Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TỔNG HỢP TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM GIỮA GIÁO VIÊN

VỚI HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
LỚP GIAO TIẾP SƯ PHẠM HỌC KỲ 3, NĂM HỌC 2022-2023

TH1: TH giao tiếp với HS gặp khó khăn trong mối quan hệ với GV/Cán
bộ nhân viên trong nhà trường
Nhóm 12 đưa tình huống, nhóm 1 giải quyết:
Học sinh trung học A gặp khó khăn trong việc giao tiếp với một giáo viên
bướng bỉnh và khó gần. Họ cảm thấy sợ hãi và không dám đặt câu hỏi hoặc nhờ
giúp đỡ khi cần thiết. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, bạn sẽ làm gì để giúp học
sinh này cải thiện quan hệ giao tiếp với giáo viên?
Nhóm 5 đưa tình huống, nhóm 8 giải quyết:
Trong lớp thầy giáo Nam chủ nhiệm có một em học sinh tên là Hùng trước
đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết
học, trong lớp không chú ý nghe giảng và hay hay ngủ gật dẫn đến kết quả học tập
đi xuống và làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp . Sau khi thầy Nam tìm hiểu thì
biết rằng bố mẹ em Hùng mới ly hôn và chuyện này đã làm em rất buồn, bị tổn
thương rất lớn về mặt tinh thần . Khi thầy giáo gọi riêng em ở lại cuối buổi học để
nhắc nhở thì em đã có thái độ không bằng lòng, em trách móc thầy tò mò chuyện
riêng của gia đình mình rồi vùng vằng bỏ về. Thầy Nam đã phải tìm đến tận nhà
học sinh đó để nói chuyện, sau khi bình tĩnh học sinh đó trả lời: “Bố mẹ có thương
em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em
cũng sẽ bỏ học thôi, thầy lo làm gì". Vơi tư cách là giáo viên chủ nhiệm của em
Hùng, thì bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào ?

TH2: TH giao tiếp với HS gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè

Nhóm 11 đưa tình huống, nhóm 2 giải quyết:


Học sinh Sơn lớp 9A của trường THCS Xuân Phương, trong giai đoạn cuối
cấp, cùng với áp lực từ phía gia đình và thành tích học tập, đã khiến học sinh lo
lắng, sợ hãi và tự ti. Từ đó, Sơn đã dành toàn bộ thời gian cho việc học, mà trở nên
ít giao tiếp với bạn bè hơn. Sơn không còn bận tâm tới các mối quan hệ khác xung
quanh mình, dần dần em trở nên khó gần, thu mình lại, không còn chia sẻ với các
bạn nữa.
Là GVCN lớp 9A, bạn cần làm gì để giúp học sinh Sơn trở nên hòa đồng, gần
gũi và giao tiếp nhiều hơn với bạn bè?
Nhóm 4 đưa tình huống, nhóm 9 giải quyết:
Năm học mới bạn được nhà trường phân công làm chủ nhiệm lớp 10 ở một
trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Lớp học có 40 học sinh đến từ nhiều trường
THCS, đa dạng tính cách, đa dạng văn hóa. Sau một thời gian làm công tác chủ
nhiệm, lớp học dần ổn định. Những tưởng mọi việc đều ổn thỏa cho đến một ngày,
H – cô học sinh xinh xắn, dịu dàng, lên gặp cô và xin được chuyển lớp do bị một
nhóm bạn nữ hay nói xấu, “cà khịa” trực tiếp và trên cả các nhóm chat. Là giáo
viên chủ nhiệm trong trường hợp này bạn sẽ làm gì?

TH3: TH giao tiếp với HS gặp khó khăn trong học tập
Nhóm 10 đưa tình huống, nhóm 3 giải quyết:
Trong một lần cô giáo trả sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về
nhà cho bố mẹ xem và ký tên. Nhưng khi cô giáo thu lại sổ liên lạc thì phát hiện
chữ ký trong sổ liên lạc của một em học sinh có chữ kí giả mạo. Nếu bạn là GVCN
lớp đó thì bạn sẽ làm gì?
(Nhận xét: Đây không hẳn là tình huống giao tiếp với HS gặp khó khăn
trong học tập. Nhóm 10 chỉnh sửa lại tình huống nhé)
Nhóm 3 đưa tình huống, nhóm 10 giải quyết:
Bạn A là học sinh ngoan, có kết quả học tập thường xuyên có thành tích tốt.
Nhưng ở kì thi thử THPT Quốc gia vừa rồi, bạn A có điểm kiểm tra môn Toán,
môn Ngữ Văn, môn Tiếng Anh không cao. Là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ làm gì?

TH4: TH giao tiếp với HS mắc các tệ nạn xã hội

Nhóm 2 đưa tình huống, nhóm 11 giải quyết:


Trong giờ dạy, thầy giáo môn Toán phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay
ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. Thầy giáo nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma
túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?
Nhóm 9 đưa tình huống, nhóm 4 giải quyết:
Trong một tiết dạy của mình, thầy giáo phát hiện học sinh A ở cuối lớp có
biểu hiện ngáp vặt, mệt mỏi, không chú ý nghe giảng và tình trạng sức khoẻ thay
đổi rất nhiều như: ánh mắt ngờ nghệch, da xanh xao, gầy gò. Thầy giáo nghi ngờ
học sinh A có thể mắc nghiện chất ma túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này,
bạn có phương án xử lí như thế nào?
(Nhận xét chung về tình huống của nhóm 2 và nhóm 9: Tình huống của 2
nhóm có nội dung tương tự nhau, xét về thời gian thì nhóm 2 nộp trước. Do
vậy, nhóm 9 suy nghĩ đưa ra tình huống khác để không trùng với nhóm bạn
nhé. Gợi ý: Các tình huống về HS có liên quan đến tệ nạn xã hội rất phong
phú, bao gồm: sử dụng chất kích thích; nghiện cờ bạc, game; xem, chia sẻ các
văn hoá phẩm không lành mạnh… (Các em đọc kỹ trong giáo trình trang 161-
166).

