Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

—————— * ——————

BÀI TẬP LỚN

MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ

CTCP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT – NGÀNH THÉP

LỚP L04 – NHÓM 02 – HK 232

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hàng Lê Cẩm Phương

Email nhóm: anh.ngohong623@hcmut.edu.vn

Sinh viên thực hiện MSSV Đóng góp


Ngô Hồng Ánh 2210160 100%
Phạm Thị Trúc Đào 2210639 100%
Trịnh Lê Hoàng Du 2112985 100%
Hồ Tiến Dũng 2012860 100%
Nguyễn Tấn Dũng 2210587 100%

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024


MỤC LỤC
1. Tổng quan về tập đoàn Hoà Phát-------------------------------------------------------1

1.1. Thông tin chung về tập đoàn Hoà Phát---------------------------------------------1

1.2. Lịch sử hình thành---------------------------------------------------------------------1

1.3. Cơ cấu tổ chức-------------------------------------------------------------------------2

2. Phân tích lĩnh vực hoạt động chính của CTCP Tập đoàn Hoà Phát------------3

2.1. Lĩnh vực hoạt động chính-------------------------------------------------------------3

2.2. Mục tiêu hoạt động--------------------------------------------------------------------3

2.3. Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động-------------------------------------3

2.3.1. Thực trạng thị trường công ty đang hoạt động---------------------------------3

2.3.2. Quy mô thị trường công ty đang hoạt động tại Việt Nam---------------------6

2.3.3. Địa bàn hoạt động của Tập đoàn Hoà Phát------------------------------------7

3. Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá hoạt động của công ty------------------8

3.1. Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá hoạt động của Tập đoàn Hoà Phát
giai đoạn 2021-2023-----------------------------------------------------------------------------------8

3.2. Phân tích theo thời gian - xu hướng 2021, 2022, 2023--------------------------23

3.3. Phân tích so với ngành---------------------------------------------------------------27

3.4. Tình hình ngành thép và Hoà Phát trong giai đoạn COVID-19----------------29

3.5. Đánh giá tiềm năng tăng trưởng và định hướng trong tương lai---------------31

4. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC----------------------------------33

5. Định giá công ty, định giá cổ phiếu---------------------------------------------------36

5.1. Định giá công ty----------------------------------------------------------------------36

5.2. Định giá cổ phiếu---------------------------------------------------------------------38

KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------------40

TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------------------------42


MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Bách Khoa
– ĐHQG TPHCM và khoa Quản Lý Công Nghiệp đã đưa môn Tài Chính Doanh
Nghiệp là một môn học rất hữu ích vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt bên cạnh đó,
chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hàng Lê Cẩm Phương – giảng
viên bộ môn, cô đã hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt quá trình thực hiện báo
cáo bài tập lớn này.

Trong suốt học kỳ của môn học, chúng em nhận thấy hoạt động tài chính là một
trong những bộ phận cốt yếu giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Vì vậy trong báo
cáo bài tập lớn lần này, chúng em xin được trình bày phần “Phân tích báo cáo tài
chính và định giá CTCP Tập đoàn Hoà Phát” mà cả nhóm đã cùng nghiên cứu suốt
thời gian vừa qua để hiểu rõ hơn về việc vận dụng kiến thức đã học trong việc phân
tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù có thể sẽ còn nhiều những thiếu sót và hạn chế, nhưng nhóm chúng em
rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp từ cô để ngày càng hoàn thiện
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn
1. Tổng quan về tập đoàn Hoà Phát

1.1. Thông tin chung về tập đoàn Hoà Phát

Khởi điểm là một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng
8/1992, Hoà Phát sau đó mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Đến nay Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoà Phát đã trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Người sáng lập và đồng thời hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông
Trần Đình Long. Mã chứng khoán của Hoà Phát là HPG, niêm yết trên sàn HOSE.
Hiện tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực, trong đó sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi
chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận của toàn tập đoàn, cũng là đề tài mà nhóm
tác giả chọn để nghiên cứu lần này. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hoà Phát
là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

1.2. Lịch sử hình thành

Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát – Công ty đầu
tiên mang thương hiệu Hoà Phát.

Từ năm 1995 đến năm 2004: Thành lập các công ty về điện lạnh, ống thép,
thương mại, xây dựng và phát triển đô thị mang thương hiệu Hoà Phát ở các tỉnh
thành.

Năm 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP
Tập đoàn Hoà Phát và các Công ty thành viên. Chính thức niêm yết trên sàn chứng
khoán với mã HPG vào tháng 11.

Năm 2015: Ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn
nuôi Hoà Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hoà Phát Hưng Yên, đánh
dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Từ 2016 đến 2019: Thành lập và thâu tóm các công ty thép, tôn, lấn sân sang
nhiều lĩnh vực khác.

1
Tháng 12 - 2020: Tập đoàn Hoà Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra
đời 05 Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Hoà Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh
nghiệp Việt Nam được ban hành. Đến nay tập đoàn đã phát triển vững mạnh với hệ
thống sản xuất với hàng chục nhà máy, mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn
quốc cùng với hơn 30.000 CBCNV, quy mô hoạt động trải rộng trên khắp cả nước và
có văn phòng đại diện tại Singapore và Australia.

1.3. Cơ cấu tổ chức

Như đã đề cập ở trên, tập đoàn Hoà Phát có 05 tổng công ty hoạt động trên
những lĩnh vực khác nhau và tạo thành “hệ sinh thái” công nghiệp vững mạnh.

Tổng công ty Gang Thép: Những công ty trực thuộc tổng công ty gang thép đóng
vai trò đầu tàu giúp sản lượng gang thép tăng trưởng vượt bậc, tiêu biểu như: Công ty
TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên, Công ty CP thép Hoà Phát Hải Dương,...

Tổng công ty Sản phẩm Thép: Các sản phẩm thép như ống thép Hoà Phát, tôn
Hoà Phát,… gắn liền với những công trình nhà ở, đường xá, trường học,… Đó đều là
những sản phẩm đã tạo nên thương hiệu triệu đô như hiện nay, đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong sự thành công của toàn Tập đoàn.

Tổng công ty Nông Nghiệp: Hiện tại lĩnh vực nông nghiệp có tỷ trọng đóng góp
lớn thứ 2 về doanh thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn, chỉ sau lĩnh vực thép.

Tổng công ty Bất Động Sản: Đây cũng là một mảng lĩnh vực hoạt động đầy tiềm
năng và dự đoán tương lai sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn.

Tổng công ty Điện máy Gia dụng; Là thành viên được thành lập được thành lập
cuối cùng trong 5 tổng công ty và được đặt mục tiêu sớm trở thành nhà sản xuất hàng
điện lạnh, gia dụng số 1 tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu, vươn mình
tới các thị trường khó tính nhất trên thế giới.

2
2. Phân tích lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoà Phát

2.1. Lĩnh vực hoạt động chính

Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép xây dựng là lĩnh vực sản xuất cốt lõi
chiếm tỷ trọng gần 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.

2.2. Mục tiêu hoạt động

“Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó
Thép là lĩnh vực cốt lõi” chính là tầm nhìn mà Tập đoàn Hoà Phát đã đề ra.

Song song là sứ mệnh cung cấp những sản phẩm dẫn đầu về chất lượng và góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng với triết lý kinh doanh “Hoà hợp cùng phát triển”, Hoà Phát dành ngân
sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với cộng đồng. Hoà Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin
tưởng với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.

2.3. Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động

2.3.1. Thực trạng thị trường công ty đang hoạt động

Trên trường quốc tế

Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô toàn cầu trong
tháng 11/2023 đã tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3,2% so với tháng
trước, xuống còn 145,5 triệu tấn. Lũy kế tháng 11/2023 vừa qua, sản lượng thép thô ở
châu Á đạt 104,8 triệu tấn, tăng 2,2% so 11 tháng năm 2023, sản lượng thép thô thế
giới đạt 1,71 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ 2022.

3
Sản Lượng Thép Thô 11/2023
12 4.5
10.6
10 8.9
3.5
8
6 4.8 2.5

4 3.5
1.5
1.8
2
0.5
0
EU Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Phi Trung Đông
EU Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Phi Trung Đông
-0.5
Triệu tấn % 3.2 3.1 -0.5 3.1 4

Nguồn: WorldSteel.

Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cập nhật về Triển vọng ngắn hạn cho năm
2023 và 2024. Năm 2024, nhu cầu thép dự kiến tăng 1,9% đạt 1.849,1 triệu tấn. Chủ
tịch Ủy ban Kinh tế Worldsteel cho biết, nhu cầu thép đang chịu tác động của lạm
phát và lãi suất cao.

Từ nửa cuối năm 2022, cả đầu tư và tiêu dùng trong các ngành và khu vực sử
dụng thép đều đã suy yếu. Tình hình tiếp tục kéo dài sang năm 2023, đặc biệt có ảnh
hưởng tới Mỹ và EU. Xét đến tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt, nhu
cầu thép sẽ phục hồi được kỳ vọng, nhưng sẽ chậm ở các nền kinh tế tiên tiến. Ngược
lại, những nền kinh tế mới nổi lại được đánh giá có thể tăng trưởng nhanh hơn, trong
đó châu Á vẫn duy trì được khả năng phục hồi.

4
Năm 2023 bắt đầu với xu hướng tăng giá giá nguyên liệu sản xuất thép, trong khi
giá thép thành phẩm bấp bênh với những khoảng thời gian giảm giá kéo dài, phủ bóng
đen lên lợi nhuận của các nhà máy thép. Bên cạnh đó, sự mở cửa trở lại của Trung
Quốc, hay sự bùng nổ trong giai đoạn xây dựng phát triển tại Ấn Độ, những thị trường
sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu trên thế giới đang khiến nguồn cung quặng sắt, than
cốc, thép phế liệu từ các nước cung ứng chính như Trung Quốc, Úc và Brazil cạnh
tranh hơn, kéo theo đà tăng của giá.

Trung Quốc – quốc gia có nhu cầu cao về cả sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu
thế giới lại đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, khả năng sẽ gây thêm biến động.
Triển vọng năm 2024 của quốc gia này vẫn chưa chắc chắn tuỳ thuộc vào định hướng
chính sách nhằm giải quyết những khó khăn kinh tế hiện tại. Sự suy thoái trên thị
trường bất động sản kéo dài đến năm 2023 đang đè nặng lên nền kinh tế, khiến nền
kinh tế Trung Quốc chậm lại một cách bất ngờ. Hầu hết các ngành sử dụng thép đều
có dấu hiệu suy yếu kể từ quý II/2023. Các chỉ số bất động sản chính như doanh số
bán đất, doanh số bán nhà và số lượng khởi công xây dựng mới tiếp tục giảm trong
năm 2023. Sự sụt giảm số lượng khởi công mới trong giai đoạn 2021-2022 đã kìm
hãm hoạt động xây dựng và sẽ tiếp tục kìm hãm nhu cầu thép năm 2024.

