ mua bán nội địa
được vận chuyển bang tàu thông qua các hợp đồng vận chuyển bằng đường biển ( như hàng hóa
thông thường, hàng nguy hiểm, hàng mau hỏng, dễ vỡ.
2. Quyền lợi bảo hiểm
-là Giá trị của đối lượng bảo hiểm (hàng hóa) bao gồm các quyền lợi khác như: Lãi dự tính
khi bán hàng, giá trị tăng thêm của hàng hóa do yếu tố thị trường, thuế nhập khẩu
-khi đã có quyền lợi BH. Thì người đc BH có quyền đòi người BH bồi thường trong TH HH bị
tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm BH
3. Giá trị bảo hiểm
• Là giá trị của hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
• Giá trị này có thể căn cứ vào khai báo của người được bảo hiểm, hoặc giá ghi trên hóa đơn
mua bán hàng hóa, hoặc giá thị trường tại nơi gửi hàng cộng với phí vận chuyển và phí bảo
hiểm (trường hợp không có hóa đơn).
4. Số tiền bảo hiểm
• Là số tiền mà người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và được ghi vào hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển.
• Số tiền bảo hiểm có thể là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu
cầu và được người bảo hiểm chấp nhận.
5. Phí bảo hiểm
Là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm, để được bồi thường khi
có tổn thất xảy ra. Phí bảo hiểm hàng hóa được tính dựa trên cơ sở tỉ lệ phí bảo hiểm.

Câu 2: Hãy trình bày các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển? Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng dường
biển?
Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
• Thiên tai: Hiện tượng thiên nhiên,tự nhiên bất thường có tính chất khốc liệt như thời tiết
xấu,bão,tố,lốc…
• Tai nạn bất ngờ ngoài biển:mắc cạn đâm va chay nổ
• Tai nạn bất ngờ và các nguyên nhân khách quan khác không phải là tai nạn bất ngờ trên
biển: hàng hóa bị vỡ,thiếu hụt,rỏ chảy, mất cắp..
• Rủi ro do nguyên nhân xã hội gây ra: chiến tranh,đình công,bạo động..
• Rủi ro do bản chất của hàng hóa như nội tì hay ấn tì.
- Căn cứ theo nguyên nhân của rủi ro có thể chia thành 2 nguyên nhân là thiên tại và tai
nạn bất ngờ
-Căn cứ theo nghiệp vụ bảo hiểm: rủi ro thường được bảo hiểm,rủi ro được bảo hiểm riêng
và rủi ro loại trừ
2. Các loại tổn thất
*Căn cư vào mức độ, quy mô tổn thất có thể chia tổn thất ra làm 2 loại, là tổn thấy toàn bộ và tổn
thất bộ phận.
-Tổn thất toàn bộ của HH gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thấy toàn bộ ước tính.
+ tổn thất toàn bộ thực tế của HH có nghĩa là tb HH bị mất mát, hư hỏng hoàn toàn hoặc mất
hoàn toàn giá trị như: cháy, nổ, tàu bị đắm, hàng bị rời xuống biển, bị chiếm giư, tước đoạt.
+ tổn thất toàn bộ ước tính có nghĩa là tổn thất xảy ra với HH mà nguy cơ dẫn đến tổn thất toàn
bộ thực tế là khó tránh khỏi hoặc chi phí cứu vớt HH, khôi phục chất lượng HH có thể tốn kếm
hơn, vượt quá gtri HH.
-Tổn thất bộ phận của HH có nghĩa là HH chưa bị tổn thất hết mà chỉ bị thiệt hại 1 phần như
giảm giá trị 1 phần của HH đc BH, giảm trọng lượng do bao bì rách, vỡ, giảm về số lượng bao
kiện, do bị thiếu…
*Căn cứ vào quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đvs tổn thất,thì có thể chia tổn thất thành 2 loại,
đó là tổn thất chung và tổn thất riêng.
-Tổn thất chung: tính bất thường của tổn thất, hành động gây ra tổn thất có chủ ý, hợp lý và
chính đáng nhằm đảm bảo an toàn chung.
-Tổn thất riêng của HH có thể là tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận và do chủ hàng ( người
đc BH) gánh chịu.

