Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: CC03 - NHÓM: CC031.2 - HK222

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


%
ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN ĐIỂM
BTL CHÚ
BTL
1 2153938 Phạm Nguyễn Đan Trường 20 NT
2 2153939 Phan Nhật Công Trứ 20
3 2153934 Nguyễn Thanh Trúc 20
4 1752586 Nguyễn Đô Trưởng 20
5 2153950 Hồ Trang Tú 20
Tổng 100

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

ST Nhiệm vụ được phân


Mã số SV Họ Tên Ký tên
T công

Đề cương, Phần mở đầu,


1 2153938 Phạm Nguyễn Đan Trường Phần kết luận, Điều chỉnh
định dạng văn bản

2 2153939 Phan Nhật Công Trứ 2.3

3 2153934 Nguyễn Thanh Trúc 2.2

4 1752586 Nguyễn Đô Trưởng 2.1

5 2153950 Hồ Trang Tú Chương 1


PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG

Từ ngữ viết tắt Ý nghĩa

TMĐT Thương mại điện tử


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................2

Chương 1: HÀNG HÓA.................................................................................................5

1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa...............................................................5

1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa..........................................................6

1.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa........................8

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.....................................................................................................................10

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt
Nam...............................................................................................................................10

2.2. Tình trạng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ
thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay......................................................................17

2.3. Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam
hiện nay ở Việt Nam hiện nay.......................................................................................29

KẾT LUẬN..................................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng phát triển, Internet kết hợp cùng với
công nghệ số đã và đang từng bước khẳng định được vị trí như một phương tiện cung
cấp thông tin, hàng hóa cũng như dịch vụ. Từ đó, mô hình kinh doanh của các doanh
nghiệp hiện nay dần biến đổi từ hình thức truyền thống sang doanh nghiệp số bằng
cách áp dụng nhiều công nghệ máy tính mới, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình
làm việc nhờ hệ thống tự động hóa và bán tự động. Kết quả cho thấy việc ứng dụng
công nghệ số này đã khiến cho thị trường TMĐT trở nên phổ biến trên thế giới và tại
Việt Nam, mang đến cơ hội thay đổi thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu
dùng sang hình thức trực tuyến (mua hàng qua TMĐT). Từ đó bất kỳ doanh nghiệp,
khách hàng ở bất cứ đâu cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn
thông qua mạng lưới Internet.

Hiện nay, TMĐT đã trở thành xu hướng tất yếu, ngày càng phát triển, mang lại
nguồn lợi vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp hiện nay. Với sự hỗ trợ của nhà nước
trong việc nghiên cứu các phương pháp đúng đắn để triển khai TMĐT, nền kinh tế
nước nhà đang có những chuyển biến tích cực và đạt được một số thành công nhất
định. Qua đó, giúp chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của dịch vụ TMĐT có ý
nghĩa to lớn trong việc góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra, đó là một trong những nguồn động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế, là nhân tố chính thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.

Qua sự kiện đại dịch Covid-19 gần đây đã có tác động vô cùng mạnh mẽ đến tốc
độ tăng trưởng của TMĐT trên toàn thế giới. Theo báo cáo “Việt Nam: Thương mại
điện tử tăng tốc sau Covid-19” của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
công bố ngay sau đợt dịch đầu tiên từ tháng 2 đến tháng 4 cho thấy sự xuất hiện của
làn sóng thương mại điện tử với hai tín hiệu quan trọng. Tín hiệu thứ nhất là người tiêu
dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng. Tín hiệu thứ
hai là số lượng các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số tăng mạnh. mô hình thương

2
mại điện tử đang ngày càng mở rộng về mặt quy mô với nhiểu mô hình khác nhau, đa
dạng chủ thể tham gia.

Việc nghiên cứu xu thế biến đổi của TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ có ý
nghĩa vô cùng to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất
nước. Với những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài của tiểu luận “Thương mại
điện tử” cho nghiên cứu của mình.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tiểu luận này nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến sự
phát triển của dịch vụ TMĐT trong các doanh nghiệp và ở Việt Nam ngày nay.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

Thời gian: Chủ yếu vào giai đoạn 2017 - 2022.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, giới thiệu khái niệm hàng hóa, phân tích hai thuộc tính của hàng hóa
và tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

Thứ hai, nghiên cứu lượng giá trị và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị hàng hóa.

Thứ ba, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ thương mại điện tử
ở Việt Nam.

Thứ tư, đánh giá tình trạng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, đề xuất các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thương mại
điện tử ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: Hàng hóa

- Chương 2: Sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

4
Chương 1: HÀNG HÓA

1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hoá

1.1.1 Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hữu hình (hàng hóa thông thường) hoặc dạng phi
vật thể (hàng hóa dịch vụ).

1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hoá

Giá trị sử dụng:

- Khái niệm giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Đặc điểm:

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định và
là nội dung vật chất của của cải. Vì vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh
viễn. Nền sản xuất hàng hóa phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp
cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị của hàng hóa khác nhau.

+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng hàng
hóa.

+ Giá trị sử dụng là thuộc tính gắn liền với hàng hóa, nhưng không phải là giá trị
sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hóa, mà là giá trị sử dụng cho người khác,
cho người mua, tức là giá trị sử dụng xã hội.

Giá trị:

- Khái niệm giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa.

- Đặc điểm:

5
+ Giá trị chỉ được thể hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi
chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi.

+ Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, một tỷ lệ trao đổi giữa những giá trị
sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc. Về mặt vật chất, không thể so sánh
giữa giá trị sử dụng của vải và giá trị sử dụng của thóc được vì chúng khác nhau về
chất. Giữa vải và thóc có thể so sánh, trao đổi được vì chúng đều là sản phẩm của lao
động. Trong mối quan hệ trao đổi đó, hao phí lao động để làm ra 1m vải bằng với hao
phí lao động dùng để sản xuất 10kg thóc. Ở đây, lao động của người sản xuất vải và
lao động của người sản xuất thóc được quy thành lao động chung, đồng nhất của con
người làm cơ sở để so sánh, trao đổi vải và thóc với nhau.

+ Giá trị hàng hóa là biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và trao
đổi hàng hóa. Giá trị là phạm trù lịch sử; chỉ khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa
thì mới có giá trị hàng hóa.

1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa và lao động sản
xuất hàng hóa, C. Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao
động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: Lao động sản xuất hàng hóa đồng
thời vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.

1.2.1 Lao động cụ thể:

Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Đặc điểm:

- Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng, công
cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng.

- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Các loại lao động cụ thể
khác nhau về chất nên tạo ra những sản phẩm cũng khác nhau về chất và mỗi sản
phẩm có giá trị sử dụng riêng.

6
- Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Trong bất cứ xã hội nào thì lao động cụ
thể cũng là điều kiện không thể thiếu của đời sống con người. Các hình thức lao động
cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và sự phát triển của lực
lượng sản xuất.

1.2.2 Lao động trừu tượng

Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là hao phí sức lao động nói chung của người
sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

Đặc điểm:

- Lao động trừu tượng chính là lao động chung, đồng nhất của con người. Tuy
nhiên, không phải sự tiêu hao sức lao động nào cũng là lao động trừu tượng; chỉ sự
tiêu phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa mới là lao động trừu tượng.

- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có trong sản xuất và trao đổi hàng
hóa, vì chỉ trong sản xuất và trao đổi hàng hóa mới cần quy các lao động khác nhau
thành lao động chung, đồng nhất làm cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng
khác nhau.

1.2.3 Ý nghĩa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi
việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất. Lao động trừu
tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi
người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã
hội. Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một
thể thống nhất trong nền kinh tế hàng hóa. Lợi ích của người sản xuất thống nhất với
lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với
người tiêu dùng, người tiêu dùng lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất.

Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm
do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội,

7
hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động mà xã hội chấp
nhận. Khi đó sẽ có một số hàng hóa không bán được. Nghĩa là có một số hao phí lao
động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng
tiềm ẩn.

1.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

1.3.1 Lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lượng lao động đã hao phí đó được
đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.

Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên đã tiêu
dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) và hao phí lao động mới kết tính thêm.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Về nguyên tắc, nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị
hàng hóa. Có ba nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là: năng suất lao
động, cường độ lao động và tính chất phức tạp hay đơn giản của lao động.

- Năng suất lao động:

+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

+ Năng suất lao động có tác động tỷ lệ nghịch với giá trị của một hàng hóa. Khi
năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian nhiều hơn nên hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn, lao động kết

8
tinh trong một sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một sản phẩm giảm nhưng tổng
giá trị không đổi.

- Cường độ lao động:

+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất. Cường độ lao động được đo bằng mức độ hao phí lao động trong một
đơn vị thời gian, hay hao phí lao động sống (sức lực, sức cơ bắp, sức thần kinh) trong
một đơn vị thời gian.

+ Cường độ lao động có tác động tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa được sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn
thấp, việc tăng cường độ lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng
các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội.

- Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động:

+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

+ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp sẽ phải
vận dụng các kỹ năng về thể chất và tinh thần nhiều hơn so với một lao động giản đơn
nền mức độ hao phí lao động sẽ nhiều hơn. Vì vậy, sản phẩm của lao động phức tạp sẽ
có giá trị cao hơn sản phẩm của lao động giản đơn.

9
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

Sự phát triển của ngành thương mại điện tử là điều tất yếu so với sự phát triển
vượt bậc của công nghệ qua thời gian, đặc biệt là đối với sự phát triển của xã hội và
con người. Ngành thương mại điện tử vốn đã có mặt khi internet được khai sinh và
được thay đổi, phát triển cùng với đó là sáng tạo sao cho phù hợp với hầu hết mọi cá
nhân nói riêng và tổ chức, nhà nước nói chung đều có thể áp dụng và phát huy hết khả
năng mà thương mại điện tử đem lại. Song song với việc ứng dụng, nhà nước và các tổ
chức, các cơ quan ban ngành cần nhanh chóng thay đổi phương pháp giám sát và quản
lí các hoạt động giao thương trên không gian mạng. Tuy sự tồn tại của thương mại
điện tử tại Việt Nam chưa được chú ý và phát triển từ lâu, nó đang nhanh chóng phát
triển và hoạt động song hành với các hình thức kinh doanh cổ điển, thậm chí hiện tại
đang dần vượt trội hơn các phương pháp giao thương thông thường nhờ tính chất dễ
thích ứng với mọi điều kiện, tính thực dụng và khả năng quản lí lẫn vận hành linh hoạt.

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở
Việt Nam

2.1.1. Định nghĩa dịch vụ thương mại điện tử

Thương mại điện tử được hiểu là sự duy trì mối quan hệ và thực hiện các giao
dịch kinh doanh trên hệ thống thương mại điện tử, bao gồm các hoạt động: mua bán
thông tin, dịch vụ và hàng hóa bằng mạng viễn thông máy tính nói chung. Tuy vậy
thương mại điện tử, theo cách hiểu bình dân, thường chỉ đề cập đến giao dịch hàng hóa
và dịch vụ qua hệ thống không gian mạng Internet, tính luôn cả các hoạt động kinh tế
rộng lớn hơn. Có nhiều loại hình tương tác giao thương trong thương mại điện tử, phổ
biến nhất và cơ bản nhất là thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh
nghiệp với doanh nghiệp, cùng với nó là các giao dịch tổ chức nội bộ nhằm hỗ trợ các
hoạt động đó. Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam, thương mại điện tử ( còn
được biết đến dưới các tên khác như e-commerce, e-comm, EC) là sự trao đổi, mua
bán hoặc giao thương các mặt hàng sản phẩm thương mại, dịch vụ trên các hệ thống
mạng Internet nói riêng và các mạng máy tính nói chung. Cơ sở hoạt động của thương

10
mại điện tử phụ thuộc vào sự liên kết giữa các đối tác có nghiệp vụ công nghệ, bao
gồm: sàn giao dịch tiền tệ điện tử, công ty/bộ phận quản lý chuỗi dây chuyền cung
ứng, quảng bá trên hệ thống mạng Internet, công ty/bộ phận quản lí quá trình giao dịch
trực tuyến, công ty/bộ phận trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), công ty/bộ phận chịu trách
nhiệm quản lý và hệ thống hóa hàng tồn kho, và các hệ thống cơ sở dữ liệu có chức
năng tự động thu thập dữ liệu. Trong chu trình giao dịch của hệ thống thương mại điện
tử hiện đại, điều tiên quyết cần đạt được là nó cần phải thuộc phạm vi mạng lưới toàn
cầu (World Wide Web), nó có liên quan đến các mặt của công nghệ như email, các
thiết bị di động, máy tính cá nhân và cụm máy chủ (Server). Thương mại điện tử có
nhiều loại hình khác nhau, một số có thể kể đến bao gồm:

- E-tailing (còn được biết đến dưới dạng bán lẻ trực tuyến) trên trang web với các
danh mục được cập nhật và thay đổi trực tuyến, khi chúng đạt quy mô lớn hơn với đa
dạng sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, qua đó chúng sẽ biến thành trung tâm mua sắm
ảo.

- Cơ sở thu thập dữ liệu cá nhân trên các hệ thống liên lạc thuộc mạng lưới mạng
chung (Web). Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI hoặc Electronic Data Interchange), trao
đổi thông tin dữ liệu giữa các doanh nghiệp, email và fax. Qua đó ứng dụng chúng cho
để phát triển các phương tiện giúp tiếp cận và thiếp lập các mối quan hệ đối với người
mua (ví dụ như bản tin - newsletters)

- Việc giao thương giữa các doanh nghiệp thông qua mạng.

- Hệ thống thiết lập và bảo vệ, bảo mật tất cả các giao dịch trong kinh doanh.