Đối với các nền kinh tế phát triển, nhu cầu thép có mức giảm nhẹ hơn trong năm
2023 so với năm 2022, trong đó châu Âu đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc thắt
chặt tiền tệ và chi phí năng lượng cao. Những xung đột và bất ổn trong khu vực như
Nga và Ukraine, Israel và Palestine,… cũng có thể góp phần làm tăng giá dầu và rủi ro
suy thoái. Một thách thức lớn với ngành thép chính là giá các mặt hàng rời bao gồm
nguyên liệu thô để sản xuất thép vẫn ở mức cao do lạm phát. Dẫu vậy trong năm
2024, sự phục hồi kỹ thuật được dự đoán có khả năng sẽ khiến nhu cầu thép tăng
trưởng 2,8%.

Ảnh hưởng đối với ngành thép ở Việt Nam

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, từ đầu quý 2/2022 đến nay, nhu cầu
tiêu thụ vẫn yếu, giá nguyên liệu biến động khó lường khiến các nhà máy thép tại Việt
Nam như Hoà Phát, Formosa, Tisco đã dừng hoạt động của một số lò cao, số khác
phải giãn kế hoạch sản xuất.

5
Trước rào cản về triển vọng tiêu thụ toàn cầu, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam
năm 2022 liên tục gặp khó. Tính đến giữa tháng 9/2022, nước ta đã xuất khẩu hơn 6.1
triệu tấn sắt thép, giảm hơn 30% so với cùng kỳ 2021. Riêng trong tháng 8/2022,
lượng sắt thép xuất khẩu giảm khoảng 66% so với cùng thời điểm năm 2021. Trong
khi đó, nhập khẩu duy trì sự ổn định khi giai đoạn từ đầu năm 2022 đến ngày 15/9 chỉ
giảm nhẹ 8,5% so với năm trước. Điều này cho thấy rằng, ngành thép trong nước đang
từng bước nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào thế giới, tuy nhiên bài toán về tiêu thụ toàn
cầu đang thực sự là một vấn đề nan giải cho hoạt động xuất khẩu vốn đem lại giá trị
kinh tế cao.

Ngành thép Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội từ trong những thách thức

Mặc dù khó khăn vẫn là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn ẩn
chứa nhiều hơn những cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Về hoạt động thương mại quốc tế, theo MXV (Mercantile Exchange of
VietNam), trong bối cảnh ngành thép tại khu vực EU đang phải đối diện với loạt rủi ro
từ cuộc khủng hoảng năng lượng khiến cho nhiều nhà máy cắt giảm sản lượng và
đứng trước tình trạng đóng cửa, Việt Nam có thể tận dụng thời cơ nhằm thúc đẩy xuất
khẩu đối với thị trường tiềm năng này. Trong 8 tháng năm 2022, lượng sắt thép xuất
khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ 2021,
tuy nhiên, lượng xuất khẩu sang EU đã tăng nhẹ 0,8% và con số còn tăng trong giai
đoạn quý IV.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh thép Việt Nam, đặc biệt là thép xây dựng cũng
rộng mở hơn trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép nhằm hướng tới mục
tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon.

2.3.2. Quy mô thị trường công ty đang hoạt động tại Việt Nam

Năm 2023 đã trôi qua với dấu ấn tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, là nỗ lực rất
lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn hậu Covid-19 và những xung
đột căng thẳng ở nhiều khu vực, giúp nền kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

6
Tuy nhiên, do ảnh hưởng sụt giảm của thị trường thép toàn cầu, suy thoái kinh tế
và lạm phát của các thị trường thép lớn như EU, Mỹ,… thị trường bất động sản trầm
lắng kể từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thì thị trường thép trong nước 2023 lại gặp
nhiều khó khăn, thử thách. Năm 2023 cũng là năm mà các chính sách của Việt Nam
để hiện thực hoá cam kết đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 năm 2050 tại
COP26 (Conference of the Parties) đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai rộng rãi trong
cộng đồng các doanh nghiệp, trong đó có ngành thép về phát triển xanh, kinh tế tuần
hoàn, chuyển đổi số, và là động lực thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang hướng hiện
đại hóa. Từ ngày 7/2/2023, các nhà sản xuất thép lớn trong nước đã thông báo tăng giá
bán thép các loại. Đây là lần tăng giá thứ 4 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng, với
mức tăng thêm từ 300.000 - 380.000 đồng/tấn tùy doanh nghiệp, lên khoảng 15,5 –
16,5 triệu đồng/tấn. Các doanh nghiệp sản xuất vẫn sẽ cần linh hoạt thích ứng với biến
động giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thép, phục vụ cho lĩnh vực xây dựng
chiếm 6,6% GDP của đất nước. Giá thép ở thời điểm hiện tại đang ghi nhận đà tăng
giá trở lại, song chủ yếu do mức tăng của giá nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới, mà
chưa thực sự xuất phát từ lực đẩy nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, điểm sáng kinh tế đặc biệt mang tính hỗ trợ lớn đối với các doanh
nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng là chính sách thúc đẩy đầu tư công, củng cố
đà tăng trưởng của Chính phủ. Nhiều dự án quan trọng quốc gia liên vùng được thực
hiện, các chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA
có sức lan tỏa, mở ra cơ hội cho tiêu thụ sắt thép, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội. Biến động tỷ giá đang được kiểm soát chặt chẽ, là yếu tố
góp phần ổn định giá nguyên vật liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất.

2.3.3. Địa bàn hoạt động của Tập đoàn Hoà Phát

Với 8,5 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thép thô của Hoà Phát tăng 28 lần so với
năm 2003, đưa Hoà Phát thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Theo công bố
của Worldsteel 2022 thì thép Hoà Phát tương đương vị trí trong Top 50 nhà sản xuất
thép lớn nhất thế giới.

7
2001 2016 03/2017 01/2021

Triển khai Nhà Lần đầu tiên Dự án Khu liên Dự án hoàn


máy Đầu Tiên vượt qua Tổng hợp sản xuất thành
trong lĩnh vực Công ty Thép gang thép Hoà Năng lực sản
thép xây dựng Việt Nam Phát Dung xuất thép thô
Vươn lên dẫn Quất (Quảng đã vượt qua
đầu thị trường Ngãi) để tăng Formosa Hà
thép xây dựng trưởng trong Tĩnh
với sản lượng dài hạn Trở thành nhà
1,8 triệu tấn, sản xuất thép
thị phần 22% lớn nhất Việt
Nam cũng như
khu vực Đông
Nam Á (hơn
35% thị phần)

Hoà Phát từng bước mở rộng địa bàn hoạt động – Nhóm tổng hợp.

3. Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ
và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai

3.1. Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá hoạt động của Tập đoàn Hoà
Phát giai đoạn 2021-2023

Trong phần phân tích dưới đây, các số liệu và các chỉ số sẽ được tính toán theo
đơn vị triệu VNĐ, được cập nhập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
và Bảng cân đối kế toán hợp nhất của tập đoàn Hoà Phát trong 03 năm 2021, 2022 và
2023. Bởi vì Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn và tài sản ở một thời điểm nhất
định, còn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở một thời kỳ kinh doanh, trường hợp
này là 01 năm. Cho nên về tính thời đoạn giữa hai bản báo cáo trên, nhóm tác giả
quyết định dùng phương pháp hiệu chỉnh cho Bảng cân đối kế toán bằng cách lấy
trung bình đầu kỳ và cuối kỳ của các đề mục tài sản và nguồn vốn để tính toán.

Đồng thời ngoài hai bản báo cáo trên, nhóm cũng tham khảo dữ liệu từ nhiều
nguồn uy tín khác như Worldsteel, Cafef, Vietnambiz,…

8
Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tập đoàn Hoà Phát giai đoạn 2021 – 2023.
Nhóm tổng hợp.

9
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoà Phát

giai đoạn 2021 – 2023. Nhóm tổng hợp.

Tỷ số thanh toán hiện thời

Tài sản lưu động


Tỷ số thanh toán hiệnthời=
Nợ ngắn hạn

Theo công thức, ta có:

94 , 154 , 860
Năm 2021, Tỷ số thanh toán hiện thời = = 1.28
73 , 459 , 316

10
80 , 514 , 711
Năm 2022, Tỷ số thanh toán hiện thời = = 1.29
62 ,385 , 393

82 ,716 , 439
Năm 2023, Tỷ số thanh toán hiện thời = = 1.16
71 ,513 , 493

Từ kết quả tính toán trên, nhìn chung trong ba năm, tỷ số thanh toán hiện thời
của Công ty Cổ phần Hòa Phát vẫn duy trì ở mức trên 1. Điều này cho thấy rằng công
ty có khả năng thanh khoản tốt, sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, và là một
danh nghiệp lành mạnh điển hình.

Năm 2021, tỷ số thanh khoản đạt 1.28 xấp xỉ năm 2022, nhưng hiệu quả hoạt
động lại không cao so với năm 2022. Lí do là bởi khi theo dõi bảng cân đối kế toán, dễ
nhận thấy lượng tiền mặt nhàn rỗi năm 2021 xấp xỉ gấp 3 lần so với năm 2022
(22,471,376 triệu VNĐ năm 2021 và 8,324,589 triệu VNĐ năm 2022), việc này có
khả năng cho thấy việc sử dụng tiền mặt trong năm 2021 của công ty chưa được hiệu
quả. Hoặc cũng có thể do giai đoạn 2021 là khoảng thời gian bị ảnh hưởng mạnh mẽ
của đại dịch Covid-19, khiến cho Hoà Phát phải tăng vay dài hạn để huy động tiền,
dẫn đến tác động ngắn hạn là gia tăng tiền mặt từ số tiền phát hành, hoặc cũng có thể
do nền kinh tế bị đình trệ dẫn đến những hoạt động đầu tư cho các dự án cũng bị
ngưng trệ. Tuy nhiên đây cũng còn là kết quả của tác động đến từ nhiều loại giao dịch
khác ví dụ như hàng tồn kho,... sẽ được phân tích ở phía dưới.