Câu 3: Hãy trình bày về điều kiện bảo hiểm hàng hóa của Anh ICC (A, B, C)
01/01/2009
1. Điều kiện C (Institute Cargo clauses C - ICC 1.1.1982)
a. Rủi ro được bảo hiểm:
• Cháy hoặc nổ
• Tàu hay sà lan bị mắc cạn, bị đấm hoặc lật úp;
• Phương tiện v/c đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
• Va chạm hay tiếp xúc của tàu bè hay các phương tiện vận chuyển với các vật thể không
phải nước
• Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
• Hy sinh tổn thất chung
• Vứt hàng xuống biển;
b. Những tổn thất, chi phi và trách nhiệm khác
• Tổn thất chung và chi phí cứu hộ mà người được bảo hiểm phải gánh chịu để phòng
tránh hay liên quan đến việc phòng tránh những tổn thất phát sinh từ các rủi ro được bảo
hiểm.
• Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải gánh chịu theo điều khoản “Hai tàu
đâm va nhau cùng có lỗi" ghi trong hợp đồng vận tải.
2. Điều kiện B (Institute Cargo clauses B - ICC 1.1.1982)
Ngoài những rủi ra được bảo hiểm như điều kiện C, điều kiện này còn bảo hiểm thêm các
rủi ro sau:
• Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh;
• Nước cuốn hàng khỏi tàu;
• Nước biển, nước hồ, hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận
chuyển, container, toa xe hoặc nơi chứa hàng,
• Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc tới trong khi đang xếp hàng
lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác. Như điều kiện C
3. Điều kiện A (Institute Cargo clauses A - ICC 1.1.1982)
a. Rủi ro được bảo hiểm
• Điều kiện này bảo hiểm mọi rủi ro gây hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa, trừ các rủi
ro bị loại trừ.
• Những tổn thất, chi phi và trách nhiệm khác, như điều kiện B và C
• Rủi ro loại trừ.
b. Các loại trừ chung
• Hành vi sai trái cố ý của người được bảo hiểm;
• Rơi, hao hụt khối lượng hoặc thể tích thông thường,
• Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp với hàng hóa;
• Nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa;
• Sự chậm trễ của người được bảo hiểm cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm
gây ra;
• Không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu,
người thuê hoặc người khai thác tàu;
• Hành động phá hoại cố ý đối tượng bảo hiểm của bất kỳ người nào (trừ khi áp dụng
điều kiện bảo hiểm A);
• Việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dùng đến năng lượng nguyên tử,
hạt nhân hoặc chất phóng xạ.
b Loại trừ rủi ro tàu không đủ khả năng đi biển hoặc phương tiện vận chuyển không
thích hợp
c. Loại trừ các rủi ro chiến tranh
• Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thủ địch gây ra
bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
• Sự chiếm giữ, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ và những hậu quả của những hành vi đó,
• Bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến
tranh.
d. Loại trừ các rủi ro đình công
• Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc bất kỳ một người nào tham gia gây rối
loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn dân sự.
• Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc nổi loạn dân sự.
• Kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị.
Câu 4: Hãy trình bày Định nghĩa, các loại hợp đồng bảo hiểm trong công tác
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam?
HĐ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là 1 văn bản có giá trị pháp lý
cao nhất quy định quyền và nghĩa vũ của các bên. Người BH cam kết bồi thường
có ng đc BH những mất mát, thiệt hại của đối tượng BH theo hình thức và điều
kiện đã thỏa thuận.
1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến
• Là hợp đồng bảo hiểm một chuyến hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp
đồng bảo hiểm.
• Hợp đồng bảo hiểm chuyển thể hiện bằng “Đơn bảo hiểm" hoặc “Giấy chứng nhận
bảo
hiểm" do công ty bảo hiểm cấp.
• Nội dung của đơn bảo hiểm gồm 2 mặt.
- Mặt trước có các nội dung sau:
o Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm,
o Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn
o Tên tàu, ngày khởi hành;
o Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải;

o Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm;


o Điều kiện bảo hiểm,
o Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;

o Nơi và cơ quan giám định tổn thất,


o Nơi và cách thức bồi thường,
o Ngày, tháng và chữ ký của công ty bảo hiểm,

- Mặt sau in các qui tắc, thể lệ bảo hiểm của công ty bảo hiểm.
-Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có nội dung như mặt trước của đơn bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm bao


- Là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định, thường là
một năm.
- Hai bên chỉ thỏa thuận những vấn đề tổng quát như:
o Tên hàng được bảo hiểm,
o Loại tàu chở hàng,

o Cách tính giá trị bảo hiểm,


o Tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến,
o Điều kiện bảo hiểm và phương thức thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán tiền bồi
thường, cấp chứng từ bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi cho cả hai bên. Người bảo hiểm thu được phí bảo hiểm
trong thời hạn bảo hiểm, còn người được bảo hiểm sẽ vẫn được bồi thưởng nếu hàng đã
bị tổn thất mà chưa kịp báo bảo hiểm.
• Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao rẻ hơn hợp đồng bảo hiểm chuyến.