Loại hình thương mại điện tử trên thế giới xuất hiện vào những ngày đầu hệ
thống mạng nguyên sơ được phát triển. Một số nhà phân tích trong ngành kỳ vọng với
doanh số bán lẻ trực tuyến đạt gần năm nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2022,
con số này sẽ nhanh chóng gia tăng trong vài năm tới. Không chỉ các thương hiệu nổi
tiếng đạt được lợi thế với thương mại điện tử, đã có rất nhiều doanh nghiệp, từ các
công ty mới thành lập đến các công ty cỡ trung bình và các công ty đa quốc gia lớn,
đều tận dụng và sử dụng thương mại điện tử để bán hàng trực tiếp cho nhiều khách
hàng mà trong đó có những tập đoàn khác. Công nghệ đang thay đổi vượt bậc, qua đó
nó cũng thay đổi phương thức giao thương giữa người với người với tốc độ phi

11
thường, cùng với đó là sự bùng nổ của xu hướng thương mại điện tử. Trong thời kỳ đại
dịch, thời điểm mà các doanh nghiệp với phương thức giao thương truyền thống gặp
khó khan và cản trở, thì các công ty thương mại lại đạt được những cột mốc và thành
tựu đáng kể. Một trong những sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới, tức Amazon đã
đạt doanh thu kỷ lục trong mùa dịch. Thậm chí các thống kê còn cho thấy mặc dù các
cửa hàng có thể mở cửa trở lại, tuy nhiên xu hướng mua sắm tạp hóa trực tuyến sẽ
không giảm đi, trái lại nó còn đang tăng lên.

2.1.2. Quá trình hình thành dịch vụ thương mại điện tử của thế giới và các hình
thức thương mại

Thương mại điện tử về nguồn gốc là tiền đề cho việc ứng dụng các loại công
nghệ như EDI và EFT (Electronic Funds Transfer), mở ra con đường thuận lợi cho các
giao dịch thương mại điện tử về sau. Đều được giới thiệu thập niên 70, cả hai công
nghệ trên hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử hợp pháp
như các đơn đặt hàng hay các hóa đơn điện tử. Thẻ tín dụng, kèm theo đó là máy rút
tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 được phát triển và chấp
nhận bởi chính phủ của các quốc gia cũng đã góp phần mở đường cho thương mại điện
tử. Vào thập niên 90, thương mại điện tử đã bổ sung và nhanh chóng cập nhật các hệ
thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP hoặc Enterprise Resource Planning),
khai thác dữ liệu (Data collecting) và kho dữ liệu (Database). Năm 1990, Tim Berners-
Lee phát triển và đặt nền móng cho WorldWideWeb, qua đó trình duyệt web và hệ
thống các trang thông tin liên mạng toàn cầu được gọi là Internet (www) được ra đời
và thông hành. Tuy nhiên đã có một khoảng thời gian NSF (National Science
Foundation) cấm các công ty thương mại trên hệ thống mạng lưới Internet hoạt động
cho đến tận năm 1995. Vào khoảng năm 1994, trình duyệt web Mosaic đề xuất phát
triển mạng Internet, giúp nó trở nên phổ biến khắp thế giới, tuy nhiên cần phải trải qua
thêm 5 năm để phổ cập và mở rộng các giao thức bảo mật mã hóa SSL hoặc Secure
Sockets Layer (Được phát triển trên trình duyệt Netscape vào thời điểm cuối 1994) và
DSL (Digital Subscriber Line), hai giao thức trên cho phép người dùng kết nối và tham
gia hệ thống Internet không giới hạn. Đến tận thời điểm cuối năm 2000, các dịch vụ
ứng dụng trên World Wide Web đã được nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu
đã thiết lập và đưa vào hoạt động. Bắt đầu từ khoảng thời gian này người dùng phổ

12
thông đã dễ dàng tham gia thương mại điện tử, tham gia trao đổi các loại hàng hóa
khác nhau qua việc dùng các giao thức bảo mật kèm theo dịch vụ thanh toán điện tử
thông qua Internet. Các hình thức giao thương trên các sàn thương mại điện tử được
hình thành qua các đối tượng giao thương. Các đối tượng thường thấy tên sàn thương
mại điện tử bao gồm chính phủ (G - Government), doanh nghiệp (B - Business) và
khách hàng (C - Customer hay Consumer). Còn có một đối tượng phụ, nằm trong hệ
thống quản lí và giao thương đó là nhân viên (E – Employee). Từ đó có các hình thức
chính của thương mại điện tử gồm:

- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)

- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

- Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)

- Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)

- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)

- Chính phủ với Chính phủ (G2G)

- Chính phủ với Công dân (G2C)

- Khách hàng với Khách hàng (C2C)

- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)

2.1.2. Hiện trạng dịch vụ thương mại điện tử của Việt Nam

Trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang chứng kiến sự trỗi dậy của
công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của các sản phẩm di động thông minh
thuộc các phân khúc khác nhau. Chưa dừng lại ở đó, sự phát triển tân tiến của các loại
máy trạm, máy chủ phân khúc cao đã đem lại một lợi thế rất lớn cho việc phát triển
thương mại dịch vụ tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, với nhu cầu mua sắm ngày
càng tăng cao của người dân Việt đang tăng phi mã qua từng năm, ngành thương mại
dịch vụ đang dần chiếm lĩnh thị phần cực lớn trong hệ thống giao thương và đóng vai
trò quan trọng trong việc giữ vững và thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam. Số liệu cho
thấy thương mại điện tử ở riêng Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ước tính rơi vào
khoảng 25% mỗi năm. Còn theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

13
thuộc Bộ công thương năm 2021, xét trên tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng trên cả
nước, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chiếm khoảng 5,5%. Thống kê còn chỉ
ra rằng trên cả nước có hơn 70% người dân sử dụng internet, quá 50% lượng người sử
dụng internet đã dùng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua mạng. Tỉ lệ ở trên tập
trung 70% tại 2 thành phố lớn nhất nước đó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ đó có
thể thấy được người dân thành thị có chất lượng cuộc sống cao rất ưu ái hệ thống
thương mại điện tử vì những lợi ích mà nó đem lại.

Biểu đồ 2.1: Top 10 các sàn giao dịch thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á

Nguồn: iPrice group

Có thể thấy được từ biểu đồ rằng các nền tảng thương mại điện tử Việt Nam
được xếp hạng theo số lượng truy cập mỗi ngày, bao gồm: thegioididong (28,6 triệu
lượt), xếp sau là Bách hóa xanh (8,8 triệu lượt), đứng thứ 3 là Tiki (22,5 triệu lượt truy
cập), sau đó lần lượt là Sendo (14,3 triệu lượt) và FPT Shop (8,8 triệu lượt). Con số
thu được dựa theo báo cáo của iPrice Group, một trang tổng hợp thương mại điện tử,
một công cụ đang hợp tác với SimilarWeb và AppsFlyer. Trong số những cái tên ở
trên, cả 3 công ty gồm Alibaba, Shopee và Lazada đều được SEA hậu thuẫn, được xây
dựng và phát triển bởi 3 startup là Tokopedia, Bukalapak và Blibli đến từ Indonesia
cũng góp mặt trong danh sách. Trong danh sách trên, 3 nền tảng của Việt Nam là
thegioididong, Tiki và Sendo giữ vững vị trí thứ 5, 6 và 8 trong nhóm 10 trang thương

14
mại điện tử có lượt truy cập web cao nhất từ quý 1 đến quý 4 năm 2020. Tính đến hiện
tại Việt nam đã trải qua vô vàn thử thách về mặt kinh tế lẫn y tế khi dịch Corona bùng
phát vào năm 2020, và kéo dài đến tận đầu năm 2022. Trong khoảng thời gian này, các
dịch vụ mua sắm và thương mại từ xa rất được chú trọng do quá trình cách ly xã hội
kéo dài, gây ảnh hưởng đến quần chúng trong và ngoài nước. Việc mua sắm của người
dân trên các hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam tuy vậy vẫn chưa phải lớn nhất
tính trên đầu người.