Còn từ năm 2022 đến năm 2023, tỷ số thanh toán hiện thời giảm từ 1.29 xuống
1.16. Điều này có thể thấy rõ khi nợ ngắn hạn của công ty tăng trở lại, từ 62 nghìn tỷ
lên 71 nghìn tỷ. Điều này có thể ảnh hưởng bởi những biến động ngành của thị trường
trong nước và quốc tế, khi mà giá sắt thép, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng trong
năm 2023. Đứng ở góc độ của chủ nợ, đặc biệt là chủ nợ ngắn hạn như nhà cung cấp,
việc giảm tỷ lệ hiện hành này có thể không phải dấu hiệu tốt, nhưng vẫn nằm trong
mức chấp nhận. Còn về phía công ty, tuy tính thanh khoản giảm, nhưng cũng đồng
thời cho thấy việc sử dụng tiền mặt và các tài sản ngắn hạn khác có dấu hiệu hiệu quả
hơn.

Vốn lưu động ròng

Net Working Capital (NWC) = TSLĐ – Nợ ngắn hạn

11
Theo công thức, ta có:

Năm 2021, NWC = 94 ,154 , 860−¿ 73 , 459 , 316 = 20,695,544

Năm 2022, NWC = 80 , 514 , 711−¿ 62 , 385 ,393 = 18,129,318

Năm 2023, NWC = 82 , 716 , 439−¿ 71 ,513 , 493 = 11,202,946

Qua những số liệu tính toán được ở trên, ta có thể thấy vốn lưu động ròng của
Hoà Phát giảm dần qua 3 năm liên tiếp, tuy nhiên vẫn luôn duy trì lớn hơn 0. Chỉ số
NWC dương và đủ lớn, nghĩa là công ty có đủ vốn để chi trả cho các khoản chi tài
chính cần và các khoản đầu tư dự kiến, ví dụ như tiếp tục trả lương cho nhân viên, trả
tiền cho nhà cung cấp và đáp ứng các nghĩa vụ khác (thanh toán lãi vay và thuế), ngay
cả khi doanh nghiệp đang gặp thách thức về dòng tiền. Dòng vốn lưu động thuần giúp
doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ tăng trưởng cho kinh doanh mà không lo lắng phát
sinh thêm nợ.

Như những số liệu mà nhóm nghiên cứu đã có được, thì NWC mặc dù giảm dần
qua 3 năm, nhưng cũng phải nhận định rằng chỉ số NWC không phải lúc nào cao cũng
là điều tốt. Nếu chỉ số này quá cao, cũng có nghĩa là doanh nghiệp có sự dư thừa hàng
tồn kho hoặc chưa có kế hoạch đầu tư lượng vốn còn dư của mình. Cho nên theo quan
điểm của nhóm tác giả, NWC của Hoà Phát giảm nhưng vẫn dương cũng cho thấy
việc sử dụng tiền mặt và các tài sản ngắn hạn khác có hiệu quả hơn, giống như đã kết
luận với tỷ số thanh toán hiện thời.

Tỷ số thanh toán nhanh

Tài sảnlưu động−Tồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh=
Nợ ngắn hạn

Theo công thức, ta có;

94,154,860−42,134,494
Năm 2021, Tỷ số thanh toán nhanh = = 0.71
73 , 459 , 316

80,514,711−34,491,111
Năm 2022, Tỷ số thanh toán nhanh = = 0.74
62 ,385 , 393

12
82,716,439−34,504,487
Năm 2023, Tỷ số thanh toán nhanh = = 0.67
71 ,513 , 493

Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá khả năng
thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp mà không tính đến tồn kho. Trên thực tế,
hàng tồn kho có tính thanh khoản không quá cao, phải mất chi phí và thời gian tiêu thụ
mới có thể chuyển thành tiền. Trong khi đó, tỷ số thanh toán nhanh của CTCP Hòa
Phát trong cả 3 năm 2021, 2022 và 2023 đều nhỏ hơn một. Điều này cho biết tỷ trọng
hàng tồn kho của doanh nghiệp là chiếm khá lớn, và nếu hàng tồn kho của công ty ứ
đọng thì công ty có thể sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi
trả” khi các chủ nợ cùng đòi tiền một lúc với các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên điều
này thường hiếm khi xảy ra, bởi thực tế đều đã có hợp đồng thoả thuân và trả nợ theo
lộ trình thống nhất trước giữa hai bên.

Dẫu vậy đối với doanh nghiệp sản xuất và thương mại như Hòa Phát, thì việc
lượng hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao trong tài sản ngắn hạn là một hoạt động tận
dụng nguồn vốn mà công ty sở hữu. Việc tồn kho cao có thể là sự tích lũy sản lượng
ngành cho các biến động dự kiến sắp tới. Như vậy, nói chung tình hình thanh toán
nhanh của doanh nghiệp có thể đánh giá không quá tốt, nhưng tiềm năng doanh
nghiệp tiếp tục hoạt động tốt là vẫn có, và đồng thời công ty nên cải thiện tỷ số này
bằng các biện pháp tích cực hơn trong việc cắt giảm hàng tồn kho.

Vòng quay tồn kho

Giá vốn hàng bán


Vòng quay tồn kho=
Tồnkho bình quân

Theo công thức, ta có:

108,571,380
Năm 2021, Vòng quay tồn kho = = 3.17
34,210,658

365
 Số ngày tồn kho = = 115.14 ngày
3.17

124,645,848
Năm 2022, Vòng quay tồn kho = = 3.25
38,312,803

365
 Số ngày tồn kho = = 112.31 ngày
3.25

13
106,015,187
Năm 2023, Vòng quay tồn kho = = 3.07
34,497,799

365
 Số ngày tồn kho = = 118.89 ngày
3.07

Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu suất quản lý
hàng tồn kho và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đối với Hòa Phát, năm 2021
và năm 2022, vòng quay tồn kho dao động xấp xỉ 3.2, đến năm 2023 lại giảm xuống
còn 3.07, cho thấy doanh nghiệp đang quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả hơn.

Tuy sản phẩm sắt thép sẽ khó bị hư hao trong thời gian dài, nhưng việc bị ứ đọng
lâu sẽ dẫn đến giá trị hàng tồn kho bị giảm xuống. Hàng tồn kho luân chuyển chậm,
ảnh hưởng trực tiếp, tức thì tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời như
đã phân tích ở trên, hàng tồn kho cũng là một loại tài sản mà việc chuyển đổi thành
tiền cần có một khoảng thời gian nhất định, do đó, nếu việc ứ đọng hàng tồn kho diễn
ra trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng giảm mạnh khả năng thanh khoản.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi mà hệ số thanh khoản của Hòa Phát năm 2023
giảm rõ rệt so với 2 năm trước đó. Và cuối cùng, nếu so sánh trong vòng 13 năm trở
lại đây, thì lượng hàng tồn kho của Hoà Phát có xu hướng tăng chóng mặt từ sau khi
đại dịch Covid-19 lan rộng. Nếu lúc trước chỉ dao động ở khoảng 6 - 8 nghìn tỷ đồng,
thì 5 năm trở lại đây đã tăng đến 35 - 40 nghìn tỷ đồng, tương đương gấp 5 - 6 lần. Và
như khi phân tích chỉ số NWC, quả thực đây cũng là một dấu hiệu cho thấy Hoà Phát
đang có sự dư thừa hàng tồn kho.

Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu ròng


Vòng quay khoản phải thu=
Bình quân giá trị khoản phải thu

Theo công thức, ta có:

149,679,790
Năm 2021, Vòng quay khoản phải thu = = 21.71
6,893,736

365
 Kỳ thu tiền bình quân = = 16.81 nggày
21.71

141,409,274
Năm 2022, Vòng quay khoản phải thu = = 16.11
8,777,776

14
365
 Kỳ thu tiền bình quân = = 22.66 ngày
16.11

118,953,028
Năm 2023, Vòng quay khoản phải thu = = 11.55
10,297,503

365
 Kỳ thu tiền bình quân = = 31.6 ngày
11.55

Tỷ số vòng quay khoản phải thu cho biết hiệu quả quản lý khoản phải thu của
doanh nghiệp, mất bao nhiêu ngày để có thể thu hồi được khoản phải thu. Vòng quay
khoản phải thu của Hòa Phát giảm dần từ năm 2021 đến năm 2023, ngược lại thì kỳ
thu tiền bình quân tăng lên. Điều này chứng tỏ thời gian thu hồi nợ của công ty ngày
càng lâu hơn và công ty đang nới lỏng trong việc quy động vốn về. Hệ số vòng quay
khoản phải thu giảm mạnh qua từng năm và đặc biệt là 11.55 vào năm 2023 cũng là
yếu tố góp phần làm giảm hệ số thanh khoản của công ty giảm vào cùng năm này.

Tuy nhiên tỷ số vòng quay khoản phải thu không có ngưỡng cố định bao nhiêu là
tốt hay xấu, mà còn phải đem so sánh với ngành nói chung. Khi so với những “ông
lớn” khác trong ngành nói chung trong năm 2023, thì hiện tại vòng quay khoản phải
thu của Hoà Phát đang ở mức trung bình, khi mà của TISCO là 16.9, của VNSteel là
9.1, của Pomina là 7.44, của Thép Nam Kim là 10.8, của Hoa Sen là 16.77,… Cho nên
nhìn chung mà nói, vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Hoà Phát ở
mức không quá xấu nhưng cũng không tốt.

Vòng quay tài sản

Doanhthu ròng
Vòng quay tài sản=
Giá trị tổng tài sản bình quân

Theo công thức, ta có:

149,679,790
Năm 2021, Vòng quay tài sản = = 0.97
154,873,928

141,409,274
Năm 2022, Vòng quay khoản phải thu = = 0.81
174,285,972

118,953,028
Năm 2023, Vòng quay khoản phải thu = = 0.66
179,059,055

15
Tỷ số vòng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung nhưng
không phân biệt đó là tài sản lưu động hay cố định. Tỷ số này cho biết mỗi đồng chi
mua tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Theo kết quả tính toán
như trên, ta tỷ số này giảm dần qua 03 năm, cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh
chưa đủ hiệu quả và tỷ suất tạo ra doanh không cao. Nói cách khác, các tài sản mà
Hòa Phát đầu tư chưa thực sự tạo ra nhiều doanh thu, chưa có nhiều thúc đẩy để mang
lại dòng tiền cho công ty. Không riêng tỷ số vòng quay tài sản, tỷ số vòng quay tồn
kho và vòng quay khoản phải thu cũng đã phản ánh tình hình kinh doanh thực sự chưa
quá hiệu quả của công ty Hòa Phát trong năm 2023.

