Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Luật biển Việt Nam 2012 và Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015

có quy định chung về việc quản lý và bảo vệ biển, đảo, cũng như việc khai
thác và sử dụng tài nguyên biển:

LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và công bố.

3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài
nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và
trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định
tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này.

5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.

6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định
của pháp luật.

7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo không đúng quy định của pháp luật.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Điều 41. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo

1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối
với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật này và
pháp luật có liên quan.

2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5
Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;

b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang
những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;

d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi
quần đảo, đảo;

đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật
ngoại lai lên quần đảo, đảo;

e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.

3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định
của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp
quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;

b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;

c) Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang
những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;

d) Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.

5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được phép thực hiện
trong các trường hợp sau đây:

a) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công
tác quản lý nhà nước;

b) Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;

c) Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

d) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Luật biển
Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;

3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;

4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;

5. Khoan, đào trái phép;

6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

7. Gây ô nhiễm môi trường biển;

8. Cướp biển, cướp có vũ trang;

9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc
tế.

HẬU QUẢ HÀNH VI KHAI THÁC TRÁI PHÉP


-cạn kiệt tài nguyên biển
-Tình trạng khai thác tài nguyên biển quá mức và thiếu tính bền vững đã
làm suy giảm trầm trọng hệ sinh thái biển, bao gồm cả cỏ biển, các khu
rừng ngập mặn, các rạn san hô, các loài cá biển… nhiều loài sinh vật biển
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
-trái phép=>không đảm bảo an toàn biển=>ô nhiễm môi trường biển.

Xử phạt
-người khai thác khoáng sản trái phép trên vùng nước cảng biển có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và
buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi

- Theo Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 của Việt Nam, việc khai thác
khoáng sản trái phép, bao gồm cả việc khai thác tại biển đảo, có thể bị xử lý hình
sự. Mức phạt phụ thuộc vào mức độ vi phạm và có thể bao gồm:

Phạt tiền từ 300 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm nếu phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau:

+Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng.

+Khoáng sản trị giá từ 500 triệu - dưới 01 tỷ đồng.


+Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên

Ngoài ra, nếu người vi phạm đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì cũng sẽ bị xử lý hình sự

You might also like