Biểu đồ 2.2: Các hạng mục hàng hóa tăng mạnh sức mua trong năm dịch bệnh

Nguồn: iPrice group

Theo thống kê, so với khu vực Đông nam Á thì Việt Nam chỉ chiếm một phần
nhỏ về số tiền trung bình chi trả cho các loại hàng hóa và dịch vụ. Đứng đầu trong
danh sách này là Singapore với trung bình 62 USD, tiếp đó là Malaysia với 41 USD.
Thái Lan đứng thứ 3 trong danh sách chỉ với 29 USD và ba nước còn lại gồm
Philippines, Indonesia và Việt Nam dao động khoảng từ 17-23 USD trên một đầu
người. Quần áo và thiết bị điện tử có số tiền giao dịch trung hình lần lượt là 46 và 41
USD. Các loại sản phẩm như thể dục dụng cụ và trang thiết bị luyện tập thể thao trong
nhà chiếm khoảng 33 USD trên một người. Hiện tượng này diễn ra là do việc bị cách
ly quá lâu dài khiến người dân mong muốn tìm các hoạt động tiêu khiển nhằm xoa dịu
cơn buồn chán trong thời gian cách ly. Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, ông

15
Trần Tuấn Anh, đưa ra nhận xét rằng năm 2020 là năm có nhiều sự thay đổi lớn đối
với thương mại điện tử. Người tiêu dùng tìm đến các nền tảng trực tuyến cho nhu cầu
hàng ngày và để giải trí tăng lên chóng mặt trong thời gian cách ly do dịch bệnh. Ông
cũng nhấn mạnh rằng việc mua sắm trực tuyến sẽ thay đồi dần phát triển từ trải
nghiệm giao dịch thuần túy sang trải nghiệm xã hội, qua đó giúp các nền tảng thương
mại điện tử mạnh dạn tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi, phát trực tiếp để
thu hút người dùng. Tuy phát triển rất mạnh và bùng nổ trong vòng vài năm qua,
thương mai điện tử cũng không tránh khỏi sự sai sót và thiếu chuyên nghiệp giữa các
thương gia. Thậm chí các lỗi sai phạm cũng đến trực tiếp từ sàn giao dịch, điều rất
nhức nhối đối với hệ thống thương mại điện tử hiện nay.

Biểu đồ 2.3: Các mục TMĐT gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng theo tỉ lệ

Nguồn: ECOMCX

Có thể thấy được từ biểu đồ trên, tình trạng người dùng gặp tình trạng sản phẩm
kém chất lượng so với quảng cáo chiếm đến 83%. Hiện tượng này diễn ra do các đơn
hàng thương mại điện tử hiện hành đều chọn hình thức thanh toán COD (Collect On
Delivery). Phương thức COD tức là phương thức thanh toán sau khi nhận hàng. Điều
này trở nên phổ biến bởi các sàn thương mại điện tử liên tục quảng bá sai sự thật về
sản phẩm. Thậm chí các cá nhân tham gia buôn bán trên hệ thống còn đưa thông tin sai
lệch so với điều kiện thực tế của sản phẩm. Qua đó nhiều khách hàng đã bị lừa, người
dùng này sinh tâm lý lo sợ mua phải hàng kém chất lượng, không đúng với sản phẩm

16
đáng ra họ thực nhận. Vấn đề này sẽ tạo ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho ngành thương
mại điện tử, do nó làm mất đi giá trị của đơn hàng, gây lãng phí nhân lực, chi phí vận
chuyển, thậm chí còn gián tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng sàn thương mại điện tử.
Chưa hết, tình trạng dịch vụ chăm sóc khách hàng kém còn là nguyên nhân trực tiếp
ảnh hưởng đến sức mua của người dùng. Gây ra ảnh hưởng lớn nhất đến từ bản thân
các sàn thương mại điện tử không chú ý đến việc thay đổi giao diện sao cho phù hợp
với người dùng, khiến người dùng e ngại vì khó nắm bắt được phương thức hoạt động
của các app, cộng với việc chăm sóc khách hàng không được xem trọng. Một phần nữa
là do sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng và trách nhiệm của người giao hàng, điều luôn bị
bỏ ngỏ bởi bản than các sàn thương mại điện tử. Nhiều đơn hàng bị bỏ qua, thậm chí
đường di chuyển của hàng hóa không rõ ràng, khiến cho người mua bức xúc. Thời
gian vận chuyển cũng không được tối ưu, có nhiều đơn hàng vận chuyển về tỉnh lẻ có
thời gian giao hàng dao động từ 3 – 5 ngày, thậm chí nhiều hơn. Thương mại điện tử ở
Việt Nam hiện vẫn đang bị cạnh tranh chặt chẽ bởi các sàn thương mại điện tử như:
Shope, Lazada. Các sàn thương mại điện tử này đều có nguồn vốn từ nước ngoài.
Trong khi đó các sàn thương mại điện tử trong nước như: FPT, Tiki, thế giới di động
chỉ đạt được 20% tổng lượng truy cập hoặc thấp hơn.

2.2. Tình trạng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ
thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Tình trạng phát triển của dịch vụ của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam
hiện nay

Với sự phát triển vượt bậc của Internet, nền tảng mạng xã hội, các thiết bị công
nghệ thông minh, tiện lợi, mang lại sự tiện nghi cho nhu cầu sắm sửa vật dụng và nhu
cầu trong đời sống qua các nền tảng mua bán hàng online như Shoppe, Lazada, Sendo,
Mua sắm online đang ngày một khẳng định vị trí của mình như là một phương tiện
hữu dụng trong việc cung cấp cũng như kinh doanh thông tin, hàng hóa, dịch vụ đến
tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua – người bán hay thời gian đi lại. “Thương mại điện tử đã trở thành một xu
hướng phổ biến trên thế giới, trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển
kinh tế số tại Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong việc

17
phát triển thương mại điện tử và hiện được đánh giá là một trong những thị trường
thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á”1.

Năm 2017:

- Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử
Đông Nam Á đạt đến con số 11 tỷ đô vào năm 2017 tăng 41% so với 2015.

- Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương
mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 33%. Các chỉ số từ Google Trends, App
Annie, Socialbakers được iprice.vn tổng hợp và được tóm tắt tạo thành những điểm
nổi bật nhất của thương mại điện tử Việt Nam trong năm qua. “Theo số liệu mới nhất
từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu
thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24%
so với cùng kỳ năm ngoái”2.

- Trong năm 2017, hai thương vụ đầu tư thương mại điện tử gây nhiều chú ý tại
Việt Nam thuộc về Alibaba rót 1 tỷ đô vào Lazada, nâng tổng giá trị vốn sở hữu 83%
Alibaba sở hữu tại Lazada. Trong khi đó, Tiki nhận 44 triệu đô thì JD, đối thủ của
Alibaba tại thị trường Trung Quốc.