Tỷ số nợ (D/A)

Tổng nợ phải trả


Tỷ số nợ= x 100
Tổng tài sản

Theo đó, ta có:

87 455 797
Năm 2021, Tỷ số nợ= =49.07 %
178 236 422

74 222 582
Năm 2022, Tỷ số nợ= =43.57 %
170 335 522

84 946 167
Năm 2023, Tỷ số nợ= =45.24 %
187 782 587

Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài
trợ cho tổng tài sản. Từ phần tính toán ở trên có thể thấy, phần Nợ thường chiếm
khoảng 45% trong tổng nguồn vốn của Hoà Phát, cụ thể là 49%, 44%, và 45% lần lượt
trong ba năm 2021, 2022, và 2023. Nhìn chung, tỷ số nợ so với tài sản đối với các
doanh nghiệp thường ở khoảng từ 50 đến 70%. Từ đây kết luận tỷ số nợ của HPG hiện
đang nằm dưới mức trên, có nghĩa là công ty hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản.
Mặt tích cực của việc này là cho thấy sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp tương đối
tốt, khả năng thanh toán nợ dễ dàng, và khả năng còn được vay nợ cao như những gì
đã phân tích ở chỉ số NWC. Tuy nhiên mặt trái là công ty không tận dụng được lợi thế
của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

16
Xu hướng tỷ số nợ của HPG đang giảm dần qua từng năm, điều này cho thấy
công ty đang không muốn chịu nhiều rủi ro cho việc sử dụng nợ, vì các yếu tố vĩ mô
như suy thoái kinh tế, xung đột ầm ĩ giữa các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đang
diễn biến phức tạp. Có thể thấy đây là một chiến lược khôn ngoan của các nhà quản lý
HPG, dự báo năm 2024 tới đây tỷ số này vẫn tiếp tục giảm do năm nay được các
chuyên gia kinh tế học dự báo là năm chịu thiệt hại nặng nề nhất sau đại dịch.

Không dừng lại ở các tỷ số, ta còn quan tâm đến các con số nợ và tài sản. Năm
2023 tổng số nợ của Hoà Phát gần như tương tự như năm 2021, nhưng tỷ số giảm từ
49% còn 45%, đây là dấu hiệu rất đáng mừng. Có thể lý giải được bằng việc Hoà Phát
đã và đang đầu tư nhiều vào các loại tài sản cố định, mở rộng quy mô kinh doanh, nổi
bật là sự kiện xây dựng, mở rộng nhà máy sản xuất tại Dung Quất, cũng như dự án
Dung Quất 2 trị giá 85.000 tỷ đồng.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Tổng nợ phải trả


Tỷ số nợ= x 100
Vốn CSH

Theo đó, ta có:

87 455 797
Năm 2021, Tỷ số nợ so với VCSH = =96.34 %
90 780 626

74 222582
Năm 2022, Tỷ số nợ so với VCSH = =77.22 %
96 112 940

84 946 167
Năm 2023, Tỷ số nợ so với VCSH = =82.60 %
102836 419

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp
so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này thấp hơn 100% nghĩa là doanh
nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Trung
bình, các doanh nghiệp thường có tỷ số này lớn hơn 1, đây được xem là mức trung
bình, không quá rủi ro. Nhưng nếu tỷ số này lớn hơn 2, thì đây là một tín hiệu đáng
báo động, công ty đang sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính. Từ trước những năm 2020,
tỷ số này của HPG có lúc trên 1, và công ty đã giảm dần việc sử dụng đòn bẩy, luôn
duy trì ở mức dưới 1 cho đến thời điểm hiện tại. Cũng như đã trình bày ở trên, vì lo

17
ngại các biến động vĩ mô, các nhà quản lý cũng chủ động giảm thiểu việc sử dụng đòn
bẩy. Vốn chủ sở hữu của công ty cũng đang tăng trưởng đều đặn qua hàng năm, đây là
tín hiệu đáng mừng, lợi nhuận giữ lại vẫn tăng trưởng qua hàng năm.

Tỷ số khả năng trả lãi (TIE)

EBIT
Tỷ số khả năng trả lãi(TIE)=
Chi phí lãi vay

Theo đó, ta có:

37 008 443
Năm 2021, TIE= =14.66
2 522823

9 794 031
Năm 2022, TIE= =3.18
3 083 638

7 792729
Năm 2023, TIE= =2.13
3585 078

Để đánh giá khả năng trả lãi dài hạn của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng
trả lãi (TIE). Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) sẽ lấy từ mục lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh trong “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”. TIE cho biết
mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá
xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi hay không. Khả năng trả lãi của doanh nghiệp
cao hay thấp nói chung còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ
của công ty.

TIE của CTCP Tập đoàn Hoà Phát năm 2023 là 2.13, tức là doanh nghiệp tạo ra
lợi nhuận trước thuế gấp 2.13 lần chi phí lãi vay; các con số này vào năm 2022 và
2021 lần lượt là 3.18 lần và 14.66 lần. Như vậy, cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty
lại có đến hơn 2 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để
thanh toán. Có thể nói khả năng trả lãi của công ty khá tốt. Các chỉ số của HPG trong
vòng 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng sử dụng lợi
nhuận để trả lãi vay. Tuy nhiên cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự biến động lớn qua
từng năm, từ 14.66 tại năm 2021 đột ngột giảm xuống chỉ còn hơn 2.13 ở thời điểm
hiện tại. Có thể lý giải rằng năm 2021 nguồn cung bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-
19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nguồn cung ít đi đã làm cho giá thép tăng

18
lên, chi phí vẫn vậy, từ đó doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo. Đến năm 2023,
nguồn cung đã dần được ổn định, sản xuất kinh doanh được khôi phục, nhưng thị
trường nhìn chung vẫn khá ảm đạm, có thời điểm giá thép giảm sâu nhất trong vòng
10 năm trở lại, khiến cho doanh thu và lợi nhuận của Thép Hoà Phát cũng giảm theo.

Biên lợi nhuận (PM)

Lợi tức ròng


Biên lợinhuận= x 100
Doanh thu ròng

Theo đó, ta có:

34 520 955
Năm 2021, Biên lợinhuận= =23.06 %
149 479789

8 444 429
Năm 2022, Biên lợinhuận= =5.97 %
141 409 274

6 800 388
Năm 2023, Biên lợinhuận= =5.65 %
120 355 232

Biên lợi nhuận (PM) phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Biên lợi nhuận của Hoà Phát rơi vào khoảng 23% vào năm 2021, đột ngột
giảm xuống 5.97% vào năm 2022, và tiếp tục duy trì đà giảm xuống chỉ còn 5.65%
vào năm 2023. Để giải thích được tại sao biên lợi nhuận biến động như vậy, chúng ta
xem xét đến giá thị trường của mặt hàng thép, là mặt hàng kinh doanh chính của công
ty trong năm 2022 và năm 2023 đã tiếp tục giảm sâu sau khi đạt đỉnh vào năm 2021.
Còn để khẳng định tỷ số này là cao hay thấp, còn cần phải so sánh với bình quân
ngành bởi PM phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành.

Tỷ số sức sinh lợi căn bản (BEP)

EBIT
Tỷ số sức sinh lợicăn bản= x 100
Bình quân tổng tài sản

Theo đó, ta có:

37 008 443
Năm 2021, BEP= =23.89 %
154 873 928

9794 031
Năm 2022, BEP= =5.62%
174 285 972

19
7 650 763
Năm 2023, BEP= =4.27 %
178 059 055

Sức sinh lợi căn bản (BEP) đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp
khi không tính đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tương tự như khi tính
TIE, EBIT cũng được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong năm 2021,
cứ 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra được 23.89 đồng lợi nhuận trước thuế và
lãi vay; đến năm 2022 là 5.62 đồng và 4.27 đồng vào năm 2023. BEP cũng như PM,
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành, ví dụ dịch vụ, thương mại,... thì tỷ số này
thường rất cao, trong khi các ngành như sản xuất công nghiệp lại thường rất thấp. Do
đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc doanh nghiệp
trong cùng một ngành.

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on assets - ROA)
Lãi ròng sau thuế
ROA ¿ x100
Tổngtài sản bình quân
Theo đó ta có:
34 520 955
Năm 2021, ROA ¿ = 22,29%
154 873 928
8 444 429
Năm 2022, ROA ¿ = 4,85%
174 285 972
6 800 388
Năm 2023, ROA ¿ = 3,80%
179 032054

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh
lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản của công ty. Nếu tỷ số này cao thì cũng chứng tỏ công
ty đang quản lý và sử dụng tối ưu nguồn lực tài sản của mình. Nhưng theo những số
liệu đã tính toán được thì ROA của Hoà Phát đang giảm mạnh, điều này có thể là do
những biến động bất ổn của nền kinh tế nói chung, cũng như tình hình giá nguyên vật
liệu đang tăng cao trong hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, cũng như tỷ số sức sinh lợi
căn bản, ROA cũng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm
của ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh thêm
với bình quân ngành hoặc so sánh với một vài doanh nghiệp cùng ngành.

Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (Return on common equity - ROE)

20
Lãi ròng sau thuế
ROE ¿ x100
Vốncổ đông bình quân

Theo đó ta có:
34 520 995
Năm 2021, ROE ¿ = 46,03%
75 000 206
8 444 429
Năm 2022, ROE ¿ = 9,04%
93 446 783
6 800 388
Năm 2023, ROE ¿ = 6,84%
99 474 455

Dưới góc nhìn của cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE), giúp đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần
phổ thông. Năm 2021 là 46.03 đồng, sau đó giảm mạnh vào năm 2022 với 9.04 đồng
và tiếp tục giảm vào năm 2023 chỉ còn 6.84 đồng trên 100 đồng vốn cổ đông. Cũng
như tỷ số ROA, ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác
cần so sánh thêm với bình quân ngành.

Mức thu lợi trên một cổ phiếu (EPS)

Lãi ròng sau thuế


EPS ¿
Số cổ phiếuthường đang lưu hành

Theo đó ta có:
34 520 995 000 000
Năm 2021, EPS ¿ = 7 717 đồng; tăng trưởng 0%
4 472922 706
8 444 429 000 000
Năm 2022, EPS ¿ = 1 452 đồng; tăng trưởng -81,19%
5 814 785 700
6 800 388 000 000
Năm 2023, EPS ¿ = 1 169 đồng; tăng trưởng -19,50%
5 817 075 740

Tỷ số EPS là chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong
EPS, LRST của doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm, tương ứng với đó là giá thị
trường của cổ phiếu vào ngày giao dịch cuối cùng của năm và số lượng cổ phiếu đang
lưu hành cùng thời điểm. Tỷ số EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời
kỳ. Trong năm 2021, tỷ số EPS ở mức cao và sau đó giảm sâu, thậm chí tăng trưởng
âm vào năm 2022, ở mức -81.19% và tiếp tục giảm nhẹ -19,5% vào năm 2023 so với

21
năm 2022. Do giai đoạn này giá thị trường thép biến động không ngừng và cần phục
hồi sau đại dịch Covid-19, vì vậy chỉ số EPS của công ty cũng biến động theo.

Tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu (P/E)

Thị giá cổ phiếu


P/E ¿
Lợi nhuận của một cổ phiếu( EPS)

Theo đó ta có:
46 400
Năm 2021, P/E ¿ = 6.01
7 717
18 000
Năm 2022, P/E ¿ = 12.39
1 452
27 940
Năm 2023, P/E ¿ = 29.90
1 169

Tỷ số P/E giúp đánh giá kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công
ty, cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của
công ty. Trong P/E, ta lấy giá thị trường của cổ phiếu vào ngày giao dịch cuối cùng
của năm và số lượng cổ phiếu đang lưu hành cùng thời điểm. Năm 2021, nhà đầu tư
sẵn sàng bỏ ra 6.01 đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty; vào năm 2022 là
12.39 đồng và năm 2023 tăng cao lên đến 29.90 đồng. Các tỷ số này rất cao, một lần
nữa khẳng định sự kỳ vọng và đánh giá cao của thị trường đối với triển vọng tương lai
của Hoà Phát.

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)

Giá trị thị trường của một cổ phiếu


P/B¿
Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Vốn chủ sở hữu−Tài sản vô hình


Giá trị sổ sách của một cổ phiếu ¿
Tổng số lượng cổ phiếuđang lưu hành
Theo đó ta có:
98 075 483 000 000
Năm 2021, giá trị sổ sách của một cổ phiếu¿ = 21 926 đồng
4 472922 706
46 400
 P/B ¿ = 2.12
21 926
96 112 940 000 000
Năm 2022, giá trị sổ sách của một cổ phiếu ¿ = 16 529 đồng
5 814 785 700

22
18 000
 P/B ¿ = 1.09
16 529
102836 419 000 000
Năm 2023, giá trị sổ sách của một cổ phiếu ¿ = 17 678 đồng
5 817 075 740
27 940
 P/B¿ = 1.58
17 678

Tỷ số P/B phản ánh đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.
Giá trị thị trường tính bằng cách lấy giá cổ phiếu vào ngày giao dịch cuối cùng của
năm đó. Còn giá trị sổ sách dùng vốn cổ phần của công ty chia cho khối lượng cổ
phiếu đang lưu hành. P/B của HPG đạt đỉnh vào năm 2021 với 2.12 lần và giảm sâu
vào năm 2022, chỉ còn 1.09 lần so với giá trị sổ sách và bắt đầu tăng lại vào năm 2023
với giá trị 1.58. Biến động lớn như vậy là do đà tăng của thị trường đạt đỉnh vào năm
2021 với chỉ số VN-Index đạt 1500 và chạm đáy vào năm 2022 với chỉ số VN-Index
có lúc ở mức 950-1000 và tăng lại vào năm 2023 với phiên giao dịch cuối cùng của
tháng 12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm. Dù thị trường chứng khoán có
biến động lớn nhưng cổ phiếu HPG luôn nằm trong top đầu cổ phiếu có khối lượng
giao dịch nhiều nhất.

Nhìn chung nếu tỷ số P/B càng cao thì càng rủi ro với nhà đầu tư. Thời điểm
2021 là thời kỳ Covid-19 đang lan rộng mạnh mẽ nên khá rủi ro cho nhà đầu tư, sau
đó thị trường ổn định hơn vào năm 2022, cuối cùng lại tăng trở lại vào năm 2023 như
đã phân tích ở trên.

23
3.2. Phân tích theo thời gian - xu hướng 2021, 2022, 2023

Xu hướng biến động của các hạng mục trong Bảng cân đối kế toán của

Tập đoàn Hoà Phát – Nhóm tổng hợp.

Về phần tài sản, tiền và các khoản tương đương tiền là một khoản cực kỳ quan
trọng trong danh mục tài sản vì tính thanh khoản cao của nó. Từ số liệu ở trên cho
thấy HPG đã giảm rất sâu tích trữ tiền mặt vào năm 2022, sau đó mới dần tăng trở lại
vào năm 2023. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy sự sụt giảm tiền chủ yếu đến
từ khoản mục cho vay của công ty, xu hướng của mục các khoản đầu tư tài chính cũng
thể hiện điều đó. Xu hướng hàng tồn kho của Hoà Phát dù vẫn còn cao, nhưng cũng đã

24
giảm vào năm 2022 và duy trì mức ổn định đó suốt năm 2023. Mặc dù giống như đã
phân tích ở những phần trước, đây có thể đánh giá vẫn chưa phải là mức tồn kho tối
ưu như những năm trước đại dịch Covid-19, thế nhưng việc giảm tỷ lệ tồn kho và duy
trì ổn định được trong tình hình tồn tại nhiều khó khăn như hiện nay cũng là một điểm
khả quan của Hoà Phát. Do bản thân Hoà Phát là công ty sản xuất chủ yếu nên mục tài
sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phần tài sản và có xu hướng tăng trong 3
năm liên tiếp, điều này cho thấy công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng sản xuất kinh
doanh, cũng như trang thiết bị, nhà xưởng.

Về phần nguồn vốn, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm nhanh vào năm 2022, tuy
nhiên qua năm 2023 con số này đã tăng trở lại. Nhóm tác giả cho rằng có lẽ công ty ít
bị chịu áp lực bởi các khoản nợ đến hạn, hoặc cũng có thể là do công ty dự đoán năm
2022 đầy rủi ro nên quyết định giảm sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngược lại với nợ, vốn
chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng nhanh và bền vững. Điều này cũng có thể
giải thích do CTCP Tập đoàn Hoà Phát là công ty có uy tín trên thị trường thép cũng
như thị trường chứng khoán, nên việc huy động vốn khá dễ dàng với họ.

Nhìn chung thì tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn đã giảm nhẹ vào năm 2022
và tăng trưởng trở lại vào năm 2023, có lẽ công ty đã thành công trải qua hai năm
2022, 2023 đầy biến động.

25
Xu hướng biến động của các hạng mục trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của Tập đoàn Hoà Phát – Nhóm tổng hợp.

Doanh thu năm 2021 của tập đoàn Hòa Phát là 150.865 tỷ, năm 2022 là 142.770
tỷ giảm 5.37% so với năm 2021, và năm 2023 giảm tiếp 14.85% còn 120.355 tỷ.
Doanh thu của toàn Tập đoàn 2021 ở mức cao có thể do là kết quả của các chiến lược
kinh doanh hiệu quả từ trước đó tác động đến. Sau đó thì sụt giảm chủ yếu do ngành
thép giảm 76% lợi nhuận và nông nghiệp giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ. Hiện
nay, 95% doanh thu lợi nhuận của Hòa Phát đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép.
Năm 2023 là một năm ghi nhận một giảm sút đáng kể, nó chỉ ra rằng tập đoàn đang
đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn trong môi trường kinh doanh, ngoài các yếu

26
tố ngoại cảnh thì cũng phản ánh các vấn đề nội bộ như chiến lược kinh doanh chưa
hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của tập đoàn Hòa Phát là 34.520 tỷ, năm 2022 là
8.444 tỷ chỉ bằng 24% của năm 2021, và vào năm 2023 giảm tiếp 4.67% chỉ còn
19.7% so với năm 2021. Những yếu tố chính làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh
doanh của Hòa Phát trong năm 2022 gồm: ngành bất động sản đột ngột đảo chiều vào
giữa quý 2 và trầm lắng đến hết năm làm sụt giảm mạnh cả cầu và giá thép xây dựng.
Giá than luyện cốc lên cao gấp 3 lần thông thường vào tháng 3 và tháng 5-2022, duy
trì mức giá cao hơn 1,5 lần năm 2021 cho đến hết năm làm biên lợi nhuận gộp của
Hòa Phát giảm từ 27% còn 12%. Giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đảo chiều
hạ sâu vào cuối năm, cũng như lãi suất ngân hàng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm.

Xu hướng của doanh thu trong năm 2022 là giảm so với 2021 và tiếp tục giảm
vào năm 2023, tuy nhiên thì giá vốn hàng bán lại không thể hiện quan hệ đồng biến
như vậy, nó tăng cao trong năm 2022 và giảm xuống vào năm 2023. Giá vốn hàng bán
năm 2021 của tập đoàn Hòa Phát là 108.571 tỷ, năm 2022 là 124.645 tỷ tăng gần 15%
so với năm 2021, và đó cũng là một trong các yếu tố khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân chính có thể là do sự tăng giá nguyên liệu hoặc các chi phí sản xuất
cũng tăng cao hơn. Điều này có thể là kết quả của các yếu tố ngoại cảnh như tăng giá
nguyên liệu, xung đột Nga – Ukraine xảy ra, và sự biến động của đồng đô la. Về phần
các vấn đề nội bộ thì do tăng chi phí lao động hoặc chi phí sản xuất do tình hình hậu
Covid-19 nhiều khó khăn.

Năm 2023, giá vốn hàng bán đã quay đầu giảm so với 2022. Nguyên nhân của sự
giảm này có thể là kết quả của các biện pháp tiết kiệm chi phí hoặc các biện pháp
quản lý hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất. Từ đây thấy, lợi nhuận
sau thuế và lợi nhuận gộp của công ty giảm rất sâu vào năm 2022 và 2023 vì doanh
thu giảm mà giá vốn hàng bán tăng như đã phân tích.

Chi phí tài chính của HPG tăng mạnh vào năm 2022, từ 3.731 tỷ đồng năm 2021
lên 7.026 tỷ đồng năm 2022, tăng 88,31%. Mức tăng chi phí tài chính tăng cao trong
khi mức tăng doanh thu và lợi nhuận của HPG âm trong cùng giai đoạn. Một trong
những nguyên nhân là do lãi suất ngân hàng tăng cao trong giai đoạn này đã góp

27
phần làm tăng chi phí tài chính của HPG. Ghi nhận được lãi suất nửa đầu năm 2022
trung bình rơi vào khoảng 6 - 8%, sau đó nửa 6 tháng cuối năng tiếp tục tăng mạnh,
đến tháng 11/2022 và tháng 12/2022 nhiều ngân hàng công bố mức lãi suất ở mức 9 –
10%. Trong đó cao nhất là ngân hàng NCB với 12.25%/năm, xếp sau là Saigonbank
với mức 10.5%/năm và còn nhiều ngân hàng khác ở mức trên 9%. Cùng với đó bối
cảnh kinh doanh lại đang cạnh tranh cao, cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 càng
khiến chi phí tài chính tăng cao.

