Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

A.

THÔNG TIN CẦN THIẾT:


a, Vị trí địa lí:

- Pháp là một quốc gia nằm ở Tây Âu và một số vùng và lãnh thổ hải
ngoại. Thủ đô của Pháp là Paris.

b, Quốc kì:
- Vương quốc Pháp (tiếng Pháp: Royaume de France, tiếng
Latinh: Regnum Francia) Là một nhà nước quân chủ tồn tại trong suốt
thời Trung Cổ và là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu
và bắt đầu từ thời kỳ Trung kỳ Trung cổ, nó trở thành một cường quốc.
- Quốc kỳ của Pháp gồm 3 dải màu lam, trắng và đỏ. Từ thời Cách mạng
Pháp năm 1789, quốc kỳ Pháp giữ nguyên ba màu trên nhưng đảo lại
thành đỏ, trắng, lam. Ba sắc biểu tượng cho ý nghĩa "Nhà Vua luôn
trong nhân dân, nhân dân sát cánh cùng Đức Vua".
- Quốc kỳ Pháp !Quốc kỳ Pháp

Hình 1: Quốc kỳ Pháp

- Cờ quốc kỳ Pháp có tỷ lệ 2:3. Mẫu cờ này được coi là biểu tượng quốc
gia của Pháp theo Điều 2 của Hiến pháp Cộng hòa Pháp. Cờ quốc kỳ
Pháp gồm ba dải màu xanh lam, trắng và đỏ. Dải màu xanh lam nằm
bên cạnh cột cờ, dải màu trắng nằm giữa và dải màu đỏ nằm bên cạnh
cột cờ.
- Quốc huy Pháp !Quốc huy Pháp
Ngày phê 5 tháng 3 năm 1848
chuẩn

Thiết kế Một lá cờ tam tài với 3 dải dọc màu lam, trắng và đỏ

Thiết kế bởi Lafayette, Jacques-Louis David

Hình 2: Quốc huy Pháp.

- Quốc huy của Pháp bao gồm một chiếc khiên rộng với một bên là đầu
sư tử và một bên là đầu đại bàng, mang theo dòng chữ “RF” ghép lồng
với nhau viết tắt cho République Française (Cộng hòa Pháp). Một nhánh
nguyệt quế tượng trưng cho chiến thắng của Cộng hòa Pháp. Một
nhánh sồi tượng trưng cho sự trường tồn và thông thái.

c, Quốc ca:

- La Marseillaise (tạm dịch: Bài ca Marseille) là quốc ca của Pháp. Bài


hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26
tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới
ra đời mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhine (Hành khúc
quân Rhine).
- Hoàn cảnh ra đời: Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào
đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp
đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy
giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện.
Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric
de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi
tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài
chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ
tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de
Lisle, và nói:
- Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không?
- Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời.
- Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước
được không?
- Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao.
- Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày
mai hát trong lúc xuất quân.
- Tôi nhất định hoàn thành.
Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát.
d, Sự kiện thành lập quốc gia tư sản:

- Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc tấn công vào
nhà ngục Baxti - biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp
của quần chúng.
- Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, đám đông nổi dậy ở Paris đã tấn công
Bastille. Trong khi chỉ có bảy tù nhân được giam giữ sau bức tường của
nó, không ai trong số họ có thể được coi là chính trị theo bất kỳ cách
nào, sự kiện này là rất cần thiết vì nó biểu tượng rằng người dân không
còn đứng về quyền lực của quý tộc và nhà vua, hoặc sự trỗi dậy của
con người chống lại sự chuyên chế của chủ nghĩa chuyên chế. Sự sụp
đổ của Bastille cũng là lần đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là lần
cuối cùng, trong cuộc Cách mạng mà đám đông quần chúng nổi dậy và
hành động bên ngoài cơ quan lập pháp. Những rủi ro sau này, được gọi
trong tiếng Pháp là tạp chí, sẽ chứng tỏ có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối
với dư luận và là nguyên nhân dẫn đến sự bó tay lớn của một phần cơ
quan lập pháp, những người không muốn mạo hiểm một cuộc cách
mạng đại chúng trái ngược với sự kiểm soát cuộc cách mạng "tư sản".

