Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CẤU TRÚC CỦA CHẤT

1.MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT


-Chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử, ion.
-Các phân tử chuyển động không ngừng: chuyển động Brown (quan sát chuyển động của hạt
phấn hoa trong nước)
-Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng mạnh.
-Lực liên kết giữa các phân tử: lực hút và lực đẩy: gần nhau lực đẩy > lực hút; xa nhau thì lực hút > lực đẩy
2.CẤU TRÚC CỦA CHẤT RẮN, LỎNG, KHÍ
-Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn thì lực liên kết càng yếu.
-Các phân tử xắp xếp có trật tự thì lực liên kết càng mạnh.
Chất rắn Chất lỏng Chất khí
Hình
ảnh

Đặc -Có thể tích và hình dạng -Có thể tích riêng. -Không có hình dạng và thể tích
điểm riêng. -Không có hình dạng riêng mà là riêng, chiếm toàn bộ thể tích của
của bình chứa. bình chứa
-Khó nén. -Khó nén -Dễ nén
Khoảng các phân tử ở gần nhau các phân tử ở xa nhau, khoảng
cách (khoảng cách giữa các phân tử cách giữa các phân tử lớn gấp
phân tử chỉ vào cỡ kích thước của hàng chục lần kích thước của
chúng) chúng.
Lực Lực tương tác giữa các phân tử Lực tương tác giữa các phân tử ở Lực tương tác giữa các phân tử
phân tử chất rắn rất mạnh thể lỏng lớn hơn lực tương tác rất yếu
giữa các phân tử ở thể khí
Dao Các phân tử ở các vị trí xác Các phân tử dao động xung Các phân tử chuyển động hoàn
động định và chỉ dao động xung quanh các vị trí cân bằng nhưng toàn hỗn loạn
phân tử quanh các vị trí cân bằng xác vị trí cân bằng này bị di chuyển.
định này.
So sánh Khoảng cách giữa các phân tử chất rắn < lỏng < khí.
Lực liên kết giữa các phân tử chất răn > lỏng > khí
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1.Hãy chọn ra câu sai trong các câu sau:
A.Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng xa.
B.Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.
C.Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó khi ở thể khí.
D.Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.
Câu 2.Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:
A.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
B.Các phân tử chuyển động không ngừng.
C.Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
D.Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kểt phân tử.
Câu 3.Kết luận nào dưới đây không đúng với thể rắn?
A. Khoảng cách giữa các phân tử rất gần nhau (cỡ kích thước phân tử)
B. Các phân tử sắp xếp có trật tự
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định
D. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng luôn thay đổi
Câu 4.Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác
nhau thì sẽ khác nhau
A.Thể tích. B. Khối lượng riêng.
C. Kích thước của các nguyên tử. D. Trật tự của các nguyên tử.
Câu 5.Một chất khi ở thể rắn thì các phân tử của nó được sắp xếp trật tự hơn khi ở thể lỏng nên:
A.Khối lượng riêng của chất đó khi ở thể rắn sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.
B.Khoảng cách giữa các nguyên tử của chất đó khi ở thể rắn sẽ nhỏ hơn khi ở thể lỏng.
C.Thể tích của cùng một lượng chất đó khi ở thể rắn sẽ nhỏ hơn khi ở thể lỏng.
D.Cả ba phương án trên đều có thể sai.
Câu 6.Lực liên kết giữa các phân tử
A.là lực hút.
B.là lực đẩy.
C.tùy thuộc vào thể của nó, ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí lại là lực đẩy.
D.gồm cả lược hút và lược đẩy.
Câu 7.Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không
khác nhau về
A.khối lượng riêng. B.kích thước phân tử (nguyên tử).
C.vận tốc của các phân tử (nguyên tử). D.khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
Câu 8.Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
B. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
C. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
D. Lực tương tác giữa các nguyên tử , phân tử là rất yếu.
Câu 9.Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn, thì giữa các phân tử
A. Có cả lực đẩy và lực hút, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
B. Có cả lực đẩy và lực hút, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy.
C. Chỉ có lực đẩy.
D. Chỉ có lực hút.
Câu 10.Các chất có được cấu tạo như thế nào?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé là nguyên tử, phân tử.
B. Các chất liền một khối.
C. Các chất không được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
D. Các chất liền một khối không được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
Câu 11.Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách.
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 12. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra
ngoài.
Câu 13.Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động
A. chuyến động cơ. B. chuyển động quang. C. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ.
Câu 14.Nội dung thí nghiệm Brown là:
A. Quan sát hạt phấn hoa bằng kính hiển vi.
B. Quan sát chuyển động của hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi
C. Quan sát cánh hoa trong nước bằng kính hiển vi.
D. Quan sát chuyển động của cánh hoa.
Câu 15.Trong thí nghiệm của Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì
A. giữa chúng có khoảng cách.
B. chúng là các phân tử.
C. các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
D. chúng là các thực thể sống.
Câu 15.Các chất có thể tồn tại ở những thể nào?
A. Thể rắn. B. Thể lỏng. C. Thể khí. D. Thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí
Câu 16.Chất rắn:
A. có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh B. có lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
C. không có hình dạng xác định D. không có thể tích riêng xác định
Câu 17.Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?
A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.
D. Có khối lượng và thể tích xác định, hình dạng không xác định.
Câu 18.Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn
A. không chuyển động. B. đứng sát nhau.
C. chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể. D. chuyển động quanh một vị trí cân bằng xác định.
Câu 19.Tại sao người ta không nén chất rắn lại để tiết kiệm diện tích?
A. Do chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau nên khó nén.
B. Do chất rắn liên kết không chặt chẽ với nhau nên khó nén.
C. Do các hạt của chất rắn chuyển động tự do.
D. Do người ta không muốn nén chất rắn.
Câu 20.Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.
B. Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.
C. Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.
Câu 21.Trong chuyển động nhiệt, các phân tử lỏng
A. Chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng.
B. Chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng xác định.
C. Chuyển động hỗn loạn.
D. Dao động quanh vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.
Câu 22.Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí?
A. Có hình dạng và thể tích riêng.
B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn.
C. Có thể nén được dễ dàng.
D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.
Câu 23.Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng là vì
A. khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.
B. khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
C. khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.
D. khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
Câu 24.Chất khí luôn luôn chiếm hết thể tích của bình chứa bởi vì:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu nên chúng chuyển động tự do về mọi phía.
B. Các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. Trong chất khí có quá nhiều phân tử.
D. Các phân tử chất khí luôn luôn đẩy nhau ra xa nên chúng cách nhau càng xa càng tốt.
Câu 25.Trong các chất sau, chất nào không phải là chất rắn kết tinh
A. muối ăn B. thuỷ tinh C. kim cương D. thạch anh
Câu 26.Chất rắn nào dưới đây không phải là chất rắn vô định hình?
A. Thạch anh. B. Thủy tinh. C. Sáp. D. Cao su.
Câu 27.Chất rắn kết tinh có tính chất
A.Nhiệt độ nóng chảy không xác định. B.Có cấu trúc mạng tinh thể.
C.Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D.Khi bị nung nóng thì mềm dần ra.
Câu 28.Chất rắn vô định hình có tính chất
A.Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. B.Có cấu trúc mạng tinh thể.
C.Có nhiệt độ nóng chảy xác định. D.Khi bị nung nóng thì mềm dần ra.

You might also like