Chi phí bán hàng của HPG từ năm 2021 – 2022 tăng 25,74% tuy nhiên đến năm
2023 thì lại giảm 8% so với 2021. Chi phí bán hàng tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến
lợi nhuận của HPG. Nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng về chi phí bán hàng của
HPG là do mở rộng xưởng sản xuất, tăng chi phí nguyên vật liệu,… Đối với chi phí
quản lý doanh nghiệp của HPG có mức độ giảm 23% vào năm 2022 và có tăng trưởng
lại vào năm 2023. Nguyên nhân việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự với
việc tăng chi phí bán hàng là do mở rộng hệ thống sản xuất, tăng chi phí nhân viên,
chi phí mặt bằng, và tại thời điểm này cũng xảy ra dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc
kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn chung thì ba năm 2021, 2022 và 2023 công ty đã chịu ảnh hưởng nặng từ
nền kinh tế cũng như biến động của thế giới và khu vực, nhưng mọi thứ vẫn trong
phạm vi kiểm soát được, có tiềm năng cho sự phát triển của các năm tới.

3.3. Phân tích so với ngành

So sánh các chỉ số của HPG so với bình quân ngành. Nhóm tổng hợp.

28
Tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán hiện hành của Hoà Phát ở mức 1.16 như đã phân tích ở trên là
khá tốt, vì giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ để đảm bảo thanh toán cho các
khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu như đặt bên chỉ số bình quân của ngành là 1.41 ta
sẽ thấy con số này vẫn còn khá thấp.

Tỷ số thanh toán nhanh của Hoà Phát ở mức 0.67, nhỉnh hơn so với bình quân
ngành là 0.61. Đối với ngành thép là ngành sản xuất, thì hàng tồn kho luôn chiếm một
phần lớn trong danh mục tài sản. Chính vì thế chỉ số thanh toán nhanh thường sẽ khá
thấp. Tuy nhiên, nếu xét so với bình quân ngành thì mức chỉ số thanh toán nhanh của
Hoà Phát năm 2023 là khá khả quan.

Tuy tỷ số thanh toán hiện hành của Hoà Phát thấp hơn so với bình quân ngành
nhưng chỉ số thanh toán nhanh lại duy trì được ở mức ổn định. Điều này cho thấy mức
tồn kho của Hoà Phát đang thấp hơn so với tồn khi trung bình ngành. Lý do có thể vì
số liệu bình quân ngành đang tính ở thời điểm hiện tại, khi mà nhu cầu thép sụt giảm
vì thị trường bất động sản gặp khó, những biến động lớn ảnh hưởng xấu đến thị
trường xây dựng, cũng như áp lực từ các nền kinh tế lớn, các cuộc xung đột leo thang
ở nhiều khu vực trên thế giới đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó
khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng.

Tỷ số quản trị nợ

Tổng nợ/VCSH 2023 của Hoà phát vào khoảng 82.6%, thấp hơn so với bình
quân ngành thép hiện đang là 96%. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn với
ngành thép khi lạm phát tăng cao và các ngành công nghiệp sử dụng thép đang có xu
hướng tăng trưởng chậm lại. Chính vì thế tập đoàn đã hạn chế sử dụng đòn bẩy tài
chính để giảm thiểu rủi ro.

Tỷ số sinh lời

Biên lợi nhuận của Hoà Phát 2023 là 5.65% khi mà bình quân ngành hiện tại ghi
nhận mức lãi ròng - 0.94%. Từ đây có thể nhận xét trong năm 2023 Hoà Phát vẫn
đang hoạt động sinh lời so với ngành thép hiện tại. Tuy còn khá thấp, tuy nhiên như
những khó khăn đã phân tích ở trên thì đây đã được coi là khả quan so với ngành.

29
Nguyên nhân khiến bình quân ngành thép hiện tại ghi nhận mức lãi ròng âm là do biến
động giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng, tuy nhiên nhu cầu thép suy giảm làm cho
bức tranh ngành thép trở nên ảm đạm.

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE) của Hoà Phát lần lượt là 3.8% và 6.84%, thấp hơn nhiều với ngành thép hiện
tại là 14% và 33%. Con số có sự chênh lệch lớn như vậy có thể lý giải rằng những
công ty vừa và nhỏ thường có bộ máy vận hành không quá cồng kềnh, vì vậy các chỉ
số thu lợi thường ở mức cao so với các tập đoàn khổng lồ như Hoà Phát. Qua so sánh
các chỉ số ROA, ROE với trung bình ngành thì thể hiện Hoà Phát đang có tỷ suất sinh
lợi kém hơn nhiều so với trung bình ngành. Tuy nhiên, việc tính tỷ số trung bình
ngành bằng phương pháp trung bình cộng có thể sẽ gây sai lệch nhiều. Như đã đề cập
ở trên, các công ty nhỏ hơn thường có bộ máy ít cồng kềnh hơn, chi phí hoạt động
thấp hơn, dẫn đến suất sinh lợi sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, để có được cái nhìn rõ nét
nhất, khi tính trung bình ngành, cần phải áp dụng công thức trung bình có trọng số.

Tỷ số giá trị thị trường

Tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E) năm 2023 của Hoà Phát là 29.9, cao hơn rất nhiều
bình quân ngành hiện tại đang là 4.52. Đây là chỉ số để đánh giá kỳ vọng sinh lời của
thị trường vào công ty, hay nói cách khác là thị trường sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để đổi
lấy 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó nhìn chung kết luận được thị trường
đang kỳ vọng rất lớn vào CTCP Hoà Phát. Thực tế thì như đã đề cập ở những phần
trước, cổ phiếu Hoà Phát luôn là một trong những cổ phiếu có khối lượng giao dịch
lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Thống kê được khối lượng giao dịch của Hoà
Phát chiếm hơn 80% khối lượng giao dịch của ngành thép nói chung.

Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) của Hoà Phát là 1.58, cao hơn so
với bình quân thị trường là 1.11. Tỷ số P/B của ngành thép và Hoà Phát nhìn chung đã
tăng lại trong năm 2023, sau khi giá trị thị trường của các công ty thép và ngành bất
động sản lao dốc đáng kể vào năm 2022. Những biến cố của ngành chứng khoán và
thị trường bất động sản cũng làm các nhà đầu tư có tâm lí dè chừng hơn, khiến nhóm
chỉ số này của Tập Đoàn Hoà Phát nói riêng và ngành thép nói chung trở nên rủi ro
hơn.

30
3.4. Tình hình ngành thép và Hoà Phát trong giai đoạn COVID-19

Giai đoạn năm 2020 và 2021, thị trường thép toàn cầu chịu ảnh hưởng lớn từ đại
dịch COVID-19 khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi các lệnh giãn cách xã hội.
Sản lượng thép thô tại 64 nước trên thế giới sụt giảm mạnh, sau đó bắt đầu phục hồi
trở lại nửa cuối 2021. Trung Quốc, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran là số ít những nước
có sản lượng cao và tiếp tục tăng trưởng trong 10 tháng đầu năm 2020.

Năm 2020, ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận những con số khả quan trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Lũy kế trong cả năm 2020, Việt Nam sản xuất được
17,219 triệu tấn thép thô, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Bán hàng đạt
16,984,915 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ 2019. Trong đó xuất khẩu đạt 3.236.794 tấn,
tăng gấp 3,55 lần so với cùng kỳ 2019.

31
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn
tuột mất cả tỷ USD vì dịch bệnh, thì sắt thép là ngành sản xuất có tốc độ phục hồi
mạnh nhất. Xuất khẩu sắt thép tăng ngay từ quý 1/2021 và tiếp tục khởi sắc trong
những tháng tiếp theo. Năm tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thép đạt gần 4,9 triệu tấn,
tương đương 3,6 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia, trong đó thị trường xuất khẩu chính là
ASEAN, EU, Mỹ và Trung Quốc. Tới hết tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu thép
tăng lên gần 9,7 triệu tấn, tương đương gần 8,7 tỷ USD. Sau 11 tháng, tổng lượng xuất
khẩu sắt thép các loại của cả nước là 12,2 triệu tấn, trị giá đạt 10,84 tỷ USD, tăng
36,8% về lượng và tăng mạnh 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả
này, mặt hàng sắt thép chính thức gia nhập vào Câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu có
trị giá trên 10 tỷ USD.

Kết thúc quý I/2020, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh khá khả
quan trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cụ thể, doanh thu trong kỳ đạt
19.450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.305 tỷ đồng, tăng tương ứng 28% và 27%
so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường xuất khẩu phôi thép chính của Hòa Phát là
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Đồng thời, ống thép Hòa Phát tiếp tục xuất
khẩu tới nhiều nước trên thế giới với sản lượng tăng đột biến, gấp 2,8 lần so với cùng

32
kỳ năm 2019. Trong đó, riêng sản lượng xuất khẩu của tháng 3/2020 vượt cả lượng
xuất khẩu của 2 tháng đầu năm. Đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh Covid-19,
giá thép cán nóng (HRC) sụt giảm mạnh, nhu cầu thị trường giảm nhiều.

3.5. Đánh giá tiềm năng tăng trưởng và định hướng của Tập đoàn trong
tương lai

Tuy rằng những năm gần đây vô cùng khó khăn vì tình hình dịch bệnh, hậu
Covid-19, lạm phát, cũng như những xung đột leo thang tại các khu vực trọng yếu trên
thế giới. Thế nhưng, giống như những gì nhóm tác giả đã thu thập được và phân tích ở
trên thì Tập đoàn Hoà Phát vẫn có tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong tương lai.

Đầu tiên, tổ chức uy tín Worldsteel đã phát biểu về triển trong ngắn hạn năm
2024, nhu cầu thép tăng 1,9%, đạt 1.849,1 triệu tấn dù đang phải chịu tác động của
lạm phát và lãi suất cao. Ngoài ra, người ta cũng dự báo rằng sự phục hồi kỹ thuật có
khả năng sẽ khiến nhu cầu thép tăng trưởng trở lại trong năm 2024 đến 2.8%.

Thứ hai, về phần tiềm lực trong nước. Hiện tại nhà nước Việt Nam ta có những
chính sách vô cùng thiết thực để giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất như chính sách về
thuế, chính sách thúc đẩy đầu tư công, những dự án sử dụng vốn ODA,… nhằm củng
cố sự tăng trưởng dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ.