- Khảo sát mới nhất tại cổng thương mại điện tử iPrice, Lazada dẫn đầu lượt truy
cập, chiếm 19%. Thế Giới Di Động đứng thứ 2 nhưng có xu hướng tăng vào thời điểm
mua sắm đồ điện tử cuối năm trước Tết Nguyên Đán.

Shopee Việt nam chính thức gia nhập thị trường vào 2016, nhưng lượt tìm kiếm
tăng mạnh vào khuyến mãi 11.11 và 12.12. Lượt tìm kiếm về từ khoá Shopee Việt
Nam hiện tại chỉ đứng sau Lazada Việt Nam.

Lượt tìm kiếm Sendo tăng gấp đôi vào quý 4/2017. Lý do lượt tìm kiếm Sendo
không cao bằng Lazada và Shopee và vì hai trang thương mại điện tử này đẩy mạnh
bán hàng vào thời điểm 11.11 đến 12.12. Trong khi Sendo tập trung vào các dịp
khuyến mãi dịp lễ của Việt Nam như Tết Nguyên Đán.

Biểu đồ 2.4: Các mục TMĐT gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng theo tỉ lệ
1
ThS. Trần Trọng Huy - TS. Nguyễn Thị Khánh Chi, (13/12/2022), Thương mại điện tử tại Việt Nam: thực
trạng và giải pháp phát triển, Truy cập từ https://tapchicongthuong.vn
2
Kurokawa Kengo, (29/11/2018), Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2017, Truy cập từ
https://www.brandsvietnam.com

18
Nguồn: iPrice group

- Tương tự, Tiki cũng có lượt tìm kiếm tăng vào quý 4/2017. Được biết mới đây
Tiki nhận được khoảng đầu tư 44 triệu đô từ tập đoàn JD, một đối thủ của Alibaba, để
tiếp tục cuộc chơi thương mại điện tử Việt Nam với các đại gia khác.

Năm 2018:

- Về tốc độ tăng trưởng, song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế
với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng
mạnh mẽ của thương mại điện tử. Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước
tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên
30% (Vecom, 2019). Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm
2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp đạt cao, nên quy
mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD (Cục Thương
mại điện tử và công nghệ thông tin, 2015). Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến,

19
du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch
vụ và sản phẩm số hóa khác (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP).

- “Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị
trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD”3. Shopee trở thành sàn
thương mại điện tử số một, Tiki đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng. Được
rót vốn từ công ty mẹ SEA, Shopee đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2018,
chính thức vượt qua Lazada trở thành tên tuổi phổ biến nhất đối với người mua hàng
trực tuyến. Thứ tự bộ ba “ông lớn” trong làng thương mại điện tử hiện này lần lượt là:
Shopee, Lazada và Tiki. Điều này đã được dự đoán trước với sự phát triển nhanh
chóng của Shopee trong năm 2017. Cụ thể, Shopee là trang thương mại điện tử được
người dùng nhớ đến nhiều nhất khi mua sắm cho các hạng mục: thời trang, làm đẹp và
thực phẩm. Riêng lĩnh vực công nghệ/điện máy, dẫn đầu là Thế Giới Di Động, tiếp
đến là Tiki. Tuy nhiên, về mức độ hài lòng của khách hàng, Tiki lại cao hơn hẳn
Shopee và Lazada: 46% khách mua hàng Tiki hài lòng về dịch vụ trong khi chỉ có con
số này của Shopee chỉ là 22% còn Lazada là 24%.

Biểu đồ 2.5: Các cửa hàng trực tuyến phổ biến theo từng danh mục

Nguồn: BRANDS VIETNAM

3
ThS. Trần Trọng Huy - TS. Nguyễn Thị Khánh Chi, (13/12/2022), Thương mại điện tử tại Việt Nam: thực
trạng và giải pháp phát triển, Truy cập từ https://tapchicongthuong.vn

20
- “Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới các tập khách hàng
với những sự khác biệt nhất định. Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam,
Lazada ngược lại khách hàng nam nhiều hơn khách hàng nữ còn Tiki thì khá cân bằng
giữa hai nhóm. Shopee và Tiki có tập khách hàng trẻ trong khi tập khách hàng của
Lazada hơi nhỉnh hơn một chút về độ tuổi”4.

Năm 2019 – 2020:

- Thị trường Thương mại điện tử 2019 tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh
mẽ: từ con số 9 tỷ USD vào năm 2018, quy mô của thị trường Kinh tế Internet –
Thương mại điện tử 2019 của Việt Nam đã đạt tới 12 tỷ USD, vươn lên đứng thứ hai
trong khu vực Đông Nam Á (Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019)

Hình ảnh 2.1: Xếp hạng Thương mai điện tử Việt Nam, Q3 2019

Nguồn: Magenest

- “Các chợ Thương mại điện tử (Marketplace) tiếp tục là trụ cột chính của nền e-
Conomy tại Việt Nam, tạo ra xu thế và dẫn đầu các xu thế của thị trường. Quý 3 của
năm 2019 đã chứng kiến cuộc lội ngược dòng của Sendo.vn khi vươn lên giành vị trí

4
Kurokawa Kengo, (29/11/2018), Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2018, Truy cập từ
https://www.brandsvietnam.com

21
thứ 2 xét theo ứng dụng có lượt tải xuống cao nhất và website có lượt truy cập nhiều
nhất”5.

- Năm 2020, tình hình dịch bệnh căng thẳng kéo dài càng khiến thị trường
thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên nhộn nhịp, sôi động hơn bao giờ hết khi mua
sắm online cũng dần thay thế được cách mua sắm truyền thống. Các doanh nghiệp tại
Việt Nam đều cố gắng đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm mang đến một
trải nghiệm hoàn hảo nhấtt phục vụ cho người tiêu dùng cũng như thích nghi với hoàn
cảnh dịch bệnh, duy trì trạng thái hoạt động của doang nghiệp. Mua sắm online tiết
kiệm thời gian, nguồn hàng đa dạng mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như uy tín
chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

- Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% vào năm 2020, đạt 11,8 tỷ
USD, trở thành quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á đạt tốc độ tăng trưởng hai con số về
lĩnh vực này.

- Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao
nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy
cập xuyên suốt trong năm 2020.

Biểu đồ 2.6: Quy mô thị trường TMĐT B2C 2020

Nguồn: Bnews.vn

5
Le Pham, (04/11/2029), Góc nhìn toàn cảnh 2019: Kinh tế Internet – Thương mại điện tử Việt Nam và những
dự đoán trong năm 2020, Truy cập từ https://magenest.com

22
Năm 2021 - 2022:

- “Thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%,
doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử
Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ
USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020”6.

- Năm 2022, Bộ Công thương vừa bình chọn, thương mại điện tử là 1 trong 10 sự
kiện của năm. Theo đó, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở
thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi
số trong doanh nghiệp.

- “Cũng theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2022, quy mô thị trường
thương mại điện tử (TMĐT) ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5%
doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng
20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng
TMĐT hàng đầu thế giới”7.