e, Những địa danh của cuộc cách mạng tư sản:


- Cách mạng tư sản Pháp là một trong những sự kiện quan trọng nhất
trong lịch sử Pháp và châu Âu. Dưới đây là một số địa danh liên quan
đến Cách mạng tư sản Pháp:

1. Bastille: Đây là một trong những biểu tượng của Cách mạng Pháp.
Bastille là một ngôi nhà tù ở Paris, nơi nhiều người bị giam giữ vì lý do
chính trị. Việc giải phóng Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 được
coi là một biểu tượng cho sự khởi đầu của Cách mạng Pháp1.
2. Quảng trường Cách mạng: Đây là quảng trường nằm ở trung tâm
thành phố Paris, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử
Pháp, bao gồm cả Cách mạng Pháp2.
3. Versailles: Đây là nơi cư trú của các vị vua và hoàng đế Pháp từ thế
kỷ 17 đến thế kỷ 18. Cung điện Versailles đã chứng kiến nhiều sự kiện
quan trọng trong lịch sử Pháp, bao gồm cả Cách mạng Pháp 3.
4. Place de la Concorde: Đây là quảng trường lớn nhất ở Paris và nằm ở
cuối đại lộ Champs-Élysées. Trước khi được đổi tên thành Place de la
Concorde, quảng trường này được gọi là Place de la Révolution và đã
chứng kiến nhiều cuộc hành hình và xử tử trong thời kỳ Cách mạng
Pháp4.

f, Những nhân vật trong cuộc cách mạng tư sản:


- Cách mạng tư sản Pháp là một trong những sự kiện quan trọng nhất
trong lịch sử Pháp và châu Âu. Dưới đây là một số nhân vật liên quan
đến Cách mạng tư sản Pháp:

1. Maximilien Robespierre: Là một trong những nhân vật quan trọng


nhất của Cách mạng Pháp. Ông là một chính khách, luật sư và nhà hoạt
động chính trị nổi tiếng của Pháp. Robespierre đã đóng vai trò quan
trọng trong việc lãnh đạo Cách mạng Pháp và giúp đưa nước Pháp
thoát khỏi chế độ phong kiến1.
2. Napoléon Bonaparte: Là một tướng lĩnh và chính khách nổi tiếng của
Pháp. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo Cách mạng
Pháp và sau đó trở thành Hoàng đế của Pháp2.
3. Jean-Paul Marat: Là một bác sĩ, nhà báo và chính khách nổi tiếng của
Pháp. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo Cách mạng
Pháp và giúp đưa nước Pháp thoát khỏi chế độ phong kiến3.
4. Louis XVI: Là vị vua cuối cùng của triều đình Bourbon tại Pháp. Ông
đã bị xử tử vào năm 1793 sau khi bị kết tội phản quốc và phản cách
mạng4.

B. MỘT SỐ Ý BỔ SUNG:
I. Nước Pháp trước Cách mạng
1. Tình hình kinh tế:
- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất
thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém
thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.
- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng bị
chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống
nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

2. Tình hình chính trị, xã hội


- Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng
thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba (tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị):
/ Không có quyền lợi gì.

/ Phải đóng nhiều thứ thuế.

/ Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong
kiến, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ
phác nhau.
=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc
ngày càng gay gắt.
=> Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia
cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
- Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te,
Giăng Giắc Rút-xô đã:

+ Ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.

+ Kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.

- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng
nổ.

II. Cách mạng bùng nổ


Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:

1. Nền quân chủ lập hiến


- Thời gian: 14/7/1789 - 10/8/1792.

- Lực lượng cầm quyền: phái lập hiến (đại tư sản).

Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm
tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản
công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được
quần chúng ủng hộ.
- Sự kiện chính:

+ Tháng 8/1789, thông qua “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.
+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được
thiết lập.

+ Ngày 10/8/1792, nền quân chủ lập hiến sụp đổ.

2. Bước đầu của nền công hòa


- Thời gian: 21/9/1792 – 2/6/1793.

- Lực lượng cầm quyền: phái Gi-rông-đanh (Tư sản công thương).
- Sự kiện:

+ Tháng 9/1792, Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập nền Cộng hòa.

+ Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị xử tử.

+ Tháng 6/1793, nhân dân đứng lên lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh


- Thời gian: 2/6/1793 – 27/7/1794

- Lực lượng cầm quyền: pháp Gia-cô-banh.

- Những việc làm:

+ Lập Ủy ban cứu quốc, Rô-pe-spie đứng đầu.

+ Tịch thu ruộng đất của thế lực phong kiến đem chia cho dân.

+ Trưng thu lúa mì bán cho dân.

+ Ban hành luật giá tối đa, luật tương tối đa.

- Ngày 27/7/1794, phái Gia-cô-banh bị lật đổ.

=> Cách mạng Pháp kết thúc.


4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
a. Đối với nước Pháp
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.

=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.


- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.

- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.

=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.
b. Đối với thế giới
- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.

*Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không xóa bỏ triệt để áp bức…
Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
- Xác lập sự thắng lợi của Chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến:

- Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa phát triển
(dẫn chứng).

- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân

- Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện Chủ nghĩa tư bản có mặt
tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế:

+ Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân

+ Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình
thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác

+ Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với
phong kiến

C. CÂU HỎI THÊM:


Câu 1: Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp cuối thế kỉ XVIII do ai đứng đầu?

A. Lu-I XVI

B. Mông-te-xki-ơ

C. Rô-be-spie

D. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác

Đáp án: A

câu 2: Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành?

A. Ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thức ba.

B. Hai đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc

C. Ba đẳng cấp: Tăng lữ, tư sản và nông dân

D. Hai đẳng cấp: Quý tộc và bình dân thành thị

Đáp án: A
Câu 3: Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, Đẳng cấp thứ ba bao gồm cấc giai cấp,
tầng lớp nào?

A. Nông dân, bình dân thành thị, quý tộc

B. Tư sản, nông dân, tăng lữ

C. Tư sản, quý tộc, tăng lữ

D. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị

Đáp án: D

Diễn biến của cuộc cách mạng tư sản-3

Câu 4: Cuối tháng 8/1789 tại Pháp, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản:

A. Tuyên ngôn Độc lập

B. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ


C. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Đáp án: D

Câu 5: Hiến pháp năm 1791 của Pháp xác lập quyền thống trị của giai cấp tư
sản dưới hình thức?

A. Cộng hòa đại nghị.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Cộng hòa tổng thống.

Đáp án: B

Câu 6: Nền chuyên chính dân chủ Giacobanh do ai đứng đầu?

A. Vôn-te

B. Rô-be-spie

C. Lu-I XVI

D. Mông-te-xki-ơ

Đáp án: B

Câu 7: Ngục Ba-xti là biểu tượng của chế độ?

A. Cộng hòa đại nghị

B. Quân chủ lập hiến

C. Cộng hòa tổng thống

D. Phong kiến chuyên chế

Đáp án: D

Câu 8: Sự bùng nổ của Cách mạng Pháp được đánh dấu bởi sự kiện:
A. 14/7/1789, quần chúng nhân dân đánh chiếm ngục Ba-xti

B. 11/7/1972, quốc hội Lập hiến tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”

C. 10/8/1972, quần chúng nhân dân tấn công vào cung điện Tuylơri

D. 31/5/1793, ủy ban khởi nghĩa kêu gọi quần chúng nổi dậy đấu tranh

Đáp án: A

You might also like