TH5: Tình huống giáo viên và cha mẹ học sinh bất đồng quan điểm
Nhóm 8 đưa tình huống, nhóm 5 giải quyết:
Bạn là một giáo viên chủ nhiệm, lớp bạn có một học sinh học kém và thiếu ý
thức kỷ luật, bạn đã tìm gặp gia đình học sinh với mục đích phối hợp nhằm giáo
dục em học sinh này tốt hơn, nhưng phụ huynh của em lại tỏ ý không muốn hợp
tác và nói rằng: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển sang
trường khác hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn sẽ xử lý thế nào trong
trường hợp này?
Nhóm 1 đưa tình huống, nhóm 12 giải quyết:
Bạn là một giáo viên chủ nhiệm, lớp bạn có một học sinh học kém và thiếu ý
thức kỷ luật, bạn đã tìm gặp gia đình học sinh với mục đích phối hợp nhằm giáo
dục em học sinh này tốt hơn, nhưng phụ huynh của em lại tỏ ý không muốn hợp
tác và nói rằng: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển sang
trường khác hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn sẽ xử lý thế nào trong
trường hợp này?
(Nhận xét chung về tình huống của các nhóm 8,1,7: Tình huống của 3
nhóm có nội dung tương tự nhau, đều có thể xếp vào nhóm tình huống giáo
viên và cha mẹ học sinh bất đồng quan điểm hoặc cha mẹ học sinh thiếu tôn
trọng và hợp tác với giáo viên. Tuy nhiên, xét về thời gian nộp tình huống,
nhóm 8 gửi sớm nhất. Do vậy, nhóm 1 và nhóm 7 suy nghĩ đưa ra tình huống
khác để không trùng với nhóm bạn nhé (Nhóm 1 có thể tham khảo trong giáo
trình trang 205-207; Nhóm 7 có thể tham khảo trong giáo trình trang 208,
209).

TH6: Tình huống cha mẹ học sinh thiếu tôn trọng và hợp tác với giáo viên
Nhóm 7 đưa tình huống, nhóm 6 giải quyết:
Trong lớp bạn chủ nhiệm, một học sinh A học rất kém,thường xuyên đi học
muộn, trong giờ học lại hay ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Bạn đã nhắn tin, gọi
điện cho phụ huynh mời đến trường trao đổi nhưng phụ huynh không hồi âm lại.
Bạn quyết định đến gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, nhưng
gia đình em lại nói: “ Cô muốn gì, thích trù con tôi thì cứ trù. Nếu cô không dạy
được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”.
Bạn phải xử lý thế nào?
(Nhận xét chung về tình huống của các nhóm 8,1,7: Tình huống của 3
nhóm có nội dung tương tự nhau, đều có thể xếp vào nhóm tình huống giáo
viên và cha mẹ học sinh bất đồng quan điểm hoặc cha mẹ học sinh thiếu tôn
trọng và hợp tác với giáo viên. Tuy nhiên, xét về thời gian nộp tình huống,
nhóm 8 gửi sớm nhất. Do vậy, nhóm 1 và nhóm 7 suy nghĩ đưa ra tình huống
khác để không trùng với nhóm bạn nhé (Nhóm 1 có thể tham khảo trong giáo
trình trang 205-207; Nhóm 7 có thể tham khảo trong giáo trình trang 208,
209).

TH7: Tình huống cha mẹ học sinh có những đề nghị gây khó xử, tạo áp
lực/sức ép cho GV
Nhóm 6 đưa tình huống, nhóm 7 giải quyết:
Một học sinh thường xuyên mặc trang phục và để tóc không phù hợp tới lớp.
Mặc dù Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã nhắc nhở, cảnh cáo rất nhiều lần
nhưng hs đó vẫn tái phạm. Giáo viên chủ nhiệm đã liên lạc với phụ huynh của học
sinh đó mời gia đình tới gặp mặt, nhắc nhở về hành vi của con. Tuy nhiên bố mẹ
của học sinh đó lại tỏ thái độ khó chịu và cho rằng đó là phong cách sở thích cá
nhân cần được tôn trọng. Gia đình từ chối việc gặp mặt giáo viên và tù chối việc
khuyên bảo học sinh đó. Nếu bạn là giáo viên trong tình huống này, bạn sẽ giải
quyết tình huống như thế nào?
(Nhận xét: Tình huống này chưa thể hiện rõ PHHS có đề nghị gây khó
xử, tạo áp lực/sức ép cho GV. Nhóm 6 có thể chỉnh sửa tình huống theo 2
cách:
1. Giữ nội dung tình huống này, nhưng chỉnh sửa để có chi tiết PHHS đề
nghị gây khó xử, tạo sức ép cho GV, ví dụ: bổ sung thêm câu nói của PHHS từ
chối khuyên bảo con mình và đưa ra một đề nghị vô lý nào đó đối với giáo
viên/nhà trường).
2. Đổi tình huống khác để thể hiện rõ chi tiết PHHS có đề nghị gây khó
xử, tạo áp lực/sức ép cho GV.
Các em đọc kỹ trong giáo trình trang 210-212).

You might also like