Và cuối cùng những cũng không kém phần quan trọng đó là về phần chính Tập
đoàn Hoà Phát. Suốt hơn 30 năm hoạt động, với nền tảng tài chính vững vàng, ổn
định, Hoà Phát vẫn tự tin tiến bước cùng dự án Dung Quất 2 trị giá hơn 3 tỷ USD sau
thành công vang dội của dự án Dung Quất. Tập đoàn đặt mục tiêu giữ vững thị phần
số 1 trong tiêu thụ thép xây dựng và ống thép, đồng thời tối ưu các lĩnh vực hoạt động,
nâng tầm quy mô, vị thế và mang những đóng góp tích cực đến công tác an sinh xã
hội.

Vừa qua, Hoà Phát đã thông báo nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ đồng
trong năm 2023 – giảm 19% so với năm 2022 và là mức thấp nhất trong vòng 3 năm
trở lại đây. Lợi nhuân năm 2023 đạt 85% kế hoạch và giảm so với cùng kỳ 2022, chủ
yếu là do lĩnh vực kinh doanh thép của tập đoàn giảm 22% lợi nhuận so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, đây không chỉ là tình hình riêng của một doanh nghiệp nào cả, khi mà nền

33
kinh tế cũng như chính trị toàn cầu cũng đang lao đao trước những biến động không
mấy tích cực.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch 07/02/2024, HPG của CTCP
Tập đoàn Hoà Phát tăng 0.36%, đạt 28.150 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch sáng
12/03/2024, cổ phiếu HPG đứng tại mức 30.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 9% so với
thị giá hồi đầu năm - ở mức 27.450 đồng/cổ phiếu. Và trong phiên giao dịch ngày
12/04 vừa qua, cổ phiếu HPG ở mức 29.950 đồng/cổ phiếu. HPG được đánh giá thời
gian qua liên tục đi lên, có chuỗi tăng khá dài. Tại thời điểm cuối tháng 3/2023, Hoà
Phát ghi nhân 179.108 cổ đông, tăng khoảng 20.000 cổ đông so với năm 2022. Điều
này khiến HPG được ưu ái mệnh danh là cổ phiếu “quốc dân”.

Theo Chủ tịch HĐQT ông Trần Đình Long, kết thúc quý I/2024, Hoà Phát đạt
31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.869 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đại hội cổ đông của
tập đoàn Hoà Phát diễn ra vào ngày 11/04/2023 đã thông qua mục tiêu đạt mức doanh
thu 2024 là 140.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ông Long đánh
giá, tình hình quý đầu tiên năm 2024 là tương đối tốt, tập đoàn đã tăng sản lượng bán
hàng so với cùng kỳ, đồng thời cũng sử dụng hết nguyên nhiên liệu tồn kho giá cao,
chưa bao giờ Hoà Phát có lượng tồn khi xuống thấp như bây giờ. Từ đây nhóm tác giả
nhận định, Hoà Phát đang từng bước giải quyết được bài toán lượng tồn kho tăng cao
đỉnh điểm như đã đề cập ở những phần phân tích trên.

Trong tầm nhìn dài hạn, sau khi hoàn thành dự án tỷ đô Dung Quất 2, Hoà Phát
dự tính sản lượng thép sẽ đạt 14 triệu tấn, vượt bậc lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn
nhất thế giới vào năm 2025. Tập đoàn ưu tiên quản trị tốt lượng hàng tồn kho, theo sát
diễn biến giá nguyên liệu đang tăng cao trên thị trường, đồng thời có các chính sách
hợp lý và linh hoạt để kịp thời thích ứng trước những thay đổi trong nước và thế giới.

Ban lãnh đạo tập đoàn cũng cho hay, Hoà Phát hiện đang nghiên cứu sản xuất
tôn silic – sản phẩm chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được, với mục đích
cho ra sản phẩm thép dùng trong mô tơ điện và làm từ gốc. Bên cạnh đó, HPG cũng
đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng cho đấu thầu dự án đường sắt cao tốc
Bắc – Nam, tiến vào làm thép đường ray cường độ cao.

34
Nhìn chung, nhóm tác giả đánh giá tiềm năng của Tập đoàn Hoà Phát sẽ không
ngừng phát triển, vươn tầm khu vực và tiến xa trên trường quốc tế. Định hướng kiên
định trở thành tập đoàn công nghiệp lớn mạnh trong ngành thép cửa Hoà Phát được
những chiến lược rõ ràng dẫn đường, dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng đó
cũng có thể coi là tiền đề tốt để dẫn đến thành công vượt trội.

4. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) là viết tắt của "Weighted Average
Cost of Capital" (Tổng chi phí vốn trọng lượng trung bình). Chỉ số này thường được
sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một dự án hoặc đầu tư cụ thể, được tính
toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Bao gồm các loại vốn:
cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu, nợ vay và các khoản nợ dài hạn khác.

WACC thường được sử dụng làm mức độ tham chiếu để đánh giá lợi ích của
một dự án hay đầu tư so với mức trả vốn tối thiểu mà công ty phải đạt được để hợp lý.
Điều này giúp quyết định liệu một dự án hay đầu tư cụ thể có sinh lợi hơn mức trả vốn
tối thiểu hay không.

Công thức chung để tính WACC là:

E D
WACC = x ℜ+ x Rd x (1−Tc)
V V

Trong đó:

 E là giá trị thị trường của vốn cổ phần (Equity).


 V = E + D là giá trị thị trường tổng cộng của cả vốn cổ phần và vốn vay (Total
capital).
 Re là chi phí vốn chủ sở hữu (Cost of equity).
 D là giá trị thị trường của vốn vay (Debt).
 Rd là chi phí sử dụng vốn vay (Cost of debt).
 T là thuế suất (Tax rate).

Tính toán các thành phần công thức:

35
Nợ vay cuối năm 2023 (D) = Nợ vay ngắn hạn + Nợ vay dài hạn = 84,946,167
triệu đồng.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta có:

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2023 (E) = 102,836,419 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn V = 84,946,167 + 102,836,419 = 187,782,586 triệu đồng.

Từ đó ta tính được:

D
Tỷ trọng của vốn vay dài hạn trong cấu trúc vốn = 45,24%
V

E
Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong trong cấu trúc vốn = 54,76%
V

Năm 2023

Đơn vị tiền tệ: Triệu VNĐ Tỉ trọng %

Nợ phải trả 84,946,167 45.24%

Vốn chủ sở hữu 102,836,419 54.76%

Tổng nguồn vốn 187,782,586 100.00%

Tổng nguồn vốn và tỷ trọng thành phần của Tập đoàn Hoà Phát

thời điểm cuối năm 2023 – Nhóm tổng hợp.

Chi phí vốn chủ sở hữu

Công thức:

Re (CAPM) = Rrf + ß (Rm - Rrf)

Trong đó:

 Rrf = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = 2.3%


 Rm = Tỷ suất sinh lợi thị trường
 Rrf - Rm = Phần bù rủi ro = 9.57%
 ß: Hệ số đo lường mức độ rủi ro; ß = 1.39

36
Nguồn: Định giá cổ phiếu HPG theo mô hình FCFF quý 4/2023 – Trung tâm phân
tích CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI).

Theo công thức, ta tính được;

Re = 2.3% + 1.39 x 9.57% = 15.61%

Chi phí sử dụng vốn vay

Ta có công thức:

Chi phí lãi vay


Rd=
Vốn vay bình quân

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Chi phí lãi vay năm 2023 = 3,585,078

Vay đầu kỳ+ Vay cuối kỳ


Vốn vay bình quân = = 79,584,375
2

Suy ra: Rd = 4.5%

Như vậy, chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) cần tìm:

WACC = 54.76% x 15.61% + 45.24% x 4.5% x (1 - 13.8%) = 10.3%

Vậy có thể kết luận rằng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của Tập đoàn
Hoà Phát là 10.3% tính tại năm 2023. Trung bình, công ty phải trả 10.3% để có nguồn
tài chính cho các hoạt động của mình. Nếu một dự án hoặc đầu tư có tỉ suất lợi nhuận
cao hơn so với WACC, nó có thể được coi là một lựa chọn hấp dẫn cho công ty.

37
5. Định giá công ty, định giá cổ phiếu

5.1. Định giá công ty

Định giá công ty là công việc quan trọng và cần thiết. Đó là quá trình xác định
giá trị tài sản của công ty và thường được thực hiện với mục đích mua bán cổ phần,
sáp nhập, đầu tư hoặc bảo hiểm. Việc định giá công ty giúp các nhà đầu tư, ngân hàng
và các bên liên quan hiểu rõ giá trị thực của công ty để ra quyết định kinh doanh và
đầu tư chính xác. Mặt khác định giá công ty còn giúp chủ sở hữu chủ động trong
những tình huống bất ngờ, đưa ra quyết định nhanh chóng và giành được nhiều phần
lợi ích nhất.

Định giá theo cấu trúc nguồn vốn

Định giá thị trường theo cấu trúc nguồn vốn, tức là dựa trên cấu trúc thị trường.
Cách đơn giản nhất để xác định giá trị thị trường của công ty là tính toán vốn hóa thị
trường của công ty đó, con số này đại diện cho tổng giá trị của tất cả cổ phần đang lưu
hành. Trong đó:

 E: Giá trị thị trường của cổ phần thường = số cổ phiếu đang lưu hành x
giá bán 01 cổ phiếu thường.
 P: Giá thị trường của vốn cổ phần ưu đãi = số cổ phiếu ưu đãi đang lưu
hành x giá bán 01 cổ phiếu ưu đãi.
 D: Giá thị trường vốn vay = số trái phiếu phát hành x giá bán một trái
phiếu.

Tuy nhiên, hiện tại Tập đoàn Hòa Phát chỉ đang lưu hành cổ phiếu thường và
không lưu hành cổ phiếu ưu đãi hay phát hành trái phiếu. Chính vì vậy, giá trị thị
trường vốn ưu đãi và giá trị thị trường vốn vay bằng 0.

Suy ra, định giá Hòa Phát = E + P + D = 5,814,785,700 x 29,450 =


171,245,440,000,000 VNĐ (hơn 171 nghìn tỷ VNĐ).

Trong đó, số cổ phiếu niêm yết sàn chứng khoán và giá thị trường vào ngày
05/04/2024 trên trang Cafef.

38
Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF)

Trong đó:

 V: giá trị doanh nghiệp (bao gồm giá trị của chủ nợ và chủ sở hữu)
 FCFFt: dòng tiền thuần của doanh nghiệp năm t
 WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần trong năm 2023 của Hoà Phát:

FCFF = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) * (1 – Thuế thu nhập
doanh nghiệp) – Chi đầu tư mới vào Tài sản cố định + Khấu hao – Thay đổi
Vốn lưu động.

