Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài 1: Một chùm sáng đơn sắc sau khi truyền qua cặp kính phân cực và kính

phân tích thì cường


độ sáng thu được bằng 0,375 cường độ ánh sáng ban đầu. Coi rằng ánh sáng bị hấp thụ không
đáng kể. Hãy xác định góc hợp bởi quang trục của hai kính trên.
Bài 2: Chiếu một ánh sáng đơn sắc lần lượt qua 2 bản Tuamalin mỏng. Biết cường độ sáng qua
bản Tuamalin thứ hai bằng 1/6 cường độ sáng sau khi qua bản Tuamalin thứ nhất. Tính góc hợp
bởi hai quang trục giữa 2 bản Tuamalin?
Bài 3: Biết góc quay cực riêng của L-lysine (C6H14N2O2) là +13,5 0dm-1 cm3 g-1 ở 589,3 nm
và 250C. Tính góc quay cực của dung dịch lysine có nồng độ 0,148 g.cm-3 trong ống đo dài 10
cm.
Bài 4:
a) Tính độ truyền qua của 1 dung dịch khi có độ hấp thụ là 0,12.
a) Tính độ hấp thụ của dung dịch khi nó có độ truyền qua là 0,2.
Bài 5: Để xác định nồng độ Vitamin B12 bằng quang phổ tử ngoại, người ta tiến hành như sau:
- Từ dung dịch gốc vitamin B12 có nồng độ 100µg/ml pha loãng thành các dung dịch có nồng độ
10, 20, 40, 50µg/ml bằng bình định mức.
- Đo độ hấp thụ của các dung dịch mới pha bằng máy quang phổ UV-Vis 750 với bước sóng λ =
361nm, dùng cuvet thạch anh, ta được bảng sau:
Độ hấp thụ C1 C2 C3 C4
A (10µg/ml) (20µg/ml) (40µg/ml) (50µg/ml)
Lần 1 0,200 0,372 0,715 0,866
Lần 2 0,201 0,373 0,716 0,867
Lần 3 0,201 0,372 0,715 0,866

- Đo độ hấp thụ của dung dịch vitamin B12 có nồng độ chưa biết ta được:
Độ hấp thụ A Cx
Lần 1 0,190
Lần 2 0,190
Lần 3 0,191

Sử dụng công thức, hãy tính ra nồng độ Cx.


Bài 6: Nêu cách pha dung dịch glucose 5%, glucose 10% vào bình định mức 50ml từ dung dịch
gốc glucose 25%.
Bài 7: Để xác định nồng độ dung dịch đường bằng phân cực kế, người ta tiến hành như sau:
- Từ dung dịch đường gốc 10%, ta pha một loạt dung dịch có nồng độ lần lượt là 2%, 4%, 5%
bằng bình định mức.
- Đo góc quay cực của các dung dịch mới pha bằng máy phân cực kế WXG-4, ta được bảng sau:
R0 (độ) R2% (độ) R4% (độ) R5% (độ) R10% (độ)
Giá trị R
đo được 0,4 2,4 4,35 5,5 10,45

Trong đó: R0 là góc quay cực của nước cất.


Ống đựng dung dịch có chiều dài l = 20cm.
- Đo góc quay cực Rx của dung dịch đường có nồng độ chưa biết Cx ta được: 15,55 (độ)
Sử dụng công thức, hãy tính ra nồng độ Cx
Bài 8: Chiếu chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 589,3 nm vào dung dịch hoạt quang có bề
dày 8cm ở 200C, nồng độ 4% thì thấy mặt phẳng phân cực của ánh sáng quay đi 1 góc 2,160.
a) Tính góc quay cực riêng của dung dịch ở 200C.
b) Muốn mặt phẳng phân cực của ánh sáng quay một góc 3,240C thì phải tăng nồng độ dung
dịch thêm bao nhiêu %.
Bài 9: Một bể chứa có thành cao 70cm và đáy phẳng dài 100cm. Biết độ cao mực nước trong
bể là 40cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu vào theo phương nghiêng góc 300 so
với phương ngang thì đô dài bóng của thành bể tạo được ở đá bể là bao nhiêu ? (86cm)
Bài 10: Mắt người và cá cùng cách mặt nước 75 cm, cùng nằm trên một mặt phẳng vuông góc
với mặt nước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Cá thấy người cách mình bao nhiêu? (175cm)
Bài 11: Một cột thẳng đứng dài 2m được dựng từ đáy một bể bơi và nhô cao hơn mặt nước
50cm. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống dưới góc tới 550 so với phương ngang. Hỏi chiều dài
bóng các cột ở đáy của bể bơi.
Bài 12: Dung dịch anilin trong nước có nồng độ 2.10-4M có độ hấp thụ A= 0,252 được đo bằng
λ=280nm và bề dày cuvet là 1cm. Tính độ truyền qua của anilin trong nước có nồng độ 1,03.10-
3
M khi đo ở cùng bước sóng nhưng dùng cuvet 0,5cm.
Bài 13: Chất Nicôtin (lỏng, tinh khiết) đựng trong một ống hình trụ dài l=8cm, làm quay mặt
phẳng phân cực của ánh sáng vàng Natri một góc 1370 khi ở 200C. Biết khối lượng riêng của
Nicôtin là =1,01g/cm3. Xác định góc quay cực riêng của Nicôtin ở 200C.
Bài 14: Một người cao 1,7m, khoảng cách từ mắt tới đỉnh đầu là 10cm. Người này cần mua 1
gương phẳng treo thẳng đứng để nhìn ảnh của mình trong gương. Không xét đến bề rộng của
gương, hãy xác định:
a) Chiều cao tối thiểu của gương,
b) Khoảng cách từ mép dưới của gương tới sàn nhà
Bài 15: Ánh sáng đỏ trong chân không chiếu tới đập vào bản thủy tinh dưới góc Brewster trên
một phiến thủy tinh nào đó, góc khúc xạ lúc đó là 320. Hỏi:
a) Chiết suất của thủy tinh
b) Góc Brewster

You might also like