Biểu đồ 2.7: Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2017

Nguồn: VnEconomy

6
Hải Yến, (12/09/2022), Việt Nam là thị trường lớn thứ 2, sau Indonesia, trong lĩnh vực thương mại điện tử
Đông Nam Á, Truy cập từ https://baodautu.vn
7
Song Linh, (25/12/2022), Thương mại điện tử Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng, Truy cập từ
https://thoibaotaichinhvietnam.vn

23
- Thời kỳ hậu dịch bệnh, thương mại điện tử ở Việt Nam trên đà phát triển vượt
bậc. Theo dự báo của Statista, trong năm 2022 Việt Nam vượt qua Thái Lan trở thành
thị trường lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

- Theo Báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022
của Metric, 4 cái tên nổi bật nhất đang chia nhau thị phần tại Việt Nam là Shopee,
Lazada, Tiki và Sendo.

- Các thông tin của Báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng
dữ liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng, từ 11/2021-5/2022.

Biểu đồ 2.8: Thị phần doanh số các sàn TMĐT trong 5 tháng đầu năm 2022

Nguồn: Metric

- Theo đó, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam khi
chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ.

- “Lazada là sàn đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng 1/3
doanh số Shopee. Tiki và Sendo lần lượt chiếm vị trí số 3, 4 với thị phần doanh thu
5,8% và 1,4%”.8

8
Bảo Nhi, (30/07/2022), Shopee, Lazada, Tiki, Sendo: Sàn nào là số 1?, Truy cập từ
https://nhipsongkinhdoanh.vn

24
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở
Việt Nam hiện nay

Các nguyên nhân cho sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam:

- Dịch bệnh Covid 19:

+ Kể từ sau khi làn sóng Covid nổ ra, đã có hàng trăm nghìn tới triệu doanh
nghiệp bắt buộc phải phá sản do không thể lưu thông hàng hóa hoặc bắt buộc nếu
không muốn chuyển sang hình thức mua bán online trên các sàn thương mại điện tử.
Các giao dịch trực tuyến dần thay thế được các giao dịch mua bán trực tiếp giữa người
bán – người tiêu dùng. Từ “ thuận tiện “ chuyển sang “ bắt buộc” nếu muốn có nhu
yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày, trong bối cảnh lúc bấy giờ.

+ “Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc Marketing của Công
ty cổ phần Công nghệ Haravan nhận xét, xu hướng nhà là chợ, văn phòng, trường
học... xuất hiện để đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19 thì kênh thương
mại điện tử, trực tuyến là một phần không thể thiếu. Điều này dẫn đến việc chuyển đổi
mô hình bán lẻ truyền thống thành bán lẻ đa kênh offline và online, cũng như mô hình
bán lẻ đa kênh khách hàng ở đâu thì bán hàng ở đó”9.

Biều đồ 2.9: Tỷ lệ tiêu dùng của người mua hàng trực tuyến

Nguồn: ICTNEWS – Vietnamnet

9
(04/08/2021), Mua sắm thời Covid-19: Chuyển hướng đi chợ mạng, Truy cập từ https://idea.gov.vn

25
+ Có tới 67% doanh nghiệp tham gia khảo sát yêu cầu một nửa nhân viên làm
việc trực tuyến trong giai đoạn cao điểm của COVID-19 (từ tháng 2 đến hết tháng 4
năm 2020), hoạt động nội bộ được duy trì nhờ giải pháp luân phiên trực ban; 18%
doanh nghiệp yêu cầu từ 21-50% nhân viên làm việc trực tuyến.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ tiêu nhân viên làm việc trực tuyến

Nguồn: Vecom

- Hình thức chi trả tiện lợi:

+ “Một xu hướng tất yếu cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của TMĐT đó là
thanh toán điện tử. Hàng năm, 80% người mua sắm ưa chuộng thanh toán tiền mặt,
nhưng hiện nay hình thức thanh toán ví điện tử đang ngày càng phổ biến. Theo số liệu
của các sàn TMĐT lớn, hình thức này sẽ ngày càng chiếm ưu thế vì hiện có nhiều
chương trình khuyến mại, voucher giảm giá để thu hút người tiêu dùng, bên cạnh đó là
tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn...

+ Ngoài ra, mua bán qua mạng xã hội cũng ngày càng phát triển, đây không còn
là hình thức đối phó dịch bệnh mà nó đã trở thành xu hướng mua sắm yêu thích và gắn
liền với cuộc sống của người tiêu dùng.

+ Điều này cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển TMĐT điện tử đang ngày
càng được phát triển và mở rộng”10.
10
ictvietnam.vn, (25-03-2022), Thương mại điện tử Việt Nam: Triển vọng phát triển và chiến lược để "lên sàn"
thành công, Truy cập từ https://stttt.bacgiang.gov.vn

26
- Công nghệ thông tin:

+ Nếu như truóc đây khi cầm tìm mua một món đồ tiêu dùng, người mua hàng
cần phảm đích thân đến tận nơi bày bán những món hàng mà mình cần thì ngày nay
chỉ cần vài cú click chuột trên các trang tìm kiếm sàn TMĐT, ta đã bắt gặp hàng nghìn
kết quả khác nhau về món đồ đó đa dạng từ mẫu mã, giá tiền, chất lượng, công dụng
mà không cần tốn quá nhiều công sức. Sự so sánh chi tiêu hợp lí cũng sẽ giúp người
tiêu dùng dễ dàng quyết định hơn để cân đối thu chi hợp lí với túi tiền của bản thân
hay gia đình. Tất cả chỉ cần qua một chiếc điện thoại thông minh.

+ “Ứng dụng di động cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận
khách hàng, vượt qua giới hạn của kiểu kinh doanh truyền thống. Thương hiệu chẳng
cần phải mòn mỏi chờ đợi khách bước vào cửa tiệm hay bị thôi thúc bởi một tờ rơi
hoặc bảng quảng cáo nào đó ( mà xác suất này thì vô cùng thấp)”11.

Hình ảnh 2.2: Sự bùng nổ của ứng dụng di động

Nguồn: Brands Vietnam

Các nguyên nhân cho sự hạn chế của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam:

- “Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 cũng chỉ ra nhiều cản trở cho
sự bứt phá của thương mại điện tử trong giai đoạn tới. Đơn cử như dịch vụ logistics -

11
Đỗ Trinh, (27/09/2017), Công nghệ thông tin đã thay đổi thương mại điện tử như thế nào?, Truy cập từ
https://www.brandsvietnam.com

27
giao hàng chặng cuối - hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế. Mặc dù có trên 70%
người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán dịch vụ thu hộ người bán
nhưng tỷ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã đặt hàng trực tuyến còn cao. Ước tính tỷ
lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới
13%, có doanh nghiệp phải chịu tỷ lệ này ở mức 26%. Điều này gây khó khăn rất lớn
cho các phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Cùng với đó, lòng tin của người tiêu
dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến còn thấp. Kết quả báo cáo cho thấy, tỷ lệ người
mua hàng trực tuyến lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng rất cao
(88%)”12.

Biều đồ 2.11: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến

Nguồn: ICT News

- “Cũng theo khảo sát, sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo vẫn là trở ngại
lớn nhất khi mua sắm trực tuyến, với 83% người tiêu dùng tham gia khảo sát lựa chọn.
Tiếp đó là các trở ngại khác như: dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (47%); lo ngại
thông tin cá nhân bị tiết lộ (43%); giá cả đặt hơn mua trực tiếp hoặc không rõ ràng
(37%); dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn kém (36%); website, ứng dụng bán hàng
thiết kế không chuyên nghiệp (22%)...”13.