Câu 5: Hãy trình bày thủ tục mua bảo hiểm, sửa đổi đơn bảo hiểm và thanh
toán phí bảo hiểm trong công tác bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển ở Việt Nam?
1. Thủ tục mua bảo hiểm
• TH mua BH từng chuyến,Người được bảo hiểm phải kê khai vào "Giấy yêu cầu bảo
hiểm" và gửi cho công ty bảo hiểm.

• Giấy yêu cầu bảo hiểm gồm các nội dung:


o Tên người yêu cầu bảo hiểm,
o Tên hàng hóa cần được bảo hiểm;
o Bao bì, ký mã hiệu, cách đóng gói của hàng hóa;
o Trọng lượng hay số lượng hàng;

o Tên tàu hay phương tiện vận chuyển;


o Cách thức xếp hàng xuống tàu (xếp dưới hầm, trên boong, chở rời)

o Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng;
o Ngày, tháng phương tiện vận chuyển rời bến

o Giá trị của hàng hoá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm;
o Điều kiện bảo hiểm;
o Nơi thanh toán bồi thường ..
2. Sửa đổi, hủy bỏ đơn bảo hiểm
• Mọi yêu cầu sửa đổi hoặc hủy bỏ đơn bảo hiểm trước hay ngay khi xếp hàng lên tàu tại
cảng đi sẽ được Người bảo hiểm chấp nhận với phí bảo hiểm bổ sung nếu có, trong
trường hợp sửa đổi.
• Mọi yêu cầu sửa đổi chậm trễ nhưng không sau ngày tàu bắt đầu dỡ hàng, nếu do
nguyên nhân khách quan cũng sẽ được Người bảo hiểm với phí BH bổ sung, nếu có
Trường hợp sửa đổi hay hủy bỏ đơn bảo hiểm, Người bảo hiểm sẽ thu thêm thủ tục phí
3. Thanh toán phí bảo hiểm
• Bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã thanh toán phí bảo hiểm.Người bảo hiểm chấp nhận
thời hạn thanh toán phí bảo hiểm như sau
Ngoại tệ 15 ngày từ khi phát hành đơn bảo hiểm
Tiền Việt nam: 7 ngày từ khi phát hành đơn bảo hiểm
• Nếu quá thời hạn trả phí bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chịu lãi suất nợ quá
hạn theo qui định của ngân hàng nhà nước..
Câu 6: Hãy trình bày trình tự khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam (hồ sơ khiếu nại, thời hiệu khiếu
nại và nguyên tắc bồi thường)
1. Hồ sơ khiếu nại
Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
• Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, bản gốc;
• Vận đơn đường biển bản gốc và hợp đồng thuê tàu nếu có;

• Hoá đơn thương mại


• Hóa đơn về các chi phí khác, nếu có;
• Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng,
• Biên bản kết toán nhận hàng với tàu;
• Phiếu đóng gói
• Văn bản giấy tờ liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời của họ, nếu có;
• Kháng nghị hàng hải, nhật ký hàng hải,
• Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền đòi bồi thường.
2. Thời hạn khiếu nại
-2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất. Tuy nhiên, bộ hồ sơ khiếu nại phải
gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng để người bảo hiểm còn kịp khiếu nại các bên
có liên quan.
3. Bồi thường tổn thất
• Bồi thường bằng tiền chứ không bồi thường bằng hiện vật. Đồng tiền bồi thưởng là đồng
tiền thỏa thuận trong hợp đồng.
• Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm.tuy nhiên khi
công thêm với các chi phí khác ( cứu hộ, phí giám định, tiền đóng góp tổn thất chung,..) có
thể vượt quá số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm vẫn phải bồi thường
• Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản mà người
được bảo hiểm thu được trong việc bán hàng và đòi được từ người thứ ba

You might also like