Trong đó:

 EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay

= 7,792,728,743,173 + 3,585,077,683,881 = 11,377,806,427,054 (VNĐ)

 Chi đầu tư mới vào TSCĐ = ∆Tài sản cố định + ∆Tài sản dở dang
dài hạn +∆ Đầu tư tài chính dài hạn + ∆ Tài sản dài hạn khác +
Khấu hao năm 2022 = 20,964,987,503,804 (VNĐ)
 Khấu hao năm 2022 = 6,710,857,070,051 (VNĐ)
 Thay đổi Vốn lưu động = Vốn lưu động cuối kỳ - Vốn lưu động đầu kỳ

= ∆ Tài sản ngắn hạn - ∆ Nợ phải trả ngắn hạn

= 2,201,728,318,587 - 9,128,100,095,048

= -6,926,371,776,461 (VNĐ)

Thuế thu nhập doanh nghiệp = 13.8%

39
Vậy dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là 2,479,910,482,829 (VNĐ)

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp (WACC) là 10.3%

Từ đây, tính toán được Giá trị doanh nghiệp là:

2,479,910,482,829
¿ =¿ 2,248,332,260,044 (VNĐ)
1+10.3 %

Vậy giá trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vào năm 2023 được định
giá xấp xỉ khoảng 2.2 nghìn tỷ đồng.

5.2. Định giá cổ phiếu

Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong
thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định
đầu tư liên quan. Để định giá cổ phiếu Hòa Phát thì dưới đây một số phương pháp mà
nhóm tác giả đã tìm hiểu và sử dụng.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Giá cổ phiếu = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x Hệ số giá/thu nhập = EPS x P/E

Trong đó:

 P: Giá thị trường của mỗi cổ phần tại thời điểm định giá
 E: Thu nhập trên mỗi cổ phần hay còn gọi là EPS.

EPS cơ bản (nghìn đồng): 1.18

EPS pha loãng (nghìn đồng): 1.18

P/E khoảng 25.05

Suy ra Giá cổ phiếu = EPS x P/E ≈ 1.18 x 25.05 ≈ 29.559 (nghìn đồng)

(Theo báo cáo Cafef.hpg ngày 5/4/2024)

40
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S

P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.

Trong đó:

 P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
 S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu

Ta có: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
và P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần.

Suy ra: Giá cổ phiếu = Tổng vốn hóa thị trường/ Số lượng cổ phiếu phát hành.

KLCP đang niêm yết: 5,814,785,700 (cổ phiếu)

KLCP đang phát hành: 5,814,785,700 (cổ phiếu)

Vốn hóa thị trường : 171,245,440,000,000 (đồng)

171,245,440,000,000
Giá cổ phiếu ¿ ≈ 29,450 đồng/ cổ phiếu (Theo báo cáo Cafef
5,814,785,700
cập nhật ngày 5/4/2024).

41
KẾT LUẬN
Hoà Phát không chỉ được người ta biết đến với danh xưng là một tập đoàn kinh
tế tư nhân đa ngành nghề lớn mạnh, mà còn được đánh giá cao bởi sự mạnh dạn trong
đầu tư sản xuất, cũng như xây dựng và phát triển các mặt hàng mới. Bất kỳ một tổ
chức vững mạnh nào đều không thể thiếu đi sự đoàn kết to lớn của toàn thể ban lãnh
đạo Tập đoàn cũng như tất cả thành viên trong Tập đoàn, Hoà Phát cũng vậy. Ngoài
ra, kinh nghiệm điều hành nhạy bén và linh hoạt cũng là một nhân tố quan trọng mang
lại sự thành công vượt trội cho Tập đoàn Hoà Phát như ngày hôm nay.

Qua phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát trong
03 năm liên tiếp 2021, 2022 và 2023, nhóm nghiên cứu nhận định tình hình tài chính
của công ty khá ổn định. Tuy rằng tỷ suất sinh lợi tăng giảm là không đều qua các
năm nhưng so với ngành thép hiện tại, công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Từ đây có
thể thấy rõ những biến động trong cơ cấu nguồn vốn cũng như tài sản từ các hoạt động
sản xuất đem lại.

Mặc dù như nhóm nghiên cứu đã phân tích và đánh giá ở trên, đại dịch COVID-
19 và hậu COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng, nhưng Tập đoàn Hoà Phát về cơ bản là vẫn tiếp tục phát triển,
khôi phục lại mạnh mẽ. Do vậy, có thể nói rằng Hoà Phát đã có những phương án kinh
doanh khá tốt dù ở trong điều kiện khó khăn. Các khoản chi phí đã được giảm đáng
kể. Thêm vào đó, công ty cũng quản lý khá tốt dòng tiền vào và ra, đảm bảo các khoản
nợ ngắn hạn ngân hàng, từ ấy giảm được chi phí tài chính. Tuy nhiên vẫn có một vài
những biến động không khả quan, nguyên nhân đến từ cả yếu tố khách quan và chủ
quan. Sản phẩm của công ty đang gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các
liên doanh, công ty nước ngoài về chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra giá
nguyên vật liệu đầu vào hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm ảnh hưởng khá
nhiều đến lợi nhuận của công ty. Sự biến động trên thị trường tài chính cũng khiến
công ty không thể tránh khỏi ít nhiều bị ảnh hưởng.

Việc đánh giá, phân tích báo cáo tài chính thường xuyên sẽ giúp cung cấp những
thông tin hữu cho các chủ doanh nghiệp (nhà đầu tư), chủ nợ và các đối tượng sử dụng

42
khác thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như xác định chính xác được các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố, từ đó đưa ra những phán đoán rủi ro hay những triển vọng có thể phát triển trong
tương lai.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] CPA VIỆT NAM. (08/02/2022). Các phương pháp định giá cổ phiếu. Truy
cập lần cuối 09/04/2024, từ: cpavietnam.vn/ContentArticlesDetails/134336-Cac-phuong-phap-
dinh-gia-co-phieu

[2] CafeF. Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HOSE). Truy cập lần cuối
09/04/2024, từ: HPG: CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Hoa Phat Group (HOSE) (cafef.vn)

[3] Hồng Chi. (12/04/2024). Lợi nhuân của Hoà Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng
trong quý I/2024. Truy cập lần cuối 18/04/2024, từ: Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800
tỷ đồng trong quý I/2024 | Thời báo Tài chính Việt Nam (thoibaotaichinhvietnam.vn)

[4] Mạnh Đức. (30/01/2022). “Vượt bão Covid-19”, ngành thép lập “kỳ tích”
xuất khẩu. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: "Vượt bão Covid-19”, ngành thép lập
“kỳ tích” xuất khẩu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

[5] Hiệp Hội Thép Việt Nam. (15/01/2024). Hội thảo tông kết “Thị trường thép
Việt Nam và Công tác hoạt động Hiệp hội năm 2023 – Định hướng 2024”. Truy cập
lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Hội thảo tổng kết “Thị trường Thép Việt Nam và Công tác hoạt
động Hiệp hội năm 2023 – Định hướng 2024” – HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM (vsa.com.vn)

[6] Hồng Hạnh. (29/09/2022). Ngành thép Việt Nam giai đoạn này: Cơ hội hay
thách thức?. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Ngành thép Việt Nam giai đoạn này:
Cơ hội hay thách thức? (cafef.vn)

[7] Kì Lân. (07/02/2024). Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long đóng bao nhiêu
tiền vào ngân sách Nhà nước mỗi năm? Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Hòa
Phát của tỷ phú Trần Đình Long đóng bao nhiêu tiền vào ngân sách Nhà nước mỗi năm?
(nongthonviet.com.vn)

[8] Phương Linh. (20/02/2024). Hàng vạn cổ đông Hoà Phát sắp họp ĐHCĐ
thường niên tại khách sạn 5 sao, thị giá HPG “băng băng” về đỉnh 21 tháng. Truy
cập lần cuối 18/04/2024, từ nguồn: Hàng vạn cổ đông Hòa Phát sắp họp ĐHCĐ thường niên tại
khách sạn 5 sao, thị giá HPG "băng băng" về đỉnh 21 tháng - Hang van co dong Hoa Phat sap hop
DHCD thuong nien tai khach san 5 sao, thi gia HPG "bang bang" ve dinh 21 thang | Tin tức doanh
nghiệp niêm yết | | CafeF.vn

44
[9] Nhật Minh. (10/03/2023). Nghịch lý nhu cầu giảm, giá thép vẫn tăng. Truy
cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Nghịch lý nhu cầu giảm giá thép vẫn tăng (cafef.vn)

[10] Ngọc Mai. (02/01/2023). Nhìn lại một năm lãi suất tiết kiệm “nhảy múa”
bất thường. Truy cập lần cuối 27/04/2024, từ nguồn: Nhìn lại một năm lãi suất tiết kiệm
‘nhảy múa’ bất thường (tienphong.vn)

[11] Hoàng Nam. (03/05/2020). Hoà Phát lặng lẽ tiến trong khó khăn. Truy cập
lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Hòa Phát lặng lẽ tiến trong khó khăn | Tin nhanh chứng khoán
(tinnhanhchungkhoan.vn)

[12] Hoà Phát. (2023). 10 Điểm nhấn của tập đoàn Hoà Phát 2023. Truy cập lần
cuối 09/02/2024, từ nguồn: 10 điểm nhấn của Tập đoàn Hòa Phát 2023 (hoaphat.com.vn)

[13] Hoà Phát. (2022). 10 Điểm nhấn của tập đoàn Hoà Phát 2022. Truy cập lần
cuối 09/02/2024, từ nguồn: Những điểm nhấn của Tập đoàn Hòa Phát 2022 (hoaphat.com.vn)

[14] Hoà Phát. (2018). 10 Sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2017 của Tập đoàn
Hoà Phát. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: 10 sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2017
của Tập đoàn Hòa Phát (hoaphat.com.vn)

[15] Hoà Phát. (2017). 10 Sự kiện, thành tựu nổi bật nhất năm của Tập đoàn
Hoà Phát năm 2016. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: 10 sự kiện, thành tựu nổi
bật nhất của Tập đoàn Hòa Phát năm 2016 (hoaphat.com.vn)

[16] Sắt Thép. (25/12/2023). Giá thép hôm nay 25/12: Sản lượng thép thô toàn
cầu tháng 11/2023 tăng 3.3%. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn: Giá thép hôm
nay 25/12: Sản lượng thép thô toàn cầu tháng 11/2023 tăng 3,3% | Satthep.net

[17] World Steel. (25/01/2024). December 2023 crude steel production and
2023 global crude steel production totals. Truy cập lần cuối 09/02/2024, từ nguồn:
December 2023 crude steel production and 2023 global crude steel production totals -
worldsteel.org

45

You might also like