12
Tú Văn, (03/07/2020), Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, Truy cập từ https://mof.gov.vn
13
Nguyễn Ngọc Thảo, (24/09/2019), Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt hơn 8 tỉ USD, tăng trưởng
30%, Truy cập từ http://saigontel.com

28
2.3. Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử ở Việt
Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay

Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ có những đóng góp to lớn hơn nữa vào mọi
mặt của đời sống xã hội trong thời gian tới. Điều này thể hiện ở việc hầu hết các tổ
chức kinh doanh trên thế giới đều đưa ra khuyến nghị đối với các thành viên hoặc đưa
ra cam kết hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự biến động của thị trường diễn ra rất
nhanh chóng và phức tạp. Người tham gia thương mại điện tử có thể thu thập một
lượng lớn thông tin về thị trường và đối tác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính
khả năng này của thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các
hoạt động giao dịch và marketing, rút ngắn chu kỳ kinh doanh; thiết lập, củng cố và
phát triển mối quan hệ với khách hàng. Lợi ích này của thương mại điện tử đặc biệt có
ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi nếu thực hiện hoạt động kinh doanh
theo phương thức truyền thống, các doanh nghiệp này khó có đủ nguồn lực tài chính
và nhân lực để kinh doanh và không thể thu thập thông tin thị trường một cách trọn
vẹn và đầy đủ. kịp thời. Điều này càng có ý nghĩa trong thời kỳ ngày nay khi doanh
nghiệp nhỏ và vừa đang được nhiều quốc gia coi trọng và coi là một trong những động
lực quan trọng của phát triển kinh tế.

TMĐT giúp cho các cơ quan nhà nước tinh giản bộ máy hành chính, giảm các
chi phí hành chính, công tác báo cáo và thống kê chính xác hơn, nhanh hơn và đầy đủ
hơn. Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển văn thư sẽ giảm nhanh từ một vài ngày như hiện
nay xuống còn vài giây, điều này sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có thể kịp thời chỉ
đạo, giải quyết nhiều việc ở các vùng xa xôi.

Vai trò của nhà nước trong việc phát triển TMĐT:

- Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý, để hoạt động quản lý TMĐT đạt hiệu quả
cao thì Nhà nước phải xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa
phương. Hiện nay, trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chỉ có Phòng quản lý
TMĐT thuộc Cục TMĐT và công nghệ thông tin của Bộ Công Thương với tư cách là
đơn vị độc lập, chuyên trách trong lĩnh vực quản lý TMĐT. Còn ở các Sở Công
Thương hoàn toàn không có đơn vị độc lập quản lý hoạt động TMĐT mà chỉ có Phòng

29
quản lý Thương mại. Điều này đã không đáp ứng được yêu cầu phát triển của TMĐT,
bởi vì để quản lý tốt đối với TMĐT thì không chỉ đòi hỏi cơ quan quản lý có sự am
hiểu về thương mại mà còn phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin.
Thực trạng này càng trở nên bất cập đối với các tỉnh, thành phố có sự phát triển TMĐT
mạnh mẽ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Việc thành lập các đơn vị chuyên
trách về TMĐT ở các Sở Công Thương sẽ hạn chế các rủi ro trong hoạt động TMĐT
từ đó củng cố lòng tin của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng khi tham gia vào
TMĐT.

- Đầu tư phát triển công nghệ, thương mại điện tử là kết quả tất yếu của quá trình
phát triển số hóa và thông tin hóa. Do đó, với sự phát triển của công nghệ điện toán
điện tử và truyền thông điện tử, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Để phát triển thương mại điện tử phải đảm bảo sự tồn tại
của hạ tầng kỹ thuật, tức là phải có hệ thống tiêu chuẩn doanh nghiệp, quốc gia và các
tiêu chuẩn này phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn này được liên kết
với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị ứng dụng quốc gia như một hệ thống
con của mạng lưới toàn cầu. Cùng với sự tồn tại của hạ tầng kỹ thuật thương mại điện
tử, còn phải đảm bảo tính kinh tế, đó là giá thành của các hệ thống thiết bị kỹ thuật,
dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý để đảm bảo các tổ chức, cá nhân có khả năng
thanh toán và đảm bảo các giao dịch thực hiện qua thương mại điện tử không có giá
hàng hóa, dịch vụ cao hơn so với thương mại truyền thống.

- Phát triển nguồn nhân lực, muốn phát triển thương mại điện tử phải có nhân tài
với tố chất tương ứng. Con người cấu thành nền tảng con người của thương mại điện
tử trước hết là một nhóm chuyên gia tin học, những người thường xuyên cập nhật kiến
thức về công nghệ thông tin và có thể đưa nó vào ứng dụng trong những điều kiện và
môi trường kinh doanh cụ thể. Một nhóm các chuyên gia về công nghệ thông tin và kỹ
thuật máy tính sẽ tạo ra nền tảng vật chất và kỹ thuật cho thương mại điện tử. Đồng
thời, kỹ thuật viên công nghệ thông tin và máy tính, doanh nhân, nhà quản lý, chuyên
gia và người tiêu dùng cũng phải có trình độ công nghệ thông tin nhất định, có khả
năng tham gia thương mại điện tử, có kỹ năng tin học, ngoại ngữ và giao tiếp trực
tuyến. Vì vậy, để hạn chế rủi ro khi tham gia thương mại điện tử, cần tiến hành đào tạo
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân sự tham gia thương mại điện tử, đồng thời tuyên

30
truyền, phổ biến kiến thức để người tiêu dùng hiểu rõ các đặc tính kỹ thuật của thương
mại điện tử.

Tóm lại, TMĐT đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng TMĐT vào
trong cuộc sống hiện đại. Có thể nói, TMĐT đã trở thành phương thức kinh doanh đại
diện cho nền kinh tế tri thức. Xu hướng toàn cầu hoá đã tạo điện kiện thuận lợi để
TMĐT có thể phát huy được những thế mạnh của mình như: đẩy nhanh tốc độ của
hoạt động kinh doanh, giảm thiểu các chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian và
thời gian... Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của TMĐT thì Nhà
nước cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò then chốt của mình trong việc tạo lập các
điều kiện về cơ chế, về hạ tầng, về pháp luật.... cho sự phát triển của TMĐT.

31
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu số hóa hiện nay, mô hình thương mại điện tử đang ngày
càng mở rộng về mặt quy mô với nhiểu mô hình, chủ thể tham gia. Nhờ ứng dụng
thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một nước nghèo nhất, một
vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng
lớn thông qua mạng Internet.

Tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm
nhận khâu lưu thông hàng hóa. Trong tư bản thương nghiệp thì hoạt động của tư bản
thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa
của tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp góp phần mỏ rộng thị trường, tạo điều
kiện cho công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, tư bản chu chuyển nhanh hơn, năng suất
lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên.

Sự phát triển của thương mại điện tử có thể giải quyết các vấn đề như kho chứa
hàng hạn chế, giá quá cao và nhiều vấn đề khác. Bên cạnh đó, thương mại điện tử tạo
ra một môi trường mua bán sôi động cho các người dùng. Họ có thể thoải mái mua
hàng với giá cả hợp lý và cũng có nhiểu lựa chọn hơn trong việc chi tiêu hàng ngày.
Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, việc lựa chọn chính xác cách để tiếp cận
khách hàng, mua bán sản phẩm thông qua thương mại điện tử để tăng hiệu quả bán
hàng cũng là điều mà các doanh nghiệp hướng đến.

Bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử đã mang đến, vẫn còn tồn đọng
nhiều khó khăn cần được giải quyết kịp thời. Với nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
TMĐT chưa thực sự được tin dùng như vậy, nhiều giải pháp từ cả Nhà nước, các
doanh nghiệp cần được đưa ra để khắc phục tình trạng này. Cần áp dụng ngay kịp thời,
triệt để một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất, góp phần xây dựng nền kinh tế Xã
hội Chủ nghĩa ngày phát triển.

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT.

32
Thứ ba, tiếp tục xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong
TMĐT.

Thứ tư, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực,
mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa
phương.

Thứ sáu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, hỗ trợ quá
trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển TMĐT là một
điều thiết yếu, ngay cả trong doanh nghiệp cũng cần trang bị cho nhân viên kiến thức
tin học cơ bản để làm việc với máy tính và hệ thống bán hàng trực tuyến. Để TMĐT
có thể phát triển hơn nữa, nhiệm vụ được đặt ra là cần phải cập nhật liên tục công nghệ
mới trên toàn thế giới, ứng dụng vào quản lý thông tin và phân tích hành vi người tiêu
dùng để đưa ra giải pháp hợp lý, xây dựng sàn TMĐT thông minh và hiện đại.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Vinh, (26/01/2022), Cú huých Covid-19 và hai làn sóng thương mại điện tử
của Việt Nam, Truy cập từ https://vneconomy.vn/cu-huych-covid-19-va-hai-lan-
song-thuong-mai-dien-tu-cua-viet-nam.htm
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Vladimir Zwass, (15/12/2022), e-commerce, truy cập từ
https://www.britannica.com/technology/e-commerce
5. Cục Chuyển đổi số quốc gia, (24/10/2014), Khái niệm đầy đủ của thương mại điện
tử P1, truy cập tại https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-
tu-p1
6. Coursera, (07/09/2022), What Is E-commerce? (Is It Right for Your Business), truy
cập tại https://www.coursera.org/articles/ecommerce
7. Zorayda Ruth Adam, (05/2003), e-Commerce and e-Business, tr. 9-11, truy cập tại
https://tind-customer-undl.s3.amazonaws.com
8. Cao Thị Vân, (13/08/2021), Thực trang thương mại điện tử ở Việt Nam, truy cập
tại https://ecomcx.com/thuc-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam/
9. VOV, (21/03/2021), Vietnamese companies listed in top 10 most visited e-
commerce websites in SEA, truy cập tại https://vietnamnet.vn/en/vietnamese-
companies-listed-in-top-10-most-visited-e-commerce-websites-in-sea-
721234.html
10. ThS. Trần Trọng Huy - TS. Nguyễn Thị Khánh Chi, (13/12/2022), Thương mại
điện tử tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển, Truy cập từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-thuc-trang-
va-giai-phap-phat-trien-101296.htm
11. Kurokawa Kengo, (29/11/2018), Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt
Nam 2017, Truy cập từ https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/13609-
Tong-quan-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-2018

34
12. Pham Khanh Ly, (18/01/2018), Bối cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam
2017, Truy cập từ https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/8696-Boi-
canh-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-2017
13. Le Pham, (04/11/2029), Góc nhìn toàn cảnh 2019: Kinh tế Internet – Thương mại
điện tử Việt Nam và những dự đoán trong năm 2020, Truy cập từ
https://magenest.com/vi/goc-nhin-toan-canh-2019-kinh-te-internet-thuong-mai-
dien-tu-viet-nam/
14. Trần Trung, (14/05/2021), Dự báo năm 2021 thị trường thương mại điện tử di
động đạt 7 tỷ USD, Truy cập từ https://bnews.vn/du-bao-nam-2021-thi-truong-
thuong-mai-dien-tu-di-dong-dat-7-ty-usd/195588.html
15. Hải Yến, (12/09/2022), Việt Nam là thị trường lớn thứ 2, sau Indonesia, trong lĩnh
vực thương mại điện tử Đông Nam Á, Truy cập từ https://baodautu.vn/viet-nam-la-
thi-truong-lon-thu-2-sau-indonesia-trong-linh-vuc-thuong-mai-dien-tu-dong-nam-
a-d173250.html
16. Song Linh, (25/12/2022), Thương mại điện tử Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc
độ tăng trưởng, Truy cập từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thuong-mai-dien-
tu-viet-nam-xep-thu-5-the-gioi-ve-toc-do-tang-truong-119332.html
17. Bảo Nhi, (30/07/2022), Shopee, Lazada, Tiki, Sendo: Sàn nào là số 1?, Truy cập
từ https://nhipsongkinhdoanh.vn/shopee-lazada-tiki-sendo-san-nao-la-so-1-
post3099194.html
18. Vecom, Việt Nam thương mại điện tử tăng tốc sau COVID 19, Truy cập từ
https://trungtamwto.vn/file/20760/reports- vecom-covid-19.pdf
19. ictvietnam.vn, (25-03-2022), Thương mại điện tử Việt Nam: Triển vọng phát triển
và chiến lược để "lên sàn" thành công, Truy cập từ
https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/RcQOwn9w7wOJ/
content/thuong-mai-ien-tu-viet-nam-trien-vong-phat-trien-va-chien-luoc-e-len-san-
thanh-cong
20. Đỗ Trinh, (27/09/2017), Công nghệ thông tin đã thay đổi thương mại điện tử như
thế nào?, Truy cập từ https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/7285-
Cong-nghe-thong-tin-da-thay-doi-thuong-mai-dien-tu-nhu-the-nao

35
21. Tú Văn, (03/07/2020), Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, Truy cập từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM180241
22. Nguyễn Ngọc Thảo, (24/09/2019), Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt
hơn 8 tỉ USD, tăng trưởng 30%, Truy cập từ http://saigontel.com/vi/tin-tuc/tin-
tuc/1238-doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-dat-hon-8-ti-usd-tang-truong-
30.html
23. Ths. Trần Ngọc Diệp (Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Hà Nội), (8/9/2021), Giải pháp phát triển thương mại điện tử nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Truy cập từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-
nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-nen-kinh-te-viet-nam-83545.htm
24. Dương Ngọc Hồng (2020). Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Tạp chí Tài chính, 2, tr 120-123
25. Nhĩ Anh, 17/10/2021, Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ
USD năm 2020 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới, Truy cập từ
https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-tiep-tuc-bung-no-vuot-xa-moc-11-8-ty-
usd-nam-2020.htm
26. Hải Thanh, 27/7/2021, Đẩy mạnh thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản,
Truy cập từ https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/day-manh-
thuong-mai-dien-tu-trong-tieu-thu-nong-san-25248.html
27. Luật Giao dịch điện tử năm 2005
28. Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
29. ThS. Bùi Thị Bích Liên (2000), Những vấn đề pháp lý về TMĐT ở Việt Nam, Tạp
chí Luật học tháng 12-2000, tr 25-29

36

You might also like