Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA TOÁN-TIN

Hình học tuyến tính 1


Bài tập Tuần 4

1. Trong R4 hãy viết phương trình của không gian afin con đi qua A(1, 2, 2, 1) và song
song với không gian con F trong mỗi trường hợp sau.

(a) F có phương trình x + y + z = y + z + t = 2.


(b) F có phương trình x + 2y + 3z = 5.
(c) F có phương trình x + y = y + z = z + t = 1.

2. Cho F và G là hai không gian afin con của E có không gian chỉ phương tương ứng
−→
là F và G. Điều kiện cần và đủ để F và G có điểm chung là AB ∈ F + G với mọi
A ∈ F và B ∈ G.

3. Ánh xạ nào sau đây là ánh xạ afin? Giải thích rõ lý do.

(a) f : R2 → R cho bởi (x, y) 7→ x2 − y.


(b) f : R2 → R2 cho bởi (x, y) 7→ (2x + y + 1, x − 2y − 3).
(c) f : R3 → R2 cho bởi (x, y, z) 7→ (x + y + 1, yz − 1).
(d) f là hợp của một phép tịnh tiến và một phép vị tự.

4. Chứng minh rằng hợp của hai ánh xạ afin là một ánh xạ afin. Có nhận xét gì về
mối liên hệ giữa ánh xạ tuyến tính liên kết của ánh xạ afin hợp thành?

5. (a) Chứng minh rằng hợp của hai phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.
(b) Chứng minh rằng hợp của hai phép vị tự có cùng tâm O là một phép vị tự
tâm O.


6. Cho f : E → E là một ánh xạ afin có ánh xạ tuyến tính liên kết là f = idE . Chứng
minh rằng f là một phép tịnh tiến.

7. Khi nào thì ánh xạ afin từ Rn vào Rm trở thành một ánh xạ tuyến tính?

You might also like